Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2015

UỲNH! CÂY TO, HỌA HAY PHÚC?

"Uỳnh, cây to, họa hay là phúc? "

Cây to ở Hè hà nội vào khoa học cây xanh. (đây là kĩ năng sống, đéo liên quan đến abcd nhé)

Nói cho nhanh, cây ở HÈ đường (nhớ là ở HÈ nhé ) phải vươn ra đường để đón nắng, cây ở hè phố đéo thể thẳng, càng to, nó càng cong ra đường, dcm thằng nào cãi, đéo vươn ra đường, nhẽ nó chọc mẹ nó vào phòng ngủ bọn lừa hả phà ơi??

Chúng vươn tới khoảng không ở lòng đường để đón nắng, phía ngược lại là nhà ống, vươn vào lồn.

Nếu các bạn có trình về toán cấp 1, hiểu tý ty về đối -trọng, sẽ biết rằng, khi cây ngiêng về bên phải, phần rễ dưới đất phải bò về bên phải cũng để đối trọng.

khi cây nghiêng ra khoảng ko phía trên đường phố, phần rễ cây phải bò ra phần đất âm dưới lòng đường phố cũng, đễ giữ cho cây đéo mất trọng tâm.

Thế nhưng, rễ đéo vươn đc ra lòng đường, do cống, do dây cáp hay các công trình ngầm, bọn công nhân lừa làm cái lồn gì cũng xong việc mình, nó chém mẹ rễ cây để chôn dây hay làm đường làm cống hay chôn máu lồn gì đó.

lúc này, đối trọng đã mất, cây nghiêng phải đổ, vì rễ đã mất, phần bị chặt thối dần đều, chỉ cần 1 cơn gió nhẹ, thậm chí đéo cần, nó sẽ "uỳnh". cây vẫn xanh tốt đéo nói lên cái gì sất.

Cây càng to, càng dễ uỳnh.

Các bạn giữ cây kệ các bạn, cơ mà đừng bao giờ dừng xe sát 1 cây to to là đang nghiêng ra đường, nó sẽ đổ, đéo sớm thì muộn, càng to, càng chóng cho các bạn ăn máu lồn.

Tôi cố biên 1 cách đơn giản nhất để quân vô học = tôi cũng hiểu đc.

Tóm lại : "UỲNH", cẩn thận nhé các bạn hanoi của tôi.

CÂY CAO SU VÀ KỀN KỀN KHÓC MƯỚN

Cây cao su và kền kền khóc mướn.

Tôi liếc qua 1 bài báo, và nhận ra anh kền kền đang thương vay khóc mướn, nhẽ lấy cảm hứng từ vụ dưa hấu Quảng Nam.

Đáng tiếc là khóc nhầm mẹ, đọc bài thì nông dân trồng cao su từ 1990, đến nay đã 26 năm, và họ đang phải chặt bỏ hàng loạt, theo kền kền là do giá mủ sụt giảm, nhưng không phải hehe kền kền người ơi.

Cây cao su ngừng cho mủ sau 26 năm, trích :

"Khi cây đạt độ tuổi 5-6 năm thì người ta bắt đầu thu hoạch nhựa mủ:..... Các cây già hơn cho nhiều nhựa mủ hơn, nhưng chúng sẽ NGỪNG sản xuất nhựa mủ khi đạt độ tuổi 26-30 năm..."

Vấn đề nữa, khi cây bệnh, hay bị bão xoắn, hay khai thác quá đà, cây cũng ko cho nhựa nữa.

Vậy, việc chặt cây KHÔNG hề liên quan đến GIÁ cao su, dù giá cao vọt lên mây, thì những cây cao su trong bài khóc mướn của bàn kền kền vẫn phải chặt bán củi.

Nói thêm là gỗ cây cao su rất tệ, ko chịu đc cả nắng lẫn mưa, đóng dăm cái lùi tùi thôi, giá bèo.

Bạn kền kền khóc mướn tôi chê nhé. giờ tôi lịch sự không chửi bậy nữa.

NHÂN SỰ KIỆN ĐIẾU CÀY LÊN ĐÀI CUỐC DA

Nhân sự kiện Điếu Cày lên sóng Đài Cuốc gia

Hồi hổi, khi Điếu Cày còn chưa được xuất ngoại, trong ánh mắt thèm thuồng của nhiều đồng sự, mình có hỏi một bạn phóng viên là “Có biết Điếu Cày không?”. Câu trả lời là “Em chỉ hay hút tẩu, thi thoảng là điếu bát”.

Chuyện bịa đấy. Nhưng đúng. Nếu có thằng khủng bố (lần này nói luôn là giả dụ thế) đứng ở cổng Nguyễn Chí Thanh và hỏi: Điếu Cày là ai? Biết thì tha mà không là chém. Nhẽ có cuộc thảm sát ở cổng Đài (vì số % người không biết là cao). (Nếu đối tượng là BTV cuốc tế thì ta có tỉ lệ của vàng Bảo Tín Minh Châu).

Quay giở lại đề tài chính. Trong một bản tin Chào Buổi sáng (đang lan truyền trên mạng xã hội), khi minh họa cho việc Tổng thống Obama nói về vụ Cảnh sát giết người da đen ở Baltimore, VTV đã lấy một đoạn clip trong đó có cảnh ông Obama ngồi với người được coi là bất_đồng_chính_kiến Nguyễn Văn Hải mà vẫn được gọi là Điếu Cày. 

Sau khi hình ảnh Điếu Cày ngồi cạnh Obama được tung lên mạng với rất nhiều lời “chúc mừng” thì việc VTV đưa cảnh này lên một bản tin của Đài dấy lên nhiều dư luận trái chiều.

Người thì cho rằng VTV đang “thử phản ứng” của dư luận khi đưa tin về một người được coi là bất_đồng_chính_kiến đang ngồi cạnh Obama.

Người cho rằng biên tập viên VTV đã quá bất cẩn khi không duyệt kỹ và để lọt hình ảnh này lên sóng Đài cuốc gia.

Trở lại câu chuyện ban đầu. Có nhẽ đến bây giờ, các BTV và người duyệt bản tin cũng còn chửa biết Điếu Cày là ai trong thời đại hút tẩu và cigar mới là sang chảnh. Chỉ khi mạng xã hội đẩy câu chuyện này lên thì nhiều người hẳn sẽ sững sờ lắm.

Ai bảo không chơi mạng. Hình ảnh Điếu Cày với Obama đã được “chúc mừng” từ mấy hôm nay rồi mà!

P/s: Tiếp tục ngồi hóng!

P/s 2: Ảnh chụp màn hình clip đăng tải trên Youtube.

ĐBQH Hoàng Hữu Phước nói về "Hội chứng Hoàng Sa"

Phàm khi nói về bất kỳ chứng bịnh nào mang đầy đủ 4 đặc tính của (a) thoát thai từ sai lầm chủ động hay thụ động, (b) lệch lạc tâm lý trực tiếp hay gián tiếp, (c) có những triệu chứng bịnh lý rối loạn sinh lý và tâm thần, và (d) chưa có thuốc chữa đông y hoặc tây y, thì người ta hay dùng từ syndrome tức “hội chứng”, và trong nhiều cách đặt tên cho cả ngàn syndrome mà con người đang gánh chịu thì có cả cách theo công thức “địa danh + syndrome” chẳng hạn như Hội Chứng Chiến Tranh Vùng Vịnh, Hội Chứng Stockholm, Hội Chứng Jerusalem, Hội Chứng Paris, Hội Chứng Lima, v.v. Ngoài ra, từ syndrome còn được dùng ngay cả cho cách ví von như Hội Chứng Việt Nam chẳng có triệu chứng bịnh lý nào ngoài niềm tin Việt Nam đang và sẽ đe dọa sự tồn tại của quyền lực Hoa Kỳ cũng như của đất nước Thái Lan, và do đó có thể nói từ syndrome được dùng cho một thời sự nóng hổi hoặc sục sôi hoặc hâm hấp mà người bị hội chứng này là phía bại trận đầy sợ hãi, mang dấu ấn tác động bầy đàn hoặc dính chùm. Hiện nay Việt Nam vừa đóng góp thêm cho bề dày giải nghĩa của từ “hội chứng” khi hội chứng còn mang đặc điểm tinh khôn, tinh ranh, tỉnh táo, tỉnh bơ, và biết kiếm chác, qua cái gọi là Hội Chứng Hải Chiến Hoàng Sa.

Khởi đầu cho sự xuất hiện của Hội Chứng Hải Chiến Hoàng Sa là các tờ báo có thu nhận bọn hai mang bắt đầu dựa hơi sự càn quấy của Tàu ở Biển Đông để trây trét lên mặt báo những bài viết về Hải Chiến Hoàng Sa, trong đó những người thuộc lực lượng hải quân Việt Nam Cộng Hòa có tham gia trận “hải chiến”, có bị thương, có bị Tàu bắt làm tù binh, hoặc có tử trận, đều được ngợi ca như những anh hùng chống giặc ngoại xâm, giữ gìn biển đảo. Dần dần, sự lở lói lan dần thành sự công khai nơi công chúng bị kích động với niềm tin thơ ngây rằng báo là báo của Đảng, và báo nói tức Đảng nói, nên hàng hàng lớp lớp từ thường dân đến quan chức ít học lịch sử thi nhau đăng đàn nói về Hải Chiến Hoàng Sa và đòi công nhận những binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa tử trận trong “hải chiến” là anh hùng liệt sĩ. Và cực điểm của sự suy dồi là một bầy đàn của những kẻ có tì vết hư hỏng hư đốn huy động tiền để lo ngôi nhà mới cho gia đình một vị nguyên sĩ quan hải quân Việt Nam Cộng Hòa, rồi kêu gọi kiều bào hải ngoại gởi tiền về cho nhóm để nhóm thực hiện việc “đền ơn đáp nghĩa” những “anh hùng liệt sĩ” ấy. Đúng là bài bản dở hơi của bọn man di chống Cộng.

Mọi người dân có học thức và có cái đầu vững vàng mà giặc Tàu khiếp đảm kinh hồn làm giặc Tàu sẽ chiến bại hoàn toàn, đều rõ rằng binh sĩ luôn “bảo vệ đất nước” và “chống giặc”. Chính vì vậy, binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa trong các lực lượng Hải-Lục-Không quân theo lịnh của Tổng Thống chống “giặc” đến từ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa hoặc đến từ bất kỳ đâu. Hải quân Việt Nam Cộng Hòa trấn giữ Biển Đông đã đánh diệt các ghe thuyền chở vũ khí đạn dược của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cung ứng cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Bao người đã thành liệt sĩ cùng với những ghe thuyền bị trúng đạn pháo tiêu diệt của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa. Còn khi Tàu tấn công Hoàng Sa, nên nhớ đây không là Châu Âu thời xửa thời xưa với các chiến trận như Allia, Philippi, Milvian, Alesia, Pharsalus, Munda, Teutoburg, Adrianople, hay Chalons, khi hai đoàn quân đối đầu nhau dàn hàng ngang, với các chiến binh hiên ngang đứng thẳng lưng bắn vào đối phương theo hiệu lệnh mà chiến thắng luôn thuộc về phía nào có số quân lính còn đứng nhiều hơn. Do đó khi bất thình lình tấn công Hoàng Sa hay các hải đội của Việt Nam Cộng Hòa, Tàu đã gây sát thương cho nhiều binh lính Việt Nam Cộng Hòa trong những loạt đạn đầu tiên, và đó không phải là “Hải Chiến” do không có sự chiến đấu. Còn khi đã hoàn hồn để triển khai hỏa pháo chống trả, cuộc “hải chiến” mới bắt đầu. Việt Nam Cộng Hòa ắt đã tôn vinh những binh sĩ của họ, những người đã hy sinh trong khi thi hành nhiệm vụ ngăn chặn “giặc” xâm nhập từ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và “giặc” được Mỹ bật đèn xanh cho phép tấn công phủ đầu đánh tan tác các chiến hạm của Việt Nam Cộng Hòa để chiếm đóng Hoàng Sa. Thật là vô duyên, vô đạo đức, vô nhân đạo, và vô lý khi vác loa kêu gào kiến nghị phong anh hùng liệt sĩ cho những người lính của Việt Nam Cộng Hòa.

Binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa bắn vài phát súng vào chiến hạm Tàu, sau đó bị thảm bại phải bỏ chạy, dâng luôn Hoàng Sa vào tay “giặc”. Thế mà bọn lếu láo nào nay dám kêu gào đòi công nhận “anh hùng” cho những kẻ chiến bại?

Thế còn khi Giặc Miên Mọi Rợ mà người ta hay gọi khéo là “phe Pol Pot” hoặc “Khmer Đỏ” (trong khi vẫn nói “Trung Quốc tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc”, chứ đâu có gọi là “phe Đặng Tiểu Binh” hay “Trung Nam Hải”) tấn công chiếm giữ Đảo Phú Quốc tháng 5-1975, những chiến sĩ Việt Nam hy sinh giữ đảo thành công, có được cái nhóm hiện đang vác loa cung kính vái lạy như những “anh hùng” và đóng góp tiền xây sửa nhà cho con cháu của các chiến sĩ ấy? Hay chúng cho rằng đó là việc của Chính phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, còn họ là chăm lo cho những người ít ỏi thuộc nhóm Hải Chiến Hoàng Sa mà trước hết họ phải dán cho bằng được cái nhãn mác “anh hùng” để từ đó suy ra những “đồng đội” của các anh hùng này trong binh chủng không quân (đã bao lần oanh tạc tan nát nhiều tỉnh Miền Bắc) và các binh chủng bộ binh khác của Việt Nam Cộng Hòa cũng là anh hùng tương tự, những người đã luôn xử tội tù binh cộng sản bằng cách man rợ nhất[1],và dần dần đẩy tất cả quân đội Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam xuống hàng “giặc xâm lược”?

Thế còn khi Giặc Miên Mọi Rợ mà người ta hay gọi khéo là “phe Pol Pot” hoặc “Khmer Đỏ” tấn công các tỉnh ở vùng biên giới Tây Nam năm 1977, tàn sát dân lành vô tội, hãm hiếp hàng ngàn phụ nữ Việt trước khi chặt đầu, đến nay chỉ mới Nhà Mồ Ba Chúc gần Thị trấn Tri Tôn thôi đã lưu núi đầu lâu 1.159 bộ hài cốt của 3.157 người dân bị thảm sát, thì những chiến sĩ đã hy sinh khi chống lại giặc xâm lược, giữ toàn vẹn lãnh thổ phía Nam và ngăn chặn quy mô lớn hơn của cuộc tắm máu, có được cái nhóm hiện đang vác loa cung kính vái lạy như những “anh hùng” và đóng góp tiền xây sửa nhà cho con cháu của các chiến sĩ ấy? Hay chúng cho rằng đó là việc của Chính phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, còn họ là chăm lo cho những người ít ỏi thuộc nhóm Hải Chiến Hoàng Sa mà trước hết họ phải dán cho bằng được cái nhãn mác “anh hùng” để từ đó suy ra những “đồng đội” của các anh hùng này trong binh chủng không quân (đã bao lần oanh tạc tan nát nhiều tỉnh Miền Bắc) và các binh chủng bộ binh khác của Việt Nam Cộng Hòa cũng là anh hùng tương tự, những người đã luôn xử tội tù binh cộng sản bằng cách man rợ nhất[1], và dần dần đẩy tất cả quân đội Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam xuống hàng “giặc xâm lược”?

Và thế khi Giặc Tàu Mọi Rợ mà người ta hay gọi khéo là “Trung Quốc” bất ngờ xua hơn 600.000 quân tràn ngập tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc năm 1979 tàn sát hơn 10.000 dân lành vô tội, hãm hiếp bao phụ nữ Việt trước khi sát hại, và trong trận chiến không cân sức này, rất nhiều chiến sĩ trong số 70.000 quân của Việt Nam đã anh dũng hy sinh, cuối cùng giữ được lãnh thổ phía Bắc và ngăn chặn quy mô lớn hơn của cuộc tắm máu, có được cái nhóm hiện đang vác loa cung kính vái lạy như những “anh hùng” và đóng góp tiền xây sửa nhà cho con cháu của các chiến sĩ ấy? Hay chúng cho rằng đó là việc của Chính phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, còn họ là chăm lo cho những người ít ỏi thuộc nhóm Hải Chiến Hoàng Sa mà trước hết họ phải dán cho bằng được cái nhãn mác “anh hùng” để từ đó suy ra những “đồng đội” của các anh hùng này trong binh chủng không quân (đã bao lần oanh tạc tan nát nhiều tỉnh Miền Bắc) và các binh chủng bộ binh khác của Việt Nam Cộng Hòa cũng là anh hùng tương tự, những người đã luôn xử tội tù binh cộng sản bằng cách man rợ nhất[1]. và dần dần đẩy tất cả quân đội Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam xuống hàng “giặc xâm lược”?

Trong buổi tiếp xúc cử tri sau kỳ họp 7, Quốc hội Khóa XIII, có một cử tri tự xưng là “cựu chiến binh” đã ngây thơ phát biểu yêu cầu phong “anh hùng” cho những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong cái gọi là Hải Chiến Hoàng Sa ấy.
{Chi tiết: 
}
Khi buổi tiếp xúc kết thúc, tôi có trả lời phỏng vấn của Phố Bolsa TV (Hoa Kỳ) và đối với câu hỏi về sự việc kiến nghị bất ngờ của vị cử tri ấy, do không thể nào nói rằng vị cử tri cựu chiến binh ấy đã sai, tôi có nói nhẹ nhàng hai ý rằng (a) sẽ là một sự bất công nếu hiện có hàng vạn gia đình vẫn còn khắc khoải chưa biết và sẽ chẳng thể biết được về tông tích của người thân của họ, những chiến sĩ đã hy sinh mà không còn để lại đến một lóng xương làm vết tích, mà lại bàn đến việc phong anh hùng cho những người lính của Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ Hoàng Sa, và cứ xem như sự quan tâm nghĩ rằng họ là những anh hùng cũng là điều an ủi lớn lao rồi; và (b) những quy định quy trình không những ở Việt Nam mà tại tất cả các quốc gia trên thế giới đều rất phức tạp, đòi hỏi những hồ sơ chi tiết xác minh cụ thể và chính xác, cũng như những nhân chứng, và theo những thang bậc đánh giá, phải đến đâu mới được phong gì và hưởng chế độ ra sao.

Đã là “cựu chiến binh” mà không rõ quy trình quy định quy chuẩn của quân đội Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ư? Thật là một điều tệ hơn cả sự sỉ nhục trước anh linh các anh hùng liệt sĩ của cách mạng Việt Nam.

Vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước, tôi có nói với vài em sinh viên học trò của tôi khi các em trở thành những người đầu tiên được cho phép ra đi đoàn tụ gia đình tại Mỹ, rằng nếu không thành công trong việc học ở Mỹ, các em nên lập các tổ chức từ thiện để các em vừa sống nhàn hạ đế vương suốt đời, vừa có cơ hội giúp người nghèo các nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam mà tôi mong các em đừng bao giờ quên lãng. Nay thấy bọn người ngợm vác loa kia đang kêu gọi kiều bào đóng góp vào tài khoản của chúng, tôi chợt nhớ đến lời khuyên năm xửa năm xưa của tôi dành cho học trò.

Hỡi đồng bào Việt Nam, đừng bao giờ quên hàng ngàn hàng vạn người đã hy sinh anh dũng tại biên giới phía Bắc, phía Tây, vì đó là đạo lý cao trọng cao thượng cao đẹp duy nhất của người Việt.

Có giữ được cái đạo lý cao trọng cao thượng cao đẹp duy nhất của người Việt ấy, chúng ta mới có thể nung nấu, duy trì, tăng cường được tinh thần chống giặc ngoại xâm dũng mãnh, hiệu quả, và thắng lợi vẻ vang đầy vinh dự tự hào từ phía Đông nơi những chiến sĩ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đang ngày đêm dõi mắt trực chiến để tiêu diệt quân thù trong những trận “hải chiến” cho một kỳ tích “Điện Biên Phủ trên biển” siêu tuyệt.

Chân lý do chính chúng ta quyết định. Và tất nhiên, chân lý luôn phải ở trong tay chúng ta, những người Việt đoan chính, tinh khôn, và cả quyết.

Chân lý luôn do những người chân chính bảo vệ, những người có sức mạnh dẫm đạp dìm đầu bọn ngụy quân tử xuống đáy bùn nhơ.

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế
Chi tiết về "Hải chiến Hoàng Sa", xin mời download ebook "Hoàng Sa 1974: Kim giấu trong bọc" dưới đây:
1. Bản PDF:
2. Bản Epub:
3. Bản PRC:

Posted by Dư Luận Viên

THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA


Mạng Văn hóa Nghệ An vừa giới thiệu bài trao đổi với chúng tôi về công tác nghiên cứu hiện nay.

http://vanhoanghean.com.vn/…/nghien-cuu-van-hoa-tu-goc-nhin…

Đối tượng nói tới trong bài đó, là cả hai mảng nghiên cứu văn học và nghiên cứu văn hóa, vì thế không mảng nào thật kỹ. Chúng tôi dự định tách bài phỏng vấn đó ra làm hai và viết lại mỗi phần,khi nào xong sẽ đưa lên mạng một thể.

Riêng về văn hóa, từ 2-10-2009, trên blog này chúng tôi đã có bài viết mang tên: Tìm hiểu thực trạng công tác nghiên cứu văn hóa VN hiện thời và một đề xuất cụ thể. Dưới đây xin giới thiệu lại.

Xã hội Việt Nam đang trong một quá trình phát triển tự phát mà thiếu vai trò hướng dẫn của trí tuệ, của nghiên cứu khoa học. 

Quá trình hiện đại hóa đã được khởi động từ đầu thế kỷ XX, nhưng lúc đó đất nước đang còn là một xứ thuộc địa, cộng đồng chưa trải qua một cuộc tự nhận thức thực sự mà mọi dân tộc bước vào thời hiện đại phải trải qua ( so với Trung quốc, chúng ta chưa có một phong trào có tính chất bước ngoặt như cỡ Ngũ tứ vận động 1919). Tiếp sau giai đoạn chiến tranh nặng nề, đến giai đoạn hiện nay, chúng ta chỉ lo đuổi kịp thế giới bằng mọi giá, nhiều vấn đề chiến lược không được đặt ra, đúng hơn chỉ đặt ra chiếu lệ. 

Thiếu sót đến ngay từ quan niệm 

1/ Trong cuộc vận động tiến tới Cách mạng tháng Tám, một trong những thành viên của mặt trận Việt Minh là Hội văn hóa cứu quốc. Tới 1948, còn có Đại hội văn hóa toàn quốc. Nhưng sau đó, Hội văn hóa bị giải thể thay vào đấy là những hội văn nghệ, hội sử, các hội khoa học kỹ thuật … Từng hội hoạt động rời rẽ riêng biệt. Con người nhà văn hóa trong các trí thức bị đẩy lùi xuống, thay vào đấy là vai trò người chiến sĩ.

Thay cho văn hóa chỉ thấy nhấn mạnh tư tưởng (là phương diện mà người Việt vốn yếu nhất và hầu như là đi vay mượn từ nước ngoài) 

Văn hóa là tất cả cái phần làm nên giá trị của một dân tộc. Nghĩa của văn hóa rất rộng. Văn hóa là cái cách sống cách quan hệ với thiên nhiên, cách làm ăn sinh sống ( văn hóa nông nghiệp, văn hóa cư trú …); là các hoạt động tinh thần ( văn hóa tôn giáo, văn hóa dạy dỗ giáo dục con người ). Lại có văn hóa quyền lực, văn hóa hành chính, văn hóa quan hệ đối ngoại. Có văn hóa ý thức ; có văn hóa thể chế ; có văn hóa vật chất. Văn hóa bao trùm lên cả kinh tế chính trị pháp luật … Nhưng một cách hiểu như thế hiện không thông dụng.

Trong thực tế, cách hiểu về văn hóa ở ta hiện triển khai theo hai hướng: 

Một là đẩy nó lên thành một cái gì trừu tượng, và mọi người kính nhi viễn chi, bằng lòng với những ý niệm chung chung. 

Hai là thu hẹp văn hóa trong các hoạt động tâm linh, chủ yếu là phần sáng tác thơ văn và một ít thành tựu nghệ thuật như sân khấu âm nhạc, các phong tục, các lễ hội. Thực tế là nhiều khi văn hóa bị hạ xuống một thứ “ cờ đèn kèn trống”, nặng về vai trò tô điểm cho một đời sống nặng nề và không thấy triển vọng thay đổi. 

Có thể nói do chúng ta không hiểu văn hóa, mà việc nghiên cứu văn hóa đân tộc bị hạn chế và nhiều mặt để ngỏ . 

2/ Trong khi được hình dung một cách trừu tượng chung chung, đồng thời văn hóa được quan niệm như một cái gì nhất thành bất biến. Lịch sử phát triển của nó không được chú trọng, không cần tìm hiểu. 

Quá trình văn hóa Việt Nam trở thành một cái gì đơn điệu, trở đi trở lại, tẻ nhạt.

Con người ở ta bị tách rời ra thành một cái gì chơi vơi không chằng không rễ, không thấy mình có những mối liên hệ với thời gian và không gian (theo nghĩa rộng của những từ này) . Trong khi luôn miệng nói phải nhớ tới quá khứ, thì chúng ta lại thiêng liêng hóa nó một cách vụng về, làm cho nó –quá khứ-- mất đi ý nghĩ lẽ ra phải có.

Lịch sử dân tộc rút lại chỉ là lịch sử chính trị, quân sự -- lịch sử cứu nước giành lại đất nước – mà không phải lịch sử dựng nước, tức là lịch sử hình thành cá nhân và tổ chức xã hội, lịch sử văn hóa. 

Văn hóa dân tộc rút lại với nhiều người chỉ còn là cái gì mơ hồ, việc nghiên cứu quy về những lời ca tụng chung chung, sáo rỗng, không thuyết phục được ai. Đây cũng là một biểu hiện khác của việc không hiểu thế nào là văn hóa, không thấy sự chi phối của nó với đời sống . 

3/ Một căn bệnh nặng nề khác của hoạt động nghiên cứu văn hóa vài chục năm gần đây, khiến nó dừng lại ở trình độ thô sơ: tính vụ lợi. 

Tính vụ lợi có nghĩa là chỉ xem cái gì có lợi trước mắt thì làm, dù là về lâu dài nó có hại cũng mặc kệ. Nó là con đẻ của tình trạng khó khăn kéo dài, khiến cho người ta chỉ biết tới một tầm nhìn hạn hẹp. Chưa nghiên cứu đã khai thác. Việc vận dụng “ lấy xưa phục vụ hôm nay’’ được làm quá thô thiển. 

Đã có lúc chúng ta đã đặt chân tới cách hiểu đúng nhưng rồi lại từ bỏ. Chúng ta thường xuyên lấy điều mà ta mong muốn thay cho sự thực.

Đây là một đoạn quan trọng trong bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam mà nhà mác – xít Trường Chinh trình bày tại Đại hội văn hóa toàn quốc 1948: 
Ông cha ta, hàng chục thế kỷ, học Tàu viết Tàu, nghĩ theo cách Tàu;
pháp luật mô phỏng Tàu;
học triết học Tàu;
theo lễ giáo Tàu, về tín ngưỡng theo cả Tàu và Ấn;
khoa học độc lập không tiến;
nghệ thuật âm nhạc kém phát triển;
lối ăn mặc ở hủ lậu bảo thủ thiếu khoa học.
Nói theo cách nói hiện nay, Trường Chinh đã nhấn rất rõ và rất chính xác trình độ non yếu và chất vay mượn phụ thuộc”second hand” của văn hóa ta.

Nhưng những nhận định như thế, nay bị bỏ qua.

Đoạn trích nói trên là dẫn theo phần Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam in trong Kỷ yếu Đại hội văn hóa toàn quốc 1948, bản in trên rừng, phải dùng giấy bản. 

Trong các lần xuất bản về sau, cái ý tưởng sáng suốt này bị làm nhẹ đi, lảng tránh, coi là ngẫu nhiên không quan trọng. 

Trong các tài liệu chính thức, kể cả trong các nhà trường, chỉ thấy nhấn mạnh điều ngược lại rằng “nước ta có một nền văn hóa phát triển rực rỡ độc lập không kém gì bất cứ nước nào“ và công thức này được nói đi nói lại, không cho phép ai dám sai trệch; nó ràng buộc mà không mở đường cho sự suy nghĩ tiếp. 

Hoạt động nghiên cứu văn hóa lê lết trong một tình trạng trì trệ . 

4/ Trong quá trình phát triển, quan hệ của Việt Nam với thế giới nói chung cụ thể là quan hệ với khu vực có nhiều khía cạnh không bình thường. Khi nói về mình, chúng ta không đặt mình vào sự phát triển của thế giới. Sự hiểu biêt của chúng ta về các dân tộc khác suốt trường kỳ lịch sử quá đơn sơ và bị thành kiến nhiều đời chi phối.

Mối quan hệ văn hóa nước ngoài vốn có một vai trò quan trọng sống còn với mọi quốc gia, nhưng ở ta do tình trạng chống ngoại xâm liên miên, nên vấn đề tiếp nhận bị gán cho nhiều tội lỗi. Trong chiến tranh tình trạng này có cái lý của nó. Song nó cứ thế kéo dài mãi. Cho đến trước hội nhập, xu thế chi phối trên phạm vi vĩ mô là một xu thế tự cô lập và đến nay trong thực tế lúc nào cũng bảo nhau hòa nhập mà không hòa tan. Thực tế là vấn đề hội nhập văn hóa không được xử lý thích đáng.

Trong thực tế, xảy ra tình trạng lưỡng phân. Một mặt, ta cứ học đòi bắt chước, tiếp nhận không thiếu thứ gì. Mặt khác, nhìn chung lại thì vẫn là làm ăn luộm thuộm không đâu vào đâu, cái hay không tiếp nhận mà nhiều khi lại mang về cái dở. 

Điều này là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tới kết quả tai hại là hạn chế luôn việc hình thành nên một cái nhìn chính xác về dân tộc. Dân ta thường cho rằng người ngoài ta không hiểu ta, chỉ ta mới hiểu ta ( thậm chí có người cho rằng không phải người Việt thì không sao hiểu được người Việt văn hóa Việt ) 

Việc thiếu một phương pháp luận đúng đắn, ở đây là thiếu điểm nhìn đúng, khiến cho nghiên cứu văn hóa không đạt tới trình độ khoa học cần thiết. 

5/ Khoảng những năm ba mươi của thế kỷ XX, đã có cuộc thảo luận về Quốc học, nhưng rồi cũng chẳng đi đến đâu. Lý do là vì tự ta cũng thấy văn hóa của chúng ta yếu nhất là phần học thuật .

Từ hồi đặt vấn đề hội nhập, nhân tố văn hóa có được nói tới nhiều. Song nó chỉ được quan niệm như một cái gì khiến chúng ta khác người. Vì mục đích thiển cận nào đó ( chẳng hạn để kêu gọi du lịch ), tính độc đáo bị tô vẽ quá đáng. 

Khi nghiên cứu văn hóa mang nặng tính cách vụ lợi, nó đã phát triển theo những phương hướng cổ lỗ và sai lệch như vậy. 

Nhiều người nước ngoài cũng biết điều đó. Tại Hội thảo quốc tế về Việt nam học lần II (2004), Oscar Salemink, bộ môn Nhân học Xã hội, ĐH Tự do Amsterdam (Hà Lan) cũng phải kêu lên đại ý : Nhiều người Việt Nam luôn luôn nói văn hoá Việt Nam khác với văn hoá các nước khác. Nhưng nếu nghiên cứu kỹ, so sánh với văn hoá các nước khác thì có rất nhiều biểu hiện giống nhau. Trước những nhận xét như thế thông thường là ta lảng tránh.

Sự hạn chế trong tiếp cận và so sánh, đã không giúp ta hiểu ta tốt hơn.

Những khó khăn đã đến với người nghiên cứu văn hóa Việt Nam ở trong nước hiện nay 

Theo chúng tôi, khó khăn lớn nhất của việc nghiên cứu về VN hôm nay là chúng ta xuất phát từ một quan niệm thiển cận về văn hóa như trên vừa trình bày. Những lý luận mới mẻ và đầy sức thuyết phục về văn hóa, từ lâu đã hình thành ở các nước phương Tây, nay được giới thiệu kỹ càng rộng rãi ở Nga và Trung Hoa lục địa, thì ở xứ ta vẫn còn xa lạ.

Với sự thiển cận kéo quá dài, các khó khăn càng chồng chất. 

Một đặc điểm cũa xã hội VN là cái gì cũng có, nhưng cái gì cũng không đạt chuẩn mực. Chúng ta không có thành thị tuy qúa trình đô thị hóa đang diễn ra ồ ạt, bừa bãi. Chúng ta không có các trường đại học theo đúng chuẩn mực quốc tế -- và không biết bao giờ có nổi, trong khi đại học đang được mở ra đại trà. 

Hoạt động nghiên cứu văn hóa cũng vậy. 

Trong khi văn hóa Việt Nam rất được đề cao, thì các thiết chế nghiên cứu lại chưa hình thành . 

Về mặt phương pháp, văn hóa dân tộc chưa được nghiên cứu như một thực thể thống nhất mà bị chia nhỏ cắt khúc ra thành nhiều mảng rời rạc. 

Nếu biết rằng đây cũng là tình trạng thấy ở khoa học xã hội Nga thời xô viết và ở Trung Hoa đại lục từ 1976 trở về trước, thì người ta có thể yên tâm rằng tình hình không thể khác được. 

Chính những người phương Tây – xin được nói thẳng như vậy -- lại đi đầu trong việc nghiên cứu VN như một toàn bộ. Thuật ngữ Việt Nam học được du nhập từ nước ngoài vào. Cho tới những năm tám nươi của thế kỷ XX, thuật ngữ này vẫn không được công nhận. 

Gần đây tình hình thay đổi, giới khoa học xã hội trong nước muốn làm nhưng lại không có người biết nghiên cứu.

“Các nhà Việt Nam học “nội địa thường chỉ được hiểu là các nhà nghiên cứu từng ngành riêng rẽ được gộp lại theo phép cộng đơn giản.

Đã có các cuộc Hội thảo quốc tế về VN học (1998 và 2004 11-2008), nhưng từ đây, lại thấy nổi bật lên một hiện trạng đáng xấu hổ:
 
Trong hoạt động nghiên cứu cụ thể, các nhà khoa học nước ngoài làm tốt hơn người trong nước. Sự hơn này là ở mọi mặt. Họ cần cù. Họ có công cụ tốt. Nhiều người Nhật người Mỹ nghiên cứu Việt Nam đọc được cả các văn bản bằng chữ Hán cổ (là điều càng ngày càng ít nhà nghiên cứu VN làm nổi) . 

Họ làm công tác nghiên cứu với tinh thần khoa học thực sự chứ không biến đây thành công tác tư tưởng. Họ không bị ràng buộc bởi những cấm kỵ.

Trong lúc chúng ta quen nói về tình trạng thống nhất thì họ nói về những vùng văn hóa khác nhau tồn tại lặng lẽ trong lịch sử. 

Trong lúc chúng ta chỉ thích nhấn mạnh sự độc lập với Trung Hoa cổ thì họ vạch rõ chúng ta đã học đòi và dễ dãi với mọi sự bắt chước xoàng xĩnh. 

Với một thứ chữ nôm mà chúng ta tự hào, có nhà khoa học Nhật đã gọi là một thứ bánh vẽ, việc sử dụng có nhiều bất tiện. 

Điều đáng tiếc là những công trình nghiên cứu này không được giới thiệu đầy đủ vào Việt Nam. Trong những trường hợp may mắn đươc giới thiệu thì theo lối cắt xén và tìm mọi cách hạn chế tầm tác dụng. Thường chúng bị giam lại trong những cuốn sách in với số lượng hạn chế mà không có được khả năng thâm nhập mạnh mẽ vào xã hội để thúc đẩy một sự đồng cảm và đi tiếp . 

Một việc có thể làm ngay 

Đời sống tinh thần của xã hội đang có nhiều diễn biến phức tạp mà người ta chỉ có thể hiểu được và gỡ rối được nếu trở lại với cả quá khứ của dân tộc. Nói như B. Russel “ Đọc sử để biết những ngu xuẩn của quá khứ, nhờ thế người ta có thể chịu đựng tốt hơn những ngu xuẩn của hiện tại “ ( sử học nói ở đây hàm nghĩa là việc nghiên cứu văn hóa nói chung). 

Gần đây đã có bạn trẻ thắc mắc vì sao sinh viên nước ngoài đến VN thì được học những khóa trình về văn hóa VN, mà sinh viên VN thì không. 

Nhưng chúng ta vẫn chưa sẵn sàng cho việc này. Tự nhận thức chưa trở thành một nhu cầu của xã hội. Người biết nghiên cứu và có khả năng nghiên cứu không có. Trình độ của ngành khoa học xã hội trong nước quá thấp và không dễ gì thay đổi. 

Thậm chí không ai dám tin là sắp tới có một cơ chế nghiên cứu thích hợp tương xứng phần nào với đòi hỏi của tình hình. 

Đã có lúc chúng tôi đi tới ý nghĩ là phải “ quốc tế hóa “ công việc tức là dựa chủ yếu vào thành tựu của giới nghiên cứu nước ngoài. Song lại cũng biết ngay là điều này đi ngược với thói quen suy nghĩ của người đương thời và chắc chắn là chưa thể làm được trong thời gian tới. 

Trước mắt chỉ xin có một đề nghị cụ thể, là cần lập ra những trung tâm thông tin tư liệu về Việt Nam học( tối thiểu là một, càng có nhiều càng tốt).

Các trung tâm này có nhiệm vụ thu thập tất cả những gì người trong nước và nước ngoài đã viết về con người và xã hội Việt Nam, văn hóa Việt Nam.

Có một phần là nguồn từ sách báo người Việt viết ở Sài Gòn trước 1975 và các trí thức đang sống ở hải ngoại.

Phần khác bao gồm từ thư tịch cổ của người Trung Hoa, sổ tay nhật ký của các nhà buôn các giáo sĩ phương Tây đến Việt Nam các thế kỷ trước, sách báo viết về Đông dương của người Pháp (kể cả các viên chức hành chính cấp cao, những “ thực dân cáo già “ như chúng ta vẫn nói) cho tới các công trình nghiên cứu đang hàng ngày hàng giờ xuất hiện trong các trường đại học ở Mỹ và Nhật, Úc và Hà Lan.

Thu thập các tài liệu đã có cập nhật hóa nó bằng cách đưa lên mạng … việc này đòi hỏi nhiều công phu, nhưng vẫn là dễ làm nhất và nên được xem là cú hích mở đầu cho một quá trình tự nhận thức mà nếu không tiến tới một cao trào thì xã hội Việt Nam không bao giờ tạo ra được một bước ngoặt trong sự phát triển.

Nguồn: Vương Trí Nhàn

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2015

TỘI ÁC TRƯỚC VÀ SAU POL POT Ở CAMPUCHIA

Meo Meo


Chúng ta thường nghe rất nhiều về tội ác dưới thời Pol Pot nhưng hầu như không nghe tí gì về tội ác nhắm vào người dân Campuchia trước và sau thời Pol Pot! Các bạn có bao giờ đặt câu hỏi tại sao một kẻ điên loạn như Pol Pot lại có thể có người dân đi theo ủng hộ và chiến thắng trong cuộc nội chiến ở Campuchia? Ai hay cái gì đã gây ra nội chiến đó? Và bạn có biết rằng thảm kịch của người dân Campuchia không chấm dứt ngay sau khi Pol Pot bị lật đổ mà còn tiếp diễn một thời gian dài?

Các bạn có thể mặc định rằng, sau khi Pol Pot bị lật đổ và thế giới 'văn minh' Anh Mỹ biết được chuyện gì xảy ra với dân Campuchia, họ sẽ nhanh chóng giúp đỡ hết mình về lương thực, thuốc men cho những nạn nhân còn sống sót, nhưng sự thật thì ngược lại! Dân Campuchia đã bị cấm vận luôn vì Việt Nam đã giải phóng họ! Tội ác vẫn tiếp tục sau Pol Pot vì Pol Pot vẫn được những nước 'văn minh' như Anh Mỹ cấu kết với tàu ủng hộ và bóp cổ dân Campuchia chỉ vì mục đích hèn hạ bỉ ổi là trả thù Việt Nam!

'Year Zero - Cái chết im lặng của Campuchia' là một trong những phim tài liệu nổi tiếng của John Pilger làm cùng với David Munro vào năm 1979 trong bối cảnh sau khi bộ đội Việt Nam đã giải phóng Campuchia khỏi nạn diệt chủng của Pol Pot. Phim ghi lại những hình ảnh thực tế, phỏng vấn nhân chứng, nạn nhân ở những trại cứu trợ cho thấy hoàn cảnh cực kỳ thiếu thốn về thuốc men và lương thực và chỉ còn nằm chờ chết của người dân Campuchia lúc đó.

http://youtu.be/FTmEy2GEVL8

Tác giả John Pilger là một nhà báo Úc làm việc ở Anh, từng làm phóng viên trong thời chiến tranh Mỹ xâm lược Việt Nam. Ông từng hai lần được tặng giải thưởng Phóng viên của Năm của Liên hiệp Anh. Những phim tài liệu của ông được thắng nhiều giải thưởng ở Anh và quốc tế. Nhà báo này cũng nhận được nhiều bằng tiến sĩ danh dự.

Sau khi công chiếu Year Zero, 45 triệu USD đã được quyên góp mà không cần kêu gọi, đại đa số là những khoản đóng góp nhỏ, trong đó có có 4 triệu bảng Anh từ học sinh ở Anh. Số tiền này là cứu trợ đáng kể đầu tiên cho Campuchia. Pilger và Munro tiếp tục làm thêm bốn phim nữa về Campuchia. Trong lần làm phim thứ hai, Cambodia Year One, họ đã bị cảnh cáo rằng Pilger đã bị đưa vào danh sách phải thủ tiêu của Khơ-me Đỏ.

Năm 2006, Pilger miêu tả phản ứng của người dân Anh với phim Year Zero:

'Cuốn phim tài liệu này đã gây ra những làn sóng lan xa và rộng...Year Zero không những phơi bày sự khủng khiếp của những năm tháng dưới thời Pol Pot, mà còn cho thấy việc ném bom Campuchia (của Mỹ trong chiến tranh với Việt Nam) đã tạo ra một chất xúc tác quan trọng cho sự nổi lên của Khơ-me Đỏ. Nó cũng phơi bày việc phương tây, dẫn đầu bởi Mỹ và Anh, đã thiết lập cấm vận, giống như một cuộc bao vây thời trung cổ, trên một đất nước đã bị lâm vào cảnh tê liệt, khó khăn nhất thế giới. Việc làm này là một phản ứng cho sự thật là Campuchia đã được giải phóng bởi Việt Nam - một đất nước nằm bên kia chiến tuyến của cuộc Chiến tranh Lạnh và vừa mới đánh bại Hoa kỳ. Sự đau khổ của Campuchia nằm trong một cuộc báo thù có chủ đích. Anh và Mỹ còn ủng hộ đòi hỏi của Pol Pot tiếp tục giữ ghế đại diện Campuchia ở LHQ, trong khi Margaret Thatcher ngăn chặn sữa cho trẻ em đến với những nạn nhân còn sống sót của chế độ ác mộng đó. Chỉ một phần nhỏ của những chuyện này được nhắc đến.

Nếu Year Zero chỉ đơn thuần miêu tả con quái vật Pol Pot, nó đã bị quên lãng nhanh chóng. Bằng cách phơi bày sự thông đồng, cấu kết của những chính quyền của chúng ta, nó đã cho thấy một sự thật rộng lớn hơn về việc thế giới được vận hành như thế nào...'

Trong một diễn văn năm 2007 mang tựa đề "Freedom Next Time: Resisting the Empire", Pilger miêu tả cuộc gặp gỡ của ông với Kênh Truyền hình Công của Mỹ (PBS). Họ đã từ chối cho công chiếu phim tài liệu này và theo Pilger phim này đã không bao giờ được phát sóng trên đất Mỹ.

http://en.wikipedia.org/wiki/John_Pilger#Cambodia

Những điểm nhấn trong phim:

1:00: Trong lời giới thiệu của John Pilger, ông cho biết Nixon và Kissinger đã rải xuống Campuchia 100 ngàn tấn bom, là một khối lượng bom có sức nổ tương đương với năm trái bom nguyên tử đã dùng ở Hiroshima. Hành động bất hợp pháp này được làm trong bí mật vì Campuchia là một nước trung lập dưới thời Norodom Sihanouk.

2:30: Pilger: 'Năm Pol Pot lên nắm quyền được gọi là Năm Số Không, bình minh của một thời đại không gia đình, không tình cảm, không biểu hiện của tình yêu hay sự đau buồn, không thuốc men, không bệnh viện, không trường học, không sách vở, không học hành, không lễ hội, không có âm nhạc, không thư từ, không tiền bạc, chỉ có làm việc và chết.'

Khoảng gần một phần ba dân số đã bị mất tích, có lẽ là đã bị giết. Đối với John Pilger, đến Campuchia giống như vấp phải một chuyện mà ông không thể nào tưởng tượng ra được. Những gì người xem phim sẽ thấy là một tường thuật bằng phim đầy đủ nhất của nhà báo phương tây từ đống đổ nát của một đất nước hiền hòa. Có một số cảnh sẽ làm người xem khó chịu.

4:00: Pilger: 'Hình ảnh của Phnom Penh, một thời tấp nập, hiện đại, diện tích lớn hơn cả Amsterdam hay Brussels. Trong bốn năm nó đã đứng trong im lặng, bị bỏ trống, giống như nó đã trải qua một cuộc chiến tranh hạt nhân làm cho chỉ còn lại những tòa nhà đứng đó, và đây là những hình ảnh mà tôi nhớ về nó, thủ đô của một đất nước được ưu đãi, của chợ búa khắp nơi. Mảnh đất cho ra ba mùa thu hoạch một năm.'

5:00: Pilger: 'Sihanouk gìn giữ độc lập của Campuchia như một người làm trò tung hứng tệ hại trong một bãi chiến trường. Vào năm 1970 ông ta bị lật đổ sau một thời gian Mỹ ném bom Campuchia. Mùa xuân 1969, B-52 của Mỹ bắt đầu ném bom bí mật Campuchia trung lập. Phi công bị bắt thề không được tiết lộ bí mật ngay cả với cấp trên của mình và sổ ghi chép công vụ của họ bị làm giả....

Những người Campuchia bị chết bởi bom B-52 được gọi là 'thiệt hại kèm theo', làng mạc bị thiêu hủy của họ được gọi là 'bắn nhầm'.

Lầu Năm Góc miêu tả người Campuchia là một đám người quá ngoan ngoãn thụ động, không thể mong họ hành động theo hướng tích cực cho chính sách của Mỹ.'

7:20: Pilger: 'Từ trong khói lửa, Pol Pot đã xuất hiện. Cuộc cách mạng của hắn trước đó chưa bao giờ được hưởng một sự ủng hộ rộng rãi cho đến khi cái lý thuyết thằng điên của Nixon được thực hiện. Chiến dịch ném bom Campuchia lật đổ sự cân bằng mong manh giữa phe bảo hoàng, cộng hòa và cộng sản. Nó châm ngòi cho một cuộc chiến tranh làm chết và bị thương ít nhất một triệu người và làm tan nát chính cái cơ cấu xã hội của Campuchia.'

8:10: Pilger: 'Nếu quân đội nước ngoài đừng động đến nơi này, người dân ở đây sẽ tự quyết định một xã hội cho chính họ và tự lo liệu được cho mình. Chắc chắn là còn chế độ phong kiến và tham nhũng nhưng không có chiến tranh, giết chóc, bom napalm... Bây giờ thì thành phố hấp dẫn này chỉ còn là một đống đổ nát. Từng đám người mót của, phần lớn là trẻ em lục lọi trong những căn nhà, văn phòng, trường học, rạp hát, công viên, viện bảo tàng bỏ hoang...'

10:18: Phỏng vấn đại diện UNICEF. Chính quyền Campuchia yêu cầu cứu trợ nạn đói cho 2.250.000 người... Theo đại diện này, ở một địa phương, trong một lán tập trung người bị đói đã có 54 trẻ em đang chờ chết. Một em bị thương chỉ nằm đó không còn hơi sức nhìn lên và đã chết 10 ngày sau đó. Ông luôn phải nhớ đến thảm cảnh đó. Mình không giúp được gì vì chẳng có phương tiện gì trong tay.

12:11: Cảnh một em khác đang nằm rên nhẹ chờ chết.

12:25: Tháng 7, chính quyền Campuchia gửi yêu cầu xin một trăm ngàn tấn gạo và phương tiện y tế đến Hội Chữ thập đỏ Quốc tế và UNICEF. Tại đây, Kompong Spur, mỗi người được nhận bốn lon gạo cho một tháng. Nhưng số thực phẩm này lại đến từ một nước nghèo khác, Việt Nam!

Cho đến giữa tháng 10, Hội CTĐQT vả UNICEF chỉ gởi đến 200 tấn cứu trợ, trên thực tế cũng như là không có gì.

