Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2015

GIẶC Ở SAU LƯNG NHÀ VUA ĐẤY!

Vụ chặt cây ở Hà Nội, tất nhiên, những cơ quan chuyên môn ở Hà Nội đã sai một phần do vội vã, một phần cũng do những tác động khác. Cả có việc để làm, cả nhận tài trợ.


Xét đến tận cùng, nếu đặt chúng ta vào vị trí đó, cũng không thể trách sự nôn nóng của họ.

Truyền thông, vốn ác cảm với chính quyền, dẫn dắt dư luận thành công trong việc ngăn chặn chặt hạ cây xanh. Hà Nội phải dừng công việc lại, kiểm điểm, xây dựng lộ trình hợp lý hơn.

Phương án tốt nhất cho Hà Nội bây giờ, có lẽ sẽ dừng hẳn việc chặt hạ cây xanh. Đợi đến mùa mưa bão, chính quyền và các cơ quan chức năng hãy cho công nhân nghỉ ở nhà, hưởng 70% lương, đồng thời trân trọng mời các bạn báo chí, TÔI YÊU CÂY hay TREE HUGS ra ôm cây. Đặc biệt là những cây xà cừ cổ thụ trên các tuyến phố.

Đảm bảo, vài hôm sau tiếp tục chặt hạ. Không thằng nào dám ý kiến.

Xà cừ, vốn là loài rễ chùm, ăn nông. Do đó, nếu muốn chúng khoẻ mạnh, vững chãi trước mưa bão thì lượng đất đảm bảo cho rễ phát triển phải lớn. Trên thực tế với tốc độ ngầm hoá, bê tông hoá tại Hà Nội khiến cho quỹ đất dành cho rễ cây phát triển ngày càng bị thu hẹp lại. Trong quá trình thi công, không ít cây bị chặt rễ khiến chúng trở thành những cái bẫy chết người khoác áo màu xanh.

Tôi chắc chắn rằng những gia đình đang sống dưới bóng cây xà cừ trên đường phố Hà Nội vẫn đang thấp thỏm không biết ngày nào cây sẽ đổ vào nhà mình. Họ và những người thân của anh tài xế này luôn mong mỏi sẽ có một loại cây khác khoẻ mạnh hơn và an toàn hơn xà cừ. Số này, chắc chắn không phải là ít…

Sẽ có bạn nhà báo cho rằng tôi quá lời đối với báo chí khi in đậm đoạn "vốn ác cảm với chính quyền". Song trên thực tế vụ việc 6700 cây xanh ở Hà Nội đã chứng minh điều ấy.

1. Chặt cây hết 36 triệu đồng???

Các bạn dựa vào Phụ lục số 4 - Quyết định số 510/QĐ-UBND ngày 30/1/2015 của UBND thành phố Hà Nội Phê duyệt đơn giá thanh toán sản phẩm dịch vụ công ích đô thị năm 2015

Cụ thể, theo đơn giá này, để chặt hạ một cây xà cừ có đường kính trên 120cm là 21,6 triệu đồng/cây đối với vùng 2 và gần 23,7 triệu đồng/cây đối với vùng 1.

Trong trường hợp chặt không thi công bằng xe nâng là gần 23 triệu đồng/cây cho vùng 2 và lên tới trên 25 triệu đồng/cây trong vùng 1. Các bạn báo chí nhớ nhé, không thi công bằng xe nâng tức là họ phải làm hoàn toàn bằng sức người và chỉ áp dụng ở những địa điểm xe nâng không vào được.

Tại sao các bạn không đưa con số thấp nhất hoặc đưa ra đầy đủ bảng giá mà chỉ xoáy vào con số 36 triệu, để từ đó các bạn và độc giả ám ảnh với số tiền trên.

Các bạn cố tình xỏ mũi dư luận khi lờ đi những quy định rõ ràng (kích thước cây, điều kiện chặt hạ) trong Quyết định 510 mà lập lờ vào con số 35 triệu. Từ đó, trong độc giả suy diễn rằng cây nào cũng 35 triệu và họ sẽ chửi bới chính quyền tham ô, chi vô tội vạ. Và điều này là cái mà các bạn báo chí mong muốn.

Theo lời của ông Đỗ Ngọc Hoàng - Tổng giám đốc Cty Công viên cây xanh thì đường Nguyễn Chí Thanh chỉ có 1 cây xà cừ bị chặt, các loại khác là 98 cây (có keo lá tràm, hoa sữa), cây có đường kính nhỏ không đúng chủng loại 12 cây (dự là dâu da hoặc các cây mới trồng).

Đường NCT được mở từ những năm 1993 – 1994 và đoạn mở đầu tiên của NCT là từ La Thành sang Kim Mã (các anh chị làm lâu năm ở VTV có thể xác nhận điều này). Với 20 năm như vậy thì xà cừ phát triển kịch kim cũng chỉ được khoảng 70 – 80 cm thân. Bên cạnh đó NCT thì xe nâng chạy vào vô tư và đồng nghĩa cây xà cừ trên đường NCT bị chặt hạ đi chăng nữa thì số tiền phải trả chỉ khoảng 6.800.000 đồng (Bằng chữ: Sáu triệu tám trăm ngàn)

Và cho con số những cây linh tinh kia nữa. Tôi có thể đảm bảo với các anh các chị rằng toàn bộ 111 cây ở NCT thì Hà Nội chỉ chi khoảng 100 triệu là hết cỡ. Không tin, vài hôm nữa Cty Cây xanh cung cấp bảng tính chi phí thì các anh chị vỡ mồm.

