Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

TRƯƠNG DUY NHẤT, ĐỖ HÙNG VÀ SỰ THẬT VỀ TẤM BIA KHÁNH KHÊ

LâmTrực@

http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2015/09/truong-duy-nhat-o-hung-va-su-that-ve.html

Sau sự kiện bị thu hồi thẻ nhà báo và cách chức Phó Tổng thư ký báo Điện tử Thanh Niên, người ta thấy Đỗ Hùng chọn cách im lặng. Không ai biết Đỗ Hùng nghĩ gì, nhưng hi vọng anh sẽ nghiêm túc xem lại mình và để "nói lời cảm ơn thay vì biện hộ".

Theo dự đoán, bất kể một nhà báo nào bị kỷ luật, thì chắc chắn người đó sẽ là mục tiêu nhắm tới của lũ lưu manh chính trị ở Việt Nam và Đỗ Hùng không phải là ngoại lệ. 

Đã có nhiều kẻ hàm hồ bênh vực cho Đỗ Hùng, và Trương Duy Nhất là một trong số đó.

Để cải thiện tình trạng lạc lõng cô độc của mình khi bị xã hội ghẻ lạnh, Trương Duy Nhất lại tiếp tục lôi kéo Đỗ Hùng bằng việc "ngợi ca" tài năng của anh ta và qua đó rủa xả chính quyền cùng lãnh đạo đất nước với những lời lẽ hằn học, sặc mùi thù hận. Bài viết của Trương Duy Nhất có tựa: "Đỗ Hùng: sắc ngã và tấm bia khiếp nhược" đã được những trang mạng chống Việt Nam đăng tải tiếp sức.

Sau khi mượn chuyện Đỗ Hùng để chê bai Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Trương Duy Nhất tiếp tục tấn công chính quyền. 

Khi nói về "tài năng" của Đỗ Hùng trong việc phát hiện những điều "mới mẻ" mà cụ thể là về tấm bia Khánh Khê, anh ta viết: "Cũng Đỗ Hùng phát hiện tấm bia kỷ niệm chiến thắng trên cầu Khánh Khê (Lạng Sơn) bị đục bỏ mất mấy chữ “quân Trung Quốc xâm lược” và anh gọi đó là chứng tích của sự khiếp nhược!".

Đây là hình tấm bia Khánh Khê cũ được Đỗ Hùng và Trương Duy Nhất, Nguyễn Quang Lập sử dụng để xuyên tạc. 

Trong bài "Khiếp Nhược" của mình, Trương Duy Nhất viết: "Một bức ảnh ấn tượng trên báo Thanh Niên . Blog Mr.Do chạy cái tít vỏn vẹn 2 chữ bình cho bức ảnh này cũng rất ấn tượng: Khiếp nhược! Nguyễn Quang Lập blog thì mỉa mai “Ai đục bỏ lòng yêu nước?". Nhất viết tiếp: "Từ "quân Trung Quốc" đã bị xóa gần như hoàn toàn, từ "xâm lược" cũng thế. Tấm bia ghi chiến tích đánh Trung Quốc của quân đội Việt Nam trong cuộc chiến tranh biên giới 1979 đã bị đục nát như là bằng chứng cho sự khiếp nhược đã tới mức không thể diễn tả bằng lời". 


Ai cũng biết, kẻ đưa ra lời bình mất dạy vào tấm hình trên không phải là ai khác, mà chính là Đỗ Hùng, nguyên Phó tổng thư ký báo Thanh Niên. Và nó lại được Trương Duy Nhất, Nguyễn Quang Lập tiếp sức hòng reo rắc vào đầu những người thiếu thông tin rằng, chính quyền vì sợ hãi Trung Quốc mà đục bỏ  dòng chữ "quân trung quốc xâm lược".

Vậy sự thật có đúng như vậy không?

Trước hết phải khẳng định, đây là bức ảnh chân thật, không hề được photoshop hay chỉnh sửa gì. Bức ảnh được chụp vào năm 2011, trước 1 năm khi nhà nước khánh thành nhà bia Khánh Khê vào đúng ngày tri ân các liệt sĩ - Ngày 17/7/2012. (Xem bài bia Khánh Khê trên báo Thanh Niên ở đây).

Thực tế, tấm bia cũ được dựng trong hoàn cảnh rất khó khăn tại Khánh Khê bằng gạch và vữa ba ta (Theo Đại tá Nguyễn Chấn, thì bia còn được xây bằng cả xi măng, nhưng theo những người dân thì bia được xây bằng vôi cát vì thời đó xi măng là cực hiếm), ở vị trí thấp. Các dòng chữ được đắp nổi bởi loại vữa đó, vì thế thời gian, mưa gió lũ lụt đã làm chúng rụng rơi mà không hề có ai vô lương tâm tới mức đục bỏ bất kể thứ gì trên đó.

Xem lại các bài viết của Đỗ Hùng, Nguyễn Quang Lập và cả Trương Duy Nhất, người viết không hề tìm thấy họ đưa ra được một bằng chứng nào cho thấy có người đã phá hoại, đục bỏ những dòng chữ trên tấm bia này, mặc dù họ có chú thích là "Khiếp nhược", hoặc "Ai đục bỏ lòng yêu nước".

Theo đại tá Nguyễn Chấn, cuối năm 1979, đầu năm 1980, ngay tại vị trí đầu cầu Khánh Khê, sư đoàn 337 cùng quân, dân huyện Văn Quan đã xây dựng bia này để tưởng niệm những người đã hi sinh. Ông nói: "Lúc đó tình hình vẫn còn rất căng thẳng, đất nước thì vô cùng khó khăn. Để kiếm được nguyên vật liệu xây dựng được cột bia cũng phải vận động chỗ này một chút, xin chỗ kia một chút, không hề dễ dàng gì. Ở bên kia biên giới quân xâm lược vẫn lăm le gây chiến và tiếp tục nhiều hành động phá hoại. Nhưng sư đoàn vẫn quyết làm bằng được vì đó thực sự là một công trình mang nhiều ý nghĩa". Theo đại tá Nguyễn Chấn, cột bia Khánh Khê không chỉ là một cột bia kỷ niệm chiến thắng mà còn là tấm bia để thờ và nhớ ơn các liệt sĩ đã ngã xuống. Cột bia ấy còn là cột mốc mang ý nghĩa chốt chặn, là cột mốc cảnh giác trước quân thù và là biểu tượng mang tính răn đe với những kẻ vẫn còn mang dã tâm xâm lược, lấn chiếm đất đai của Việt Nam.

Vào tháng 2/2011, bia Khánh Khê nằm trong vùng quy hoạch xây dựng công trình thủy điện với nguy cơ chìm dưới nước, và theo thời gian, bia đã bị hư hại, nhiều dòng chữ đã bị phai mờ do bị bong lở. Vì thế, được sự ủng hộ của chính quyền tỉnh Lạng Sơn, chỉ sau hơn 1 năm nhà bia Khánh Khê đã hoàn tất. 

Dưới đây là hình nhà bia Khánh Khê mới:








Một chi tiết cần được nhắc lại để Trương Duy Nhất thấy được dã tâm của Đỗ Hùng, khi đó còn là Phó Tổng Thư ký báo Thanh Niên là bức ảnh tấm bia Khánh Khê (cũ) đó xuất hiện lần đầu tiên trên chính báo Thanh Niên, và được Đỗ Hùng, Mai Thanh Hải gào khóc "đục bỏ", và tiếp đến là đám Phạm Viết Đào, Xuân Diện rên rỉ "ô nhục". Có điều, không phải là ngẫu nhiên, khi chúng cố tình đăng tấm hình này trong một quãng thời gian khá dài và giấu biệt việc nhà bia đang xây dựng, còn tấm bia sẽ chìm dưới nước để cho đám "dân chủ giả cầy" chửi rủa gào rống. Và rất lâu sau đó, chúng mới đưa tin về nhà bia Khánh Khê mới:


Rõ ràng, một người bình thường cũng có thể nhận ra rằng, đó là một âm mưu lợi dụng báo chí để xuyên tạc bản chất vụ việc nhằm làm phai nhạt lòng tin của người dân đối với chế độ.

Sự thật đã rõ và hẳn các bạn cũng đã nhận ra tâm địa của những kẻ như Trương Duy Nhất và Đỗ Hùng.

Trở lại bài viết của Trương Duy Nhất, cay cú vì không được người dân cũng như báo chí ủng hộ, Trương Duy Nhất điên tiết và hằn học chửi tất cả những phóng viên làng báo: "Câu chuyện Đỗ Hùng thêm một lần nữa phô bày sự hèn mạt của báo chí. Có lẽ từ đây, các toà báo và cả các nhà báo đang chơi blog và facebook cá nhân sẽ bước vào giai kỳ rụt cổ co mình kín hơn trong tấm chăn… hợp tác tư tưởng! Sau 40 năm hợp tác tư tưởng, báo chí Việt cứ ngày một hèn mạt và… trơ lỳ như tấm bia khiếp nhược kia".

Những tuyên bố của Nhất mặc nhiên đặt anh ta vào thế đối địch với cả một đội ngũ phóng viên chân chính của làng báo Việt Nam.

Khi một sự thật bị xuyên tạc bởi một phóng viên, thì cái tên của anh ta sẽ mãi mãi là tấm bia miệng của sự trơ tráo và khốn nạn.

Ngàn năm bia đá thì mòn
Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ

Có lẽ, sự thật về tấm bia Khánh Khê sẽ là nỗi khiếp đảm của những kẻ cơ hội chính trị như Trương Duy Nhất. 

P/s: Xin cảm ơn anh Khù Văn Khoằm đã có những chỉ dẫn vô cùng hữu ích, góp phần tìm ra sự thật.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét