Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

HỒ CHÍ MINH LÀ NGƯỜI TRUNG QUỐC?

Hồ Chí Minh là người Trung Quốc?

Lâu nay rận nội, rận ngoại thi nhau đào bới lịch sử Trung Quốc, Việt Nam để chứng minh cho bằng được Hồ Chí Minh là người Trung Quốc, Nguyễn Tất Thành hay Nguyễn Ai Quốc đã bị thủ tiêu với nhân chứng, vật chứng rất là …đâu ra đấy. Mục đích thì ai cũng hiểu, chúng sống chết để tìm chứng cứ chứng minh Trung Quốc thao túng dân tộc Việt Nam biến Việt Nam thành con bài chiến đấu với Mỹ cho Xô – Trung đắc lợi. Thực chất, việc hạ bệ lãnh tụ Hồ Chí Minh cuối cùng cũng chỉ là nhằm chứng minh phủ nhận vai trò của ĐCSVN do Hồ Chí Minh sáng lập ra không phục vụ lợi ích dân tộc, là đảng ngoại bang…

Những năm trước đây, chúng ra sức tung hứng cho một cuốn có tên “Hồ Chí Minh sinh bình khảo” được dịch từ cuốn sách của người Đài Loan nào đó là hậu duệ của họ Hồ (Hồ Tuấn Hùng, giáo viên đại học ở Đài Bắc) viết, nhận Hồ Chí Minh chính là Hồ Tập Chương. Họ viên Trung Quốc cho in, phát hành sách này công khai, viện bào việc có một ông Phạm Quế Dương, nguyên TBT tạp chí gì đó của quân đội đệ hẳn cái đơn đòi Đảng, Chính phủ phải “xác nhận” và “trả lời trước công luận”. BBC, RFA …làm vài bài viết, phóng sự kiểu “Nhận xét về cuốn Hồ Chí Minh sinh bình khảo” (BBC), “Hồ Chí Minh là ai?” (RFA), “Cần làm sáng tỏ các tài liệu Trung Quốc về Hồ Chí Minh” (RFI) … lùa theo tin vịt . Sau đó một số báo chí trong nước công khai các khảo sát về danh xưng, tên gọi của Hồ Chí Minh, một số rận ngoại như Bùi Tín, Vũ Thư Hiên phủ nhận tin vịt lố bịch trên bằng chính mắt thấy tai nghe của họ và cha họ là những thư ký, trợ lý của Hồ Chí Minh, đồng thời trên mạng xuất hiện nhiều bài viết bêu rếu trò lố này, thông tin về Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương tạm thời “chìm xuồng”.

Gần đây, rận lại bắt đầu bu vào thông tin “có thật” trong quá trình hoạt động cách mạng của Người, rằng Hồ Chí Minh là “thiếu tá Hồ Quang”. Dân làm báo làm hẳn bài viết “Thiếu tá Hồ Chí Minh” được lưu hành rộng rãi trên thế giới chống Cộng với khảo sát “bài bản” chứng minh “sự thật lịch sử” mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều khẳng định “Hồ Chí Minh là thiếu tá Hồ Quang”, rằng Hồ Chí Minh “không phải là Nguyễn Tất Thành nhưng giả danh nghĩa của Nguyễn Ái Quốc trong mưu đồ Hán hóa Việt Nam”. Tất nhiên, lần này ông già Phạm Quế Dương lại được đem ra làm “nhân chứng” để bồi đắp cho nghi vấn “Hồ Chí Minh là thiếu tá Hồ Quang” được TQ dựng lên !!!

Sự thực “trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có hơn 30 năm hoạt động ở nước ngoài. Người qua 4 châu lục, 3 đại dương, đặt chân lên gần 30 nước, làm hàng chục nghề khác nhau. Trong điều kiện hoạt động cách mạng bí mật, Người phải thay đổi họ tên rất nhiều lần. Bất kỳ ở đâu, trong hoàn cảnh nào, Người cũng chỉ có một mục đích như chính Người đã từng nói: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo là vì mục đích đó”.

Từ Nguyễn Sinh Cung, đến tên gọi Văn Ba khi xuất dương tìm đường cứu nước, rồi trở thành Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Người đã dùng nhiều tên gọi, bí danh, bút danh khác nhau. Đây là một bằng chứng sinh động nhất về cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi, phong phú của Chủ tịch Hồ Chí Minh – anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.

Mỗi tên gọi, mỗi bí danh Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng phần lớn đều gắn với những sự kiện lịch sử, những bước ngoặt quan trọng trong hành trình cứu nước của Người, trong từng chặng đường của cách mạng Việt Nam đều mang ý nghĩa nhất định. Nhiều bài báo, tác phẩm Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sử dụng bút danh là những tác phẩm lý luận quan trọng, là cẩm nang chỉ đường cho Đảng và nhân dân ta trong mỗi bước đường cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người sáng lập nền báo chí cách mạng Việt Nam và là một nhà báo có một khối lượng bài viết lớn: khoảng 2.000 bài.

