Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hóa - Thể thao. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hóa - Thể thao. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2015

HỘI CHỢ SÁCH DÂM TÌNH VÀ VÃI CỨT

Ôi mẹ, hội chợ sách lớn nhất Hà Nội mà có cả sách ngôn từ tục tĩu, bậy bạ thế này!

Sáng nay, 17.4, Hội sách với chủ đề “Sách xưa và nay” - hội sách lớn nhất Hà Nội đã khai mạc tại Công viên Thống Nhất, Hà Nội. Hội sách được mở cửa tự do và thu hút đông đảo các độc giả ở nhiều độ tuổi khác nhau tham gia.

Tuy nhiên, tại hội sách, cũng không khó để bắt gặp những cuốn sách "người lớn" có ngôn từ không phù hợp với một số lứa tuổi nhưng không được dán nhãn giới hạn độ tuổi hoặc có khuyến cáo độc giả.

Đây là một cuốn sách mô tả chi tiết cảnh quan hệ tình dục :" Và khi ân ái với tôi, thứ trào ra vẫn là chất dịch lỏng màu trắng. Tôi cảm thấy đầu Spoon ở giữa hai chân mình mà lòng buồn da diết..."


Cuốn này mới ghê này. Tựa sách là lời vàng của bố mà có ngay từ *** to đùng ở bìa rồi 

Đọc nội dung thì bậy bạ thôi rồi. Nào là: 

- Nhìn lỗ đít nó giãn ra là biết nó ngay nó sắp ỉa rồi

- Đúng thời điểm ấy, thời điểm chú chó ị vào sân nhà hàng xóm còn bố tôi đứng hãnh diện ngắm nhìn lời tiên đoán của mình trở thành lời hiện thực tôi mới nhận ra ông thông thái, thậm chí còn có khả năng tiên tri đến mức nào.

- Vãi c.ứ.t mày làm cái gì thế


Sách mà cũng dùng những ngôn từ phản cảm thế này cơ à, hay bữa nay sách rẻ chỉ 10k đồng giá nên giá trị nó cũng có được đến thế thôi???


Sách đồng giá 10.000 đồng


Các cô giáo mầm non tổ chức cho các cháu nhi đồng đi thăm các gian hàng sách và giới thiệu về sách cho các cháu


Các em học sinh cấp 2, cấp 3 tới mua sách


BỆNH KHẨU HIỆU!

Bệnh khẩu hiệu!

Đọc bài viết ‘Phía sau câu khẩu hiệu’ đăng trên Thanh Niên, tôi thực sự muốn nói rộng hơn về đề tài này, về một ‘căn bệnh’ mà người mắc không nhận thấy.

Một kiểu khẩu hiệu vô tác dụng - Ảnh: Lê Thanh

Khẩu hiệu, tiếng Anh là slogan. Hiểu nôm na, “khẩu” là miệng, “hiệu” là hiệu triệu, kêu gọi. Nghĩa là những câu ngắn gọn, dễ nhớ nhằm kêu gọi mọi người thực hiện. Thực tế ở xứ ta thì không phải vậy. Khẩu hiệu đang bị lạm dụng, hô hào là chính, chẳng mấy ai thực hiện. Thế mới có thành ngữ “Chỉ hô khẩu hiệu suông”.

Trước đây, Trung Quốc là cường quốc khẩu hiệu số 1 thế giới. Trung Quốc bây giờ đổi mới, họ nhường lại vị trí quán quân choTriều Tiên và Việt Nam thống lĩnh. Lại thêm một cái “nhất” khác thiên hạ nhưng không dám tự hào. Ở đây, tôi chưa dám bàn về những khẩu hiệu kỳ cục kiểu “Tích cực chữa cháy” (phải có cháy nhiều), “Nhiệt liệt chào mừng ngày Thương binh Liệt sĩ” (ngày buồn thương), “Cấm không được…” (phủ định của phủ định là xác định)…

Hơn thế, nhiều khẩu hiệu ở Việt Nam còn mang ý nghĩa tiêu cực. Ví dụ: Cấm đái bậy, xả rác hoặc khạc nhổ chỉ kích thích hành động . “Cấm mại dâm” nghĩa là tại đây có, chẳng cần tìm đâu xa ...

Các nước đều có khẩu hiệu hành động nhưng đơn giản và không bị lạm dụng. Trong công xưởng, thường có khẩu hiệu “Safety first” (An toàn là trước hết, là số 1). Khi đền Preah Vihear bị tranh chấp, Campuchia có pano ảnh đền thờ và khẩu hiệu khẳng định bên dưới “Preah Vihear là của chúng ta”. Khi tổ quốc lâm nguy, nhiều nước cũng giương cao khẩu hiệu “Tổ quốc hay là chết”. Du khách thường gặp các biển hiệu cấm chứ không có khẩu hiệu, đặc biệt là những khẩu hiệu mang ý nghĩ chủ quan và tinh thần, dài lằng ngoằng như Việt Nam.

Ở Úc và nhiều nước khác, treo những khẩu hiệu kiểu đó có thể bị phạt vì vi phạm không gian đô thị, làm phân tâm người đi đường, nhất là lái xe. Việt Nam thường dùng khẩu hiệu, băng rôn như một phương thức tuyên truyền. Tuy nhiên, hoạt động này thực ra cũng là một dạng quảng cáo. Mà ở nước ngoài, quảng cáo có luật riêng, không phải lúc nào và chỗ nào cũng quảng cáo được.

Ở Triều Tiên, khẩu hiệu được ban hành từ cơ quan chuyên trách của trung ương, thống nhất cả nước. Vừa rồi, báo chí đưa tin, nhà nước Triều Tiên đã biên soạn 310 khẩu hiệu mới. Danh sách khẩu hiệu dày đặc này rất đa dạng, từ những câu ca ngợi người cầm quyền cho tới việc trồng rau. Nhưng so ra thì Việt Nam còn vượt Triều Tiên về mặt này. Thứ nhất, chuyện này ở Việt Nam có vẻ “dân chủ” hơn. Ai cũng có thể nghĩ ra khẩu hiệu và treo khẩu hiệu, từ xã phường đến các ban ngành, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị nhà nước hay tư nhân... Thứ hai, không ai có thể thống kê được có bao nhiêu khẩu hiệu đang hiện diện khắp mọi nơi chốn, được thay đổi thường xuyên và chăm chỉ.

Thế nên mới có lắm chuyện buồn cười. Từ ngữ pháp đến chính tả, từ nội dung đến cách trình bày khẩu hiệu ở xứ mình chẳng giống ai. Báo chí và dư luận xã hội đã tốn khá nhiều giấy mực vì chuyện này nhưng tình hình thì vẫn cứ… tình hình như thế. Chỗ nào cũng treo, dán, viết khẩu hiệu được. Khẩu hiệu tràn lan khắp nơi, từ cột điện, cây xanh, đường phố, tường rào đến cổng cơ quan…

Các bạn nước ngoài nhận xét, bệnh “nghiện” khẩu hiệu này không có ở các nước tư bản, dù kinh tế thị trường cạnh tranh rất khốc liệt. Với họ, luật là bắt buộc, là nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân. Ở những nơi mà mọi người “sống và làm việc theo pháp luật”, không có kiểu kêu gọi, vận động, thuyết phục chung chung. Lạm phát khẩu hiệu là thể hiện sự bất lực trong quản lý. Lạm dụng khẩu hiệu là để xoa dịu nỗi bất an về trách nhiệm, để “tự sướng” với nhau và che đậy sự yếu kém trước nhiều vấn nạn xã hội… Có người bảo, làm không được thì phải nói bù vào, kể cả khẩu hiệu. Làm tốt thì cần gì khẩu hiệu.

Trung Quốc cho rằng những khẩu hiệu một thời tràn ngập là lực cản cải cách kinh tế. Giải phóng được khẩu hiệu là cởi bỏ gánh nặng và kinh tế Trung Quốc đã tăng tốc thần kỳ.

Tôi từng đem chuyện này trao đổi, có mấy vị lãnh đạo bảo: “Chuyện nhỏ, đất nước còn bao nhiêu chuyện lớn lao phải làm”. Ừ, chuyện nhỏ thật nhưng thể hiện bộ mặt của đất nước, là văn hóa của dân tộc. Chuyện nhỏ mà không sửa được thì đừng mơ thay đổi chuyện lớn.

Chữa bệnh này không tốn nhiều tiền, chủ yếu là nhận thức và tư duy của lãnh đạo. Bệnh đang ngày càng nặng thêm, coi chừng thành nan y thì hết thuốc chữa.

Quỳnh Vân*

* Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một kiều bào sống tại Sidney, Úc.

QUÁ NỬA ĐỜI PHIÊU DẠT, EM LẠI VỀ ÚP MẶT VÀO Ô TÔ...

“Qua nửa đời phiêu bạt, em lại về úp mặt vào ô tô. Ơi con ô tô, con ô tô…”

Các bạn trẻ hãy đọc, dù chỉ 1 lần… 

1. Ở công ty anh bạn thân của Tony có 2 thế hệ nhân viên. Một là do người quen gửi vô, toàn đoạt giải nhất giải nhì ngáo ngơ toàn quốc dù tốt nghiệp ĐH cả. Anh đào tạo xong, đủ năng lực ở lại làm việc. Hai là thế hệ mới, tức các bạn trẻ tự search thông tin tuyển dụng anh đăng trên mạng, đến kiểm tra IQ, tiếng Anh, năng lực ngôn ngữ, đạt yêu cầu và vào làm. Anh thấy năng suất lao động của thế hệ 2 cao hơn hẳn. Các bạn này đến rất sớm, về rất muộn. Làm mọi thứ không từ việc gì, cái gì cũng cứ vun vút, nhoay nhoáy, ai cũng thích cũng mê. Và 100% đều đã đi làm thêm trong thời sinh viên, nên giỏi giang bản lĩnh, không phải “nhờ người thân trợ giúp” khi ra đời.

Dù vẫn hoàn thành công việc, nhưng nhóm “gửi gắm” không có tinh thần tự giác, có giám sát mới làm, sếp đi công tác thì nhóm này lập tức đi trễ, về sớm, thậm chí “tranh thủ” lý do hỏng xe, kẹt đường, nhức đầu...để trốn ở nhà, hoặc ngồi ở văn phòng chứ chat chit facebook là chủ yếu, dù công ty có thưởng trên thành tích làm việc. Nhóm này do gia đình bao bọc từ nhỏ, vô làm lương bao nhiêu cũng được, có thưởng thì tốt không thưởng chẳng sao, ai kêu làm mới làm không thì ngồi đó. Kêu ghi “to-do list”, họ sẽ rặn mấy tiếng mới có được vài dòng kiểu “gọi điện thoại cho vài người, email cho vài người rồi hết”. Thói quen cha mẹ làm mọi thứ nên tay chân, não bộ đều không động đậy, laptop cũng không không biết phải lau chùi. Anh nói, đây là lần cuối cùng anh nhận đám này vô, mặc kệ bà con ai nói gì thì nói, mình không có nghĩa vụ làm từ thiện với đám bất tài này nữa. Nhìn tụi nó uể oải lừ đừ ngáp miết chỉ muốn phóng phi tiêu vô mặt. Khi phỏng vấn, thấy đứa nào không biết làm việc nhà từ nhỏ thì trường chuyên lớp chọn, thi ĐH 30 điểm đi nữa cũng tuyệt đối không nhận. Vì cha mẹ giành làm hết việc nhà thì sẽ tiếp tục ban bố tình thương, tháng nào cũng gửi tiền chu cấp, làm mất động lực sống hay đam mê của tụi nó. Đi làm cho có gọi là, có chỗ “sáng vác ô đi tối vác về”, công ty không phát triển được với nhân viên kiểu vầy. Nhà cửa xe cộ cha mẹ để lại hoặc mua cho, ngành học cha mẹ chọn, cuộc đời cứ như tầm gửi tầm leo, toàn người khác quyết định hộ. Mà có những ông cha bà mẹ ông anh kỳ cục, cứ can thiệp vào cuộc đời con em mình như thời chiếm hữu nô lệ. “Mày cứ ngồi vào bàn học cho tao, tới giờ ăn tao kêu xuống. Mày học toán lý hóa thi Bách Khoa cho tao. Thi Y dược cho tao. Thi Kinh Tế cho tao. Mày chỉ đi học cho tao, tao nuôi, không cần đi làm thêm”. Cứ toàn “cho tao”, sự ích kỷ dưới tên gọi “tình thương” đã làm mất khả năng ra quyết định/tồn tại của một cá thể sống khác, biến những đứa trẻ bình thường thành tàn tật cả tay chân lẫn trí óc vì cái gì cũng giành làm, giành nghĩ hộ.

Công ty anh tổ chức học tiếng Anh, training, chơi thể dục, thể thao…nhưng chỉ có nhóm thế hệ mới tham gia, nhóm cũ thì “ép tôi học tiếng Anh đi, tôi sẽ học cho. Ép tôi đi tập thể thao đi, tôi sẽ tập cho. Không thì thôi, đừng hòng đây có mặt nhé”. Họ nói, ngày xưa đi học vì bị ép, “tại ổng, tại bả” bắt học. Đến trường vì bị điểm danh, bị thầy cô bắt học chứ không phải vì ham kiến thức. Mục đích là có cái bằng. Đọc sách chỉ vì có đề thi trong đó, chứ sách không liên quan đến thi cử thì đọc chi? Nên đi làm, sếp ép thì làm không thì thôi. Tính tự giác hoàn toàn không có. Làm sếp ở công ty có thể loại nhân viên này mệt lắm, hao hơi tổn tiếng, la hét rầm trời tụi nó mới làm.

Lên chức, nâng lương họ cũng ham nhưng không được cũng chả sao. Cho nghỉ việc thì cũng chả buồn phiền, lại quay về với cha mẹ, “qua nửa đời phiêu bạt, em lại về úp mặt vào ô tô”. Ông cha bà mẹ lại điện thoại khắp các người quen, dáo dác chạy đi xin xỏ người khác, lạy ông đi qua lạy bà đi lại, xin bố thí cho con tôi 1 công việc, tôi già như thế này vẫn phải đi xin việc cho con cho cháu, có khổ thân già tôi không? Nói xong thì òa khóc. Thì trách ai bây giờ?

Mai An Tiêm từng nói 1 câu vô cùng hay là “của biếu là của lo, của cho là của nợ”. Cái gì người khác cho mình sẽ mãi mãi là “của nợ”. Nên TỰ MÌNH làm hết mọi việc, 18 tuổi trở lên mình phải quyết định cuộc đời mình. Gương Mai An Tiêm còn đó. Bị đày ra hoang đảo vẫn sống tốt, sống giàu có huống hồ mình vẫn ở trong thành phố, trong đất liền.

2. Giải pháp căn cơ để giải quyết thất nghiệp của một xã hội
Tony đi dạy cho một lớp CEO khởi nghiệp, điểm chung là đều dưới 30 tuổi và có tính TỰ LẬP từ nhỏ. Như vậy, GỐC của giải quyết vấn đề thất nghiệp/khởi nghiệp chính là tạo sự TỰ LẬP cho các bạn trẻ.

Tony cũng để ý, 100% các bạn tự biết giặt giũ nấu ăn, tự biết lau nhà lau cửa, tự biết sửa xe đạp xe máy và đồ điện trong nhà, thêu thùa may vá, biết làm thêm trong thời gian đi học…dù học chuyên ngành hẹp cách mấy, vẫn tự xin được việc, hoặc tự mở cái gì đó khởi nghiệp. Học dù ở cao đẳng sư phạm miền núi nào đó, dạy giỏi thì các trường dân lập ở Tp HCM vẫn nhận vô làm. Tony có cô bạn tốt nghiệp ngành quản lý thư viện ĐH văn hóa, cô nói lớp cô phần lớn thất nghiệp, trừ những người đi làm thêm trong thời sinh viên. Họ làm quản lý nhà sách, công ty xuất bản, hoặc mở riêng cái gì đó mà không cần đúng chuyên ngành. Có bạn học chuyên ngành còn hẹp hơn, ví dụ bảo tàng học, nhưng trong thời gian đi học rèn giũa Anh Văn, làm các đề tài nghiên cứu khoa học, tham gia các câu lạc bộ đoàn thể này nọ, tham dự các cuộc thi…thì họ vẫn có thể được giữ lại trường, hoặc xin học bổng đi nghiên cứu tiếp, hoặc sẽ có chỗ nhận vô làm, dù ngành khác. Bạn nào cầm bằng giỏi mà không có việc thì chỉ có cái bằng là giỏi, còn người là DỞ, kém cỏi, học vì điểm số chứ không thực lực. Thực lực là phải kiếm được việc, được tiền, dù học piano hay đàn tranh, học vẽ hay học múa, học bất cứ ngành gì….

1. Với các bạn trẻ đã tốt nghiệp mà đang thất nghiệp: Mình phải gạt phăng mọi sự chu cấp của gia đình. Bất tài mới lấy tiền của cha mẹ, mới nhờ cha mẹ bà con quen biết xin việc cho mình. Mình từ chối hết, tự mình kiếm ăn. Lao động chân tay cũng được, có sao, miễn là có tiền. Trí óc mình có, từ từ sẽ đi lên.

2. Học sinh vừa tốt nghiệp trung học: Nếu mình thích học ngành gì, mình kiên quyết bảo vệ và chọn. Nhóm tự lập từ nhỏ đều biết mình thích cái gì, làm tốt cái gì. Còn không biết thích cái gì thì ĐÓ LÀ NHÓM NGÁO NGƠ, học chục cái bằng cũng thất nghiệp. Mình PHẢI vay mượn để học tập từ cha mẹ người khác …chứ không nhận “viện trợ không hoàn lại” nữa. Muốn người khác có lòng tin để đầu tư cho mình, thì mình phải tự tin mình trước. Người tự lập thì sẽ tự tin, tự chủ, tự trọng.

Phải xây dựng ý thức tự trọng đầu tiên của mình, bằng cách “say NO” với tiền của người khác. Tuyệt đối KHÔNG là KHÔNG. Tiền cha tiền mẹ là từ sự lao động của họ, không phải của mình. Chưa có tỷ phú nào đi lên từ việc trúng số. Chúng ta chưa ai ở nhà do ông tổ ông tiên để lại. Lịch sử hàng ngàn năm tây tàu gì cũng vậy, những dinh thự vĩ đại ngày xưa bây giờ đều là viện bảo tàng, dù “đại gia” thời đó đều hồi môn để dành cho con cháu, từ lâu đài Windsor bên Anh, dinh Hòa Thân ở Trung Quốc đến cung điện mùa hè ở Nga… Cứ đời này đời khác, tự dưng con cháu không giữ được nữa. Mình cứ mua cho nó 1 miếng đất, 1 cái nhà, một đống vàng…thì nó sẽ bán vàng để ăn, hết rồi cắt đất bán lần lần, rồi tới bán nhà, rồi rơi vào nghèo khổ rách rưới. Nhưng thế hệ sau đó nữa, thì lại bật dậy được vì ĐƯỢC sống trong nghèo khó.

Cho nên nghèo khó là một cơ hội tuyệt vời. Giàu có là một thách thức để một đứa trẻ thành công. Phải tận dụng cơ hội khó khăn của mình, và vượt sướng, buông bỏ hết những thảm nhung để lăn lê trong cát bụi, để mình có tương lai. Nếu mình lỡ sinh ra trong nhà giàu rồi, gạt hết, tự mình xoay sở, tự mình sinh sống. Ở Tp HCM thì xin cha mẹ đi học ở tỉnh khác, thành phố khác, trừ trường chỉ có ở Tp mới có thì đành chịu, chứ học nông nghiệp hãy về Cần Thơ, học Vật Lý Sinh Học hay Toán thì lên Đà Lạt, học thủy sản ra Nha Trang, học hàng hải ra Hải Phòng, học âm nhạc ra Huế…Thoát ly ra khỏi vỏ bọc của gia đình, để được tự sống. Phải có những buổi sáng thức dậy suy nghĩ hôm nay phải làm sao để có cơm ăn khi cái ví không còn 1 xu, tối nay phải ngủ ở đâu khi tiền nhà chưa đóng, phải xin đi làm thêm ở đâu để có cái đi chơi, để dành…Chính suy nghĩ như vậy sẽ giúp vỏ não mình hằn lên những nếp gấp của sự trưởng thành, của sự tự tin. Chưa có ai nằm ra đường chết đói cả, bạn nên nhớ điều đó. Khi cùng đường, người ta tự nghĩ phải đi ăn cơm từ thiện, vô chùa ăn, ghé bạn mượn tiền, hay xyz…nào đó để tồn tại.

3. Cha mẹ của mọi đứa trẻ phải thương chúng nó bằng phương pháp giáo dục khác. Đến tuổi biết ăn là tự xúc cơm, tự giặt giũ lau nhà, tự học, tự chơi. Ép chúng nó buổi sáng phải thức dậy sớm, lau nhà lau cửa sạch sẽ, dọn dẹp mùng mền chiếu gối, nấu nước nấu mì cho chính nó ăn, không nhịn đói kệ mày. Cuối tuần bắt nó phải quét váng nhện, lau chùi tivi tủ lạnh, chăm sóc cây cảnh thú nuôi, quét sơn, sửa nhà, tham gia các hoạt động ngoài xã hội, tuyệt đối không cho nó ôm laptop hay ipad iphone khi chưa làm xong việc nhà. Nếu trường có tổ chức đi xe buýt đưa đón thì cho chúng nó tự đi với bạn bè, không nên đưa đón, kẹt đường kẹt sá trước cổng trường. Không xin xỏ việc làm cho chúng nó. Không ép chúng nó học ngành mình yêu thích, mình thích thì mình học đi.

4. Cha mẹ LỠ GIÀU CÓ thì hãy cho con cháu mình một môi trường giáo dục tiên tiến đến năm 18 tuổi và hết. Học vì đam mê chứ không phải vì bằng cấp, học nghề cũng được chứ không nhất thiết học chữ. Không ép chúng nó học thêm nếu chúng không thích học, chỉ có những đứa ham mê chữ nghĩa mới cho chúng nó vay tiền học đại học, bắt ra trường trả lại. Tiền tích cóp một đời, hai vợ chồng già xài cho sướng cuộc đời đi. Đi du lịch chỗ này chỗ kia, hoặc đem đi từ thiện để tạo phúc/may mắn cho con cho cháu. Tương lai của tụi nó hãy để tụi nó quyết định, đừng có đu theo hỏi miết. Nó mà về úp mặt vào ô tô, dựa dẫm là mình quánh, mình đuổi đi.

Cứ “cho” riết thì một cục cưng biến thành một cục nợ cho gia đình, một cục…tác của xã hội.

“Qua nửa đời phiêu bạt, em lại về úp mặt vào ô tô. Ơi con ô tô, con ô tô…” 

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

Ô TÔ VIỆT NAM GIỜ LÀ GÌ?

200 ôtô "made in Vietnam" chỉ còn là đống sắt vụn, giờ người Việt phải ghen với Campuchia?

Năm ngoái khi chiếc Angkor EV của Campuchia xuất xưởng, bà con nhà mình khóc thảm luôn. Quên mất, nhìu năm nay Bùi Ngọc Huyên – ông chủ của Vinaxuki, cũng nuôi giấc mơ ô tô made in Việt Nam, tình hình hiện ra sao?

Chiếc xe của ông Huyên là loại 4 chỗ ngồi, màu đỏ, tên gọi VG - viết tắt từ Việt Nam Graceful, Duyên dáng Việt Nam. VG có động cơ 1.5L của Mitsubishi tốn chừng 6 lít xăng/100km, bình xăng chứa được 45 lít, số sàn, lốp xe nhập của Nhật, đèn nhập của Đài Loan, ghế và một số chi tiết nhựa, DVD, sơn tự động 5 lớp…Nếu hoàn tất thì tỉ lệ Việt hóa chiếc VG khoảng 53%. Chiếc xe từng tham gia triển lãm ô tô với nhiều… bộ phận còn thiếu.

Cách đây vài năm, Vinaxuki hết vốn mà ngân hàng không cho vay thêm nên buộc phải dừng lại. Hiện có khoảng 200 khung xe 4 chỗ xếp hàng phủ bụi trong nhà máy mà lẽ ra có thể đã được xuất xưởng từ 2012. Hơn 3 năm qua, không có vốn sản xuất nên nhà máy rộng 12ha - có cả khu nhà được xây dựng cho 10 chuyên gia Nhật ở giúp sản xuất, thấy bỏ phí phạm hàng trăm tỉ đồng đầu tư nên ông Huyên đã….trồng rau và mua dê, bò, heo về thả lấy thịt sạch…ăn.

P/S: Công nghiệp ô tô Việt Nam hiện không được coi là ngành công nghệ cao nên không có chính sách ưu tiên, nhiều chuyên gia còn dí zõm so sánh nó chỉ được xếp ngang với ngành…đóng giày, hay may mặc. Thế nên cứ phải ngượng với Campuchia đã nghen!

- Vinaxuki là một trong số ít doanh nghiệp Việt đầu tiên tham gia sản xuất ô tô, và là đơn vị duy nhất sản xuất chiếc xe 4 chỗ Made in Việt Nam.


Chiếc xe được trang bị động cơ 1.5L của hãng Mitsubishi (Nhật Bản), chỉ tốn 6 lít xăng/100km, bình xăng dung tích 45 lít. Gầm cao phù hợp cho địa hình miền núi, nông thôn.

Chiếc xe thiết kế 4 chỗ nhưng mới được lắp 2 ghế trước, 2 ghế sau vẫn để trống, vì thiếu vốn nên Vinaxukichưa thể nhập ghế và các nội thất khác về hoàn thiện.

Để hoàn thiện toàn bộ nội thất xe và các bộ phận còn thiếu cần thêm khoảng 20 tỷ đồng nhập máy móc và linh phụ kiện, khoảng 50 tỷ đồng làm vốn lưu động cho công ty.

Ông Bùi Ngọc Huyên, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinaxuki nâng niu “đứa con: cưng, giấc mơ suốt đời của ông.

Nội thất xe chủ yếu được đặt hàng sản xuất tại Đài Loan.

Những khoảng trống chờ sẵn để khi có thiết bị nhập về chỉ cần lắp vào là thành chiếc xe hoàn chỉnh.

Chiếc xe được ông Huyên đặt tên là VG, viết tắt của từ "Việt Nam Graceful" (Duyên dáng Việt Nam).

Toàn bộ khung và vỏ chiếc xe VG do Vinaxuki sản xuất. Hiện 200 chiếc vỏ xe đã ra lò thành hình hài, đã có khách đặt mua, nhưng thiếu vốn nên phải dừng sản xuất từ năm 2012 tới nay.

Ngoài mẫu xe 4 chỗ, Vinaxuki còn có ý định sản xuất cả chiếc xe 9 chỗ. Đây là 2 mô hình xe được Vinaxuki dự kiến sản xuất, chúng được đặt trang trọng ngay giữa sảnh tòa nhà điều hành.

Cũng vì hiện thực giấc mơ sản xuất ô tô "Made in VietNam" đã đẩy Vinaxuki vào tình hình khó khăn, thua lỗ, ngân hàng đóng băng các khoản vay, khiến Vinaxuki phải tạm dừng hoạt động toàn bộ các nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô từ năm 2012 tới nay.

Để không lãng phí cỏ tự nhiên trong khuôn viên nhà máy trong lúc dừng sản xuất, ông Huyên mua dê, bò, lợn, gà về thả để có nguồn thịt sạch.
Chiếc ô tô mẫu loại 4 chỗ do Vinaxuki sản xuất, với tỷ lệ nội địa hóa đạt khoảng 50%. Nếu xuất xưởng, giá xe dự kiến là 350 triệu đồng với bản số sàn, và 390 triệu đồng với bản số tự động.



Để cho ra đời mẫu thiết kế chiếc xe này Vinaxuki đã thuê 10 chuyên gia Nhật Bản sang ăn, ngủ ngay tại nhà máy trong 4 năm liên tục.

Đuôi xe được thiết kế dáng vòng cung kiểu xe Mazda của Nhật Bản.

Lốp xe được nhập khẩu từ Nhật Bản.

CẠNH TRANH

Khoai@ Tặng em Khanh, Hằng, Hiền...


Cạnh tranh 

Đkm.. lũ này y như dững ông người vĩ đại. Trân trọng rất, dưng dưng rất.

Độ canh ba, thanh vắng ông Giun Đất, cố nhoi khỏi thớ đất nâu phát ra những âm thanh nhỏ, nghe như người bị mắc chứng bệnh ngạt mũi, kêu è...è..è...Cạnh đó, quan anh Dế Mèn cũng chẳng vừa. Bước ra khỏi hang, ưỡn “quả ngực” thanh xuân, điểm tâm vài ngọn cỏ, uống tạm vài giọt sương đêm, vuốt vuốt cặp râu rồi bắt đầu giơ càng kéo nhị. Những âm thanh của thằng cha này ra phết. Trong và sắc bén. Hắn tự hào vì mình là nhân vật chính trong truyện của cô thợ biên Tô Hoài. Từng phiêu lưu khắp đó đây.

Mấy quan anh Gà Trống, chẳng thèm để ý đến những tiếng kêu kì quặc của bọn Giun, Dế. Nghe quá tầm thường và lãng xẹt. Bá tước Trống Choai đang nằm, nghe những âm thanh khó chịu từ bọn Giun, Dế ấy bực dọc bước ra, nghển cao cái cổ đỏ rẫng, chưa mọc hết lông, đập đôi cánh lông măng còn đang mọc lớp dưới áp sườn nghe bẹt bẹt.. Gân cổ lên gáy. Kè ké ke..ke..e..e.

Đại ka Trọi đứng ngay cạnh cười khục khục, vẻ coi thường, với cái cẳng cao kều bước đi vụng về, cẳng chân hắn cứ như thừa ra một đoạn vậy. Ra khỏi chuồng hắn dõng dạc đỗ lên một đống đất ngay cạnh. Ánh sáng mờ mờ làm hắn loạng choạng như người say rượu. Hắn hơi xấu hổ tí chút, nhưng cũng qua mau. Cảm thấy thật an toàn chắc chắn. Hắn giơ cẳng chân cao lêu nghêu, gãi gãi, đạp đạp vào tai mấy cái, rồi vỗ cánh bộp bộp, ưỡn ngực, nghển cao cái đầu, cái cổ đỏ tía trụi lông. Nhìn hắn như một kẻ bặm trợn, trọc đầu, mặc cái áo rộng thùng thình, nhưng bên dưới chỉ mặc mỗi cái quần sịp, để lộ cặp đùi gân guốc roi những thịt. Thật thô lỗ! Hắn cất tiếng gáy ồm ồm cũng vang nhưng hơi cụt. Ò.. ó..o..o.

Cu đồ thuộc dòng Gà nhà thâm niên, có đôi cựa dài, giọng ồ ồ. Không nói năng Y bước đi oai vệ dõng dạc dư một nhà nho, vỗ đôi cánh như hai mảnh trai lớn ốp vào sườn. Được cái Y đẹp mã, chân vàng, mỏ vàng, lông đỏ tía. Đuôi vút cong dài. Bà chủ chọn Y để làm giống. Y vỗ cánh phành phạch khỏe, vươn cái cổ nhiều lớp lông sặc sỡ gáy vang giọng to, trường, khỏe.Ò..Ó...O...O...o..o.. Ba hồi liền nghe thật sướng tai.

Rồi chẳng bảo nhau. Tất cả gà trong xóm, dưới làng đều gáy ran ran. Những ông Ngỗng, được bà chủ nhốt gần cổng ra vào để trông nhà. Các quý ông này có cái mồm oàng oạc. Một ông Ngỗng kêu là cả bọn cùng oàng oạc, lấn át. Không tinh tế như mấy quan anh Gà Trống, phải từng người một thì người ta mới có thời gian mà thưởng thức, mà hiểu đang nói gì..! 

Nhưng cũng còn hơn. Bọn Ngan mới ghét! An phận thủ thường, cả ngày chỉ vươn cái cổ ra rồi lại thụt vào, nói thì chẳng ai mà hiểu được, giọng khè khè, bước đi thì chậm chạp, nhìn mà ngứa cả mắt, nghe mà tức cả tai. 

Ông Trâu Đất vĩ đại trầm ngâm từng trải, im lặng lắng nghe cả thảy, giờ mới đưa ra nhận xét.

