Hiển thị các bài đăng có nhãn Tình yêu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tình yêu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

HÀ NỘI NGÀY TRỞ VỀ


Tác giả: Anh Nguyen Viết ngày: 05-09-2014 

Hà nội đây rồi đất tổ quê cha Ngày nối ngày đơn côi lẻ bóng
Em đã ra đi khi trăng tròn tuổi Hòa nhạc vào thơ tả nỗi lòng !
Nay trở về gần hai mươi năm rưỡi
Em chẳng nhận ra dấu vết ngày nào

Bờ rào râm bụt bên cạnh cầu ao
Giờ phố xá đông, người xe tấp nập
Tìm đâu ra dấu vết xưa e ấp
Đường dọc ngang xen hàng nhà xây cao

Bỗng thấy lòng mình xa xót nôn nao
Và cô đơn giữa phố đông người chật
Đứng lặng im như điều gì vừa mất
Nỗi nhớ anh càng bỏng cháy khát khao

Anh ở đâu giữa Hà Nội ồn ào
Em không thể tìm anh đâu, anh ơi
Hoàng hôn đang dần tắt nắng rồi
Em phải về thôi xa hà nội thôi

Định mệnh tình ta sao thể thay đổi
Em trở về cùng ngày tháng cô đơn
Gói lại tình anh cùng những dỗi hờn
Đem chôn chặt dưới nấm mồ dĩ vãng

Sợi dây tình càng nối càng dở dang
Thôi anh nhỉ những điều là mộng mị
Níu kéo chi cho thêm buồn suy nghĩ
Níu kéo chi cho dang dở đời anh!

Hà Nội ơi mỗi khi lòng xác xơ 
Tôi vội vã trở về Lấy cho mình dù chỉ là chút bóng đêm trên đường phố quen 
Dù chỉ là một chiều sương giăng lối cũ 
Tôi bồi hồi khi chạm bóng cửa ô 
Như ngày xưa mỗi lần chạm vai gầy áo mẹ 
Ôi nỗi nhớ muôn đời vẫn thế 
Như dòng sông Hồng cuộn đỏ mãi trong tôi 
Vội vã trở về, vội vã ra đi 
Chẳng thể nào qua hết từng con phố 
Nhưng còn đó mùa thu, mùa thu đầy gió 
Và rêu xanh bên những gốc cây già 
Vội vã trở về cùng tháng năm xưa 
Sau những con đường dầu dãi nắng mưa 
Bên quán nhỏ em buồn nghe lá trút 
Chiều mưa xa giăng kín phố dài 
Hà Nội ơi, mỗi khi lòng xác xơ 
Tôi vội vã trở về để nghe tim mình rưng rưng trong nước hồ thu

Nguồn: Hồng Anh Blog

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

THU...!!!

Mùa thu đã đi qua một nửa....Mà cô chưa viết được một bài nào về thu, về nắng , về gió, về mưa trong mùa đẹp nhất. Cô cứ lãng đãng như một người đàn bà lưng chừng trong nỗi nhớ...Ừ! mùa đưa người ta về với những nhẹ nhàng của cuộc sống. Nắng cũng nhạt nhòa hơn, mưa cũng lưa thưa hơn...

Cô đã đi qua bao mùa lá rụng? Ngồi đếm lại mùa, đong ký ức năm xưa...Một mùa thu cuối với góc phố hàng cây, đã xa thật xa rồi...Ngày ấy, cô có bao giờ hình dung mùa thu của hơn 20 năm sau? Ừ! mà nơi này chỉ có hai mùa mưa nắng...Sao cô lại mượn mùa của nơi ấy để viết vu vơ ? Đường xuống phố rồi một ngày tháng 9 sẽ thơm mùi hoa sữa. Dẫu chẳng nồng nàn như Hà nội mùa thu, nhưng có lẽ cũng đủ cho những người xa xứ như cô tìm về một mùa mà thuở xưa đã từng yêu dấu...

Dẫu nơi này chỉ có hai mùa mưa nắng, nhưng những lúc bất chợt bước ra hành lang của lớp học, bắt gặp những chiếc lá lìa cành bay trong gió, cô chợt thấy lòng mình mông lung, và biết rằng vẫn có mùa thu trong cô.

Mùa thu trong cô, từng ngày, từng ngày đi qua...cho những yêu thương vẫn còn đầy trong mùa lá rụng...!!!

Nguồn: Phương Tâm

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

NẾU CHÚNG TA KHÔNG BẮT TAY NHAU

Khoai@


Bạn Bùi Khắc Phúc vừa gửi tới Tre Làng bài thơ mới trong chùm thơ về biển đảo Việt Nam. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

NẾU CHÚNG TA KHÔNG BẮT TAY NHAU

Vút…Vút…Vút…
Bùm… Bùm .. Bùm…

Hy Mã Lạp Sơn(1) gật gù với món canh râu tôm ruột bầu(2) của nàng Mariana(3) kiều diễm
Chàng Ác quỷ quỳ gối trao cho nàng Thần tiên chiếc nhẫn cưới rực màu ngũ sắc
Người và Thú nắm tay dạo chơi trên con đường thăm thẳm giữa phiêu bồng sương khói mu mơ
Giàu, Nghèo ôm hôn nhau sau lời phán cuối của cha xứ nhà thờ
Trắng và Đen đã ngã ngũ đặt bút ký vào bản hợp đồng vĩnh cửu
Vàng cùng Thau âu yếm dưới ánh trăng vàng ngọt đê mê
Tốt, Xấu giờ đây đã cùng nhau đội một mảnh trời trong suốt pha lê
Chân lý và Ấu trĩ tha những cọng cỏ úa vàng cuộn tổ dưới nắng uyên ương
Thiên đường đắm đuối cùng Địa ngục ký vào giấy đăng ký kết hôn
Giỏi giang nâng chén cụng rồi tan chảy vào ánh nhìn của nàng Ngu dốt
Công cõng Tội tới trường là ngôi nhà ươm tình đồng chí
Tiền và Giấy tắt phụt đèn trùm chăn hoan hỉ
Ngưu Lang và Chức Nữ mãn nguyện khi ngày nào cũng là ngày 7 tháng 7
Vì không còn ai mặc định một năm ngày 7 tháng 7 chỉ có một lần(4) 
Vạn sinh linh hóa thạch trong dung nham tan chảy sau nụ hôn giữa Trời và Đất
Không thể làm gì khác được nữa
Khi thanh Đa-mô-clét(5) quặn đau bởi một sợi lòng
Khi lương tri quỳ gối khuất phục trước dục vọng điên rồ
Có còn coacerva(6)?
Và tất cả lại bắt đầu từ sự dính hút của những phiến đá lang thang ngoài vũ trụ không cùng(7)
Sau những:
Vút…Vút ..Vút…
Bùm… Bùm ..Bùm…
*
Hãy chắp cho lòng người một đôi thắng(8) vạn năng!

Viết sau khi nghe tin Trung Quốc trắng trợn vi phạm luật pháp quốc tế bằng hành
 động vô đạo đức: đưa giàn khoan dầu nước sâu khổng lồ Hai Yang Shi You 981 
(HD 981) vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Chú thích:

(1) Đỉnh Hymalaya (vùng Tây Tạng) là nơi cao nhất thế giới (8849 mét);
(2) Ca dao Việt Nam có câu: Râu tôm nấu với ruột bù (bầu) / Chồng chan vợ húp gật gù (đầu) khen ngon;
(3) Vực Mariana (Philippin) là nơi sâu nhất thế giới (-10971 mét so với mực nước biển);
(4) Theo truyền thuyết (bản chất là sản phẩm suy nghĩ của con người) : Ngọc Hoàng sai bắc cầu Ô Thước để hai vợ chồng Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau một lần duy nhất trong một năm (vào đêm 07 tháng 7 Âm lịch);
(5) Mượn điển tích từ thần thoại Hy Lạp : Thanh gươm Đa-mô-clét (Đa-mô-clét treo thanh gươm ngay phía trên đầu bằng sợi lông đuôi ngựa - ngầm chỉ mối nguy cơ đe dọa trực tiếp sự sống của con người. Ở đây tác giả dùng từ “sợi lòng” - lòng người với ý mong manh hơn cả sợi lông đuôi ngựa);
(6) Theo các tài liệu khoa học thì khởi nguồn của sự sống trên Trái Đất là từ hạt coacerva có trong lòng đại dương từ hàng tỉ năm về trước;
(7) Theo các giả thuyết khoa học thì Trái Đất được hình thành cách đây 4,55 tỉ năm từ sự hút của một thiên thạch lớn đối với các thiên thạch nhỏ hơn sau vụ nổ lớn Big Bang cách đây gần 14 tỉ năm;
(8) Thắng : Phanh (bộ phận giảm tốc và dừng nghỉ của xe).

Bùi Khắc Phúc
GV Trường PTDT Bán trú THCS Nguyễn Bá Ngọc - Phú Thiện - Gia Lai

Thứ Tư, 3 tháng 9, 2014

EM NGƯỢC ĐƯỜNG NGƯỢC NẮNG ĐỂ YÊU ANH...

Cuteo@


Một bài hay trên Flyingdance. Mình chép về cho các bạn đọc: Em ngược đường ngược nắng để yêu anh...*

Tình cờ đọc trên một trang báo bài viết có tựa đề “Yêu đàn ông đã có gia đình, bạn không được phép... ốm”, tôi khẽ bật cười. Thì ra tình yêu là thứ điên rồ không chừa một ai và nhiều khi cũng éo le như thế đấy.

Yêu một người đàn ông đã có gia đình? Có sai không? Có, đám đông nói bạn sai rồi, cứ ngược lại quy tắc thông thường từ xưa đến nay nghĩa là sai. Nhưng nếu sai thì có gọi là tình yêu không? Chắc chắn có. Vốn đã nói tình yêu là thứ điên rồ nhất, bất quy tắc và phi lý trí nhất rồi mà.

Yêu một người đã có gia đình, đó là chủ đề “gai góc” mà chẳng cô gái nào dám nói tới một cách thẳng thắn, dẫu mình có là người đang yêu… Trái tim dẫu có sôi sục, nóng rẫy nhưng lý trí vẫn kìm lại đôi ba phần e ngại. Vốn cái gì ngược trên đời cũng khổ, tình “ngược” lại càng khó để sống xuôi.

Có lần tôi đùa, đàn ông thú vị đi lấy vợ cả rồi, bạn tôi – một người đàn ông đã có gia đình mỉm cười: “Không phải đàn ông thú vị đã đi lấy vợ hết, mà là sau khi lấy vợ, họ mới thú vị dần ra”. Sự thực, dù vô tình hay cố ý, việc lập gia đình cũng là một dấu mốc không nhỏ đánh dấu sự lột xác của đàn ông từ một cậu thanh niên đến một người trưởng thành. Điềm đạm hơn, tinh tế hơn, thấu hiểu phụ nữ hơn, đó là những điều mà đàn ông độc thân thường lép vế so với những người đã lập gia đình.

Nam giới giống như rượu vang vậy, càng ủ lâu càng đượm, càng nồng. Tuổi tác, sóng gió, kinh nghiệm trong hôn nhân có thể khiến họ già đi, nhưng sự sâu sắc lặn vào sâu bên trong khiến phong thái lại càng thêm cuốn hút, điềm đạm. Một “ly rượu” nồng như thế, phụ nữ dễ “say”, dễ “nghiện” hơn thuốc phiện, mà một khi say sưa phụ nữ thường nhắm mắt mà quên cả vực thẳm dưới chân hay biển sâu ngay trước mặt.

Tôi không muốn nói đến những mối quan hệ đại gia - chân dài, hay những cuộc tình trao đổi ban trưa, hoặc mối quan hệ của đàn ông - đàn bà đã có chồng - vợ, bởi vì có nhiều cô gái yêu một người đàn ông đã có vợ bằng một tình yêu thực sự sâu sắc, chân thành.

Khoan hãy bàn đến giá trị đạo đức trong chuyện này, thì trước hết họ cũng là những cô gái dũng cảm hơn những người đi đường thuận rất nhiều lần.

Họ “ngược” giữa cuộc đời, nhưng xuôi theo trái tim. Chẳng có ai khi bước vào tình ái lại chuyên chú chọn cho mình con đường ngược đời, trừ khi họ có mục đích rõ ràng. Nhưng nếu có mục đích rõ ràng thì đâu phải là tình yêu. Thế nên lỡ trao trái tim và sự mê say của mình cho một người đàn ông đã thuộc về một người đàn bà khác, ít ra là về mặt pháp lý, trước hết đó là sự éo le của số phận, và là sự lạ lùng không thể hiểu của nhân duyên.

Người ta thường bảo, mỗi người khi sinh ra đều có một người vừa vặn dành cho mình. Nhưng dường như điều đó không đúng lắm. Nếu đúng, tại sao lại có những người can tâm tình nguyện làm “kẻ thứ ba”, ngang trái hơn lại là kẻ thứ ba trong hôn nhân của người khác.

Một cuộc tình xuôi chèo mát mái nghe ra thật ngọt ngào và an toàn cho những ai không muốn mạo hiểm. Giá như mọi cảm xúc của trái tim đều có thể giữ vững trong vòng “an toàn” ấy. Nhưng vì phi lý trí, bất quy tắc nên chính trái tim lại dễ dàng nhảy ra khỏi vòng kìm tỏa mà loạn nhịp trước một người đàn ông vốn dĩ không thể thuộc về ta.

Khi đã yêu rồi thì “bùm”, trời long đất lở cũng có sao. Thần Cupid thường bịt mắt khi bắn mũi tên tình ái, ta nên đổ tội cho thần chăng?

