Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

CÔ QUỲNH MẤT "UY" !

Mẹ Nấm Gấu – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là một nhà rân chủ có số má. Mặc dù không học cao như Đoan Trang, không đẹp như Thục Vi cũng không máu lửa như Bùi Hằng nhưng với đầu óc nhanh nhẹn cùng thứ tiếng Anh bồi khá tốt, Mẹ nấm là một nhà rân chủ hiếm hoi dám đăng bài viết của những người được gọi là dư luận viên lên trang cá nhân – điều mà không nhà rân chủ nào dám làm.

Mặc dù luôn cố gắng xây dựng một hình ảnh fair play nhưng có vẻ như Mẹ nấm không được lòng đồng nghiệp. Sau scandal với người tình cũ – Người Buôn Gió, làng rân chủ cũng xuất hiện nhiều điều tiếng không hay. Người ta bảo cô Quỳnh là một con rắn độc hai mang, là con hồ ly tinh chuyên cướp chồng người khác, và nay là tin đồn cho rằng cô Quỳnh đang âm mưu hãm hại đồng đội. Tin đồn này xuất phát từ việc cô Quỳnh thu thập và công khai số CMT của những người tham gia ký tên ủng hộ Luật sư Võ An Đôn – luật sư bào chữa cho nạn nhân Ngô Thanh Kiều. Không biết bản kiến nghị này của cô Quỳnh sẽ đi đến đâu, chỉ riêng việc thu thập và công khai số CMT đã khiến cô Quỳnh hứng đủ gạch.

Bài viết trên trang Đồng hành cùng No – U cho biết, việc công khai số CMT là tiếp tay cho kẻ gian lấy cắp tiền trong tài khoản ngân hàng của chủ nhân. Việc này đã được báo chí trong và ngoài nước cảnh báo rất nhiều. Và rất có thể những nạn nhân bị hacker sử dụng thông tin cá nhân để ăn cắp tiền trong tài khoản sẽ được cô Quỳnh sử dụng như một thứ vũ khí để tấn công lực lượng công an. Biết đâu một ngày đẹp zời nào đó, cô Quỳnh bảo rằng công an đã ăn cắp thông tin tài khoản và chiếm đoạt tiền của cô hoặc nhà rân chủ nào đó.

Chưa đủ thông tin để khẳng định cô Quỳnh là con rắn độc hay mật vụ hai mang, nhưng có vẻ như sau bản kiến nghị này uy tín của cô Quỳnh ngày càng sụt giảm khi ông tiến sĩ Hán nôm – Xuân Diện công khai tuyên bố sẽ không tham gia các hoạt động do blogger Mẹ Nấm Gấu khởi xướng. Đúng là giấy thì không thể gói được lửa, mà cái kim trong bọc lâu ngày rồi cũng phải lòi ra thôi. 

NHIỀU SAI PHẠM TẠI HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Bộ Giáo dục và Đào tạo kết luận thanh tra Học viện Quản lí Giáo dục: Nhiều vi phạm trong quản lí và đào tạo


Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có kết luận thanh tra về công tác tuyển sinh, đào tạo; tổ chức cán bộ; quản lí tài chính, cơ sở vật chất; trách nhiệm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng và giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Học viện Quản lí Giáo dục…

Theo Kết luận thanh tra, trong số 28/30 bài thi có điểm chênh lệch trong khung cho phép và không phải điều chỉnh. Điểm bài thi có số phách 403 có thay đổi nhưng vẫn đủ điểm đỗ, điểm bài thi có số phách 405 có thay đổi và nằm trong vòng giáp ranh giữa đỗ và không đỗ. Tuy nhiên, việc thi cử và điểm số là cụ thể, khoa học, vô cùng quan trọng đối với uy tín của người chấm cũng như sinh mệnh chính trị của người dự thi, do đó Thanh tra Bộ GD&ĐT dùng từ “giáp ranh” là tránh chỉ thẳng nhưng có thể hiểu thí sinh có số phách 405 không đủ điểm đỗ đầu vào lớp Thạc sĩ Quản lí Giáo dục K9? Nội dung này, Báo Người cao tuổi đề nghị Đoàn thanh tra Bộ GD&ĐT làm rõ tố cáo 2 bài thi có dấu hiệu sửa chữa. Dư luận chờ xem Học viện xử lí thế nào với khái niệm hết sức mơ hồ “giáp ranh” mà Thanh tra Bộ đưa ra!

Việc tổ chức lớp học Thạc sĩ tại Trung tâm Ngoại ngữ – Tin học Bắc Giang, Kết luận thanh tra nêu, tổ chức lớp học ngoài Học viện không xin phép là không đúng quy định tại khoản 1 Điều 24 Quy chế đào tạo sau đại học ban hành kèm Thông tư số 10/2011/TT-BGDĐT ngày 28/2/2011 ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ và vi phạm điểm d khoản 2 Điều 6 Nghị định số 138/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

Về bảng điểm thi vấn đáp môn tiếng Anh ngày 7/3/2014 của lớp Thạc sĩ K7 ngành Giáo dục, kết luận thanh tra cho biết, 2 bảng điểm đang lưu giữ tại Trung tâm Sau đại học (SĐH) khác nhau. Cụ thể: Bảng điểm được Trung tâm SĐH kết hợp với Tổ tiếng Anh làm lại trên cơ sở bản chụp từ điện thoại của bà Đỗ Thị Thanh Tú, giảng viên Bộ môn tiếng Anh, không có chữ kí của học viên, chữ kí của 01 cán bộ chấm thi phòng thi số 3 do người khác (Phạm Thị Bích Hồng, cán bộ khoa cơ bản lại là học viên của lớp cao học K7 – PV); Bảng điểm được chụp lại từ điện thoại của bà Đỗ Thị Thanh Tú (đầy đủ bảng điểm cả 3 phòng thi): Không xác định rõ thời điểm chụp, không có chỗ sửa đã được thống nhất giữa 2 cán bộ chấm thi phòng thi số 3 (sửa điểm cho 1 thí sinh tại phòng thi số 3 từ 5 điểm lên 6 điểm) như xác nhận của 6 cán bộ chấm thi. Về việc này, Báo Người cao tuổi đã nêu rõ những sai sót cả trong quá trình giải quyết vụ việc cũng như xử lí vi phạm. Bởi lẽ, việc học viên Phạm Thị Bích Hồng giả mạo chữ kí giảng viên Trần Thị Loan là vi phạm hình sự, cấu thành tội phạm ngay khi hành vi xảy ra.

Khi mất bảng điểm, bà Nguyễn Thu Hà (người trực tiếp lưu giữ bảng điểm) đã báo cáo bà Trần Thị Minh Hằng, Giám đốc Trung tâm SĐH, tuy nhiên, bà Hằng không báo cáo với lãnh đạo Học viện để giải quyết theo quy trình như ông Nguyễn Mạnh Hùng đã nói (báo cáo với Công an sở tại, báo cáo PA 83 và Bộ GD&ĐT) mà đề nghị bà Hà kết hợp với Tổ chấm thi tiếng Anh làm lại, sau đó trình bảng điểm làm lại để ông Nguyễn Công Giáp, Phó Giám đốc phụ trách đào tạo kí Quyết định số 191/QĐ-HVQLGD (ngày 19/3/2014) công nhận học viên cao học khóa 7 đạt tiếng Anh khung B1 Châu Âu là sai phạm nghiêm trọng, cần xử lí nghiêm khắc. Mặc dù sai phạm này được Báo Người cao tuổi nêu đầy đủ, vậy mà ngày 30/6/2014, Học viện có Văn bản số 230/HVQLGD-ĐTSĐH đề nghị Bộ GD&ĐT công nhận kết quả điểm thi môn tiếng Anh khung B1 Châu Âu lớp Quản lí Giáo dục khóa 7 (QLGD – K7) theo Quyết định số 191/QĐ-HVQLGD nhưng do 2 bảng điểm thiếu cơ sở pháp lí để công nhận kết quả cho học viên nên Bộ GD&ĐT chỉ đạo Học viện xử lí, bảo đảm tính pháp lí và quyền lợi cho học viên. Điều này thể hiện sự bao che của lãnh đạo Học viện trong xử lí sai phạm mất bảng điểm phần thi nói lớp QLGD – K7.