Đúng là chúng ta, mỗi người một nhiệm vụ, một công việc khác nhau. Nói đi nói lại thì mấy anh Gà Trống vẫn cứ là nhiệt tình tận tụy với công việc nhất. Nội bộ có cạnh tranh, nhưng là cạnh tranh lành mạnh. Thế mới tốt! Các anh đã đánh thức cả xóm làng, cả xã hội bằng sức cạnh tranh của mình đấy! Sống mà an phận thủ thường, như cái nhà anh Ngan thì cũng tẻ nhạt. Xã hội làm sao mà phát triển được. Còn như mấy anh Ngỗng, ai động đến ta thì ta mới nói, không mặc kệ, việc ai nấy làm, nấy chịu. Như thế cũng xếp vào hàng kém phát triển và kém tiến bộ. Ví như mấy anh bạn Giun, Dế. Họ cũng rất chịu khó, cũng có cạnh tranh và đồng thanh tấu nên nhiều giai điệu. Nhưng vì họ sinh ra đã bé cổ thấp họng rồi, chúng ta cũng phải trân trọng họ vì họ cúng lao động miệt mài, đào bới cả ngày.

Thôi sáng rồi, tôi phải ra đồng. Chúng ta hãy làm tốt việc của mình. Ở đâu cũng vậy, có cạnh tranh thì mới phát triển. Nhưng đừng như họ nhà Thực Vật, mạnh ai nấy sống. đkm... thâm phết đéo đùa.

Nguồn Chũm Chị

LẠI NGƯỜI MẪU, DIỄN VIÊN BỊ BẮT DO MỐI GIỚI BÁN DÂM

Nhiều người mẫu, diễn viên bị bắt do môi giới mại dâm

(NLĐO) - Một số người mẫu tự do, diễn viên điện ảnh, người đào tạo diễn viên đã bị bắt trong một chuyên án phá đường dây mại dâm cao cấp của Công an TP HCM. Bên cạnh đó, một số diễn viên, ca sĩ khác đã bị triệu tập để lấy lời khai.

Ngày 15-4, Công an TP HCM cho biết vừa triệt phá một đường dây người mẫu – diễn viên bán dâm cao cấp. Trong số những người bị tạm giữ có người mẫu tự do Lê Thị Diệu Hiền (SN 1992; quê Nha Trang, Khánh Hòa) do có hành vi môi giới mại dâm mà trước đó người nhà cho là mất tích bí ẩn.

Đầu tháng 4-2015, Công an TP HCM đã thành lập ban chuyên án do đội phòng chống tệ nạn mại dâm – cờ bạc và mua bán người thuộc phòng cảnh sát hình sự làm nhiệm vụ chính.

Tối 7-4, các trinh sát đã bất ngờ ập vào 3 khách sạn tại quận 1 và huyện Bình Chánh và bắt quả tang nhiều cặp nam nữ đang mua bán dâm. Đáng chú ý, rất nhiều người bán dâm là những “chân dài” hoạt động trong lĩnh vực giải trí, diễn viên, người mẫu.

Tiếp tục mở rộng điều tra, công an tạm giữ thêm các người mẫu có liên quan đến hành vi môi giới mại dâm như Nguyễn Thị Hải Yến (nghệ danh Châu Hải Yến, SN 1990), Lê Thị Bảo Trân (SN 1989), Lê Thị Diệu Hiền (SN 1992) và Đặng Thị Ánh Đào (SN 1991).

Trước đó, gia đình Diệu Hiền rất lo lắng vì gần 1 tuần không liên lạc được với cô

Theo Công an TP HCM, Lê Bá Lộc đã môi giới cho nhiều diễn viên, người mẫu bán dâm cho các đại gia với giá không dưới 1.000 USD/lần “mây mưa”. Mỗi lần các “chân dài” đi khách, Lộc được hưởng 20% tiền hoa hồng.

Bên cạnh những người được nêu tên, Công an TP HCM đang tiến hành lấy lời khai một số “chân dài” là diễn viên, người mẫu đang hoạt động tại TP HCM.

Châu Hải Yến cũng nằm trong đường dây môi giới mại dâm

Trước đó, người nhà người mẫu tự do Lê Thị Diệu Hiền đã cầu cứu các cơ quan báo chí, cơ quan công an nhờ tìm cô vì trong 7 ngày, gia đình không thể liên lạc được. Mọi nguồn thông tin từ điện thoại, facebook, zalo đều bị cắt đứt. Trước khi bị tạm giữ hình sự, Lê Thị Diệu Hiền là sinh viên một trường trung cấp tại TP HCM và hoạt động trong lĩnh vực người mẫu tự do, người mẫu sự kiện, PG.

Báo Người Lao Động sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.

Phạm Dũng

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

AI MUA HÀNH, MUA DƯA ĐÊ

Ai mua hành, mua dưa đê

Trước khi bạn đọc tiếp, phải găm vào đầu rằng, tôi rất trân trọng các bạn đang nỗ lực tiêu thụ dưa và hành tím cho bà con nông dân. Thậm chí, tôi còn kêu gọi anh em, bạn bè hùn sức mua giùm nữa. Rào đón vậy, vì tôi chúa ghét mấy người đọc loáng thoáng, chẳng cần hiểu ất giáp gì, úp cả sọt đá vào đầu người khác. Rào đón vậy, vì tôi sắp đặt ra một vấn đề hoàn toàn khác.

Năm nay, anh em kêu gọi mua giúp bà con dưa và hành tím, vì thương lái ép giá, dồn bà con vào cảnh khốn cùng. Tôi nhớ rằng, hè năm ngoái cũng khá nhiều người kêu gọi người Hà Nội mua giúp bà con vải thiều bị chất đống vì không vượt được cửa khẩu sang Trung Quốc. Đồ chừng, dăm tháng nữa, sẽ lại có một loại nông sản nào đó cần cấp cứu, bởi vì, với kiểu này, rồi thì nông dân vẫn đổ dồn vào một loại cây, loại trái nào đó mà họ tưởng rằng sẽ được thu mua nhiều;rồi thì sẽ được mùa; rồi thì thương lái lại dở trò mua rẻ mua ép; rồi thì hàng đống nông sản lại nguy cơ đổ bỏ… Cái vòng luẩn quẩn ấy sẽ lặp lại, chỉ khác là mỗi mùa tội đồ lại là một loại nông sản khác.

Trong khi ấy, báo chí chính thống thì nhất mực than thở, lo lắng và cảnh báo thương lái thao túng. Truyền thông xã hội thì xôn xao kêu gọi mua hàng từ thiện. Chẳng anh nào bày cho người nông dân một cách thấu đáo làm thế nào để họ trồng cây gì, nuôi con gì thì thương lái không ép uổng được, bởi thị trường nhất định sẽ cần, bởi có nhà máy, có doanh nghiệp nhất định sẽ thu mua để chế biến, để gia tăng giá trị nông sản. Mà bày thế đách nào được, vì nông dân quê tôi có lên phây quái đâu, có đọc báo quái đâu, hoạ hoằn thì xem tivi cốt chỉ để xem mấy cô minh tinh Hàn sướt mướt hoặc mấy tay xã hội đen Tàu vẩy súng là cùng (!)

Quay trở về với chuyện mua dưa, mua hành. Bởi anh bạn thân của tôi bên Bộ Công thương đang nỗ lực hô hào, vận động mang dưa ra bắc bán hộ bà con nông dân, nên tôi cũng muốn đóng góp bằng cách xơi dưa cho thật nhiều. Đưa con vào quán cà phê, dõng dạc ép cả nhà uống nước ép dưa hấu ủng hộ, cậu chạy bàn mặt ngượng nghịu bảo, nhà em mấy hôm nay không nhập… Ơ hơ, thế là thế quái nào? Muốn ủng hộ nông dân thì phải ăn căng bụng dưa miếng, chứ dùng đồ chế biến là không xong rồi.

Đọc đến đây, bạn lại đổ lỗi cho chính sách nhà nước chứ gì, đổ lỗi cho hệ thống lưu thông hàng hoá chứ gì. Câu ấy lúc quái nào mà chả đúng, bởi nhà nước và hệ thống chẳng là thằng cha nào cả. Câu hỏi của tôi là, lúc mà hàng chục ngàn hộ nông dân a dua, đổ dồn trồng hành, trồng dưa thì truyền thông ở đâu? Công cụ nhà nước trong tay mà các kênh truyền thông chuyên biệt cho nông dân èo uột, lèo tèo, và chả đủ hấp dẫn để kéo nông dân quê tôi ra khỏi các kênh tin giật gân, đấu đá, ra khỏi các bộ phim diễm tình. Nghe nói, bên Thái có hẳn một kênh truyền hình nông nghiệp cực kỳ ăn khách, và họ chẳng hề mượn giấy phép để phát phim truyện hoặc game truyền hình thực tế để câu khách. Sao ta không có nhỉ?

Còn, truyền thông xã hội khá là dễ dàng khơi gợi sự thương cảm của công chúng, kích động sự phẫn nộ, nếu cần. Chỉ cần thông qua vài KOL (những người có ảnh và dẫn dắt dư luận), vài người có danh phận là có thể tạo ra một làn sóng ủng hộ hoặc phản đối. Nhưng những vấn đề mà họ ủng hộ hay phản đối thành trào lưu rất hiếm khi là một đề tài nghiên cứu khoa học, một chính sách xã hội, một dự án corporate philanthropy (từ thiện xã hội của doanh nghiệp).

Điều gì mà truyền thông, và nhất là truyền thông xã hội làm dễ hơn nhỉ? Kêu gọi các tấm lòng thiện nguyện, góp cơm, góp áo, mua giúp vài chục cân dưa, vài lạng hành tím? Hay là vận động mang tri thức đến cho nông dân, đưa báo chí và internet đến mỗi thôn làng, dạy họ làm nông nghiệp theo cơ chế thị trường, làm marketing, chọn làm ăn với doanh nghiệp uy tín, tham gia vào vùng nguyên liệu được quy hoạch...? 

Chắc chắn là điều thứ nhất rồi. Cho nên, các bạn hãy chuẩn bị một mùa mua hàng thiện nguyện tiếp theo nhé.

By: Lê Quốc Vinh

Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2015

CHIẾC VÍ RƠI VÀ LÒNG TỐT

Thử rơi ví trên đường phố VN & kết quả bất ngờ

Ở Việt Nam rớt ví có được trả lại? 

Ăn mặc đàng hoàng chưa chắc đã "sạch"...Ăn mặc rách rưới chưa chắc đã "dỡ". 

Đây là đoạn video thử nghiệm phản ứng của xã hội của nhóm có tên 4TRY về lòng tốt và sự trung thực. Họ đã dựng lên tình huống đánh rơi đồ và quay lại phản ứng của mọi người xung quanh bằng những camera ẩn.

Để khách quan nhóm 4TRY đã nhờ sự giúp đỡ của bác Thành - người bị khiếm thị từ lúc 3 tuổi, vào vai người đánh rơi ví. Theo lời bác Thành tâm sự khi nhận việc này, “bác chỉ muốn biết được có tất cả bao nhiêu màu ở trên trái đất này. Bởi trước mắt bác bây giờ toàn màu đen”.

<iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/cgv883Js-uM" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

Trong đoạn video, ở 2 tình huống ban đầu, tuy thấy bác Thành làm rơi ví, nhưng những người đàn ông ăn mặc lịch sự đã nhặt cái bóp lên và bỏ đi mất. Tuy nhiên nhóm 4TRY đã không bỏ cuộc để giúp bác Thành cảm nhận được màu của tình người, màu của hạnh phúc. Ở những tình huống sau đó, những người nhặt được ví đều nhanh chóng trả lại cho bác Thành.

“Lòng tốt ở khắp mọi nơi miễn là ta tin vào nó” chính là thông điệp mà video này muốn gửi gắm

ĂN VẠ, XIN ĐỂU VÀ CÁI KẾT

Cuteo@

Chúng ta không thừa nước mắt khóc than cho những kẻ có lòng tham vô đáy, đặc biệt là những kẻ chuyên cào mặt ăn vạ để kiếm chác tiền của người khác.

Đất nước sẽ mãi mãi không thể phát triển nếu còn loại ăn vạ như thế này. Đáng tiếc thay, báo chí vì mục đích lợi nhuận đã có những bài viết cổ súy cho loại Chí phèo mạt hạng và vô tình đã làm ảnh hưởng đến uy tín nhà thầu và của cả chính quyền địa phương.

Tôi xót xa cho anh lái xe, vừa mở cửa cabin đã bị đám đông bầy đàn như một lũ chó đói lao vào đấm đá gây thương tích đến nỗi phải đi viện cấp cứu. Buồn thay, đám báo chí kền kền không một lời chia sẻ, chúng vô cảm tới mức ngoảnh mặt làm ngơ.

Ngay khi vụ việc lên báo, bạn Chung Nguyen đã có nhận xét: Ông Thạnh bị đổ 3 khối đất cấp phối lên người vì ngu, chứ không phải lỗi của anh lái xe chủ chôn sống ông Thạnh". 

Và thực chất câu chuyện là, gia đình ông Thạnh có 2 mảnh đất phía trước nhà giáp với quốc lộ 1. Trong đó, có một mảnh đất có bìa đỏ, một mảnh chưa có giấy tờ nhưng gia đình đã sử dụng vài chục năm nay. Thông tin này do bà Huỳnh Thị Thảo (60 tuổi, vợ ông Thạnh) cung cấp. Nhà thầu đã đền bù cho ông thửa hợp pháp kia, nhưng ông lại đòi đền bù cả thửa đất không sổ đỏ kia nữa, và còn phải xì tiền ra để giúp ông san lấp, làm sổ đỏ, tức là giúp ông chiếm đất công. Ngoài ra, ông Thạnh còn đòi đền bù cả hoa màu và vật dụng ông ném trên đó. Rất tiếc là ông đã không vì lợi ích chung của cả đất nước, chỉ biết chăm chắm cấu véo mưu lợi cho riêng mình với những ý nghĩ bất chính điên rồ. Ông đã không hiểu rằng nếu đoạn đường được mở rộng, trải nhựa asphalt mịn như nhung, thì cái mảnh đất chó ỉa của ông sẽ tăng giá gấp 5-10 lần.

Khi xe tới đổ đất, ông ngu và tham tới mức lao vào vị trí đổ đất để ăn vạ, mặc dù vị trí đó cách xa mảnh đất mà ông đòi đền bù đến 7m rồi sau đó cùng vợ con lu loa lên rằng nhà thầu chôn sống ông. Lũ kền kền cũng được dịp kiếm chác lao vào gào thét và lên án, mặc dù chả hiều mô tê gì.

Nhưng sự thật chỉ có một, cơ quan công an đã kết luận, ông sai và rằng ông chỉ là tay ăn vạ mạt hạng.

Người đứng đầu ngành CA tỉnh Quảng Nam, đại tá Nguyễn Viết Lợi, cho biết, CA tỉnh Quảng Nam đã có kết luận về vụ việc này. Theo đó, không có chuyện ông Thạnh bị xe tải cố tình đổ đá dăm lên người mà do ông Thạnh lao vào nằm dưới gầm xe tải đang nâng bệ thùng đổ xuống và bị đá dăm phủ lên người. Khi được yêu cầu đi bệnh viện, chính ông và vợ đã cố tình không đi mà nằm lại ăn vạ tại hiện trường.

Ông Trần Văn Xuân, Trưởng CA huyện Thăng Bình, thông tin: Ông Thạnh đã xuất viện, sức khỏe bình thường. CA huyện mời ông Thạnh lên làm việc nhưng gia đình ông tiếp tục cản trở, từ chối không nhận giấy mời. Chúng tôi chờ ông Thạnh hợp tác để thông báo việc xử phạt hành chính. Theo điều 5 khoản 3 Nghị định 167 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, hành vi của ông Thạnh cản trở các hoạt động của cơ quan, tổ chức, mức phạt trong khung 2- 3 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Hương, Phó chủ tịch UBND huyện Thăng Bình cho hay, huyện bãi bỏ thỏa thuận lấp ao nước trước nhà, vì gia đình ông Thạnh tự ý cản trở các xe đổ đất đến làm nhiệm vụ. “Còn việc thỏa thuận về cấp lại sổ đỏ, dù ông Thạnh xuất viện về nhà nhưng vẫn chưa hợp tác, ký vào giấy đề nghị cấp quyền sử dụng đất. Huyện vận động, nếu ông Thạnh vẫn không ký, chúng tôi tiếp tục bỏ thỏa thuận này”, ông Hương nói.

Cuối cùng, lòng tham và hành động mù quáng đã phải trả giá.

