Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

Học Tây phương làm luật Biểu tình

Cuteo@


Đkm, hết làm loạn Hồ Gươm lại đến làm loạn Lộc Hà, hết biểu tềnh đứng lại biểu tềnh nằm, chỉ có chiêu ăn vạ là không đổi. Hóa ra Chí Phèo đời léo nào cũng cóa, nhưng xem ra, chính quyền vẫn chưa quếc liệc, mấy thằng ăn vạ thì đã đành, nhưng mấy thằng ngồi máy lạnh chờ tin và bơm vá mới là loại đáng trừng trị. Chúng nó là những thằng léo nào? Không khó tìm đâu, lên mạng guk phát ra ngay cả một lũ một lĩ. Những Diện, những Thụy, những Hằng, những Linh và có cả JB Nguyễn Hữu Vinh, một con cừu ngu ngốc của chúa và có cả ngọn đèn dầu hiu hắt Đào Tiến Thi, giọng điệu na ná như nhau, cách làm việc như nhau và gào như nhau. Theo anh, lũ này truy tố bằng hết. Nếu cứ để thế này trẻ em mất chỗ chơi, các cụ già mất chỗ thư giãn, khách Tây khách ta bị quấy rầy, và môi trường bị ô nhiễm khủng khiếp. Nhưng khổ nhất vẫn là mấy chú công an, cứ ngày đêm lo lắng quần quật, cứ đặt mình vào vai các chú ấy thì biết. Cơ khổ!

Cơ khổ cũng có cái nguyên do của nó, nhưng cái nguyên do căn cốt nhất có lẽ là thiếu cái luật biểu tềnh. 

Mấy hôm rồi họp Quốc hội gì đó, nghe nói các đại biểu tranh luận cực gay gắt và hình thành hai phe phản biện kịch liệt. 

Anh Cuteo@ xin ủng hộ cần có luật biểu tềnh, trước hết là đảm bảo cái quyền của công dân đã được hiến định, sau nữa là để cho mấy chú công an đỡ khổ do phải làm việc trong một môi trường pháp lí mù mờ, làm cũng chết, không làm cũng chết. Có cụ nào đó nói, là chưa đến thời điểm làm Luật này, nhưng theo anh đã đến lúc rồi đó, không chậm hơn được đâu. Càng chậm càng bị chọc ngoáy bởi lũ rận khoác áo yêu nước, dân chủ hay nhân quyền.

Có điều, Luật biểu tềnh muốn học tập nước nào thì học tập, nhưng dứt khoát phải học mấy cái hay của các nền dân chủ Tây phương (lí do là vì bọn rận luôn đề cao dân chủ Tây phương). Theo như anh nghiên cứu, và tích hợp với góp ý của Em Đỏ, anh đưa ra mấy điều cần học hỏi như này:

1- Biểu tềnh dứt khoát phải xin phép, chỉ khi được chính quyền cấp phép mới được tiến hành. Không có phép mà đi biểu tềnh đương nhiên là vi phạm pháp luật, các chú công an cứ bắt, tòa cứ xử, nhẹ là phạt tiền, nặng thì truy tố. Cấm kêu, cấm gào, cấm sủa.

2- Không làm ảnh hưởng tới an ninh trật tự. Yêu cầu này thậm chí phải được đặt lên hàng đầu. Tụ tập, diễu hành, hò hét, gào thét.v.v..nhưng không được gây mất trật tự giao thông, không được dùng vũ lực, không mạt xát thóa mạ chính quyền hay người thực thi công vụ...Vi phạm sẽ bị bắt, phạt tiền hoặc truy tố.

3- Bảo đảm an ninh trật tự đường phố. Vì thế, sẽ phải khoanh vùng cho người biểu tềnh, và họ chỉ được phép biểu thị thái độ trong khu vực đó. Bước ra khỏi vòng kim cô đừng trách. 

Hình dưới: Biểu tình của một nhóm Cờ Vàng ở Nhật 2011 được khoanh vùng bởi chính quyền. Người biểu tềnh chỉ được hoạt động trong phạm vi đó, nếu ra ngoài sẽ bị trừng trị. Rất ổn!


4- Cấm cản trở hoạt động khác (ý kiến này của Em Đỏ). Biểu tình ở đâu, khi nào, mục đích gì đều không được cản trở các hoạt động bình thường của xã hội. Tỷ như việc buôn bán làm ăn của doanh nghiệp, của cá nhân, hay lễ hội, hoặc cản trở sự lưu thông hàng hóa.v.v..Nếu vi phạm, trừng trị thẳng cánh.

Đây là hình ảnh "Luật sư triệu dân oan" Bùi Kim Thành bị cảnh sát Hoa Kỳ còng tay dẫn đi và tống tù 2 ngày vì tội cản trở kinh doanh trong cuộc biểu tình chống Đàm Vĩnh Hưng ở Anaheim Arena - California. Các biểu tềnh vin nhớ đấy!


5- Không chấp nhận vượt quá giới hạn cho phép. 

Ai muốn biểu tình cứ đăng ký với chính quyền và thống nhất về phạm vi cho phép trong một khu vực nhất định ở công viên hoặc những tuyến phố nhất định. Vượt ra khỏi phạm vi đó sẽ bị phạt tiền hoặc tống giam, nặng nữa lôi ra tòa hình sự và tống giam.

Ở Đức, có quy định về hành lang an toàn các trụ sở cơ quan nhà nước, đoàn diễu hành không được phép vào khu vực hành lang an toàn đó. (Nghĩ lại thương anh EVN, anh MTTQ Việt Nam, trụ sở thường xuyên bị xâm hại).

Đây là hình ảnh cảnh sát xử lý trường hợp vượt quá giới hạn cho phép tại một quốc gia tiên tiến ở châu Âu, đó là Anh Quốc. Xử lý mạnh tại chỗ tội vượt qua phạm vi an toàn, không miễn trừ phụ nữ chân yếu tay mềm mồm to. Biểu tình chống phát xít tại Trung tâm truyền hình BBC 2009



6- Cứng rắn hơn với người vi phạm nhiều lần: phạt tiền hoặc truy tố ra Tòa. Daniel Elsberg - người "nguy hiểm nhất nước Mỹ" với vụ án Hồ sơ Lầu Năm Góc 1971 trong Chiến tranh VN - bị bắt ở tuổi 79 vì phớt lờ lệnh di chuyển của CS khi biểu tình trước cổng Nhà Trắng 2010, chống Mỹ can thiệp quân sự ở nước ngoài.


7- Trấn áp bằng bạo lực với những hành vi thiếu văn hóa, xúc phạm đến các cơ quan, tổ chức và người thực thi công vụ.

Ở các nước phương Tây, hành vi chửi bới, nhục mạ cảnh sát sẽ bị vòi rồng, hơi ga, dùi cui; cấm cãi. 

Trong hình dưới: Biểu tình ở Quebec - Canada chống Hội nghị Thượng đỉnh Tự do Thương mại 2007. Cảnh sát thẳng tay trấn áp người có thái độ mang dáng vẻ ôn hòa nhưng xúc phạm, mạ lị chính quyền và cảnh sát. Hành vi trấn áp này không bị coi là dã man con ngan, mà trái lại là rất nhân văn vì nó mang lại sự bình yên cho đa số người dân.


8- Tống cổ ý định chiếm đóng thường xuyên nơi công cộng.

Hình ảnh các đoàn biểu tình lưu cữu ở những nơi công cộng dài ngày là rất xấu và manh nha những bất ổn cho xã hội, đồng thời làm mất mỹ quan không gian công cộng, ảnh hưởng đến quyền làm việc, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí của người dân. Vì thế, các quốc gia đã có luật biểu tình hay luật gì đó tương tự đều rất chú ý đến vấn đề này. Trong nội dung các quy định của luật, họ thẳng tay trấn áp những hành vi chiếm đóng trái phép các nơi công cộng, ví dụ như quảng trường, công viên v.v..

9- Chỉ được biểu tình ôn hòa

Nghĩa là không được sử dụng bạo lực dưới bất kể hình thức nào. Và để đảm bảo an toàn, cảnh sát được phép trấn áp khi có yếu tố cho thấy manh nha có bạo lực. Ví dụ thái độ thiếu kiềm chế, hành vi gây gổ với nhân viên công vụ, nhổ nước bọt, thách thức.v.v..Dó đó, nên trấn áp thẳng tay mọi yếu tố bạo lực hoặc manh nha bạo lực. 

Dưới đây là hình Cảnh sát chống bạo động nện dùi cui, hơi cay và súng đạn xuống Biểu tình Chiếm Đóng Oakland, Mỹ 2011.



10- Sử dụng sức mạnh quân đội trong trường hợp biểu tình quy mô lớn có yếu tố bạo động, đe dọa an ninh quốc gia. Phát biểu của Đại tá Sansern Kaewkamnerd - phát ngôn viên quân đội Thái lan, trước tình hình biểu tình áo đỏ 2010.

11- Nên học tập Singapore, xây dựng Công viên biểu tềnh. 

Nên có Công viên Biểu tềnh, vì nó giúp cho người biểu tềnh có nơi để bày tỏ thái độ và cất lên tiếng nói của mềnh. Mặt khác, nó khoanh vùng bất ổn về an ninh trật tự, đề phòng có bạo loạn đường phố do quá khích.

Gợi ý là nên xây dựng công viên biểu tểnh ở Hà Giang, Lai Châu, Kon Tum..Nếu ở Hà Nội thì nên xây ở Quốc Oai hay Ba Vì.

Về tên gọi, nên gọi như em Đỏ gợi ý: Góc Chém Gió (Speakers' Corner) hoặc Góc tự sướng!

Nên nhớ ở Hong Lim Park - Singapore muốn chém gió phải đăng ký trước, cấm người nước ngoài tổ chức và tham gia; cấm ô nhiễm tiếng ồn. Chống chỉ định khiêu dâm, bạo lực, phỉ báng, chia rẽ dân tộc, tôn giáo, kích động phạm tội và nổi loạn. Với những quy định ngặt nghèo như thế, người Singapore kết luận, thà leo mạng chém gió sướng hơn.


Nhưng cây gậy thường nên kèm theo củ cà rốt, cứ vậy đi cho nó nhân văn và sạch đường phố.

Trung Quốc đang bế tắc

Trường An

Việc lũ chó Trung Hoa sử dụng tàu cá đâm chìm tàu cá ta cho thấy, chúng hiện đang bị lâm vào ngõ cụt, hành động liều lĩnh như những con thiêu thân. 

Trong khi thế giới đang chăm chú theo dõi, và lên án lũ chó hiếu chiến, xâm phạm điên cuồng vào EEZ của VN, trong cái mớ hỗn độn, rối rắm, trong thì khủng bố Tân Cương, ngoài thì xảy chân, tưởng ngon ăn, đi làm thằng cướp biển, không biết làm sao để có thể đẩy lui đội tàu Cảnh sát biển, Kiểm ngư VN, chúng đã phải giở trò khủng bố ngư dân VN đầy tai tiếng, cũ rích. 

Ta thì đang rất chủ động tiến công trên tất cả các mặt trận. Các hoạt động ngoại giao dồn dập, ngày càng cô lập lũ chó Trung Hoa, con chó giở trò cướp biển hung hãn chưa bao giờ phải gánh chịu hậu quả thê thảm như lần này về mặt hình ảnh, bị cả thế giới lên án, phong trào biểu tình của người Việt khắp nơi trên thế giới diễn ra sôi nổi, được người bản địa hết sức ủng hộ, và cùng tham gia. 

Trong thế trận tăng hình ảnh tốt đẹp của VN với thế giới, ta vừa đưa Trung tâm gìn giữ Hoà bình VN vào hoạt động, và cử 2 sỹ quan làm sỹ quan liên lạc tại Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc (LHQ) tại Nam Sudan. 

Về sức mạnh phòng thủ biển, tin mới nhất, Nga vừa tiết lộ, VN đã có các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bal-E hỗ trợ cho các hệ thống tên lửa bờ biển Bastion-P: 

http://baodatviet.vn/quoc-phong/quoc-phong-viet-nam/bao-nga-viet-nam-co-ten-lua-phong-thu-bo-bien-bal-e-3039511/ 

Như thế, hệ thống phòng thủ biển của ta đã khá hoàn chỉnh ở mọi tầng nấc tác chiến khác nhau, một hệ thống mạnh, hiện đại, kết hợp các hình thức tác chiến tối ưu. 

Khe hở... pháp luật!


Đang chát chít với một con em cực thông minh, bàn vè tội "lợi dụng khe hở pháp luật". Mình bảo cô ấy rằng: "Ngày mẹ anh đẻ ra anh, bà bảo: Mày chui ra từ cái... khe hở của pháp luật". Chuyện này kể sau nhưng cái "khe hở pháp luật" hay đáo để.

Mịa, toàn bọn có ăn, có học, ngồi soạn ra cái luật mà để nó "lợi dụng khe hở" thì ngu thật. Mà cái "khe hở" ấy, con voi chui lọt...

Hoan hô "khe hở...!"

P/s: Chính vì chúng "toàn bọn có ăn, có học", nhưng không có tâm, mà lại lưu manh & là công cụ của bọn mafia nhà nước, nên chúng mới cố tình tạo nhiều cái "khe hở" như thế... (Đức Hạnh Nguyễn)

Trung Quốc là bậc thầy dàn dựng đổi trắng thay đen

Y. Dương

Tàu Trung Quốc luôn tìm cách cản trở tàu VN làm nhiệm vụ. (Ảnh: My Lăng/Tuổi Trẻ)

Tàu Trung Quốc đâm chìm tàu Việt Nam rồi lu loa rằng tàu của ta tự lật. Không dừng ở đó, nước này còn giở mọi thủ đoạn "bẫy" tàu Việt Nam.

Từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, những hành vi của phía tàu Trung Quốc càng ngày nguy hiểm hơn. Trung Quốc đáng được mệnh danh là bậc thầy trong thủ đoạn dàn dựng đổi trắng thay đen. Giới chức nước này còn có những phát ngôn bịa đặt và vu cáo trắng trợn nước ta.

Đâm chìm rồi nói tàu Việt Nam tự lật

Mới đây, báo Tin tức Bắc Kinh đã đăng tin bịa đặt rằng, tàu Việt Nam đã tự lật sau khi cố đâm vào giàn khoan Hải Dương 981. Tờ báo này còn ngang ngược viết rằng: “Trung Quốc cảnh báo Việt Nam phải dừng gây rối ở khu vực giàn khoan Hải Dương 981đang hoạt động”. Báo Thanh Niên Trung Quốc dẫn một nhận định lật lọng của Vụ phó Vụ Biên giới hải đảo - Bộ Ngoại giao Trung Quốc Dịch Tiên Lương khi ông này cho rằng, tuy Việt Nam “khiêu khích” nhưng Trung Quốc sẽ giữ bình tĩnh và kiểm soát. Tờ báo này còn bịa đặt cáo buộc ngược rằng, Việt Nam đã phớt lờ mọi cảnh báo và cản trở hoạt động của giàn khoan của Trung Quốc hoạt động ở biển Đông.

Trên thực tế, cả dư luận trong nước và quốc tế đều biết, 16 giờ ngày 26/5/2014, tàu cá ĐNa 90152 TS do thuyền trưởng Đặng Văn Nhân cùng 9 ngư dân đang đánh bắt hải sản hợp pháp tại khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam đã bị tàu số hiệu 11209 của Trung Quốc truy đuổi, đâm chìm. May mắn, các ngư dân đã được cứu sống nhưng toàn bộ con tàu bao gồm cả tài sản, ngư lưới cụ và hải sản đánh bắt trị giá trên 5 tỷ đồng đã bị chìm.