Sau đó, Học viện có Công văn số 334/HVQLGD-TTr ngày 15/8/2014 đề nghị Viện Khoa học Hình sự giám định 4 bức ảnh chụp bảng điểm. Về việc này, Kết luận thanh tra nêu, bảng điểm gốc môn tiếng Anh phần thi nói của học viên K7 bị mất và Trung tâm SĐH đã làm lại từ bản chụp điện thoại để trình lãnh đạo Học viện. Vì bảng điểm gốc đã mất nên không đủ căn cứ xác định có hay không việc sửa chữa bảng điểm gốc môn tiếng Anh phần thi nói theo tiêu chuẩn B1 Châu Âu của học viên K7. Nếu khắc phục việc mất bảng điểm theo hướng công nhận kết luận giám định của Viện Khoa học Hình sự (chỉ là không sửa file) đồng nghĩa với việc thay cái sai này bằng cái sai khác để bảo đảm quyền lợi cho học viên, chứ sai sót của cán bộ, giảng viên Trung tâm SĐH không thay đổi.

Thanh tra Bộ GD&ĐT cũng chỉ ra việc liên kết đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học, hình thức vừa làm vừa học tại Thanh Hóa và Lào Cai chưa được phép của Bộ GD&ĐT vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 9 Quyết định số 42/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/7/2008 của Bộ GD&ĐT quy định về liên kết đào tạo trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và điểm c khoản 2 Điều 2 Quyết định số 62/2008/QĐ- BGD&ĐT ngày 25/11/2008 của Bộ GD&ĐT ban hành quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học.

Về nguồn thu học phí, lệ phí, kết luận thanh tra cho biết, theo quy định tại khoản 1, Điều 15, Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ thì toàn bộ số học phí Học viện thu từ sinh viên phải chuyển vào tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước để kiểm soát chi. Tuy nhiên, Học viện chưa nộp đầy đủ tiền thu học phí, lệ phí vào Kho bạc Nhà nước theo quy định mà giữ lại chi cho hoạt động tuyển sinh và các lớp bồi dưỡng. Ngoài ra, Học viện còn tổ chức thu một số khoản không có trong quy định của Nhà nước với tổng số tiền là: 4.728.895.000 đồng.

Về công tác quản lí và sử dụng tài sản, tính đến thời điểm thanh tra, Học viện đã hoàn thành Dự án từ Chương trình Mục tiêu Quốc gia giáo dục đào tạo – Dự án tăng cường năng lực đào tạo cơ sở giáo dục bảo đảm đúng mục tiêu, các gói thầu đã được quyết toán theo quy định hiện hành. Việc mua sắm và cải tạo, sửa chữa nhà đúng quy định của Nhà nước… Về quản lí diện tích đất hiện có tại số 31 và 62 Phan Đình Giót, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội là 17.258m2. Trong đó: Diện tích sử dụng vào mục đích làm việc: 13.597,9m2; diện tích sử dụng làm khu phòng học: 739m2; diện tích bố trí làm nhà ở, đất ở: 5.476m2. Tuy nhiên, tổng 3 con số này chênh lệch hơn 2.000m2.

Kết luận cũng chỉ ra một số sai sót về công tác tổ chức cán bộ, việc tuyển dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại… trong đó có việc xét tuyển đặc cách 8 viên chức (6 người năm 2012 và 2 người năm 2013) không trình Bộ GD&ĐT thẩm định là vi phạm quy định tại khoản 3, Điều 9 Thông tư số 15/2012/TT-BNV về việc hướng dẫn tuyển dụng, kí hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức.

Thanh tra Bộ GD&ĐT yêu cầu làm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lí kỉ luật từng cá nhân trong Ban Giám đốc gồm các ông Lê Phước Minh và Nguyễn Công Giáp, Phó Giám đốc Học viện; ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Giám đốc phụ trách Học viện; trách nhiệm của ông Lê Thành Kiên, Phó Trưởng phòng Phụ trách Tổ chức Cán bộ; Nguyễn Thị Hồng, Phó Trưởng phòng Phụ trách Kế hoạch – Tài chính; đặc biệt là trách nhiệm của bà Trần Thị Minh Hằng, Giám đốc Trung tâm Đào tạo SĐH và những người có liên quan trực tiếp việc vi phạm về tổ chức lớp cao học tại Trung tâm Ngoại ngữ – Tin học Bắc Giang, việc mất bảng điểm và làm lại bảng điểm môn tiếng Anh phần thi nói của lớp Thạc sĩ QLGD – K7… Kết quả xử lí báo cáo Bộ GD&ĐT trước 30/12/2014.

Tuấn Đạt/Báo Người Cao Tuổi

INDONESIA ĐANG ĐÙA VỚI LỬA TRÊN BIỂN ĐÔNG

Hồng Thủy


(GDVN) - Jakarta sẽ cảm thấy thế nào nếu các nước khác trả đũa và đốt cháy tàu cá Indonesia?

Tân Tổng thống Indonesia Joko Widodo được cho là theo đuổi chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, cực đoan với "liệu pháp sốc" với tàu cá láng giềng để tìm kiếm sự ủng hộ trong nước.

The Diplomat ngày 18/12 đăng bài phân tích của giáo sư Carl Thayer từ học viện Quốc phòng Úc bình luận, tân Tổng thống Indonesia Joko Widodo đang đùa với lửa trên Biển Đông. Ông Widodo có thể gây nguy hiểm cho mối quan hệ song phương giữa Indonesia với các nước láng giềng ASEAN vì giải pháp gây sốc của mình, đánh chìm các tàu cá nước ngoài bị Jakarta bắt giữ vì (họ cho là) đánh bắt trái phép trên vùng biển quốc gia này.

"Liệu pháp sốc" và những biện minh

Ngày 5/12 tân Tổng thống Indonesia ra lệnh cho các lực lượng chức năng nước này đốt cháy và đánh chìm 3 tùa cá Việt Nam (bị Indonesia cho là) đánh bắt bất hợp pháp trong vùng biển gần quần đảo Anambas. Sự cố này đã được các phương tiện truyền thông đưa tin rộng rãi. Ngày hôm sau Jakarta chính thức công bố chính sách mới của mình và gọi nó là "liệu pháp sốc cho những kẻ đánh bắt bất hợp pháp".

Ông Widodo nói với tờ Antara News Agency: "Chúng tôi đánh chìm 3 tàu của họ vào Thứ Sáu để dạy cho họ một bài học, để họ từ bỏ đánh bắt trộm trong vùng biển Indonesia." Theo Tedjo Edhy Purdijatno, Bộ trưởng Điều phối các vấn đề chính trị, pháp lý và an ninh, Jakarta đang có ý định chứng minh rằng, chính phủ hành động cứng rắn, thậm chỉ chuẩn bị đánh chìm 5 tàu cá Thái Lan bị họ bắt giữ gần West Kalimantan sau khi Widodo công bố "liệu pháp sốc".

Joko Widodo biện minh cho hành động của mình trong một loạt cuộc trả lời phỏng vấn với báo chí nước ngoài. Ông nói với tờ The Wall Street Journal: "Mỗi ngày có khoảng 5400 tàu cá nước ngoài hoạt động trong vùng biển của chúng tôi. 90% trong số họ hoạt động bất hợp pháp. Vì vậy phải có liệu pháp sốc đối với họ, tất nhiên chúng tôi được đánh chìm tàu của họ". Giới chức Indonesia thì tính toán rằng nước này thiệt hại khoảng 20 tỉ USD một năm vì tàu cá nước ngoài đánh bắt trộm.

Tổng thống Indonesia cũng lưu ý rằng, Việt Nam không phải là trường hợp đặc biệt. Ông tuyên bố, tàu cá của bất kỳ quốc gia nào khi đánh bắt bất hợp pháp trên vùng biển nước ông đều bị xử lý như nhau, mà theo một đạo luật năm 2009 chính quyền Indonesia có thể đánh chìm tàu cá đánh trộm mà không có giấy phép.

Nếu nước nào cũng đốt cháy tàu cá Indonesia khi bắt quả tang họ đánh bắt trộm thì Jakarta sẽ nghĩ sao?

Trong cuộc trả lời phỏng vấn đài VOA, Joko Widodo tuyên bố: "Tôi đã chỉ thị cho các bộ, các chỉ huy quân sự không được để tình trạng đánh cá bất hợp pháp tiếp diễn. Tôi đã hướng dẫn họ 3 hoặc 4 tuần trước, cứ đánh chìm những tàu cá bất hợp pháp. Họ sẽ không dám quay lại. Thứ Sáu tuần trước, chúng tôi bắt đầu đánh chìm nhiều tàu". Ông Widodo cũng nói với hãng AFP: "Tôi đã yêu cầu Ngoại trưởng giải thích với các nước rằng đây hoàn toàn là một vấn đề hình sự, không liên quan tới quan hệ với các nước láng giềng".

Cảnh báo các nước trước khi đánh chìm tàu cá, nhưng quên Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Hàng hải và thủy sản Indonesia Susi Pudjiastuti tiết lộ, một tuần trước khi đánh chìm 3 tàu cá Việt Nam bà đã cảnh báo Đại sứ các nước Malaysia, Philippines và Thái Lan, nhưng không thấy đề cập đến Việt Nam về việc Jakarta sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn và quy định cụ thể hình phạt đối với hoạt động đánh bắt trái phép trong vùng biển Indonesia. 5 quốc gia có ngư dân thường xuyên bị cho là đánh bắt trái phép trong vùng biển Indonesia, gồm Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.

Trong thời hạn 5 ngày kể từ khi công bố "liệu pháp sốc" của ông Tổng thống, Indonesia đã bắt giữ 155 tàu cá nước ngoài. Bà Susi Pudjiastuti nói rằng "liệu pháp sốc" của nước này đã làm giảm đáng kể số lượng tàu cá nước ngoài hoạt động xung quanh đảo Natuna. Bà cũng cho rằng không có ảnh hưởng xấu nào từ chính sách này đến quan hệ của Indonesia với các nước láng giềng. 

Tuy nhiên "liệu pháp sốc" của Joko Widodo đang đặt ra câu hỏi về ứng xử với "đồng minh chính trị và ngoại giao lâu năm của Indonesia, đó là Việt Nam", giáo sư Carl Thayer bình luận. Ngày 27/6 năm ngoái, Indonesia và Việt Nam công khai tuyên bố 2 nước nâng mối quan hệ song phương lên đối tác chiến lược. Điều 10 và 11 của Tuyên bố chung công bố quan hệ đối tác chiến lược đã nêu rõ:
10. Hai nhà lãnh đạo ghi nhận những tiến bộ trong hợp tác nghề cá và nuôi trồng thủy sản và nhấn mạnh sự cần thiết cho cả hai nước tiếp tục thực hiện Biên bản ghi nhớ về hợp tác hàng hải và Thủy sản (2010) để khai thác hơn nữa tiềm năng cao về hợp tác trong lĩnh vực này và để giải quyết vấn đề đánh bắt bất hợp pháp, không được kiểm soát và không được báo cáo (IUU), bao gồm cả việc sắp xếp trao trả ngư dân bị bắt.11. Hai nhà lãnh đạo chỉ đạo nhóm kỹ thuật để tiến hành cuộc thảo luận nhằm sớm kết thúc hoạt động phân định vùng đặc quyền kinh tế. Và để không ảnh hưởng đến việc giải quyết cuối cùng của hoạt động phân định biên giới trên biển, khuyến khích cả hai bên để tìm một giải pháp tạm thời để tạo điều kiện hợp tác trên biển và các vấn đề nghề cá.
Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, hai bên đã đồng ý phối hợp chặt chẽ trong việc đối phó với các vấn đề liên quan đến ngư dân và tàu cá xâm lấn vùng biển của mỗi bên trên cơ sở nhân đạo và hữu nghị. Ngày 9/12 bà Phạm Thu Hằng, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, Việt Nam đã liên hệ với Indonesia về vụ đánh chìm tàu cá mang quốc tịch việt Nam và kêu gọi Indonesia đối xử với các ngư dân phù hợp với luật pháp quốc tế, trên tinh thần nhân đạo.

Phô trương thanh thế đánh chìm tàu cá Việt Nam, né tránh bình luận về tàu cá Trung Quốc bị bắt

Giáo sư Carl Thayer lưu ý, trong năm qua chưa có con số nào về các tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép ở vùng biển nhạy cảm xung quanh đảo Natuna được công bố. Năm nay các nhà phân tích nước ngoài cho biết, tàu cá Trung Quốc tiến vào cả vùng lãnh hải, thậm chí vào tận cửa sông của đảo Natuna, Indonesia. Điều này khiến một số nhà quan sát cho rằng chính sách "liệu pháp sốc" của Joko Widodo là một tín hiệu đến Trung Quốc về việc nước này cần kiềm chế các hoạt động xâm nhập.

Các quan chức Indonesia né tránh bình luận về số phận các tàu cá Trung Quốc bị nước này bắt giữ.

Ngày 10/12, Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra văn bản tuyên bố lưu ý rằng, quan chức 2 nước đã làm việc để xác minh các tàu cá Trung Quốc bị Indonesia bắt giữ. Bắc Kinh thúc giục Jakarta "đảm bảo quyền lợi cho ngư dân Trung Quốc và giải quyết đúng đắn vấn đề". Điều đáng nói là trong 2 tuần kể từ khi Joko Widodo công bố chính sách "liệu pháp sốc", không có người phát ngôn nào của Indonesia dám mạo hiểm bình luận về số phận 22 tàu Trung Quốc bị nước này bắt giữ vì đánh bắt trái phép ở vùng biển Arafura.

"Liệu pháp sốc" của Joko Widodo cũng đặt ra câu hỏi về chủ nghĩa dân tộc cực đoan hẹp hòi đang điều khiển chính sách. The Farish Noor bình luận trên tờ New Straits Times của Malaysia, những phiền toái từ sự việc Indonesia đánh chìm 3 tàu cá Việt Nam là một kiểu phô trương thanh thế có vẻ khắc nghiệt, vượt qua giới hạn và đi ngược lại tinh thần đối thoại của ASEAN.

Farish Noor chỉ ra 2 vấn đề. Đầu tiên ông lập luận rằng việc công khai đánh đắm 3 tàu cá Việt Nam để lại ấn tượng rằng Indonesia là nạn nhân duy nhất, trong khi điều này không đúng sự thật. Ông chỉ ra rằng, các ngư dân Indonesia cũng phạm tội đánh cá bất hợp pháp trong vùng biển của các nước láng giềng. Thứ hai Farish Noor lưu ý, trong quá khứ khi tàu cá bị bắt, các ngư dân bị bắt giữ và áp giải trở lại vùng biển nước họ. Đánh cá bất hợp pháp là vấn đề của cả ASEAN đang phải đối mặt chứ không riêng gì Indonesia. Jakarta sẽ cảm thấy thế nào nếu các nước khác trả đũa và đốt cháy tàu cá Indonesia?

Đốt cháy tàu cá nước ngoài là biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hẹp hòi

Farish Noor kết luận, Indonesia đã đi ngược lại tinh thần của hiệp hội ASEAN và có thể dẫn đến quan điểm cho rằng đây là động thái chủ nghĩa dân tộc cực đoan hẹp hòi được theo đuổi để tìm kiếm ủng hộ của cử tri Indonesia. Nhưng nếu tất cả các nước ASEAN cũng phản ứng như Jakarta, chạy theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan hẹp hòi, đốt cháy đánh chìm tàu hàng xóm thì ASEAN sẽ đi về đâu?

