Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

NGUYỄN VĂN THIỆU CAY ĐẮNG THỪA NHẬN: VIỆT NAM CỘNG HÒA THỰC RA LÀ CHÍNH PHỦ ĐÁNH THUÊ CHO MỸ

Thiệu cay đắng thừa nhận: Việt Nam Cộng Hòa thực ra là chính phủ đánh thuê cho Mỹ


Nguyễn Hương/ QĐND online


U4 – Điệp viên cộng sản làm “quan lớn” trong Nghị viện Sài Gòn

QĐND Online - Bảo tàng Tình báo Quốc phòng Việt Nam đang lưu giữ, trưng bày một lá thư mật của đồng chí Nguyễn Đức Trí, Trưởng phòng Tình báo B2 gửi điệp viên U4 đang hoạt động trong sào huyệt của Mỹ-ngụy với chức danh Chủ tịch Văn phòng Hạ nghị viện Việt Nam Cộng Hòa. U4 tên thật là Đinh Văn Đệ, một điệp viên xuất sắc đã vượt lên nhiều nỗi đau thầm lặng của cá nhân để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tổ chức giao phó.

Lá thư đồng chí Nguyễn Đức Trí gửi điệp viên U4.

Lá thư 4 trang, được bắt đầu chuyển đi từ ngày 22-5-1973. Lúc này Hiệp định Pa-ri đã được ký kết, Chính phủ Nguyễn Văn Thiệu gặp khó khăn do quân Mỹ rút dần, nguồn tài trợ của Mỹ dành để nuôi sống bộ máy ngụy quân, ngụy quyền đang giảm đi. Trong thư, đồng chí Nguyễn Đức Trí đã giao nhiệm vụ trước mắt cho U4 trong tình hình mới: Tìm hiểu âm mưu, chủ trương của Thiệu đối phó với hội nghị dân sự, hội nghị quân sự 2 bên; địch nhận xét, đánh giá về phái đoàn ta, từng người trong phái đoàn ta như thế nào; cùng với đó là điều tra lai lịch một số nhân vật cộm cán trong chính phủ ngụy quyền.

Đồng chí Nguyễn Đức Trí cũng thông báo tình hình chung sau khi có Hiệp định Pa-ri, sự thất bại ngày càng rõ của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu và động viên U4 vững tâm khi có nhiều người thân, bạn bè giận ông khi làm “quan lớn” cho ngụy quân, ngụy quyền. Bức thư có đoạn: “… Chúng ta biết chấp nhận cái nhục nhỏ để giành cái vinh lớn cho dân tộc, sẵn sàng chịu đựng sự hiểu lầm của người khác, kể cả người thân của mình. Ngành ta là công tác mật, càng che dấu được nhiều người càng tốt, càng kín đáo càng có lợi… để đi sâu, trèo cao, đi sát với địch, tìm hiểu bí mật của địch phục vụ lợi ích cách mang… Anh nên dũng cảm gạt ra ngoài và có biện pháp giải quyết khôn khéo nhất, có lợi nhất, tất cả những ràng buộc, vướng mắc không cơ bản để tập trung tinh thần và ý chí để thực hiện nhiệm vụ”.

Đinh Văn Đệ (Ba Đệ) – điệp viên U4 là ai ? Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, những thông tin về ông mới dần được hé lộ. Ông là sĩ quan mang cấp Thượng úy của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, nhưng đã đi sâu vào hang ổ địch, giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Ba Đệ sinh năm 1924, theo đạo Cao Đài, mồ côi cha từ nhỏ nhưng vẫn được mẹ nuôi cho ăn học hết trung học đệ nhất cấp. Sau tháng 8-1945, Đinh Văn Đệ theo cách mạng được vài tháng thì thực dân Pháp nổ súng xâm chiếm Sài Gòn trở lại. Cuộc sống dưới ách cai trị của Pháp, xô đẩy anh vào Trường sĩ quan ngụy ở Thủ Đức. Dần dần, Đinh Văn Đệ được tướng tá ngụy tin dùng, về làm ở Bộ Tổng tham mưu ngụy, được Tổng tham mưu trưởng Lê Văn Tỵ tin cậy, giao làm chánh văn phòng, thăng cấp đại úy; giữa năm 1957 được thăng vượt cấp lên trung tá. Sau khi Ngô Đình Diệm bị đảo chính, Đinh Văn Đệ được cử làm Thị trưởng Đà Lạt, rồi Tỉnh trưởng Tuyên Đức, tới năm 1966 thì được thăng cấp đại tá và chuyển sang làm tỉnh trưởng Bình Thuận. Cuối năm 1967, Đinh Văn Đệ từ chức tỉnh trưởng, ứng cử vào Hạ viện ngụy. 

Từ trước khi Đinh Văn Đệ trúng cử vào Hạ viện của ngụy, tổ chức điệp báo của ta đã cử người liên hệ, tìm cách vận động ông trở lại phục vụ cách mạng. Ba Đệ từng bước tìm hiểu và giúp đỡ cách mạng. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân dân ta càng tác động mạnh đến tư tưởng của Đinh Văn Đệ. Ông có người em trai là Đinh Văn Huệ, sĩ quan tình báo của ta, sau này là Đại tá, Cụm trưởng Cụm điệp báo VĐ2. Ba Đệ ngày càng tích cực hơn trong cộng tác, cung cấp tin tức cho cách mạng. Đến năm 1969, Đinh Văn Đệ chính thức nhận lời, quy ước liên lạc để làm “điệp viên nằm vùng” của ta.

Là người nắm giữ chức vụ quan trọng trong Quốc hội của ngụy quyền Sài Gòn, Ba Đệ đã cung cấp cho ta nhiều tin tức chiến lược quan trọng. Tháng 1-1975, sau khi ta giải phóng tỉnh Phước Long, tổ chức chỉ thị yêu cầu Ba Đệ tìm hiểu phản ứng của địch. Qua mối thân thiện với Tổng trưởng Quốc phòng, Ba Đệ đã được Cao Văn Viên cấp cho một giấy thông hành đặc biệt. Nhờ có giấy này mà Ba Đệ ra vào Bộ Tổng tham mưu một cách khá dễ dàng để tiếp cận với các sĩ quan trong cơ quan này. Nhờ đó, tin tức của Ba Đệ giúp ta khẳng định ngụy không có ý định tái chiếm Phước Long. Ba Đệ còn cho biết địch bỏ Phước Long nhưng sẽ cho không quân dội bom quần nát căn cứ của ta ở Lộc Ninh. Nhờ tin này, khi ngụy cho không quân tàn sát căn cứ Lộc Ninh, ta hạn chế được rất nhiều thiệt hại.

