Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

THÊM MỘT DIỄN ĐÀN CHỐNG CỘNG CÔNG KHAI?!

Khoai@


Ảnh: Một cô gái miền Tây đẹp người đẹp nết, chuyên làm từ thiện - FB Angelina Nguyên

Một bạn đọc Tre Làng bức xúc về trách nhiệm của Ban biên tập trang "Thế giới Văn hóa", thuộc Trung tâm Báo chí và Hợp tác quốc tế, đã gửi đến entry này và nhờ đăng bức thư gửi Ban biên tập.

Nội dung bức thư rất đứng mực và có ý nghĩa chống tiêu cực trong báo chí. Vì thế, Tre Làng xin đăng nguyên văn cả entry của bạn Hải Minh Lê, bao gồm cả nội dung bức thư, để chuyển tải đến bạn đọc và quan trọng là Ban biên tập tờ báo trên:

(Đề nghị Admin đăng giúp tôi entry này ở vị trí nổi bật vì đây không chỉ là ý kiến -bức xúc của cá nhân tôi mà đây chính là bức xúc của nhiều độc giả trước tình trạng vô trách nhiêm hoặc cố tình của những người quản trị một trang tin chính thống công khai đang TIẾP TAY cho bọn phản động chống phá đất nước)

"K/G BBT trang Thế giới văn hóa thuộc Trung tâm Báo chí và hợp tác quốc tế.

Tôi là một độc giả thường xuyên của trang nhà. Gần đây trang nhà có đăng bài viết: Bức xúc trai Bắc chê gái miền Tây “3N” – Ngon, Ngoan, Ngu.
http://thegioivanhoa.com.vn/doi_song/31663501/buc-xuc-trai-bac-che-gai-mien-tay-3n-ngon-ngoan-ngu/?fb_comment_id=fbc_767071003316419_767202553303264_767202553303264#f24a12e92c

Tuy nhiên tại mục bình luận của độc giả, có lẽ BBT không chú ý kiểm soát nên tại đây đã xuất hiện khá nhiều comment của những người sử dụng tài khoản G+ và facebook để đăng những bình luận có nội dung thô tục - cực đoan. Thậm chí có khá nhiều comment mang màu sắc chống cộng, phản động. Qua theo dõi, tôi nhận ra có đối tượng thường sử dụng các tên khác nhau nhưng thực chất chỉ là một (Ví dụ son nguyen) có một lịch sử chuyên comment phỉ báng chế độ, phỉ báng đảng cầm quyền của nhà nước VN và tuyên truyền hận thù chia rẽ dân tôc.

Chính bởi vậy, tôi viết thư này góp ý cùng BBT:

- Cần cảnh cáo những kẻ lợi dụng thảo luận để tuyên truyền chống cộng, chống nhà nước CHXHCNVN.

- Nếu thấy cần thiết thì phải chặn IP của những kẻ cực đoan tuyên truyền những nọc độc chia rẽ đất nước.

- Nếu có thể làm thêm được điều gì đó tốt hơn góp phần ngăn chặn những tên tuyên truyền chống cộng công khai và tuyên truyền phá hoại đất nước thì các anh chị trong bạn BT cũng nên khẩn cấp tiến hành.

Tôi mong mỏi rằng :Bằng những việc làm thiết thực của mình, BBT sẽ không để cho trang tin của mình tự trở thành một diễn đàn chống cộng công khai.Để cho một số thành phần cực đoan tuyên truyền phá hoại đất nước như thế này nữa.

Rất mong những góp ý chân thành của tôi sẽ được các anh chị trong BBT trang tin quan tâm và có hồi âm.

Trân trọng."

ĐÁNG CHÚ Ý: Bức thư góp ý trên đã liên tiếp được gửi tới BBT Thế giới văn hóa online 2 lần trong 48 h nhưng BBT của trang này vẫn im lặng. Cũng trong thời gian đó, tại mục comment xuất hiện càng dày đặc những luận điểm chống cộng và bôi nhọ cuộc chiến tranh giải phóng Tổ quốc cùng những luận điệu tuyên truyền chia rẽ dân tộc nguy hại.

Rất nhiều độc giả không thể hiểu: Tại sao trang tin điên tử Văn hóa thế giới do Trung tâm Báo chí và Hợp tác Truyền thông Quốc tế có Văn phòng đại diện tại 258 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P8, Q3, TP. HCM ĐT: (+84 8) 393 28 000 (Ext: 0306) - E-mail: contact.thegioivanhoa@sunflowermedia.vn lại có thể vô trách nhiệm hoặc cố tình để cho trang tin của mình biến thành một diễn đàn CÔNG KHAI chống cộng cực đoan và là nơi tự do tuyên truyền cho tư tưởng bóp méo bôi đen lịch sử đất nước, chia rẽ dân tộc mà không bị bất cứ cơ quan bảo vệ an ninh văn hóa nào phát hiện và xử lý?