Yêu một người đàn ông đã có gia đình, một người đàn ông đã có gia đình vẫn đem lòng yêu một cô gái khác, có quá nhiều lý do để biện hộ. Dĩ nhiên, chẳng thể đem tình yêu ra làm lá chắn cho tất cả.

Chọn yêu một người đã có vợ, nếu kèm theo điều kiện ôm ấp hy vọng rằng một ngày nào đó người đàn ông ấy sẽ từ bỏ gia đình để đến với mình, cô gái ấy quả là dại dột. Đã chọn con đường khác thường sẽ có kết cục không bình thường.

Ngay cả một tình yêu “xuôi chiều” cũng có khi chẳng vượt qua được giông gió thường tình, huống gì một mối tình mà ngay từ khi bắt đầu đã có trăm ngàn thứ “ngược”. Vậy nên khi chấp nhận bước chân vào sự éo le này, không chỉ bạn “không được phép ốm” như tiêu đề bài viết đã nhắc đến ở trên, mà còn phải học- cách- yêu- vô- điều- kiện.

Xã hội thường chỉ trích những “kẻ thứ ba” trong hôn nhân là cả tin, nhẹ dạ. Nhưng nhiều khi họ chẳng cả tin, cũng chẳng nhẹ dạ, họ thông minh và đủ hiểu rằng không ai có thể tổn thương họ, lợi dụng họ nếu họ không đồng ý. Họ tỉnh táo để chọn sự mù quáng, bình tĩnh chọn sự điên rồ, giống như chú chim nhỏ trong truyền thuyết: sẵn sàng lao mình vào bụi mận gai, để cho những cây gai sắc nhọn đâm toạc trái tim mình, và trong giây phút giữa sự sống và cái chết, chú cất lên tiếng hót duy nhất một lần trên đời nhưng là tiếng hót hay nhất thế gian, tiếng hát khiến cả thế gian lặng đi lắng nghe và Thượng đế cũng phải mỉm cười.

Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại”. Ít ra là truyền thuyết nói vậy, và Colleen McCullough tác giả thiên truyện nổi tiếngTiếng chim hót trong bụi mận gai đã nói vậy.

Đó là lý do tại sao, rất nhiều các cô gái khi yêu lại thiết tha mượn hình ảnh con chim nhỏ lao vào bụi mận gai của Colleen McCullough để biểu trưng tình yêu của mình đến thế, dù tình yêu đó là “xuôi” hay “ngược”.

Đôi khi, chính cuộc tình đến sau mới là cuộc tình định mệnh của đời người.

Đôi khi, nếu dám chấp nhận làm người bất thường để sống với tình yêu bình thường của trái tim mình, sẽ tìm được hạnh phúc.

Nhưng đó cũng chỉ là “đôi khi”. Bạn sẽ ra sao khi lao mình vào bụi mận gai, ai mà biết được…

May - 2014

* Tiêu đề thuộc về Bùi Sim Sim

Được copy từ Phi Thiên Vũ

Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

NI SƯ ĐÀM LAN KHÔNG LIÊN QUAN TỚI VIỆC MUA BÁN TRẺ EM Ở CHÙA BỒ ĐỀ

(NLĐO) - Chiều 12-8, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long khẳng định không có việc 11 cháu bé mất tích tại chùa Bồ Đề và ni sư trụ trì Thích Đàm Lan không liên quan tới việc mua bán trẻ em xảy ra tại chùa này.


Ni sư Thích Đàm Lan tỏ ra đau buồn khi trao đổi với báo chí về sự việc xảy ra ở chùa Bồ Đề. Ảnh: MP

Trong cuộc họp giao ban báo chí tại Thành ủy TP Hà Nội chiều nay 12-8, ông Phan Đăng Long, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, khẳng định không có việc 11 cháu bé mất tích ở chùa Bồ Đề (quận Long Biên, Hà Nội).

Theo ông Phan Đăng Long, đến nay Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Hà Nội chưa có kết luận điều tra về vụ mua bán trẻ em xảy ra tại chùa Bồ Đề nên UBND TP Hà Nội chưa thể công bố. Tuy nhiên, kết luận điều tra bước đầu mà ông Long nắm được cho thấy việc mua bán cháu Cù Nguyên Công (thường gọi là cháu Lãi) chỉ liên quan đến đối tượng Nguyễn Thị Thanh Trang và không liên quan đến ni sư Thích Đàm Lan (trụ trì chùa).

Ngoài ra, ông Long cho biết Công an quận Long Biên cũng đã điều tra và xác định không có chuyện 11 cháu bé ở chùa Bồ Đề mất tích như một số đơn thư phản ánh trong thời gian qua. “10 cháu đã được đưa về với gia đình của mình và 1 cháu bé được một gia đình nhận làm con nuôi. Không có chuyện mua bán trẻ em hay mất tích như dư luận phản ánh”- ông Long nói.

Tuy nhiên ông Long cho rằng để xảy ra vấn đề này thì trách nhiệm của trụ trì chùa Bồ Đề không phải là không có. “Theo tôi được biết sáng thứ 5 tuần (ngày 14-8), Công an quận Long Biên sẽ tổ chức họp báo công khai về chuyện này”- ông Long nói.

Trước đó, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45, Công an Hà Nội) đã chuyển hồ sơ sang VKSND TP Hà Nội đề nghị khởi tố 2 bị can trong vụ mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề về Tội Mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em theo Điều 120 Bộ luật Hình sự, có khung hình phạt từ 3 năm tù tới chung thân. Hai bị can bị đề nghị khởi tố là Nguyễn Thị Thanh Trang (SN 1978, trú ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và Phạm Thị Nguyệt (SN 1979, trú tại xã Khánh Hòa, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình).

Nguồn:Thế Kha/Người Lao Động

Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2014

KHI ĐÀN BÀ MẤT NẾT

Ong Bắp Cày


Vở kịch "Bắt cóc con tin" ở Quận 12, TP HCM đã hạ màn. Các diễn viên đã buộc phải tháo mặt nạ.

Ảnh: Đôi tình nhân lúc "cố thủ" trong phòng trọ vẫn không quên kêu người nhà mang cơm đến - Ảnh: Thanh Vạn 

Sự thật là sự tha hóa về nhân cách đã dẫn lối chỉ đường cho người đàn bà 3 con phối hợp nhịp nhàng với người tình tạo ra một vụ bắt cóc con tin để tống tiền người chồng khốn khổ.

Chiều nay 8/8/2014, Thượng tá Nguyễn Quốc Hải, Phó trưởng công an quận 12 (TP.HCM) bước đầu cung cấp một số thông tin xung quanh vụ "giải cứu một người phụ nữ" trong phòng trọ trên địa bàn quận.

