Thứ Năm, 14 tháng 9, 2017

CHUYỆN GS TƯƠNG LAI BỎ ĐẢNG

Ông Tương Lai: bỏ Đảng để khỏi bẽ mặt!

Ngày 2/9 vừa qua, ông GS Tương Lai tuyên bố trên mạng Internet, trả lời phỏng vấn hàng loạt các đài nước ngoài như BBC, VOA, RFA, …về việc “ông ta quyết định bỏ Đảng của Nguyễn Phú Trọng, chỉ theo Đảng của Hồ Chí Minh” đã nổ ra những “xung đột nội tại” của làng zân chủ: đã theo “phong trào dân chủ” từ lâu mà bây giờ mới chịu “bỏ Đảng”? Bỏ Đảng hóa ra chỉ là tránh bị tước thẻ Đảng, tránh bị kỷ luật chẳng khác nào làm xấu mặt “phong trào dân chủ”? Vì sao ông Tương Lai vẫn cố làm to chuyện “bỏ Đảng” của ông, cho dù là “bỏ Đảng kiểu nửa vời”? Vì sao tổ chức Đảng của ông Tương Lai không khai trừ ông ta vi phạm tiêu chuẩn đảng viên từ những sai phạm nghiêm trọng trước đây? Vì sao ông Tương Lai vẫn bám lấy hư danh “đảng viên Đảng cộng sản” dù đã phản bội nó”?...đủ để khiến “làm nóng” dư luận mạng và phơi bày “thực lực phong trào dân chủ” chỉ là nơi “đổ vỏ” cho giới “nhân sỹ trí thức” muốn kiếm chút ảnh hưởng, tiếng tăm với nền chính trị hiện nay?

Hình ảnh ông già lấy lý do "tuổi cao sức yếu" tránh sinh hoạt Đảng, nhưng sốc nổi trên đường phố, kiếm hư danh từ dân chủ mạng, nay làm trò ăn vạ "bỏ Đảng" khi sắp bị khai trừ!

Từ lâu nay, giới zân chủ tâng bốc ông Tương Lai như là “nhân sỹ trí thức”, “kẻ phản tỉnh”, “nguyên lão cộng sản dám chống Đảng”…bất chấp việc ông chưa chịu "bỏ Đảng" theo quan điểm chính trị "thực dụng" của Nguyễn Quang A, Lê Công Định... Bản thân ông Tương Lai được biết đến như là người tích cực nhất trong các hoạt động biểu tình, phong trào đối lập nào bất kể lý do gì. Ông hiếm khi từ bỏ vụ ký đơn thư tập thể nào lên án Đảng và Nhà nước về không chịu “thoát Trung” theo ý ông và đòi trả tự do các “nhà đấu tranh dân chủ” bị bắt, xử tù như Cù Huy Hà Vũ, Phương Uyên, Bùi Hằng…Ông từng tham gia nhóm “Kiến nghị 72”, đòi sửa đổi Hiến pháp 1992 theo hướng bỏ Điều 4, đổi tên Đảng, thay đổi đường lối chính trị 180 độ từ học thuyết xây dựng Chủ nghĩa xã hội theo hướng học thuyết tư bản chủ nghĩa, phác họa bản hiến pháp như là bản sao của Hiến pháp chính quyền Việt Nam cộng hòa trước đây. Tên tuổi của ông làm nên "sức nặng" và "vẻ đẹp truyền thông" cho mỗi cuộc ký tá, kiến nghị, thư ngỏ, yêu sách, tuyên bố....đúng như quan điểm "thực dụng" của "phong trào dân chủ".

Có thể nói về góc độ cá nhân, việc ông Tương Lai “theo Đảng” chỉ còn làcái vỏ, là cái danh để ông có tư cách viết, ký các đơn thư đòi thay đổi đường lối, lên án các lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện nay, thậm chí đòi chi phối nhân sự cấp cao theo hướng chọn những ai mà ông ta cho là “thân Mỹ”, tẩy chay và loại bỏ những lãnh đạo mà ông ta cho là “thân Tàu”. Dễ hiểu việc ông này tuyên bố “bỏ Đảng” xem như chỉ là mặt hình thức, còn bản chất thì phải hiểu là ông đã “từ bỏ Đảng” từ khi ông chọn cho mình con đường đối lập. Vậy vì sao ông Tương Lai vẫn cố sống cố chết bám lấy hư danh “đảng viên Đảng cộng sản” dù đã phản bội nó?... Câu trả lời nằm ngay chính trong hành xử có vẻ như mâu thuẫn của ông này nhưng lại rất “thống nhất” nếu nhìn nhận đúng bản chất và tư cách của ông ta.