Điệp viên U4 – Đinh Văn Đệ

Trước chiến dịch Tây Nguyên, Ba Đệ với tư cách là một quan chức cấp cao của Quốc hội, đã có nhiều biện pháp khéo léo để đi thị sát, nắm tình hình quân ngụy. Nhờ đó, ông đã giúp ta trả lời hai vấn đề: Địch có nắm chắc vị trí đứng chân của Trung ương Cục miền Nam hay không? Có biết quân ta đang di chuyển phục vụ chiến dịch Tây Nguyên hay không? Những thông tin đó giúp ta nắm chắc địch, chủ động triển khai kế hoạch của chiến dịch.

Ngày 13-3-1975, hai ngày sau khi ta giải phóng Buôn Ma Thuột, Quốc hội Sài Gòn cử Ba Đệ và nhiều quan chức khác bay sang Mỹ nhằm thuyết phục Quốc hội Mỹ ủng hộ ngụy, tiếp tục rót tiền tài trợ. Trên diễn đàn Quốc hội Hoa Kỳ, Ba Đệ đã khéo léo phác thảo một bức tranh đen tối về tình hình chiến trường; về sự lục đục, rối ren của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu; về sự sa sút của Quân lực Việt Nam cộng hòa… Những thông tin đó, vừa đúng theo yêu cầu của Thiệu, nhưng càng làm cho phe phản chiến trong Quốc hội Mỹ củng cố quan điểm ngừng tài trợ cho Nguyễn Văn Thiệu.

(SH- ảnh tài liệu này của SH thêm - xem thêm lá thư xin vay tiền của TT Thiệu)

Những thông tin mà Ba Đệ công khai trước Quốc hội Mỹ, cùng với những tin tức thất bại liên tiếp của quân ngụy trên chiến trường Nam Việt Nam dồn dập dội về, đa số các nghị sĩ và kể cả Tổng thống Pho (Ford) đều cảm nhận được không thể cứu vãn nổi chính quyền Sài Gòn. Những lời hứa viện trợ của Tổng thống Mỹ với Thiệu đã không thành hiện thực. Chính Nguyễn Văn Thiệu đã phải viết thư cầu xin Mỹ “nếu không viện trợ thì cho vay" (SH-link video)

Nhưng hành vi van lơn của Thiệu cũng không thuyết phục được Quốc hội Mỹ mở hầu bao. Trước khi bị Mỹ ép từ chức, Thiệu đã cay đắng thừa nhận: Việt Nam Cộng hòa thực ra là chính phủ đánh thuê cho Mỹ, Mỹ bội ước, không viện trợ nữa thì thất bại của Việt Nam Cộng Hòa là không tránh khỏi.

Xây dựng điệp viên U4 là một trong những thành công xuất sắc của tình báo cách mạng Việt Nam. Về phần mình, sau ngày đất nước thống nhất, ông Đinh Văn Đệ đã chọn cho mình một cuộc sống kín đáo, giản dị. Ông luôn quan niệm, những việc mình làm là trách nhiệm của một công dân yêu nước với Tổ quốc của mình. 

Bài và ảnh: Nguyễn Hương

Nguồn: U4 – Điệp viên cộng sản làm “quan lớn” trong Nghị viện Sài Gòn, QĐND - Thứ năm, 16/04/2015 | 20:54 GMT+7

Tre Làng chép lại từ Sách Hiếm

KHÔNG VIỆC GÌ PHẢI XOẮN, CỨ TIẾP TỤC HỒN NHIÊN ĐY

Các cháu nhỏ thân mến.


Các cháu chả việc gì phải xoắn khi chưa biết Quang Trung và Nguyễn Huệ là anh em con chú con bác với nhau, không việc gì phải xoắn.

Việc của các cháu là ăn sao cho ngon, ngủ sao cho yên, chơi sao cho hồn nhiên, giúp đỡ bố mẹ và học tập sao cho thiết thực. Thế là ổn. Còn những mớ kiến thức như Quang Trung Nguyễn Huệ, hay Hai Bà Trưng ai là chị ai là em, thì từ từ rồi biết cũng được, mà không biết cũng chẳng có gì ghê gớm cả. Những thứ đó khi đến một ngày, các cháu biết tò mò lịch sử, biết tìm hiểu lại về dân tộc cội nguồn, ắt sẽ rõ và rõ một cách thiết thực mà chả cần phải học, chả cần phải ai dạy dỗ cả, yên tâm.

Các cháu nói vanh vách về Quang Trung Nguyễn Huệ, nhưng gặp người lớn không biết lễ phép chào hỏi, gặp thầy cô không biết kính trọng, gặp bạn bè không biết yêu thương giúp đỡ, ấy mới là lo lắng.

Bảo đảm với các cháu một điều rằng, người nghiêm túc khi xem các cháu trả lời trên truyền hình, họ sẽ bật cười vị tha cho sự ngây thơ của các cháu. Không ai trách cứ gì nặng nề các cháu cả, mà ngược lại họ sẽ rất tức giận trước những kẻ là người lớn, những kẻ lấy lợi thế là cái nghề của mình để đưa các cháu ra hòng làm trò cười cho thiên hạ. Đó là một lũ khốn, dù chúng có thông thạo Quang Trung Nguyễn Huệ hơn các cháu, thì vẫn là lũ khốn, và đây mới là điều đáng quan trọng.

Không việc gì phải xoắn, và hãy cứ tiếp tục hồn nhiên.

Bác Dzái. Hehe.

Nguồn: Dái Ghẻ

ĐÃ RÕ VỤ CSGT HẢI PHÒNG KIỂM TRA THANH TRA GIAO THÔNG BỘ

LâmTrực@


Trên mạng lan truyền một clip phản ánh CSGT Hải Phòng cản trở đoàn thanh tra giao thông xử lý KSTTX (Kiểm soát tải trọng xe) làm dư luận quan tâm.

Tôi đã đọc nhiều báo và cả clip nói về vụ này, bắt đầu từ Chuyên trang Pháp luật Giao thông, cơ quan của Bộ GTVT.

Xin lỗi, cái tít bài của trang này đã cho thấy, họ bao che cho nhau để làm sai như thế nào. Họ giật tít:"CSGT Hải Phòng cản trở đoàn thanh tra giao thông xử lý KSTTX". Một cái tít sặc mùi kích động, tôi khinh, các anh các chị ạ.

Đọc và nghiên cứu văn bản, tôi thấy Đoàn Thanh Tra Giao Thông của Bộ mà thực chất là "Tổ công tác của Chi cục Quản lý đường bộ I.7" đã sai cả về quy trình công tác lẫn thái độ làm việc.

Ở đây, toàn bộ đoàn thanh tra này đã không thuộc quy định, không nắm được quy trình công tác, không hợp tác với địa phương, không chứng minh được mình là thanh tra giao thông và quan trọng là không có kế hoạch công tác được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Bộ GTVT.

Sự thật là, vào hồi 17h45’ ngày 02/7/2015, Tổ công tác Trạm CSGT Quán Trữ thuộc Phòng PC67 phối hợp cùng Thanh tra Sở Giao thông Vận tải làm nhiệm vụ tại Trạm kiểm soát tải trọng phương tiện tại Km41+005 QL10 thì nhận được tin có 06 người, gồm 03 người mặc trang phục Thanh tra giao thông, 03 người mặc trang phục dân sự cùng 02 xe ô tô bán tải, có dòng chữ Thanh tra giao thông ở thành xe BKS: 31A-6899 và BKS: 31A-3381 đang kiểm tra, kiểm soát các phương tiện lưu thông tại Km37+500 trên QL10 thuộc địa bàn xã Quang Trung, huyện An Lão, cách Trạm kiểm soát tải trọng phương tiện khoảng 04 km.

Video tố CSGT Hải Phòng "hạch sách" Thanh tra giao thông. Ảnh cắt ra từ clip

Tổ công tác đã trực tiếp đến địa điểm trên liên hệ, đề nghị trao đổi thông tin nhằm phối hợp đảm bảo trật tự an toàn giao thông cũng như KSTTX trên tuyến, tránh việc trên một đoạn đường ngắn, mà lái xe lại phải chịu sự kiểm tra của nhiều trạm, nhưng đoàn này đã bất hợp tác, không phối hợp.  

Trước tình hình trên, Tổ công tác đã báo cáo lãnh đạo Phòng PC67 để liên hệ với Công an huyện An Lão và mời số người trên về trụ sở Công an huyện An Lão làm việc.

Tại CA huyện An Lão, số người trên trình bày là cán bộ, công chức của Chi cục Quản lý đường bộ I.7 thuộc Cục Quản lý đường bộ 1 - Tổng cục Đường bộ Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ kiểm tra đường bộ; kiểm tra, xử lý xe ôtô tải tự đổ vi phạm kích thước thành thùng hàng và chở hàng quá trọng tải cho phép, gồm: ông Nguyễn Xuân Lịch - Chi cục trưởng; ông Nguyễn Ngọc Minh - Công chức Thanh tra; ông Nguyễn Thanh Toàn - Công chức Thanh tra; ông Nghiêm Xuân Giang - Công chức Thanh tra; ông Bùi Quốc Đảng - Nhân viên và ông Nguyễn Đình Toàn - Lái xe. 

Điều đáng nói, đoàn này tự xưng là thanh tra, nhưng khi đề nghị cung cấp giấy tờ chứng minh thì lại không có. Đoàn này cũng không có kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong việc thực hiện nhiệm vụ theo quy định và cũng không có bất kỳ sự liên hệ, phối hợp với các lực lượng chức năng của địa phương. 

Trong khi đó, ngày 29/6/2015, Cục Quản lý đường bộ I - Tổng cục Đường bộ Việt Nam có Kế hoạch số 1341/KH-CQLĐBI - TT - AT về thanh tra, kiểm tra tháng 7/2015 trong đó tại mục 2 nêu: "thanh tra việc chấp hành quy định về xếp hàng hóa lên phương tiện, chở hàng vượt quá tải trọng, quá khổ theo quy định tham gia giao thông; thanh tra xử lý vi phạm đối với hành vi tự ý thay đổi kích thước thùng chở hàng của xe ô tô tải tự đổ, dự kiến bắt đầu thực hiện từ ngày 01/7/2015 và phải có sự phối hợp với Thanh tra Sở Giao thông vận tải và Công an các tỉnh, thành phố".

Các anh chị lưu ý là văn bản của Cục Quản lý đường bộ I, thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã quy định rất rõ: "phải có sự phối hợp với Thanh tra Sở Giao thông vận tải và Công an các tỉnh, thành phố". 

Chiểu theo những quy định trên, chúng ta có hể thấy, đoàn thanh tra này đã không phối hợp với Sở GTVT Hải Phòng và với Công an Hải Phòng; đoàn tự ý lập trạm để kiểm soát tải trọng xe là sai quy định, và khi bị phát hiện đã không chịu hợp tác với 2 đơn vị của Hải Phòng để thực hiện nhiệm vụ của Bộ (nếu có).

Các anh các chị nên nhớ, việc tự ý lập trạm là sai, và rất có thể các anh trong đoàn đã có ý đồ thiếu trong sáng.  

Tôi cho rằng, anh Nguyễn Xuân Lịch, Chi cục trưởng Quản lý đường bộ I.7,thuộc Cục Quản lý đường bộ 1, Tổng cục Đường bộ, là nhân vật chính trong video đang lan truyền nhanh trên mạng đã thiếu đàng hoàng trong xử lý vụ việc tại hiện trường và ngay cả khi phát ngôn với báo chí.

Anh biết anh sai, nhưng không chịu nhận lỗi, anh quay sang săm soi xem anh CSGT kia ăn mặc, đội mũ sai như thế nào để biện hộ cho hành vi của mình. Như thế hèn lắm, tôi chê.

Nếu anh bình tĩnh, có tâm hơn, anh sẽ thấy được CSGT và Sở GTVT Hải Phòng đang phối hợp với nhau, và họ cũng đang muốn biết anh là ai, có thẩm quyền lập trạm để KSTTX tại địa bàn này hay không để mà phối hợp. Nhưng rất tiếc, anh đã không hợp tác. Có lẽ anh cho mình là bố người ta chăng? 

Cái cách anh bắt bẻ CSGT, không chịu xuất trình giấy tờ, anh hùng hổ với công an An Lão, chưa kể cái cách anh phát ngôn với báo chí thiếu thống nhất đã cho thấy anh chưa xứng tầm là anh Chi cục trưởng. 

Biết sai mà sửa mới là người tử tế anh ạ.

**********

Tre Làng cảm ơn những người dân ở Quán Trữ chứng kiến vụ việc, cán bộ công an Hải Phòng và cán bộ Cục Quản lý đường bộ 1 thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã cung cấp thông tin.

"HỢP CHỦNG QUỐC" HAY "HỢP CHÚNG QUỐC HOA KỲ"?

LâmTrực@


Đã từ lâu, chúng ta vẫn nghe và đọc thấy cụm từ "Hợp chủng quốc Hoa Kỳ", và mấy ngày gần đây, trong thời gian TBT Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ theo lời mời của TT Obama, chúng ta lại thường xuyên đọc và nghe thấy cụm từ "Hợp chúng quốc Hoa Kỳ".

Nhiều bạn tự hỏi: Dùng đúng là "Hợp chủng quốc hay Hợp chúng quốc Hoa Kỳ"?

Để trả lời câu hỏi này, LâmTrực@ guk trên mạng và tập hợp lại để bạn đọc tham khảo.

1. Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (1931:250) giảng Hợp-chúng-quốc là Nước nhớn do nhiều nước nhỏ hợp lại và cho ví dụ kèm theo: Nước Hoa-kỳ là Hợp-chúng-quốc.

Chúng chính là một từ Hán Việt (眾). Ta gặp từ này trong các tố hợp công chúng, quần chúng, chúng sinh... và chúng mày, chúng nó... với nghĩa là đông. Do một sự cố có tính cách ngữ âm chúng đã trở thành chủng trongHợp Chủng Quốc: chữ Hán 種 có thể đọc là chúng (chúng thụ, nghĩa là trồng cây) hay chủng (chủng tộc, nghĩa là giống người). Để cho hợp lý, tên gọi Hợp Chủng Quốc được giải thích là nước gồm nhiều giống (chủng tộc) người hợp thành. Đây là một kiểu vọng văn sinh nghĩa. Dòm lại tên chính thức của nước Mỹ (United States) có từ nào nói về chủng tộc đâu? 

2. Theo TS Lê Quốc Vinh khi bàn về "cái sai, được sử dụng thành quen và được chấp nhận" đã có ý kiến rằng, cả thế giới đều biết một siêu cường quốc có tên gọi bằng tiếng Anh là United States of America. Tên ấy đã từ lâu được dịch sang tiếng Hán - Việt là Hợp Chúng Quốc Á Mỹ Lợi Gia hayMỹ Lợi Kiên Hợp Chúng Quốc, gọi tắt là Hợp Chúng Quốc châu Mỹ hoặcHợp Chúng Quốc Hoa Kỳ.

Trong tên gọi đó, cụm từ “Hợp Chúng Quốc” là cách dịch chính xác của cụm từ “United States” có nghĩa là “các nước (bang) liên hợp” - đồng nghĩa với từ “liên bang”. Nhưng không hiểu do đâu và tự bao giờ chữ “Chúng” (mang dấu sắc) lại biến thành “Chủng” (mang dấu hỏi).

Nhiều người còn giải thích một cách “uyên bác” rằng Hoa Kỳ là quốc gia do nhiều chủng tộc hợp thành nên nước ấy có tên như vậy (!). Thế mới biết, chỉ thay đổi dấu trong một từ mà đã làm biến đổi cả ý nghĩa tên gọi của một quốc gia.

Ngày nay báo chí và nhiều phương tiện truyền thông của Việt Nam, thậm chí cả một số văn kiện chính thức của Nhà nước, đều trịnh trọng gọi quốc gia ấy là “Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ”. Thế là, một cách gọi tên sai được sử dụng trong đa số trường hợp đã trở thành đúng nên được chính thức chấp nhận! 

3. Học giả An Chi viết trong Bách khoa tri thức: Gọi cho đúng thì phải gọi làHợp chúng quốc, dịch từ tiếng Anh là United States. Hợp chúng quốc châu Mỹ là United States of America. Đây là tên chính thức và đầy đủ của nước Mỹ, tức Hoa Kỳ. United là "hợp", còn States là "chúng quốc". "Chúng" là một hình vị tiếng Hán, có nghĩa là đông, nhiều, như có thể thấy trong chúng nhân, chúng dân, chúng khẩu, chúng sinh, quần chúng, đại chúng, công chúng, xuất chúng...Vậy "chúng quốc" có nghĩa là nhiều nước Hợp chúng quốc châu Mỹ hiện nay có 50 nước, tức "states" mà tiếng Việt gọi là bang). Do không rõ nguồn gốc và ý nghĩa của hình vị đang xét, lại thấy nghe thấy Hoa Kỳ là một quốc gia có nhiều sắc tộc từ các nước, các châu đến sinh cơ lập nghiệp nên một số người mới biên "hợp chúng quốc" thành "hợp chủng quốc", nghĩ rằng, chủng có nghĩa là giống người, là chủng tộc. Nhưng tên United hoàn toàn không nhắc đến chủng tộc.

Như vậy đã rõ, tên đúng phải là "Hợp chúng quốc Hoa Kỳ", tuy nhiên tên "Hợp chủng quốc Hoa Kỳ" vẫn được chấp nhận.

P/s: Vẫn là tên nước Mỹ, như chữ Hoa Kỳ có nghĩa là cờ hoa. Tuy nhiên, trong dòng chữ United States of America lại không có chữ nào nói về cờ hoa cả. Xin được trở lại trong các entry sau.

TIN NÓNG: "TÔ VĨNH CHÂM" LẤY THÂN CHÈN MÁY ỦI

Tin nóng nhất nè : Tô vĩnh Châm và điệu lâm - khốc.


Mới có 1 chị bị máy xúc chèn qua, cơ mà chị vẫn sống, hoan hỉ lắm thay. Thật là trời có mắt hoặc chị luyện được công phu thiết thủ kim cương chưởng, tức cơ thể rắn như thép, xe xích chèn qua chả xi nhê đéo.

Cơ mà, chị ra đó làm đéo gì, nơi đó họ đang thi công khu công nghiệp cơ mà người ơi ? Chị ra chơi hay ỉa bậy hay chăn bò?

Hóa ra, chị và các bạn dân oan mất đất ra phản đối xây dựng khu công nghiệp đéo gì.. 


Đây là nơi máy xúc thi công, tôi thì đọc báo cũ thấy ra rả tiếng chửi khu này đã 8 năm bỏ hoang cho cỏ mọc, tôi thì đéo hiểu lắm anh chị bần nông tâm tư cái đéo gì nhờ? khi anh chị được trả tiền và kí giấy bán ruộng, thì nó không thuộc sở hữu của anh chị nữa, họ (người trả tiền) đào ao hay đắp lúi hay hehe kệ mẹ cỏ mọc để chim chiền chiện hát ca cùng dế mèn thì ảnh hưởng đéo gì đến anh chị ơ kìa? nó thích để có mọc đó sao không à cơ? 

Và giờ, khi chúng bắt đầu thi công cái gì đó, thì anh chị lao ra cản việc của họ, tức bỏ không cỏ mọc anh chị chửi, mà làm thành khu gì đó, anh chị lại cản?

Vậy lại để cho cỏ mọc nhé người ơi ?

Hóa ra, anh chị tâm tư đền đất giá rẻ, và chị Tô Vĩnh Trâm, người lấy thân mình chèn xích chiếc komasu 8 xi lanh tu bô gầu lật 20 tấn 357 kg (cộng thêm trọng lượng anh lái 57 kg và 320 lít dầu diezel) đã anh hùng, phi đầu vào xích, rất may, chị vẫn sống, nhẽ hành vi nhặt cờ vung vãi cạnh chị đã hộ giá để hồn chị không du địa phủ, chứ đời tôi, sống từ thời mua 5 xu được 1 tập bánh quế ở điếm canh đê, chưa thấy ai bị xích sắt chẹt qua mà không tò tý te.

Cơ mà, giá rẻ liên quan đéo gì đến chị ơ kìa ? cả ngàn hộ đã kí giấy nhận tiền 8 năm trước đây, mọi sự đã an bài, chị chê tiền đéo nhận hay tiêu hết hay còn thì tôi chưa chắc lắm, nhưng chị kêu gào giá rẻ là phi lí, 8 năm trước giá phải khác chứ, hồi đó phở 5 nghìn bát, giờ phở 50 nghìn rồi chị ạ.

Chị cản người ta thi công, chị đòi thêm tiền, hành vi này theo tôi là tráo trở, lật lọng, bội tín và lưu manh kiểu hạ đẳng như lũ bần nông quanh chị. 

Khi cả ngàn người đã nhận tiền trả ruộng an bài thì các chị muốn khôn hơn họ ? 8 năm rồi người ơi, thêm 1 năm nữa người ta làm được cả 1 điện biên kia kìa chị ơi. khu công nghiệp tạo công việc để con cháu chị thoát cái đít trâu cơ mà?

Tôi là chị, tôi mổ ông gà, lạy 14 phương mừng đéo phải tiên du giá hạc, tại sao phải 14 phương, à do tôi thích thế.

Bọn to mồm nhất, chính chúng nó là chó đó chị ạ, chúng nó mong chị chết lắm để đạt được cái đích đê hèn của chúng, chị chưa chết, mà nó đã thắp hương cho chị và đôi dép tổ ong thần thánh nâng nui bàn chân Bắc kì của chị đây này : 


Ngờ đâu chị sống, chúng nó buồn lắm đó, chúng mong chị chết từng giờ đó.

Chị đéo tin tôi, hãy trả vờ cấm khẩu rồi sai con cháu trèo ngọn cau hú 3 hồn 7 vía, gọi phường bát âm đến tấu lâm - khốc nỉ non, xem chúng nó có rồ lên vì sướng không hehe?

Đồng đội của chị đéo tử tế đâu chị ơi.

Nguồn: Nguyễn Quảng

Tuấn Công Thư Phòng: THÀNH NHÀ HỒ

Hoàng Tuấn Phổ


Thành Nhà Hồ là một tòa thành đá kỳ vĩ của kinh thành nước Đại Việt cuối Trần sang Hồ. Kiến trúc sư tòa thành đá độc đáo này là Thượng thư bộ Lại Đỗ Tĩnh thiết kế và thi công. Hồ Quý Ly dời kinh đô nhà Trần ở Thăng Long vào kinh đô mới Tây Đô trên đất quê hương Thanh Hóa, đổi gọi Thăng Long là Đông đô. Năm 1428, Lê Lợi quét sạch giặc Minh, lên ngôi ở Đông đô - Thăng Long, gọi Lam Sơn - Thanh Hóa là Tây đô.

Năm 1430, vua đổi Đông đô làm Đông kinh, và tên Tây đô chuyển thành Tây kinh, cũng để chỉ Lam Kinh. Từ đó thành Tây đô của vương triều Trần - Hồ mang nhiều tên: Thành An Tôn, thành Tây Giai, thành Hồ, Hồ Thành, thành Đá, thành Tây đô... và Thành Nhà Hồ như tên gọi chính thức hôm nay.

Phải đến tận nơi, nhìn tận mắt, quan sát thật kỹ, chúng ta mới thấy tầm vóc vĩ đại của tòa thành đá với sức mạnh thần kỳ từ đôi bàn tay xù xì cùng tấm lưng trần gồ ghề mà người nông dân Việt áo nâu và áo lính sở hữu. Lơ Badixie, một học giả người Pháp đứng trước tòa thành kỳ vĩ, vô cùng kinh ngạc thốt lên:“Người An Nam là những người khổng lồ đào đất!” Hoàn toàn đúng ! Nhưng chưa đủ. Dân Việt Nam còn là những người khổng lồ: “quảy núi cày sông”. Ở huyện Nông Cống có Núi Quảy sông Cày là di tích của ông Nưa khổng lồ. Truyền thuyết ông Đồng khổng lồ ở Tĩnh Gia gánh cả mười tám hòn núi ném xuống biển thành quần đảo Biện Sơn, tạo nên đồng ruộng, chỗ cấy lúa nơi trồng màu. Hình tượng ông Vồm khổng lồ Thiệu Hóa hiện còn ghi dấu tích tại núi Vồm... Nếu không có sức vóc khổng lồ, ông cha ta thời Trần không thể xây dựng trong thời gian ba tháng hoàn thành một công trình lớn nhất Việt Nam bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, hiện còn thấy.

Thành Nhà Hồ gồm ba lớp liên kết chặt chẽ: Lớp ngoài bằng những khối đá vuông vức to lớn, nặng hàng chục tấn, lớp giữa bằng đất nện, lớp trong cùng xây gạch vồ, có nhiều bậc thang lên xuống dễ dàng. Trên mặt thành rộng rãi, bằng phẳng, quân lính, ngựa, xe đi lại thuận tiện như đường cái.

Thượng thư Đỗ Tĩnh là kiến trúc sư tài giỏi, lại có con mắt địa lý phong thủy. Bốn trái núi là bốn bức bình phong án ngữ phía trước bốn cửa thành mang hình tượng bốn con vật linh: Ngưu (trâu), Khuyển (chó), Mã (ngựa). Phía xa xa, núi Đốn Sơn làm tiền án mang hình tượng lĩnh thiên thần và dòng sông Mã nối sông Bảo như cánh tay vòng ôm lấy kinh đô để bảo vệ tòa thành. Đó là tình cờ của thiên nhiên hay tạo hóa chủ ý dành cho họ Hồ xây kinh đô mới để dựng nên nghiệp lớn. Khi bàn việc xây thành dời đô, đại thần Nguyễn Nhữ Thuyết can: “An Tôn (nơi xây thành) là đất chật hẹp hẻo lánh, nên với loạn mà không nên với trị, chỉ cậy hiểm được thôi!”. Dĩ nhiên Quý Ly không nghe, vì ông cần sự hiểm yếu để phòng bạo loạn. Mặc dù có tòa thành đá vững hơn bàn thạch, trước họa xâm lăng của giặc phương Bắc, Hồ Quý Ly không thủ thành chiến đấu mà từ vua Hán Thương, tướng quốc Nguyễn Trừng đến các tướng trước ồ ạt như mưa lũ, bão giông của giặc Minh, các mặt trận chống đỡ đều tan vỡ.

Chỉ còn thượng hoàng Hồ Quý Ly ở lại với tòa thành đá trơ vơ, lạnh lẽo. Giặc Minh ngược dòng sông Mã tiến lên đến khúc Vĩnh Ninh. Hồ Quý Ly mang theo vài vệ sĩ đi theo chiếc thuyền chài trên sông Bảo. Đến một đoạn sông khó đi, Quý Ly hỏi: “Đây là nơi nào ?”. Thuyền chài đáp: “Đây là ghềnh Chẩy Chẩy!”, Quý Ly nói với vệ sĩ: “Chẩy chẩy tức chỉ chỉ, chữ “chỉ” là đi đến, là dừng lại, “chỉ chỉ” là đến đây thì hết đường !. Đó là mệnh trời muốn diệt họ Hồ !”. Nói xong Quý Ly quăng gươm xuống sông, bảo vệ sĩ làm theo mình. Quả nhiên giặc Minh đuổi kịp, chỉ có bảy tên, đủ sức trói cổ một ông vua oai trùm thiên hạ! Áp giải về Kim Lăng kinh đô nhà Minh cùng với anh em, con cháu họ Hồ.

Nhà Minh lấy đất đai Đại Việt nhập vào lãnh thổ Trung Quốc, cũng chia quận, huyện, đặt quan lại như Trung Quốc, chỉ khác là chế độ cai trị vô cùng tàn khốc. Chủ trương của quân xâm lược là phải diệt nền văn hóa Việt tận gốc, riêng tòa thành đá vẫn giữ lại để bảo vệ quan lại, quân lính của chúng đóng trên đất Thanh. Hàng ngày giặc chia nhau đi càn quét cướp bóc, đêm đêm chui vào thành đá như cáo, chuột về hang. Trong khởi nghĩa Lam Sơn, Bình Định Vương Lê Lợi sai quân đánh thành Tây Đô để trừ mối họa cho dân Thanh, nhưng không kết quả, vì tòa thành đá quá kiên cố.

Năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn giải phóng Đông đô, thành Tây Đô giặc Minh tự trói tay xin hàng. Hầu hết các công trình kiến trúc trong thành: Cung điện, lầu ta... đều bị chúng tàn phá trước khi cuốn gói về nước.

Một trong những vinh dự nhất cho kinh thành Nhà Hồ thủ đô nước Đại Việt là nơi sĩ tử cả nước tập trung về dự khoa thi Thái học sinh (tiến sĩ) năm 1400 và khoa thi này đã tuyển chọn được 20 tiến sĩ, với những danh sĩ Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên ...

Cuộc kháng chiến họ Hồ thất bại, đất nước, kinh thành bị quân Minh giày xéo, Tây đô trở thành đề tài bình luận của nhiều người. Có lẽ sớm nhất là bài thơ “Đề thành Tây Đô” của Nguyễn Mộng Trang, người huyện Đông Sơn, Thanh Hóa. Nguyên tác chữ Hán, dịch thơ:

Vút ngựa qua thăm mấy lớp thành,
Phất phơ liễu rũ bóng hồ xanh
Mất, còn khó tính mưu trừ bạo
Thắng, bại khôn toan chức trị bình
Chỉ bởi họ Hồ quên đức chính
Đừng rằng Nam Việt thiếu anh linh
Ước gì mượn hạc lên tiên giới
Sáu cõi kêu vang chuyện bại thành.
(Hoàng Tuấn Phổ dịch)

Nói chung các danh sĩ xưa đến viếng thăm Tây đô Thành Nhà Hồ, bên cạnh quan điểm phong kiến phê phán sai lầm, trách nhiệm của Hồ Quý Ly là niềm cảm khái, u hoài về chốn kinh thành, một thời vàng son, đô hội:

Đỗ Xuân Cát:

“An Tôn thành hoài cổ”
Thanh sơn cựu sấu tồn di thiết
Hoàng đạo tâm, hi thất cố cung...
(Tích cũ thành hoang in núi biếc,
Điện xưa lúa tốt lấp đồng sâu)

Hoàng Tuấn Phổ dịch

Nhữ Trì Mai (Nguyên tác chữ Hán, Hoàng Tuấn Phổ dịch thơ)

“Vịnh thành Tây Nhai”
Điện ngọc xưa ngất trời
Nay còn gạch nát thôi
Chim luồn bụi tre rậm,
Rêu phủ hòn đá côi
Nhạn đến lòng kêu thảm
Xuân sang miệng nở cười
Mưu đồ tan bọt nước
Nghĩ chuyện sầu man mác !

Hơn 600 năm trôi qua, ngày nay chúng ta đến Tây đô thành Nhà Hồ với cái nhìn, cách nghĩ mới của thời đại mới. Đó là niềm tự hào về tổ tiên mình đã vác núi xây nên tòa thành đá kỳ vĩ, độc đáo. Nó không có vữa hồ làm mạch, mà gắn kết những khối đá phiến khổng lồ bằng mồ hôi trộn nước mắt và máu của muôn dân. Sự hy sinh của đôi vợ chồng Trần Cống Sinh - Khương Thị là biểu tượng công lao xương máu của nhân dân, đền Đông môn thờ Nàng Khương cũng là một loại tượng đài tâm linh tôn vinh nhân dân:

Nhất phiến kiên trinh năng động thạch,
Thiên thu tằng lũy đáo như kim.

Một tấm kiên trinh lay lũy đá
Ngàn thu hương khói tỏa trời mây...
(Nguyên tác Lê Thực Đình, dịch thơ: 
Hoàng Tuấn Phổ)

Thời gian có thể phủi bụi mờ hoặc xóa đi mọi thứ, chữ “Tây đô” một thời là kinh đô nước Đại Việt, vẫn còn tươi nét son trong sử sách. Và “Thành Nhà Hồ” hôm nay sáng rực ánh vinh quang “Di sản Văn hóa Thế giới” đi vào lòng nhân loại. Từ đây, anh em, bè bạn, du khách bốn phương có thêm điểm đến hấp dẫn để thưởng thức, khám phá kho báu, bức tranh thiên nhiên và văn hóa của một nền văn minh lâu đời. Thành Nhà Hồ sẽ đưa mọi người ngược dòng thời gian 30 vạn năm trước của lịch sử đất xứ Thanh di chỉ khảo cổ Đa Bút, một cái nôi của loài người nguyên thủy, đu đưa dưới bóng núi Mông Cù, trong tiếng ru ngọt ngào của gió lá, tiếng khe suối thì thầm, tiếng chim chóc ríu ran... Quây quần chung quanh cái nôi nguyên thủy Đa Bút là Báo Đồng, quê hương Trịnh Kiểm, Trịnh Tùng, những vị chúa lừng danh, là núi Hùng Lĩnh với cuộc khởi nghĩa Tống Duy Tân nổi tiếng, là động tiên Kim Sơn 29 ngọn cao thấp trùng điệp như voi, ngựa, tàn, kiệu nhấp nhô, là động Eo Lê đêm ngày mở rộng cửa Bồng Lai ngắm cảnh Thành Nhà Hồ...

Sự kỳ diệu của Thành Nhà Hồ đặt giữa một không gian văn hóa rộng lớn bao la sông núi, bát ngát đồng lúa vườn cây, vây quanh xóm làng xanh tươi, trù mật và chỗ gần nơi xa, khắp nơi thấp thoáng danh lam, ẩn hiện cổ tích. Những Đốn Sơn, chùa Du Anh, núi Tiến Sĩ, động Hồ Công... đều đắm trong không khí tâm linh, sắc màu huyền thoại.

Vinh quang Thành Nhà Hồ dù ghi danh nhà Hồ cũng không thuộc nhà Hồ. Trong thời gian bị vua nhà Minh giam lỏng ở Trung Quốc, Hồ Quý Ly ngẫm nghĩ nhiều về những năm tháng oanh liệt, quyền nghiêng thiên hạ của đời mình, làm bài thơ “Cảm hoài” nhận ra việc lớn “xây thành rời đô”, là sai lầm không thể sửa, phải ôm hận khóc vì thua, kém xa việc vua Bàn Canh (nhà Thương Trung Quốc) dời đô, kém tể tướng Lý Bật (nhà Đường Trung Quốc) tài trị nước an dân:

Nam quan thiều đệ ưng đầu bạch,
Bắc quán Yêm lưu giác mộng kinh
Tướng quốc tài nan tàm Lý Bật
Thiên đô kê chuyết khốc Bàn Canh...

Hồ Quý Ly tự dịch Nôm:

Quê người dễ thấy đầu dần bạc,
Quán khách khôn cầm tóc trắng xanh
Tướng quốc ắt chăng tài Lý Bật
Thiên đô còn phải hận Bàn Canh...

Thành Nhà Hồ do công sức của nhân dân, vinh quang cũng thuộc về nhân dân. Nếu tôi có tiền và được chính quyền cho phép, tôi sẽ dựng lên trước cửa Nam thành một pho tượng người khổng lồ xứ Thanh, người khổng lồ Việt Nam đang vác trên vai trần cả trái núi đá để xây nên một công trình tuyệt mĩ, một “Di sản văn hóa thế giới” được bốn phương ngưỡng mộ. Thành Nhà Hồ được tôn vinh, nếu chúng ta quy công cho Hồ Quý Ly để làm lễ kỷ niệm lớn, cúng tế linh đình là hoàn toàn không đúng.

