Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2015

KHI NÀO CẢNH SÁT ĐƯỢC PHÉP NỔ SÚNG?

Khi nào cảnh sát được phép nổ súng?


Hỏi: Cảnh sát hầu hết đều được trang bị súng đeo trên người. Cho hỏi khi nào cảnh sát được quyền nổ súng và có được bắn vào phương tiện giao thông nếu phương tiện đó đang chạy trốn không?

Việc nổ súng trong khi thi hành nhiệm vụ phải được thực hiện theo quy định tại Điều 22 Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ như sau:


Chỉ được nổ súng với đối tượng trong các trường hợp sau:


Nổ súng với phương tiện giao thông


Lưu ý, không được nổ súng đối với các phương tiện của cơ quan ngoại giao, lãnh sự nước ngoài hoặc đại diện tổ chức quốc tế.

Người được giao sử dụng súng không phải chịu trách nhiệm về thiệt hại khi việc nổ súng đã tuân thủ quy định tại điều này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

Nguồn: Ezlawblog

MỘT CẢNH SÁT GIAO THÔNG HÀ NỘI VỪA BỊ TẤN CÔNG - LUẬT PHÁP ĐANG BỊ CHÀ ĐẠP KHÔNG THƯƠNG TIẾC

LâmTrực@

Hiện tại ở Việt Nam, không nghề nào nguy hiểm hơn nghề Cảnh sát giao thông (CSGT). Công việc các anh làm hàng ngày luôn đối diện với cái chết bởi sự đe dọa của mọi loại lưu manh, kể cả lưu manh giả danh trí thức.

Sáng nay 12/12/15, khoảng gần 10 giờ, tại ngã ba Sài Đồng - QL5 thuộc quận Long Biên, Hà Nội, một chiến sĩ CSGT đã bị một tên lái xe tải không chấp hành hiệu lệnh, đâm trực diện và kéo lê vài chục mét, khiến anh bị chấn thương nặng ở đầu, gãy chân và quần áo cảnh phục rách tả tơi như trong ảnh.

Hành vi của tên lái xe không còn là chống người thi hành công vụ mà nó có thể cấu thành tội cố ý giết người.

Người anh hùng CSGT đã bất tỉnh nhân sự trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ luật pháp và được đồng đội khẩn trương đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức

Anh là Thượng úy Nguyễn Quốc Đạt, công tác tại Đội CSGT số 5, phòng CSGT công an Hà Nội.

Được biết vào thời điểm trên, trong khi đang thực hiện nhiệm vụ, anh phát hiện xe ô tô tải BKS 89L-8211 va chạm giao thông với một xe Toyota Vios. Thượng úy Đạt đã ra hiệu lệnh dừng xe tải để giải quyết. Nhưng thay vì chấp hành hiệu lệnh, lái xe tải đã rồ ga lao thẳng khiến anh ngã ra đường.

Sau khi tông trực diện làm anh Đạt ngã, tên lái xe tiếp tục nhấn ga, tăng tốc, kéo lê anh Đạt trên mặt đường vài chục mét và bỏ chạy theo hướng vào nội thành Hà Nội.

Việc tấn công và cố ý giết một anh CSGT đang làm nhiệm vụ không đơn giản là chống người thi hành công vụ mà đó là hành vi chà đạp, dày xéo lên luật pháp. 

Hãy ngay lập tức truy tìm tên giết người để trừng trị trước pháp luật.

Dưới đây là vài hình ảnh về vụ việc:




Bổ sung: Tin không vui vừa nhận được, là anh Đạt đang hôn mê sâu. Mong cho anh qua khỏi và tên giết người phải đền tội.

Bổ sung tiếp: Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên chiều cùng ngày đã làm rõ danh tính và vận động đối tượng vi phạm ra đầu thú. 

Đối tượng này là Đoàn Văn Chuyên (sinh năm 1991, ở Văn Khê, Văn Giang, Hưng Yên) là lái xe tải mang biển kiểm soát 89L 0211. Cơ quan công an cũng xác định chủ xe là Công ty TNHH sản xuất đồ gỗ Anh & Em địa chỉ tại Đồng Than, Yên Mĩ, Hưng Yên. Cơ quan Công quận Long Biên, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an thành phố Hà Nội cũng đang tiến hành khám nghiệm trường vụ việc. 