14:34: Pilger: 'Pol Pot dường như tưởng tượng mình là kẻ thừa kế của đế quốc Angkor. Trong tư tưởng của Khơ-me Đỏ, cộng sản được ít khi nhắc đến, thay vào đó là một tổ chức đòi hỏi hình thức nô lệ trong môt xã hội nông nghiệp không có thành phố hay máy móc. Trung quốc ủng hộ Pol Pot sống trong hoang tưỏng là một Mao Trạch Đông thứ hai. Họ xem Campuchia là một chén cơm trong một thuộc địa tương lai và nó đã xuất hiện như thế trong một vài bản đồ của Trung Quốc...'

26:00: Pilger: 'Có 558 người trong bệnh viện còn lại này của Phnom Penh và phần lớn là trẻ nhỏ và sơ sinh. Chúng đang chờ chết vì chúng gần như không có cái gì để ăn. Không nước sạch, vitamin, sữa, không thuốc men, kháng sinh, nay cả bông băng cũng thiếu. Một tiếng khóc lớn của một trẻ trai có thể nghe từ ngoài đường, lên xuống trong đau đớn và dần dừng lại.'

Một nhân viên của HCTĐQT hỏi Pilger một cách tuyệt vọng rằng có thể bằng cách nào đó liên lạc bất cứ chính quyền nào để tiếp tế ngay một chuyến cứu trợ bằng máy bay C-130 thì sẽ cứu được hàng ngàn người. 

Pilger hỏi lại tại sao HCTĐQT không tự mình gởi đến một chuyến cứu trợ như thế. Nhân viên đó trả lời rằng chỉ huy của ông ta ở Geneva đang làm việc để tìm ra một khung kế hoạch cho việc cứu trợ. Ông ta nói: 'Đây là Đông Nam Á, chuyện gì cũng dính dáng đến chính trị cả'. 

Pilger: 'Có nghĩa là LHQ, bao gồm cả Anh vẫn còn công nhận chế độ diệt chủng Khơ-me Đỏ đã bị đánh bại và rất khó khăn để có được một sự giúp đỡ chính thức cho những người dân mà chính quyền mới của họ vẫn chưa được công nhận ngoại giao! Nói một cách khác, gần ba triệu người sẽ bị đói đến chết ở Campuchia và HCTĐQT, những cơ quan cứu trợ và các chính quyền sẽ gần như không làm gì cả...Dĩ nhiên là nếu bạn sống ở Geneva, hay New York, London, bạn sẽ không thể nghe tiếng thét của đứa bé mà tôi nhắc đến.'

29:00: Cảnh một bé trai 10 tuổi mà cha mẹ đã chết. Trong ngày Pilger quay phim bé trai này đang cần thuốc kháng sinh và sữa, những thứ mà bệnh viện này không có. Ngày hôm sau đoàn quay phim đến, bé đã chết. Trong thời gian quay phim, chỉ có hai bác sĩ người phưong tây đến đây nhưng họ cũng chẳng có trong tay phương tiện gì để giúp.

29:59: Cảnh trẻ suy dinh dưỡng một tuổi

31:05: Cảnh trẻ suy dinh dưỡng 12 tuổi. Đã có 550 bác sĩ ở Campuchia. 48 người còn sống.

32:27: Một trẻ chân co quắp và còn rất ít hơi sức nằm nhăn nhó. 

33:04: Một bác sĩ nói đây là một tình trạng khẩn cấp thực sự cần phải có thực phẩm và thuốc men. Cho ăn trước và sau đó chữa trị cho số dân bệnh tật này.

http://youtu.be/0rpZz5I_ylo

34:03: Bác sĩ: 'Việc phong tỏa cứu trợ này cũng giống như đối với Việt Nam. Sữa bị ngăn chặn chuyển đến Việt Nam và Campuchia cũng bị như vậy. Rõ ràng là như vậy.'

'Các nền kinh tế Châu Âu ngăn chặn giúp đỡ lương thực cho Việt Nam và tôi nghĩ chuyện giống như thế đã xảy ra đối với Campuchia.'

'Việt Nam đang gặp khó khăn về lương thực và thuốc men nhưng họ đang giúp Campuchia những thứ đó.'

34:55: Pilger: 'Đây là đoàn xe chở lương thực của Việt Nam. Con đường sống bảo đảm duy nhất của Campuchia. Mặc dù Việt Nam đang gặp khó khăn lương thực sau 30 năm chiến tranh, họ đã gửi hơn 25 ngàn tấn thực phẩm đến Campuchia. Người VN đã làm được chuyện này bằng cách kêu gọi mỗi gia đình các tỉnh tây nam VN hiến tặng gần 3 kg gạo. Theo tương phản, các chính quyền phương tây chỉ gửi cứu trợ nhỏ giọt.'

'Các cơ quan lớn HCTĐQT và UNICEF đòi hỏi điều kiện cho đề nghị từ thiện của họ như là quyền giúp đỡ cho 'phía bên kia'. Những người quan sát phương tây mà đã đi qua biên giới Thái vào Camphuchia đã thấy trên thực tế điều đó có nghĩa là gì. Đó là không phải giúp đỡ dân thường, đàn bà hay trẻ em mà là tiếp tế cho tàn quân diệt chủng của Pol Pot. Vì quyền lợi này các cơ quan cứu trợ đã giữ lại 90% hàng cứu trợ không cho đến với người dân Campuchia. Tiếp tế cho Khơ-me đỏ phù hợp với chính sách ủng hộ ngoại giao đối với Pol Pot của phương tây.'

'Cuối tháng trước, Hội đồng bảo an LHQ đã chứng kiến một màn trình diễn xuất sắc của các nền dân chủ các nước phương tây, bao gồm cả Mỹ và Anh, họ đã bầu cho việc tiếp tục công nhận chính quyền không còn tồn tại nữa của Pol Pot. Cái chính quyền mà ngay cả họ đã công nhận là hiếu sát nhất từ khi Hitler.'

'Lý do là phương tây không muốn làm mất lòng đồng minh và bạn hàng kinh tế mới nhất của họ, Trung Quốc. Bởi vì TQ chính là nước chống lưng chính cho Pol Pot.'

36:56: 15 Tháng 10, ở London, Giám đốc Brian Walker của tổ chức cứu trợ Oxfam nói: 'Chúng tôi chỉ nhận được sự hợp tác toàn diện trong danh dự từ chính quyền Campuchia (mới) và Việt Nam. Khi tôi rời Campuchia, tổng số hàng cứu trợ từ phương tây qua chín tháng chỉ là 200 tấn. Tôi không thấy bất cứ ai có thể hãnh diện với cái hoàn cảnh như thế.'

37:50: Bác sĩ giải thích về một loại bệnh truyền nhiễm trong một bệnh viện mà thuốc chữa trị cần có chỉ là penicillin. Thuốc này chỉ có một ít và do đó không đủ dùng. Pilger hỏi về một trường hợp cụ thể của một người rằng nếu không có penicillin thì sao. Bác sĩ trả lời sẽ chết trong vòng hai tuần hay một tháng. Pilger nói trường hợp này khái quát tình hình của Campuchia, rất nhiều người sẽ chết vì những căn bệnh bình thường có thể dễ dàng chữa khỏi.

38:40: Cảnh một em bé gái khác đang rên rỉ với miệng sưng vù và sẽ chết trong khoảng một tuần.

39:19: Số thuốc ít ỏi có được chỉ đủ để kéo dài thêm sự đau đớn. Mỗi sáng, các bác sĩ Việt Nam phải đưa ra quyết định ai sẽ sống thêm một ít và ai sẽ chết. Mỗi ba ca sinh con sẽ có một bị hư thai.

39:40: Cảnh một cô gái trẻ đang rên rỉ chờ chết. Pilger: 'Những người nhút nhát này không bao giờ muốn đưa ra cái bát để xin xỏ nhưng người phụ nữ trẻ này đã cầu xin thuốc từ chúng tôi trước khi cô ta chết.'

40:23: Pilger: 'Những đứa trẻ này là đoạn cuối của một quá trình được bắt đầu bởi những nhà chính trị ăn mặc tươm tất. Họ đã đưa ra những quyết định từ một khoảng cách địa lý rất xa với kết quả tàn bạo của chúng gây ra. Cách làm của họ có thể khác với Pol Pot, nhưng ảnh hưởng thì cũng giống nhau.'

''Bom rơi xuống như mưa', một em bé đã viết như thế vào năm 1973. Năm mà số lượng bom đổ xuống Campuchia đã lớn hơn gấp rưỡi lượng bom bỏ xuống Nhật trong toàn bộ Thế chiến II. Cái giá của một mạng người Campuchia là 100 USD tiền bồi thường.'

'William Shawcross, một tác giả người Anh đã phỏng vấn Thái tử Sihanouk năm ngoái, Ông nói: 'Hai người phải chịu trách nhiệm cho thảm kịch ở Campuchia hôm nay, đó là Nixon và Kissinger bằng cách mở rộng chiến tranh sang nước tôi làm chết rất nhiều người Mỹ và nhiều người khác nữa và họ đã tạo ra Khơ-me Đỏ.'

41:30: Một thị trấn bên bờ sông Mekong đã trở về gần như thời đồ đá. Trước khi lý thuyết ném bom của Mỹ được áp dụng và Pol Pot, nó là một vùng trù phú với nhà gạch, những chủ nông giàu có, thợ lành nghề, kỹ sư, giáo viên,... Nay thì tất cả những gì tòa nhà bằng gạch và đá đều bị sụp đổ và dân sống trong nhà lá, lán tạm bợ. Còn lại rất ít đàn ông ở tuổi trưởng thành làm việc. Tiêu chuẩn gạo cho mỗi người là nửa pound (227 grams) gạo mỗi tháng.

43:10: Pilger: 'Tại sao người Việt đã đến Campuchia? Sau 1975, VN bị tấn công liên tục bởi Khơ-me Đỏ. Chúng đã tàn sát dân ở những làng biên giới và chúng được hỗ trợ bởi 10 ngàn người Trung Quốc. Bộ ba Pol Pot, TQ, Mỹ nói rằng Việt Nam là một tay sai của Nga. Bất cứ người nào hiểu về người Việt Nam với tinh thần dân tộc dữ dội đã từng đứng gần như một mình chống lại những kẻ xâm lược trong 30 năm cũng biết rằng chuyện đó là không đúng sự thật một cách buồn cười. Nhưng sự đe dọa của TQ và ngăn chặn hàng cứu trợ hiện nay đã đẩy Việt Nam và Campuchia vào vòng tay đang chờ đón của Nga. Người Campuchia và VN đang chiến đấu cho sự sống còn của họ.'

48:43: Pilger: 'Nếu những cảnh khủng khiếp trong cuốn phim tài liệu này có mục đích gì đó thì nó không phải chỉ để tấn công tình cảm của bạn, mà còn để chấm dứt sự im lặng và dửng dưng được tính toán bởi các chính quyền, các cơ quan cứu trợ nhằm đặt Campuchia trở lại bản đồ của loài người. Khi quân đội Việt Nam lật đổ Khơ-me Đỏ dù với bất cứ lý do gì, họ đã cứu đất nước này khỏi một chế độ nô lệ và một khả năng bị tuyệt chủng. Các chính quyền phương tây có thể không muốn công nhận điều đó, nhưng đối với người Campuchia thì không có gì rõ ràng hơn sự thật trên. Vào ngày giải phóng, người phiên dịch của tôi, một cô gái trẻ đáng lẽ đã bị giết nhưng đã được sống tiếp.'

'Chính quyền Anh biết rõ từ đầu những gì Pol Pot và đám cuồng tín đã làm đối với người dân nước này. Chính quyền Callahan (Thủ tướng Anh giai đoạn 1976-1979) đã nộp một bản báo cáo cho Ủy ban Nhân quyền LHQ với những tin tức gây căm phẫn, sửng sốt như những gì các bạn đã thấy trong cuốn phim này. Mặc dù vậy, người dân ở đây vẫn bị để cho chết vì thiếu một trong những thứ đơn giản nhất như thực phẩm, thuốc, phương tiện di chuyển bởi vì các chính quyền, bao gồm cả chính quyền của chúng ta đã cương quyết cô lập và trừng phạt Việt Nam.'

'Nói một cách khác, cứu Campuchia có nghĩa là phải hợp tác với Việt Nam. Người ở cấp cao nhất của Campuchia và Việt Nam đều nói với tôi rằng họ chấp nhận vô điều kiện bất cứ máy bay mang hàng cứu trợ nào đến với Campuchia. Đã có ba chiếc máy bay như thế đến trong thời gian chín tháng.'

'Mỹ và Châu Âu nắm giữ lương thực dư thừa của TG mà chúng ta dùng để nuôi súc vật. Ở Anh chúng ta được chữa với penicillin như là một cái quyền con người. Tất cả chúng tôi những người làm phim này chưa bao giờ thấy những điều như thế này ở bất cứ nơi nào. Tiếng khóc của trẻ em theo chúng tôi khắp mọi nơi. Có sáu tháng để cứu một đất nước với phần lớn là trẻ em này. Chuyện đó có khả năng xảy ra không?'

Hết phim

Giải thích thêm:

Trong bốn năm 1969-1973, chính quyền Nixon-Kissinger đã ném xuống Campuchia 2,7 triệu tấn bom, hơn số bom được thả xuống Nhật trong toàn bộ CTTG thứ II khoảng một triệu tấn. Trong thời gian này, khoảng 30% dân số Campuchia đã phải chạy loạn.

Nạn nhân trực tiếp là khoảng 500 ngàn người đã chết vì bom. Hàng trăm ngàn người khác nữa đã chết vì ảnh hưởng của chạy loạn, bệnh tật, hoặc đói. 

Tài liệu của chính CIA xác nhận việc ném bom Campuchia của Mỹ là tác nhân chính giúp Khơ-me Đỏ lấy được sự ủng hộ trong dân chúng mà trước đó nó không có.

http://rabble.ca/toolkit/on-this-day/us-secret-bombing-cambodia

Lời kết:

Trong thời đại thông tin ngày hôm nay, những người vẫn cứ mơ mộng ảo tưởng vào Mỹ, núp váy họ để tranh đấu cho tự do dân chủ nhân quyền, dùng một đế quốc như Mỹ làm thước đo giá trị TD, DC, NQ, là loại người ngu xuẩn nhất TG!

Rõ ràng đối với Campuchia, chính quyền Mỹ ném bom thì nhanh và rất hào phóng. 2,7 triệu tấn đã được quăng vô tư, không điều kiện xuống nửa nước Campuchia trong bốn năm nhưng lương thực thì chỉ có 200 tấn thả xuống chung với quốc tế mà còn mè nheo đòi điều kiện trong khi họ đã biết rõ hoàn cảnh của dân Campuchia là như thế nào!

Trên TG này có ai phản đối cho rằng Pol Pot không phải là một tên tội phạm diệt chủng?! Nhưng các chính quyền yêu TD, DC, NQ phương tây đã ủng hộ Pol Pot trong 10 năm, sau khi cả TG đã biết rõ tội ác của hắn!

Việt Nam giúp xây dựng Khơ-me Đỏ khi tổ chức này chưa lọt vào tay của bọn cuồng sát, bản thân Pol Pot chưa lộ mặt và phạm tội ác diệt chủng và bản thân Khơ-me Đỏ không được ủng hộ ở Campuchia. Đừng ngu đến nỗi lẫn lộn, không phân biệt được sự khác biệt giữa hai sự giúp đỡ của VN và phương tây ở trên.

Giúp đỡ một người chưa phạm tội thì không có tội. Giúp một tên giết người hàng loạt sau khi đã biết hắn phạm tội thì bạn là một tên tòng phạm.

Phần của Mỹ đã trực tiếp giết tại chỗ 500 ngàn dân Campuchia và hàng trăm ngàn người khác gián tiếp sau đó. Bằng cách cấm vận lây Campuchia vì Việt Nam đã giải phóng nước này, Mỹ và đồng bọn cũng đã giết chết rất nhiều nạn nhân còn sống sót sau nạn diệt chủng.

Những câu 'quan ngại tình hình nhân quyền' của chính quyền Mỹ là những lời nói láo hào nhoáng nhằm che đậy cho những mục tiêu dơ bẩn bên trong. Hy vọng các bạn theo đạo thờ Mỹ có một ngày sáng mắt ra để thấy được cái chuyện mà cả TG của những người có lương tâm đều đã thấy được rất rõ ràng hơn nửa TK nay và xa hơn nữa là từ ngày lập quốc của nước Mỹ!

Chú thích ảnh: Bản đồ của 113,176 nơi bị đánh bom bởi Không quân Mỹ trên đất Campuchia từ 1965-1973 (được chỉ thị bằng màu đỏ)

Nguồn: MeoMeo