Chuyên gia pháp lý Indonesia Fans Hendra Winarta cũng đồng tình với quan điểm này. Ông cho rằng Tổng thống Joko Widodo đã bất cẩn khi cho đốt cháy tàu cá nước ngoài vì điều này chỉ làm tăng căng thẳng chính trị với các thành viên khác của ASEAN ngay đêm trước của năm hình thành Cộng đồng ASEAN. Winarta xem vụ Indonesia đánh chìm 3 tàu cá Việt Nam là một kiểu biểu dương lực lượng và vận động chính trị tìm kiếm sự ủng hộ của cử tri trong nước. 

Ông cho rằng đánh chìm tàu cá nước ngoài vi phạm chỉ nên là biện pháp cuối cùng và không phải là biện pháp chính. Winarta lo ngại về cái cách Indonesia đang làm, đó không phải là biện pháp có tầm nhìn xa. Trong khi đó không có dấu hiệu nào cho thấy Joko Widodo xem xét lại "liệu pháp sốc" của mình. 

Ngày 15/12 khi đến Kotabaru dự lễ kỷ niệm ngày Indonesia tuyên bố là nhà nước của quần đảo, Joko Widodo thản nhiên thuật lại việc trước khi ông hạ lệnh đốt các tàu cá Việt Nam, nhiều nhà lãnh đạo nước ngoài đã gọi cho ông chất vấn tại sao lại sử dụng thuốc nổ đánh chìm tàu cá nước ngoài. "Tôi trả lời rằng, đây chỉ là những cảnh báo đầu tiên. Sẽ có một thông báo và cảnh báo thứ 2. Chỉ cần chờ đợi", Tổng thống Indonesia cho biết. 

Một bài xã luận trên tờ The Straits Times của Singapore phân tích, sự phụ thuộc của Joko Widodo vào chủ nghĩa dân tộc cực đoan hẹp hòi để chống đỡ cho chính phủ mới của ông có thể tốt trong nước nhưng sẽ gây ma sát không cần thiết trong quan hệ song phương lâu dài với các nước láng giềng và làm suy yếu quá trình xây dựng cộng đồng ASEAN.

DIỄN BIẾN MỚI NHẤT VỤ GIẢI CỨU CÔNG NHÂN MẮC KẸT TRONG HẦM THỦY ĐIỆN

Cập nhật mới nhất diễn biến giải cứu công nhân mắc kẹt trong hầm thuỷ điện


Về phương án cứu hộ, ông Yên cho biết vẫn đang tìm cách tiếp cận các nạn nhân theo 3 hướng: Từ phía sau hầm, từ trên xuống và từ phía trước vào. Hiện lực lượng công binh vẫn đang đào ngách bên cạnh nơi bị sập và dùng gỗ tròn để gia cố hầm.

(PLO) -Hôm nay, công tác cứu hộ 12 nạn nhân đã bước sang ngày thứ tư. Sự có mặt chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Bộ trưởng ba Bộ: Xây dựng, Công Thương, Y tế cùng nỗ lực không ngừng của lực lượng cứu hộ đã thắp lên ngọn lửa hy vọng ngày một sáng hơn…

Nạn nhân “vẫn khỏe”, nhưng “rất lạnh” 

Hôm qua, lo ngại về nước trong hầm dâng cao đã được trút bỏ khi ông Nguyễn Văn Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, mực nước còn khoảng 30-40cm (so với 1,7m của đêm hôm trước). “Nước tiếp tục được bơm ra. Vẫn đưa được đồ ăn, sữa vào bên trong nên sức khỏe 12 nạn nhân đều ổn định”, ông Yên nói.

Về phương án cứu hộ, ông Yên cho biết vẫn đang tìm cách tiếp cận các nạn nhân theo 3 hướng: Từ phía sau hầm, từ trên xuống và từ phía trước vào. Hiện lực lượng công binh vẫn đang đào ngách bên cạnh nơi bị sập và dùng gỗ tròn để gia cố hầm.

Ông Nguyễn Công Tào - bếp trưởng phục vụ thức ăn cho các nạn nhân kẹt trong hầm sập - cho biết, lần mới nhất tiếp thức ăn cho 12 người là khoảng 7h sáng nay. Nước cháo được bỏ vào can loại 5 lít, sau đó đổ từ từ vào đường ống. Thông tin mọi người báo ra bên ngoài là “vẫn khỏe” và “rất lạnh”. 

Còn ông Nguyễn Quốc Kỳ, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương cho biết, vì lo ngại các nạn nhân bị tụt canxi dẫn đến bị ngất nên bên ngoài được lệnh truyền cháo gà, sữa có các chất dinh dưỡng cao và canxi vào bên trong. 

Theo nhận định của một số người, việc cứu hộ, cứu nạn thật sự quá khó khăn so với những tính toán đưa ra do địa chất ở ngọn đồi này quá phức tạp. Lực lượng cứu hộ luôn gặp đá, phải mở hướng khác. Trong khi đó, dư chấn cũng thường rình rập, nếu chấn động mạnh có thể gây sập tiếp. Vì vậy, lực lượng cứu hộ không thể đưa phương tiện lớn vào hầm mà phải làm thủ công.

Đoàn chuyên gia bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy cùng ngành y tế tỉnh Lâm Đồng đã vào hầm tiếp cận qua ống thông khí xem xét tình hình sức khỏe của các nạn nhân để có hướng chăm sóc. Các chuyên gia cho rằng, vấn đề quan trọng đặt ra lúc này là sức khỏe của các nạn nhân có xu hướng yếu đi. Một số bác sĩ đưa ra phương án phải nhanh chóng bơm dung dịch có dinh dưỡng và canxi cao vào để giúp họ hồi phục sức khỏe. Bên cạnh đó cần phải bơm oxy liên tục vào bên trong giúp họ đủ khí thở.

Cần 3 ngày nữa là quá lâu

Trưa 18/12, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết sẽ đào thêm đường hầm phụ thứ hai để đẩy nhanh công tác cứu hộ, cứu nạn. Như vậy, trong đường hầm bị sập, lực lượng cứu hộ sẽ đào hai đường hầm cứu hộ ở hai bên vách hầm để tiếp cận nơi nạn nhân bị mắc kẹt.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải kiểm tra công tác cứu hộ 

Chiều 18/12, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có mặt tại hiện trường. Sau khi nghe Ban Chỉ huy cứu nạn, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng và các đơn vị chức năng báo cáo tình hình, Phó Thủ tướng biểu dương các lực lượng cứu hộ đã khẩn trương triển khai công tác cứu hộ ngay khi sự cố xảy ra. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho biết ông khá sốt ruột khi việc cứu hộ khi đã qua gần 3 ngày, trong đó phương án đào hầm cứu hộ mới chỉ thực hiện được hơn 5m. Đoạn còn lại khoảng 24m sẽ cần mất thêm 3 ngày nữa là quá lâu.

Phó Thủ tướng đã lội bộ vào vị trí hầm bị sập và trực tiếp trao đổi, thăm hỏi các công nhân bị nạn. Phó Thủ tướng động viên các công nhân tiếp tục bình tĩnh, giữ tinh thần trong thời gian công tác cứu hộ đang được triển khai.

Phó Thủ tướng giao lực lượng y tế chịu trách nhiệm đảm bảo sức khỏe cho nhóm công nhân bị nạn ở thời điểm hiện tại lẫn sau khi được giải cứu. Các lực lượng cứu hộ được yêu cầu nỗ lực hơn nữa, công tác cứu hộ không ngừng nghỉ, tăng cường cho giải pháp đào hầm tạo ngách phía bên vách phải đường hầm chính để nhanh chóng tiếp cận vị trí đoạn hầm phía bên trong, đồng thời tạo thêm một đường hầm cứu hộ mới phía bên vách trái. 

Về hướng khoan phía sau đường hầm hiện đang gặp khó khăn, Phó Thủ tướng đề nghị điều thêm lực lượng, khảo sát địa chất, “còn nước còn tát”, nếu khả thi thì tiến hành khẩn trương. Các lực lượng cứu hộ phải tiếp tục gia cố đường hầm chính để đảm bảo không xảy ra sập tiếp và an toàn cho lực lượng cứu hộ.Tập trung bảo vệ 3 đường ống đang được dùng để cung cấp dưỡng khí, thức ăn, nước uống, liên lạc với các nạn nhân và đường thoát nước ngập ra ngoài. 

Đến 19h tối qua, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Văn Yên cho biết, mũi khoan trên đỉnh đồi được 40m thì bị gãy do gặp phải tảng đá. Lực lượng cứu hộ phải tiến hành khoan vị trí mới cách chỗ cũ vài mét. “Nếu không gặp sự cố thì hướng khoan này chỉ sáng sớm mai là tới chỗ các nạn nhân”, ông Yên cho biết.

T.H

RẬN CHỦ CHẤY THỨC DIỄN NGHĨA CHUYỆN

(Bạn đọc) - Hán Nôm Thiền Viện xưa nay tách biệt với cuộc sống bên ngoài, quy tắc bất di bất dịch ở đây là không bàn chính sự, không qua lại với võ lâm. Xuân Diện tự là Thiết Bì, về sau gọi là Ngọc Diện Chân Nhân sống ẩn dật ở đây.


Diện là người có tài thao lược, văn võ đều phi phàm, thế nhưng tuyệt nhiên chân không bén gót danh lợi, chỉ ngày ngày lấy việc viết Blog làm vui.

Kẻ ác miệng đương thời dùng văn đả kích ông như sau: “Hắn vừa Type vừa Tuốt (*). Bao giờ cũng thế, cứ Online là hắn Tuốt. Bắt đầu hắn tuốt blog. Có hề gì? Blog là của riêng hắn. Rồi hắn Tuốt wiki. Thế cũng chẳng sao: Wiki là của chung mà cũng chẳng của ai cả.”

[(*) Tuốt tức Tuốt Lươn lấy từ điển tích Chàng nông dân nghèo làm nghề bắt lươn, coi khinh việc chăn gối, chung đụng với đàn bà.]
Có hôm những lời đó đến tai Diện, Diện cười khan rồi nói : “Ta như ngọa hổ, tàng long, kẻ trần mắt thịt sao hiểu nổi bụng ta”.

Lại nói chuyện võ lâm, lúc ấy nổi nên 3 hảo hán: Huệ Chi tự là Chibi ở xứ Bô Xít, Nguyễn Quang Lập tự là Bọ Lập ở xứ Quê Choa, Quang A tự là A Ha ở xứ No U. Ba vị ấy nhân buổi xuân nhàn gặp nhau lấy làm hợp ý nên kết bái huynh đệ. Chi làm cả, Lập làm thứ, A là út. Người đời sau gọi là kết nghĩa miệt vườn.

Chi vốn lòng mang chí lớn, đem chuyện bá nghiệp bàn với 2 em, được Lập mách cho rằng muốn nên nghiệp bá phải mời được Diện về phò. Chi nghe đến danh của Diện lập tức cùng 2 em khăn gói lên Hán Nôm thiền Viện tìm gặp.

Cả bọn Chi, Lập, A ruổi ngựa ngày đêm cứ cách 6 canh giờ thì nghỉ một lần, độ 10 lần như thế thì đến trấn Hán Nôm. Chi ra hiệu cho hai em xuống ngựa dắt bộ vừa đi vừa dặn dò:

- Nhớ xưa Lưu công 3 lần đáo lều cỏ mới vời được Khổng Minh, nay chí ta không kém Bị, tài của Diện chẳng thua Gia Cát, lỡ có bị từ chối 2 em chớ lấy nản lòng.

- Mọi sự chúng đệ nghe theo đại huynh – Lập thưa – Phía trước có quán thịt cầy, anh em ta ruổi ngựa ngày đêm nay ngươi mỏi ngựa mệt chi bằng ghé vào làm dĩa mận, tô măng, đôi quai đế rồi tiện hỏi thăm luôn.

- Nhị ca nói phải lắm – A nói vào

- Thôi thì ta ghé vào vậy.

Ba người vào quán, an tọa chỗ ngồi đâu vào đấy, bỗng A nhìn qua bàn bên cạnh thảng thốt nói với 2 anh:

- Hai huynh xem, người kia tướng mạo thật quái dị, đệ chưa thấy ai có da mặt dày như thế, đinh đóng 3 ngày cũng chưa tới mao mạch.

- Quả có thế thật, kẻ này ra trận giặc có bắn tên vào mặt cũng vô ích – Lập tán thành.

- Hai em chớ nói thế, mẹ người ta nghe thấy sẽ đau lòng, để huynh hỏi thăm xem sao.

Nói đoạn, Chi tiến lại gần chắp tay bái rồi hỏi:

- Này nhân huynh, cho phép tại hạ hỏi …

- Ông muốn hỏi Thiết Bì tiên sinh đúng không?

- Quả đúng thế, tại hạ là …

- Ta chính là Thiết Bì đây, hẳn các vị tìm ta có điều muốn nói chăng ?

- Có nhiều chuyện muốn thưa cùng …

- Vậy thì cùng ngồi một bàn nhé, thật may, hôm nay ta định ăn nợ không ngờ gặp 3 vị .

- Mời, mời tiên sinh.

Bốn người cùng nhau chén tạc chén thù như đã quen từ lâu. Thiên hạ có thơ bình rằng :

Tam nhân ghé nghỉ quán thịt cầy
An tọa dưới trên gọi chủ quầy
Liếc mắt trông qua người dị tướng
Chẳng ngờ Ngọc Diện cũng vào đây.

Đang lúc rượu ngon mồi ngọt, Chi mới đưa chuyện bá nghiệp ra nói với Diện :

- Thiên hạ trời sinh là của chung, ta đây chẳng cam lòng làm bóng của người, bởi thế nên cùng các huynh đệ kết bái kim lang cùng mưu việc lớn, muốn học lấy Lưu công xưa chia thiên hạ làm ba. Nay dựng cờ khởi nghĩa, muốn mời tiên sinh về giúp sức, chăng hay ý tiên sinh thế nào?

Diện nghe thế xua tay, nuốt vôi miếng thịt rồi phán:

- Ông về hạ ngay cờ cho ta.

Nghe đến đấy cả 3 anh em đều hốt hoảng vội vàng hỏi lại :

- Ý tiên sinh là sao ? Sao lại hạ cờ ?

- Ta nghe vị huynh đài đây nói chuyện bá nghiệp, nên dùng xương chó bấm một quẻ độn, quẻ nói rằng khí số nhà Cộng còn vượng lắm, việc dựng cờ khởi nghĩa há chẳng phải là tạo phản, lúc ấy công cũng chẳng thành mà danh cũng bại.

- Thế tiên sinh nói xem, nên làm gì?

- Thay triều đổi đại lúc này còn khó hơn lên trời hái sao, ta không làm nổi, thiên hạ e cũng chẳng ai, nhưng nếu các vị muốn sống đời vương giả thì dễ như lấy đồ trong túi quần.

- Chúng tôi, dựng cờ cũng chỉ mong được sống trong vinh hoa phú quý, nay chẳng cần phải làm chuyện cao xa cũng có thể được thì thì còn gì bằng, mong tiên sinh chỉ giáo thêm.

- Chuyện này ta suy nghĩ mấy mươi năm nay, sở học cả đời chép hết vào cuốn Thiết Bì Bửu Điển này – nói đoạn Diện lấy trong tay áo ra một cuốn sách chép tay khá cũ .

- Xin tiên sinh nói cụ thể thêm cho .

- Chương thứ nhất Kết Giao Hoàng Kỳ, nhà Cộng xưa diệt Mỹ đánh Ngụy, quân nhà Ngụy tháo chạy lưu vong qua Mỹ, đến nay cũng ngót mấy chục năm nhưng thù xưa hãy còn chưa quên. Bọn này vẫn mưu chống Cộng, tiền có nhưng trí thì không, ta dùng trí của ta để lấy tiền của chúng là thượng sách vì vậy muốn thành công trước hết phải kết giao với Hoàng Kỳ (Cờ Vàng).

Chương thứ 2 đến chương thứ 5 đều là tinh túy binh pháp mà ta nghĩ ra, gọi đó là Tứ Đại Thần Binh. Trong 4 kế lớn chia ra làm hàng trăm kế sách khác nhau.

Thiết bì bửu điển là đây...

Thánh Quân Đáo Phàm, xưa nay người thiên hạ chẳng tiếc tiền cúng cho thánh thần, ta chỉ việc tạo nên một đội quân thần thánh là có thể gom tiền thiên hạ đếm không hết.

- Nhưng làm sao xây dựng thánh quân ?

- Chuyện này không khó, có ta, cục diện thay đổi ngay, theo ta thấy Bùi Hằng, Phương Uyên,Nguyên Kha, Đoàn Vươn… và nhiều hảo hán khác trong thiên hạ đều có Thánh tướng.

Kế thứ 2: Cáo Oan Thị Chúng, người đời vốn luôn tự cho mình là kẻ hảo nhân nên sau thánh nhân, tiền đổ cho dân oan là nhiều nhất, việc của chúng ta là tìm cho được dân oan, dân oan ở đâu chúng ta ở đó, nơi nào không có ta làm cho thành có.

- Thế còn kế thứ 3 – Bọn Chi hỏi dồn.

- Thứ 3 là Ăn Vạ, Chí tiền bối xưa chẳng phải tay trắng làm nên nhờ Ăn Vạ Tâm Pháp đấy sao ? Nhưng thuật ăn vạ của ta có chổ khác với Chí lão tiền bối : Một là vạ phải là vạ của người ta hoặc do mình nghĩ ra, tuyệt đối không để mình chịu thiệt để nên nỗi phải ăn vạ. Hai là tuyệt đối không cào mặt, không tự làm mình đau. Ấy mới là đỉnh cao trong nghệ thuật ăn vạ vậy.

- Lời tiên sinh nói quả thực vàng ngọc, kế thứ 4 hẳn còn cao minh và thâm sâu hơn nữa?

- Đương nhiên rồi, kế thứ tư Chém Gió Chí Tôn, xưa nay kẻ cầm bút viết nên kiệt phẩm kiếm tiền đã dễ, cầm bút chém gió kiếm tiền càng dễ hơn lại chẳng lao tâm nhọc lòng.

Nghe đến đấy cả bọn Chi, Lập, A đứng ra thành hàng cùng bái Diện 3 bái rồi đồng thanh nói :

- Anh em cũng tôi gặp được tiên sinh đây như năng hạn gặp mưa rào, như cào cào gặp tiết xuân sang, như lạc rang gặp rượu nếp Vòng, chẳng biết lời nào để nói hết sự kính phục, từ nay xin được cùng tiên sinh sớm hôm nghe lời chỉ huấn.

Lại có thơ khen rằng:
MẶT tuy dày nhưng tấm nòng bao la
HÃM công danh nhưng chí nguyện viên thành
PHỤ thiên hạ, ăn vạ nếu phụ ta
KHOA đẩu, Hán Nôm long tàng hổ tọa.

Từ khi có Diện về giúp, quân của Chi chém đâu gió lên ở đấy, bạt cả mây xẻ cả núi, trẻ trâu khắp chốn ngưỡng vọng vô cùng, các tướng Huy Đức, Sàm, Huân, Cày, Nhất, Đào … đều lần lượt về quy thuận.

Khí thế quân Chi – Diện mạnh như chẻ tre xẻ nứa khiến cho quân triều đình lo ngại vô cùng, sau trận Tiên Lãng lại càng thêm bối rồi chưa biết làm sao, vừa đụng vào quân Chi – Diện nhất loạt đã ngã kềnh ra ăn vạ rồi online chém gió.

Quan Khâm Sai đem chuyện khổ trong lòng tỏ bay với văn võ thuộc hạ, lúc bấy giờ mới có một mưu sỹ đứng ra thưa :


- Bẩm đại nhân, theo thuộc hạ thấy, quân Chi – Diện tuy mạnh, nhưng lại kém kết đoàn, tuy khí thế lên cao nhưng lại là phường nhút nhát nay ta nên dùng kế tách đũa khỏi bó mà trừng trị.

- Lời ấy của ngươi, thực đã làm yên bụng ta, nay ta giao cho người trướcbắt Nhất, sau bắt Đàođể xem chúng phản ứng ra sao.

Chuyện Nhất, Đào bị quan quân triều đình bắt giữ kinh động đến Chi, Chi đi một mạch đến phủ của Diện, thấy sắc mặt Diện vẫn lạnh tanh như thường thấy lạ bèn hỏi ngay :

- Chẳng hay tiên sinh đã biết chuyện Nhất đệ, Đào đệ bị bắt hay chưa?

- Tôi đã biết chuyện này từ trước, chuyện nhỏ thôi, tôi đã có cách đối phó xin Chúa Công chớ phiền lòng.

Đoạn sai người tiễn Chi về, còn Diện trở vào đánh dây thép cho Dương Hà, không biết bàn chuyện gì nhưng bàn xong sắc mặt Diện vẫn không thay đổi (người đời sau cho rằng mặt Diện quá dày nên không có cảm xúc).

Ngay ngày hôm sau, có tin nhà Cộng ngược đãi Thánh Cù, Diện đem tin ấy vào bẩm với Chi và nói :

- Cù lúc xưa được lòng trẻ trâu lắm lắm, nay ta nên nhân dịp này mà giương cờ Phù Cù Đả Cộng.

Thánh Cù tuyệt thực

Chi lấy làm phải bèn lệnh cho quân tướng trên dưới họp mặt nhau cùng lên kế hoạch, theo đó cả bọn cùng nhất trí đánh một trận sạch không kình ngạc, đánh 2 trận như khạc bãi đờm.

Đêm hôm ấy nhất loạt quân các xứ cùng nhau online chém gió, kẻ đưa tin, người viết bài, đứa tung hô còn trẻ trâu thì bấm like chia sẻ. Kế ấy thực cao thâm đã tạo nên tiếng vang lớn.

Ở trong tù, Cù làm nội ứng tuyên bố tuyệt thực cơm tù chỉ tu sữa nhà. Lạ thường thay quan quân triều đình lại nhất loạt im lặng một cách đáng sợ, hoặc giả là họ đang sợ hãi trong im lặng.

Ở trong tù, Cù làm nội ứng tuyên bố tuyệt thực cơm tù chỉ tu sữa nhà.

Quân Chi – Diện nhân cớ ấy xua quân khắp nơi trên internet, có kẻ còn tuyên bố tuyệt thực bên tủ lạnh để ủng hộ Cù, khí thế nuốt càn khôn chỉ toan nuốt chửng tất cả.

Binh sỹ do thám của triều đình về báo tin ấy với quan khâm sai, ông này chỉ mỉm cười không nói. Dân chúng vì đó mà sinh lòng hoang mang không biết tin vào đâu.

Ngày thứ 20, cầm đầu là An Ninh Tivi bỗng đâu xuất hiện phục kích quân Chi – Diện, quân tướng thất kinh vội vã rút lui, rút được độ 20 dặm thì lại gặp quân VTV1 túa ra đánh chém, quân Chi hoảng loạn vứt cả cờ xí mà chạy.

Chi than với Diện, Diện thở dài nói: đến nước này chỉ còn cách vừa đánh vừa rút thôi .

Nhưng quân Chi rút tới đâu đều bị quân triều đình phục kích tới đó, các đạo quân địa phương cũng nhất loạt kéo ra đánh.

Đúng thật là:

Quăng một mẻ đánh đầy lưới cá
Quăng hai mẻ vó đầy tép tôm
Bọn kình ngư đua nhau rút chạy
Hiểm kế bao ngày phút chốc vụt bay.

☺☻☺

Lại nói chuyện quân triều đình, lúc bấy giờ ở Khâm Sai phủ có mở buổi nghị thương, một viên tướng đứng ra bẩm:

- Thưa Khâm Sai, lần này ta dùng kế Không Mà Có đã đánh cho giặc chỉ còn mảnh khố che thân, thuộc hạ nghĩ nên nhân lúc cơ hội này đuổi cùng bắt tận để trừ mối lo về sau.

- Người biết một, mà lại chẳng biết hai, bắt chúng vốn dễ như trở bàn tay, chúng như chuột trong hang ta bắt lúc nào chẳng được, Diện tuy mặt dày, nhưng bên kia đại dương có bọn mặt còn dày hơn, ta bắt quân Diện không thể nói là làm ngay được. Chi bằng cứ đùa giỡn với chúng lại chẳng hay lắm sao?

- Vậy tiếp theo ta nên làm gì thưa đại nhân?

- Quân Chi – Diện miệng mưu việc lớn vì dân lợi nước, nhưng chỉ là phường chuộc lợi mua danh, thân mang báo hổ nhưng tim thỏ đế dạ hươu nai. Nay ta cho người tung tin sẽ tiếp tục bắt người ắt chúng phải da xanh như đít nhái, mặt tái như đít khỉ.

Ngày hôm sau trên mạng xuất hiện bài sấm truyền rằng:

Duy Nhất tiên phong danh đỉnh đỉnh
Viết Đào nhị tướng đã xuất binh
Ngọc Diện chân nhân chờ đến lượt
Lân Thắng ruổi theo nổi sóng kình.

Quân Chi Diên sau khi rút về cứ án binh bất động, ngày đêm đàn ca múa hát để xua đi sợ hãi, hôm đó lời sấm đến tai Lân Thắng, Thắng thất kinh đi liền một mạch tới phủ của Diện, tới nơi không kịp thi lễ vội nói ngay :

- Lời Sấm truyền ấy, tiên sinh thấy thế nào?

Diện ngửa mặt lên trời cười lớn:

- Người lo gì chứ, nếu là phúc thì không phải họa, nếu là họa lại há chẳng vui thêm sao, việc gì đến sẽ đến, việc gì chưa đến ta sẽ đợi.

- Tiên sinh nói gì tôi không hiểu cái gì mà “nếu là họa lại há chẳng vui thêm sao”?

- Là người không biết đấy thôi, trong Thiết Bì Bửu Điển vốn thực có 6 phần chứ không phải 5, phần thứ 6 ấy là Xộ Khám Đắc Chánh Nhân, ta xưa nay chỉ tuốt lươn làm vui, coi khinh việc chung đụng với đàn bà ấy là vì chưa tìm được đức lang quân của đời mình đấy thôi.

- Việc đó liên quan gì đến Xộ Khám ?

- Ta liên lạc với Đào huynh, biết được huynh ấy được nhốt chung với một chàng trai người Congo, lấy làm thỏa mãn lắm, ta đây cũng ghen tỵ mấy phần. Xộ khám vốn là họa, nhưng nếu được nhốt chung với dẫu chỉ là Hàn Quốc thôi há chẳng phải vui lắm sao? chẳng phải được là chính con người mình sao?

- Thì ra Xộ Khám Đắc Chánh Nhân là vậy. Lời tiên sinh nói khiến tại hạ từ chỗ lo sợ đi đến phấn khích, mong chờ lắm thay, mong chờ lắm thay.

Thế mới biết:

Mười năm lên núi giả ẩn cư
Bày kế mượn quân để vào tù
Thân còn tại ngoại mông đã chổng
Song sắt phía trong sướng lắm ru.

Số phận Diện, Thắng ra sao hồi sau sẽ rõ./.

Tiết Hạ Chí, niên Quý Tỵ
© Đông Tuyền lão quái chi bút.
(Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả) 

Nguồn: Lê Thanh Hải

KE KE, THẮP LẠI MỘT TÌNH YÊU

Xưa nay anh không mấy thích thể loại thơ 5 chữ, nhưng bài thơ này của con Lọc mõm lông đệ anh trần trụi, ko xa hoa mà thật nhiều cảm xúc, nó khiến người ta nhớ về cái thời khó khăn khi mới lập gia đình, vất vả mà ngập tràn yêu thương... 

Tặng cho các em: Nga (mượt), Hằng (còi), Hiền (péo), Bốn (tí hon) và các em vân vân khoa NN.

Mời thưởng lãm:
...

Tặng em một đoá hồng
Yahoo hay Facebook
Từ thưở em lấy chồng
Đéo có cả hoa cúc.

Nhà mình thời tay trắng
Hai đứa nghèo yêu nhau
Thế rồi liều đám cưới
Thế rồi nhỡ mang bầu.

Em ngược xuôi buôn bán
Anh gánh gồng tương lai
Gặp năm trời đến hạn
Héo mòn luôn cả hai.

Chiều anh về ra chợ
So từng quả trứng gà
Chia nửa thanh đậu trắng
Phần mai cơm đường xa.

Tối em về ăn vội
Tắm rửa rồi tắt đèn
Rồi ngủ quên chả kịp
Nói thầm anh yêu em.

Hoa của ngày sinh nhật
Em bảo thôi để dành
Mua cho con sữa bỉm
Hoa thì nhìn trong tranh.

Thế rồi cũng đi qua
Những ngày mưa tháng nắng
Nụ hôn vội làm quà
Tuần đôi lần anh tặng.

Sáng nay đi qua ngõ
Người ta bán hoa nhiều
Anh hỏi mua về cắm
Thắp lại một tình yêu.

Tay đàn ông thô vụng
Chẳng lung linh sắc màu
Cơ mà quan trọng đek
Miễn mình còn có nhau

Nguồn: Phạm Dũng

TỔNG KẾT CÁC SỰ KIỆN NỔI BẬT TRÊN FB 2014


Như thông lệ, làm một quả tổng kết các sự kiện cuối năm là sở thích của Chũm. Để tránh kiện cáo như năm 2012 vừa đưa lên đã bị anh Insara rịu ràng bảo tổng kết í có 1/3 là ý của ảnh. Chũm cho phép/khuyên mọi người bổ sung và cùng ký tên. Hehe. 

Sau đây là một số sự kiện nổi bật làm dậy sóng làng fb trong các lĩnh vực. 

1. Ngân hàng: 
- Bắt và kết án bầu Kiên 30 năm tù giam. 
- Bắt em Huỳnh Thị Huyền Như với tội danh lừa đảo, lợi dụng uy tín chiếm đoạt 4000 tỉ đồng. 
- Bắt bạn Hà Văn Thắm - CTHĐQT Ocean Bank. 

2. Giáo dục: 
- Thảm họa có tên gọi: "Từ điển Vũ Chất" 
- Bức thư của bạn nhóc tiểu học gửi bố là bộ đội Trường Sa. 

3. Hàng không: 
- Quốc tế có 2 vụ mất tích máy bay MH370 và MH17. Hai máy bay này đều của Malaysia
- Trong nước: Dự án sân bay Long Thành. Sự kiện mất kiểm soát không lưu vì bị cúp điện tại sân bay Tân Sơn Nhất. Sự kiện rơi lốp của bánh đà của hãng VNA hành trình Hải Phòng - Đà Nẵng. Sự kiện tiếp viên hàng không VNA bị bắt tại Nhật Bản vì tiêu thụ hàng ăn cắp. 

4. Xuất bản - Lịch sử:
- Thu hồi cuốn sách “Những vị tướng lừng danh trong lịch sử dân tộc” của bạn Nguyễn Hoàng Điệp. 

5. Văn hóa: 
- Bộ ảnh Nude với ngựa của em Cao Thùy Linh
- Sự kiện ký tên vào nhóm Nhà báo độc lập. 
- Sự kiện ký tên thành lâp và tan rã Văn đoàn tự do
- Sự kiện em Tâm Phan lên báo phản ứng vì có người chê em chụp nude không đẹp. 
- Hội chứng dân mạng thường xuyên sử dụng câu: “Các mẹ ơi biết không?” và “Theo tin ông chú ở Viettel” làm câu mở đầu cho stt của mình. 

6. Thanh tra & Bất động sản: 
- Sự kiện rải ngân 30.000 tỷ hỗ trợ nhà thu nhập thấp.
- Sự kiện thu hồi biệt thự khủng của bạn Trần Văn Truyền.
- Sự kiện trả lại nhà công vụ của cựu chủ tịch thành phố HN Hoàng Văn Nghiên. 
- Cưỡng chế ngôi nhà thờ của đồng chí NSH tại Dịch Vọng Cầu Giấy. 

7. Giao thông: 
- Bộ trưởng Thăng kiểm tra chất lượng làm đường bằng tay. Hehe. 
- Không cấp phép cho 10.000 xe của Trung Quốc xin du lịch vào VN. 
- Quốc tế: Có vụ chìm phà tại Hàn Quốc. Trong nước: Có nhiều vụ tai nạn gt chết >10 người trở lên. 

8. Y tế: 
- Bắt khẩn cấp vợ chồng trẻ tung tin đồn nhảm dịch Ebola đã có mặt tại bệnh viện Bạch Mai. 
- Có ít nhất 5 vụ trẻ em tử vong do tiêm vacxin
- Sự kiện nhân bản kết quả xét nghiệm của bệnh viện Hoài Đức

9. An ninh: 
- Biểu tình ở Bình Dương 
- Biểu tình ở Hà Tĩnh. 
- Bắt cựu nhân viên an ninh Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm) theo điều 258 Bộ luật hình sự. 
- Bắt nhà văn Nguyễn Quang Lập theo điều 258 cũng. 
- Bắt phó GĐ bệnh viện E tại nhà nghỉ (hehe chưa tìm được lý do). Hoặc bắt theo điều 852 nếu có.

10. Quân khu "bựa lừng danh" thành lập Trại súc vật, Lương Sơn Trại, xong cãi nhau ỏm tỏi. Hehe. 

11. Tôn giáo: 
Có bạn Thích Thanh Cường yêu vờ tu nhở. 
Còn các vụ khác chưa chính xác chưa đưa. Ví dụ vụ Thích Chúc Minh nhẻ?

12. Test kinh dị
Trong kỳ họp QH, bộ trưởng công thương bẩu phải thử phân bằng miệng. Thiệt tội nghịp. 

13. Phây
Sự kiện đáng kể nhất là cô Chũm trở lại fb. Bị mất tên Chị Chũm bất hủ buộc phải đổi tên thành Chũm Ngố.

Nóng: NGUYỄN QUANG LẬP BỊ TẠM GIAM 3 THÁNG

Tin mới cần kiểm chứng: Nguyễn Quang Lập không được tại ngoại mà bị VKS Nhân dân phê chuẩn quyết định tạm giam 3 tháng để điều tra theo điều 88 bộ Luật Hình sự. 

"Điều 88. Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:

a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;

b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;

c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm."

MỸ BẤT NGỜ TUYÊN BỐ NỐI LẠI QUAN HỆ NGOẠI GIAO VỚI CU BA

Mỹ bất ngờ tuyên bố nối lại quan hệ ngoại giao với Cuba


Ông Obama tuyên bố sự kết thúc đối với chính sách cô lập Cuba mà ông gọi là “cứng nhắc và lỗi thời”...

Tổng thống Mỹ Barack Obama - Ảnh: NBC.

Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua (17/12) tuyên bố nước này sẽ nối lại quan hệ ngoại giao với Cuba sau hơn 5 thập kỷ gián đoạn. 

Theo tin từ Reuters, sau 18 tháng đàm phán bí mật do tòa thánh Vatican và Canada giữ vai trò trung gian, ông Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro ngày 16/12 đã nhất trí trao đổi tù nhân và mở đại sứ quán của nước này tại nước kia.

Trong một bài phát biểu trên truyền hình vào ngày hôm qua, ông Obama tuyên bố sự kết thúc đối với chính sách cô lập Cuba mà ông gọi là “cứng nhắc và lỗi thời”. Ông Obama nói, chính sách ngoại giao mà Mỹ áp dụng đối với Cuba trong 53 năm qua đã không hiệu quả trong việc tạo ra thay đổi đối với Havana.

Tổng thống Mỹ cho hay, động thái này của Washington được mở ra sau khi Cuba phóng thích Alan Gross, 65 tuổi, một người Mỹ đã bị Cuba giam giữ trong 5 năm. Ngoài ra, Cuba cũng phóng thích một điệp viên làm việc cho Mỹ đã bị nước này giam trong 20 năm. Đổi lại, Mỹ trả tự do cho 3 nhân viên tình báo Cuba mà Mỹ giam giữ.

Cũng trong ngày hôm qua, Chủ tịch Cuba Castro đánh giá cao việc hai nước trao đổi tù nhân và quyết định nối lại quan hệ với Cuba của ông Obama. Vốn là một nhà lãnh đạo “kín tiếng”, ông Castro đã tránh những tuyên bố “đao to búa lớn” trong bài phát biểu trên truyền hình của mình, nhưng nói rằng việc Mỹ phóng thích 3 tù nhân Cuba đã đem lại “niềm vui lớn cho gia đình của họ và tất cả người dân đất nước chúng ta”.

Theo ông Obama, Giáo hoàng Francis, vị Giáo hoàng đầu tiên là người Mỹ Latin, đã đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực để tù nhân Mỹ Gross được phóng thích. Một phần lớn dân số Cuba là người theo Công giáo, nên Giáo hoàng có ảnh hưởng lớn ở nước này. Vatican đã làm việc chặt chẽ với cả hai bên và tổ chức các cuộc gặp trực tiếp giữa quan chức cấp cao Mỹ và Cuba - quan chức chính quyền Obama tiết lộ.

Sự chuyển biến chính sách trong quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Cuba đồng nghĩa với việc mở ra một số hoạt động giao thương và giao thông giữa hai nước, nhưng chưa kết thúc lệnh cấm vận thương mại áp dụng bấy lâu. 

Để Mỹ bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Cuba cần có sự phê chuẩn của Quốc hội Mỹ. Ông Obama nói ông sẽ tìm kiếm sự phê chuẩn này, nhưng nhiều khả năng ông sẽ gặp nhiều thách thức.

Các hạn chế đi lại sẽ được nới lỏng, tạo điều kiện dễ dàng hơn cho người Mỹ tới thăm Cuba. Tuy vậy, cánh cửa vẫn chưa rộng mở cho khách du lịch Mỹ “đổ bộ” tới đảo quốc vùng Caribbean này.

Havana và Washington đã đối đầu về ý thức hệ không lâu khi sau cuộc cách mạng 1959 đưa Fidel Castro trở thành lãnh tụ của Cuba. Mối quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia đã bị Mỹ cắt đứt vào năm 1961 và Mỹ đã duy trì cấm vận thương mại đối với đảo quốc chỉ cách bang Florida có 140 km về phía Nam trong hơn 50 năm qua.

Những người chỉ trích quyết định của ông Obama nói Cuba không xứng được nối lại quan hệ ngoại giao với Mỹ vì Havana chưa thay đổi. Thống đốc bang Florida Jeb Bush, một ứng cử viên tiềm năng của đảng Cộng hòa cho cuộc chạy đua Tổng thống Mỹ năm 2016, nói với tờ USA Today: “Tôi không nghĩ là chúng ta nên đàm phán với Cuba để thay đổi quan hệ”.

Ngày càng có nhiều nghị sỹ Mỹ ủng hộ việc bình thường hóa quan hệ với Cuba, tuy nhiên đa phần đều là các nghị sỹ Dân chủ. Sau chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11 vừa qua, đảng Cộng hòa sẽ giành quyền kiểm soát lưỡng viện Quốc hội Mỹ từ đầu năm sau.

Nhưng cho dù chịu sự chỉ trích ra sao của phe Cộng hòa, động thái của ông Obama thể hiện sự tự do chính trị của một vị Tổng thống đã đi qua một nửa nhiệm kỳ thứ hai và không còn lo tranh cử thêm lần nữa. Động thái này cũng củng cố niềm hy vọng của đảng Dân chủ về duy trì sự ủng hộ của các cử tri gốc Latin trong cuộc bầu cử năm 2016.

Theo một cuộc thăm dò do hãng tin Reuters thực hiện với sự tham gia của hơn 31.000 người Mỹ trưởng thành trong thời gian từ tháng 7-10 năm nay, có tới 43% ủng hộ việc bình thường hóa quan hệ với Cuba, chỉ có 1/5 phản đối, và 37% nói không rõ.

Nguồn: Diệp Vũ