Ai có thể giải thích giúp tôi điều ĐÁNG NGẠC NHIÊN NÀY?

Vụ oan sai ở Sóc Trăng: NỮ SÁT THỦ LĨNH 12 NĂM TÙ

Sáng 19/8/2014, TAND tỉnh Sóc Trăng mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Phan Thị Kim Xuyến, 16 tuổi, huyện Trần Đề, Sóc Trăng, 12 năm tù về tội “Giết người, cướp tài sản”.


Ngoài ra, Lê Thị Mỹ Duyên (ngụ Kiên Giang) cũng được xác định là đồng phạm với bị cáo Xuyến, nhưng lúc xảy ra vụ án Duyên chưa đủ 14 tuổi.

Bị cáo Xuyến và Duyên là hung thủ đã gây ra cái chết cho ông Lý Văn Dũng, 43 tuổi, hành nghề xe ôm, ngụ huyện Trần Đề. Trước khi gây án, hai người này có mối quan hệ đồng tính và đã sống chung với nhau trong thời gian dài. 

Kết thúc phiên tòa, HĐXX tuyên phạt Phan Thị Kim Xuyến 12 năm tù giam, còn Lê Thị Mỹ Duyên được vào trường giáo dưỡng. Ngoài ra, HĐXX còn buộc Xuyến, Duyên và gia đình hai bên có trách nhiệm bồi thường tổn thất tinh thần, mai táng phí... cho gia đình nạn nhân trên 120 triệu đồng.

Bị cáo Xuyến trước vành móng ngựa.

Theo cáo trạng, khoảng 20h tối ngày 5.7.2013, Xuyến với Duyên bàn kế hoạch cướp tài sản lấy tiền tiêu xài. Sau đó cả hai đón xe ôm của ông Lý Văn Dũng kêu chở đi tìm nhà bạn, với ý định giết nạn nhân để cướp tài sản.

Khoảng 0h ngày 6.7.2013, Xuyến và Duyên được ông Dũng chở đến ấp Lâm Dồ, xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề thấy đoạn đường vắng, Xuyến kêu ông Dũng dừng xe, vờ đứng nói chuyện để Duyên ra phía dùng dao đâm vào cổ nạn nhân. Kế tiếp, Duyên ôm ông Dũng lại để Xuyến đâm vào ngực. Nạn nhân ngã xuống trong tư thế nằm úp và bị Duyên ngồi lên trên đâm tới tấp 5 nhát liên tiếp.

Người tình của Xuyến là Duyên được đưa vào trường giáo dưỡng. 

Sau khi gây án, Xuyến và Duyên không dám cướp xe ông Dũng vì sợ bị lộ nên chạy vào khu vườn gần nhà dân vứt dao xuống mương rồi về nhà ngoại Xuyến ở ấp Đầu Giồng, thị trấn Trần Đề ngủ. Ngày hôm sau, cả 2 trốn lên TP.HCM và đến ngày 18.11.2013, Duyên ra đầu thú. Ba ngày sau Xuyến cũng đầu thú trước cơ quan chức năng.

Đây là vụ án được dư luận đặc biệt quan tâm, bởi vì liên quan đến vụ án Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng quyết định bắt tạm giam oan đối 7 người gồm: Trần Hol, Thạch Mươl, Trần Cua, Trần Văn Đỡ, Khâu Sóc và Thạch Sô Phách (cùng ngụ tại huyện Trần Đề) và Nguyễn Thị Bé Diễm (quê Hậu Giang, nhân viên phục vụ quán nhậu). Sau khi 2 hung thủ chính của vụ án ra đầu thú, 7 người này mới được mình oan.

Trong vụ oan sai này, Công an tỉnh Sóc Trăng đã kỷ luật 25 sĩ quan, chiến sĩ là những người có liên quan trong chuyên án; trong đó, thiếu tá Nguyễn Hoàng Quân và đại úy Triệu Tuấn Hưng (nguyên điều tra viên Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Sóc Trăng) bị khởi tố tội Dùng nhục hình. Nguyên kiểm sát viên Phạm Văn Núi (VKSND tỉnh Sóc Trăng) bị khởi tố tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

MỪNG....CẮT CU!

Mừng vợ Sếp được cắt Q

Tiến Hải

Biết tin vợ sếp vừa mới được “cắt Q” và có quyết định chính thức làm vụ trưởng ở một bộ đầy quyền lực, thế là các đệ tử thân tín dưới quyền sếp bèn đánh một chiếc xe 12 chỗ đến nhà sếp để chia vui. Chia vui với sếp và vợ sếp chả lẽ lại không có gì. Đi như thế xem ra có vẻ thiếu văn hóa quá. Vì vậy, đoàn đệ tử quyết định mua một lẵng hoa tặng vợ sếp, kèm theo là một phong bì nho nhỏ , xinh xinh trong đó có mười tờ 100 USD.

Sau ít phút chúc tụng, thăm hỏi xã giao, chánh văn phòng nói với vợ sếp: “Cơ quan em có cái lệ là bất cứ ai được đề bạt, lên lương, được đi nước ngoài, mua được xe máy hay ô tô mới, hoặc có nhà mới… đều phải làm một cái lễ rửa. Thí dụ, lễ rửa nhà, lễ rửa ô tô, lễ rửa ghế (lên chức), vv. Chị là vợ của sếp chúng em, mà người đời có câu “của vợ công chồng”, chị được cắt Q và tiến bộ như thế là có phần công lao của anh. Vì thế , tuy là con dâu nhưng chị cũng phải tuân theo luật lệ của cơ quan chồng. Đề nghị chị cũng phải làm một cái lễ rửa nhân việc chị được cắt “cờ u”. Cả hội được một trận cười vui. Thấy cơ quan chồng, mọi người sống với nhau thoải mái, chân tình đến thế, vợ sếp cảm động lắm.

Trước ý kiến của chánh văn phòng, sếp bèn đỡ lời vợ: “Chẳng mấy khi có dịp vui như thế này, vì thế vợ chồng mình xin tuân theo luật của cơ quan, làm cái lễ rửa nho nhỏ để mời các bạn chia vui. Thế là họ kéo nhau lên xe, tới một nhà hàng đặc sản vào loại sang trọng bậc nhất của thành phố. Tại đó, trong một phòng VIP có máy lạnh ở gác 2 đã diễn ra một bữa tiệc hết sức thịnh soạn. Hóa ra, bữa tiệc này đã được các đệ tử của sếp đặt nhà hàng từ trước.

Khi tiệc tan, sếp “diễn” rất khéo. Ông rút ví và gọi phục vụ bàn đến tính tiền. Chánh văn phòng bèn chặn tay sếp lại và nói rất dứt khoát: “cái gì cũng phải có sự phân công rõ ràng,trách nhiệm của anh hôm nay là chủ trì, còn trách nhiệm của tụi em là chủ chi ”. Cô kế toán trưởng nói xen vào: “xin sếp đừng tước cái quyền đó của chúng em”. Sếp biết mình có “cố” cũng không được, nên đành “chịu thua”. Trong lòng sếp vui lắm. Với thái độ ứng xử và cách giao tiếp của đám đệ tử hôm nay, ông đã quyết định sẽ cho mỗi đứa một điểm 10.

Đám đệ tử bảo họ chủ chi. Vậy, họ bỏ tiền túi của mình ra ư? Không. Mọi chi phí từ A đến Z của cuộc vui hôm nay (kể cả phong bì tiền mừng vợ sếp) sẽ được cô kế toán trưởng phù phép đưa vào khoản chi: “Lãnh đạo cơ quan tiếp đối tác nước ngoài”

Không đến nỗi như một số người thường nghĩ là trong thời buổi kinh tế thị trường này, mặt tích cực và tiêu cực, mặt phải và mặt trái, mặt trắng và mặt đen cứ lộn tùng phèo cả lên. Song, vấn đề đặt ra là phải giữ vững kỷ cương, pháp luật , phải có cơ chế quản lý tài chính và quản lý cán bộ sao cho thật chặt chẽ . Nếu không thì tiền của Nhà nước sẽ trở thành “của chùa”, để cho một số kẻ lợi dụng, đục khoét và đội ngũ cán bộ sẽ tha hóa, biến chất ./.

Công an Hà Nội: CÔNG KHAI VỤ PHÓ BAN TỔ CHỨC QUẬN ỦY CẦU GIẤY THAM GIA GIẾT NGƯỜI

Liên quan đến vụ giết người trên đường Phạm Văn Đồng, chiều 19.8, lãnh đạo CATP Hà Nội khẳng định đối tượng Lê Trung Kiên (Phó Ban tổ chức Quận uỷ Cầu Giấy) bị bắt về hành vi giết người.


