Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014

BẮC KINH ĐE DỌA SỬ DỤNG VŨ LỰC VỚI NGƯỜI BIỂU TÌNH HONG KONG

Ong Bắp Cày


Cuộc biểu tình lịch sự nhất quả đất trình diễn ở Hong Kong đang đứng trước nguy cơ bị thất bại mặc dù nó tạo được dấu ấn không hề nhẹ trước dư luận quốc tế.

Như chị đã nói trong bài "Biểu tình ở Hong Kong sẽ đi đến đâu?": "Dù tạo được những dấu ấn to lớn, nhưng cuộc biểu tình sẽ kết thúc khi một vài nhân tố trong hàng ngàn người biểu tình mất kiên nhẫn, hoặc có biểu hiện quá khích như ở Bờ Hồ Việt Nam", và hôm nay sau khi xảy ra xung đột giữa những người biểu tình và những người phản biểu tình (không phải chống biểu tình), Bắc Kinh đã gửi một thông điệp mà giới truyền thông cho là "lạnh xương" tới những người tham gia.

Trên các trang mạng có vỏ bọc zân chủ ở Việt Nam đã ngay lập tức nhắc lại thông điệp này và không quên cho rằng, những người phản biểu tình là tay chân của Bắc Kinh trà trộn vào đoàn biểu tình để kích động xung đột. Thậm chí họ còn cho rằng Tập Cận Bình đã sử dụng đến Hội Tam Hoàng - Một tổ chức Mafia Trung Quốc - để chia rẽ, đe dọa những người biểu tình Hong Kong. Tất nhiên, lối nói ám chỉ đó không chỉ dành cho Trung Quốc và không có một chứng cứ nào để chứng minh.

Thông điệp "lạnh xương" mà Bắc Kinh gửi đến người biểu tình nằm chềnh ềnh trên trang nhất của tờ Nhân Dân Nhật Báo. Nó cảnh báo rằng Bắc Kinh không những không muốn xét lại quyết định Tháng tám chỉ cho phép các ứng cử viên đã được Đảng Cộng sản phê duyệt tranh cử vào vai trò cao nhất của Hồng Kông, mà còn hăm dọa những người Hong Kong tiếp tục tham gia vào các cuộc biểu tình sẽ nhận lãnh những hậu quả thảm khốc.

Một cựu lãnh đạo sinh viên trong vụ Thiên An Môn, nói rằng bài xã luận tháng 10/2014 có một sự tương đồng rõ rệt với bài xã luận khét tiếng đăng trên Nhân Dân nhật báo hơn 25 năm trước đây, và là đầu dây dẫn đến cuộc đàn áp tàn bạo cuộc biểu tình ở Thiên An Môn, giết chết hàng trăm hoặc hàng ngàn người, tùy thuộc vào ước tính.

Bài xã luận hôm nay trên báo Nhân Dân (link bản tiếng Hoa, bản dịch tiếng Anh của Quartz ở đây) cho biết lập trường của Bắc Kinh về cuộc bầu cử tại Hồng Kông là hợp pháp “không thể lay chuyển” được. Bài báo tiếp tục cho rằng cuộc biểu tình của nhóm ‘Occupy Central’ ủng hộ dân chủ là bất hợp pháp và đang làm tổn thương Hồng Kông. “Nếu nó vẫn tiếp tục, hậu quả sẽ không thể tưởng tượng được,” bài xã luận cảnh cáo. Thực ra, giọng điệu hăm dọa của Bắc Kinh không có gì là lạ bởi nó là văn hóa ứng xử của lãnh đạo Trung Quốc.

Như các trường hợp khác cần đe dọa, Bắc Kinh đổ lỗi cho cuộc biểu tình đã phá vỡ “nền tảng của xã hội Hồng Kông,” và kêu gọi tất cả người Hồng Kông giúp tái lập trật tự:
“Một vài người trong nhóm ‘Occupy Central’, vì lợi ích cá nhân, đã coi thường pháp luật. Họ đã kích động quần chúng, làm tê liệt giao thông, đình trệ hoạt động của các doanh nghiệp … và can thiệp vào cuộc sống hàng ngày của người dân Hồng Kông. Họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động bất hợp pháp của họ.”
Bài xã luận trên tờ Nhân Dân Nhật Báo khuyên các thành viên của nhóm ‘Occupy Central’ “ngừng tất cả các hành vi bất hợp pháp càng sớm càng tốt,” và trả lại trật tự và hòa bình cho Hồng Kông. Bài báo kết luận:
“Nếu một vài người quyết tâm đi ngược lại pháp luật, gây rối loạn, cuối cùng họ sẽ hái những gì họ đã gieo.”
Bài xã luận về Thiên An Môn được gọi là “426” hoặc bài xã luận “ngày 26 tháng 4” là ngày nó được đăng trên tờ Nhân Dân, có một số điểm tương đồng với bài báo tháng 10 năm nay. Nó cũng:

- Xác định các cuộc biểu tình là một hành động bất hợp pháp
- Cáo buộc một nhóm nhỏ đã kích động đám đông
- Yêu cầu cả nước giúp dập tắt các cuộc biểu tình
- Cảnh cáo về hậu quả kinh tế nếu tình trạng bất ổn tiếp tục

Bài xã luận gây ra cuộc thảm sát Thiên An Môn. Nguồn: Quartz

Tuy nhiên, bài xã luận năm 1989 đã đi xa hơn, kêu gọi các cuộc biểu tình lúc đó là một âm mưu giành quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và tuyên bố cuộc biểu tình được dựng nên dể “phủ nhận sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Hoa và hệ thống xã hội chủ nghĩa.” Lời lẽ cứng rắn của bài xã luận năm 1989 đánh dấu một bước ngoặt trong sự kiện Thiên An Môn, và dẫn đến kết thúc bi thảm tại quảng trường Thiên An Môn vào ngày 4 tháng 6 năm 1989.

25 năm sau đó, Yan Jiaqi, người đã từng là cố vấn chính trị cho chính quyền Trung Quốc trong những năm 1980, nói với tờ The New York Times:
“Nếu không có bài xã luận ngày 26 tháng 4 và kết luận của nó, sẽ không có vụ thảm sát ngày 4 tháng 6.”
Không còn nghi ngờ gì nữa, Tập Cận Bình đang cố gắng giảm nhiệt lò lửa Hong Kong bằng tất cả những gì có thể và chị tin, chỉ trong nội tuần này, cuộc biểu tình sẽ kết thúc. Tuy nhiên, sự kiện Hong Kong cũng sẽ vẫn là lời cảnh báo nghiêm khắc cho tham vọng vô đối của Bắc Kinh về lãnh thổ.

Nguồn tham khảo: Beijing just sent a chilling message to Hong Kong’s umbrella revolution. By Heather Timmons, Lily Kuo. Quartz, October 1, 2014.
Ảnh: Chép từ NLD.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét