Hiển thị các bài đăng có nhãn Thư Giãn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thư Giãn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

Hã hã: Giống và khác nhau giữa vợ và... đất

Vợ và đất là hai thứ quan trọng nhất đối với đàn ông. Hãy làm thử tí so sánh. 

Lưu ý, ảnh bên chỉ để thèm, không liên quan đến nội dung bài viết.

1 Nhiều tương đồng phết:

- Chúng ta chỉ có quyền sử dụng chứ không có quyền sở hữu.

- Đều kinh khủng như nhau khi trở về.

- Giá thường cao hơn khi ở phố lớn.

- Càng ngày càng bị sa mạc hoá.

- Đều cần phải dọn cỏ định kì.

- Muốn trồng thì phải cày.

- Không cẩn thận là bị thằng hàng xóm xà xẻo

2 Nhưng xét tới xét lui một hồi thì chúng cũng khác nhau:

- Đất để càng lâu càng có xu hướng tăng giá, vợ để càng lâu càng tụt thê thảm.

- Vợ nói cả ngày còn đất thì các cụ chả bảo rồi, im như đất.

- Đất đai khi nhà nước thu hồi thì được đền bù còn vợ một khi quay về ông bà ngoại là ta đi tong nửa tài sản.

- Đất cắm cái cây lên là cây xanh tốt còn vợ cắm vào thì cả cây lẫn thằng trồng đều xanh lét.

- Đất không đẻ được nhưng vợ thì hở ra đẻ, hehe.

- Đất to thì đẹp còn vợ to thì bẹp.

- Khổ nhất có đất thì nhiều em theo chứ có vợ thì đi đâu nó né đấy, hehe.

Thứ Năm, 21 tháng 5, 2015

Vãi: Nhìn yêu phết chứ đ** đùa !

Khoai@

Công Phượng và đồng bọn chuyển giới.

Nhìn yêu phết chứ đéo đùa.



Tuấn Anh



Duy Mạnh


Phan Thanh Hậu


Hồ Ngọc Thắng


Quế Ngọc Hải


Hồng Duy


Xuân Trường


Mạnh Hùng


Bùi Tiến Dũng

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2015

Cùng hân hoan

Cùng hân hoan

Dưới đây đăng lại một entry từ blog của bác Thiềm Thừ, một nhà báo. Địa chỉ: 

http://thiemthu62.blogspot.com/2015/04/cung-han-hoan.html

Báo Tiền Phong số ra ngày 6/5/1975 dành nguyên trang 15 để đăng chùm 6 tranh liên hoàn về 21 năm Mỹ can thiệp vào Việt Nam, từ 1954 đến 1975.


Tranh cuối cùng khá thú vị, với nụ cười của ba người Việt Nam. Anh lính giải phóng cười tươi, dĩ nhiên. Hai anh lính Sài Gòn cũng vứt súng, hân hoan...


-------
Bổ túc vài nét về tác giả tranh vui:

Tác giả chùm tranh vui liên hoàn trên đây là họa sỹ Tạ Lựu (1929 – 2006).

Cụ thân sinh ra ông Tạ Lựu là cụ Tạ Văn Thâm, còn được gọi là cụ Phó Vẽ, chuyên vẽ truyền thần, có cửa hàng tại thị xã Tuyên Quang. Cụ Phó phát hiện ra năng khiếu hội họa của ông con trai, khi Tạ Lựu sốt ruột vì phải hầu quạt mà lỡ miệng chê ông cụ ... vẽ chậm.

Tạ Lựu thi đỗ vào trường Mỹ thuật Hà Nội năm 1954, nhưng không hiểu sao, không theo học tiếp, mà bắt đầu cộng tác với báo chí.

Tạ Lựu (và các bút danh khác là Tê Lê, Ti Li), là các bút danh đặc biệt thân quen với các bạn đọc nhỏ tuổi của báo Thiếu Niên tiền phong và nhà xuất bản Kim Đồng thời trước.
Nhiều người hẳn vẫn còn nhớ bộ truyện tranh Những cuộc phiêu lưu của Mít Ðặc và Biết Tuốt của nhà văn Nga Nikolay Nikolayevich Nosov (cùng là tác giả của cuốn “Vitya Maleev ở nhà và ở trường”) được Nhà xuất bản Kim Đồng dịch ra tiếng Việt vào những năm 196x.

Người vẽ minh họa bộ truyện tranh nói trên là họa sĩ Tạ Lựu.

Tranh thiếu nhi của ông đặc sắc, mang một phong cách rất riêng, không lẫn vào đâu được. Các em bé trong tranh ông đều có dáng vẻ tròn trĩnh, hồn nhiên, phúc hậu, vừa sống động, lại vừa hao hao giống... tác giả.

Chân dung Tạ Lựu (Tự hí họa)

Ngoài mảng truyện tranh, cộng tác với nhà xuất bản Kim Đồng và báo Thiếu niên, Tạ Lựu còn vẽ tranh biếm cho các báo Tiền Phong, báo Thống Nhất, (năm 1960, ông đạt giải nhất cuộc thi vẽ tranh đả kích do báo Tiền Phong tổ chức) và sau này là báo Lao Động và một số tờ báo khác. .

Tạ Lựu cũng chính là người “rủ rê” Văn Thanh gia nhập làng biếm họa, khi Văn Thanh còn đang là giáo viên dạy vẽ ở một trường phổ thông.

Định nghĩa khôi hài của Tạ Lựu về đàn ông: "Đàn ông là người thuyết phục được nhiều đàn bà nhất". Nhưng dường như ông không khôi hài tý nào khi thật sự áp dụng định nghĩa ấy vào trong đời sống riêng tư.

Hãy để ý “chữ ký” dưới mỗi bức tranh biếm họa của ông, đó là bình ảnh một quả tạ.