Đọc lá thư ông Tương Lai gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ năm 2013 cho thấy, ông này điển hình của kẻ thích được đề cao, luôn đặt cái tôi và thể hiện vai trò “bề trên” của mình dàn chop bu của Đảng hiện nay và vì sao ông này “tư thù” với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến vậy. Trong thư, ông Tương Lai nhắc lại “chuyện cũ” với lãnh đạo cấp cao của Đảng, trong đó có ông Trọng từng đề cao ông Tương Lai khi còn tại chức như thế nào, lên án ông Trọng đã dám quy kết ông Tương Lai và những người ký Kiến nghị 72 đòi thay đổi Hiến pháp là “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”, khăng khăng rằng mình vẫn trung thành với Các Mác khi “tham gia soạn thảo và ký vào Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992 mà Tổng Bí thư đã phê phán nặng lời, tôi chỉ muốn nói rằng, tôi đã thực hiện lời chỉ dẫn của Các Mác “ trí thức là người nói sự thật, phê bình ”…Người có tư duy tỉnh táo, bình thường chắc chắn sẽ thấy ngay, ông Tương Lai như đứa trẻ đang cố khóc lóc ăn vạ khi bị bắt lỗi. 

Dù từ lâu phản bội lại Đảng nhưng khi ký tá các đơn thư tập thể, viết bài, kiến nghị… ông Tương Lai đều không quên cái danh “số tuổi Đảng" để chứng minh mình là "Đảng viên lão thành” và chức vụ cao nhất trước khi nghỉ hưu của mình, chứng tỏ ông rất “tự hào” và muốn “phô trương” những thứ mà Đảng, Nhà nước đã dành cho ông và những thứ mà ông có được nhờ từng cống hiến cho Đảng, Nhà nước. Chính vì vậy, dù không còn theo Đảng, không còn sinh hoạt Đảng, mà theo ông Tương Lai, ông được phép nghỉ sinh hoạt Đảng do “tuổi cao và điều kiện sức khỏe” là đúng quy định của Đảng, nhưng chẳng chịu làm cái việc “bỏ Đảng” – vốn là một phong trào làng zân chủ phát động, hô hào nhiều năm nay. Như vậy hóa ra, lòng vả khác lòng sung, ông nương nhờ vào làng zân chủ để “ăn vạ” với Đảng, để đánh bóng tên tuổi và gây dựng ảnh hưởng của mình nhưng trong thâm tâm của ông, ông biết cái nào đánh giá hơn, đáng trân trọng hơn những thứ “hư danh” kia rất nhiều!

Còn việc vì sao chi bộ Đảng của ông Tương Lai không khai trừ ông sau vô khối các vi phạm nguyên tắc, tiêu chuẩn đảng viên? Hóa ra, đối với chi bộ Đảng địa phương, tên ông nằm trong “sổ lưu”, “sổ theo dõi” vì từ lâu ông Tương Lai nghỉ sinh hoạt với lý do chính đáng “tuổi cao sức yếu”, không ai còn quan tâm ông là “đảng viên” hay không nữa. Nhưng việc ông Tương Lai luôn công khai quan điểm chống Đảng trên mạng Internet với danh nghĩa “đảng viên” thì họ buộc phải làm cái việc “chẳng quan trọng đấy nữa” để giữ uy tín cho Đảng mà thôi. Nhưng dù sao đây cũng là điểm sơ hở, sai sót nghiêm trọng của chi bộ đảng địa phương vì ngại đào bới làm cái việc “đặng chẳng đừng” ấy.

Để đối phó với việc danh hiệu sẽ mất, thực chất là “lòng tự tôn sẽ mất” và không chừng trong cuộc chiến làm trong sạch tổ chức Đảng, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ áp dụng biện pháp tước luôn cái chức danh “nguyên Viện trưởng” của ông Tương Lai giống như cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng thì đúng là “thảm họa”. Hiểu điều này sẽ thấy, vì sao ông Tương Lai lại nhanh chân tuyên bố “bỏ Đảng của Nguyễn Phú Trọng” trước khi bị khai trừ và vì sao ông chỉ tuyên bố “bỏ Đảng của Nguyễn Phú Trọng mà vẫn theo Đảng của Hồ Chí Minh”, chẳng qua là để ông vẫn giữ được “danh chính ngôn thuận” để mỗi lần “khoe” mình là “đảng viên lão thành” và “nguyên Viện trưởng” để dư luận không “xem nhẹ” các phát ngôn của ông, để mọi hình thức xử lý phát sinh từ “Đảng của Nguyễn Phú Trọng” chẳng có “giá trị” gì với ông mà thôi. Ông vẫn “tự hào” mình là “đảng viên lão thành từ thời Hồ Chí Minh”, vẫn là “nguyên Viện trưởng” danh giá, hợp ngôn!!!

Qua việc ông cựu Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội Phạm Xuân Nguyên dù tuyên bố “ly khai Hội nhà văn của Đảng” và thành lập ra cái gọi là “Ban vận động Văn đoàn độc lập” nhưng quyết không chịu từ bỏ chức danh “Chủ tịch Hội nhà văn” bất kể Ban tổ chức Hội nhiều lần kiểm điểm, nhắc nhở “tư cách” và “hành xử” của ông “đòi sống chung với cả vợ cả lẫn vợ lẽ” này. Khi bị ép phải khai trừ, ông ta dở đủ chiêu trò “ăn vạ” theo kiểu Chí Phèo. Thì nay cách hành xử của ông Tương Lai chẳng khác gì mấy. Có vẻ như đó là “điểm chung” về tư cách và hành xử của giới luôn tự nhận là “elite phong trào dân chủ”, “nhân sỹ trí thức” vậy. 

Kết lại, “phong trào dân chủ” là nơi “đổ vỏ” sau các màn “khoa môi gõ trống” của các “nhân sỹ trí thức” mà thôi!

Nguyễn Biên Cương

HIẾN MÁU - TỪ THIỆN VÀ VĂN MINH Ở ĐÓ, CHỨ ĐÂU XA ?

Về hiến máu.

Máu là một mô lỏng, lưu thông trong hệ thống tuần hoàn của cơ thể với rất nhiều chức năng mang tính tồn vong. Dân gian có câu “tao chơi khô máu với mày”, “khô máu” nghĩa là chết - đủ hiểu sự quan trọng của máu là cỡ nào.

Có muôn vàn lý do để cơ thể khô máu (do tai nạn, do phẫu thuật, vân vân và mây mây) vì vậy lượng máu dự phòng ở các bệnh viện luôn thiếu.

Các nhà khoa học trên toàn thế giới vẫn đang hàng ngày cân não tìm ra một chất có thể thay thế được máu tự nhiên tuy nhiên kết quả vẫn chỉ hết sức khiêm tốn. Máu tự nhiên vẫn là lựa chọn phổ biến cho đến nay trong điều trị thiếu hụt máu.

Máu dự trữ ở đâu ra? Đó là từ Người bán máu và Người hiến máu. Hôm nay, tôi nói về Hiến máu

Dân Giùn trong mỗi lần đối thoại các vấn đề liên quan đến lợi ích, hay bắt đầu bằng chữ “Ngu gì”? Bánh mì từ thiện ngu gì không lấy vài chục ổ? Ngu gì không chen ngang khi sắp hàng tính tiền trong siêu thị?

Và trong lĩnh vực này, đồng bào luôn than vãn “Ngu gì hiến máu khi bọn bác sĩ lấy máu nhân cmn đạo của mình đi bán với giá cao cho bệnh nhân”… Hỡi ôi oan nghiệt.

Là một người nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế, Anh Ba phán luôn như thường lệ: Hiến máu (Blood Donation) không phải là hoạt động kinh tế đơn thuần – vì vậy đã vác đít đi hiến máu thì đừng bàn chuyện lãi hay lỗ ở đây?

Khi ra khỏi cơ thể, bọn rút máu sẽ đem máu của đồng bào đi đâu?

Đầu tiên, thật buồn phải thông báo cho đồng bào rằng không phải tất cả máu được hút ra từ cơ thể vàng ngọc của đồng bào đều được sử dụng để bơm vào người khác. Các bước cụ thể mà giọt máu ân tình phải đi qua là sàng lọc, sản xuất, bảo quản và phân phối với mục đích lựa máu “sạch” đem đi sản xuất thành các sản phẩm khác nhau: Khối Hồng cầu, khối Tiểu cầu, khối Huyết tương và khối Bạch cầu để đảm bảo tiêu chí “người bệnh thiếu gì truyền nấy”, chứ không phải cứ thằng máu A là cầm bịch máu A bơm vào cho full giáp như trong game. Các sản phẩm máu sẽ được đưa vào bảo quản theo tiêu chuẩn đặc biệt chờ ngày sử dụng.