2. Trồng cây mới giá 35 triệu đồng???

Mất dạy hơn nữa, từ con số 35 triệu này, các anh các chị xuyên tạc thành chi phí trồng mới một cây Vàng tâm trên đường Nguyễn Chí Thanh. Trong khi đó, bảng giá trồng cây chưa được cung cấp? Phải chăng các anh các chị cố nhồi nhét sự thù ghét của người dân vào chính quyền khi đưa ra những thông tin xuyên tạc, bố láo như vậy?

Và chính các anh các chị cũng bị ám ảnh với con số 35 triệu đến mức độ tờ Dân Trí, một lều báo rẻ tiền đăng bài Phiếm đàn với tiêu đề "Chả lẽ đành trả lại bằng tiến sĩ". Trong bài này, tất nhiên các anh lại chửi xéo chính quyền vì tội trồng cây mất tới 35 triệu. Vì vậy, các anh chả ngại ngần gì khi sử dụng một cái đầu "tích phân" để "phân tích" vấn đề.
Cái khốn nạn của các anh Dân trí ở đây là ngửa mặt lên trời phun nước bọt. Ai dè nước bọt lại rơi trở lại mặt mình. Các anh phát hiện ra cái dốt của mình và ngay lập tức xoá bài, nhanh hơn lúc các anh đăng. Rất tiếc, một đám kền kền salon đã đăng tải lại bài viết của các anh và dấu vết tội lỗi vẫn không thoát được.
3. Đánh dấu mỗi cây hết 670 ngàn đồng
Theo Sở Xây dựng, qua khảo sát 45.738 cây trên 470 tuyến phố tại 10 quận, sẽ thay thế 6.708 cây/190 tuyến phố với đơn giá 10 triệu đồng/cây, tổng dự toán hơn 73 tỉ đồng lấy từ ngân sách. Trong đó, chi phí khảo sát hết 1 tỉ đồng, chặt hạ, thay thế cây mới, hoàn trả vỉa hè hết hơn 67 tỉ đồng, đánh mã số cây hết 4,5 tỉ đồng - Nguồn: Google

Con số 4,5 tỉ đồng áp dụng cho việc đánh mã cho 45.738 cây. Công việc ấy là:

Đầu tiên sẽ có người đến điều tra đồng thời cầm theo GPS bấm tọa độ của cây đó kèm các số liệu khác về cây để đánh giá tình hình sinh trưởng: d13, h, dt, dấu hiệu bệnh lí, .v.v.v.

Hiện nay Hà Nội có khoảng 120.000 cây, thực hiện khảo sát tổng cộng 45.738 đồng nghĩa với đoàn điều tra chạy đến 45.738 cây, ghi chép mỗi cây chục số liệu. Nhân lên đủ thấy đoàn điều tra này phải xử lý bao nhiêu số liệu?

Chưa hết, sau khi có số liệu cây xanh, người ta nhập vào phần mềm gọi là GIS (Geographic Information System), biểu diễn 45.738 cây xanh lên 1 tấm bản đồ. Nhập các lệnh lọc, phân tích, kết hợp cùng các chỉ tiêu về thống kê và kinh phí hỗ trợ để đưa ra quyết định sẽ chặt bao nhiêu cây. Đó là những cây nào.

Sau khi quyết định được chặt những cây nào, người ta đưa nó ra tọa độ địa lí, sau đấy mới có người cầm lọ sơn đi quẹt dấu "X" mà báo chí của Đảng và Nhà nước khoe với các cần lao.

Nếu tính giá 4,5 tỉ để xử lý 45.738 cây như vậy thì xấp xỉ ~ 98k, nó chả thấm vào đâu với công sức cầm GPS đi bấm tọa độ 45.738 điểm. 

Nhưng các bạn không tính thế. Các bạn lấy mẹ con số 4,5 tỉ chia cho 6.700 cây (được đánh dấu vôi để cắt). Và tất nhiên, độc giả lại có 1 phen lên đồng với con số các bạn đưa ra.
Đầu óc các bạn thêm một lần "tích phân"!

Trên đây chỉ là vài ví dụ điển hình cho kiểu lợi dụng hoả mù tung lựu đạn của các bạn kền kền. Cá nhân tôi tin rằng sau khi có những kết luận cuối cùng về vụ việc chặt cây tại Hà Nội thì Bộ 4T cũng sẽ bước vào mùa bội thu phạt và chặt lều báo.

Một chủ trương lớn, có thể thay đổi diện mạo của Hà Nội trong 10 – 20 năm tới. Tất nhiên trong quá trình thực hiện của họ có sai sót, nóng vội nhưng về cơ bản họ thực hiện theo chủ trương đã đưa ra. Dưới ngòi bút của các bạn lều báo họ đã trở thành "tội đồ" với những tội ác không thể dung thứ.

Nguy hiểm hơn nữa, lều báo đã đầu độc người đọc bằng sự hoài nghi vào những chính sách hiện tại và trong tương lai của chính quyền các cấp. Vụ cây xanh sẽ chỉ là tiền đề để người dân chỉ trích vào Đảng, Nhà nước cũng như chính quyền các cấp.

Tôi mong rằng, sau khi làm rõ sự việc, các cơ quan chức năng sẽ mạnh tay hơn với thứ báo chí xuyên tạc như vậy.

"Giặc ở sau lưng nhà vua đấy!", câu nói của thần Kim Quy với vua An Dương Vương càng chính xác trong tình hình báo chí hiện nay.

Nguồn: Củ Hành
http://cuhanhvn.blogspot.com/2015/04/giac-o-sau-lung-nha-vua-ay.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét