Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

TÁNG TẬN LƯƠNG TÂM

Cuteo@


Để cho "Cậu Thủy" lừa đảo không thể thiếu vai trò của những kẻ giúp sức. Đó là các ngân hàng, đó là các cơ quan có trách nhiệm chứng thực phía quân đội. Nếu không có sự chứng thực đó, liệu "Cậu Thủy" có thể rút tiền ở ngân hàng?

Vụ việc xảy ra đã hàng năm, nhưng chưa thấy ai nhắc đến vai trò của những người này. Dư luận đòi hỏi phải làm rõ những kẻ giúp sức cho Cậu Thủy" lừa đảo.

Bài báo sau đây, có thể còn có điểm chưa xác tín, song cũng cơ bản phản ánh đúng bản chất vụ việc. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Làm giả hài cốt, “Cậu Thủy” chiếm đoạt gần 8 tỉ đồng

“Cậu Thủy” (người mặc áo trắng) tại buổi cất, bốc hài cốt giả tại xã Gio Mai, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị vào tháng 7-2013. Ảnh: Quang Tám

Với hành vi làm giả hài cốt, vợ chồng “cậu Thủy” đã chiếm đoạt riêng Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam là 7 tỉ đồng

Ngày 29-10, nguồn tin cho hay VKSND Tối cao đã phê chuẩn quyết định gia hạn thời hạn điều tra vụ án và gia hạn tạm giam (lần thứ 3) thời hạn 4 tháng đối với các bị can Nguyễn Thanh Thúy (tức “cậu Thủy”; SN 1959; trú huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) và Mẫn Thị Duyên (SN 1962, vợ “cậu Thủy”) để điều tra về các tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Xâm phạm hài cốt”.

Trước đó, Cơ quan An ninh Điều tra tỉnh Quảng Trị đã khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam, khám xét nơi ở đối với vợ chồng “cậu Thủy”. Theo kết quả điều tra, vợ chồng “cậu Thủy” từng đi tù về các tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”.

Năm 2009, sau khi ra tù, cả hai hành nghề tìm hài cốt người chết trong chiến tranh, mồ mả thất lạc. Thủ đoạn của đôi vợ chồng này là lợi dụng sự mê tín, thực hiện tìm hài cốt qua hình thức “kêu vong”, “dụ vong” sau đó chỉ vào các vị trí có hài cốt để khai quật. Do không có khả năng xác định được danh tính hài cốt là của ai, “cậu Thủy” đã nghĩ ra cách làm giả di vật khắc tên người chết chôn cùng hài cốt không rõ danh tính nhằm tạo lòng tin để chiếm đoạt tài sản.

Kết quả giám định của các cơ quan chức năng cho thấy một số mẫu hài cốt tìm thấy có kết quả không trùng với huyết thống của gia đình người bị hại. Ngoài ra, các mẫu xương, đoạn xương vỡ nhỏ không xác định được là của người hay động vật, còn phần lớn là xương người được chôn vùi trong các môi trường khác nhau. Trong đó, nhiều mảnh xương giữa các hố có dấu vết trùng nhau, tức xương cùng một mảnh nhưng bị đập nhỏ phân chia ra để nhiều nơi. Ngoài ra, các di vật đi cùng hài cốt như bi đông, dép cao su… cũng bị đôi vợ chồng này làm giả. Nhiều trường hợp, “cậu Thủy” đã đến địa điểm bố trí trước, cho các di vật giả mạo xuống, sau một thời gian mới tiến hành đào bới lại.

Từ tháng 12-2012 đến tháng 7-2013, “cậu Thủy” đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam tổ chức 4 đợt tìm kiếm hài cốt tại các tỉnh Đắk Lắk, Bình Phước và Quảng Trị với tổng số hài cốt tìm thấy là 97 bộ, được Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam chi trả 75 triệu đồng/bộ hài cốt.

Ngoài ra, còn có hàng chục cá nhân là thân nhân liệt sĩ tìm đến “cậu Thủy” nhờ tìm, cất, bốc hài cốt với giá từ 100-200 triệu đồng/bộ hài cốt. Tổng cộng, vợ chồng “cậu Thủy” đã lừa đảo nhiều bị hại với tổng số tiền gần 8 tỉ đồng. Trong đó, riêng Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam đã chi trả cho vợ chồng “cậu Thủy” 7 tỉ đồng.

Trong quá trình điều tra, Công an tỉnh Quảng Trị đã nhận được nhiều đơn của các cá nhân tố cáo bị vợ chồng “cậu Thủy” lừa đảo tìm kiếm mộ liệt sĩ để chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng. 

Nguyễn Quyết/Người Lao động

LUẬT SƯ PHÙNG TUỆ CHÂU NÓI VỀ GIÁO XỨ THÁI HÀ

Lâm Trực@


1. Xin được dẫn lời Thánh Phaolô để cảnh tỉnh cho những người đang cố tình vi phạm pháp luật: "Ai chống đối luật pháp công quyền là phản nghịch chương trình Thiên Chúa thiết định. Kẻ ấy sẽ phải chuốc lấy án phạt cho mình!".

“Chống đối luật pháp công quyền là phản nghịch chương trình Thiên Chúa thiết định”

Hy vọng giáo dân Thái Hà hiểu rõ điều này 

2. TT Nguyễn Tấn Dũng: "Ở Việt Nam, tôi xin nói rõ với các bạn là không có tài sản của Vatican ở Việt Nam. Trên lãnh thổ Việt Nam chỉ có đất đai của đất nước Việt Nam, của dân tộc Việt Nam, của nhà nước Việt Nam."

"Việt Nam sẽ không nhường bước trước bất kỳ áp lực nào, kể cả áp lực của Vatican về vấn đề này.” 

3. Luật sư Phùng Tuệ Châu (Hoa kỳ) nói về tranh chấp đất Thái Hà:

NHÌN LẠI VỤ ÁN HẢI ĐIẾU CÀY VÀ DƯƠNG THỊ TÂN TRỐN THUẾ

khoai@ đăng lại bài này từ báo CAND năm 2008 để bạn đọc hiểu thêm về Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) và Dương Thị Tân đã vi phạm pháp luật như thế nào.


Sau khi thực hiện quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can ngày 19/4/2008, ngày 17/7/2008, Công an quận 3, TP HCM đã hoàn thành điều tra vụ Nguyễn Văn Hải, Dương Thị Tân can tội trốn thuế và đến ngày 4/8, Viện Kiểm sát nhân dân quận 3 đã ra cáo trạng, truy tố Nguyễn Văn Hải, Dương Thị Tân ra tòa. Được biết Nguyễn Văn Hải còn có biệt danh là “Điếu cày” và trên mạng Internet, Hải đã lập ra một blog, trong đó có nhiều bài viết nội dung sai sự thật...

Từ căn nhà 57/3 – 57/4 đường Phạm Ngọc Thạch...

Sinh năm 1952 tại Hải Phòng, đăng ký hộ khẩu tại 57/3-4 đường Phạm Ngọc Thạch, phường 6, quận 3, cư trú tại 84D đường Trần Quốc Toản, phường 8, quận 3, TP HCM, Nguyễn Văn Hải đã từng có tiền sự 2 lần bị xử phạt hành chính nhưng cả 2 lần, Hải đều không chấp hành quyết định xử phạt.

Ngày 1/6/1999, Nguyễn Văn Hải cùng vợ là Dương Thị Tân, ký hợp đồng với Công ty Cổ phần Kính mắt Hà Nội (CTCPKMHN), do bà Nguyễn Thanh Thủy làm đại diện để cho thuê căn nhà 57/3 – 57/4 đường Phạm Ngọc Thạch, phường 6, quận 3, TP HCM với thỏa thuận là CTCPKMHN thanh toán bằng USD, nhưng thực tế thì tiền thanh toán được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam theo tỉ giá ngân hàng. Thời điểm ngày 1/6/1999, hợp đồng này được thể hiện giá thuê là 1.200USD/tháng nhưng tách làm 2 phần là hợp đồng thuê nhà và hợp đồng thuê thiết bị.

17 ngày sau, Nguyễn Văn Hải, Dương Thị Tân cùng bà Nguyễn Thanh Thủy đến Phòng Công chứng số 1 để ký hợp đồng cho thuê nhà, thời hạn 3 năm với giá 10 triệu đồng/tháng. Tiếp theo, đến đầu tháng 7, hai bên ký tiếp hợp đồng thuê trang thiết bị với giá 500USD/tháng.

Tháng 1/2002, Nguyễn Văn Hải và Dương Thị Tân đề nghị điều chỉnh lại giá thuê mặt bằng, trong đó riêng tiền thuê nhà được nâng lên 1.200USD/tháng. Khi hợp đồng hết hạn, CTCPKMHN ký tiếp một hợp đồng nữa – bắt đầu từ ngày 1/7/2002 đến 1/7/2005, với giá 1.400USD/ tháng. Đến đầu tháng 5/2007, CTCPMKHN ký hợp đồng thuê nhà lần thứ 3 với vợ chồng Hải, Tân, có giá trị đến ngày 1/7/2008 với giá 1.600USD/tháng.

Nhưng ngày 1/7/2007 – nghĩa là thời gian hợp đồng cũ chưa hết hạn, thì Nguyễn Văn Hải và Dương Thị Tân sau khi thỏa thuận, đã ký lại hợp đồng “thỏa thuận thuê nhà” với CTCPKMHN, có giá trị đến 1/7/2010, trong đó tiền thuê hàng tháng là 2.000USD. Tuy nhiên, chỉ ít lâu sau Nguyễn Văn Hải và Dương Thị Tân xảy ra mâu thuẫn nên tiền thuê nhà chủ yếu do bà Tân ký nhận. Đến ngày 27/12/2007, Hải, Tân thanh lý hợp đồng thuê nhà rồi chuyển cho con trai là Nguyễn Trí Dũng trực tiếp đứng ra ký hợp đồng với CTCPKMHN. Tất cả các khoản thu từ việc cho thuê nhà 57/3 – 57/4 đường Phạm Ngọc Thạch, vợ chồng Hải đều không kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập và thuế môn bài.

Tại Cơ quan điều tra, Nguyễn Văn Hải và Dương Thị Tân thừa nhận đã nhận đầy đủ số tiền cho thuê nhà tổng cộng là 1,9 tỉ đồng (lấy tròn số). Theo lời khai của bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, bản hợp đồng ký vào đầu tháng 7/2005 chỉ là bản nháp vì khi soạn thảo và ký nháp xong, Nguyễn Văn Hải không đồng ý cho thuê thời hạn 3 năm, mà là 2 năm nên bà Thủy yêu cầu Hải, Tân làm lại hợp đồng mới. Nhưng viện lý do bận việc, Hải, Tân không làm mà chỉ hợp đồng miệng với giá 1.600USD/tháng. Chính vì vậy, ngày 1/7/2007, bà Thủy mới đồng ý ký tiếp hợp đồng thỏa thuận gia hạn thuê nhà, giá 2.000USD/tháng. Trong hợp đồng này, CTCPKMHN xác định không có nghĩa vụ đóng thuế thuê nhà thay cho Nguyễn Văn Hải và Dương Thị Tân.

Đến nhà 84D đường Trần Quốc Toản, phường 8, quận 3

Tháng 4/2004, Nguyễn Văn Hải và Dương Thị Tân ký hợp đồng với bà Phan Huỳnh Minh Nguyệt, Lý Thị Tuyết Hạnh và ông Đinh Lê Hà để cho thuê căn nhà số 84D đường Trần Quốc Toản, phường 8, quận 3, TP HCM đến tháng 2/2006 làm dịch vụ thẩm mỹ. Tất cả thu nhập từ việc cho thuê căn nhà này, Nguyễn Văn Hải không hề nộp thuế.

Đến ngày 14/3/2006, Hải ký tiếp hợp đồng, cho bà Lý Thị Tuyết Hạnh thuê nhà 84D trong 29 tháng, giá 600USD/tháng. Nhưng đến tháng 11/2006, bà Hạnh không thuê nữa mà nhường lại cho ông Đinh Lê Hà. Được 2 tháng, Nguyễn Văn Hải dọn về ở tại căn nhà nói trên nên Hải giảm bớt tiền thuê cho ông Hà. Theo lời khai của bà Hạnh và ông Hà, ngoài hợp đồng thuê mướn nhà, bà và ông Hà còn ký với vợ chồng Hải, Tân hợp đồng hợp tác kinh doanh nhưng do Hải không hiểu biết về chuyên môn, nên hợp đồng này đã bị hủy bỏ.

Điều đáng nói là sau khi Cơ quan Công an quận 3 khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thì trên mạng Internet xuất hiện nhiều bài viết, xuyên tạc tính chất vụ việc, bênh vực cho hành vi trốn thuế của Nguyễn Văn Hải, quy chụp các cơ quan chức năng đã cố tình hình sự hóa quan hệ dân sự nhưng tất cả những luận điệu này đều đã không thuyết phục được ai.

Bản cáo trạng nhận định: Hành vi trốn thuế của Nguyễn Văn Hải và Dương Thị Tân diễn ra trong một thời gian dài, với số tiền trốn thuế tương đối lớn, đã dẫn đến thiệt hại cho ngân sách Nhà nước đồng thời gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội. Sắp tới đây, Nguyễn Văn Hải và Dương Thị Tân sẽ phải đứng trước vành móng ngựa Tòa sơ thẩm – Tòa án nhân dân quận 3 để trả lời về hành vi vi phạm pháp luật của mình.

Hành vi trốn thuế của Nguyễn Văn Hải và Dương Thị Tân

Theo kết luận giám định của Chi cục Thuế quận 3, tổng số tiền cho thuê nhà 57/3 – 57/4 đường Phạm Ngọc Thạch phường 6, quận 3 và nhà 84D Trần Quốc Toản, phường 8, quận 3 TP HCM là 2.816.371.275 đồng.

Tổng cộng tiền trốn thuế từ việc cho thuê 2 căn nhà nói trên là 441.632.446 đồng

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

BÁO GIÁO DỤC VÀ CÁI SỰ VÔ GIÁO DỤC

Kính Chiếu Yêu: Chỉ trong có vài hôm mà Ban biên tập, Phóng viên báo Giáo Dục có ít nhất hai lần làm cái sự vô giáo dục ấy. Lần thứ nhất là nói lấy được, lần thứ hai là ăn cắp bài. Sau đây là bài viết của Ngô Mạnh Hùng và Hoàng Tuấn Công.

1.Bài của Ngô Mạnh Hùng (FB)LẠI LÀ BÁO.."DÁI GIỤT CHẤM RÉT" - CÓ NÊN PHẠT?

Ngày 27/10/2014, trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam (GDVN) có đăng 1 bài viết của tác giả Xuân Dương với nhan đề "Tờ rơi" - Vũ khí bôi nhọ đất nước của công an Thành phố Hồ Chí Minh".

Sau đó, tiêu đề này được sửa lại thành: "Tờ rơi" – Vũ khí mới chống tội phạm của công an thành phố Hồ Chí Minh". Song nội dung vẫn giữ y nguyên.

Nội dung bài báo đề cập đến việc công an phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh tổ chức phát tờ rơi (bằng tiếng Anh) với mục đích cảnh báo khách du lịch, đặc biệt là người nước ngoài tự bảo vệ tài sản cá nhân nhằm chống lại các tệ nạn xã hội nơi công cộng. Tác giả cho rằng cách làm đó là "bôi nhọ đất nước".