Chép lại từ Lốc Liếc

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

Chuyện dưa, chuyện xưa, chuyện nay

Ngày xưa có bác Mai An
Tiêm đầy đảo vắng chỉ toàn cứt chim
Tháng ngày chồng vợ lim dim
Sáng làm đôi nháy, chiều tìm thức ăn

Cuộc đời gian khổ khó khăn
Nhưng mà vẫn giữ khăng khăng nụ cười
Đảo xa thiếu vắng con người
Chỉ toàn cát sỏi, trên trời dưới cây

Cả nhà làm lụng cầu may:
Thể nào cũng có vài tay đến tìm
Nhưng mờ chỉ thấy toàn chim
Bay qua, ị xuống hàng nghìn hạt đen

Tháng sau, cây nảy mầm lên
Vỏ xanh, ruột đỏ, không tên (nhưng) ngọt lừ
Bác Tiêm sung sướng ngất ngư
Mang về dâng lễ kiểu như đồ hàng

Nhà vua trông thấy bàng hoàng
Phục cho chức cũ, ban vàng thưởng châu
Quả kia gốc gác đẩu đâu
Bây giờ thành quả Dứa Hâu nước nhà

Truyền nhanh đến tận Quảng Đà
Lông dân chăm chắm, nhà nhà trồng dưa
Mùa xuân, chim bướm đẩy đưa
Mang lên cửa khẩu nhưng chưa xuất hàng

Bất ngờ cơn lũ đi ngang
Bao nhiêu dưa hấu vỏ vàng, thối trong
Đầu dân như mớ bòng bong
Dưa như nước ốc còn mong bán gì

Tin đồn trên mạng lan đi
Có dăm anh chị tức thì đứng lên
Chung nhau chục tấn, rồi thêm
Để bà con đỡ khổ đêm lẫn ngày

Tình hình có vẻ vẫn gay
Hết dưa lại đến hành cay ứ dồn
Trung ương làm việc như tay
Nông dân tham vặt thế này dell xong

Cà chua, hành, ớt, thanh long…
Trái nào cũng ế chổng mông lên giời
Nước ta nông nghiệp đời đời
Mà dân vẫn đói, chỉ lời trung gian
*****

Tiên sư bố 
lũ dã man
Mua thì rẻ rúng 
bán ngang vàng mười

***********

Nguồn: Dương Tiêu

Thứ Hai, 6 tháng 4, 2015

Điếu cây xanh - đánh cây xiêu


Hòa Nguyễn

Hỡi ôi!

Nhật Nguyệt xoay vần, bốn mùa thay lá, tưởng gốc bền thì tán mãi còn xanh.
Có ngờ đâu 1 hồi trống lệnh nhanh, vừa dứt tiếng đứt rồi thân cổ thụ!

Cứ ngỡ Thủ Đô vẫn là chưa đủ diện tích cây xanh trên một đầu người
Vẫn tưởng rằng Xuân nhuận sắc tươi, Tết trồng cây Xuân mãi còn viên mãn

Ấy mà nay biết lấy ai bầu bạn, đàn chim kia nháo nhác biết về đâu?
Tiếng rao rơi lạc phố đêm thâu, cơn gió nào lang thang tìm lá biếc?

Sáng nay đây:

Nhìn cây đổ cho lòng thương tiếc, lõi thân này còn rỉ máu nhựa tươi
Rễ bật lên mà nhớ khôn nguôi, tán cây kia những ngày che nắng lửa. 

Mùa Thu nào không thoảng mùi hoa sữa, vị hương nào “ngọt ngào phố đêm đêm”?
Mùa Hạ nào nấn ná muốn dài thêm, ngày tan trường “cánh phượng hồng” ép vở.

Con đường Xuân những chùm hoa sưa nở, trắng tinh khôi như áo trắng Hà Thành.
Góc phố nào nghiêng nghiêng mái rêu xanh, lá bàng đỏ ấm cả mùa Đông phố?

Thử hỏi:

Mấy chục năm trải bao mùa bão tố, cắt tỉa cành vẫn là việc thường niên
Chặt những cây thân ngả cành nghiêng, sao đốn cả những thân thẳng khỏe.

Nạn xả ra là điều không ai muốn, trách nhiệm này đâu phải lỗi của cây
Nay cắt cành mai cưa gốc đó đây, phải hỏi đến bổng lương kia ai nhận?

Đừng tưởng cây vô tri an phận, cây là cây mà cây cũng là người
Đừng tưởng xung quanh chỉ vỗ tay cười, cười là cười đôi khi cười là khóc!

Nhìn phố quen hàng cây bật gốc, dáng cây nào lùi mãi kỷ niệm xưa
Rồi Hè sang nắng lửa ban trưa, bóng mát nào che dòng đời tất bật?

Thường nghe:

Thuốc có đắng chính là giã tật, lời thẳng nhiều khi lại thấy khó nghe 
Kẻ đớn hèn ấy là kẻ xun xoe, giọng lưỡi ngọt phải xem là có độc?

Làm việc lớn chớ nên “dục tốc”, xét thêm rằng “bất đạt” để trọn câu
Việc chung đưa tập thể lên đầu; việc đại sự hãy lấy dân làm gốc!

Nên chăng:

Những phố cũ cây vẫn xanh mầm lộc, cứ duy tu và trồng cấy đan xen
Thử nghiệm cây cho thổ nhưỡng thân quen, giống tốt giữ lấy mà phát triển.

Những phố đặc thù cấm làm tùy tiện, giống cây nào chọn để đặc trưng?
Đừng ép về những giống chỉ quen rừng, chớ ép tiểu thư với chàng trai miền núi.

Trai miền núi về xuôi trai tủi, tiếng khèn đêm đêm da diết nhớ thương
Tiểu thư lên non lại nhớ phố phường, nhịp guốc vọng mãi mãi vào ký ức.

Đồng lòng dân ấy là thêm sức, thêm cả vào đánh giá chuyên môn
Vạch rõ ra đâu là phố bảo tồn, đâu cải tạo và đâu là trồng mới

Khu ven đô hãy đang còn tươi mới, chính là nơi xứng đáng thử nghiệm cây
Những tuyến xuyên tâm tỏa khắp đó đây, sao chẳng thử mà chặt đi phố cũ?!

Than ôi!

Dăm chữ mọn biết làm sao cho đủ, kẻ học sinh mạn phép dãi đôi lời
Vài tiếng kêu lạc giọng mất hơi, phận dân đen dám mong đèn soi xét!

Mong Thăng Long mãi còn nguyên nét, dáng rồng bay trên một dải đất lành.
Cho Thủ Đô giữ vẹn sạch đẹp xanh, thế phát triển luôn đi cùng bền vững!

Để ngày mai bên nhà cao sừng sững, có cây xanh cho mềm lại bê tông.
Mạng lưới đường thành nang phổi mênh mông, giảm tiếng ồn và bớt đi khói bụi.

Nhìn cây đổ mà lòng thêm tủi, tiễn cây mà tưởng tiễn bạn vong niên
Dám mong người trách kỷ trước tiên, hậu trách nhân và quyết làm cho tốt!

Vài lời thảng thốt!
Biết tỏ cùng ai?

Đêm lạnh phố dài
Hồn cây về chứng!


Một người dân Hà Nội chít khăn tang cho cây. Ảnh: Mai Sơn Kieu

Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2015

Hãy làm mình đẹp lên, các mẹ ạ

Mình luôn nhìn nhận phẫu thuật thẩm mỹ hay chuyển giới với quan điểm tích cực và cổ vũ bởi đó là một nhu cầu chính đáng khi nó không chỉ mang lại sự thay đổi trong cuộc sống mà cả niềm hạnh phúc cho người phụ nữ, vốn trời không ban cho hương sắc hoặc giới tính thực của mình.

Sau khi chương trình Change Life phát sóng trên VTV2, Vũ Thanh Quỳnh (SN 1992, Nam Định) có lẽ là cô gái được nhắc đến nhiều nhất bởi cô quá đẹp - nét đẹp không lẫn vào đâu được của nền phẫu thuật thẩm mỹ xứ sở Kim Chi. Từ một cô gái xấu, nàng bỗng thành thiên nga nhờ vào những bàn tay tài ba của các chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ. Sự thay đổi về ngoại hình shock đến mức, mẹ cô chỉ nhận ra con qua giọng nói và giờ thì cô thực sự đã có 1 cuộc sống khác, được mời tham gia chương trình “Bữa trưa vui vẻ” cùng Á hậu Huyền My, được nhiều báo đài để ý, quan tâm đến, quen được nhiều bạn bè hơn, cũng có những người sẵn sàng giúp đỡ việc làm… 

Thực tế nó phũ phàng vậy đấy, phụ nữ xấu thì không có quà các mẹ ạ. Trách sao được cái quy luật phát triển sinh tồn của tự nhiên khi con người sống, làm việc, hưởng thụ đều hướng tới cái đẹp. Nhớ Y Ban có 1 truyện viết về nhân vật Nấm, nàng xấu đến nỗi khi một đồng nghiệp say rượu lột truồng ra, nhìn kỹ nàng nó tỉnh mẹ cả rượu, vái ba vái rồi bỏ đi (Tổ sư thằng đồng nghiệp mất dậy, khốn nạn...hé hé...). 

“Cái nết đánh chết cái đẹp” chỉ là lời động viên sáo rỗng và hạnh phúc là manh chiếu hẹp các mẹ ạ. Hãy giật nó về phía mình, bằng mọi giá, trước hết là hãy làm mình đẹp lên về ngoại hình rồi tính tiếp. 

Mới đây thôi, một bạn chú rể bên Trung Quốc nhảy sông tự vẫn quên đời bởi cô dâu do cha mẹ lựa chọn quá xấu. Đấy, xấu không chỉ không có quà mà rất có thể còn là nguyên nhân gây tử vong cho người khác, ít nhất trong trường hợp này. 

Nguồn: Thiện Đinh Đức

Nghe đồn bác sĩ viện C, thấy cô nhà báo liền chê, lắc đầu

Dương Tiêu

Chuyện anh đọc trên báo, đúng sai, anh biết d’ đâu, chờ báo viết bài 2. Dưng mà, anh chỉ băn khoăn tí tị tì ti thôi, là đi chữa bệnh thì “kể” chuyện làm thêm, viết báo làm gì cho khổ dư lày?

Chợt nhớ câu “nghề báo là nghề cao quý trong các nghề cao quý” của một vĩ nhân nói trong cơn say bia ở Tạ Hiện. Anh thật!

Thôi thì lại có vè (kệ u xơ mới lị tử cung. Mà "tử cung" đúng là có nghĩa là "nơi vua ở" thật, hóa ra từ điển Vũ Chất cũng có chỗ đúng đấy các mẹ ạ. TS ông Vũ Chất chứ).

Nghe đồn bác sĩ viện C
Thấy cô “nhà báo” liền chê, lắc đầu
Cô này cũng dạng vừa đâu
Gọi ngay cho báo, kêu cầu tứ phương

Cô rằng: Bác sĩ bất lương
biết cô viết báo, chẳng thương lại còn
đuổi ra, la mắng om xòm
Cô bèn bực bội, dí tay vào C

Chuyển sang viện khác đề huề
Rồi cho lên báo, “ra đê phen này”
Case nè kể rất là hay
Quyền lực thứ bốn, dư lày, vui không?

Học kiểm lâm Hà Nội đi lớ....

Nay ngày Cá tháng 4 thế đek nào ngồi mần máy tính lại thấy tòi ra cái bài này…. Hehe. Tôi đọc ở đek đâu lâu lắm rồi.. chả nhớ nữa, thấy hay thì copy lưu lại. Nay đọc lại vẫn thấy toẹt cmn vời…. hehe. Thôi thì post hầu Chi bộ thẩm và xả choét một cuộc phỏng vấn hết sức nhân văn và thú vị. 

(Note: Bài có nhiều "lớ", cố mà thẩm anh nào kêu dài tự vả vào mồm đéo nói nhiều. hehe)

Hội thoại giữa anh Kiểm Lâm và Già Làng:

Già làng: Bố thấy cái cán bộ Kiểm lâm chúng mày là khoong được đâu lớ..?

Kiểm lâm: Vấn đề gì thế bố..?

Già làng: Vừa rồi bố được nhà nước cho về thủ đô dự hội nghị già làng trưởng bản.. lớ. Được Chủ tịch tiếp, được đi thăm nhiều nơi ở thủ đô lắm..lớ, bố thấy cái cán bộ Kiểm lâm mình là ko được lớ..

Kiểm lâm: Cụ thể sao bố...?

Già làng: Bố thấy cán bộ Kiểm lâm chúng mài tối tối chỉ đi tìm diệu uống mí tìm gái chơi thôi lớ.. nên rừng bị chặt hết rồi lớ... đấy mày thấy giờ rừng có còn cây to nào khoong? con nai, con hoẵng cũng bỏ mà đi lớ... nhiều lúc bố muốn tìm con dũi, con chuột cũng khoong còn lớ...

Kiểm Lâm: Ý bố là sao..?

Già làng: Vừa rồi bố về Thủ đô lớ... bố thấy tối tối gốc cây nào cũng có 2 cán bộ kiểm lâm coi lớ..., không thì ít ra cũng phải cử một cán bộ kiểm lâm coi lớ.. thế thì cây mới to, mới đẹp lớ.... 

Hôm rồi tại hội nghị bố có phát biểu rồi lớ....Bố đề nghị với chủ tịch với nhà nước cho chúng mài về học tập Kiểm lâm Thủ đô rồi lớ... lớ..

Bố cho chúng mài xem ảnh copy trên mạng mà học tập kiểm lâm Hà Nộ lớ...

Đây nhớ, 2 Kiểm Lâm giữ 1 cây lớ...



có khi 1 Kiểm Lâm 1 cây lớ....


Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

Thầy dạy vật lí: HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG TỪ (Viết tắt là CỨT)

Bài chôm bên nhà bác Giao: về hiện tưởng Cảm Ứng Từ (viết tắt là CỨT)

Đại khái, khi dạy vật lí cho chúng tôi, đến 2/3 thời gian là ông đọc thơ chế do chính ông sáng tác (lúc khác, sẽ ghi ra đây vài bài theo ghi chép của tôi). Hồi ấy, ông đang mê Kim Dung. Nên cũng hay kể các chương hay đoạn ông thấy khoái nhất trong giờ vật lí.

Nhưng cực khoái ở chỗ: thời lượng 1/3 còn lại, thầy dạy về lí thì cực chất. Gọn, rõ, mà lại dễ hiểu (như đọc thơ chế !). Ông đã dùng một ít "phép thuật" của chàng Kim Dung để chế ra những kiến thức cần thiết nhất, để giúp học trò "ngộ" trong thời gian ngắn nhất.

Đây, thầy vật lí của chúng tôi đây:


Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

Đặng Xuân Diệu - Tên tù nhân vô lương tâm

Khoai@

Như thường lệ, trang Thanh Niên Công Giáo, một trang mạng của nhà Chúa thể hiện lòng "bác ái, nhân từ" của mình bằng cách xuyên tạc sự thật về tên tội phạm Đặng Xuân Diệu với lời nhắn lạnh người: "Nợ máu". 

Bài viết với tựa: "Tin về tình hình TNLT Đặng Xuân Diệu tại trại giam Xuyên Mộc", mô tả chuyên thăm cực kỳ suôn sẻ của gia đình tới trại, và cũng ghi nhận sự tận tình chu đáo của các cán bộ trại giam., và đó cũng là sự thật mà người nhà, cũng như bạn bè của Diệu cũng phải thừa nhận.

Nhưng, dù phải công nhận sự thật ấy, bài báo cũng không quên kích động người đọc bằng cách chua thêm câu: "nhưng với trại giam số 5 Diệu khẳng định các cán bộ ở đây thực sự đã có "nợ máu" với mình và nhiều tù nhân khác, do đó Diệu mong muốn dư luận những người tiến bộ hãy lên án mạnh mẽ những hành vi vô nhân đạo của trại này cùng Diệu trong thời gian tiếp theo". 

http://thanhnienconggiao.blogspot.com/2014/12/tin-ve-tinh-hinh-tnlt-ang-xuan-dieu-tai.html#more

Hãy đọc toàn bộ bài báo để biết câu đó là của Đặng Xuân Diệu hay của Thanh Niên Công Giáo? Dù là ai, thì câu "Tù nhân lương tâm" rất không hợp với họ, bởi việc làm của họ là rất "vô lương tâm". Bản thân Đặng Xuân Diệu và trang Thanh Niên Công Giáo cũng đã vi phạm những điều răn của Chúa Ki Tô: "Không làm chứng dối".

Xin trích một đoạn trong bài "chớ làm chứng dối" của Phong Trần đăng trên Tập san Dấn Thân: 
"Giới răn" (commandment) không phải là lời khuyên mà là mệnh lệnh, lệnh truyền của Yavê Thiên Chúa. Nói khác, giới răn là điều phải làm ở mọi nơi và mọi lúc. Mười giới răn của Thiên Chúa là những mệnh lệnh mà mọi người theo đạo Chúa phải tuân giữ và hành động, không trừ một ai, dù có chức thánh hay không có chức thánh.
“Làm chứng” là xác nhận một điều gì xảy ra, mắt thấy tai nghe, hoặc không xảy ra, nghĩa là không thấy, không nghe, không chứng kiến. Làm chứng là nói thật, không nói dối, và người làm chứng phải là người nói sự thật, có nói có, không nói không, không suy đoán, nhất là không để cảm xúc hay quyền lợi cá nhân, phe nhóm chi phối biến trắng thành đen, đen hóa trắng.
Vậy giới răn thứ 8 có nghĩa là "không được nói dối", hay "phải nói thật.". Giới răn này đòi buộc con người phải tôn trọng sự thật trong liên hệ với tha nhân, vì mỗi người là hình ảnh của Thiên Chúa, tức của Ánh Sáng, của Sự Thật, của con đường đưa tới Chân Lý.
Như vậy, một bài viết của Thanh Niên Công giáo dẫn một câu vô tiền khoáng hậu, của một kẻ đã từng câu kết với khủng bố Việt Tân để chống lại dân tộc mà không mảy may có một minh chứng có thể là việc làm ngay thật hay không?

Nếu, chuyện không có thật hoặc Đặng Xuân Diệu đã có lời nói như trên, thì chính Thanh Niên Công Giáo và cả Diệu đã "mất" đi cái sự "dạy" của nhà Chúa Jesus.

Cần nói rõ, Đặng Xuân Diệu (bí danh Tất) sinh ngày 8/7/1979, trú tại số 3 đường Đinh Lễ, phường Hưng Phúc, thành phố Vinh. Trước khi bị bắt, Diệu làm Giám đốc Công Ty Cổ phần xây dựng công trình Tiến Thành.

Ngày 02/8/2011 bị Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an bắt về hành vi tham gia tổ chức "Việt Tân", hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.

Quá trình tham gia., Đặng Xuân Diệu đã thể hiện sự trung thành của mình với tổ chức khủng bố Việt Tân bằng các hoạt động lôi kéo người vào tổ chức, và tham gia các khóa huấn luyện do "Việt Tân" tổ chức (ở Thái Lan: 02 lần; ở Philippines: 01 lần). Thực tế, Diệu đã móc nối, lôi kéo và giới thiệu Nguyễn Xuân Kim và Trần Minh Nhật cho Hồ Đức Hoà để "Việt Tân" tuyển lựa, kết nạp. Đặng Xuân Diệu cũng đã nhiều lần nhận tiền của Việt Tân và được tổ chức khủng bố này trang bị 01 máy tính xách tay để thực hiện tội phạm.

Kết quả, Đặng Xuân Diệu bị phạt 13 năm tù giam và còn bị phạt quản chế cấm đi khỏi nơi cư trú 5 năm sau khi mãn hạn tù.

Khác hẳn với Đặng Xuân Diệu, các bị cáo Hồ Đức Hòa, Đặng Ngọc Minh, Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc, tuy tham gia hoạt động đắc lực cho tổ chức "Việt Tân," nhưng trong quá trình điều tra và thẩm vấn tại tòa đã thành khẩn khai báo, thừa nhận hành vi phạm tội của mình và tỏ ra ăn năn, hối cải nên Hội đồng xét xử đã áp dụng chính sách khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt.

Từ tình tiết của vụ án trên, người ta hỏi: Ai là kẻ "nợ máu" với dân tộc này?

Chính Đặng Xuân Diệu mới là kẻ vô lương tâm.

Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2014

Thư Giãn: SAO BÀ GIỎI THẾ?

Một người đàn ông vừa mới đi căng da mặt nhân ngày sinh nhật của mình. Ông ta đã chi $5000 và cảm thấy rất hài lòng với kết quả thẩm mỹ. Trên đường về, ông ta dừng lại 1 tiệm tạp hóa mua tờ báo và hỏi người bán hàng: Chị đoán thử xem tôi bao nhiêu tuổi? Người bán hàng nói: trông anh khoảng 35. 

Tôi 47 tuổi rồi đấy - ông này rất vui vẻ nói. 

Tới tiệm Mc Donald's ăn trưa, ông hỏi người bán hàng: Anh đoán tôi bao nhiêu tuổi? 

Người bán hàng nói: trông anh khoảng 29 tuổi. 

Tôi 47 tuổi rồi đấy. 

Lúc sau, ở trạm xe buýt, ông hỏi 1 bà già cũng với câu hỏi tương tự. Bà già nói: Tôi năm nay 85 tuổi nên mắt cũng mờ rồi, nhưng hồi còn trẻ tôi có thể đoán được chính xác tuổi người đối diện. Nếu bây giờ cho tôi sờ 2 hòn dái của anh khoảng 10 phút là tôi đoán được chính xác tuổi anh luôn. 

Lúc ấy xung quanh chẳng có ai, người đàn ông nghĩ: Cứ thử cho bà già sờ dái xem trình độ bà đến đâu. 

Sau 10 phút, bà già nói: Ok, xong rồi. Anh 47 tuổi. 

Quá ngạc nhiên, người đàn ông nói: Bà giỏi thế. Làm sao bà biết được? 

Bà già trả lời: Tôi đứng ngay sau lưng anh ở Mc Donald's 

Tâm Phan - dịch từ tiếng Anh

Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

Đông thiu

Đông lại sang rồi nhỉ. Đời cũng đã gần bốn mươi xuân. Đợi một hai năm nữa khi bước sang tứ thập ta sẽ đếm tuổi bằng những mùa đông gầy run rẩy. Để nhớ về thủa cơ hàn.


Ngày đó đông lạnh lắm, cứ lăn từ giường xuống là sà vào đống nhấm giữa nhà mà phồng má thổi lửa. Trước là đun nồi cám lợn, sau là để ấm nước kề bên cho ấm đặng rửa mặt, pha trà. Xong ngồi bàn ê a học vẹt những đoản văn ngợi ca quê hương đất nước.

Bố mẹ cõng nhau đi chợ phiên từ tờ mờ sáng, tít mãi vùng Sim - Giắt mạn trên, đong vài đấu thóc, cân vài củ khoai. Thóc thì xay sát thành gạo trắng bán cho người ta làm hàng, khoai cạo vỏ ghế cùng cơm đỏ.

Rét quá bà nội không dậy nổi, bệnh thấp khớp cứ đợi đông về là hành hạ. Bà kể thời con gái cấy hái trong tiết đại hàn nên giờ chân tay nhức mỏi, thêm cả cái việc đẻ nhiều rồi bị hậu sản kinh niên. Trùm chăn kín mít, bà rên hừ hừ, chốc chốc lại xuýt xoa. Nghe sốt ruột lắm nhưng bà bảo là đỡ lạnh.

Lũ em cũng trở dậy, mỗi đứa mỗi việc theo phân công. Đứa gái kế thả bu gà lồng vịt, thằng thứ ba vác chổi quét nhà. Cậu út nhỏ nhất, mỗi việc đái vống cầu vồng rồi lục tục lục nồi xơi cơm nguội. Cậu cạo khỏe lắm, gãy cả thìa.

Việc nhà vãn là lo bận áo quần đi học. Tuyền đồ thiến hoạn của người lớn thôi, vừa trên nhưng lại chật dưới hoặc được chỉ lại mất khuy. Đứa em gái khóc nấc lên vì không chịu mặc đồ cắt vá đàn ông vì cho rằng đồ đàn bà thì không có túi. Nó dỗi không chịu đi học nhưng khi dọa mách mẹ đánh đòn thì lại quệt nước mắt mà đi nhưng dứt khoát không chịu mặc thêm áo. Người nó bé như cái kẹo, quắt đi trong se sắt hư hao nhưng ngực lại phập phồng mang cá. Phổi nó đau đến tận giờ.

Thôi, gieo tí mầm thơ vào đông gầy vậy. Biên văn mà nước mắt cứ chực chảy ra, không đặng.

***
Đông đã về rồi môi tìm môi
Hái trái sim chín ở trên đồi
Tôi đem cắn nát cho chiều tím
Cho rụng tình tôi với đơn côi.

Đông đã về rồi tay lần tay
Áo chăn không ấm nổi thân gày
Người đem tình ái ra vung vãi
Tôi nuốt hận sầu trong đắng cay.

Đông đã về rồi hơi nhớ hơi
Thịt da quấn quýt những tơi bời
Đê mê tôi ước đêm ngừng tỏ
Cho thế nhân sầu nghiêng ngả vơi.

Tôi chẳng còn đông để nhớ nhung
Từ bữa người đi với lạnh lùng
Nay hồn tôi chết, hồn tôi chết
Cho nỗi chia ly bất tương phùng.
***
Đông ơi kéo đến mà chi
Người nơi xa ấy khép mi có buồn?

À đây rồi, quất lại bài này của mùa đông năm ngoái.