Tại Công an phường Phúc Đồng, Long Biên, lái xe Đoàn Văn Chuyên đã khai nhận toàn bộ hành vi của mình đối với Thượng úy Nguyễn Quốc Đạt.

CỰU DU SINH 81 TUỔI KỂ CHUYỆN VỀ NƯỚC LÀM VIỆC

Cựu du HS 81 tuổi rơm rớm nước mắt kể chuyện về nước làm việc


Hoàng Đan

Nhà khoa học Phạm Phú Uynh.

Từ bỏ cuộc sống, mức thu nhập cao ở nước ngoài để trở về Việt Nam với ước mong xây dựng đất nước nhưng đôi lúc nhà khoa học Phạm Phú Uynh đã cảm thấy rất chán chường và bất lực.

Nhà khoa học chưa từng có học hàm, học vị

Nhà khoa học Phạm Phú Uynh từng có gần 10 năm được đào tạo và làm việc tại Đức. Ông cũng là người Việt nam đầu tiên được đào tạo chuyên sâu Technical Designer ở Đức và ứng dụng vào việc cải tiến, sáng chế nhiều máy móc, trang thiết bị dân sự cũng như phục vụ quân đội ở Đức cũng như Việt Nam.

PV: Thưa ông, trong quãng thời gian học và làm việc ở CHDC Đức (cũ), rất nhiều người biết ông là một tài năng đã góp phần sáng chế, cải tiến nhiều thiết bị, máy móc cho nước bạn. Mọi ưu đãi với ông đều rất tốt, cùng với đó, cũng có những lời đề nghị hợp tác nhưng tại sao ông lại chọn về Việt Nam vào những năm 1968 khi chiến tranh còn đang ác liệt như vậy?

Ông Phạm Phú Uynh: Tôi sinh ra từ một làng quê ở Quảng Trị, bố tôi bị giặc giết hại rất dã man và gia đình tôi bị giày xéo nhiều, nên lòng căm thù giặc cộng với tình yêu tổ quốc, tôi nỗ lực học tập, phụng sự tổ quốc.

Ở cấp học nào tôi cũng được tuyên dương khen thưởng và được chọn đi học nước ngoài.

Sang Đức học, được tiếp thu công nghệ hiện đại, nên tôi cố học tập và đã đạt kết quả tốt, lại biết sử dụng thành thạo các máy công cụ...

Vì không muốn rời bỏ tổ quốc, xa quê hương, gia đình, bà con, anh em ruột thịt nên tôi về nước muốn cống hiến cho tổ quốc.

Năm 1965, khi Mỹ ném bom miền Bắc, đang nằm ở bệnh viện, nhưng lòng tôi rạo rực, căm thù giặc sôi sục, đã viết thư gửi Đại tướng Võ Nguyên Giáp xin về nước chiến đấu chống quân xâm lược.

Những lần sang Đông Đức dài ngày thực tập sau Master, 1984 và sang Tây Đức trao đổi, báo cáo khoa học, 1994, nhiều bạn bè khuyên tôi nên ở lại nước Đức, tài năng sẽ được trọng dụng, nhưng tôi không làm theo.

Mặc dù, ở bên đó tài năng rất được tôn trọng, người Đức rất quý tôi, với sự say mê nghiên cứu KH, Design sản phẩm, cải tiến máy móc của tôi, lương của tôi sẽ rất cao và đã trở thành GS từ lâu rồi, nhiều bạn bè lớp sau cũng đã trở thành GS.

Năm 1994, khi sang Tây Đức, chỉ qua trao đổi, chất vấn học thuật về kiến thức Design, một nhà Designer từ New York đến thuyết trình về Design ở Đại học Köhl, rất lúng tùng không trả lời tốt câu hỏi của tôi đã khâm phục, đánh giá cao trí tuệ của tôi. 

Sau đó, ông ấy có ngỏ lời với tôi là đến lấy địa chỉ ở Giáo sư Bley để có người mời sang Mỹ làm việc nhưng tôi không đến. Là người Việt Nam dù thế nào tôi cũng sẽ về nước để phục vụ, xây dựng đất nước. 

Ở tuổi 81 nhưng ông vẫn miệt mài với việc vẽ, chế tạo, cải tiến các sản phẩm, máy móc mới.

PV: Đất nước vẫn đang bị chia cắt 2 miền, bom đạn chiến tranh rất dữ dội, khó khăn, gian khổ như vậy nhưng ông vẫn quyết định về và cống hiến. Tuy nhiên, sau này lại gặp phải rất nhiều khó khăn, trở ngại. Ông có thể chia sẻ một chút về điều này?

Ông Phạm Phú Uynh: Khi tôi trở về là năm 1968, đất nước đang bom đạn chiến tranh, rất khó khăn, rồi phải đi sơ tán ở Bắc Giang rồi sang Phú Thọ. Ăn uống rất kham khổ, phải ăn độn các thứ khác mà chủ yếu toàn ngô, trong khi tôi còn ốm nặng nữa, rồi trang thiết bị, máy móc không có...

Khăn chồng chất, nhưng tôi vẫn giữ vững, luôn kiên trì lao động. Ngay sau khi được lãnh đạo trường Mỹ thuật Công nghiệp xin về, tôi đã bắt tay vào làm việc ngay, rồi tham gia vào sửa chữa, cải tiến nhiều sản phẩm như máy thái sắn, xe ô tô Trường Sơn...

Tuy nhiên, sau này, do nội bộ trường có nhiều vấn đề, cá nhân tôi lại là người chống tiêu cực nên đã gặp phải nhiều điều vô cùng khó khăn, trắc trở.

Tôi bị áp đặt vào tổ dịch vụ trái nghề, không giao việc rồi báo cáo lên Bộ là tôi không làm được việc, tiếp đó, bị đình chỉ xét tiếp chức danh PGS, dù tôi được thừa điểm, thừa phiếu, đạt điểm cao ở lớp đào tạo triết học, phương pháp luận khoa học sau đại học.

Trước đó, dù chuẩn bị xong luận văn xin bảo vệ đặc cách Phó TS tương đương thì bị Bộ gạt tên, cho rằng tôi học lệch nghề, không làm KH được, không có công trình KH nào. Nhưng thực tế, tôi có nhiều tác phẩm máy móc được sản xuất hàng loạt ở Đức và ở Việt Nam lúc đó, tôi đã có giấy xác nhận của GĐ nhà máy M1 về các tác phẩm đạt 3 huy chương Vàng, 1 Bạc mà tôi là tác giả…

Tiếp đó tôi bị áp đặt vào danh sách giảm biên chế, bị đình chỉ giảng dạy, cắt lương, hạ bậc lương, không chuyển đổi lương mới, mặc dù tôi không bị kỷ luật.

Hơn 20 năm khiếu nại, cho đến năm 2010, tôi mới chính thức được về hưu và dừng bước, mặc dù vẫn còn rất nhiều thiệt thòi... (đôi mắt ông rơm rớm nước mắt - PV)

Trước đây, khi còn ở Đức, tất cả mọi thứ họ lo cho tôi, trả tiền cho tôi nhưng đến khi về đây, chế tạo, cải tiến mọi thứ đều ngược lại, thậm chí, tôi còn phải bỏ tiền túi của mình ra để làm.

Tôi cũng đã từng mong muốn thành lập một trung tâm chế tạo với vật liệu của tôi nhưng rồi cũng không được vì mọi thứ trì trệ quá...


"Nhiều lúc chán, bất lực"

PV: Ở trong một cơ chế như vậy, chịu rất nhiều điều o ép, sóng gió, nhiều việc đi đến những người có quyền giải quyết nhưng cũng không thực hiện được cho ông, vậy có khi nào, ông cảm thấy bất lực, chán chường không?