Bài báo cũng phân tích những quy định về cấp hàm trong lực lượng Công an, so sánh với Quân đội để phê phán việc thăng cấp hàm trong LLVT của ta. Điều này trong thực tế cũng đã có khá nhiều ý kiến khác nhau.

Điều đáng nói, là những "phân tích" trong bài báo này khá ngô nghê, cũng mang nặng dấu ấn của "bệnh thành tích" trong ngành giáo dục. Và ngay lập tức, BBC cùng các báo hải ngoại, các trang thông tin chống cộng trong nước chia sẻ, tung hô.

Báo Giáo dục Việt Nam đang làm chức năng gì vậy? Từ lâu, độc giả đã nhận ra đây cũng là một trong các chuồng Vẹt.

Có lẽ, các cơ quan quản lý báo chí và Ban TTVH TW phải xử lý quyết liệt hơn những "cái loa nối dài", dù vô tình hay cố ý đã tiếp tay cho các thế lực chống phá đất nước như những tờ báo kiểu này!


2. Bài của Hoàng Tuấn Công

PHÓNG VIÊN BÁO GDVN "ĐỘT NHẬP" TUẤN CÔNG THƯ PHÒNG

Chiều 27/10/2014, đang xem lại bài “Những sai lầm của PGS.TS Nguyễn Công Lý...” kỳ II thì nhận được tin nhắn từ G+1 của Thầy giáo Nguyễn Đăng Đường- Hiệu trưởng trường THCS Hưng Long-Yên Lập-Phú Thọ (một độc giả quen thuộc của TCTP): “Bài của bác đang được “luộc” tại đây: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Tu-dien-tieng-Viet-Den-la-Cho-vua-o-co-ai-tin-duoc-khong-post151541.gd”.

Theo link sang. Thấy đúng là “món đồ” mới nhất của Thư phòng đã bị Phóng viên Báo GDVN nhanh tay “đột nhập”, đem về trang nhà“trưng bày” dưới dạng một “phiên bản” khác. Nhớ lại vụ “Em là Hải Lý” và báo Đất Việt thấy cũng mệt mỏi nên nhắn tin “đầu hàng”: “Cảm ơn Thầy giáo NĐĐ". Từ điển “luộc” lại Từ điển. Bài viết về Từ điển “luộc” lại bài viết về Từ điển. Báo “lề phải” luộc “báo không lề”. Mình thấp cổ, bé họng, biết kêu ai bây giờ?”.

3. Lời kết

Mới đây, một "phóng viên" báo nọ đòi nạn nhân một vụ hiếp dâm đưa 50 triệu để viết bài đăng lên báo kêu kiện. 

Rồi lại một chàng nọ dùng một tấm thẻ chứng nhận của báo Văn Nghệ, nhưng lại xưng danh là “phóng viên” báo Kiến Thức khi đến làm việc với Sở GTVT Quảng Bình, thấy nghi ngờ nên một cán bộ mời đại diện Sở Thông tin truyền thông và PA83 Công an tỉnh Quảng Bình kiểm chứng thì lộ ra là "đồ rởm".

Đúng là loạn báo, loạn phóng viên, loạn bài và loạn tư tưởng, đạo đức báo chí.

BÁN ĐƯỜNG CAO TỐC CHO NƯỚC NGOÀI: PHÍ TĂNG, DÂN CÓ CHỊU NỔI?

(VTC News) – Chủ trương ‘bán’ một số tuyến cao tốc cho nhà đầu tư nước ngoài dấy lên lo ngại mức phí sẽ bị đẩy lên, khó kiểm soát khi 'rơi' vào tay tư nhân.

Ngày 26/10, lãnh đạo Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) thông tin, từ gợi ý của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Đinh La Thăng, VEC đang lập tổ rà soát, nghiên cứu về cơ chế chính sách, tìm thị trường để bán quyền thu phí hoặc bán cổ phần các dự án đường cao tốc cho nhà đầu tư nước ngoài.

Cụ thể, trong thời gian tới VEC sẽ cho tiến hành thành lập một số công ty cổ phần nhằm chuyển nhượng toàn bộ 5 tuyến cao tốc gồm: Cầu Giẽ - Ninh Bình; Nội Bài - Lào Cai; TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây; Đà Nẵng - Quảng Ngãi và Bến Lức - Long Thành.

Chiều 28/10, thông tin với báo chí về chủ trương này, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cũng khẳng định thời gian tới Bộ sẽ đẩy mạnh việc này.

“Tôi cho rằng, việc này sẽ được các đại biểu Quốc hội ủng hộ, vì việc bán lại các công trình đường giao thông, ví dụ như cao tốc Nội Bài - Lào Cai sẽ rút được nguồn vốn rất lớn, giảm được nợ công”, ông Thăng nhận định.

Một đoạn đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai qua Vĩnh Phúc 

Thực tế, khi chủ trương bán một số tuyến đường cao tốc cho nhà đầu tư nước ngoài được Bộ GTVT đưa ra, cũng có hai luồng ý kiến trái chiều. Nhiều người bày tỏ lo ngại khi các tuyến đường này "rơi" vào tay tư nhân, nước ngoài thì có thể mức phí sẽ bị đẩy lên, khó kiểm soát. Hậu quả là người dân sẽ gánh chịu.

