Thứ Ba, 12 tháng 9, 2017

Lại chuyện "đánh" bà Bộ trưởng Y tế

Bình Tân

Trong cơn lốc tấn công vào bà Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, tiếp theo việc gán gép vụ Vn Pharma vào bà Bộ trưởng, mấy ngày qua, lũ vượn núi tiếp tục lồng ghép các sự kiện nhỏ lẻ của các bệnh viện nhằm hạ uy tín của bà. Vụ "bệnh viện Việt Đức không xếp lịch mổ vì thiếu tiền lót tay" là một ví dụ điển hình, cho dù thực hư như thế nào chưa biết.

Câu chuyện người nhà bệnh nhân vì cay cú điều gì đó mà tố bệnh viện Việt Đức không xếp lịch mổ cho bệnh nhân do bác sĩ chưa nhận được tiền lót tay được khơi mào bởi báo giới đã tạo ra một làn sóng căm phẫn đối với ngành y.

Thực lòng mà nói, chuyện nhận phong bì ở ngành y là có thật, và nó tồn tại không chỉ trong ngành y, nhưng táng tận lương tâm tới mức không xếp lịch mổ cho bệnh nhân thì tôi không tin. 

Ông Trần Bình Giang, Giám đốc BV Việt Đức, cho biết, đúng là có việc gia đình bệnh nhân gọi đến đường dây nóng Bộ Y tế để phản ánh. Tuy nhiên, sự việc không đúng như vậy. Ông cho biết, bệnh nhân Nguyễn Thị Yến vào BV ngày 25/7 với chẩn đoán: Đau dây thần kinh V. Bệnh nhân được hội chẩn và xếp lịch mổ. Ngày 27/7, nhân viên BV đã liên hệ với gia đình cho biết xếp lịch mổ vào 31/7. Tuy nhiên, gia đình xin hoãn vì lý do sức khỏe và kinh tế. 

Đến ngày 4/8, con trai bệnh nhân là Nguyễn Xuân Trường gọi điện vào đường dây nóng của BV và được bác sĩ Đoàn Quang Dũng, trực chuyên khoa Sọ não trả lời, giải thích. Sau khi xin ý kiến trưởng khoa Phẫu thuật Thần kinh II và xếp lịch mổ bổ sung cho gia đình bệnh nhân Yến, BV đã thông báo cho bệnh nhân nhập viện ngày 6/8 để mổ vào ngày 7/8. Tuy nhiên, do thời gian các ca mổ đã có lịch từ trước kéo dài nên bác sĩ Nhân đã thông báo cho gia đình lý do hoãn mổ. Anh Trường không đồng ý nên đã làm đơn thư gửi đến Phòng Kế hoạch tổng hợp với nội dung: “Các y bác sĩ lừa dối, đe dọa anh Trường và bệnh nhân”. BV đã giải thích nhiều lần nhưng anh Trường không đồng ý và làm làm đơn gửi Giám đốc BV, đồng thời gọi đến đường dây nóng Bộ Y tế ngày 8/8.

Tôi cá rằng, báo chí và người nhà bệnh nhân không thể đưa ra được một bàng chứng nào chưng minh cho suy diễn chủ quan của họ.

Vụ việc khá đơn giản, nhưng bị báo chí mà đứng sau là một thế lực nào đó đẩy lên thành vụ việc nghêm trọng. Để làm gì thì ai cũng biết. 

Nói đến phong bì, tôi còn nhớ, hôm 15/11/2012, báo giới đã đột ngột thông tin rằng, bà Bộ trưởng là người phát động phong trào nói không với phong bì trong ngành y tế.

Phản ứng trước thông tin này, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu trước báo giới rằng, "Tôi không phải là tác giả của phong trào nói không với phong bì, cho dù đây là cuộc đấu tranh thiện- ác". Bà Tiến cũng cho biết, cuộc vận động này do Công đoàn ngành y tế phát động trong khi bà đi công tác. 

Bộ trưởng Tiến thừa nhận một số biểu hiện của đội ngũ nhân viên y tế: “Thái độ tiếp xúc trực tiếp ban đầu không thân thiện, có lúc cáu gắt, quát mắng”. Giải thích hiện tượng này- theo bà Tiến, đây là về văn hóa, đã tồn tại từ “thời bao cấp”, khi “chúng tôi còn là sinh viên đã chứng kiến cảnh này rồi”. Bà bộ trưởng cũng thừa nhận: “Vấn đề phong bì là hình ảnh khó chấp nhận. Có thì bác sĩ vui vẻ. Không có thì mặt lạnh như tiền”. Hay về vấn đề thầy thuốc nhận hoa hồng của hãng dược để ghi toa thuốc không cần thiết, kê biệt dược đắt tiền, bộ trưởng nói bà “cảm nhận được”, thậm chí tận mắt nhìn thấy cảnh “ người xếp hàng có 50 nghìn đồng trong cuốn sổ sẽ được xếp trước”. 

Giọng rưng rưng trước Quốc hội, Bộ trưởng cho rằng: Đây chỉ là “những con sâu làm rầu nồi canh”, bởi thực tế lớn hơn là các bác sĩ rất vất vả, 8 giờ đồng hồ đứng mổ với những “tình huống cân não” trong khi chỉ được bồi dưỡng 25 nghìn đồng. Nhiều đồng nghiệp hy sinh thầm lặng ở trạm y tế, “lúc chết cũng chỉ còn cái ống nghe với tấm áo blue”… 

Bà Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, Bộ Y tế đã ban hành rất nhiều văn bản, quy chế, cuộc vận động, thi thanh lịch, đuổi việc với người bị phát hiện nhận phong bì… Bà kêu gọi: Người nhà bệnh nhân dứt khoát không đưa phong bì. Nơi nào chứng kiến thì “chụp ảnh, ghi âm, ghi tên lại, gửi cho chúng tôi”.

Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2016

THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC YÊU CẦU BỘ CÔNG THƯƠNG GIẢI TRÌNH 8 VẤN ĐỀ

(Chinhphu.vn) – Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Công Thương giải trình, làm rõ thêm 8 vấn đề, ngoài những nhiệm vụ đã được giao.

Ngày 14/11, Tổ công tác của Thủ tướng do Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng dẫn đầu đã kiểm tra Bộ Công Thương về tình hình triển khai các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

Tổ công tác của Thủ tướng kiểm tra tại Bộ Công Thương. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng giao Bộ Công Thương, thống kê cho thấy từ đầu năm tới ngày 5/11, Bộ Công Thương đã được giao 486 nhiệm vụ, đã hoàn thành 286 nhiệm vụ (trong đó đúng hạn 222, quá hạn 64); còn 187 nhiệm vụ chưa hoàn thành trong hạn, 13 nhiệm vụ chưa hoàn thành quá hạn.

Phát biểu mở đầu buổi làm việc, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết thông qua Tổ công tác, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc truyền đạt một số ý kiến.

Thủ tướng Chính phủ đánh giá Bộ Công Thương là bộ đa ngành, nhiệm vụ rất nhiều, có vị trí rất quan trọng. Trong thời gian qua, Bộ đã tham mưu tốt cho Chính phủ, Thủ tướng về nhiều vấn đề trong nhiều lĩnh vực liên quan tới cơ chế, chính sách, ổn định vĩ mô, xúc tiến thương mại mở rộng thị trường, đàm phán các hiệp định thương mại tự do, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh…

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng gợi ý 8 vấn đề Bộ Công Thương cần làm rõ, giải trình, báo cáo lại Thủ tướng.

Thứ nhất, về cơ cấu tổ chức, bộ máy và công tác cán bộ. Thủ tướng đã giao Bộ Công Thương phải tái cơ cấu trong nội bộ, sắp xếp, tổ chức lại đi liền với tinh giản biên chế. Hiện Bộ có 30 vụ, cục, 32 trường đại học, cao đẳng, 11 tập đoàn, tổng công ty, với số lượng cán bộ, công chức, người lao động rất lớn.

“Vừa qua, các cơ quan cũng đã kiểm tra công tác tiếp nhận, sử dụng, đề bạt, điều động, luân chuyển cán bộ ở Bộ Công Thương. Công tác cán bộ có vấn đề, Bộ cần nghiêm túc xem xét, rút kinh nghiệm từ nhiệm kỳ trước. Bộ trưởng mới cũng rất cầu thị, cần làm tốt hơn công tác này”, Tổ trưởng Tổ công tác nói.

Thủ tướng cũng nhắc nhở Bộ khi cử tham tán thương mại ở nước ngoài phải chọn cán bộ bảo đảm tiêu chuẩn. “Một nhiệm vụ lớn như thế, một vị trí quan trọng như vậy thì phải lựa chọn cán bộ đủ tiêu chuẩn, nếu sang đó quan tâm việc riêng hơn việc chung thì không ổn”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng truyền đạt.

Vấn đề thứ hai, dư luận rất quan tâm tới hiệu quả hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty lớn của Bộ Công Thương, nhất là một số dự án thua lỗ. “Vậy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước, chủ đầu tư với các dự án này ra sao, khi thẩm định, thẩm tra, phê duyệt chủ trương, đề xuất? Phương án xử lý, tháo gỡ, bảo đảm sử dụng hiệu quả nguồn vốn Nhà nước thế nào?”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nêu vấn đề.

Thứ ba, vấn đề phản ứng chính sách và xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt Nam. Khi xuất hiện các vấn đề, Bộ phải khẩn trương đề xuất giải pháp, như tại sao than trong nước tồn đọng lớn như vậy mà vẫn phải nhập khẩu? Về xây dựng thương hiệu, hiện có nhiều vấn đề nổi lên như xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam, nhất là những mặt hàng như gạo, cà phê; việc các doanh nghiệp nước ngoài đang chiếm dần vị trí của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.

Thứ tư là việc đẩy mạnh cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước khỏi những lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ. Đây là chủ trương lớn của Chính phủ. Tinh thần của Thủ tướng là Chính phủ không bán bia, bán sữa, thoái vốn đề thu hút nguồn lực từ người dân, nhà đầu tư nước ngoài. Hiện Bộ đã tích cực để đưa cổ phiếu Bia Hà Nội, Bia Sài Gòn lên sàn, nhưng cần quyết tâm thực hiện lộ trình thoái vốn càng sớm càng tốt.

Thứ năm, Thủ tướng nhắc nhở Bộ cần tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp cải cách, hoàn thiện thể chế, tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ, khởi nghiệp cho doanh nghiệp phát triển, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về thị trường, vốn…

Vấn đề thứ sáu, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương cần hết sức quan tâm công tác quản lý thị trường, chống hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại. Vừa qua, Bộ trưởng mới nhậm chức đã phát hiện và xử lý rất nhanh những vấn đề bất cập liên quan tới hoạt động bán hàng đa cấp.

Thứ bảy là vấn đề môi trường liên quan tới các dự án nhiệt điện, thủy điện. Vừa qua Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã họp với tất cả các đơn vị sản xuất điện quán triệt vấn đề môi trường, Bộ cũng đã lập đoàn kiểm tra thủy điện Hố Hô. Nhưng Thủ tướng lưu ý Bộ cần hết sức quan tâm xử lý sớm những băn khoăn của người dân địa phương khi phát triển thủy điện. Tương tự là vấn đề ô nhiễm tại các nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân, Duyên Hải, việc cấp phép xả thải tại các dự án như Formosa.

“Mặt khác, việc cấp phép cho các dự án, như dự án thép ở Cà Ná, phụ thuộc rất lớn vào việc kiểm soát, đánh giá của Bộ Công Thương, Bộ KH&CN, nếu nhà đầu tư đáp ứng, bảo đảm được yêu cầu môi trường thì nên cho họ làm”, Bộ trưởng nêu quan điểm.

Vấn đề thứ tám là xây dựng chiến lược phát triển năng lượng. Thủ tướng yêu cầu trong bối cảnh hiện nay, không để thiếu điện cho miền Nam, cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước.

“Thủ tướng truyền đạt, cần xác định rằng sự đoàn kết, nhất trí của lãnh đạo Bộ, của các vụ, cục có vai trò cực kỳ quan trọng để vượt qua giai đoạn khó khăn, ổn định tình hình, năng động, quyết liệt, hoàn thành trọng trách được giao”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng nói.

Tổ trưởng Tổ công tác yêu cầu Bộ Công Thương giải trình 13 nhiệm vụ quá hạn chưa hoàn thành, nêu rõ nguyên nhân, những khó khăn vướng mắc trong triển khai (nếu có) và thời gian dự kiến hòan thành. Tổ công tác sẽ tổng hợp, báo cáo đầy đủ các nội dung này tại phiên họp Chính phủ.

Hà Chính

VÀI NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA TÍNH CÁCH MỸ, VĂN HÓA MỸ

Vài nét đặc trưng của tính cách Mỹ, văn hoá Mỹ

Từ FB Le Thithuthuy

Mỹ là một quốc gia có nền văn hóa đa dạng, được hình thành từ các nhóm cộng đồng khác nhau (sắc tộc, tôn giáo, tầng lớp xã hội, khu vực cư trú). Và so với nhiều quốc gia có lịch sử hình thành hàng nghìn năm như Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp… thì đây chỉ là một quốc gia non trẻ...

Trong quá trình hình thành và phát triển, Mỹ đã xây dựng một hệ thống chính trị ổn định, một nền kinh tế phát triển, cùng với đó là một nền văn hóa vô cùng phong phú…Việc hiểu được những nhân tố đã tập hợp các nhóm cộng đồng bất chấp mọi khác biệt để hình thành nước Mỹ cũng quan trọng không kém việc hiểu được tính đa dạng của chính những nhân tố đó. Mọi người có thể đề cao hoặc phán những yếu tố góp phần làm cho Mỹ trở thành một quốc gia giàu có, từng khiến Mỹ có những hành động phi đạo lý, hay khiến cho Mỹ phải chịu những thất bại đau đớn. Tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận hoặc bỏ qua những yếu tố đó khi nghiên cứu lịch sử, văn hóa Mỹ vì đó là nét đặc trưng riêng tạo nên bản sắc mang tên Hoa Kỳ.

Văn hóa Mỹ là kết quả của mối quan hệ giữa chủ nghĩa tư bản với đạo đức luận Tin Lành.

Văn hóa Mỹ là kết quả của mối quan hệ trao đổi giữa 2 lực lượng lớn “Thế giới mới” và “Thế giới cũ”. Những con người của thế giới cũ đã mang đến thế giới mới thói quen, sức mạnh, giá trị, sự đa dạng, cả những mâu thuẫn để từ đó tiếp nhận, sửa đổi, loại bỏ và đơm hoa kết trái.

Văn hóa Mỹ còn là sự kế thừa của văn hóa châu Âu với ảnh hưởng mạnh của đạo Thiên Chúa.

1. Một xã hội đề cao chủ nghĩa cá nhân:

Khi nói đến tính cách người Mỹ và nền văn hóa Mỹ thì không thể không nhắc đến chủ nghĩa cá nhân. Người Mỹ tin tưởng ở năng lực và đạo đức thánh thiện của từng cá nhân. Trong hoài bão và hy vọng của họ đều liên quan đến chủ nghĩa cá nhân (Mặc dù chủ nghĩa cá nhân làm nảy sinh vấn đề phức tạp, nhưng không thể xóa được vì đó là những đặc điểm điển hình của người Mỹ).

- Chủ nghĩa cá nhân được hiểu theo 2 nghĩa:

+ Có tính chất khác biệt so với người khác, làm mọi việc theo cách riêng của mình.

+ Đề cao vai trò của cá nhân trong xã hội: đó không phải là sự ích kỷ, mà là cơ hội để cá nhân tự phát triển để đưa xã hội cùng tiến lên.

Chủ nghĩa cá nhân ở Mỹ có nguồn gốc liên quan đến các tín điều trong kinh thánh và ý thức cộng dân của chế độ cộng hòa. Dấu ấn của chủ nghĩa cá nhân thể hiện khá rõ ở xã hội và bối cảnh nước Mỹ thời kỳ đầu.(Hình thức định cư nông nghiệp với mô hình trang trại được lập nên ở giữa khu đất rộng và cách vài dặm mới đến nhà láng giềng gần nhất, và thị trấn gần nhất cũng phải mất cả ngày đường, hoàn toàn khác với làng nông nghiệp châu Âu, chủ trang trại không phụ thuộc vào bất cứ ai, chính phủ thì ở quá xa, giao thong chưa phát triển buộc mỗi cá nhân phải tự giải quyết).

Chủ nghĩa cá nhân còn thể hiện ở việc mỗi người, mối nhóm tự nguyện gia nhập cộng đồng nhưng không từ bỏ cá tính và quyền lựa chọn của mình (Thể hiện cho điều này là mối quan hệ giữa Nhà nước Liên bang và các bang của Mỹ).

Chủ nghĩa cá nhân để lại dấu ấn ở các thành phố (Việc áp dụng mô hình bàn cờ để chia thành phố ra thành các khu vực, mỗi người đều có thể chọn 1 mảnh đất tiêu chuẩn để thực hiện ý muốn của mình. Ex: New York).

Do những con người này đi tiên phong trong việc khai phá miền hoang dã và sống với những con người còn trong tình trạng man rợ, bằng những phương tiện đơn giản như rìu, súng săn để tìm hướng đi cho mình. Vì thế những người này thờ ơ với mọi sự quản lý của chính phủ, và trong nhiều trường hợp họ sẽ sử dụng luật pháp của mình bất chấp những quy định của chính phủ.

- Chủ nghĩa cá nhân của người Mỹ còn bao gồm cả tính vị kỷ, thờ ơ với mọi thứ diễn ra xung quanh, với tình hình thế giới. Họ chỉ quan tân đến những gì tác động trực tiếp đến họ đã làm cho mối quan hệ gia đình giữa cha mẹ với con cái cũng không gắn kết sâu đậm như văn hóa phương Đông.

- Ở Mỹ, nhà thờ, trường học, các hiệp hội, tổ chức địa phương khác nhau đã tạo điều kiện cho mỗi cá nhân có điều kiện phát triển tài năng của bản thân , chọn hướng đi cho riêng mình (ex: trong những buổi học , sinh viênđược thử đóng vai lãnh đạo nhằm đưa ra các giải pháp cho vấn đề) chính điều này giúp cá nhân có thể phát huy khả năng tư duy của mình, tự tin hơn. Từ đó thúc đẩy lớp trẻ có ý chí vươn lên trong xã hội, làm cho trẻ nhỏ có khuynh hướng vươn lên, nhưng cũng chính điều này lại làm giảm đi mối quan hệ với cộng đồng, gia đình.

- Đề cao vai trò cá nhân làm cho thanh niên Mỹ không thích nhớ đến thời kỳ thơ ấu, nương tựa vào gia đình.
- Vai trò cá nhân còn xuất phát từ ảnh hưởng sâu đậm của nền văn minh du mục.
- Chủ nghĩa cá nhân tác động đến quan hệ hôn nhân. Họ coi quan hệ gia đình là cùng chia sẽ trách nhiệm…
- Chủ nghĩa cá nhân cũng góp phần chia rẽ các mối quan hệ xã hội.
- Đề cao chủ nghĩa cá nhân, người Mỹ tin rằng “ Chúa đã sàng lọc cả một dân tộc từ nước Anh để có thể chuyển những hạt giống tốt nhất tới mảnh đất hoang dã của Mỹ quốc này”. Họ tin họ là ưu việt so với các dân tộc khác… và có quyền thực hiện mục đích thống trị của mình.

2. Một xã hội không ngừng phân cách đẳng cấp:

Giai đoạn đầu, người Mỹ tin rằng trên đất nước họ không có sự phân chia đẳng cấp (vì lúc này hầu hết thành phần người di cư sang Mỹ chủ yếu là tầng lớp trung lưu, người nghèo, những người bất đồng về chính trị, tôn giáo…). Nhưng với những biến động đã làm cho hệ thống đẳng cấp cũng đã có những thay đổi.

- Xã hội Mỹ phân chia thành 3 giai cấp gắn liền với địa vị xã hội (thượng lưu, trung lưu, hạ lưu)

- Xã hội Mỹ có điểm khác so với châu Âu là không phải trải qua chế độ phong kiến mà gắn liền với nó là tầng lớp quý tộc, đặc quyền đặc lợi như ở châu Âu. Khát vọng của sự sống và làm giàu để bù lại cho những mất mát ở quê hương trước đây.

- Tại một nước Tư Bản và theo Thanh giáo, thì tiêu chuẩn để phần chia đẳng cấp là của cải và sự thành đạt, ai tài giỏi, may mắn sẽ vượt lên người khác. Từ đó họ rất coi trọng đồng tiền và kết quả tất yếu là bên cạnh tầng lớp nghèo khổ sẽ xuất hiện tầng lớp giàu có…

- Nội dung “Tuyên ngôn Mỹ” đặt niền tin cho việc xóa bỏ phân chia đẳng cấp. Nhưng thực tế lại không phải vậy. Cách mạng Mỹ không triệt tiêu cho sự tồn tại của giai cấp, mặc dù người dân có những quyền cơ bản như bầu tham gia vào hệ thống Pháp luật…nhưng thực tế thì quyền lực chính trị lại tập trung vào một nhóm người thuộc giới thượng lưu(đặc biệt là sau ngày cách mạng thành công)

- Thời kỳ “nội chiến Bắc Nam” được coi là thời kỳ của chủ nghĩa quân bình(vì của cải được phân chia công bằng), mọi người Mỹ, ít nhất là tầng lớp da trắng đều được hưởng những phúc lợi như nhau)(Miền Bắc có điều kiện cho phát triển thương mại, miền Nam đất rộng cho việc lập đồn điền), trong giai đoạn này ít có người Mỹ trở thành “con người thành đạt”. Nhưng sang XIX với sự phát triển của CNH, tiêu chuẩn tiền bạc, giai cấp công nhân phát triển, hệ thống máy móc phát triển đã phá vỡ cơ hội đồng đều ở Mỹ. Tầng lớp trung lưu ngày càng nhiều và gặp cản trở trong khi vươn lên đẳng cấp trên, khoảng cách với đẳng cấp trên cũng mở rộng(Con nhà nghèo, người da màu khó có cơ hội học ở những trường nổi tiếng, hoặc thuê giáo viên giỏi về dạy).

- Tuy vậy, hiện nay vẫn không thể có một cuộc cách mạng để lật đổ giai cấp Tư sản (Vì ngay cả tầng lớp nghèo khổ da trắng cũng chưa có một Đảng đủ sức chống lại Tư bản)

- Khác với những nước châu Âu là người nông dân bị bần cùng hóa thì ở Mỹ do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, hầu hết nông dân đều có cơ hội sở hữu ruộng đất, thậm chí là trở thành điền chủ, họ có cơ hội để bóc lột tá điền nhiều hơn.

- Chế độ đồn điền phát triển đã dẫn đến việc tầng lớp tá điền bị bóc lột, và nô lệ thì ngày một phát triển hơn.

- Nhà nước bảo đảm sự bình đẳng cho mọi người nhưng vẫn bảo đảm quyền lợi cho tầng lớp Tư bản kếch xù. Nhưng thực chất là đang bảo vệ cho tầng lớp những người có tiền.

3. Xã hội cạnh tranh cao với những con người đầu óc thực dụng:

- Xã hội Mỹ luôn cạnh tranh cao, xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử của giai đoạn khai phá vùng đất mới, mỗi người phải chấp nhận những khắc nghiệt. Để tồn tại họ phải nhanh chóng điều chỉnh để thích nghi

- Người Mỹ vận dụng thuyết Darwin xã hội để lý giải cho sự “đào thải trong xã hôi”(Theo thuyết này thì con người sống trong xã hội cũng theo quy luật đó, vì bản thân người Mỹ đã được sàn lọc trước khi đến đất Mỹ, tại đây phải là những con người lạc quan, hăng hái, chịu thử thách…).

- Đối với người nghèo đến Mỹ thì họ không có ảo tưởng quá lớn ở vùng đất này là sẽ dễ dàng sinh sống. Họ sang đây là nhằm xây dựng cho mình và gia đình mộtcuộc sống vững chắc nên họ luôn tìm mọi cách vượt lên mọi cản trở.

- Người Mỹ luôn ám ảnh đến kinh doanh và làm giàu để khẳng định địa vị của mình (ảnh hưởng trong việc chọn người lãnh đạo liên bang, Quốc hội, Tổng thống… để xem người đó có giúp và tạo điều kiện cho mình làm giàu không).
- Do sự cạnh tranh cao đã khiến xã hội luôn biến động, và con người cũng biến động, luôn không ngừng nghỉ làm người Mỹ luôn ở trong trạng thái căng thẳng.

- Với đầu óc thực dụng, người Mỹ bỏ qua những thủ tục rườm rà. Họ chỉ đánh giá hiệu quả và năng suất làm việc của mỗi người.

- Người Mỹ thường lên kế hoạch trước đó vài tháng…(gửi giấy mời bạn bè trước cả tháng với hy vọng họ đến dự).Thậm chí trong những bữa ăn, người Mỹ cũng tranh thủ để bàn công việc, lập kế hoạch(thể hiện sự quý trọng thời gian (12h00-14h00 Business lunch; 7h00 Business breakfast).

- Tại các trường học, người Mỹ ít thích học những học thuyết trừu tượng mà chỉ thích học những cái sẽ áp dụng được vào thực tế. Người Mỹ thích vừa học vừa làm để tạo cho mình sự sẵn sàng thử thách cho cuộc sống tương lai.

4. Xã hội với những con người thích tiến lên trước, ưa khám phá và thích ứng với cái mới:

- Khi ở châu Âu, họ sống trong hệ thống xã hội được thiết lập từ nhiều thế hệ trước, vì vậy giữa con người tồn tại ranh giới về giai cấp, chế dộ giàu nghèo, nhưng sang Mỹ thì mọi thứ bị xóa bỏ, họ phải thích nghi với môi trường để sinh tồn và phát triển.

- So với người châu Âu, Á thì người Mỹ cảm thấy ít trói buộc và khá thoảimái trong cuộc sống xã hội và nghề nghiệp.

- Trong số những người bất mãn bỏ quê hương ra đi, có nhiều người xuất thân từ thành phần “gây phiến loạn” ở vùng đất họ sinh ra.Họ sang tân thế giới một phần muốn rời bỏ những cái mà họ không chấp nhậnở xã hội cũ nhưng đồng thời họ cũng muốn thử thách mình với mục đích mới.

- Người Mỹ luôn muốn tiến lên phía trước, đánh dấu bằng việc họ có xu hướng phát triển về phía Tây…(đây là đẩy lùi biên cương, có nghĩa là từ bỏ ảnh hưởng châu Âu, và phát triển một cách vững chắc độc lập theo tính cách của người Mỹ)

- Sự phát triển nhanh của nền nông nghiệp và công nghiệp Mỹ là kết quả của quá trình ưa khám phá nhằm tìm ra những giải pháp cho vấn đề cũ.

- Người Mỹ không ngần nại để học một nghề mới (một giáo sư đại học có thể xin nghỉ việc để làm một công việc khác, sau đó lại xin đi dạy trở lại) đây là điều khác biệt so với phương Đông.

- Yếu tố địa lý, tài nguyên giàu có tạo điều kiện cho Mỹ có thể áp dụng những ý tưởng mới, đôi khi là khá tốn kém. Nhưng bù lại họ lại tìm ra được những cái mới hay hơn, có hiệu quả hơn.

5. Một xã hội dung hợp, đa dạng và phức tạp:

- Liên bang Mỹ được tạo thành bởi những người nhập cư từ nhiều vùng khác nhau trên thế giới, không có người Mỹ thuần khiết và cũng không có nhóm người chiếm đa số để xây dựng một nền văn hóa dân tộc riêng mà đó là sự tổng hợp những đặc tính khác nhau từ những nguồn gốc dân cư khác nhau khi nhập cư vào Mỹ (trong giai đoạn Mỹ thì bố có thể là người Anh, mẹ có thể là người Pháp, con trai của họ có thể có vợ là người Hà Lan…)

- Trong quá trình nhập cư và di cư sang thế giới mới, có nhiều nhóm người đã bị đồng hóa hay gọi là Mỹ hóa để tạo nên một đặc tính của người nhập cư trong lịch sử Mỹ. Họ cố ý bỏ hoặc vô tình quên đi những đặc điểm khác biệt, hòa đồng với nhau, cùng nhau xây dựng và phát triển.

- Mặc dù Mỹ là một quốc gia đa sắc tộc nhưng nó không phải là “một liên bang của các nền văn hóa có tính dân tộc”. những người nhập cư hầu như không đủ khả năng truyền bá, duy trì ngôn ngữ của mình sang thế hệ thứ 3. Những người này hầu như không muốn quay trở về quá khứ để tìm nguồn gốc của mình và cố gắng để mọi người xung quanh không nhận ra mình là ai. Sư pha tạp đó tạo nên đặc tính của người nhập cư trong lịch sử hình thành nước Mỹ.

- Bên cạnh đó, văn hóa Mỹ vẫn mang tính đa bản sắc, do mỗi dân tộc đều muốn bảo vệ bản sắc dân tộc mình, nên trong nền văn hóa Mỹ nói chung còn chứa đựng cả bản sắc riêng của từng dân tộc, cả sự tiếp nhận ảnh hửơng của những nền văn hóa khác, tạo nên sự đa dạng, phức tạp trong văn hóa Mỹ.

Hiện nay, làn sóng di cư sang Mỹ càng nhiều, nước Mỹ phải tiếp nhận thêm nhiều dân tộc, tôn giáo , văn hóa mới. Mỹ cần phải phát triển yếu tố dung hợp nhằm tạo nên sự cố kết trong cộng đồng.

6. Một xã hội cởi mở, những con người chân thành, không cầu kỳ:

Những người ở nước ngoài khi đến Mỹ đều có nhận xét chung rằng người Mỹ khá cỡi mở, và rất thân thiện (mặc dù đôi lúc họ luôn đề cao mình).Điều này xuất phát từ kinh nghiệm của những người định cư đầu tiên và sau đó là những người vùng biên cương. Những người di cư đã bỏ lại sau lưng mọi tước hiệu, đẳng cấp, chấp nhận hòa vào môi trường sống mới của mình, và tại thế giới mới thì không có sự phân biệt đẳng cấp hay đối xử tàn tệ(vì họ đến đây với khao khát xây dựng một cuộc sống mới). Những con người này trở nên cởi mở và chân thành kết hợp với cá tính hiếu khách của người Mỹ bản địa.

- Điều kiện sống khắc nghiệt tạo nên tính cách hiếu khách cởi mở cho người Mỹ (vì giai đoạn đầu mới đến họ không có gì, bị đói,bị thương và phải trú ngụ, nhận sự giúp đỡ từ những người Mỹ bản địa khiến họ rất hiếu khách để cảm ơn lại những tấm long của những con người đã từng cưu mang mình ngày trước).

- Ngoài ra, vì lợi ích kinh tế, vì thế để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn, họ buộc lòng phải hiếu khách, cởi mở. Có như thế mới lôi kéo được nhiều người đi cùng với họ để cùng họ thực hiện những ước mơ.

- Ngoài ra, với những người định cư đầu tiên trên mảnh đất hoang vu này thì khoảng cách là mối đe dọa. Vì thế một người mới đến sẽ không mang lại đe dọa mà sẽ mang đến cho họ những thong tin về thế giới bên kia, về kỷ thuật canh tác…

- Quá trình tây tiến với những khó khăn đã buộc mọi người phải đoàn kết lạo với nhau, xóa bỏ đi mối quan hệ của họ với châu Âu nhằm tạo ra những công cụ lao động mới đáp ứng cho cuộc sống hiện tại.

- Với những trải nghiệm từ cuộc sống khắc nghiệt, khiến người Mỹ luôn đề cao tinh thần sẵn sàng thực hiện những công việc tình nguyện giúp đỡ những người mà họ cho là khó khăn hơn mình (hình thành nhiều tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận).