Trong buổi giao ban báo chí Thành uỷ chiều ngày 19.8, trả lời câu hỏi của báo chí về vụ án giết người trên xe CRV ở đường Phạm Văn Đồng, Đại tá Nguyễn Duy Ngọc - Phó Giám đốc CATP Hà Nội - cho biết: Cơ quan cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam ông Lê Trung Kiên về hành vi giết người. Hiện cơ quan cảnh sát điều tra đang tiến hành mở rộng vụ án, xác minh những thông tin liên quan để sớm truy tố các đối tượng có liên quan ra trước pháp luật.

Đại tá Nguyễn Duy Ngọc cũng cho biết thêm những thông tin có liên quan đến vụ án hiện vẫn chưa thể tiết lộ được vì vẫn đang trong quá trình điều tra, làm rõ. Khi nào có kết quả thì cơ quan CA sẽ công bố.

Trước đó, vào sáng 5.8, trên đường Phạm Văn Đồng (TP.Hà Nội) đã xảy ra một vụ án mạng khi nạn nhân là ông Kiều Hồng Thành (SN 1959, trú tại phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội) bị đâm chết khi đang lái xe ôtô lưu thông trên đường.

Ba đối tượng Tuấn, Bình và Thuận (từ trái qua). 

Qua điều tra, ngày 6.8, CA đã bắt khẩn cấp 3 đối tượng về hành vi giết người, gồm Hoàng Anh Tuấn (SN 1980, trú tại Sóc Sơn, TP.Hà Nội) và Lê Hồng Thuận (SN 1992, trú tại quận Thanh Xuân, TP.Hà Nội) và đối tượng trực tiếp thuê các các đối tượng trên ra tay là Nguyễn Kim Bình (SN 1971, trú tại phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội). Cả ba đối tượng trên đều có nhiều tiến án, tiền sự, riêng Tuấn và Bình là hai đối tượng nghiện ma tuý.

Căn cứ vào các lời khai của 3 đối tượng bị bắt, cơ quan Cảnh sát điều tra CATP Hà Nội đã tiến hành điều tra, mở rộng vụ án, làm rõ hành vi phạm tội của các đối tượng liên quan. Đến ngày 8.8, căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ thu thập được, cơ quan CSĐT CATP đã ra lệnh bắt khẩn cấp và tạm giữ hình sự đối với Lê Trung Kiên (SN 1971, là Phó trưởng Ban Tổ chức Quận uỷ Cầu Giấy) và Nguyễn Quốc Văn (SN 1960, trú tại Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội, là GĐ một Cty xây dựng) về hành vi giết người.

Cụ thể, cơ quan công an đã xác định được hành vi liên quan của các đối tượng như sau: Xuất phát từ việc Nguyễn Quốc Văn nợ anh Kiều Hồng Thành số tiền 1,9 tỉ đồng nhưng chưa trả. Đồng thời nhà của Văn bị ném chất bẩn nhiều lần (Văn nghi anh Thành thực hiện nên hai bên đã xảy ra mâu thuẫn). Do có sự quen biết từ trước nên khoảng cuối tháng 7.2014, Văn đã nói cho Lê Trung Kiên biết về sự việc trên và nhờ Kiên tìm người gặp anh Thành để giãn nợ hộ giúp cho Văn. Kiên đã nói lại việc trên cho Bình (là bạn học phổ thông với Kiên) biết và nhờ Bình đến nhà anh Thành để giãn nợ và Bình đã nhận lời giúp.

Sau đó ít ngày, Bình đi cùng Trần Văn Thọ (SN 1986, trú tại Can Lộc, Hà Tĩnh) đến nhà anh Thành để nói chuyện với anh Thành về chuyện nợ nần của Văn. Khi đến nhà anh Thành thì anh Thành và vợ đã có những lời lẽ mà Bình cho rằng là chửi bới, không tôn trọng Bình. Sau buổi gặp trên, Bình đã báo cho Kiên biết và cùng Kiên đến nhà gặp Văn để nói chuyện. Tại đây, Kiên, Bình và Văn đã thống nhất để Bình cho một vài "đàn em" xã hội đánh dằn mặt anh Thành.

Sau đó, Bình đã thuê Tuấn và Thuận để "dằn mặt" anh Kiều Hồng Thành với giá 30 triệu đồng. Sau khi nhận lời với Bình, Tuấn và Thuận đã gây ra vụ án trên đường Phạm Văn Đồng vào sáng ngày 5.8.

Nguồn: Báo Lao Động

SƯ TỬ VIỆT VÀ NHỮNG NÉT KHÁC BIỆT VỚI SƯ TỬ ĐÁ TRUNG HOA

Sư tử Việt và những nét khác biệt với sư tử đá Trung Hoa


VOV.VN - Nghiên cứu hình tượng sư tử trong nghệ thuật tạo hình truyền thống góp phần ngăn chặn làn sóng xâm lăng của sư tử “ngoại lai”.

Chỉ trong khoảng chừng 10 năm lại đây, sự sinh sôi nảy nở của những con sử tử đá Trung Hoa trở thành một trọng những vấn đề tranh luận sôi nổi trên báo chí. Từ góc nhìn văn hóa biểu tượng, chúng ta thấy không gian tín ngưỡng cổ truyền đã định hình qua nhiều thế kỷ đang bị lai căng, pha tạp và biến dạng.

Việc các cơ quan quản lý đã có hành động kiên quyết xử lý cặp sư tử đá ở chùa Một Cột, chùa Trung Kính Thượng (Hà Nội), đền Đô (Bắc Ninh)… được sự đồng thuận từ các nhà nghiên cứu, các cấp chính quyền và người dân. Tuy vậy, vấn nạn sư tử đá ngoại lai tràn vào không gian tâm linh cổ truyền của người Việt có căn nguyên từ sự thiếu hiểu biết về hệ thống các biểu tượng cổ truyền trong văn hóa Việt.

Từ góc độ nghiên cứu so sánh, chúng tôi xin được trình bày có hệ thống hình tượng sư tử trong nghệ thuật tạo hình cổ truyền Việt Nam trên bình diện khu vực. Trước hết là những đặc điểm tạo hình cơ bản của sư tử Việt.

Li Zhigang (Lý Chi Cương) là tác giả của công trình nghiên cứu công phu về sư tử đá từ cổ tới kim trong mỹ thuật Trung Hoa. Về hình tượng này, ông rút ra những đặc điểm tiêu biểu như sau: “Tạo hình của sư tử đá Trung Hoa là đầu to, thân vạm vỡ, tỷ lệ ước 1:3, ngực nở, chân mập, móng có vuốt sắc nhọn, lông đỉnh đầu nổi khối, mắt tròn miệng vuông, mũi cao răng sắc, tai nhỏ xếch ngược như chiếc lá, ức có lông, hàm có râu, con đực đầu có bờm. Lưng có dải băng hoặc lông dài phủ kín, đuôi cũng có nhiều dạng hoặc hình chiếc lá, hình như bàn tay hoặc như búi sợi tơ, lông trước cổ xoăn, giữa ức đeo lục lạc, điểm xuyết sợi anh lạc, có đai gấm. Sư tử đực đạp cầu, sư tử cái nô đùa với con”.

So với các nước trong khu vực, đồ án sư tử Việt Nam xuất hiện trong nghệ thuật tạo hình tương đối muộn. Gắn bó với Phật giáo, sư tử Việt chủ yếu xuất hiện thời Lý-Trần và gần như vắng bóng trong các triều đại sau đó. Ngay cả trong những giai đoạn văn hóa cung đình Trung Hoa có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới mỹ thuật Việt Nam như thời Lê Sơ và thời Nguyễn.

Đôi sư tử vờn ngọc chùa Phật Tích

Đặc trưng khái quát của tạo hình sư tử Việt là hàm răng có số lượng lớn. Những quái vật, ác thú thường được mô tả, khắc họa với những chiếc răng to và rất thưa. Bề mặt răng rất bằng phẳng, thậm chí nếu nhìn kỹ, những chiếc răng lại có hoa văn ở bên trong. Nhưng răng nanh sư tử Việt thời Lý đa phần đã không những không nhọn sắc mà lại thường thiếu hai chiếc răng nhọn từ hàm dưới đâm lên. Cách xử lý răng như vậy, người Việt học tập từ đồng bào Chăm. Hầu hết các tượng sư tử của Trung Quốc đều có một hàm răng với những chiếc răng nanh lởm chởm và nhọn sắc.

Có thể nhận ngay ra đặc điểm thứ hai của sư tử thời Lý Trần là không phô diễn sức mạnh hình thể. Đặc điểm cơ bắp của sư tử được thể hiện rất rõ trong nghệ thuật điêu khắc đá Trung Hoa hay Chàm. Các con sư tử (Trung Quốc) bao giờ cũng phô trương bằng cách dướn người ra phía trước, lộ rõ một khối ức vạm vỡ. Tiếp theo ngực, một bộ phận được nhấn mạnh nữa là bắp chân. Nhưng cả hai bộ phận này đều bị triệt tiêu trong cách thức tạo hình sư tử thời Lý. Chúng ta hầu như không nhìn thấy ức ở các con sư tử ở chùa Bà Tấm hay Hương Lãng. Tượng sư tử đá chùa Phật Tích tuy có thể nhìn thấy rất rõ ức và bắp chân nhưng cũng bị bỏ qua các đặc điểm giải phẫu.


Trích đoạn tượng sư tử thời Lý trên bệ tượng Từ Đạo Hạnh, chùa Thầy, Hà Nội

Sư tử là con vật biểu tượng cho sức mạnh nên cách tạo hình phô diễn uy lực thường tránh lối hoa mỹ, kiểu sức. Tuy vậy, những khuynh hướng kiểu sức, hoa mỹ trong tạo hình sư tử lại khá phổ biến ở Thái Lan, Lào và Campuchia. Nói một cách khác đi thì tất cả các sư tử thời Lý đều có nhiều yếu tố hoa mỹ và kiểu sức gần với cách tạo hình Đông Nam Á. Cách tạo hình cho sư tử ở Trung Hoa có một điểm chung kể từ Tống, Minh, Thanh trở đi là phần trang trí kiểu sức được tập trung ở thân bệ.

Sư tử Nhật Bản

Bờm là một đặc điểm rất ấn tượng, tạo nên vẻ dũng mãnh cho các con sư tử đực. Nhưng hầu hết các con sư tử thời Lý bờm rất mỏng, ép sát vào cơ thể và được tạo hình một cách hoa mỹ, đôi lúc cũng được thấy dựng ngược lên như của rồng. Hiện vật đầu sư tử đất nung trang trí kiến trúc trưng bầy tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia bị chú thích nhầm là rồng. Các con sư tử thời Lý thường có chữ Vương trên trán - hàm ý sư tử là vua của muôn loài. Chiếc đầu sư tử này cũng có chữ Vương.

Theo PGS. Nguyễn Du Chi, trên thân của sư tử đội tòa sen ở chùa tháp Chương Sơn và chùa Lạng đều có hình hoa mai cách điệu. Còn theo TS. Nguyễn Việt, đồ án này một dạng lôi văn. Lông mày, tai, viền mép đều xuất hiện những hoa văn uốn lượn, mềm mại, có thể nói đến độ tinh tế hiếm thấy. Cách làm này rõ ràng cho thấy những ảnh hưởng đến từ Champa. Tuy vậy, vào thế kỷ thứ XI - XII, tạo hình sử tử Chàm lại khá đơn giản, ít hoa lá như những con sư tử thời Lý của người Việt.

Sư tử chùa Hương Lãng, Hưng Yên, thời Lý (Ảnh: Tư liệu Viện Mỹ thuật)

Tạo hình sư tử của thời Lý cũng không giống với những con sư tử trong mỹ thuật Thái Lan, Campuchia, Champa, Trung Hoa ở cách xử lý hình khối ở phần đuôi. Tương tự như hổ báo, đuôi sư tử là một thành tố biểu hiện sức mạnh của sư tử. Cái đuôi thường dựng lên, xòe ra tua tủa, thậm chí được cách điệu để giống như một bó đuốc ngùn ngụt lửa. Không giống với những cách làm trên của các nước láng giềng phương Nam, những đuôi con sư tử thời Lý rất mềm mại, uyển chuyển, đều đặn.

Sư tử trước Thiên An Môn, Trung Quốc

Như vậy, chỉ xét riêng về ngoại hình, sư tử Việt cũng có những đặc điểm nhận dạng riêng, hoàn toàn khác biệt với sư tử Trung Hoa. Nghiên cứu hình tượng sư tử trong nghệ thuật tạo hình truyền thống cũng là góp phần ngăn chặn làn sóng xâm lăng của văn hóa ngoại lai vào các không gian tín ngưỡng cổ truyền./.

Nhà nghiên cứu Mỹ thuật Trần Hậu Yên Thế

PHÓ GIÁO SƯ VÀ PHÓ MỘC

Phó giáo sư và phó mộc



Báo điện tử Pháp luật & xã hội:Ở một cơ quan văn hóa nọ, người ta hay lôi chuyện ông Đàm và ông Đầm ra kháo để mua vui. Ông Đàm là phó giáo sư, phó viện trưởng, còn ông Đầm là “phó mộc” ăn lương hợp đồng sửa chữa sát xi, khung tranh, bệ tượng…

Phó viện trưởng Đàm từng nhiều năm học Liên Xô nhưng vốn tiếng Nga cũng chỉ đủ chào hỏi, trao đổi thời tiết, thế mà khi về nước lại được phân công phụ trách một cơ quan luôn va chạm với sách vở, sắc phong, văn bia Hán Nôm. Tuy trợ lý của ông là một chuyên viên giỏi tiếng Trung Quốc nhưng lại không thạo Hán Nôm nên nhiều lần thầy trò phải cầu cứu đến ông phó mộc. An phận làm thuê, ông Đầm không nề nà, đọc sách hay đục đẽo đều là công việc, không xay lúa thì ẵm em. Lâu ngày thành quen, mỗi lần thấy cô văn thư đi về phía lán mộc, ông biết ngay sếp cho gọi, ông thu dọn đồ đạc, cởi tạp dề, đợi lệnh.

Thế nhưng một hôm ông ngạc nhiên thấy cô văn thư không cười nói vui vẻ như mọi khi mà lầm lì trao ông tờ quyết định thôi việc kèm lời dặn: Chiều bác bàn giao rồi sang tài vụ thanh toán, từ mai có thể ở nhà, đồng chí viện phó dặn đừng qua tìm vì đi công tác vắng…

Mãi về sau ông Đầm mới biết lý do bị thôi việc. Số là một hôm có mấy giáo sư ngôn ngữ học người Trung Quốc vào cổng rồi cứ đi thẳng đến lán mộc cuối vườn, bảo vệ tưởng họ nhầm, chỉ vào tấm biển văn phòng phó viện trưởng nhưng họ lắc đầu, một ông giơ hai nắm đấm vào nhau giả cách đang đục, nói tiếng Việt khá sõi: Chôống tôi tim ôông Đầm. Rồi ông lấy que vạch xuống đất một chữ nho gồm bộ thủy, chữ tứ, chữ tảo và giải thích: Đây là chữ đàm, tiếng Việt nghĩa là đầm, do đó tên ông Đầm thợ mộc cũng có thể hiểu là Đàm, còn tên ông Đàm viện phó cũng có nghĩa là Đầm. Nhưng theo chúng tôi, ông Đầm giỏi hơn ông Đàm.

Chẳng bao lâu, chuyện đến tai ông phó giáo sư, ông rất bực, nhất là trong cơ quan có một số phần tử thiếu ý thức tổ chức, ưa nói xấu lãnh đạo đã tung ra ngoài cái tin: “Riêng khoản chữ Hán thì ông phó giáo sư chạy dài ông phó mộc…”.

Tác giả: Duy Đạo 
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet.

Bài lấy về từ Baron Trịnh

Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

Về phát biểu của nhà văn Thùy Linh: TỰ DO...CHẾT ĐÓI

Khoai@


Đã có một cuộc Hội thảo "Thoát Trung về văn hóa" tại 53 Nguyễn Du, Hà Nội vào chiều ngày 15/08/2014 do các nhà "dân chủ tự phong" gây được sự chú ý của những người quan tâm đến vận mệnh của đất nước.

Ảnh: Nhà văn Thùy Linh

Về bản chất, hội thảo "Thoát Trung về văn hóa" chỉ là cái cớ để các nhà "dân chủ tự phong" này tấn công trực diện vào hệ thống chính trị của nhà nước Việt Nam. Người dự dễ dàng nhận ra điều này ngay từ đầu chứ không chỉ theo dõi các tham luận tại hội thảo.

Trong hội thảo, nhà văn Thùy Linh đã có phát biểu hầu như không ăn nhập với chủ đề thoát Trung về văn hóa bằng việc ca ngợi chế độ thực dân của Pháp. 

Lý giải tại sao trước năm 1945 lại có nhiều nhân vật trí thức xuất chúng, nhà văn Thùy Linh cho rằng: 
Trước năm 45, giới trí thức Hà Nội, Sài Gòn được hưởng làn gió trong lành của tự do, dân chủ từ Pháp quốc thổi sang, chính nhờ những ảnh hưởng này đã sinh ra giới trí thức tuyệt vời mà đến bây giờ gần như bị tuyệt chủng.
Có lẽ đây là một trong những phát biểu gây sốc cho các nhà văn hóa và ngay cả giới "dân chủ". Nó gây sốc bởi tầm hiểu biết lịch sử, văn hóa của Thùy Linh, và bởi chính bà ta đã vô liêm sỉ tới mức biến quân xâm lược Pháp thành nhà hảo tâm.

"Một tấm hình, vạn lời nói". Xin được dẫn ra đây những tấm hình là những minh chứng cho sự tàn bạo, dã man của thực dân Pháp khi xâm lược Việt Nam. Và nhìn vào đó, người đọc sẽ thấy được "làn gió trong lành của tự do, dân chủ từ Pháp quốc thổi sang" theo cách mà nhà văn Thùy Linh phát biểu.

Câu slogan trên Blog của Thùy Linh là "hãy cùng tôi ghé thăm trái đất này", nghe có vẻ to tát. Nhưng, bây giờ "hãy cùng tôi xem những bức ảnh này" sẽ là một thực tế đau buồn của những người dân mất nước.

Một phần của cái gọi là "tự do" như Thùy Linh phát biểu, có lẽ là "tự do...chết đói"!

Nạn đói năm 1945 - Hồi ức kinh hoàng 

Depplus.vn

70 năm đã qua đi nhưng vẫn có những điều con người ta 'buộc lòng' phải nhớ. Thảm họa về nạn đói năm 1944- 1945 khiến hàng triệu người chết, xác người la liệt khắp phố phường Hà Nội không cho phép những người dù đã trải qua hay may mắn không phải trải qua được phép lãng quên...

Giai đoạn 1944-1945, chịu hậu quả cuộc những chính sách khai thác thuộc địa và vơ vét của cải của thực dân Pháp, cùng với việc mất mùa triền miên, người dân Việt Nam đã phải hứng chịu một nạn đói lịch sử, mà sau này đã trở thành những kí ức ám ảnh, không bao giờ quên. 

Nạn đói ấy bắt đầu từ khoảng tháng 3 năm 1944, tàn khốc nhất là thời điểm bắt đầu bước vào vụ mùa (tháng 7, 8) của năm ấy. Nạn đói kéo dài sang nửa đầu năm 1945 và chỉ thực sự chấm dứt khi mà phong trào cách mạng giải phóng dân tộc do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo lên đến đỉnh cao và giành được thắng lợi vào tháng Tám năm 1945. 

Theo thống kê từ các địa phương, chỉ trong thời gian ngắn nạn đói đã cướp đi sinh mạng của 2 triệu người, bằng một phần mười dân số Việt Nam lúc bấy giờ. Các tỉnh có số người chết nhiều là: Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình... có nơi chết cả làng. 

Có làng 400 dân, ruộng không có người làm, bán không ai mua, mỗi mẫu đáng 1.000đ, bán không nổi 30đ. Nhiều người mong được chóng chết. Trẻ con 7 - 8 tháng đến 1 - 2 tuổi bị cha mẹ bỏ hoặc cha mẹ đã chết, ngồi nheo nhóc khắp nơi, đi đường nào cũng thấy. 

Dân phủ Nghĩa Hưng (Nam Định) có 15 vạn người, số chết mỗi ngày khoảng 500. Thóc phải nộp nhà nước là 1.250 tấn, nhưng chức dịch chỉ thu được 986 tấn. Dân đói phải ăn củ chuối và ăn cả thịt người... 

" Người chết đói nhiều đến nỗi không thể chôn kịp, vì người đi chôn cũng đã ốm đói rồi..." (Báo Cứu quốc)




Những xác người chết chưa kịp chôn cất. Ruộng mùa có 22.000 mẫu, gặt được 6.362 mẫu. Mỗi mẫu độ 3 tạ. Số thóc đã thu nộp là 2.664 tấn. Ruộng chiêm 22.283 mẫu, chỉ cấy có 10.093 mẫu. Dân số phủ Kim Sơn (Ninh Bình) ngót 11 vạn, một vạn đã bỏ đi. 

Người dân phải ăn thịt chuột, thịt người đã chết để duy trì sự sống 

Những người chết đói ở trại Giáp Bát được cải táng về nghĩa trang Hợp Thiện (Hà Nội). 

Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương tháng 3 năm 1945 đề ra khẩu hiệu: "Phá kho thóc giải quyết nạn đói". Khẩu hiệu này được đưa ra đồng thời với khởi nghĩa từng phần, và Đảng coi đây là trọng tâm công tác, là khâu chính để biến lòng căm thù của nhân dân thành hành động cứu nước. 

Đáp ứng đúng nguyện vọng của toàn dân, giải quyết từng mâu thuẫn đang diễn ra gay gắt trong xã hội nước ta, chủ trương của Đảng đã lôi cuốn hàng triệu quần chúng vào phong trào phá kho thóc, chống đói với nhiều hình thức từ thấp đến cao, phong phú và sáng tạo. 

Cùng với khởi nghĩa từng phần, phong trào phá kho thóc của Nhật để cứu đói có ý nghĩa kinh tế, chính trị rất sâu sắc và to lớn. Phong trào đã nhanh chóng giải quyết được nạn đói ở nhiều tỉnh, uy tín của Việt Minh lên rất cao.

Phong trào thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh và khởi nghĩa trong nhân dân, tập dượt quần chúng đi từ hình thức đấu tranh thấp đến những hình thức đấu tranh cao, kết hợp đấu tranh kinh tế, chính trị, vũ trang chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa".

Cách mạng tháng Tám thành công đã không chỉ giành được chính quyền về tay nhân dân, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, mà còn chấm dứt được nạn đói 1944 – 1945.