CẤM GIẢNG VIÊN YÊU SINH VIÊN VÀ CÂU CHUYỆN NGOẠI TÌNH

Cấm giảng viên yêu sinh viên và câu chuyện ngoại tình



Thấy bạn tiến sĩ chủ tịch HĐQT của cái trường cao đẳng nghề gỉ gì đấy ra quy định cấm giảng viên yêu sinh viên. Mình già rồi, chuyện yêu đương là của đám trẻ, chả bon chen. Nhưng thấy vụ này bạn í não phẳng như mông Ngọc Trinh (nhời của Đào Tuấn), nên phải chém zó tý.

Câu chuyện của bạn này, báo chí nói sao tôi nghe thế, còn thực chất cái quy định mồm ngang mũi dọc thế nào thì tôi chưa đọc. Nhưng báo đảng nói, chả nhẽ không tin. Mặc dù lâu nay thông tin từ báo chí xứ An-nam chả khác gì trôn con trẻ bị đi tướt mãn tính.

Nói bạn này não phẳng như mông Ngọc Trinh trong lĩnh vực này chả ngoa (còn vài lĩnh vực khác bạn này cũng giỏi giang phết, mặc dù chém zó cũng phần phật). Bởi nhẽ:

- Nếu một cô/cậu giảng viên mà có tình yêu với một cô/cậu sinh viên (đã trên 18 tuổi) thật sự và mong muốn đi đến một cuộc hôn nhân mà bạn này cấm họ yêu nhau thì bạn này không những thuộc loại vô nhân vô cảm mà còn vi hiến, vi luật về quyền con người, dốt!

- Còn nếu cấm theo nghĩa giảng viên (đại đa số là nam giảng viên) của trường bạn í yêu đương sinh viên theo kiểu lừa tình thì hóa ra trường này toàn tuyển đám giảng viên vô đạo đức, có lối sống không lành mạnh, vi phạm chế độ một vợ một chồng (đối với những người đã có gia đình). Gớm, đám thầy/cô mà vô đạo đức như thế thì tốt nhất cho ra Côn Đảo đập đá, chứ dạy dỗ gì chúng nó, hãm!

Có nghĩa, dù với lý do gì, thì quy định của bạn lãnh đạo trẻ này cũng sai. Sai cả tình lẫn lý. Và không đáng có đối với một bạn đã từng tây học và thi thoảng có bi-bô về sự văn minh và tiên tiến của xã hội phương tây để so sánh với cái mọi rợ và lạc hậu của xứ An-nam.

Nói đi cũng phải nói lại, việc lừa tình, gạ tình, đổi tình của người dạy và người học (nói chung) của xứ An-nam thời nay nhộn nhịp phết. Thi thoảng cần-lao lại trút hết sự căm phẫn lên những kẻ vô đạo đức kiểu như ông thầy môi giới bán dâm cho lãnh đạo ở Hà Giang, hay mấy ông thầy rủ học sinh vị thành niên học thêm chơi trò người lớn, hay ông giảng viên - trưởng phòng gạ tình cô sinh viên ở trường cao đẳng truyền hình,... Nhưng điều đó không có nghĩa chỉ vì một vài con sâu làm rầu nồi canh rồi quy chụp thành hiện tượng chung của xã hội và đưa ra cái quy định dở người như thế.

Nhân chuyện này, lại chém zó tý về chuyện gái-zai, chuyện mà cần-lao gọi là ngoại tình hay hủ hóa.

Đời tôi, khinh nhất là lũ đạo đức giả. Biên cái bản tự nhận xét cá nhân hay bi-bô trước đám lìu-tìu cán bộ-sinh viên tuyền lên giọng là phải đạo đức trong sáng, phải có lối sống lành mạnh,… ấy thế mà vào phòng karaoke thì tay chụp vú ca-ve như chảo chớp, còn những chuyện sau chụp, sờ với bóp thì chả nói ai cũng biết.


Đờn-ông An-nam, tư duy đa-thê đã ngấm vào máu. Thế nên ở cái xã hội tươi đẹp xuống hố cả nút, chỉ một vợ một chồng, mới sinh ra cái bệnh lăng nhăng. Nhẹ thì đi ngủ với cave, nặng thì bồ bịch ngoại tình, đủ cả.

Đờn-bà An-nam, dĩ nhiên chửi đờn-ông có nhóm máu D như chó. Cho rằng đám này khốn nạn, bội bạc, bất nhân bất nghĩa,… Có điều, đám này quên mất rằng, nếu không có đờn-bà ngoại tình cùng đờn-ông thì nhẽ mấy thằng rựa-đực ngoại tình với nhau chắc?

Nói thế để thấy, có một bộ-phận-không-nhỏ cần-lao xứ An-nam (cả đực lẫn cái) thích phiêu liêu vào cuộc chơi tình ái, dù vợ/chồng con cái đã đuề huề. Lại dĩ nhiên, tội vạ của những vụ ngoại tình này phần lớn được xã hội đổ lỗi lên đầu đám đàn ông dâm dê chuyên dụ dỗ đờn-bà (mà chẳng thắc mắc vì sao đờn-bà lại dễ dụ dỗ thế?).

Nói đi cũng nói lại. Phần lớn các cuộc hôn nhân của xứ An-nam sống vì nghĩa, chả mấy vì tình. Đôi chục năm trở về trước, đa phần các cuộc hôn nhân là do phụ huynh sắp đặt, cưới về mới tập yêu. Dĩ nhiên chả mấy cặp hình thành tình yêu thật sự, mà họ sống với nhau vì nghĩa, vì trách nhiệm với con cái, vì sĩ diện với họ hàng, đồng nghiệp, xóm giềng. Nhưng thế hệ đó tư duy đơn giản, vẫn là câu trách nhiệm, thế nên đời sống hôn nhân khá ổn, càng về già càng quấn nhau, thế mới tài.

Còn hai chục năm trở lại đây, chuyện yêu đương đã không còn bị áp đặt bởi phụ huynh, nên tình yêu đôi lứa nảy nở như nấm sau mưa. Có điều chả có mấy mối tình đầu mà đi đến hôn nhân. Lại thêm tác động của sự mở cửa về kinh tế. Đầy zai xinh gái đẹp nhắm mắt đưa chân chấp nhận một cuộc hôn nhân không tình yêu chỉ để có hộ khẩu thành phố, có vị trí công việc, có điều kiện kinh tế,… thậm chí là để trả thù mối tình trước đó.

Nói thế để cho thấy, khi một cuộc hôn nhân không tình yêu thì chuyện ngoại tình là tất yếu nếu chủ thể có đủ điều kiện để ngoại tình. Còn chuyện mấy anh mấy chị được vợ/chồng yêu say đắm nhưng vẫn thích phiêu liêu tình ái thì tham lam quá, chả bàn.

Ở một xã hội mà phải đến 90% đờn-ông xứ An-nam thuộc loại âm-tính, đội chữ “trinh” của đờn-bà lên đầu như đội mả tổ nhưng lại mang máu Sở-khanh, trong đầu luôn có tư tưởng chiếm hữu lẫn chiếm đoạt đờn-bà trong một quan hệ yêu đương thì tất yếu có một số lượng không nhỏ các cuộc hôn nhân không hạnh phúc và dẫn đến ngoại tình cũng chỉ bởi nguyên nhân là cái màng trinh bé như cái móng tay.

Thế nên, nếu nói một cách sòng phẳng, phải đến 90% đờn-ông An-nam ngoại tình hoặc có tư tưởng ngoại tình (sẽ ngoại tình khi có điều kiện). Còn chỉ có 10% đờn-ông An-nam là chung thủy hoặc ghét đờn-bà mà không ngoại tình mà thôi.

Và dĩ nhiên, để đáp ứng nhu cầu cho 90% đờn-ông ngoại tình hoặc có tư tưởng ngoại tình thì số lượng đờn-bà tham gia ngoại tình là bao nhiêu các anh các chị có lẽ cũng hình dung ra được. Đấy, cứ thật thà như thế cho đàng hoàng,đạo đức giả làm gì để thiên hạ chửi cho, phỏng cacc!