Trả lời phỏng vấn VTC News bên hành lang Quốc hội sáng nay (29/10), đại biểu Ngô Văn Minh, Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng những lo lắng đó của người dân hoàn toàn có thể được loại bỏ nếu ngay trong khâu ký kết hợp đồng chúng ta tính toán kỹ.

- Ông đánh giá như thế nào về chủ trương bán một số tuyến đường cao tốc quan trọng cho nhà đầu tư nước ngoài của Bộ GTVT?

Tôi chưa tiếp cận cái văn bản này, mới nghe thôi nhưng tôi nghĩ là Chính phủ cũng sẽ cân nhắc yếu tố ấy và nó là chủ trương rất hay. 

ĐBQH Ngô Văn Minh

Hiện nay mình đầu tư đường cao tốc theo dạng chúng ta đang thu phí. Nhà nước cũng sẽ bán cái trạm thu phí đó cho nhà đầu tư và nhượng quyền lại. Nói là nhượng quyền nhưng thực chất là bán luôn, để họ thu phí.

Tất nhiên Chính phủ sẽ phải quy định anh sẽ thu phí như thế nào, bao nhiêu năm, bao nhiêu tiền. Cái này tôi biết là có sự tính toán cụ thể, có bao nhiêu lưu lượng xe đi qua, rồi tính toán mức là bao nhiêu để làm sao không ảnh hưởng đến người dân. 

- Như vậy theo ông, đây là chủ trương đúng và nên đẩy mạnh trong thời gian tới?

Tôi hoàn toàn ủng hộ và tôi hy vọng là bán được. Thực ra, để bán thì với những nhà đầu tư chiến lược, người ta nhiều tiền, người ta mới làm được. Chứ giờ bảo là "mua trâu nguyên con mà bán thịt theo miếng" ấy thì nhiều nhà đầu tư cũng phải tính toán. Thế nên tôi nói thật, bán được thì quá tốt. Hy vọng sẽ bán được để có tiền đầu tư các dự án khác.

- Nhiều người tỏ ra lo lắng cước phí vận tải trên các tuyến đường này sẽ tăng cao nếu bán cho nhà đầu tư nước ngoài, thưa ông?

Đúng là có vấn đề đó đặt ra, tức là có thể nhà đầu tư họ sẽ đặt ra phí cao hơn. Chẳng hạn, thời gian hoàn vốn đặt ra là 20 năm, nhưng họ lại yêu cầu chỉ hoàn vốn trong vòng 15 năm thôi thì họ buộc sẽ phải thu phí tăng lên, có thể tăng từ 100.000 lên 120.000 chẳng hạn, thì cũng có thể xảy ra.

- Vậy theo ông, cần phải có cơ chế kiểm soát được những cái đó để tránh việc này khi mà mình đã bán hẳn cho nhà đầu tư rồi?

Tất nhiên Chính phủ sẽ phải quy định anh sẽ thu phí như thế nào, bao nhiêu năm, bao nhiêu tiền. Cái này tôi biết là có sự tính toán cụ thể, có bao nhiêu lưu lượng xe đi qua, rồi tính toán mức là bao nhiêu để làm sao không ảnh hưởng đến người dân.

Như tôi đã nói, cái này sẽ phải có quy định cụ thể trong hợp đồng mua bán chứ. Ví dụ khi ký kết hợp đồng thì phải rõ các điều khoản ra, tôi cho anh khai thác trong bao nhiêu năm, tôi bán anh chừng này tiền, thì anh chỉ được thu mức phí tối đa là từng này thôi… 

Tất nhiên nhà đầu tư cũng sẽ phải cân nhắc có lợi họ mới mua. Nhưng nói chung là mình vẫn phải cẩn trọng trong đàm phán, ký kết.

- Đối với các dự án hàng không, chẳng hạn như sân bay Long Thành, mình có nên để nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào dự án ngay từ đầu?

Có chứ, hiện nay sân bay Long thành có nhiều hạng mục đang được đề cập là sẽ đầu tư theo hướng đó. Nhà nước chỉ đầu tư vào các hạng mục như đường lăn, sân đỗ, rồi những nơi làm việc cho cơ quan quản lý nhà nước, đài quan sát… Những nơi không thu hồi được vốn thì buộc nhà nước phải đầu tư. Chứ còn những hạng mục khác thì nên kêu gọi đầu tư nước ngoài ngay từ đầu, giảm nợ công, sẽ hiệu quả hơn nhiều.

- Ông có ý kiến như thế nào về dự án sân bay Long Thành vừa được Bộ trưởng Đinh La Thăng thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ báo cáo trước Quốc hội sáng nay?

Mỗi người dân đều mong ước chúng ta đều mong ước có cảng hàng không Quốc tế hiện đại, bởi theo quan sát của tôi thì khi chúng ta bước xuống một sân bay nào đó, thì thấy nghĩ ngay đến trình độ phát triển của đất nước. Hơn nữa với yêu cầu phát triển của đất nước thì chúng ta cần có cảng hàng không Quốc tế như thế. 

Vấn đề ở đây là sự cấp thiết của nó, rồi hồ sơ rồi việc thời điểm trình đã hợp lý chưa?

Tôi thấy, chúng ta phát triển cảng hàng không này nó nằm trong chiến lược phát triển của đất nước nói chung, trong ngành GTVT nói chung và trong ngành hàng không nói riêng. Nhưng rất tiếc là thời điểm trình, theo tôi đáng tiếc là hơi muộn.

Nếu ngay từ năm 2011, vào kỳ họp Quốc hội khóa XII ấy, nếu trình dự án này tho tôi tin là sẽ được. 

Theo tôi để triển khai được dự án này cần phải làm qua 2 kỳ họp Quốc hội. Tôi đồng ý về chủ trương, nhưng tôi cho rằng trước tiên phải cho chủ trương để lập dự án khả thi, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp sau để Quốc hội xem xét, cho làm hay không, rồi mới tính các bước tiếp theo.

Hoàng Lan

Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

HÃY TRÁNH XA KẺ LỪA ĐẢO NÀY!

Người đàn bà mất nết lừa đảo 4-5 triệu đồng mỗi ngày - Mọi người thấy bà này thì tránh xa nhé!

Bữa nay Mình tiếp tục gặp NGƯỜI PHỤ NỮ GIÀ chuyên đi lừa gạt lòng thương hại của mọi người để kiếm lợi với số tiền có thể lên tới 4-5 triệu vnd mỗi ngày. 

Đây là thống kê do mình được cung cấp thông tin bởi các bạn đã từng bị bà này lừa thông qua bài viết lần trước mình có đăng trên FB cá Nhân - Cảnh báo lừa đảo Buôn Ma Thuột. Hoàn cảnh hôm nay mình gặp lại Bà già mất nết này là: Vẫn chiêu bài đang đi , ngồi , hoặc đứng , đột ngột ngã quỵ và nói với mọi người mình bị ung thư gan, .. tim .. người phụ nữ này đã lừa trót lọt rất nhiều người. (nhờ thông tin của bạn Kún BLue nói, cụ này đang nằm giả vờ bệnh bên Hoa Viên bên Trần Nhật Duật ( gần Thành Phát Bakery ) 

Kể về tiền án của bà này thì cách đây khoảng 5-10 năm , bà ta chuyên chăn dắt 2 đứa bé đi cùng mình để lừa gạt mọi người, khu vực Phan bội châu - Trần Phú - Quang Trung - NưTrang Guh lợi dụng lòng cảm thương của mọi người khu vực này để xin tiền.

Bất nhân hơn là tiền từ lòng hảo tâm kiếm được bà ta chơi lô đề , đánh bài ở khu đường Quang Trung . 

Nay mong mọi người share bài viết này để cẩn thận với người đàn bà xấu xa này, trong khi biêt bao gia đình , người già còn đang gặp khó khăn , bệnh thật thì mụ này giả vờ bệnh để xin tiền người dân trong khi mình khỏe mạnh bình thường. 




UPDATE TIN TỨC LỪA ĐẢO TỪ BẠN BÈ GẦN XA :
-Bạn Thao Mai Hoang: Cô này xạo lắm, có hôm ôm bịch nước tiểu bên hông, mình nói để dẫn cô sang phường điện thoại cho chú Giáp trưởng công an phường Thắng Lợi giúp đỡ thì cô ba chân 4 cẳng chạy! Buổi tối tới thì tụ tập đánh bài tại đường Quang Trung. Nói chung giờ muốn coi người ta thật hay giả thì cứ giả bộ nói con đưa cô/chú sang phường nhờ mấy chú công an giúp đỡ là lòi mặt ra ngay!!

--An An: Bà này chị gặp ngoài chợ chị thấy tội cũng cho tiền. Sau đó gần 1 năm thấy bà lại ở Phan Bội Châu, mọi người cũng đang xúm lại cho tiền. Quen mặt rồi.

-Tường Vi: Tiểu đường + lôi ra bịch vỏ thuốc+ con vô chùa+ chồng lái xe thồ ... Tưởng đâu khổ thật. Chuyện đâu ai ngờ, e cũng bị zính rồi.

--An Thuy: huhu bữa trước đi học về e cũng gặp một bà mặc áo bệnh nhân của bệnh viên tỉnh đang đi nhặt lon, nhăn nhó giống như bị bệnh tim xong e dừng lại hỏi thì cũng kêu bị tiểu đường mà ko có tiền chích thuốc nên bệnh viện đuổi, e hỏi người thân của bác đâu thì kêu là đi hết rồi, ko có ai ở đây hết,1 ngày nhặt được 30 nghìn, mà phải gom đủ 600 để chích thuốc ko thì đau nhức khắp người. E cũng thấy lạ là sao tiểu đường mà lại đau tim, bà kêu giai đoạn cuối rồi nó lây lên tim, phổi, thận j đó.... ;'( thế rồi lục cặp cho bà đó 50k, huhu, 50k tiền học của e, huhu, bữa h vẫn đinh ninh là mình làm việc tốt, lo lắng cho bã ko biết h này sao mà trời ơi, giờ đọc tin này thấy buồn quá, mình bị lừa ư

Và còn nhiều trường hợp bị lừa khác nữa, dài quá mình không liệt kê lên hết được

Link nếu mọi người muốn đọc thêm post chia sẻ của bạn Hương Sen

Thanh Hóa: MỘT XÃ CÓ TỚI 80 THƯƠNG BINH GIẢ (!)

Xã Quảng Đông, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa: Có hơn 80 thương binh giả, đã làm rõ 40 trường hợp, cuộc chiến còn tiếp tục


Trong đơn tố cáo gửi các cơ quan chức năng, công dân xã Quảng Đông, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: Trong các cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ và bảo vệ Tổ quốc, xã Quảng Đông chỉ có 31 thương binh. Thế nhưng trong những năm qua, nhiều người cố tình làm sai lệch hồ sơ, dựng người làm chứng, được cán bộ các ban ngành của xã “chứng thực” cho đi “khám thương tật”, bỗng dưng xã có gần 100 người khác trở thành “thương binh” để hưởng chế độ đãi ngộ như thương binh…

Việc “chạy thương binh” tại xã Quảng Đông khởi xướng từ đầu năm 2000, diễn ra trong anh em họ hàng và bạn bè thân thiết với một số cán bộ xã, sau đó như vết dầu loang lan nhanh toàn xã. Nhiều người từ bé sống ở nhà cũng như đi bộ đội cùng nhiều người trong xã không bị thương mà lợi dụng “vết tật”, khai thành “vết thương”, dựng người làm chứng, được các ban, ngành của xã cho đi “giám định thương tật”. Ông Nguyễn Duy Hùng có “vết tật” cụt đốt 1 ngón 4 tay trái là do bị dây cu-roa máy xay đá ở Vức nghiến, giống với “Giấy chứng thương” mang tên Nguyễn Đức Hùng, cho nên Nguyễn Duy Hùng mua và mang luôn tên Nguyễn Đức Hùng với thương tật 36%. Còn “Bản khai cá nhân” Nguyễn Duy Hùng đành để lại. Bản khai này không ghi ngày tháng và người khai không kí tên, thế nhưng Chủ tịch UBND xã Hà Ngọc Hoà cũng “quên luôn” việc ghi ngày tháng, mà vẫn kí và đóng dấu. Nhiều gia đình có 2 “thương binh” trở lên, như gia đình ông Hà Ngọc Hòa, Bí thư Đảng ủy xã; gia đình ông Nguyễn Văn Nha 2 vợ chồng; gia đình ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Bí thư Đảng uỷ xã 2 anh em; gia đình ông Lê Văn Đảm, cán bộ xã 3 anh em là “thương binh”… Có người tỉ lệ thương tật rất cao như ông Lê Quang Thời 51%, ông Nguyễn Trọng Lới 46%…

Có nhiều người sinh ra ở xã Quảng Đông, đã chuyển hộ khẩu đi nơi khác cũng về xã Quảng Đông “chạy thương binh” (hiện vẫn lĩnh trợ cấp thương tật hằng tháng ở xã), như ông Chu Văn Lai ở Nghệ An 36%, ông Chu Đình Hợi ở Sông Bé 38%, ông Nguyễn Đình Mạnh ở Đà Nẵng 30%. Riêng bà Nguyễn Thị Lồng ở Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh, là bạn học cũ của ông Hà Ngọc Hòa, năm 2002 ông Hoà gọi về làm được “thương binh” thương tật 37%. Rõ ràng, nếu không có “đường dây” thì làm sao gần 100 người ở xã Quảng Đông trở thành “thương binh” và có tỉ lệ thương tật cao dễ dàng như vậy? Câu trả lời còn đang bỏ ngỏ chờ các cơ quan chức năng?

Tại tiết c, điểm 2, Mục II Phần B Thông tư Liên tịch số 16/1998/TTLT-BLĐTBXH-BQP-BCA đã quy định: “Trường hợp không có giấy chứng nhận bị thương mà còn giữ được một trong các chứng từ có ghi bị thương: … lí lịch cũ… kết hợp với các vết thương thực thể để thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét cấp giấy chứng nhận bị thương”. Thế nhưng, Hồ sơ của các ông Nguyễn Văn Thuấn, Nguyễn Văn Thục và các bà Nguyễn Thị Quyền, Lê Thị Lăng tại Công văn số 532/UBND-TD (số 532) ngày 2/2/2010 đều không có “Lí lịch cũ” mà chỉ có “Lí lịch tự thuật” mới lập năm 2002. Như vậy, các hồ sơ này sai với quy định, thế mà UBND tỉnh Thanh Hóa nói là “đủ điều kiện để hưởng chính sách như thương binh”?.

Danh sách chi trả trợ cấp ưu đãi hằng tháng xã Quảng Đông, huyện Quảng Xương, tháng 12/2007 cho 124 thương binh, trong đó hơn 80 thương binh giả.

Sở bảo không, xã bảo có

Ngày 1/12/2008, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hoá có Kết luận thanh tra số 2720/SLĐTBXH-KLTTr (số 2720) xác định: “Hồ sơ và danh sách chi trả trợ cấp của xã Quảng Đông không có tên ông Lê Công Hoan và bà Lê Thị Thuận (như tố cáo của công dân – NV). Bà Tạ Thị Xuân có hồ sơ người hưởng chính sách như thương binh. Kết luận thanh tra xác định bà Xuân “không có thời gian đi Thanh niên xung phong (TNXP)… Bà Tạ Thị Xuân được hưởng chính sách như thương binh là không đúng quy định của Nhà nước… truy thu số tiền mà bà Tạ Thị Xuân đã hưởng hằng tháng”. Thế mà chỉ hơn một tháng sau, ngày 8/1/2009 Ban Chính sách xã Quảng Đông “xác nhận bà Lê Thị Thuận và ông Lê Công Hoan là thương binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng tại xã Quảng Đông”?

Ngày 8/5/2009, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hoá ban hành Kết luận thanh tra số 762/KL-TTr (số 762) “giải quyết đơn tố cáo của công dân xã Quảng Đông” kết luận là: Hồ sơ thương tật quản lí tại Sở LĐ-TB&XH có bà Lê Thị Thuận và ông Lê Công Hoan? Trường hợp bà Lê Thị Thuận thì hai người làm chứng “không công nhận việc làm chứng, không công nhận họ là đồng đội của bà Lê Thị Thuận. Hồ sơ hai người làm chứng là giả mạo”. Ông Lê Công Hoan “thừa nhận mình vi phạm trong việc khai báo thiết lập hồ sơ TNXP để hưởng chính sách như thương binh”. Hai người làm chứng cho ông Lê Công Hoan “không phải là đồng đội nhưng vẫn làm chứng xác nhận ông Lê Công Hoan bị thương năm 1967 là sai”. Khẳng định “nội dung đơn tố cáo là đúng”, từ đó kiến nghị thu hồi giấy chứng nhận hưởng chế độ thương binh và truy thu số tiền đã hưởng sai của ông Lê Công Hoan và bà Lê Thị Thuận.

Thương binh giả tố cáo người đứng đơn tố cáo

Khoảng cuối tháng 7/2008 những thương binh giả xã Quảng Đông làm “Đơn tố cáo một số người địa phương dựng chuyện để vu khống nói xấu đường lối của ban lãnh đạo xã Quảng Đông”. Gần 100 thương binh giả này cho rằng: “Ban lãnh đạo xã Quảng Đông chỉ lo cho dân. Các ông ấy còn tư vấn cho mọi công dân ở địa phương khai báo đầy đủ chính xác”. “Đảng ủy, UBND, Ủy ban MTTQ, các tổ chức chính trị xã Quảng Đông, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá” (11 cơ quan) cùng kí và đóng 11 con dấu vào Công văn gửi cho các cơ quan Đảng và Nhà nước từ trung ương đến địa phương nhằm bảo vệ cho số thương binh giả này. Công văn khẳng định rằng “không có người không đi bộ đội, không đi TNXP” và kiến nghị “Phải làm rõ đúng sai… Đồng thời có cơ sở xử lí những người làm trái pháp luật, tố cáo không đúng”. Mười một vị này suy nghĩ gì khi nhận được Kết luận số 2720 và số 762 của Sở LĐ-TB&XH và Công văn số 532 của UBND tỉnh Thanh Hoá thông báo đã cắt chế độ thương tật của 5 người không đi TNXP, không bị thương? Ngày 28/9/2010 vừa qua UBND xã Quảng Đông đã ra các Quyết định số 31/QĐ-UBND đến số 37/QĐ-UBND kỉ luật các cá nhân và tập thể Hội đồng chính sách xã Quảng Đông “đã vi phạm trong việc xác nhận xét duyệt sai hồ sơ làm chế độ thương binh là đối tượng TNXP”. Thế còn những thương binh giả là quân nhân thì sao?

Cựu Bí thư, Chủ tịch xã cũng là thương binh giả

Ngày 2/2/2010, UBND tỉnh Thanh Hoá có Công văn số 532 thông báo kết luận của Thanh tra tỉnh. Qua xác minh thực tế bà Trần Thị Trường (người đứng tên trong giấy xác nhận ông Tỉnh bị thương) cho biết: Bà ở C9, Công trường 101, Sao Vàng, không cùng đơn vị với ông Lê Xuân Tỉnh (C754, N75 – NV). Bà không làm hồ sơ xác nhận trường hợp bị thương cho ông Tỉnh. Như vậy, ông Lê Xuân Tỉnh là thương binh giả. Xác minh bà Nguyễn Thị Điểm và ông Nguyễn Văn Khứ, bà Điểm ở C9, Công trường 101, Sao Vàng, không cùng đơn vị với ông Nguyễn Ngọc Dư (C10, N25, Ban Xây dựng 67), ông Khứ ở với ông Dư từ năm 1965 đến ngày 28/8/1968, ông Dư đi học y tá và chuyển sang quân đội, cả bà Điểm và ông Dư đều không biết, không viết, không kí xác nhận bị thương cho ông Dư. Vậy, ai viết và kí xác nhận bị thương cho ông Dư? Chỉ có ông Dư mới có câu trả lời chính xác. Ông Dư khai đã bị thương ngày 18/2/1971, nhưng thời gian này theo lí lịch đảng viên ông Dư là Thượng sĩ, Quân y sĩ Binh trạm 15, Đoàn 559, không phải là TNXP. Thế mà ngày 31/12/2002, Bộ Giao thông Vận tải vẫn cấp giấy chứng nhận bị thương cho ông Dư là TNXP? Như vậy, ông Nguyễn Ngọc Dư cũng là thương binh giả. Được biết, ông Nguyễn Ngọc Dư đã từng giữ chức Bí thư rồi Chủ tịch và Trưởng trạm Y tế xã Quảng Đông nhiều năm. (Còn nữa)

Hữu Hà