Đồng bào chìa tay hoan hỷ cho bác sĩ hút máu, sau đó đồng bào về up hình khoe facebook hoặc thầm lặng chẳng nói với ai thì đồng bào cũng đã thực hiện xong hạnh Bố thí - Đứng đầu các hạnh Ba-la-mật là hạnh bố thí, theo Phật giáo đó là thí “nội tài” là một cử chỉ hy sinh cao đẹp nhất mà chỉ những người giàu lòng từ bi, bác ái mới làm được. Máu đồng bào đã vào kho, còn lại là việc của các bác sĩ và chuyên viên đưa đến cho người dùng theo đúng quy trình khoa học.

Như tôi đã nói ở trên, giọt máu từ tay “đồng bào khỏe” chỉ mới là nguồn nguyên liệu bước đầu cho một quá trình chuyên môn hết sức nghiêm ngặt trước khi đến tới “đồng bào yếu” và quy trình này vô cùng tốn kém.

Thích chơi kinh tế đúng không? 

Anh Ba phán luôn: Toàn bộ quy trình nếu tính đúng khi mỗi đơn vị máu trải qua tất cả các công đoạn xử lý đến tay người bệnh có giá không dưới 2 triệu Giao Chỉ tệ. Tuy nhiên, hiện nay người bệnh chỉ phải trả 450 đến 810 nghìn Giao Chỉ tệ tùy vào nhu cầu. Thật ngạc nhiên rằng Nhà nước vẫn đang hàng ngày bù lỗ cho từng đơn vị máu được bán ra cho bênh nhân cần. Ý nghĩa của câu “một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại” nó nằm ở chỗ ấy. Số tiền bệnh nhân phải đóng là để duy trì cho chính giọt máu kia được “sống” qua bao nhiêu giai đoạn chứ không phải Bộ Y tế bán máu ăn lời, xin đồng bào minh xét.

Và cũng xin nói luôn loại hay chửi Bộ Y tế lại thường là loại chưa bao giờ hiến máu. Chúng cho rằng nhà nước đang “lợi dụng” người hiến máu, bọn ngu và nguy hiểm thì nhìn đâu cũng thấy âm mưu. Với trí tuệ giao động quanh miệng giếng và sự thù hận máu tươi tột độ, một ngày nào đó trong bàn ăn, chúng sẽ đập bàn và hét lên: “Sao Chính quyền lại cho phép bỏ máu vào tiết canh thế này”.

Hiến máu HOÀN TOÀN không gây ảnh hưởng đến sức khỏe! CẤM CÃI. Lượng máu đã hiến sẽ được cơ thể nhanh chóng tái tạo phục vụ cho quá trình tuần hoàn. Từ thiện là thấy ta đủ khoẻ mạnh để cứu giúp những người yếu hơn. Từ thiện là khi hiểu rằng máu của ta đang chảy vào cơ thể đồng loại cho họ thêm nhịp thở, nhịp đập của tim trong tương lai.

Dù răng ăn cơm có thịt hay cơm chay, dù rằng đầu thai ở Lũng Luông hay ở Oxford thì ai ai cũng có quyền hiến máu cứu đồng loại của mình. Từ thiện, văn minh là đó chứ đâu xa?

Nguồn ở đây

BÁC SỸ THÌ KHÔNG ĐƯỢC PHÉP MỆT MỎI?


Xã hội giờ quá nhiều người dốt nát nhưng thích dạy bảo người ta về chuyên môn, đóng ít viện phí rồi tự coi mình như ông chủ hạch sách đủ thứ, vô văn hóa xông thẳng vào nơi người ta đang khám bệnh cộng thêm "cộng đồng mạng" toàn các nhà đạo đức học, chuyên gia học đủ mọi lĩnh vực sẵn sàng lên tiếng dạy đời, chửi bới, ném đá bất kể lý lẽ. Đám đông hung hãn này được tiếp sức bởi nhiều nhà báo kền kền thích bươi móc những thứ giật gân để câu view mà không cần suy nghĩ về tác hại nó tạo ra cho xã hội.

"Tôi đã từng khám cho hàng trăm bệnh nhân/ngày, từng mệt mỏi đến mức mất hết phản xạ giữ gìn hình ảnh cá nhân", một bác sĩ chia sẻ.

Bộ Y tế đã có yêu cầu xử lý nghiêm việc bác sĩ BV Mắt Trung ương gác chân lên ghế giải thích cho người nhà bệnh. Nhưng dưới góc độ một đồng nghiệp, một người dân, bác sĩ Trần Văn Phúc (BV Xanh-Pôn, Hà Nội) chia sẻ:

"Tôi đã xem đi xem lại đoạn clip. Tôi đã từng khám cho hàng trăm bệnh nhân/ngày, từng mệt mỏi đến mức mất hết phản xạ giữ gìn hình ảnh cá nhân.