Chuyện ngoại tình hủ hóa của xứ An-nam thì nhiều vô thiên lủng, kể cả ngày chả hết. Từ chuyện như thằng sếp già dâm dê bẩn tính gạ tình cô nhân viên trẻ không được nên đưa ra hội đồng kỷ luật vì cô này quan hệ gái-zai không trong sáng (vì chưa báo cáo với cơ quan là có người yêu) của thời bao cấp đến những chuyện tình công sở, chuyện phi công-máy bay của những quý ông/quý bà vừa nằm nhà nghỉ ôm nhân tình vừa nhoay nhoáy gõ Ipad chưởi một cô gái “trót” yêu một anh đã có vợ trên mục tâm sự của báo chí lá ngón là vô đạo đức thời nay. Những chuyện này, hầu như ai cũng biết, tôi chả cần kể lại.

Tôi có một kho tư liệu về các chuyện ngoại tình, từ trông thấy, nhìn thấy đến nghe kể lại của những người xung quanh, từ già hói như Lê-Nin đến đạo mạo như Các-Mác, kể cả các chuyện gạ tình đổi điểm trong giáo dục. Khi nào ngứa mồm sẽ kể, và sẽ có khối kẻ giật mình, hehe...

Cố nhạc sỹ Phạm Duy viết hồi ký có kể về những người tình của ông. Tôi cho rằng, ông là một người đàn ông đích thực, dám sống, dám yêu và dám hy sinh. Một ngày nào đó, tôi sẽ viết về tôi, như ông.

© 2015 Baron Trịnh

Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2015

Thơ mới của Nguyễn Quang Lập: MỘT NGÀY

Thơ mới của Nguyễn Quang Lập: Một ngày

Nguyễn Quang Lập

Sáng. Vẫn ngồi ban công ăn sáng đọc sách
Văng vắng một cái gì
Liếm mép nhìn lục bình trôi sông Sài Gòn
Này hỡi lục bình mày làm gì thế
Tự do hay sống mòn?
Trưa. Vẫn nằm giường nệm ngủ điều hòa
Thiêu thiếu một cái gì
Tắt mobile lại mở mobile
Chẳng chờ đợi điều gì vẫn cứ chờ
Kinh.
Chiều. Vẫn viết vẫn lướt mạng
Sờ sợ một cái gì
Giật thót mobile giật thót chuông cửa
Mình thật đáng thương thật đáng tởm
Địt mẹ.
Tối. Vẫn ngủ ngon vẫn thức lúc 2 giờ sáng
Nhớ quá bọn xã hội đen cùng phòng
Sống với chúng dễ hơn, an toàn hơn sống với cứt
(Tức bọn giả cầy trí thức)
Khó ngủ quá
Chổng mông đánh rắm một phát chơi
Mình rắm xong rồi lại ngửi
Ngẩn ngơ ngồi dậy ngẩn ngơ cười.
Nửa đêm sinh nhật Cu Líp 7/4/2015

HÃY CỨ CHỐT CỬA, CHỜ CÔNG AN ĐẾN

Khoai@


Lũ kền kền lên tiếng bênh vực người đi sai chỉ vì họ đi xe bé hoặc họ nghèo. Đkm, đó là thói đạo đức giả.

Đã biết bao vụ tai nạn xảy ra, người lái xe mở cửa bước xuống là ngay lập tức bị nện hội đồng đến nhừ tử rồi mới nói đến đúng ai, đéo coi pháp luật ra gì.

Vậy nên, hãy chốt cửa, chờ công an đến.

Gây tai nạn chốt cửa ở trong là quá đúng với thực trạng giao thông Việt Nam bây giờ

Trách ai được? Đến bao giờ còn cái gọi là xe to đền xe bé thì ngày đấy sẽ còn những tài xế bỏ trốn, những người cố thủ. Bởi cái máu côn đồ ăn vào người nhà thì chẳng cần giải thích cũng lôi nhau ra đánh, ra chém được.

Đọc ý kiến của bác Chung Nguyen, thấy cô gái đóng sập cửa xe khi đâm cụ gài 71 tuổi cũng là điều dễ hiểu.

Kẻ thù truyền kiếp của chúng ta, chúng có thể là nam hay nữ, già hay trẻ, xấu hay đẹp, nhưng dứt khoát là phải đi ô tô.

Tôi liên tưởng tới người lái đò sông Đà trong tác phẩm cùng tên của Nguyễn Tuân vung mái chèo đưa con thuyền nhỏ vượt qua ba trùng vi thạch trận, nghe thì dữ dội, nhưng nếu ông được lái xe ô tô chở khách ở Việt Nam ngày nay, chắc ông cũng sẽ phải sớm bỏ nghề.

Ở Châu Âu, luật giao thông áp dụng cả cho động vật, nhưng riêng ở Việt Nam, lệ bất thành văn là xe to phải đền cho xe nhỏ khi gặp tai nạn, điều này có nghĩa là một anh chị cần lao nào đó phóng xe máy đâm vào ô tô đang lưu thông đúng làn đường và tốc độ, thì ô tô vẫn phải đền cho xe máy. Tội duy nhất của họ là sở hữu một phương tiện giao thông xa xỉ ở một đất nước có 70% dân số làm nông nghiệp.

Dân ta, đã có thể làm một việc khiến cả thế giới văn minh lắc đầu thán phục, đó là sang đường vào giờ tan tầm ở Hà Nội hay Sài Gòn. Xe máy và những người đi xe máy giết người hiệu quả hơn bất kỳ một loại máy chém nào của thực dân đế quốc, nhưng bao căm hờn, oán thán luôn được trân trọng trút lên đầu những người sở hữu ô tô.

Ngoại ngữ và tin học có thực sự nên là những ưu tiên nhất trong giáo dục, khi mạng sống chúng ta có thể đơn giản bị tước đi một cách đầy ngẫu hứng, kể cả là sau khi tai nạn đã xảy ra, bởi một thế lực đông đảo, hung hãn, khát máu và hừng hực căm thù tất thảy những người đi ô tô, với lực lượng nòng cốt là người nhà nạn nhân và quần chúng bức xúc đi đường? Liệu có cần dẫn chứng thêm những hiệu ứng đám đông, bầy đàn của cần lao nhảy vào đánh, giết những người đi ô tô khi xảy ra tai nạn, bất kể họ đúng hay sai?

Kinh nghiệm sinh tồn của tôi khi lái xe ở Việt Nam đó là không để thứ gì quý giá ở ô tô cả, từ tư trang đến giấy tờ xe, để khi cần có thể rời xe một cách nhẹ nhàng, gọn gàng trong thời gian ngắn nhất. Một ngày đẹp trời nào đó trên đường phố Hà Nội thiếu bóng cây xanh, một cần lao cua gấp cắt ngang đường cho kịp bữa cơm chiều, hay một nhi đồng đột nhiên nhảy qua dải phân cách cứng xuất hiện sừng sững trước đầu xe, khiến không một loại phanh ABS tốt nhất nào có thể kịp cứu vãn, thì việc nhanh chóng tắt máy, mở cửa chuồn khỏi hiện trường là một việc làm sáng suốt để giữ được tính mạng. Trong trường hợp bị bao vây bởi cần lao hung hãn, hãy khóa cửa xe cố thủ, gọi cứu thương và đợi cảnh sát đến làm việc, nên nhớ, mạng chúng ta mới là quan trọng nhất. Bạn sẽ bị chém chết khi đang làm thủ tục nhập viện cho nạn nhân nếu chở họ đi cấp cứu, đây là Việt Nam, đừng đùa.

Chúng ta không nên bức xúc trước hành vi của người phụ nữ đóng cửa xe không xuống giúp bà cụ 71 tuổi vừa đâm vào xe của chị. Đây là hành động đúng đắn thể hiện kỹ năng sinh tồn đỉnh cao của những người văn minh, nên nhớ, trước khi công an giao thông đến tiếp quản, thì bất kỳ một nỗ lực cứu người nào, cũng có thể được lấy làm bằng chứng cho tội ác ghê tởm của bạn, và họ - người đi đường và người nhà nạn nhân, đại diện cho công lý đường phố, sẽ chẳng ngần ngại xiên cho bạn một dao chết tốt ở ngay hiện trường hoặc xa hơn là cổng buồng cấp cứu.

Các bạn không thể đòi người khác phải có đạo đức, ở Việt Nam lòng tốt nên được dùng đúng nơi, nhất là khi việc cứu người bị tai nạn vẫn còn là một trò chơi sinh tử.