Người Mỹ vẫn giữ truyền thống tôn trọng những giá trị tự do và độc lập. Từ xưa đến nay những người này vẫn không có lòng tin vào chính phủ và họ cảm thấy thoải mái khi được cùng nhau làm việc trong không khí cộng đồnghơn là dựa vào các cơ quan nhà nước. Vì thế trên đất Mỹ đâu đâu cũng bắt gặp các nhóm, các tổ chức địa phương (cải thiện đời sống của công nhân định cư,chống phân biệt chủng tộc, chống tội phạm, giúp đỡ những người đang chịu thiên tai). Và họ làm tất cả không phải vì họ giàu có mà trên hết xuất phát từ chính tấm lòng mà họ nghĩ mình nhất định phải làm. Người Mỹ nhìn bên ngoài khá lạnh lùng, dè dặt nhưng họ thật sự chân tình và rất tốt.

- Gắn liền với tính cách khắc khổ là sự đơn giản không cầu kỳ (với mục đích tạo nên sự thoải mái trong nói chuyện, xóa đi khoảng cách khiến mọi người dễ dàng cùng nhau làm việc)

7. Một xã hội cơ động:

Mỹ là một xã hội chứa đựng sự biến động về địa điểm lẫn thành phần xã hội.

- Người Mỹ luôn di chuyển chỗ ở, cơ bản để tìm kiếm một tương lai và một chuẩn mực sống cũng như một công việc tốt hơn cho bản thân và gia đình. Vì đó chính là thứơc đo cho từng cá nhân trong xã hội.

- Xã hội Mỹ luôn luôn biến động vì đây là nơi không những tiếp nhận mà còn ngày càng phát triển đa dạng về chủng tộc và thành phần dân cư. Nó khiến họ phải chuyển động để cùng phù hợp với sự thay đổi của xã hội (người Mỹ thường xuyên di chuyển từ nơi này sang nơi khác, từ bang này sang ban khác)

- Cùng với sự hình thành quốc gia, sự phát triển kinh tế và xu hướng đô thị hóa là nguyên nhân thúc đẩy quá trình di chuyển trong lòng nước Mỹ.

8. Một số đặc điểm khác:

- Mỹ được đánh giá là 1 trong 10 quốc gia sùng đạo nhất trên thế giới.

- Mỗi năm người Mỹ đánh bạc khoảng 500 tỉ USD và cũng chừng đó làm từ thiện.

- Người Mỹ đầu tư nhiều cho giáo dục, đặc biệt là các cựu sinh viên.

- 3/4 giải Nobel trên thế giới có chủ nhân là người Mỹ.

VỀ CHUYỆN TỪ THIỆN CỦA PHAN ANH (PHẦN 4)


Về Chuyện Tiền Từ Thiện Của Phan Anh ( Phần 4 )

Ảnh : Chiếc Mũ giá 20 chiệu của Phan Anh

Trước đây tôi đã viết 3 phần về câu chuyện này, và như thường lệ tôi bị ném đá vãi cả cứt ra, tôi vốn ko thích nói nhiều cũng ko có thời gian tranh luận hay đôi co nhiều với các anh chị , Nay xin biên tút này hầu các anh chị tiếp

Tôi xin khẳng định lại 1 điều , số tiền 21 tỉ của Phan Anh là ở đâu ra ? Ai là người gửi số tiền lớn như vậy? Tôi có quyền nghi ngờ số tiền của anh là tiền bẩn, ví như lợi dụng thiên tai để mafia hoá các đồng tiền đó vào mục đích rửa tiền, hay đơn giản hơn anh là nơi trung chuyển tiền của các thế lực nào đó hòng vào mục đích chính trị đen tối

Trên thế giới này có rất nhiều vụ lợi dụng chữ từ thiện để hợp thức hoá số tiền đó vào mục đích khủng bố, và anh Phan Anh là ai ? Trong giới nghệ sĩ Phan Anh chỉ là một anh MC ất a ất ơ ở Miền Bắc, lấy tư cách gì để có thể huy động đc gần 1 triệu đô la?

Vậy số tiền đó đc công khai minh bạch chưa ? Chưa hề, Anh đi từ thiện ở những đâu? Xã nào ? Bao nhiêu hộ ? Phần quà giá trị bao nhiêu ? Chính quyền xác nhận đâu? Anh hoàn toàn ko hề đưa ra đc bất cứ giấy tờ hợp pháp nào cả, anh chỉ múa phím qua loa là có đi và có vài bức ảnh gọi " đánh đồng " người xem.

Bỏ qua chuyện tiền thuế vì thu nhập bất thường là phải 10% đã nhé, tí tôi sẽ đưa link cho các bạn đọc bài trước, Giờ tôi nói về tiền lãi , tất nhiên tiền càng ấp lâu thì lãi càng lên cao, và hình như chưa bao giờ anh ta đề cập đến vấn đề này, bạn nào có face Phan Anh tag anh vào đây mình tôi cân anh và đội ngũ luật sư của anh ngay tại đây

Tôi chỉ hỏi anh đơn vị kiểm toán độc lập của anh ở đâu? Bao gồm những ai? Những ai là người giám sát anh chi tiêu số tiền đó? Anh có dám đứng ra giải trình số tiền đó trước mặt bàn dân thiên hạ ko? Giải trình ở đây phải là minh bạch như 3.200 hộ anh công bố phát cho mỗi hộ phần quà 500k thuộc xã Phương Mỹ chả hạn ? Vậy giấy chính quyền xác nhận đâu? Mua quà thì hoá đơn giá trị gia tăng đâu ? Anh trao cho những hộ nào? Thuộc xóm nào ? Đừng nói với tôi và moii người hàng cứu trợ đc miễn thuế nhé

Anh nên nhớ cho tiền anh cầm là tiền của Tổ Chức và Cá Nhân nó ko phải tiền của anh? Anh ko công khai minh bạch hoặc cố tình trì hoãn để tìm cách bàn tính đường lối khác thì anh tự hiểu, nhưng tôi xin nhắc anh nhớ 10% tiền thuế anh chưa đóng nhé, đừng rớt xu nào nhá, vỡ mồm anh ạ, chưa hết anh nên nhớ lãi suất ở Agribank là 7,5%/1 năm , 1 năm nó sẽ đẻ tiền lãi ra tiền tỉ đó anh, anh định im luôn tiền lãi hả anh ?

Thời gian anh đưa ra 2 năm, nếu ko ai nhớ tiền lãi thì anh đã làm ngon ơ con Mẹc E300 đời 2016 luôn chứ chả chơi, anh luôn gào lên #Đừngimlangvà Phải Minh Bạch , bây giờ chúng tôi cần anh minh bạch đc ko anh ?

Tôi khuyên các bạn đã gửi tiền cho Phan Anh hãy giữ lại hoá đơn gửi tiền của tin nhắn chuyển tiền, đó sẽ là bằng chứng duy nhất của các bạn nếu muốn lấy tư cách hỏi anh ta chi tiêu

#MCPHANANH #ĐỪNGIMLANG

HÌNH BỎNG MẮT CỦA MINH THƯ "GÁI NHẢY"

Hình nóng bỏng mắt của Minh Thư 'Gái nhảy'

Theo Dương Di/Vietnamnet 


Dân Trí - Sau khi chia tay người chồng kém 6 tuổi và khoảng thời gian khó khăn trên đất Mỹ, nữ diễn viên Minh Thư vẫn giữ được tinh thần lạc quan và nhan sắc đáng ngưỡng mộ.

Diễn viên Minh Thư nổi danh từ sau vai Hạnh trong bộ phim “Gái nhảy. Hình tượng một cô gái khôn ngoan, sành đời nhưng cũng thật đáng thương đã đưa tên tuổi của cô đến gần hơn với khán giả.

Sau đó, tuy đều đặn tham gia những dự án phim lớn chiếu Tết như: Lấy vợ Sài Gòn, Chuông reo là bắn… và hàng loạt những dự án phim truyền hình nhưng những dự án này đều không thành công như mong đợi.

Năm 2013, nữ diễn viên bất ngờ cùng con gái sang Mỹ du học. Cô mong muốn được học hỏi, trau dồi kiến thức về nghệ thuật và tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con gái.

Những ngày đầu tiên trên đất Mỹ của Minh Thư không hề dễ dàng.

Nữ diễn viên cũng đã chia tay với người chồng kém 6 tuổi

Chia sẻ với VietNamNet, cô cho biết: “Khi ở Việt Nam, tôi sống sung sướng, ban ngày có tài xế đón đưa, có người phục vụ. Từ gội đầu, làm tóc đều ra tiệm, một tuần mát xa mấy lần nhưng qua bên này phải tự tay làm hết mọi việc nên cảm thấy rất khó khăn. Thời gian đầu, tôi cứ gọi cho bạn bè là lại khóc, rất nhiều lần tôi muốn bỏ hết tất cả để về Việt Nam nhưng sau tôi nghĩ mình cần phải học cách chấp nhận".

Hiện tại, nữ diễn viên đã thông thạo việc giao tiếp và dần bắt kịp với cuộc sống nơi đất khách. Sau khi tốt nghiệp ngành ngôn ngữ, cô sẽ tiếp tục học thêm về nghệ thuật.

Trong chuyện tình cảm, Minh Thư được nhiều người đàn ông ngỏ ý muốn quan tâm, chăm sóc, nhưng cô vẫn chưa tìm được người phù hợp để tính chuyện lâu dài. Bản thân cô cũng không đặt nặng chuyện tình cảm, vì cuộc sống tại Mỹ chưa thực sự ổn định.

Lần này trở về Việt Nam, cô dự định sản xuất một số sản phẩm âm nhạc cùng với những người đồng nghiệp thân thiết. Nữ diễn viên bày tỏ cô khá lo lắng nhưng sẽ nỗ lực hết sức mình để có thể được ghi nhận.







Bệnh Viện Phục Hồi Chức Năng Nghệ An: Khi Giám đốc không muốn tiếp báo chí


Hồi đầu tháng 6 năm 2016 một phóng viên tên Bình làm ở báo Gia đình & Xã hội có nhà ở Phường Nghi thu TX Cựa lò đến làm việc với bà Xuân là giám đốc Bệnh Viện Phục Hồi Chức Năng Nghệ An.đóng tại Phường Nghi thu TX Cựa lò. Đang làm việc thỳ có điện thoại được cho là của anh Lê Cảnh Nhạc TBT báo Gia đình và xã hội gọi...Buổi làm việc chấm dứt tại đó và coi như không có vấn đề gì.

Theo người có trách nhiệm ở bệnh viện cho biết,cũng sau ngày đó hàng loạt phóng viên đủ các thứ trên đời từ tạp chí cho đến các báo điện tử đến làm việc.Tôi miễn nêu tên cụ thể báo nào,phóng viên nào vì lý do tế nhị (có danh sách) Nhưng nhìn chung những phóng viên này chỉ là những tạp chí, báo lèo tèo không có uy tin .

Tuy nhiên hàng loạt phóng viên trên hầu hết đên rồi vui vẻ ra về coi như không có vấn đề gì.Duy nhất một nữ CTV một tờ báo có 4 chữ cái đến hạch sách gây khó dễ tỏ ý vòi tiền và cuối cùng cũng bỏ qua.

Đến lượt báo PLVN gọi điện yêu cầu hẹn lịch bà Xuân để làm việc thỳ bà Xuân tỏ ra ngấy ngầy với kiểu hoạt động của báo chý đương thời và đến nước này bà Xuân tỏ ra cứng rắn : Không còn gì để mà mất.

Trao đổi với chúng tôi bà Xuân cho biết : Có hàng ngàn ty tỷ nhà báo phóng viên đến anh ạ (Mình nói làm gì có hàng ngàn chỵ,chỵ bảo có thật đấy tôi thề keke) Tôi bây giờ không cần gì nữa,tôi không hiểu báo chí nước ta lại có nhiều báo tạp chý như thế,con tôi cũng đã trưởng thành,tôi cũng sẽ nghỉ hiu,tôi không sợ nữa.Suốt trong mấy tháng vừa rồi tôi mệt nhọc với công việc tiếp đón báo chý chán lắm rồi.Chi Xuân còn cho biết thêm : Làm lãnh đạo một cơ quan thỳ kiểu gì cũng có sai chứ anh,tránh thế nào được !

Theo chỵ Xuân sở dỹ tôi nóng là vì thái độ của mấy anh báo PLVN quá hống hách nên làm tôi mất cảm tình với cánh nhà báo,hơn nữa cái giấy giới thiệu cũng không rõ ràng,đó là chưa nói có 1 người thứ 4 cũng xuất hiện

Khi chúng tôi đăng stt nói về lùm xùm giữa giám đốc Xuân và các phóng viên báo PLVN thỳ ngay trong đếm đó báo PLVN cũng xóa bài "Nghệ an : Giám đốc bệnh viện đi thắp hương trong giờ hành chính,bất hợp tác và "hù dọa" phóng viên" bài này đăng ngày 19/10/2016. Vậy tại sao lại xóa ? Hay là một sự xúc phạm thiếu nhân văn trong tác nghiệp báo chí ?

Theo chúng tôi được biết,những vi phạm của Bệnh Viện Phục Hồi Chức Năng Nghệ An đã được giải quyết dứt điểm năm 2014.

Như vậy sự nhũng nhiễu của các phóng viên đối với Bệnh Viện Phục Hồi Chức Năng Nghệ An là có thật.

Sở dỹ chúng tôi đặt nghi vấn (nghi vấn thôi nha) phóng viên Bình người Nghi Thu Của lò là người cùng phường với Bệnh Viện Phục Hồi Chức Năng Nghệ An cũng là cùng địa phương với điểm trả đón khách của xe khách Văn Minh tại khách sạn Thân Hoa đóng trên địa bàn phường Nghi thu. Vấn đề này chúng tôi đã đọc một comment của Bình trên diễn đàn nhà báo trẻ tại stt của Quân báo PLVN.

Tóm lại : Chúng tôi không được phép đy sâu vào tình hình chy tiêu của Bệnh Viện Phục Hồi Chức Năng Nghệ An nhưng chúng tôi thấy đây là nơi chưa phải là điểm nóng để huy động một lượng lớn phóng viên nhà báo đến tác nghiệp để làm rõ một vấn đề gì đó.Mà là có một điều gì đó khó hiểu.

BAN GIÁM HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC DÍNH CHÀM?

Sai phạm “khủng” tại Trường Đại học Điện lực: Ban giám hiệu… “dính chàm”

THCL Liên quan đến hàng loạt sai phạm “khủng” tại Trường Đại học Điện lực, Kết luận thanh tra số 8674/KL-BCT, ngày 16/9/2016 của Thanh tra Bộ Công thương nêu rõ:Trách nhiệm chính thuộc về Ban giám hiệu, trong đó, chịu trách nhiệm trực tiếp là Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng…

Hàng loạt sai phạm bị “phát lộ” liệu có ảnh hưởng tới công tác dạy và học tại Trường Đại Học Điện lực?

Theo Kết luận thanh tra số 8674/KL-BCT, Ban giám hiệu và một số đơn vị tham mưu của Trường Đại học Điện lực (các phòng, khoa, trung tâm…) chưa chấp hành đúng các quy định trong công tác tuyển sinh; đào tạo, liên kết đào tạo; quản lý thu - chi học phí đối với các lớp liên kết và quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Sự buông lỏng quản lý dẫn đến việc kiểm soát số lượng sinh viên không chính xác, kịp thời, chất lượng đào tạo, số lượng hợp đồng liên kết đào tạo đã ký kết; báo cáo cơ quan có thẩm quyền thiếu trung thực; ban hành các quy chế nội bộ chưa phù hợp với quy định của pháp luật, công tác điều hành chưa tuân thủ quy chế…

Trong đó, Ban giám hiệu và một số đơn vị tham mưu (các phòng, khoa, trung tâm…)của Trường Đại học Điện lực phải chịu trách nhiệm trong việc để xảy ra hàng loạt sai phạm. Chịu trách nhiệm trực tiếp là Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng…


Ban giám hiệu Trường Đại học Điện lực (www.epu.edu.vn)

Kết luận thanh tra nêu rõ: Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực là người đại diện theo pháp luật và chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của trường theo quy định của pháp luật và Quy chế tổ chức và hoạt động, nhưng lại làm việc tắc trách, để xảy ra hàng loạt sai phạm.

Cụ thể, thiếu trách nhiệm trong công tác tuyển sinh, đào tạo, quản lý tài chính; trực tiếp phê duyệt giao cho các đơn vị là đầu mối quản lý đào tạo và ký các hợp đồng liên kết đào tạo không đảm bảo điều kiện, thiếu kiểm soát. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hàng loạt sai phạm nghiêm trọng tại Trường Đại học Điện lực.

Hiệu trưởng trường còn ký các hợp đồng hỗ trợ đào tạo, nhưng sau đó lại ủy quyền cho Trung tâm Nghiên cứu phát triển công nghệ năng lượng và Môi trường quản lý các lớp học, theo dõi thực hiện hợp đồng, trong khi Hiệu trưởng là Chủ tịch hội đồng quản lý, chủ tài khoản của Trung tâm - là vi phạm quy tắc quản lý tài chính; báo cáo sai lệch về số lượng quy mô đào tạo, đội ngũ, cơ sở vật chất để xác định chỉ tiêu tuyển sinh; không trung thực trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Xác định tỷ lệ phần trăm khác nhau khi ký kết hợp đồng liên kết không có cơ sở; phê duyệt cho một số đơn vị được để lại tiền học phí để tự chi tiêu là không đảm bảo nguyên tắc về quản lý tài chính.


Thứ trưởng Bộ Công thương trao Quyết định bổ nhiệm tân Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực Trương Huy Hoàng (ngày 8/7/2016)

Bên cạnh đó, Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực còn thiếu chặt chẽ trong quản lý, để một bộ phận viên chức của trường cho đơn vị ngoài tham gia quản lý, điều hành,trong thời gian dài mà không có biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời. Ban hành quy chế nội bộ không đảm bảo quy định của pháp luật; chỉ đạo, tổ chức thực hiện một số nội dung không theo quy chế đã đề ra.

Không tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát đối với các đơn vị,cá nhân thuộc quyền quản lý để phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm.

Đối với trách nhiệm của các phó hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực, Kết luận thanh tra cũng chỉ rõ: Là những người chịu trách nhiệm trực tiếp trong lĩnh vực được phân công lãnh đạo, quản lý, điều hành; chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng và pháp luật, đối với công việc đã giải quyết…

Tuy nhiên, các phó hiệu trưởng trường chưa thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ được giao; tại một số biên bản làm việc với các đoàn kiểm tra, giám sát, không có ý kiến (hoặc phản ánh) về dấu hiệu vi phạm trong công tác tuyển sinh, đào tạo, công tác quản lý tài chính của trường.

Trong quy trình ban hành Quy chế nội bộ và tổ chức thực hiện Quy chế có nhiều nội dung không đảm bảo quy định, nhưng không có ý kiến trong Ban giám hiệu và tổ chức đảng, đoàn thể… Trong Ban giám hiệu, nhưng các phó hiệu trưởng chưa làm hết trách nhiệm trong công tác kiểm tra, kiểm soát đối với các đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm.

Cònnhữngtập thể,cá nhân nào phải chịu trách nhiệm trước hàng loạt sai phạm nghiêm trọng xảy ra tại Trường Đại học Điện lực?...

Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục thông tin./.

Tuấn Ngọc