Khi tôi đang là sinh viên năm thứ 3 đi trực ngoại ở Xanh-Pôn, phụ mổ cả ngày mệt quá, đêm muộn tôi nằm ngủ như chết. Một nữ sinh viên Y6 phụ mổ sau tôi, khi trở về phòng không có giường để nghỉ, cũng vì quá mệt mà chấp nhận tráo đầu đuôi, lấy cái chăn chèn vào giữa để nằm chung cái giường một với tôi.

Thời đó, một ai đó bên ngoài với chiếc điện thoại thông minh trên tay, có lẽ một bộ phim nóng đã được tạo ra trên Facebook.

Các bác sĩ không được phép mệt mỏi! Đó là lí do để bác sĩ dù đã kiệt sức nhưng vẫn phải cố nở nụ cười với người bệnh, cố nghe những lời chửi bới, cố nhẹ nhàng giải thích cho gia đình bệnh nhân hiểu.

Hành động co chân lên ghế của bác sĩ Minh cũng thế, có thể cảm thông với người phụ nữ chỉ còn 2 năm nữa sẽ nghỉ hưu".

Cá nhân nào cũng có quyền quay phim chụp ảnh bất cứ người nào khác ở nơi công cộng. BV cũng được coi là nơi công cộng. Tuy nhiên, các BV vẫn có thể ban hành những quy tắc liên quan đến tài sản và con người của họ, như việc cấm quay phim chụp ảnh.

Rõ ràng, trong câu chuyện ở BV Mắt Trung ương, cháu bé 8 tuổi đã được bác sĩ Minh khám xong. Bác sĩ đang khám tiếp cho cháu bé khác, nhưng hai người đàn ông vẫn xông vào gây sự.

Hành động ấy có thể coi là cố ý xâm phạm quyền riêng tư của một bệnh nhi khác đang được bác sĩ khám. Đó cũng là hành động cố ý xâm phạm quyền riêng tư của bác sĩ Minh, bởi việc quay clip bác sĩ Minh không hề hay biết.

Chưa kể, việc quay phim chụp ảnh với mục đích nào đó, với nội dung sai lệch mà không được sự đồng ý của bác sĩ.

Việc bác sĩ Minh gác chân lên ghế trong lúc người nhà bệnh nhân điều qua tiếng lại, chỉ là hành động có tính chất riêng tư. Đồng ý rằng đó là hành động không đẹp và không chuyên nghiệp, nó cần chấm dứt. Nhưng nó không vi phạm đạo đức và quy chuẩn ứng xử giao tiếp.

Người nhà bệnh nhân có thể hợp tác để nghe bác sĩ Minh giải thích thêm về tình trạng bệnh tật của con, có thể góp ý nhẹ nhàng với hành vi gác chân của bác sĩ, thay vì quay clip rồi phát tán trên mạng với mục đích tiêu cực, để sự việc bị đẩy đi quá xa, vượt khỏi tầm kiểm soát.

"Tôi đã từng khám cho hàng trăm bệnh nhân/ngày, từng mệt mỏi đến mức mất hết phản xạ giữ gìn hình ảnh cá nhân", một bác sĩ chia sẻ.Bộ Y tế đã có yêu cầu xử lý nghiêm việc bác sĩ BV Mắt Trung ương gác chân lên ghế giải thích cho người nhà bệnh. Nhưng dưới góc độ một đồng nghiệp, một người dân, bác sĩ Trần Văn Phúc (BV Xanh-Pôn, Hà Nội) chia sẻ:"Tôi đã xem đi xem lại đoạn clip. Tôi đã từng khám cho hàng trăm bệnh nhân/ngày, từng mệt mỏi đến mức mất hết phản xạ giữ gìn hình ảnh cá nhân....".

"Tôi đã từng khám cho hàng trăm bệnh nhân/ngày,…

Thứ Tư, 13 tháng 9, 2017

BÁC SĨ GÁC CHÂN LÊN GHẾ


Bác sĩ gác chân lên ghế...



***
Đọc báo về vụ này thấy buồn. Buồn bởi cả người chụp ảnh và người duyệt đăng bài viết về bác sĩ ở BV Mắt TƯ đã dùng cái tâm chấp kiến để soi mói bác sĩ.

Mình từng chứng kiến cảnh cảnh sĩ ở BV Đại học Y trệu trạo nhai bánh mì lúc 13h khi mới khám xong, rồi vội lên xe chạy đi hỗ trợ tuyến dưới.