Tôi sợ mùa đông lắm. Là cái sợ ám ảnh từ tấm bé. Cứ mỗi độ đông sang, khi cây xoan trước nhà thi thoảng rụng đi những cành vụn là lúc mẹ tôi sửa soạn áo bông, củi lửa và ổ rơm cho cả nhà tránh rét. Cái rét thời xưa cũng khác thời nay, là tôi nghĩ thế thôi chứ không hẳn là như thế. Cái thủa đói rách nó làm cái rét ngọt và tái tê hơn. Chứ như bây giờ no cơm nên ấm cật, thành ra cái rét mất đi cả phong vị và một chút sầu đông.

Nhà đông anh em nên manh áo cũng trở nên thừa thiếu. Thiếu là bởi sự chằng đụp của miếng vá vội, miếng chín miếng sống nham nhở trên nền vải vụn. Thừa là bởi những thứ xin được của người lớn hay thửa được từ phụ huynh. Bận những đồ đó vào hao hao như những con thú trong gánh xiếc nghèo, màu mè và chả ra lối lang gì cả.

Tôi lớn nhất nhà thành ra đồ tùy táng, à không, đồ tùy thân ( những thứ mặc trên người) luôn được ưu tiên thừa kế từ bố mẹ, rồi sau đó mới đến các em tôi. Chả dụ như cái quần ga - ba - đin phải xắn lên năm gấu, bụng phải thắt lá chuối hoặc dây chun cắt ra từ săm xe đạp thì mới không tụt. Nhưng hãi nhất là cái chỗ để móc chim ra đái thì lại trôi dạt nằm ất ơ ở đùi, đâm ra mỗi khi hành sự rất khổ. Là phải loay hoay tháo chun hay dây chuối thì mới tụt chim ra được, lắm phen buộc lối thắt cổ chó tháo mãi không ra nên nhắm mắt mà tè trong quần cho bớt giận. Hay như cái áo đại cán, gấu lúc nào cũng chấm gối. Hoặc cái ba - đờ - xuy còn chấm mắt cá chân. Tôi nhiều lần bảo mẹ sửa lại nhưng bà bảo không nên vì là còn mặc cho nhiều mùa đông kế tiếp. Thế thôi nên tôi kệ, gấu áo lúc nào cũng thâm và khai rưng rức vì đái phải. Dài quá, vén lên hổng nủi hehe.

Đấy là lo cho đôi chân và cái thân, chứ cái đầu và hai bàn chân thì cực nhọc lắm. Mẹ tôi moi đâu về được ít len gai, đan cho cái mũ trùm kín đầu chỉ hở hai con mắt. Cái thứ len này rất nhặm và cứng, nó y như sợi bì gai vậy nên đội vào đầu rất rát và khó chịu. Nhưng được cái ấm nên cũng cố công mà đội chứ cởi ra gió bấc nó táp cho thì mặt không bằng bẹn ông nhái.

Nhưng ngại nhất là đôi bàn chân, cái bộ phận nhỏ bé nhất cần được che chở. Nhưng có thể vì nó nhỏ bé mà người ta không mấy để ý chăng? Bởi tuy là nhỏ bé nhưng nó quyết định phần lớn cái nóng lạnh thân người. Nhưng cái thời đồng đao, cái lớn lao phủ bao còn chưa hết thì hai miếng bé tí làm nhiệm vụ di chuyển kia đã ăn thua gì. Tôi không có diễm phúc tất giầy nên chỉ được đi đôi gò Tiền Phong hàn nham nhở, lở lói như vết bỏng lâu ngày không liền thịt. Giời lạnh nên nó cứng ngắc, cọ quẹt vào ngón chân đau buốt. Tôi thì cứ đổ cho lạnh nên thế thôi, chứ đeo vào trông cũng ra dáng lắm.


Những sáng mùa đông phải dậy sớm, giấc mơ thần tiên của tôi cũng dậy sớm tái tê. Lợn gà cám bã chán chê rồi òng ọc ngụm nước muối súc miệng thay ăn sáng rồi mới được đi học. Trường không mấy xa nhà nhưng cuốc bộ trên đê cho gần đi năm bảy bước. Gió thổi tôi liêu xiêu trên những cánh đồng màu trơ gốc rạ. Vào học vẫn còn run vì cửa sổ và những lỗ thông gió hoác hơ. Bọn tôi phải làm nùn rơm thổi phù phù cho ấm. Vài đứa sang hơn, đốt than xoan vào cái ống bơ gỉ quay vèo vèo. Nhưng cũng chả xua đi được cái lạnh, tạo một tí khói cho lòng ấm lên thôi. Đôi khi cũng là trò chơi của một thời khờ dại.

Tối ngủ mẹ tôi giải rơm lót phên giường rồi phủ chiếu lên trên, nằm êm lắm. Rơm bà trữ từ đầu vụ gặt, toàn rơm nếp nên thơm thơm. Cái chiếu mỏng lại bị thằng thứ ba đái dầm nên mủn ra một hố rộng, tôi lần mò tìm hạt chắc lép mà ăn chắt cho đỡ buồn tình. Mảnh chăn bông không vỏ thâm đen trong lớp vải màn đồng hạng. Bốn anh em tôi úp thìa nằm sưởi ấm cho nhau. Ấy thế mà thi thoảng cũng cãi vã rồi đánh nhau chí chóe vì cái tội kéo chăn phần ít phần nhiều. Những hôm đại hàn, bố tôi phải quạt một chậu than để gậm giường cho ấm đít. Có bận than đượm quá, tí nữa bốn đứa thành món thịt nướng trứ danh.

Hồi đó bà nội tôi còn sống. Cả mùa đông bà không đi đâu mà chỉ ngồi ru rú trong nhà bên đống củi gộc âm ỉ cháy. Bà mặc cái áo bông, quàng thêm cả cái chăn chiên, bó gối rung rung như sài giật mà xuýt xoa cho cái rét. Ngôn lời như bao mùa đông đi qua, đại khái như hừ hừ, sao mà rét thế. Hễ không có việc gì thì cả nhà lại quây bên đống lửa, tay xòe ra hứng chút hơi nồng, xoa xoa rồi vỗ bem bép vào mặt. Những thớ thịt căng ra, nứt thành đường như những vết chim di. Hanh khô lại thêm nứt nẻ nên khó chịu lắm nhưng chẳng thuốc nào bôi. Bà bảo bọn tôi đái vào tay rồi vã lên cho đỡ rát. Nước tiểu nó làm nên mặt mũi tôi như bây giờ và thi thoảng vẫn dùng lại bài cũ dù nhà không thiếu kem bôi. Thế nên có vai ấp má kề với tình iêu nào trong đông giá, xin đừng chê khai mà xa lánh tôi ra khà khà.

Một mùa đông tôi tắm nhõn ba lần, ứng với cái thai kỳ ( chu kỳ chứ nhỉ?) của thời tiết. Mỗi một bận thế tôi có cảm tưởng như là một cuộc tra tấn thời cổ sử kinh hoàng. Mẹ tôi đun một nồi nước to với năm bảy viên đá kỳ cho từng bộ phận. Tắm trong nhà thì ướt, xuống bếp thì không biết đun nấu vào đâu nên bà dựng phên bằng cót ra một nơi khuất gió làm nhà tắm. Bà pha nước cho âm ấm, thay vì tắm tay chân trước thì lại đè nghiến đầu ra mà gội. Bằng bồ kết thôi, bốn năm bận mà tóc vẫn rít không tài nào chải nổi. Sau đó mới đến các bộ phận khác, chỗ nào bà cũng rất tỉ mẩn và kỳ công, y như một gã đồ tể chuyên nghiệp làm lông một con lợn. Những nơi như mang tai hay bẹn và các kẽ móng chân bà dùng những viên đá kỳ nho nhỏ. Những chỗ lớn lao hơn bà dùng viên nhơ nhỡ thôi. Còn cái loại như lưng hay bụng bà dùng viên đại tướng, chà sát lên đỏ au cho bật máu mới thôi. Ghét nhiều lắm, mỗi bận tắm xong chúng bám thành lớp loang trên nền đất. Bà hay trêu là dùng bón cây còn tốt hơn cả phù sa. Tắm xong thời thích lắm, người cứ nhẹ bẫng đi. Và trong suốt cuộc tra tấn đó mỗi khi cần thêm nước sôi mà lũ em tôi bận nghịch nhau mang ra chậm thì khỏi phải tả các anh cũng hay, răng cứ gọi là đá vào nhau chan chát. Tôi có bận tí nữa còn cắn phải lưỡi. Mẹ tiên sư!

Nhiều đứa cùng trang lứa hỏi tôi sao mùa đông bây giờ không lạnh. Cái địt con mẹ chúng nó chứ, cơm diệu phủ phê nốc đẫy tễ, xênh xang áo mũ nhà lầu xe hơi, ngủ có gái tơ thơm nhức nhối thì lạnh nó chui vầu đằng đít chúng mày à hả hả? Các anh cứ phải nhớ cho, đói là rét. Giờ no đủ nên mọi nhẽ ấm áp lên là chuyện thường. Từ thời tiết cho đến...tình iêu, các cái. Cũng như tôi thôi, hơi béo nên đông giá bận độc mỗi cái sơ - mi xoàng và thêm cái áo vét mỏng. Tôi muốn cái giá lạnh kia đốt đi ít mỡ thừa. Nhưng các anh hãy nhìn những người cơm chưa đủ no, áo chưa đủ ấm thì thấy cái mùa đông vẫn nguyên si thôi. Khác là khác thế đéo nào? Có phỏng?

Thôi, tôi bồi hồi một tí đây thôi, tặng cho một tình iêu phương Nam nắng ấm. Ít ngày nữa tôi vào, đem cái giá lạnh đầu đông mà sưởi ấm lòng nhau. Tại sao không cho riêng em mà lại cho nhau?

Tại bởi cái lòng tôi cũng đang run rẩy lắm.

Chôm của con Phẹt mặt lìn tru Đông sơn

Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014

"Mai phạt sáu nghìn rưởi" và "Võ Thị xin thôi"

Tức giận vì bị phạt do sinh đẻ vượt kế hoạch, ông bố quyết tâm đặt tên "dị" cho con

Đúng là đặt tên cho con là cả một vấn đề. Thời nay các ông bố bà mẹ trẻ thường suy đi tính lại, mãi mới chọn được cho con của mình cái tên thật đẹp. Còn thời bố mẹ của chúng ta thì đơn giản lắm, có khi đặt tên thật xấu cho con nữa ấy, vì quan niệm đặt tên càng xấu thì con cái sau này càng khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn. 

Nói đến chuyện tên lại nhớ về câu chuyện về cậu bé có cái tên kỳ lạ: Mai Phạt Sáu Nghìn RưởiVõ Thị Xin Thôi.

Mai Phạt Sáu Nghìn Rưởi là họ tên đầy đủ của một chàng trai sinh năm 1987, trú tại thôn Quảng Đại, xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Nguồn gốc của cái tên đặc biệt này như sau:

Năm 1987, ông Mai Xuân Cán (khi đó là một cán bộ của UBND xã Đại Cường) sinh đứa con thứ năm và bị UBND xã này buộc phải nộp phạt sáu nghìn rưởi mới cho đăng ký khai sinh, vì sinh nhiều con. Ức vì bị phạt, nên khi làm giấy khai sinh cho con, ông Cán lấy luôn mức tiền phạt đó để đặt tên cho con trai mình. Dù được can ngăn không nên đặt tên cho con kỳ quặc như vậy, nhưng ông Cán một mực không nghe. Trước thái độ cương quyết thái quá của ông, UBND xã Đại Cường đành phải chấp nhận đăng ký khai sinh cho con ông với cái tên Mai Phạt Sáu Nghìn Rưởi.

Do gặp quá nhiều phiền phức với cái tên Mai Phạt Sáu Nghìn Rưởi, cộng thêm việc cảm thấy mặc cảm khi giao tiếp, nên vợ chồng ông Cán đã đi đổi tên cho con. Chia sẻ với báo giới, ông bảo cũng thấy thương con, chỉ vì phút nóng giận của người cha mà bắt con phải mang tên "lạ" cả đời. Ngày 1/9/2005 (khi Mai Phạt Sáu Nghìn Rưởi được 18 tuổi), UBND tỉnh Quảng Nam đã quyết định đổi tên Mai Phạt Sáu Nghìn Rưởi thành Mai Hoàng Long.