Ông Phan Thanh Hùng, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần ứng phó sự cố tràn dầu và dịch vụ hàng hải Bảo Duy (Đà Nẵng) đã đập tan những bịa đặt của phía Trung Quốc trên báo điện tử Infonet như sau: “Tàu ĐNa 90152 chỉ là tàu đánh cá công suất 450CV nên tổng trọng tải chỉ 50 tấn (gồm sức nặng tự thân của con tàu là 20 tấn và sức chở tối đa 30 tấn). Như báo chí phản ánh, các tàu vỏ sắt của Trung Quốc quấy nhiễu, ngăn cản tàu chấp pháp của Việt Nam tiếp cận giàn khoan trái phép Hải Dương 981 cũng như uy hiếp các tàu cá của ta đều có trọng tải 200 – 400 tấn. Nghĩa là tàu ĐNa 90152 nhỏ hơn tàu Trung Quốc 4 – 6 lần. Vậy làm sao tàu này dám đâm vào tàu vỏ sắt đó?”.

Đại tá Trần Văn Dũng, Chính ủy Vùng Cảnh sát biển 2 nói với báo Tiền Phong: “Cả thế giới này không ai như Trung Quốc, đâm chìm tàu rồi bỏ mặc, xem thường mạng sống của ngư dân. Đây là hành động vô nhân đạo và rất tàn nhẫn”.

Phát ngôn viên Tần Cương của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng, tàu 11209 (đâm chìm tàu ĐNa 90152) là tàu cá của ngư dân TP Đông Phương, tỉnh Hải Nam. Tuy nhiên, ông Trần Văn Lĩnh, quyền Chủ tịch Hội Nghề cá Đà Nẵng hoàn toàn bác bỏ luận điệu này và khẳng định “đó là tàu sắt Trung Quốc giả dạng tàu cá chứ hoàn toàn không phải tàu cá của ngư dân nước này”. Theo thông tin trên báo điện tử Infonet.

Tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu Việt Nam hôm 28/5. (Ảnh: Tuổi Trẻ)

Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ vu cáo Việt Nam, bóp méo sự thật

Đại sứ Trung Quốc Thôi Khải Miên đã bóp méo sự thật và trơ trẽn vu cáo Việt Nam dùng tàu vũ trang đâm vào tàu dân sự, tàu chấp pháp của Bắc Kinh. Ông này nói giàn khoan Hải Dương 981 được đặt trong vùng biển cách Hoàng Sa 17 hải lý, trong khi cách bờ biển Việt Nam 150 hải lý. Dựa vào điều này, ông Thôi cho rằng Trung Quốc có quyền đặt giàn khoan mà không vi phạm Công ước Quốc tế về Luật biển UNCLOS 1982 mà Bắc Kinh cũng đã ký kết. Đại sứ Trung Quốc còn vô lý nói với truyền thông Mỹ đây là "vùng biển không có tranh chấp", "Trung Quốc chỉ có duy nhất một giàn khoan ở Biển Đông".

Trước những lập luận sai trái trên, Trung tá Đặng Hồng Quân, phòng Tuyên huấn, Cảnh sát biển Việt Nam khẳng định với báo giới trong nước: "Chưa bao giờ có chuyện tàu Việt Nam tấn công tàu Trung Quốc. Ngược lại, Trung Quốc dùng các tàu hải giám, hải cảnh, kiểm ngư, tàu cá bọc sắt chủ động đâm, va, húc tàu Việt Nam với tốc độ cao, gây nhiều hư hỏng cho tàu cảnh sát biển, kiểm ngư Việt Nam".

Tiến sĩ, luật sư Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách pháp luật và phát triển, vạch mặt luận điểm tráo trở của Trung Quốc như sau: “Trung Quốc tiếp tục giở trò đánh tráo khái niệm. Đây hoàn toàn không phải vấn đề tranh chấp, bởi nó rõ ràng nằm trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam được cả thế giới công nhận. Dưới góc độ pháp lý, Trung Quốc không bao giờ dám đưa vấn đề này ra tòa án quốc tế, bởi họ không có trong tay bằng chứng nào, ngoài việc lu loa về chủ quyền”. Đài truyền hình VTV đưa tin.

Hôm 28/5, trả lời trên CNN, đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Cường đã bác bỏ những luận điệu sai trái của phía Trung Quốc. Theo đó, tại buổi phỏng vấn, bà Amanpour dẫn lời ông Thôi Thiên Khải, đại sứ Trung Quốc tại Mỹ tuần trước cho rằng, nước này có duy nhất một giàn khoan, trong khi Việt Nam có hơn 30 giàn. Đại sứ Việt Nam phản bác: “Trung Quốc đang tìm cách tạo ra thực tế mới, thay đổi nguyên trạng, biến vùng không tranh chấp thành vùng có tranh chấp và điều này là không thể chấp nhận được. Về việc khai thác dầu khí, chúng tôi đã làm nhiều thập kỷ qua, nhưng nó nằm trong vùng thềm lục địa, đặc quyền kinh tế của Việt Nam, không phải trong vùng biển tranh chấp. Nhiều công ty nước ngoài đang hợp tác làm ăn với Việt Nam để khai thác dầu khí. Bà có tin họ sẽ làm điều đó nếu họ nghĩ nó nằm trong khu vực tranh chấp hay không?".

Tự phun vòi rồng để dàn dựng vu cáo bị tàu Việt Nam phun

Theo thông tin từ Cục Kiểm ngư Việt Nam, hôm 29/5, chúng ta phát hiện một hiện tượng lạ, đó là tàu hải cảnh Trung Quốc và một tàu khác của nước này khi chạy song song gần giàn khoan Hải Dương 981 đã liên tiếp phun nước vào nhau. Các lực lượng của Việt Nam đang xác minh mục đích hành động này của phía Trung Quốc.

Chuẩn đô đốc, thiếu tướng Lê Kế Lâm, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân Việt Nam, bình luận trên báo Tuổi Trẻ về hành động đáng ngờ trên của Trung Quốc: “Sự kiện hai tàu Trung Quốc tự phun nước vào nhau cũng đáng chú ý. Rất có thể họ đang thử áp lực nước của loại vòi rồng mới, bơm nước, súng phun nước kiểu mới, hoặc hệ thống chống phun nước mới được lắp đặt. Cũng có thể, họ đang tạo nên hiện tượng giả để đánh lừa sự phán đoán của các tàu chấp pháp Việt Nam”.

Ngoài ra, lực lượng của ta phát hiện, trên vị trí phun nước của tàu hải cảnh 31101 của tàu Trung Quốc, có lắp thêm đường ống và vòi màu đen.

Tính đến sáng 30/5, vẫn có hơn 100 tàu Trung Quốc tại khu vực mà nước này hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

Giở mọi thủ đoạn để tạo bằng chứng vu cáo với quốc tế

Báo giới trong nước cũng đưa tin nhiều về những “cái bẫy” mà Trung Quốc tạo ra hòng tạo chứng cứ giả, tù đó vu cáo với quốc tế. Có thể kể đến việc nước này cho tàu lao với tốc độ cao sượt qua mũi tàu của ta, nếu tàu Việt Nam không phản ứng nhanh và lùi kịp sẽ đâm phải. Trong tình huống đó, phía tàu Trung Quốc luôn có sẵn người ghi hình ở trên tàu. Chỉ cần chúng ta sập bẫy này là chúng sẽ ghi hình và “la làng”, làm thay đổi bản chất sự việc.

Trung Quốc còn dùng tàu cá bám sát tàu kiểm ngư Việt Nam nhằm thả lưới và các vật dụng khác gây cản trở cho tàu của lực lượng Kiểm ngư Việt Nam. Đồng thời cho tàu cá đi sát tàu Kiểm ngư Việt Nam nhằm tạo ra những cú đâm va để thu bằng chứng vu cáo với quốc tế tàu Kiểm ngư Việt Nam tấn công tàu cá Trung Quốc - báo điện tử Vietnam Plus viết.

Về những động thái trên, Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm nhận định, việc tàu Trung Quốc tắt đèn, thả trôi, vây ép, cắt mặt... rõ ràng nhằm mục đích để tàu Việt Nam đâm vào, tạo chứng cứ giả. Đây là các hành động vi phạm quy định an toàn hàng hải một cách rất nghiêm trọng, có thể coi là những hành động thiếu suy nghĩ, liều lĩnh khiêu khích của những người đang tức tối đến mất trí.

Nhà báo Palestine:NGƯỜI DÂN VIỆT NAM CÓ THỂ TỰ BẢO VỆ TỔ QUỐC

Nhà báo Palestine: Người dân Việt Nam có thể tự bảo vệ Tổ quốc

YEN PLATZ (VIETNAM+)

Tàu Hải cảnh 3210 của Trung Quốc áp sát tàu CSB 8003, ngăn cản không cho tiếp cận giàn khoan hôm 28/5 (Nguồn: Cảnh sát biển Việt Nam)

Sự kiện Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan dầu Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) cùng nhiều tàu vào hoạt động trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam đã gây bất bình trong cộng đồng quốc tế. 

Tiếp tục làn sóng các học giả lên tiếng phản đối các hành vi ngang ngược của Trung Quốc, cộng tác viên của Vietnam+ tại Vienna (Áo) đã có cuộc trao đổi với nhà báo nổi tiếng người Palestine Kawther Salam về vấn đề này. 

Theo bà Salam, Trung Quốc đã bộc lộ rõ “tham vọng thực dân,” vi phạm rõ ràng chủ quyền của nước láng giềng cũng như luật pháp quốc tế và mọi định chế quốc tế đều bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.

Bà Kawther Salam hiện sống ở Áo, hiện là biên tập viên trang “Europe and Middle East News”, đã có hơn 25 năm kinh nghiệm tác nghiệp ở những khu vực xảu ra xung đột và từng được nhận giải thưởng Hellman/Hammet về Nhân quyền quốc tế.

Nhà báo Yen Platz: Bà nghĩ sao về hành động của Trung Quốc ở Biển Đông vài tuần vừa qua?