Ông Phạm Phú Uynh: Cảm giác đó thì có. Nhiều lúc tôi cũng chán, cảm thấy bất lực. Anh tôi từ Quảng tri điện ra: “Em nên lùi bước. Thầy Chu Văn An, Nguyễn Trãi vẫn thua kẻ nịnh thần”.

Nhưng rồi tôi vẫn tiến lên, vẫn cống hiến, bởi vì chính tình yêu đất nước đã ăn vào máu của mình, mong muốn xây dựng tổ quốc giàu đẹp đã thôi thúc tôi tiếp tục làm việc, sáng tạo. Tôi không thể rời bỏ tổ quốc, xa gia đình, bà con ruột thịt… Ở nước ngoài là phải làm việc, tiếp xúc với xã hội mới vui.

Nhiều bài học về bạn bè cùng lớp ở lại lấy vợ nước ngoài, khi về già không biết lấy ai làm bạn bè, không đáp ứng nhu cầu nhảy múa đi du lịch của vợ.

PV: Chúng tôi cũng được biết, năm 1976, đã từng có lời mời ông về làm Viện trưởng Viện Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội nhưng ông đã từ chối. Ông có thể nói rõ hơn về điều này?

Ông Phạm Phú Uynh: Năm 1976, khi họa sĩ nổi tiếng Hoàng Tích Chù làm Viện trưởng Viện Mỹ thuật công nghiệp Hà nội đã nhiều tuổi, nhưng không có ai thay, nên Tp Hà Nội nhờ Bộ Văn hóa tìm người thay thế. Bộ Văn hóa cử GS Nguyễn Văn Y đến nhà tôi tìm hiểu, vận động tôi làm Viện trưởng Viện Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội. Mặc dù được hưởng lương cao, nhưng tôi vẫn chần chừ, không muốn làm theo PGS Nguyễn Văn Y. Bởi lúc đó, tôi đang thiết kế, cải tiến dở dang máy móc, thiết bị của quân đội, của các đơn vị. Hơn nữa tôi còn trẻ, bỏ công việc dở dang là rất tiếc, và nghĩ nên làm ra sản phẩm chuyên ngành hơn làm lãnh đạo.

Ủng hộ con cháu đi du học

PV: Nhìn câu chuyện của mình và trở lại với câu chuyện của các du học sinh bây giờ, khi 12/13 thí sinh vô địch Olympia không về nước và rộng ra là rất nhiều "nhân tài" quyết định ở lại để làm giàu cho nước bạn, ông có suy nghĩ thế nào?

Ông Phạm Phú Uynh: Thực tế đúng như vậy, là câu chuyện chảy máu chất xám đang diễn ra ở ta. Đó là một sự đáng buồn, rất buồn đối với thế sự đất nước. Những người học giỏi, tài năng, họ ra nước ngoài học rồi ở lại bên đó hết, làm người ngoại quốc sáng chế, sáng tạo làm giàu cho người ta. Họ chạy theo chủ nghĩa thực dụng, lợi ích cá nhân, không vì sự nghiệp cao cả của đất nước. Đó cũng khuyết điểm về cơ chế chính sách tôn trọng nhân tài của ta. Nhưng cũng phải nói đến, đó là, thời cuộc bây giờ khác hẳn so với chúng tôi trước đây. 

PV: Có phải chăng, chính những khó khăn, vất vả, rào cản, sóng gió mà rất nhiều người, trong đó, có ông gặp phải đã là bài học để các em du học sinh không dám trở về?

Ông Phạm Phú Uynh: Đúng như thế. Nhiều người học giỏi khi về nước không phát huy được, thậm chí có người còn không tìm được việc làm, còn sợ “Chữ Tài liền với chữ Tai một vần” nên họ quyết định ở lại nơi mà họ có thể cống hiến, có thu nhập cao.

Tôi thấy, ở đâu mà họ được trân trọng, tài năng được sử dụng thì họ nên theo. Ở nước ngoài có điều kiện để phát triển, để nâng cao trình độ, để phát huy tài năng. Còn như tôi vẫn nói, nếu GS Ngô Bảo Châu hay Đặng Thái Sơn về nước thì chưa chắc đã đạt được những giải thưởng như thế.

Ngay như tôi, trước đây, khi làm các công việc, công trình, muốn cống hiến, muốn làm điều tốt hơn cho các thế hệ sinh viên nhưng cũng bị rèm pha, bị nói nọ, nói kia.

Do vậy, tôi nghĩ, thời cuộc nó thế rồi nên các em lựa chọn thế nào cho phù hợp là được. Muốn lôi kéo sử dụng người tài, nhà nước phảỉ có cơ chế chính sách thích ứng, loại trừ các cán bộ có tư tưởng hẹp hòi, kém hiểu biết.

PV: Nếu con cháu ông đi du học thì ông có muốn cho các cháu trở về hay không?

Ông Phạm Phú Uynh: Gia đình tôi, hiện cũng đang có một cháu ngoại học kỹ sư tài năng ở trong Nam mà gia đình muốn cho sang nước ngoài du học. Tôi cũng có nói là nếu có điều kiện đi du học được thì tốt quá.

Còn việc về hay không thì tùy vào sự lựa chọn của cháu. Gia đình tôi tôn trọng và luôn mong điều tốt đẹp đến cho con cháu mình và tôi cũng mong những gì tôi đã trải qua thì con cháu mình sẽ không phải nếm trải nữa.

PV: Để nhắn gửi một điều cho các thế hệ về sau, nhất là các bạn sinh viên sau tất cả những gì ông đã trải qua thì ông muốn nói gì?

Ông Phạm Phú Uynh: Tôi chỉ muốn nói là dù có thế nào thì các cháu hãy cố gắng học tập cho thật tốt, không chụ đầu hàng bài toán khó, khẳng định bản thân mình và làm những điều có ích cho xã hội, đất nước.

Điều quan trọng nhất là phải say mê nghề nghiệp, quên ăn quên ngủ lao động mới ra sản phẩm, vì “Lao động làm cho cuộc sống thêm ngọt ngào thú vị” (ngạn ngữ Đức) , “Nhàn rỗi làm tuổi già nua đến, lao động làm tuổi xuân kéo dài” (A. Celse).

Mặt khác phải giữ vững đạo đức như Nguyễn Du dạy: “Chữ tâm bằng ba chữ tài”, “Đạo đức có sức mạnh của tâm hồn” (Goethe). “Chân thành là người sinh ra mọi thiên tài” (C.Béoné).

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2015

VKL LŨ LỢN

Ong Bắp Cày

Chị cười phọt rắm khi lũ chống cộng cả trong lẫn ngoài nước bi bô câu chuyện "Thoát Trung" "Thoát Hán". Sau đây là 2 thí dụ điển hình của lũ bại não tinh tướng.

1. Món chả rươi là đặc sản miền Bắc bị lũ bại não mồm lồn cho là "Trứng có HIV" do Trung Quốc tuồn vào để đầu độc người Việt Nam. 

Lũ mọi rợ chính trị mà đại diện là kẻ có tên Vịt Bầu viết rằng: [ KHẨN CẤP ] Trung Quốc đưa trứng gà giả có nhiễm HIV vào việt nam?

Trung Quốc đang đưa vaò VN một loại trứng gà giả được làm bằng cao su bên trong chứa HIV Dương Tính .và số trứng này đang tràn vaò miền Bắc nước ta rất nhanh chóng. Với những điểm đầy nghi vấn như: “Trứng không có mùi tanh. Đầu lòng đỏ có sợi xoắn, giống như là đầu màng nilon bọc lòng đỏ được xoắn lại. Để lâu bên ngoài sẽ xuất hiện đỉa. Hãy "Chia sẻ" bài viết này và Tag những người thân,bạn bè của bạn vào, để mọi người thấy hết được sự tàn ác của Trung Quốc. Sẽ giúp cho người thân Bạn bè của bạn biết mà phòng tránh đấy. 1 click thôi, 3s nhưg bạn cứu đc khá nhjều người".

Đkm, trình độ chính trị và hiểu biết xã hội của đám cặn bã như vậy thì hi vọng gì về "dân chủ"?