KIẾN THỨC CĂN BẢN VỀ HIỆP ĐỊNH TPP

10 kiến thức căn bản về hiệp định TPP



Mỹ, Nhật Bản, Việt Nam và 9 quốc gia khác đang hy vọng sẽ hoàn thành ký kết TPP trong năm 2015. Theo Ezlaw, TPP sẽ là một sự kiện lớn nhất xảy ra với Việt Nam trong 20 năm nay (kể từ thời điểm Việt Nam và Mỹ bình thường quan hệ hóa vào năm 1995). Bạn có biết TPP là gì ? TPP là một hiệp định mang tính bước ngoặt, sẽ làm thay đổi cuộc chơi trong nền thương mại Việt Nam và Quốc tế. Bạn vẫn muốn biết rõ hơn về TPP ? Sau đây là những điều căn bản nhất mà bạn cần biết về hiệp định này


TPP, viết tắt của từ Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương), là một hiệp định, thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia với mục đích hội nhập nền kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. 12 thành viên của TPP bao gồm: Úc, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada, Peru, Singapore, Vietnam, Mỹ và Nhật Bản

*Hàn Quốc, Colombia, Costa Rica, Indonesia, Đài Loan, Thái Lan, và nhiều nước khác đang có ý định tham gia vào TPP
*TPP bắt đầu từ một thỏa thuận giữa Singapore, Chile, New Zealand và Brunei vào năm 2009, trước khi Hòa Kỳ quyết định tham gia và dẫn đầu


Mục tiêu chính của TPP là xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên


Ngoài ra, TPP sẽ còn thống nhất nhiều luật lệ, quy tắc chung giữa các nước này, như: sở hữu trí tuệ, chất lượng thực phẩm, hay an toàn lao động…


Các quốc gia thành viên hiện tại của TPP chiếm 40% GDP của cả thế giới và 26% lượng giao dịch hàng hóa toàn cầu.


Mỹ muốn TPP sẽ là điểm chốt mới của họ tại Châu Á sau nhiều năm Mỹ đã lún quá sâu vào khu vực Trung Đông. Ngoài ra, nhiều học giả còn cho rằng Mỹ muốn sử dụng TPP để tạo ra một nền kinh tế hợp nhất trong khu vực có thể đối trọng lại với sự phát triển quá nhanh của Trung Quốc. Trung Quốc đã có lúc thể hiện ý định muốn tham gia TPP, nhưng nhiều điều khoản hiện tại của TPP dường như được thiết kế để cố tình không cho Trung Quốc có cơ hội tham gia vào thỏa thuận này.



WTO hiện có tới 161 thành viên, vì vậy một trong những nhược điểm của mô hình này là sự khó khăn và dài lâu để tiến đến một thỏa thuận chung liên quan đến bất kỳ vấn đề gì.

Hơn thế nữa, TPP sẽ đặt ra được các luật lệ quốc tế mà vượt qua phạm vi WTO như: chính sách đầu tư, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, kiểm soát các công ty nhà nước, chất lượng sản phẩm và lao động….


Hầu hết các thỏa thuận quốc tế là về xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, ví dụ như: Ta có thể nhập khẩu số lượng X hàng hóa với giá Y khi các mặt hàng này đã đủ tiêu chuẩn về chất lượng hoặc lao động. TPP khác vậy. Chính bản thân TPP sẽ tạo ra các điều luật quốc tế có khả năng điểu chỉnh chính sách và hướng đi của luật pháp trong từng quốc gia thành viên. Nói một cách khác, các điều luật của các quốc gia thành viên sẽ phải tuân theo định hướng của TPP.

Nhiều điều luật trong TPP còn có ảnh hưởng thay đổi chế độ pháp lý của các quốc gia. Ví dụ như điều luật khuyến khích các thành viên của TPP mở một cơ quan chính phủ, có cơ chế và cách thức hoạt động giống tại Mỹ, thực hiện phân tích ưu-nhược điểm trước khi ban hành các điều luật mới trong nước.


Thỏa thuận TPP bao gồm 29 chương, trong đó chỉ có 5 chương là trực tiếp liên quan đến vấn đề trao đổi hàng hóa, dịch vụ, các chương còn lại đề cập nhiều vấn đề liên quan đến các chuẩn mực, tiêu chuẩn khác nhau về môi trường, chất lượng lao động, luật lệ tài chính, thực phẩm và thuốc men… 

*Chú ý rằng TPP sẽ bắt loại bỏ nhiều lợi ích của các công ty nhà nước (là một phần lớn của nền kinh tế Việt Nam), để tạo cơ hội cạnh tranh cho các công ty tư nhân. 


Với hiệp định TPP, các công ty, tập đoàn nước ngoài và quốc tế sẽ có khả năng mang chính phủ của các quốc gia thành viên ra tòa án đặc biệt của TPP khi các quốc gia này đặt ra các luật lệ, chính sách đi ngược lại với chỉ tiêu của TPP. Tòa án đặc biệt này có toàn quyền bắt chính phủ đền bù không những cho các thiệt hại đã xảy ra, mà còn những mất mát về cơ hội trong tương lai của các tập đoàn, công ty quốc tế. 


Các thành viên tham gia TPP đều đã phải ký một thỏa thuận giữ bí mật về tiến trình thương lượng chi tiết các điều luật của TPP. Các nước này chỉ được tiết lộ những thông tin trên đến các cơ quan chính phủ, tổ chức, và cá nhân có liên quan trực tiếp đến tư vấn chính sách giao dịch. 

*Hiện tại, một số chương của TPP có thể tìm thấy tại wikileaks - kênh chuyên đăng các thông tin tuyệt mật. 

Theo Ezlaw, mọi người dân Việt Nam, đặc biệt nhất là các nhà trí thức, luật sư, doanh nghiệp, khởi nghiệp... cần phải biết rõ và nhiều hơn về TPP - sự kiện lớn sắp xảy ra với Việt Nam và thế giới. Hãy đón xem các bài phân tích sâu hơn về TPP tại Ezlaw Blog.