Theo đó, vụ việc xảy ra tại phòng trọ số 3 nhà 331 (tổ 13, khu phố 4, phường Tân Thới Hiệp, quận 12, TP.HCM). Nghi can trong vụ việc là Lê Văn Tuấn (31 tuổi), ngụ ấp Đông Châu, Mỹ Tây, Chợ Mới, An Giang và Phạm Thị Chi (37 tuổi, quê Hậu Giang, tạm trú ấp Tam Đông, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TP.HCM).

Được biết Tuấn là kẻ có tiền sử nghiện ma túy, sử dụng hàng đá, sống lang bạt kỳ hồ và có mối quan hệ tình cảm với Phạm Thị Chi (mặc dù Chi đã có chồng và 3 đứa con). Thực tế, đối tượng này đồng thời cặp bồ với nhiều người khác và có 2 con riêng. 

Điều lạ lùng là trong bối cảnh ấy, anh chồng khốn khổ của Phạm Thị Chi đã nhận nuôi dưỡng luôn 2 con riêng của Tuấn cùng với 3 con của Chi.

Qua khai thác sơ bộ, lực lượng công an đã xác định được Tuấn và Chi do thiếu tiền ăn chơi, nên dựng màn kịch này để tống tiền anh chồng bị cắm sừng. 

Vì thế, sáng nay, Tuấn và Chi vờ cãi nhau để dụ công an đến, rồi vờ bắt Chi làm con tin và yêu cầu chồng Chi phải xin lỗi, kèm theo số tiền 20 triệu đồng.

Hoảng sợ trước lời đe dọa của Tuấn, chồng của Chi cố gắng vay mượn nhiều nơi để đủ 20 triệu mang đến, đút qua khe cửa sổ vào trong phòng cho Tuấn.

Công an quận 12 đã cố gắng tiếp cận hiện trường, vận động Tuấn ra hàng, nhưng bất thành. Cuối cùng, do không thể thuyết phục được Tuấn, lực lượng cảnh sát đặc nhiệm đã phải sử dụng trái nổ hơi cay để khống chế. Lực lượng công an cũng không mấy khó khăn để nhận ra đây chỉ là màn kịch để cưỡng đoạt tài sản, mà không hề có vụ bắt giữ người trái pháp luật.

Thật đúng khi nói: Khi đàn bà say tình thì những chuyện hoang đường nhất cũng có thể xảy ra.

Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

Chồng Khánh Ly: LẤY KHÁNH LY, TÔI COI NHƯ MÌNH LÀ NGƯỜI ĐÃ CHẾT

Lê Phương


(GDVN) - "Lấy Khánh Ly, tôi coi như mình là người đã chết rồi" - chồng nữ danh ca Khánh Ly chia sẻ.

Ông Nguyễn Hoàng Đoan đã chia sẻ với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam về cuộc sống hạnh phúc với danh ca Khánh Ly trong suốt 39 năm qua.

Vợ chồng ca sĩ Khánh Ly dù lúc kết hôn không có tình yêu nhưng vẫn chung sống hạnh phúc suốt 39 năm qua

Cưới Khánh Ly chỉ tiêu hết 100 đô la

- Duyên phận đưa ông đến với Khánh Ly và trở thành người bạn tri kỉ của nữ danh ca này như thế nào, ông có thể chia sẻ được không?

Tôi biết Khánh Ly từ hồi còn ở Việt Nam, nhưng sau này gặp gỡ, thân thiết với nhau hơn là ở bên Mỹ.

Lúc mới qua Mỹ, Khánh Ly sống một mình với 2 đứa con ở bang Los Angeles, một nơi rất nghèo trong khi đó tôi lại là người làm ra tiền. Khi đến thăm Khánh Ly, cô nấu đồ Việt Nam cho tôi ăn làm tôi sung sướng lắm vì suốt 6 tháng trời, tôi toàn ăn hăm-bơ-gơ.

Liên tục được Khánh Ly nấu cho ăn suốt 1 tháng nên tôi đề nghị với cô ấy kết hôn với nhau. Khánh Ly nói rằng, cho cô ấy thời gian 3 tháng để suy nghĩ và cuối cùng cũng đồng ý.

Chúng tôi đến với nhau như vậy đó, hai người lấy nhau đều không yêu nhau. Trước đó, Khánh Ly có một người yêu khác, tôi cũng có một người yêu khác nhưng khi sống cùng thì tình cảm bắt đầu nảy nở và tới bây giờ đã là 39 năm rồi.

Đám cưới của chúng tôi cũng chỉ tiêu hết có 100 đô la làm bữa chả giò, mời 12 người làm việc chung với tôi đến dự. Tôi bỏ ra 80 đồng mua 2 cái nhẫn cưới vẫn đeo tới tận bây giờ.

- Hai người không yêu nhau nhưng lại quyết định sống chung với nhau, có giây phút nào, ông bà hối hận vì quyết định này không?

Chúng tôi không có hối hận nhưng cũng có nhiều lúc không hòa thuận với nhau. Tuy nhiên, khi có chung với nhau một đứa con thì tất cả mọi thứ đã thay đổi và trở thành một mái ấm gia đình hạnh phúc. Cho tới giờ này, chúng tôi đã sống với nhau gần 40 năm nhưng vẫn luôn coi nhau là bạn và tôn trọng lẫn nhau.

Trân trọng người yêu, người chồng trước đó của Khánh Ly

- Khán giả luôn nhắc đến Khánh Ly là người tình một thời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, ông có ghen với mối tình này của vợ mình không?

Khi ở Việt Nam, tôi chơi với Trịnh Công Sơn và cũng biết tiếng hát của Khánh Ly rất đặc biệt nhưng lúc đó, tôi không thích ca sĩ nên không để ý lắm.

Nhưng tôi không bao giờ ghen tỵ với bất cứ điều gì của Khánh Ly. Những người chồng, người yêu trước đó của Khánh Ly đều là những người tôi trân trọng. Nói chung, con người không có quá khứ thì buồn chán lắm.

Vì yêu Khánh Ly nên tôi yêu cả những đứa con của cô ấy, bây giờ chúng nó lớn hết rồi, có con rồi, chúng có nói với Khánh Ly và với tôi rằng, chúng chỉ có mình tôi là bố thôi.

- Nhưng làm thế nào ông có thể dung hòa và đồng điệu tâm hồn với một nghệ sĩ danh tiếng như Khánh Ly?

Tôi làm báo nên tôi nghĩ mình cũng có dòng máu nghệ sĩ. Khi tôi lấy Khánh Ly, tôi đã dứt khoát bỏ nghề, tự 'chặt' cái tay của mình để về làm việc cho vợ. Tôi biên tập âm nhạc, quay video... đó cũng là một khám phá thú vị và tôi say mê chuyện đó. Thậm chí, tôi cảm thấy hạnh phúc hơn cả khi làm báo.
Tôi còn nhớ năm 1997, khi Đài bên Nhật thực hiện phóng sự về cuộc đời Khánh Ly, họ phỏng vấn tôi thì tôi đã trả lời như thế này:

'Lấy Khánh Ly, tôi coi như mình là người đã chết rồi. Tôi chỉ đứng sau lưng Khánh Ly thôi và việc của tôi là cố gắng làm sao để giữ gìn, để hỗ trợ cho Khánh Ly đem tiếng hát của mình đi phục vụ đồng bào. Còn với tôi thì chẳng có gì cả'.

'Cô ấy là người dễ dãi với tất cả mọi người, chưa bao giờ biết giận ai nhưng đối với tôi, Khánh Ly rất khắt khe...'.

Không bao giờ thắc mắc về quá khứ của nhau

- Khánh Ly chia sẻ rằng, bà phải ăn uống như người tu hành vì ông bắt giữ dáng, điều này có đúng không?

Bởi vì khán giả yêu quí Khánh Ly nhiều quá thì mình phải trả lại cho sự yêu mến điều gì đó. Tôi nghĩ không có gì trong đời sống này mà mình được tất, mình muốn được cái gì đó thì mình phải hi sinh. Tôi nói với Khánh Ly rằng, những điều tôi khắt khe với cô ấy không phải là cho tôi mà là cho những người quí mến cô ấy.

- Mặc dù gọi chồng là 'cai ngục' nhưng khi nói về ông, Khánh Ly luôn tự hào và ca ngợi ông...hình như Khánh Ly rất biết nịnh chồng?

Cô ấy là người dễ dãi với tất cả mọi người, chưa bao giờ biết giận ai nhưng đối với tôi, Khánh Ly rất khắt khe. Cô ấy chỉ chuyên môn trách chồng, tôi giống như là cái thùng để cô ấy dồn hết tất cả mọi thứ vào trong đó. Nhưng tôi vẫn luôn cảm thấy hạnh phúc dù cô ấy có nói bất cứ điều gì. 

- Suốt 39 năm sống chung từ không yêu đến gắn bó không thể xa rời, ông bà làm thế nào để giữ được ngọn lửa yêu thương luôn cháy mãi như vậy?

Rất nhiều đàn bà đã đi qua cuộc đời tôi nhưng chưa bao giờ tôi thấy ai độ lượng, khoan dung và tốt đối với bạn bè, con cái như cô ấy cả. Dưới mắt tôi, vợ mình chẳng có tật nào xấu và chúng tôi luôn coi nhau như những người bạn, tôn trọng lẫn nhau.

Có lẽ điều đó khiến chúng tôi có thể chung sống hòa thuận và hạnh phúc bên nhau trong nhiều năm qua.

Chúng tôi không bao giờ thắc mắc về quá khứ của nhau. Thậm chí, bây giờ những người yêu một thời của tôi và cô ấy còn trở thành bạn. Tôi nghĩ muốn giữ được hạnh phúc thì mình phải có trái tim chân thành, nếu có sự chân thành thì mọi gập ghềnh trong đời sống nó sẽ đi qua hết.

- Có người từng chia sẻ rằng, cuộc sống của vợ chồng Khánh Ly tại Mỹ cũng gặp rất nhiều khó khăn. Vậy ông bà đã vượt qua khó khăn đó như thế nào?

Đời sống của một con người 'khi thì lên voi khi thì xuống đáy' là điều bình thường. Chúng tôi cũng gặp khó khăn nhưng dù có lúc xuống tới đất đen, có mất mát thì chúng tôi chưa bao giờ dằn vặt nhau hay gây gổ nhau vì chuyện đó. Chúng tôi luôn ngồi lại và bảo nhau cùng làm và nhiều khi vì lòng thành nên trời thương cho chúng tôi vượt qua được những giai đoạn như vậy. Bây giờ thì chúng tôi không còn khó khăn nữa.

- Liên tục được về quê hương biểu diễn chắc hẳn Khánh Ly rất hạnh phúc và ông chia sẻ niềm vui đó với vợ mình như thế nào?

Trong thời gian chúng tôi lấy nhau, Khánh Ly có nói rằng, chúng ta sẽ không bao giờ trở về quê hương được nữa. Tôi bảo với cô ấy, có thể bây giờ như vậy nhưng có lúc nào đó chắc chắn mình phải quay về cố hương, bởi vì con người phải quay về nguồn cội. Dù mình có sống ở bất cứ đất nước nào đi chăng nữa thì mình cũng chỉ là người Việt Nam. Chính vì thế mà gia đình tôi sống rất Việt Nam không có bất cứ hình dáng Mỹ gì ở trong gia đình tôi cả.

Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

Thoát: THOÁT Y CÓ THOÁT Ý? NHƯNG KHÔNG THOÁT ĐƯỢC CÔNG AN

THOÁT: Thoát y có thoát ý? Nhưng không “thoát” được công an

Moon tổng hợp

Đúng ra, ngày đẹp 12. 2. 2012 vừa qua, bộ ảnh “Thoát” đã ra mắt. Nhưng cuối cùng, theo thông tin của ban tổ chức, mọi việc đã không như ý.

Bộ phận an ninh văn hóa thành phố Vũng Tàu và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã phối hợp làm việc với tác giả dự án Thoát để hoãn lại ngày công bố.

Trên trang web của dự án (được thực hiện khá bài bản, công phu), vẫn còn những lời giới thiệu về dự án.

Xin phép được giới thiệu một số hình ảnh cũng như quá trình thực hiện Thoát.

Dự án Thoát gồm nhiều “sản phẩm”. Đầu tiên là cuốn sách ảnh trắng đen có tên “Thoát”, mà theo thầy Huệ Phong là “biểu đạt toàn bộ tinh yếu của bài Pháp Thoát được nhà Phong thủy Huệ Phong thể hiện sống động qua từng hình ảnh và câu chuyện của nhận vật.” Người thực hiện bộ ảnh là nhiếp ảnh gia Nguyễn Trung. Người mẫu là diễn viên Thái Nhã Vân – người đang được mệnh danh là “quả bom sex sẽ làm nổ làng showbiz Việt.” Bộ ảnh “Thoát” được thực hiện từ tháng 10. 2012 và đến nay đã hoàn tất với 12 ảnh chính, với sự kết hợp như thầy nói là thiền – zen và nude art (theo Việt Văn báo Lao Động).


Kế là bộ tranh “Thoát” được thực hiện dưới dạng ảnh số, sơn dầu, chì, thêu; Và bộ tượng “Thoát” được tạc dưới thể loại đất nung, đồng và đá. (Theo Việt Văn, bộ tranh chưa thực hiện và cũng chưa biết thầy vẽ hay đặt hàng ai.)

Rồi bộ lịch “Thoát”, khổ 40 x 40cm, 12 tờ.


Tiết mục múa đương đại “Thoát”, theo thầy Huệ Phong là với “những hình ảnh nghệ thuật và biểu cảm, cùng âm thanh và ánh sáng hòa nguyện nhau thể hiện nỗi cô đơn của loài người trong một xã hội hiện đại.” Thầy bảo sẽ thuê diễn viên, chuyên nghiệp hay nghiệp dư chưa thể nói, phải xem cô nào có khả năng thể hiện nó (theo Việt Văn, báo Lao Động).


Có nhạc “Thoát”, phim “Thoát”, nhưng mới là dự tính.


Dĩ nhiên là phải có bài thơ “Thoát”.


Và một cuốn truyện “Thoát”, “thể hiện sống động nỗi lạc lõng trong cõi tâm linh của con người. Xuyên suốt câu chuyện là sự nỗ lực tu thân và rèn luyện của nhân vật để vượt qua mọi sự ràng buộc hệ lụy đời thường và nỗi ám ảnh của sắc dục.”

*
Trong bài Thoát – chưa thoát trên báo Lao Động, nhiếp ảnh gia Việt Văn cho biết:

“Kịch bản và đạo diễn, cha đẻ của ý tưởng “thoát” là nhà phong thủy Huệ Phong, với thông điệp đại ý là sắc dục có thể làm người ta khổ đau, người ta sung sướng, là thăng hoa cho nghệ sĩ trên đường sáng tác, là trở ngại lớn nhất trên đường thiền… Chữ “thoát” để biểu hiện con người từ sự dính mắc đến chỗ tự do – làm chủ sắc dục. Và qua đó còn giúp cộng đồng hiểu: Sắc dục đích thực là gì!”

Sáng 13.12, phóng viên LĐ qua địa chỉ thầy Phong đã quảng cáo trên mạng ở đường 30.4 (TP.Vũng Tàu). Dù trông đạo mạo, hay cười, nhưng thầy Phong khá trẻ, chưa đến 40 tuổi, và đang làm việc với hai anh công an. Té ra, bộ ảnh trên chưa thể ra mắt vì chưa được cấp phép của Sở VHTTDL Bà Rịa – Vũng Tàu. Và thầy Phong ký vào biên bản làm việc là trong khi chờ cấp phép sẽ không được truyền bá những ảnh trong bộ “Thoát”.

Hỏi chuyện thầy, vì sao có ý tưởng trên, thầy bảo có từ nhiều năm trước. Sở dĩ phải sử dụng một tổ hợp hoạt động trên vì “để giải quyết một vấn đề xã hội, phải dùng nghệ thuật sẽ tạo hiệu ứng xã hội mạnh hơn, vì người ta cũng không đọc sách nhiều. Làm sao để thông qua dự án “Thoát” sẽ thấy con người có khả năng chạm vào sắc dục, làm chủ nó, không rơi vào ngã!”.

Nhưng khi hỏi thầy về bộ ảnh chưa ra mắt được, thầy lại bảo: “Chuyện triển lãm không quan trọng lắm, chủ yếu là tôi muốn đọc những bài viết mang tính định hướng cho công chúng. Tôi làm theo một lộ trình cẩn trọng, làm nghệ thuật phải có trách nhiệm, đụng đến vấn đề tâm linh càng phải cẩn trọng”.

Khi phóng viên muốn xem ảnh “Thoát”, thầy từ chối và đề nghị xem thẻ nhà báo. Hỏi sâu hơn về thiền, thầy không hào hứng và ngại nói. Thầy bảo cũng có tập thiền, đọc sách Phật, nghiên cứu Phật và viết bài, in sách, nhưng chỉ là cư sĩ.

Một dự án nghe đầy tham vọng, nhưng tác giả của nó còn có phần mông lung và chưa rõ ràng trong ý tưởng, cũng như cách thức triển khai.”
*
Lấy câu “Trong các thứ ái dục, không gì đáng ngại bằng sắc dục…” (Kinh bốn mươi hai chương) làm chủ đề dẫn đường, bộ ảnh là sản phẩm đầu tiên của dự án Thoát. 12 ảnh chính thì chưa thấy, nhưng phần giới thiệu được làm khá cẩn thận từ khâu chuẩn bị, dưới hình thức “một câu chuyện-ảnh”.

Mở đầu là một cô gái (diễn viên Thái Nhã Vân) với chiếc vali kéo đến cổng Thiền viên.


Cô gặp người của Thiền viện.


Và được chỉ lối vào Thiền viện sống.


Tại Thiền viện, cuộc sống “đầy tình yêu thương, được sống trong chánh niệm, làm việc trong chánh niệm, có không gian và thời gian quan sát mọi hành vi, mọi việc gì cũng có thể học hỏi được.”



Trong Thiền viện, “việc gì cũng là Pháp, chỗ nào cũng là Pháp”.


Rồi Thiền định, “là phương tiện tốt để thanh lọc thân tâm” (trước khi chụp ảnh?)


Khi Thiền, “mọi việc dần dần rõ ràng hơn khi tâm thức an tịnh”.


Sau đó Thái Nhã Vân đã tham vấn Ni Sư Phó Trụ trì Thiền viện Chơn Không – Vũng Tàu “về những điều cô quan tâm”: “Sắc dục dưới góc nhìn Phật Giáo” (Lời giới thiệu thì nói thế, nhưng cô có quan tâm không Thái Nhã Vân? Hay thầy quan tâm?).


Qua sự hướng dẫn và diễn đạt của Ni sư, “Thái Nhã Vân đã nắm bắt và hiễu rõ bản thể của sắc dục.”… “Mọi hình tướng đều không thật thì sao ta phải bám víu vào thân mạng và sắc dục này”.


Rồi tới buổi giảng pháp Tánh không của thầy Huệ Phong cho diễn viên Thái Nhã Vân và nhiếp ảnh gia Nguyễn Trung.


Mục đích buổi giảng pháp này là “để nắm bắt được ý nghĩa của công việc, phương thức làm việc, tinh yếu của cuốn sách.”


Nhiếp ảnh gia và hai diễn viên “lễ Phật trước khi thực hiện bộ ảnh, hồi hướng mọi công việc đến chúng sanh được hạnh phúc”.

Sau đó bước vào thực hiện bộ ảnh, với nguyên tắc: “Cẩn trọng trong từng việc nhỏ, miên mật giữ chánh niệm trong suốt thời gian thực hiện bộ ảnh.”

*
Nhưng như đã biết, bộ ảnh “Thoát” chưa thể ra mắt. Lam Hồng của bariavungtau.com khi phỏng vấn Huệ Phong, đã được ông cho biết:

“Thật sự đây là một ý tưởng rất lâu rồi, tôi cũng có trao đổi với một số người thiện tri thức, các thượng tọa thì tất cả đều chia sẻ công việc này rất khó. Và quan trọng nhất là phương thức thực hiện như thế nào cần thận trọng. Vì không dễ dàng gì, ngay cả Đức Phật cũng đã thốt lên: ‘Sự ham muốn không gì hơn sắc đẹp, sự ham muốn sắc đẹp ngoài nó không có gì lớn bằng, cũng may chỉ có một mình nó mà thôi. Nếu có cái gì thứ hai bằng nó thì người khắp thiên hạ không ai có thể tu hành được.”