Một bác sĩ khác ở BV K TƯ mổ liền tù tì từ sáng tới trưa nói: Anh xì trét lắm, rảnh thì đi uống rượu với anh cho đỡ căng thẳng.

Một bác sĩ ở Bệnh viện Bạch Mai kể, có những ca mổ kéo dài 10 tiếng, bác sĩ không dừng được nên chỉ tranh thủ nút hộp sữa trong khi mổ.

Có những bác sĩ cả ngày khám quần quật vì bệnh viện quá tải, tối vẫn phải trực cấp cứu...

Nhiều bác sĩ nói với mình, sợ nhất không phải là đứng mổ, trực cấp cứu hay điều trị mà là cảnh ngồi chai đít cả ngày ở phòng khám.

Ngồi một tư thế, khám liền tù tì, không còn thời gian đứng dậy nhúc nhích thì co hay duỗi chân lên ghế có gì mà phải nghiêm trọng hoá?

Không tin, hãy cứ ngồi 1 chỗ, 1 tư thế 3-4 tiếng liên tục xem...

Mình nghĩ, nếu bác sĩ chửi bệnh nhân, vòi vĩnh phong bì, tắc trách trong việc khám bệnh, kê đơn linh tinh... thì mới đáng lên án.

Còn nếu chỉ là tác phong, nếu người thực tâm, nhìn thấy tư thế ngồi khó coi, thì có thể nhẹ nhàng nhắc nhở. Mình tin là bác sĩ ấy sẽ sửa ngay lập tức.

Thôi thì, mình post lên đây 2 ảnh, 1 ảnh bác sĩ bị soi, một ảnh bác sĩ nằm bệt xuống sàn sau ca phẫu thuật... để bạn bè FB tự đánh giá...

LŨ BÚT MÁU

Bình Tân

LŨ BÚT MÁU

Ý kiến ngắn gọn, bệnh nhân mất dạy nhờ công tẩy não của kền. Cứ có đề tài liên quan tới anh em y tế là kền lao vào xỉa xói, mà toàn lỗi gì? Lỗi thái độ hách dịch. Lỗi tư thế mất lịch sự gác chân gác tay... Những dạng đề tài này luôn tạo sóng tmt. Dcm chúng mày lũ bút máu mất dạy.

Tao nói luôn, loại đi khám bệnh nhưng lúc nào cũng muốn thò mõm can thiệp chuyên môn bác sĩ là loại mất dạy, giỏi thế chúng mày tự khám cho nhau chứ vác nhau đi bác sĩ làm đéo. Con cái để cho mắt còn 0,5/ 10 thị lực mới đi bác sĩ chứng tỏ chúng mày quan tâm tới con cái tới đâu rồi, còn ra vẻ bức xúc cái con mẹ chúng mày. Tất cả những loại đi khám bệnh đều lăm lăm điện thoại quay/ chụp soi mói thái độ bác sĩ, chúng mày đều xứng đáng để thầy cúng chữa bệnh thôi đừng dắt nhau tới bệnh viện, nơi đéo phù hợp với chúng mày.

Một bác sĩ già cả ngày khám bệnh 1 tư thế, ngồi gác chân gác tay để thư giãn tại chỗ có sức hầu hạ lũ mất dạy mà bị đưa lên mặt báo soi, tôi thật sự thương chị.

VỤ BÁC SĨ GÁC CHÂN LÊN GHẾ: CÁI ĐÍCH NHẮM ĐẾN LÀ...BÀ BỘ TRƯỞNG?

Bình Tân

Không chỉ bà Tiến bị cư dân mạng đánh sml, giờ đến cả cấp dưới của bà Bộ trưởng cũng bị anh em kền kền thăm hỏi kỹ quá. 

Xin hỏi các nhà báo, vụ tư thế ngồi gác chân lên ghế có gì mà phải bỏ vào trong ngoặc kép thế ạ? 

Tiêu đề bài báo trên Dân Trí đây: Bác sĩ “gác chân lên ghế” thấy mình bị tổn thương!

Bác sĩ minh khẳng định và ngay cả khi xem clip, chúng ta hoàn toàn thấy: Không có chuyện “vạch vạch, soi soi” đã chẩn đoán cận th

BS Minh nhớ lại sự việc xảy ra đã khá lâu, từ hôm 21/7/2017. Khi bác sĩ khám cho bệnh nhân Đ.H.V.A (8 tuổi, Quảng Ninh), bác sĩ kê đơn thuốc, giải thích với mẹ và dặn 5 ngày sau tái khám, người mẹ cùng em bé ra ngoài.

Sau khi bệnh nhân tiếp theo được vào khám thì có hai người đàn ông xông vào phòng khám, đòi bác sĩ khám lại cho bệnh nhân trên máy móc, vì họ nghe phản ánh từ vợ, bác sĩ chỉ “vạch mắt, soi soi” rồi kết luận mà không được khám trên các máy móc.

BS Minh cho biết để đưa ra chẩn đoán và dùng thuốc liệt điều tiết, bệnh nhân đã được khám đúng quy trình BV quy định khi khám một bệnh nhi cận thị. Ảnh: H.Hải

“Y tá đã yêu cầu hai người ra ngoài để đợi tôi khám xong cho bệnh nhân đang khám dở, nhưng họ không đồng ý. Tôi đành mời bệnh nhân đang khám sang ghế bên cạnh để giải quyết sự việc”, BS Minh nói.

“Người đàn ông đó một mực yêu cầu bác sĩ khám lại trên máy móc trong phòng, khám lại tử tế cho bệnh nhi vì cho rằng bác sĩ chỉ “vạch vạch, soi soi” mắt con họ mà chưa dùng máy móc để kiểm tra. Tôi có giải thích với người bệnh là tôi đã khám cho bệnh nhân đầy đủ. Mỗi máy móc lại dành cho một loại bệnh và việc khám cho con của họ tôi đã khám đủ bằng các máy móc phù hợp với chẩn đoán cận thị. Nếu chưa hài lòng, chưa tin tưởng bác sĩ tôi sẽ giới thiệu hội chẩn ở cấp cao hơn”, BS Minh kể lại.

“Tôi khẳng định, về mặt chuyên môn, tôi khám cho bệnh nhân đầy đủ theo đúng quy trình khám bệnh của bệnh viện, với kiến thức chuyên môn của một bác sĩ chuyên về cận thị trẻ em suốt 30 năm nay”, TS Minh nói.

Theo đó, bệnh nhi trước khi vào bàn bác sĩ khám đã được 2 điều dưỡng thực hiện 3 thao tác trên 3 loại máy khác nhau, gồm: đo khúc xạ máy; thử thị lực không kính bằng máy; chỉnh kính trên máy.

Sau khi xong 3 lần kiểm tra trên máy của hai điều dưỡng mới chuyển bệnh nhân sang bàn bác sĩ khám. Về quy trình, bác sĩ sẽ phải khám xem bệnh nhân có lác không, khám đáy mắt, soi bóng đồng tử. Để thực hiện 3 thao tác này, bác sĩ sử dụng thêm 2 loại máy.

“Dựa trên những kết quả này, tôi đưa ra chẩn đoán nhưng mang tính sơ bộ trẻ bị cận thị và chưa thể cấp đơn kính cho trẻ ngay. Vì với một bệnh nhi 8 tuổi đi khám lần đầu tiên, chưa từng đeo kính mà đã cận 6 đi ốp – 7, chưa đeo kính bao giờ, thị lực chỉnh kính chưa lên tối đa, vì thế, bệnh nhân cần được sử dụng thuốc liệt điều tiết. Tôi đã chỉ định, hướng dẫn nhỏ thuốc liệt điều tiết trong 5 ngày sau đó mới khám lại để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác về thị lực của trẻ”, BS Minh nói.

Bác sĩ Minh phân tích thêm về thị lực của bệnh nhân rất kém, với thị lực không kính cả hai mắt là 20/400 (tức là chỉ đạt 0,5/10). Khi khám, cháu chỉ nhìn được một chữ E to bằng gang tay ở khoảng cách 5m. Sau khi chỉnh kính, thị lực tối đa chỉ 3/10.

“Tôi cũng đã chỉ định bệnh nhân hội chẩn ở cấp cao hơn và bệnh nhân đã được hội chẩn với sự tham gia của TS.BS Lê Thúy Quỳnh với chẩn đoán như ban đầu tôi đưa ra ngay sau đó. Vì thế, về chuyên môn, tôi chịu trách nhiệm với chẩn đoán của mình, khám cho bé với đẩy đủ quy trình, máy móc cần thiết”, BS Minh khẳng định.

Bác sĩ Minh cũng nhận lỗi về tư thế ngồi của mình song vẫn khẳng định: “Tôi nhận lỗi, rút kinh nghiệm về tư thế ngồi không đẹp mắt, nhưng về biểu hiện, thái độ với người bệnh và chuyên môn của mình, tôi không sai. Tôi vẫn giải thích thoả đáng với bệnh nhân, giải thích để họ đi hội chẩn với cấp chuyên môn cao hơn, sau khi hội chẩn bệnh nhân vẫn được chẩn đoán với kết luận như thế…Sau sự việc, tôi thấy mình bị tổn thương bởi tôi chưa làm gì sai cho bệnh nhân nhưng nhiều người đã vội đánh giá chuyên môn, thái độ của người thầy thuốc, cho rằng tôi khám qua loa cho người bệnh”.

Dù còn quá sớm để đưa ra kết luận, bởi các bài báo như thế này thường nhân dân những điều cao cả, như chống tiêu cực, vì dân.v.v.. song những dấu hiệu trên báo chí đã cho thấy, Bộ Y tế và cá nhân bà Bộ trưởng đang là mục tiêu nhắm tới của lũ kền kền, mà đằng sau có thể là nhóm lợi ích. Và vụ BS Minh chỉ là phương tiện nhằm đạt tới mục đích hạ bệ bà Tiến với cái lỗi quen thuộc: Trách nhiệm!

Thứ Ba, 12 tháng 9, 2017

YÊN BÁI: CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI NHANH CHÓNG ĐƯỢC KHẮC PHỤC SAU BÃO LŨ

Yên Bái: Các công trình thủy lợi nhanh chóng được khắc phục sau bão lũ

(TN&MT) – Vừa qua, các trận mưa lũ lớn trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã khiến 210 công trình thủy lợi bị hư hỏng nặng nề, nhiều công trình bị phá hủy hoàn toàn. Đặc biệt, trận lũ lịch sử ngày 3/8 tại huyện Mù Cang Chải đã phá hủy 141 công trình thủy lợi lớn nhỏ, thiệt hại gần 40 tỷ đồng, hàng trăm diện tích lúa bị ảnh hưởng.

Hàng trăm công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Mù Cang Chải bị hư hỏng, phá hủy hoàn toàn

Để bảo đảm nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, UBND huyện Mù Cang Chải đã chỉ đạo Xí nghiệp Thủy nông phối hợp với các xã và các chủ hộ dùng nước khắc phục tạm thời các công trình thủy lợi.

Trận lũ quét đi qua đập đầu mối của hai công trình thủy lợi Giàng Chống Câu và Giàng Gà Sàng bản Kháo Giống xã Kim Nọi bị cuốn trôi hoàn toàn, cùng với đó hàng trăm mét mương dẫn nước bị sạt lở, bị vùi lấp bở đất đá.

Chính quyền địa phương, người dân tại các thôn bản cùng khắc phục hàng trăm mét kênh mương dẫn nước đảm bảo nước tưới tiêu cho các diện tích lúa đang thời kỳ trổ đòng

Hai công trình này phục vụ tưới tiêu cho 25 ha ruộng nước 2 vụ của người dân bản La Phu Khơ, bản Kháo Giống và Dào Xa. Sau một thời gian ngắn với sự nỗ lực của người dân 2 bản, sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ xí nghiệp thủy nông huyện Mù Cang Chải hàng trăm mét kênh mương dẫn nước đã được khôi phục đảm bảo tưới tiêu cho diện tích lúa đang thời kỳ trổ đòng.

Đến nay, các công trình bảo đảm tưới cho sản xuất nông nghiệp như: Dế Xu Phình đã khắc phục được 12/12 công trình, Kim Nọi 56/56, Lao Chải 7/24, La Pán Tẩn 16/20…

Ông Trần Quốc Toản - Phó giám đốc xí nghiệp thủy nông Mù Cang Chải cho biết: Để đảm bảo nước tưới cho diện tích lúa, ngay sau khi xảy ra trận lũ chúng tôi đã phối hợp với chính quyền và người dân các xã tiến hành công tác khắc phục, sửa chữa lại các công trình thủy lợi bị hư hỏng. Đến giờ các công trình này đã đảm bảo nguồn nước tưới ổn định cho diện tích lúa mùa đang thời kỳ trổ đòng.

Ngoài ra, còn nhiều công trình thủy lợi ở các huyện: Yên Bình, Văn Yên, Văn Chấn, Trạm Tấu cũng bị tàn phá nặng nề. Công trình thủy lợi Trại Lần cung cấp nước tưới cho 13ha hoa màu tại xã Mông Sơn, huyện Yên Bình bị sạt lở và hư hỏng nghiệm trọng do cơm bão số 6 gây ra. Hiện cũng đang được sửa chữa để đảm bảo cung cấp đủ nước cho sản xuất nông nghiệp.

Thanh Ngà