Viết như thế không cười ra bã mới là lạ. Nhưng lạ hơn là có một lũ lợn bị dắt mũi bởi 2000 share.

2. Thí dụ thứ hai về trình hiểu biết của đám "Tinh hoa" trí tuệ có tên Luật sư.

Anh Luật sư mà dân gian gọi là "Thầy Cãi" Trần Thu Nam đi làm việc "cuốc tế" ở Chương Mỹ, anh tinh tướng mình là luật sư đi ô tô và đánh nhau với 8 thanh niên trong làng. 

Trong cuộc chiến này, anh bị đám đông nện vỡ mõm, sưng mắt, máu chảy lòng ròng, nhưng không dám gọi công an, cũng không dám khai báo, thay vào đó anh gọi đồng bọn ứng cứu. Trở về nhà anh leo lên Facebook tuyên ngôn rằng, trong đám đông đánh anh có một "an ninh xã" và rằng bạn anh cũng bị mất một điện thoại.

Chị là liền bà nhưng không thể không biết không bao giờ có lực lượng "an ninh xã" mà chỉ có công an xã. 

Chỉ một câu nói đã thể hiện trình độ của "tinh hoa" luật sư Trần Thu Nam. 

Luật sư dân chủ mà lại ngu hơn phần của lợn thì mong đợi được gì?

HUỲNH VĂN NÉN, NGƯỜI ANH HÙNG CỦA NĂM, KE KE.

Huỳnh văn Nén, người anh hùng của năm.

Ảnh: Pín tần tiếp tục xin nhà

Nén lão anh hùng tù vì tội giết người oan là rõ ràng, cái này cấm cãi luôn, Chấn lão nhân gia oan 10 năm có 7 tỷ, thì Nén lão anh hùng không thể dưới 10 tỷ, chúc mừng lão anh hùng có 1 khoản tiền rơi bộp vào đầu, chả thuế má đéo.

Cơ mà các bạn bên phe dân chủ vẽ Nén lão anh hùng như 1... anh hùng xịn, khiến tôi rất phiền lòng, suốt quá trình 20 năm từ thanh niên đến khi xô khám, anh thực sự là hung thần, tôi xin trích báo:

" Qua điều tra được biết, Nén đã 17 lần trộm cắp tài sản, 5 lần vào quán nhậu rồi bỏ trốn không trả tiền. Tháng 7/1997, Nén xin tiền ông Trần Bổn nhưng ông không cho, Nén đã đốt nhà ông Bổn. Cũng thời gian này, khi nghe tin ông Trần Văn Thảo đánh Nguyễn Văn Bình là bạn của Nén, Huỳnh Văn Nén đã cầm dao đi trả thù cho bạn nhưng bị lấy mất dao nên Nén mua 1 bao diêm và bó nhang để đốt nhang cắm vào vách nhà lá của nhà ông Thảo, làm nhà ông Thảo bị cháy rụi. Tháng 2/1998, Nén còn đòi đốt nhà anh Huỳnh Văn Tình, là em ruột của Nén..."

Nguồn đây không lại bảo tôi nói điêu :

Đó chỉ là những vụ đc ghi nhận. 

Vậy Nén lão anh hùng xô khám 17 năm, thì 17 năm đó xóm làng iêm ổn, nơi nơi ngập tiếng cười, trẻ con sách mới ao hoa tung tăng đi học, người người nhìn nhau âu iếm hẳn lên, vì đinh - ninh thằng cặn bã nhất làng đã iêm tâm trong ngục đến hết quãng đời của nó... nhà nhà iêm tâm ngủ ngon ko còn lo bị sáng nhất làng, gì chứ đốt nhà thì Nén lão anh hùng là bất - hủ.

Thật là vãi nén.

Các bạn Annam đừng có ra cái vẻ công chính, chỉ ăn trộm chó là các bạn đánh nó chết nhe răng ra, đốt cả xác, thì Nén lão anh hùng với chuỗi thành tích ăn cắp, ăn quán rồi bùng tiền, đánh người và dọa đâm người, phóng hỏa đốt nhà thì Nén lão anh hùng xứng đáng đi 20 năm, cần nhốt anh thêm 3 năm nữa.