Giải thích về vai trò của sắc dục, thầy Huệ Phong nói với Lam Hồng:

“Sắc dục từ cổ chí kim nó tồn tại trong đời sống con người như một thứ không thể thiếu trong tất cả thành phần và đối tượng. Nó đem lại hạnh phúc, cũng đem lại khổ đau. Con người nắm bắt nó trong trạng thái ngã, dính mắc nên trở thành nô lệ hay sử dụng sắc dục ở tầng rất thấp, thậm chí có thể nói thô thiển. Sự huân tập trong quá khứ và hiện tại tạp khí đã bám víu con người khó có thể tự do với nó được. Khi hành thiền và quan sát, tôi nhận thấy một điều con người có thể làm chủ được nó, tự do với nó, hoặc sử dụng nó đúng đắn hơn… Đã làm chủ được sắc dục là cái mạnh mẽ nhất, thì có thể làm chủ được mọi việc. Trong đó không ngoài hướng đến an lạc và hạnh phúc con người.”

Đánh giá về dự án, tác giả Huệ Phong tự nhận xét:

“Đây quả là một ý tưởng độc đáo, có thể nói chưa có một trường hợp nào một ý tưởng, một kịch bản mà bao quát được hết tất cả các nghệ thuật: tranh, lịch, sách ảnh, tượng, truyện, nhạc, sân khấu, điện ảnh.”

Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

ĐÀ LẠT GIẤU MỘT NGƯỜI TÌNH

Vân Nguyễn


Cảnh báo: Không nên đi Đà Lạt một mình!

Người ta vẫn nhắc tới thành phố này như là minh chứng của tình yêu. Nếu Bali là thiên đường biển xanh mây trắng nắng vàng, của những tuần trăng mật-dài-vô-tận thì Đà Lạt là nơi nghỉ honey-moon đầy thơ mộng và sâu lắng.

Đến với Đà Lạt người ta ngỡ như đang ở một vùng quê châu Âu nào đó. Những cánh rừng thông bạt ngàn, những ngôi nhà sơn màu trắng, những cụm hoa nhiều màu sắc trước nhà. Thỉnh thoảng lại giống xem phim Hàn Quốc, cảnh nam chính lái xe đưa nữ chính về dừng dưới chân dốc, nàng phì phò leo dốc, chàng chạy với theo đưa túi, đồ (hoặc gì đó) bỏ quên. Ngọn đèn đường vàng, cái se lạnh, khiến cái ôm tạm biệt cũng mang một mùi hương. Ôi, khó để người ta không nuông chiều cảm xúc mơ mộng.

Ảnh minh họa

Nếu đã từng đặt chân đến Đà Lạt thì ngoài ấn tượng về những con đường nhiều hoa, hoa trải khắp thành phố, cái lạnh đủ đẻ choàng thêm tấm áo mỏng, cái chênh vênh của những con dốc nhỏ người ta còn cảm thấy thú vị vì sẽ không có bất kì một đèn tín hiệu giao thông nào.

Đà Lạt "ba không", không xích lô, không điều hòa và không đèn tín hiệu. Dù vậy giao thông nơi đây vẫn hoạt động nhịp nhàng, không xảy ra hiện tượng chen chúc. Người Đà Lạt khoan thai, an nhiên tự tại. Khác với người Huế, người Huế trầm mặc thoáng nét buồn. Nhưng điểm chung đó là cả hai nơi này đều rất hiền hòa.

Cảm giác tuyệt nhất khi tới Đà Lạt đó là khi đi qua đèo Prenn, bác tài xế mở một bản nhạc Pháp, có lẽ từ những thập niên trước, gió qua cửa xe lùa tung mái tóc, dang tay ra đón gió, ngân nga theo ca khúc chẳng biết cả lời lẫn tên. Một cảm giác khác lạ thân quen.

Còn gì tuyệt hơn khi chạy trốn khỏi Hà Nội với tiết trời nóng nực để tới với cái mát lạnh của Đà Lạt. Buổi sáng lười biếng co ro trong chăn ấm. Buổi tối ấm áp trong chăn. Hình như tới Đà Lạt là để thỏa mãn thú vui ngủ nướng. Tiết trời nơi đây trong lành, mát mẻ quanh năm. Đà Lạt luôn đẹp.

Buổi sáng chạy vòng quanh hồ Xuân Hương, ghé khu Hòa Bình làm tô phở buổi sớm hoặc vòng vèo thưởng thức bún bò Huế hẻm Ánh sáng. Sau thuê một chiếc xe máy dạo quanh thành phố, trưa ghé bánh bèo số 4 nay chuyển về 228 Phan Đình Phùng, nem nướng Bà Nghĩa số 4 Bùi Thị Xuân. Hoặc qua bánh canh Xuân An 15 Nhà Chung, chỉ bán buổi chiều. Bánh căn tiệm giày Ông Già cũng là một địa chỉ đáng để thử qua.

Chiều tà, ghé vài quán cafe. Cafe Liễu Ơ (Lỡ Yêu) với thiết kế sân vườn đặc trưng. Cafe Tùng khu Hòa Bình phục vụ người sành nhạc lại sành cafe.

Dạo chợ đêm Đà Lạt ăn tối cũng là một thú vui, hít hà cái lạnh của phố núi, tìm một cốc sữa đậu nóng, khoai nướng và bánh mì xíu mại. Buổi chuyện trò đơn giản với vài người bạn. Ấm áp tận cõi lòng.

Đà Lạt với nhiều danh lam thắng cảnh, với nhiều món ăn ngon thực sự là một nơi hấp dẫn để khám phá. Còn nữa, bởi Đà Lạt giấu một người tình bởi vậy nhất định phải tới để tìm kiếm...

Candy Jelly

Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

VĨNH BIỆT LIỆT SĨ LƯỜNG PHÁT CHIÊM

Xúc động bài thơ tri ân Liệt sĩ Lường Phát Chiêm

(PLO) - Trước tấm gương hy sinh anh dũng của Đại úy Lường Phát Chiêm, (32 tuổi, cán bộ Phòng Cảnh sát bảo vệ và cơ động Công an tỉnh Sơn La) trong trận quyết chiến với tội phạm ma túy ngày 19-7-2014 tại biên giới Việt - Lào, Facebooker Lính Biển Việt nam đã có bài thơ vĩnh biệt đồng đội đầy xúc động:

Liệt sĩ Lường Phát Chiêm ra đi để lại vợ và một con trai thơ dại 21 tháng tuổi. Ảnh: TNO

VĨNH BIỆT NGƯỜI LIỆT SĨ VÙNG CAO

Ở dưới xuôi nước mắt thành sông
Khóc người lính dù, người lính đặc công
Thung Cuông hôm nay cũng đổ máu hồng
Của người lính cảnh sát cơ động
Đã hi sinh để lại những nghẹn lòng…

Con 2 tuổi nép sợ ngó người đông
Các bác ở đây mà bố chẳng về cùng
Đâu biết rằng sớm nay vang tiếng súng
Bố trúng đạn rồi…tội con nhỏ ngóng trông…

Phong tục bản Pán hỏa táng ngoài rừng
Anh nằm trên củi sụt sùi mưa giông
Lệ hoen dòng... người vợ trẻ thầm mong
Lửa cháy nhanh…hồn anh khỏi nóng…

Xóm núi nghèo người Thái, người Mông
Không khí lặng trầm lâm li tiếng khóc
Xót xa lòng hai mẹ con nheo nhóc
Thôi từ nay …mất bố…mất chồng…

Nào phải dưới xuôi...ít người tới được
Đường xa xôi đồi núi trập trùng
Nơi vùng cao còn bao khó nhọc
Nén hương lòng...bái biệt hồn vong...