Trước kia cũng đã có trường hợp người cha tên Võ Mười Sáu (xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước, Quảng Nam) đặt tên cho đứa con gái là Võ Thị Xin Thôi (SN 1989). Lý do ông đặt tên như vậy là vì bị chính quyền phạt do sinh đẻ vượt kế hoạch. Khi đó, nhà thì nghèo túng, ông phải nhịn ăn bán lúa để nộp phạt, ông đặt tên con là Xin Thôi để nhắc nhở mình không nhỡ kế hoạch nữa. Cái tên "dị, độc" này đã khiến cô con gái phải khổ sở với mọi người xung quanh và bỏ học vì bị trêu chọc. Khi 18 tuổi, Võ Thị Xin Thôi đã được đổi tên mới.

Thứ Bảy, 1 tháng 11, 2014

Người ta làm gì trước và sau khi sex?

Nhân ngày Halloween, vì mọi người đều đeo thêm một cái mặt nạ, không sợ bị lộ danh tính, nên Công đoàn các công sở toàn quốc (không biết nước nào) tổ chức một cuộc điều tra về hành vi tình dục của cả hai giới nam, nữ công sở. 

Một trong những câu hỏi với nữ công sở là "Trước khi có sex, phụ nữ công sở làm gì?" Kết quả điều tra cho thấy, trước khi có sex: 

- 5% trang điểm, mặc một đồ lót thật khêu gợi để "khiêu khích" chồng. 

- 20% tụt quần, nằm ườn và ra điều kiện với chồng: "Nhanh lên không con nó dậy!". 

- 75% trong trang phục công sở xộc xệch nhắn tin cho chồng: “Anh đi công tác mạnh khoẻ, ở nhà mọi thứ đều ổn, nhớ anh nhiều!” 

Một trong những câu hỏi với nam công sở là "Sau khi có sex, đàn ông công sở làm gì?". Kết quả điều tra cho thấy, sau khi có sex: 

- 5% đàn ông hút thuốc. 

- 20% lăn ra ngủ. 

- 75% mặc quần áo và đi về nhà. 

P/S: Ảnh 2 nhân vật trong khách sạn chỉ mang tính minh họa... 

Nguồn: Nguyen Minh

Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

Khám và phá Sơn Đoòng

Khoai@: Tên bài do Tre Làng tự đặt.


Đêm tân hôn, chú rể lần đầu làm cái việc "nhỏ mà không học lớn mò cũng ra" với cô dâu, nhưng chưa có kinh nghiệm nên đành gọi thằng phù rể đứng cầm đèn pin để soi. Loay hoay một lúc vẫn không nhét được “thằng nhỏ” vào hang của cô dâu, chú rể bắt đầu bực, bèn quát thằng phù rể:

- Rọi đèn ra đằng trước đi mày!

Loay hoay thêm lúc nữa vẫn không vào được. Chú rể lại quát thằng phù:

- Rọi đèn bên phải đi mày.

Loay hoay thêm chốc nữa, lại quát

- Rọi đèn bên trái đi mày.

Chẳng kết quả gì, bực quá, chú rể bảo:

- Thôi đưa đèn đây tao soi cho, mày làm thử tao xem.

Phù rể vào ...làm đánh sụt một cái, chú rể đắc thắng mắng:

- Thấy chưa cái đồ kém cỏi, có soi mỗi cái đèn mà cũng không xong.

Cũng y như vậy, khi có điều kiện khám phá một “tòa thiên nhiên”…ví dụ như hang Sơn Đoòng, bạn muốn tự mình khám phá hay muốn "Một thằng phù rể" với mớ cáp treo khám phá hộ bạn. Bạn chỉ mỗi việc cầm đèn pin săm soi, trầm trồ và vỗ tay, để dành cái cảm giác “cực khoái” cho thằng khác hưởng?

Hay nói một cách khác. Khi bạn yêu một cô gái, bạn sẵn lòng tặng cho cô gái đó cả cuộc đời bạn, sẵn sàng vất vả tìm lá diêu bông tặng nàng…kèm theo một chiếc nhẫn đính hôn gắn kim cương. Để đến ngày run rẩy, hồi hộp khám phá từng nhịp thở nóng hổi từ đôi gò bồng đảo căng tròn, vén khóm cỏ mật thơm ngát giữa cặp đùi mát rượi để nhấm nháp từng giọt yêu đương từ khe suối bồng lai…CHỈ CỦA RIÊNG MÌNH BẠN.

Đó là những thứ không gì đánh đổi được mà cả đời bạn sẽ mãi khắc ghi.

Đương nhiên, không bao giờ có thể so sánh với cảm giác bạn bỏ 500 nghìn đồng để gọi một em cave "giải quyết nhu cầu". Cho dù "em nó" có điệu nghệ thổi khúc dân ca réo rắt bằng "cây sáo" của bạn, "bắt giun kim" cho bạn bằng cơ thể điện nước đầy đủ, full service. Bạn cũng sẽ quên luôn em ấy sau khi lột bao cao su, nhổ bãi nước bọt (vừa ngậm cặp vú hoặc hôn đôi môi mà cả nghìn thằng khác cùng ngậm) trả tiền và kéo quần lên y như hàng nghìn khách hàng khác của em cave ấy.

500 nghìn đồng - Đó cũng là số tiền xé vé đồng hạng để bạn cùng hàng nghìn khách hàng khác kê mông lên những tuyến cáp treo Bà Nà, Hạ Long hay sắp tới có thể là cả…Sơn Đoòng.

Tất nhiên, mình không so sánh tập đoàn SUN GROUP như một Má Mì chăn cave, khi cố vơ vét những tòa thiên nhiên như núi Bà Nà, vịnh Hạ Long, hang Sơn Đoòng về để tổ chức xé vé đồng hạng cho khách chơi ai cũng được vần vò. Biến hương sắc vô giá mà tạo hóa ban tặng cho thiên nhiên, đất nước, con người thành một thứ:

Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng; 
Giải nước đen giả suối, chẳng thông dòng 
Len dưới nách những mô gò thấp kém; 
Dăm vừng lá hiền lành không bí hiểm, 
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu 
Của chốn ngàn năm cao cả âm u.

Nhưng dù sao, dày vò và hạ thấp giá trị của những “tòa thiên nhiên” theo cái cách mà SUN GROUP đang làm, có lẽ cũng không khác gì cách một số ông bầu showbiz biến hoa hậu, người mẫu trở thành cave… điện nước đầy đủ, full service, lại có cái cho bạn khoe: TAO VỪA MỚI NGỦ VỚI EM NÓ.

Nguồn: Nguyen Minh