Nhà báo Kawther Salam: Đó là sự vi phạm rõ ràng và không thể chấp nhận được chủ quyền và biên giới của một nước láng giềng, là Việt Nam. Nó cũng che giấu những tham vọng thực dân trong việc cướp bóc tài nguyên của nước khác, đi ngược lại luật pháp và các thỏa thuận quốc tế mà Trung Quốc đã ký kết với các tổ chức quốc tế.

Bà nghĩ sao về ý định khoan dầu trên một vùng biển thuộc Việt Nam của Trung Quốc?

Đó là sự đe dọa rõ ràng với chủ quyền Việt Nam và tìm cách kiểm soát dầu mỏ cũng như kiếm chác trên lưng Việt Nam. Bước đi này cũng cho thấy các tham vọng thực dân với các đảo thuộc Việt Nam.

Bà nghĩ mục đích của việc Trung Quốc cư xử như thế trên biển Đông là gì? Liệu nó có lặp lại trong tương lai? Liệu căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc có tăng thêm?

Đó là một hành vi khiêu khích mà Trung Quốc sử dụng để đo phản ứng của Việt Nam. Không có gì nghi ngờ về việc hành vi của Trung Quốc che giấu tham vọng cướp bóc tài nguyên của Việt Nam.

Từ quan điểm của tôi, người Việt Nam sẽ không đứng nhìn và im lặng khi chủ quyền của họ bị vi phạm. Ít nhất lịch sử xác nhận rằng người dân Việt Nam có thể tự bảo Tổ quốc.

Theo bà thì Việt Nam nên làm gì vào thời điểm này?

Tôi nghĩ những cánh cửa ở Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc và các định chế quốc tế đều mở và mọi lựa chọn đều mở trong việc bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Bà có thông tin gì về căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc với Nhật Bản, Philippines và Việt Nam? Bà cho rằng cần phải làm gì?

Như tôi đã nói, những gì đang xảy ra là để đo lường phản ứng của Việt Nam. Và Việt Nam không cần phải phí thời gian nghĩ ngợi về những gì Trung Quốc đang làm trên lãnh hải của các bạn. 

Tôi cho rằng bất kỳ ai vào nhà bạn mà không xin phép thì là trộm cắp hoặc kẻ cướp, và cách xử lý đúng nhất là đá chúng ra khỏi cửa, tiến hành các hành động pháp lý thông qua những định chế quốc tế hoặc tự vệ hợp lý.

Cảm ơn bà rất nhiều!

Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam: Sai trái và đổi trắng thay đen

QĐND - Ngày 27-5, trong buổi họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương, được Nhân dân nhật báo dẫn lời, nói rằng: “Ngày 26-5, tại vùng biển Tây Sa, Trung Quốc, một chiếc thuyền cá Việt Nam ngang nhiên xông vào khu vực hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc, sau khi đâm vào hai bên mạn thuyền của Trung Quốc, tàu cá này đã bị đắm, các thuyền viên Việt Nam đều được cứu vớt”.

Đây là một phát ngôn vừa sai trái, vừa đổi trắng thay đen của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương. Sai trái bởi vì cần phải chỉ rõ rằng, cái mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng “vùng biển Tây Sa, Trung Quốc”, thực chất là vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền không tranh cãi của mình đối với quần đảo Hoàng Sa. Việc Trung Quốc sử dụng vũ lực chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1974 đã vi phạm các quy định của luật pháp quốc tế. Việc chiếm giữ bằng vũ lực này tuyệt nhiên không thể đem lại chủ quyền cho Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa.

Lâu nay, khu vực biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vẫn là ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam. Ngư dân Việt Nam vẫn đánh bắt cá ở khu vực này để phục vụ đời sống dân sinh hằng ngày. Kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, nhiều tàu cá của ngư dân Việt Nam đã bị các tàu của Trung Quốc liên tục khống chế, đập phá, gây thiệt hại về tài sản, thậm chí chủ động đâm va để gây thương tích, đe dọa tính mạng của ngư dân Việt Nam.

Tàu cá Việt Nam kiên cường bám biển tại ngư trường truyền thống của mình (Nguồn: TTXVN)

Chiều 26-5, tàu cá Đà Nẵng mang số hiệu ĐNa 90152 TS với 10 thuyền viên trên tàu, đang hoạt động bình thường trong khu vực có tọa độ thuộc vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, đã bị tàu Trung Quốc mang số hiệu 11209 đâm chìm. Rất may là 10 ngư dân Việt Nam đã được lực lượng Kiểm ngư và Cảnh sát biển của Việt Nam cứu và đưa lên tàu an toàn.

Hành động đâm chìm tàu cá Việt Nam của tàu Trung Quốc là vô nhân đạo, xâm hại nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam, vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là một bên tham gia. Vậy mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương lại đổi trắng thay đen, dựng đứng lên câu chuyện tàu cá Việt Nam đâm vào tàu Trung Quốc rồi tự chìm!

Đây không phải là lần đầu tiên phía Trung Quốc tiến hành những hành động mang tính khiêu khích, gây nguy hại cho ngư dân cũng như các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam, rồi sau đó lại vu vạ, đổ lỗi cho phía Việt Nam.

Còn nhớ, khi mới hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam, khi bị các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam kiên quyết ngăn cản, phía Trung Quốc đã sử dụng vòi rồng áp lực cao bắn vào các tàu Việt Nam, hung hăng đâm va vào các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam, rồi sau đó, một quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại lu loa lên rằng, phía Việt Nam đâm vào các tàu Trung Quốc 171 lần trong vòng 4 ngày! Làm sao có thể tin được rằng ở thời điểm đó, Việt Nam chỉ có 35 tàu của lực lượng Kiểm ngư và Cảnh sát biển, trong khi phía Trung Quốc triển khai hơn 80 tàu, trong đó có cả tàu chiến, mà trung bình mỗi tàu của Việt Nam đâm tàu Trung Quốc tới 5 lần! Tất cả những ai có lương tri và đầu óc tỉnh táo bình thường đều không thể nào chấp nhận nổi luận điệu vu vạ đó.

Cái cung cách đổi trắng thay đen của phía Trung Quốc mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao Tần Cương thể hiện qua vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam ngày 26-5, chỉ càng thể hiện rõ một điều là Trung Quốc đuối lý trước làn sóng phản đối của dư luận Việt Nam và quốc tế trước hành vi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam nên mặc sức nói bừa. Họ còn định bịt mắt nhân dân Trung Quốc đến bao giờ? 

TRỰC NGÔN

Xử Bầu Kiên hay xử ai?

Nguyễn Vũ

TBKTSG Online - Phiên tòa xử Nguyễn Đức Kiên, người thường được biết nhiều hơn dưới biệt hiệu Bầu Kiên thu hút sự chú ý của nhiều người. Đáng tiếc, sự chú ý đó rơi vào các hiện tượng bề nổi như sự đối đáp vững lý, rành mạch của ông Kiên hay sự lúng túng, lẩn tránh ngay cả những câu hỏi đơn giản nhất của đại diện các cơ quan công quyền khi ra làm chứng.

Nếu nhìn vụ án và đặt nó trong bối cảnh nền kinh tế phát triển một cách “hoang dã” trong thời kỳ hậu WTO, bức tranh nổi lên từ các lời khai tại tòa là gì?

Là những nét vẽ chấm phá nhưng khá chính xác một hệ thống ngân hàng với nhiều bê bối, lạm dụng, lách luật; một hệ thống quản lý tù mù không rõ ràng và một môi trường kinh doanh chỉ chăm chăm làm giàu sao cho nhanh nhất chứ không nghĩ đến sự bền vững hay nền sản xuất thật. 

Một thời kỳ hoang dã

Bất kể sự đối đáp của Bầu Kiên và các bị cáo khác có sắc bén đến đâu, họ cũng không phủ nhận được một số điểm then chốt. Dù không cần đi sâu vào chi tiết, chúng ta cũng có thể khẳng định được một số điểm này:

- Một thời gian dài ngân hàng huy động vốn của dân, thay vì tìm cách cho vay để kinh doanh tiền tệ một cách bình thường, ngân hàng lại giao tiền cho nhân viên đi gởi vào ngân hàng khác. Tranh luận chuyện này có trái luật không thì hãy để tòa ra phán quyết nhưng chắc chắn nó trái với mọi lề thói kinh doanh ngân hàng bình thường trên thế giới. Tiền chạy từ ngân hàng sang ngân hàng theo kiểu như thế tạo ra những tài sản ảo, tăng trưởng tín dụng ảo, lợi nhuận ảo và tăng trưởng giá trị cổ phiếu ảo – rõ ràng đã góp phần vào những cơn rúng động suýt gây ra đổ vỡ cho hệ thống ngân hàng.

- Tiền một ngân hàng huy động từ người dân lại được giao cho nhân viên gởi vào ngân hàng khác để hưởng chênh lệch lãi suất. Điều đó có nghĩa các ngân hàng hoàn toàn không cạnh tranh dựa trên các quy luật thông thường (nếu có thì tại sao ngân hàng kia không tự mình huy động vốn trong dân để khỏi chịu lãi suất cao hơn?) Mọi quy luật thị trường bị bóp méo, có thể ngân hàng bị thiệt nhưng cá nhân lại hưởng lợi mà không có cơ chế nào ngăn cản được.

- Một công ty đăng ký thành lập cứ khai vốn điều lệ cả ngàn tỷ đồng rồi lại phát hành trái phiếu trị giá cả ngàn tỷ đồng nữa để bán cho ngân hàng. Thử hỏi ở một nền kinh tế phát triển bình thường, làm sao có thể có chuyện một công ty mới thành lập lại dễ dàng phát hành trái phiếu như thế? Tất cả quy trình soát xét bình thường đã bị bỏ qua; ngân hàng cũng bỏ qua các động tác due diligence (thẩm tra đánh giá) cần thiết mà nhắm mắt mua trái phiếu vô giá trị kia. Đó không phải là sự thao túng ngân hàng bất kể thiệt hại của cổ đông thì là gì nữa.

- Chính việc phát hành trái phiếu dễ dàng thời đó là khe hở để nhiều tay tài phiệt góp vốn sở hữu nhiều ngân hàng mà thực chất không góp gì cả. Đây chính là khởi đầu của hiện trạng sở hữu chéo thành một mớ bùng nhùng mà cho đến giờ vẫn chưa gỡ ra hết. Luật sư Nguyễn Ngọc Bích từng miêu tả hiện tượng này trên TBKTSG: “Theo mô tả, họ bán trái phiếu, thí dụ, cho ngân hàng A; rồi lấy tiền vay được đi mua cổ phần của vài ngân hàng như B, C, D; tiếp theo đó họ thế chấp cổ phiếu mới mua cho ngân hàng A để bảo đảm trả nợ và số còn lại đem chi dùng cá nhân. Số tiền vay mượn kiểu ấy lên đến hàng ngàn tỉ đồng” (TBKTSG 30-8-2012).

- Hàng loạt các hoạt động khác chỉ có trong hệ thống ngân hàng thời kỳ đó như để công ty chứng khoán do chính ngân hàng thành lập mua cổ phiếu chính mình. 

Đối chiếu chỉ một điểm là phát hành trái phiếu rồi sử dụng tiền đó để thao túng ngân hàng, tức không dùng tiền phát hành trái phiếu vào đúng mục đích khi phát hành thì những tội danh mà Viện Kiểm sát khép cho Bầu Kiên là không đúng thực chất và dễ bị bác bỏ.

Rõ ràng hệ thống luật pháp cho giai đoạn hậu WTO còn rất sơ khai. Nó để cho người đi vay nợ (phát hành trái phiếu) không bị ràng buộc gì về việc bảo đảm trả nợ; bất chấp quyền lợi của các chủ nợ. Nó để cho người giữ tiền ký thác (ngân hàng) xuất tiền vung vẩy, bất kể trái phiếu có bảo đảm hay không, cứ mua bừa, cả trái phiếu lẫn cổ phiếu! Luật pháp ở trạng thái ấy đã giúp người có thế lạm dụng của cải xã hội cho lợi ích riêng.

Những hành vi như kinh doanh trái phép, trốn thuế, làm trái quy định gây hậu quả nghiêm trọng có thể chưa cấu thành tội danh vì lúc đó luật pháp còn thiếu sót.

Và đó chính là bi kịch để một kẻ từng thao túng thị trường như Bầu Kiên lại trở thành một người hùng trong mắt nhiều người quan sát phiên tòa chỉ để tìm kịch tính.

Và vẫn chưa giải quyết dứt khoát

Phiên tòa xử Bầu Kiên nói đúng ra phải là phiên tòa xử cả hệ thống ngân hàng, tài chính thời kỳ đó khi ngoài Bầu Kiên, hàng loạt nhân vật khác cũng sử dụng đúng những chiêu trò đó để kinh doanh hưởng lợi nhanh chóng, làm giàu qua đêm.

Vì vậy ý nghĩa của phiên tòa không phải là phạt tù cho bằng được Bầu Kiên và những nhân vật khác. Ý nghĩa của phiên tòa là rút ra bài học kinh nghiệm để xây dựng một hệ thống luật tài chính bảo vệ chủ nợ; trừng phạt việc lấy tiền ký gửi của dân chúng đem ra cho vay vung vẩy để kiếm lời; và không để giới tài phiệt thao túng thị trường. Nếu không sòng phẳng chỗ này thì tình trạng mơ hồ, lách luật, không thượng tôn pháp luật vẫn diễn ra.

Một khi đã xác định được như thế thì các cơ quan chức năng đã có thể yêu cầu người đại diện khi trả lời trước tòa có thể nêu quan điểm rõ ràng, dứt khoát và không e ngại tiền lệ gì nữa cả, nhất là với các vấn đề kỹ thuật mang tính chuyên môn trong thẩm quyền của họ. Điều các vị đại diện các cơ quan quản lý nhà nước có thể khẳng định trước tòa là cơ quan hành chính không có thẩm quyền giải thích luật hay phán xét làm như thế nào là đúng luật, làm như thế nào là trái luật – đó là nhiệm vụ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và tòa án.

Viện Kiểm sát cũng có thể thay đổi kết luận với những tội danh không thể buộc vì luật chưa quy định, làm như thế không phải vì chịu thua lập luận của bất kỳ ai mà vì tính chính danh của nhiều hoạt động kinh tế. Ở các nước, giám đốc tài chính phải ngày đêm lo nghĩ chuyện đầu tư tiền mặt của một doanh nghiệp sao cho có lợi nhất ở mức an toàn họ sẵn sàng chấp nhận, từ mua trái phiếu chính phủ đến mua cổ phiếu công ty.

Những hoạt động tài chính như thế mà buộc thành tội vì chưa đăng ký vào giấy phép sẽ làm tê liệt khả năng làm cho tiền nhàn rỗi của doanh nghiệp sinh sôi nẩy nở; để họ không phải đi vay ngân hàng mà dựa vào thị trường chứng khoán. Doanh nghiệp phải tạo ra của cải cho nền kinh tế quốc dân bằng khả năng sản xuất của mình và tài năng làm cho tiền nẩy nở thêm lên bằng cách đầu tư vào thị trường khác, doanh nghiệp khác. Chính quyền phải coi hoạt động đầu tư tài chính là việc bình thường ở mọi doanh nghiệp.

Tội phạm kinh tế nên trừng phạt bằng biện pháp kinh tế. Nên chọn những tội danh mà các bị cáo sẵn sàng nhận chịu với sự tâm phục khẩu phục, kèm theo các biện pháp kinh tế, nhất là với các khoản phát hành trái phiếu trái phép – chừng đó cũng đủ làm gương cho thị trường.