(Lính Biển Việt Nam)

Được biết, bài thơ đã được gửi tới Liệt sĩ Lường Phát Chiêm tại lễ truy điệu anh vào ngày 21-7.

Trong chương trình Tâm tình biên giới và hải đảo của Đài tiếng nói Việt Nam, bài thơ sẽ được chính tác giả đọc trên sóng VOV1 lúc 20 giờ 30 ngày thứ bảy, 26-7. Ngoài ra, chương trình cũng sẽ dành thời lượng để bạn nghe đài chia sẻ và động viên với gia đình Liệt sĩ Lường Phát Chiêm.

PLO

VỊ THA ƠI LÀ VỊ THA!

Sau kiên cường, bất khuất, trung hậu, đảm đang thì vị tha là đức tính tốt thứ 5 của phụ nữ Việt Nam mà xã hội nên tôn vinh, hoặc ít nhất cũng tăng tiền thưởng ngày 8/3 từ 300 ngàn lên 350 ngàn!

Giữ xe cho chồng đi tè

Theo tôi, lấy vợ Việt Nam cũng sướng chẳng kém gì lấy vợ Nhật. Vợ Nhật (nghe đồn) nấu ăn ngon, ngoan ngoãn, biết nghe lời, đi sau chồng ba bước, thậm chí còn quỳ xuống mang dép cho chồng khi về nhà. Còn vợ Việt Nam biết... trông xe cho chồng đi tè!

Đã nhiều lần tôi thấy cảnh người phụ nữ đứng lúi húi bên chiếc xe máy (đôi khi là xe hơi), trong khi chồng/ bạn trai cô ta úp mặt vào tường. Mà lần nào tôi cũng thấy sốc.

Bởi, người đàn ông của tôi, có thể ăn mặc không đẹp, nhưng nhất định không được khạc nhổ xuống đất và vứt rác ra đường. Người đàn ông của tôi, có thể tiền trong túi không nhiều, nhưng nhất định không được hể hả tính cách ăn chặn, lừa tiền người khác; có thể không giỏi, nhưng đừng nói chuyện an phận tự ti; có thể nghĩ ra 1001 lý do để rủ tôi lên giường (trong giai đoạn còn cần lý do mới được lên giường cùng nhau), nhưng nhất định không được vi phạm thứ lịch sự tối thiểu: Đi vệ sinh ở đúng nơi quy định.

Tất nhiên, các anh có thể nói rằng thì là abc xyz. Có lắm lý do. Ờ thì tôi cũng thông cảm đấy, nhưng không chấp nhận được. Tôi khó tính, và tôi có quyền sốc khi nhìn cảnh những người đàn bà đứng trông xe - có khi e dè, có khi ngượng ngùng, có khi thản nhiên – cho chồng đi tè.

“Vị tha” – được định nghĩa là hành động quan tâm đến lợi ích của người khác. Cụ thể ở đây, là bỏ đi sự xấu hổ của bản thân để đối phương được tự do vung vãi sự riêng tư ở nơi công cộng. Là hy sinh sự tự tôn, khi đứng cạnh người đàn ông không biết tự tôn chính mình.

Mà vị tha được đến chừng ấy, thì vị tha thêm chút nữa đã là gì! Chẳng hạn như...

Đến đưa bồ của chồng đi phá thai

Chuyện tôi nghe được, gã đàn ông ngủ với cô bé vị thành niên. Vợ anh ta đến nhà gặp ba mẹ cô bé, quỳ xuống xin tha cho chồng. Lại có chị phụ nữ, nhận từng trận đòn thù của chồng do nói với hàng xóm rằng mình vừa đi nâng mũi cắt mắt về - nên mới bầm và dập. Chị ta vẫn tự trách mình, không đủ đẹp và giỏi, ngoan và ngon để người đàn ông của mình hạnh phúc. Bởi nếu hạnh phúc anh ấy đã không đánh vợ. Và có chị phụ nữ, sáu lần đến phòng phá thai, mỗi lần đều đi kèm một cô gái trẻ. Là nhân tình của chồng. Đúng hơn – là nhân tình đã bị bỏ của chồng. Chị ta tự nguyện trong đau đớn, chỉ với một lý do: Để cô ta bớt hận chồng mình.

Vị tha là hi sinh một điều gì đó cho người khác mà không phải cho bản thân mình. Cụ thể ở đây là bỏ đi quyền được giận dữ của mình, để bảo vệ bộ mặt của đối phương. Dù đó không chắc là mặt người.

Vị tha ơi vị tha!

Đàn bà được khuyến khích vị tha. Cửa phải mở rộng để chờ đàn ông trở về. Miệng phải ngọt ngào những ngợi ca. Tim phải rộn ràng thổn thức yêu thương. Não phải toan tính nâng đỡ. Thân thể phải tươi trẻ no giòn. Như thể đàn bà là sinh vật được tạo ra từ phấn hồng và mật ngọt, như đất và như nước. Để sẵn sàng giang tay. Để được tiếng là đàn bà ơi, em vị tha quá, anh mang ơn em.

Có khi câu đó, mãi đến khi đàn ông trở thành ông lão miệng cắm ống thở, đàn bà mới được nghe. Và thở phào vì mình đã hoàn thành sự nghiệp vị tha cả đời.

Ừ thì vậy cũng được xem là thành tụ.

Kết

Tôi không đả kích sự vị tha của đàn bà. Bởi đàn bà không nên là gai độc. Bởi sự vị tha có thể giữ lại một mái ấm, giúp giữ cho đàn ông một lối quay về, hay ít nhất là giúp các anh dễ thở hơn đôi chút – và không phải nín tè. Nhưng đừng ham hố làm chi cái thành tựu vị tha, nếu nó góp phần biến đàn ông thành những gã trai vô trách nhiệm, ích kỷ, ngạo mạn, vô dụng và vô tâm, còn đàn bà trở thành những kẻ ăn xin tình thương và cảm giác an toàn, giữa chợ. 

Bài: Hạ Chi