Vụ này mấy anh bên công an, VKS, tòa có nhầm lẫn, nhưng nếu Nén lão anh hùng là giáo sư như tôi hay ít nhất giáo sư như anh thợ toán, thì còn thương đc, chứ nói độc mồm, loại Nén lão anh hùng chết đi mới làm bà con phấn khởi.

Nhầm thì hoan hỉ cho mấy anh em quan lại, nhé các bạn tôi, Nén là thàng lưu manh cặn bã chứ hay ho đéo gì.

Để tưởng nhớ 17 năm anh đếm kiến, giờ thay vì nói vãi lồn, tôi sẽ thay bằng vãi Nén.

Và Nén lão anh hùng sắp có 10 tỷ vào đầu, vãi Nén.

(Thưa các đồng chị cao cấp trong Đảng và NN, tôi vẫn trung thành bênh các đồng chí, hi vọng các đồng chí liu ý đến nguyện vọng tôi đã đề đạt, tính tôi không thích nói nhiều, cơ mà tôi đổi ý, bồn tắm phải men xanh ko chơi màu trắng nữa)

Nguồn: Pín mặt lìn

MỘT XÃ HỘI ADUA VỚI QUÂN ĂN CẮP LÀ MỘT XÃ HỘI HỎNG

Lại chửi anh lá cải dân - trí

Tổ sư thằng Dân trí.

Chúng giật tít: đất VÀNG áp giá 50k/m2 hehe dkm quân đốn mạt lá cải định xỏ mũi quân ngu học lười nhác, chứ người thông minh như kẻ hèn này thì có mà xỏ được ccc.

Đầu tiên, nhân dân Hanoi anh hùng rất là thích nhà "đầu hồi", vì nhà đầu hồi có 3 mặt trống: trước, sau và sườn, những miếng đất trống đó lập tức đc cuốc lên để trồng rau. 

Nhà ko đầu hồi thì chỉ lấn đc trước và sau.

Thường là vươn ra vài mét thậm chí vài chục mét, đầu tiên, luôn luôn là trồng rau, sau đó rào miếng đất đó lại để "GÀ KHỎI PHÁ".

Hàng rào xong là kẻ lấn đất đã tạo đc quyền sở hữu, theo năm tháng hoài mong, hàng rào cao dần đều, mọi thứ rác rưởi đc đắp lên như miếng quảng cáo rách, băng rôn khẩu hiệu, tấm nhựa tấm tôn vv..

Nghe ngóng 1 thời gian đéo thấy động tĩnh, họ rón rén xây lên 1 bức tường thấp, rồi lại nghe ngóng... bọn chính quyền thường là làm ngơ, hơi đéo đâu dây mới hủi mới lại kiểu lấn đất này có từ 4000 năm rồi...

Bọn bần nông mà ở nhà tập thể trên cao thì cũng cố vươn ra không - trung bằng cách xây thêm cái đéo biết tiếng Việt gọi là cái gì, 1 thứ giống cái chuồng chó kì dị lửng lơ ngoi ra từ cửa sổ.

À tiếp, sau khi có bức tường thấp, thì coi như xong, đất là của nó, nó lại nín thở chờ để cất được cái mái nhà, thế là xong, miếng đất công đó đã bị ăn cắp xong.

Nhưng ác 1 nỗi, vì là đồ ăn cắp, lên đéo có giấy tờ đéo gì, chả phường xã đéo nào cấp sổ đỏ cho anh miếng công-thổ đó, nó đéo đưa người vào đập tan là phúc cho lũ ăn cắp rồi.. chỉ khi nhà nước Annam thần thánh thu hồi để làm đường hay công trình gì, thì mới lòi mẹ ra anh ăn cắp.

1 xã hội adua với quân ăn cắp, là 1 xã hội hỏng....

Và giờ đây, miếng đất ăn cắp đó được thằng Dân trí ngu học gọi là đất vàng hehe...

Câu: "Vừa ăn cắp, vừa la làng" quá chuẩn trong trường hợp này.

Dân trí ơi, tao cũng vãi loàn với cả tòa soạn của mày.


(thưa ngài Tân thị trưởng Hanoi đáng kính, tôi đang xin Đảng, chính phủ cấp cho cái nhà, tôi thích nhà ở hanoi, nơi kẻ - hèn này sinh ra, đề nghị các đồng chí xem xét ngay và luôn, nhớ là phải to gấp đôi nhà anh thợ - toán, bồn tắm men trắng, xí xổm, tôi bần nông thích ngồi xổm đéo nói nhiều, và nhà phải ở đầu hồi để tôi còn trồng rau..rồi rào lại... )

(ảnh chính kẻ hèn này chụp tại làng Vĩnh tuy thần thánh, gia đình này đang dùng bước 1 là trồng rau và quây lại cho gà khỏi phá ở 1 khu đất công vốn là thảm cỏ)

Nguồn: Ở đây

ÁN OAN VÀ SỰ THỜ Ơ VỚI SỐ PHẬN CON NGƯỜI

Án oan và sự thờ ơ với số phận con người

“Thưa công dân Huỳnh Văn Nén!”

Đó là một câu trong văn bản xin lỗi công khai của TAND tỉnh Bình Thuận, VKSND tỉnh Bình Thuận và VKSND tỉnh Bình Thuận đối với ông Huỳnh Văn Nén, được trình bày sáng ngày 3/12. Việc ông Huỳnh Văn Nén được tuyên vô tội trong vụ án vườn điều và vụ bà Lê Thị Bông, được xin lỗi công khai là thắng lợi của công lý, là thắng lợi của công cuộc cải cách tư pháp, thắng lợi của những người có lương tâm, biết yêu thương con người.

“Thưa công dân Huỳnh Văn Nén!”

Để được nghe câu câu nói đó, ông Huỳnh Văn Nén người thân của ông đã chịu bao nhiêu đắng cay, tủi nhục trong 17 năm 6 tháng 11 ngày. Ông đã đi vào lịch sử tư pháp Việt Nam, đã trở thành người nổi tiếng theo một cách không ai muốn: Mang hai án oan giết người.

Hôm 2/12, trong buổi giao lưu trực tuyến “Huỳnh Văn Nén – Hành trình giải oan xuyên thế kỷ”, có người nêu câu hỏi cho tôi, án oan do trình độ yếu kém của cán bộ, do quan liêu hay do tiêu cực? Theo tôi, nguyên nhân của án oan là do trình độ yếu kém của những người làm tố tụng, do cả sự thiếu lương tâm, sự vô cảm, thờ ơ với số phận con người. Chính sự vô cảm với số phận con người, “sự im lặng đáng sợ” đã khiến những tiếng kêu oan, những lời tâm huyết đề nghị xét xử lại vụ án vườn điều và vụ án Huỳnh Văn Nén để tránh oan sai và bỏ lọt tội phạm rơi vào im lặng. Sự thờ ơ với số phận con người đã tiếp tay cho cái ác, đã khiến ông Huỳnh Văn Nén phải trải qua một phần tư cuộc đời trong chốn lao tù.

“Tôi không ngờ nói lên sự thật, bảo vệ công lý lại khó khăn, điêu đứng vậy. Nếu không có cải cách tư pháp, có lẽ không có ngày hôm nay. Vô hình trung, việc chứng minh các bị can vô tội lại là sự buộc tôi ai đó đã làm sai”. Ông Thận Nguyễn, người bền bỉ tìm cách giải oan cho ông Huỳnh Văn Nén và cho các bị can trong vụ án vườn điều đã khóc, khi họ được giải oan. Những người có sai phạm trong hai vụ án này cần bị xử lý, cần bị loại khỏi những chức vụ quyền hạn liên quan đến số phận của con người.

Thế nhưng, sau khi kết tội, bỏ tù oan ông Huỳnh Văn Nén và 9 người khác trong vụ án vườn điều, một số người đã được khen thưởng, đã được giữ chức vụ cao hơn, nắm quyền định đoạt nhiều hơn với số phận con người!