Trên cơ sở tài liệu lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, qua một số sách báo công bố, cho đến nay chúng ta mới tập hợp được 174 tên gọi, bí danh và bút danh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng.”

Ngoài tên gọi Hồ Chí Minh (dùng từ 1942), và tên tự Nguyễn Tất Thành, trong cuộc đời mình, Người còn có nhiều tên gọi và bí danh khác như Paul Tất Thành (1912); Nguyễn Ái Quốc, từ 1919); Văn Ba (khi làm phụ bếp trên tàu biển, 1911); Lý Thụy (khi ở Quảng Châu, 1924-), Hồ Quang (1938-40), Vương (Wang) (1925-27, 1940), Tống Văn Sơ (1931-33), Trần (1940) (khi ở Trung Quốc); Chín (khi ở Xiêm La, 1928-30) và được gọi là Thầu (ông cụ) Chín; Lin (khi ở Liên Xô, 1934-38); Chen Vang (trong giấy tờ đi đường từ Pháp sang Liên Xô năm 1923); ông cũng còn được gọi là Bác Hồ, Bok Hồ, Cụ Hồ. Khi ở Việt Bắc ông thường dùng bí danh Thu, Thu Sơn và được người dân địa phương gọi là Ông Ké, Già Thu,. Tổng thống Indonesia Sukarno gọi ông là “Bung Hồ” (Anh Cả Hồ).
Ông dùng 173 bút danh khi viết sách, báo Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn, Nguyễn A.Q, Ng A.Q, Ng. Ái Quốc, N.A.Q, N., Wang, N.K., A.N; P.C. Lin, P.C. Line (1938, Trung Quốc), Line (1938, Trung Quốc), Q.T, Q.TH, Lê Quyết Thắng (1948-50), A.G, X.Y.Z (1947-50), G., Lê Nhân, Lê, Lê Ba, Lê Nông, Lê Thanh Long, L.T., T.L. (1955-69), Trần Dân Tiên, (1946), T.Lan (1955-69), Tuyết Lan, Thanh Lan, Đin (1950-53), Tân Trào, Đ.X (trong chuyên mục “Thường thức chính trị” trên báo Cứu quốc năm 1953), C.B (trên báo Nhân Dân 1951-57), V.K. , K.C., C.K., Trần Lực (1948-61), C.S, Chiến Sĩ, Chiến Đấu, La Lập, Nói Thật, Thu Giang, K.V., Trầm Lam, Luật sư TH. Lam, Nguyễn Kim, K.O, Việt Hồng..v.v.

Với bí danh là Hồ Quang, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận quân phục và phù hiệu Bát Lộ Quân Trung Quốc với quân hàm thiếu tá vào cuối năm 1938, thậm chí có hẳn một sơ yếu lý lịch đầy đủ tất nhiên là “thật 100%” nhưng là được sử dụng trong giai đoạn Người tham dự “Lớp huấn luyện Nam Nhạc thuộc tỉnh Hồ Nam với danh nghĩa “ Hồ Quang – Phụ trách điện đài – 38 tuổi – Quảng Đông – Thiếu tá – tốt nghiệp Đại học Lĩnh Nam – Giáo viên trường Trung học. Biết ngoại ngữ, quốc ngữ”. Tài liệu này được phía Trung Quốc lưu giữ và hiện được trưng bày tại Bảo tàng mang tên “CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – NGƯỜI XÂY ĐẮP NỀN MÓNG QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM – TRUNG QUỐC (TRƯỚC NĂM 1945)”


Riết chán Hồ Tập Chương, quay sang Hồ Quang, mai mốt chắc còn gần chục cái tên Trung Quốc khác của Hồ Chí Minh sẽ được đám rận đem ra chưng dụng nốt để luôn nuôi dưỡng được “dư luận” rằng, Hồ Chí Minh là người Trung Quốc theo kiểu nói trăm lần chưa được, nói nghìn lần thì “nhiều người” sẽ tin chúng!?!

Đúng là bản chất của những kẻ “lưu vong” cho dù chúng có sống trên đất đai tổ tiên hay đang lang bạt “tìm đường phục quốc” ở hải ngoại đều không ngai ngùng đổi trắng thay đen, miễn sao lừa bịp được những người nhẹ dạ cả tin, thiếu thông tin mà theo chúng. Bảo sao chúng cứ lừa hết trò nọ nối trò kia suốt 40 năm qua mà vẫn chưa làm nên cơm cháo gì.

Nguyễn Biên Cương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét