Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

BÍ ẨN KIẾN TRÚC TÒA THÁNH TÂY NINH

Bí ẩn kiến trúc Tòa Thánh Tây Ninh

Tòa Thánh  Tây Ninh là một công trình được các chuyên gia kiến trúc nước ngoài đánh giá cao về thẩm mỹ, cũng như kỹ thuật xây dựng. Ít ai biết, công trình này được xây dựng không theo một bản thiết kế kiến trúc có trước, không có sự tham gia của bất kỳ kỹ sư nào và cũng không sử dụng bất cứ phương tiện máy móc gì. Cho đến nay, việc xây dựng Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh vẫn là điều bí ẩn.

Vì sao Cao Đài thờ thiên nhãn ?

Khoảng cuối thế kỷ XIX, phong trào Thông linh học trở nên phổ biến sâu rộng trong giới nhân sĩ trí thức ở châu Âu. Thuyết Thông linh cho rằng, sau khi chết, con người vẫn tồn tại ở một thế giới khác và có thể liên lạc được với người sống thông qua một dụng cụ gọi là "ouija", tức cầu cơ. Đó là từ ghép của từ "vâng, phải, đúng" trong tiếng Pháp và tiếng Đức.

Chớp thời cơ, năm 1890 Hãng Parker Brothers nhanh chóng sản xuất hàng loạt bàn cầu cơ có ký tự để bán. Nhà buôn Elijah Bond tung ra thị trường loại bàn cầu cơ mang thương hiệu Parker Brothers và nhanh chóng chiếm được một thị phần nhất định. Lúc đó, người ta xem cầu cơ là một trò chơi quý phái của giới thượng lưu.

Đến năm 1914, tiến sĩ William Crockes (Anh) đã báo cáo luận án nghiên cứu hiện tượng cầu cơ trong tập tài liệu có tiêu đề "Thông công với cõi vô hình" tại Đại hội Thần học thế giới diễn ra tại London.

Kể từ đó, phong trào cầu cơ bùng phát ở Pháp rồi lan nhanh sang Việt Nam.

Mặc dù các nhà tâm lý học đã thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng, cầu cơ chỉ là kết quả của "hiệu quả vô thức" (ideomotor effect) nhưng những tín đồ của cầu cơ vẫn tin rằng, đó là phương tiện duy nhất để liên hệ với người chết.

Dạo đó, nhiều nhân sĩ, trí thức miền Nam thường mời thân hữu đến nhà tổ chức cầu cơ đối đáp thi phú với linh hồn ma quỷ hoặc thần tiên như một kiểu giải trí thời thượng.

Trong một phúc trình của viên thanh tra Pháp tên Lalaurette gửi cho Thống đốc Nam Kỳ năm 1924 rằng: "Giới công tư chức Nam Kỳ nổi lên một phong trào tìm hiểu và thực hành thông công với thế giới siêu hình qua sách vở chữ Pháp do Hội Thông thiên học truyền bá, với các tác giả như Allan Kardec, Flammarion, Blavatsky, Annie Besant, Olcott. Một làn sóng Thông linh học lan tràn khắp Đông Dương".

Trước tình hình đó, chính quyền Pháp ban hành một loạt sắc luật cấm cầu cơ. Dù vậy, việc cầu cơ vẫn xuất hiện khắp Việt Nam. Một số quan chức chính quyền địa phương vẫn ngấm ngầm lập đàn tại tư gia. Có người còn xây cất hương án cố định để thường xuyên liên lạc với cõi vô hình như: đàn Hiệp Minh (ở Cái Khế, Cần Thơ); đàn Minh Thiện (Thủ Dầu Một); đàn Chợ Gạo (Tiền Giang); đàn Miếu Nổi (Bình Thạnh, TP HCM); đàn Cao Lãnh (Đồng Tháp)…

Năm 1902, tri phủ Ngô Minh Chiêu được một người quen giới thiệu tham dự một phiên hầu đàn cầu cơ ở Thanh An tự, Thủ Dầu Một. Tại buổi cầu cơ này, ông Ngô Minh Chiêu được một vị tiên ông giáng cơ bút đối đáp bằng thơ.

Đến năm 1917, nghe tin đàn Hiệp Minh (Cái Khế, Cần Thơ) được nhiều vị tiên giáng cơ, ông Ngô Minh Chiêu tìm đến hầu đàn xin toa thuốc Nam.

Sau đó, ông Ngô Minh Chiêu tự lập đàn cầu cơ bút tại nhà riêng của mình ở Tân An (Long An). Hằng đêm, ông mời thân hữu đến nhà xướng họa thơ với "đấng vô hình" trong các buổi cầu cơ. Những thân hữu này đều là những người có địa vị xã hội như: Hương bộ Lê Kiển Thọ, thầy giáo Nguyễn Văn Vân, nhà giáo kiêm soạn giả nổi tiếng Trần Phong Sắc…

Lịch sử đạo Cao Đài ghi nhận rằng, vào một đêm cầu cơ năm 1920, bất ngờ một "đấng vô hình" xưng là "Cao Đài Tiên Ông" thu nhận ông Ngô Minh Chiêu làm đệ tử để truyền dạy một thuyết đạo mới.

Tháng 10/1920, ông Ngô Minh Chiêu được cử ra đảo Phú Quốc làm tri huyện. Tại đây, ông Chiêu cầu cơ xin Tiên Ông Cao Đài ban cho một biểu tượng của đạo mới.

Buổi sáng ngày 20/4/1921, ông Chiêu bất ngờ trông thấy bầu trời trên mặt biển một vầng hào quang. Giữa vầng hào quang hiện rõ một con mắt thật lớn. Từ đó, hình Thiên Nhãn được lấy làm biểu tượng của đạo Cao Đài. Và ông Ngô Minh Chiêu trở thành Giáo chủ đạo Cao Đài Chiếu Minh.

Đến cuối năm 1925, một nhóm nhân sĩ trí thức thường xuyên cầu cơ giải trí tại Sài Gòn cũng bắt gặp "Cao Đài Tiên Ông" giáng cơ thu nhận làm đệ tử. Chủ xướng nhóm này gồm các ông Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang và Phạm Công Tắc. Sau này có thêm ông Lê Văn Trung, bà Lâm Hương Thanh.

Theo lời hướng dẫn của Cao Đài Tiên Ông qua cầu cơ, ngày 16/2/1925, nhóm nhân sĩ trên lập một đàn cầu đạo mới tại tư gia ông Cao Quỳnh Cư ở đường Bourdais (nay là đường Calmette, quận 1, TP HCM).

Ngày 18/11/1926, được tín đồ ghi nhận là ngày khai đạo "Đại đạo Tam Kỳ Phổ độ Cao Đài" (gọi tắt là Cao Đài Tây Ninh) tại ngôi chùa Gò Kén, tức Từ Lâm tự - một ngôi chùa Phật giáo ở Tây Ninh. Chùa Gò Kén do Hòa thượng Thích Như Nhãn (tức Hòa thượng Thích Giác Hải) trụ trì.

Sau lễ khai đạo, Hòa thượng Thích Như Nhãn yêu cầu đạo Cao Đài đi tìm nơi khác xây dựng cơ sở thờ tự. Nhóm môn đệ Cao Đài đi tìm mua một cuộc đất rừng 50 ha ở làng Long Thành (bây giờ là Hòa Thành, Tây Ninh) từ một người Pháp tên là Aspar để xây "tổ đình". Theo phong thủy thì vùng đất nơi ấy có 6 mạch nước ngầm hội tụ, gọi là "lục long phò ấn".

Trung tâm cuộc đất được chọn làm nơi xây tổ đình, tức Tòa Thánh.

Ảnh: Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh, năm 1950.

Thiết kế kiến trúc bằng cơ bút

Chọn được địa điểm xây dựng Tòa Thánh, những người khai đạo bắt đầu vận động tín đồ góp công, góp của xây dựng. Hàng chục ngàn lượt tín đồ từ khắp nơi nghe tin xây dựng tổ đình đã lần lượt kéo về tham gia xây dựng. Ngày khởi công được đánh dấu là 16/3/1927. Tuy nhiên vì nhiều lý do, mãi đến năm 1931, công trình mới chính thức được động thổ.

Chỉ huy công trình là những vị trong nhóm khai đạo. Điều đáng ngạc nhiên là, những người trong nhóm khai đạo chưa từng kinh qua kiến thức xây dựng cơ bản. Họ cũng không vẽ trước bản kiến trúc mà xây dựng theo sự hướng dẫn của cơ bút.

Căn cứ vào cơ bút thì tổ đình, tức Tòa Thánh Tây Ninh được "đấng bề trên" phác họa thành 3 phần: Bát Quái đài, Cửu Trùng đài và Hiệp Thiên đài. Cả 3 tòa kiến trúc này dính liền với nhau tạo thành Tòa Thánh, chiều ngang 27 mét và chiều dài 135 mét.

Sau 3 lần xây dựng dở dang vì nhiều lý do, ngày 14/2/1936 ông Phạm Công Tắc - Giáo chủ đạo Cao Đài - đứng ra trực tiếp chỉ huy công trình. Lần xây dựng thứ 4 này, Giáo chủ Phạm Công Tắc huy động 500 tín đồ nam, nữ lập đàn tuyên thệ đồng trinh giữ tịnh khiết suốt thời gian trực tiếp tham gia xây dựng. Những tín đồ này phải thề không lấy chồng, lấy vợ.

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ NÓI VỀ LƯƠNG 5 TRIỆU ĐỒNG/THÁNG CỦA PHÓ CHỦ TỊCH XÃ

Bộ trưởng Nội vụ nói về lương 5 triệu đồng/tháng của Phó Chủ tịch xã?

“Chính sách này được xây dựng căn cứ vào mặt bằng chung của người dân trong từng khu vực, từng vùng. Bước đầu việc thực hiện dự án theo đánh giá chung là cơ bản hợp lý”.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình

Tại chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời tối 13/4, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình đã chia sẻ với các bạn trẻ trước những băn khoăn trong dự án 600 Phó Chủ tịch xã, 1.000 trí thức trẻ vừa được triển khai.

Có những bạn trẻ trí thức vừa được chọn vào vị trí Phó Chủ tịch xã làm việc tại các địa bàn miền núi băn khoăn vì làm việc trong điều kiện khắc nghiệt nhưng chỉ được hưởng mức lương khoảng 5 triệu đồng/tháng. Mức lương này được cho là không đủ sống, chỉ đủ tiền ăn ở, đi lại và không đủ để trang trải các chi phí khám chữa bệnh, tiền học cho con và tính chuyện tương lai…

Chia sẻ những băn khoăn này, Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình cho biết,theo chế độ chính sách hiện hành, Phó Chủ tịch UBND xã nằm trong dự án có mức thu nhập thấp nhất là 5,8 triệu/tháng và người có thu nhập cao nhất 8 triệu đồng/tháng, tùy theo từng vùng, từng khu vực.

Bên cạnh đó, căn cứ vào quyết định số 08 của Thủ tướng Chính phủ, các Phó Chủ tịch xã trẻ nằm trong dự án thuộc diện biên chế Nhà nước. Do đó việc bố trí theo các chức danh cán bộ, công chức, viên chức sau này tùy thuộc vào mức độ phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ tu dưỡng về phẩm chất đạo đức của từng trí thức trẻ.

“Khi xây dựng chính sách này đã căn cứ vào mặt bằng chung của người dân trong từng khu vực, từng vùng. Do đó bước đầu việc thực hiện dự án theo đánh giá chung là cơ bản hợp lý”.

Bên cạnh đề án này, nhiều bạn trẻ cũng mong muốn được tham gia chương trình trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi, nhưng lại không biết phải bắt đầu từ đâu. Liệu có sự chồng chéo, trùng lặp giữa hai chương trình kể trên? Vì sao mục tiêu đến năm 2020 mà chỉ tuyển 1.000 sinh viên như vậy có quá ít hay không?...

Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình khẳng định, những đề án, dự án trí thức trẻ tình nguyện do Bộ Nội vụ chủ trì, triển khai thực hiện không có chồng chéo, trùng lặp với bất cứ một chương trình nào.

Theo ông Bình, hiện Bộ Nội vụ đang hoàn thành công tác khảo sát xác định nhu cầu của từng địa phương, trên cơ sở đó có tuyển chọn bố trí đội ngũ công chức, viên chức xã theo dự kiến trong chương trình kế hoạch.

Ngoài dự án 600 Phó Chủ tịch xã, dự án 500 công chức xã, vừa qua Bộ Chính trị cũng ban hành kết luận về chính sách tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.

Bộ trưởng Nội vụ cho biết, mục tiêu chung của dự án từ nay đến năm 2020, chúng ta sẽ tuyển chọn được ít nhất 1.000 sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, các cán bộ khoa học trẻ vào công tác tại các cơ quan của Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang, tập đoàn, tổng công ty của nhà nước.

“Vấn đề các bạn trẻ đang quan tâm sẽ được Bộ Nội vụ có hướng dẫn cụ thể về quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn và điều kiện từ khâu phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ công dân” – Bộ trưởng Bình nói.

Thành Nam

THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI BÀN VIỆC PHONG TƯỚNG TÁ

Thường vụ Quốc hội bàn việc phong tướng, tá

Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sẽ cho ý kiến liên quan đến hai dự án Luật Công an nhân dân (CAND) sửa đổi và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam.

Tuần này, UBTVQH sẽ họp, cho ý kiến về những dự án luật sẽ được trình QH kỳ họp tới, trong đó có hai dự án Luật CAND sửa đổi và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan QĐND Việt Nam, liên quan đến việc phong tướng trong hai lực lượng này. Nỗi băn khoăn của người dân hiện nay là “tướng, tá thời chiến ít, mà sao giờ nhiều thế”.

Thêm bộ máy, thêm chức vụ, thêm tướng, tá

“Rất khó để giải thích hết nguyên cớ này” - trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh của QH Trần Đình Nhã nói: “Dễ thấy nhất là lực lượng vũ trang càng tiến lên chính quy, hiện đại thì chức vụ, cấp hàm càng nhiều hơn”.

Theo ông Nhã, tổ chức vũ trang thời chiến đơn giản hơn nhiều so với hiện nay. Thời đó, bộ đội chính quy - lực lượng được đeo quân hàm - không nhiều. Tham gia chiến đấu nhiều khi là bộ đội địa phương, là dân quân, du kích, mà số ấy lại không có quân hàm cụ thể. Việc phong quân hàm do hoàn cảnh thời chiến nhiều khi không thực hiện được. Phân công ai làm đại đội, tiểu đoàn trưởng, thậm chí trung đoàn trưởng nhiều khi không dựa theo cấp hàm cao thấp, mà gắn với năng lực đã bộc lộ qua chiến trận.

Sang thời bình, quân đội, công an được tổ chức chính quy hơn. Nhiều đơn vị kỹ thuật, hậu cần trước chỉ là cấp cục, giờ lên tổng cục. Những năm gần đây, bộ máy, tổ chức các lực lượng vũ trang được củng cố, nâng cấp, hoàn thiện, làm tăng nhiều đầu mối. Chẳng hạn, với Bộ Công an, từ năm 2009, Tổng cục Cảnh sát trước đó đã được tổ chức lại thành ba tổng cục phụ trách ba lĩnh vực: Phòng, chống tội phạm; quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội; thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp. Tương tự, Tổng cục An ninh trước đây được tổ chức lại thành hai tổng cục về an ninh nội địa, an ninh đối ngoại… Với mỗi đơn vị đang từ cấp cục được nâng lên tổng cục thì dưới đó, nhiều đơn vị cấp phòng được kiện toàn, nâng lên cấp cục.

Lễ phong quân hàm đại tá và thượng tá. Ảnh minh họa: MQ-PT

Quân đội cũng vậy. Theo tờ trình hồi tháng 3 của Bộ Quốc phòng về sửa đổi, bổ sung Luật Sĩ quan QĐND, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong tình hình mới, đã phải tổ chức lại Bộ Chỉ huy vùng hải quân thành Bộ Tư lệnh vùng hải quân; Quân khu Thủ đô thành Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Chỉ huy Quân sự TP.HCM thành Bộ Tư lệnh TP.HCM; rồi Cục Cảnh sát biển thành Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển.

Theo quy định của Luật CAND và Luật Sĩ quan QĐND hiện hành, chức vụ càng cao thì quân hàm có thể được phong càng cao. Chẳng hạn như trong công an, cấp tiểu đoàn trưởng, trưởng công an huyện, trưởng đơn vị cấp phòng thì cấp bậc sĩ quan có thể là trung tá, thượng tá. Nhưng nếu lên chức giám đốc công an tỉnh, cục trưởng, vụ trưởng thì có thể được phong thượng tá, đại tá… lên tổng cục trưởng thì hàm phải là thiếu tướng, trung tướng.

Gắn cấp hàm với chức vụ như vậy, nên càng thêm đầu mối đơn vị lớn thì số sĩ quan có cơ hội lên lon đại tá, thiếu tướng, trung tướng càng nhiều.

Phình cấp tướng vì quy định tùy nghi

Nhưng đấy mới là cấp hàm theo quy định “cứng”. Còn những quy định “mềm” khác mở thêm cơ hội phong tướng cho lực lượng vũ trang. Cả hai luật vừa nêu đều có một điều khoản: Sĩ quan được giao nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt hoặc địa bàn có vị trí trọng yếu về an ninh, trật tự (với công an), trọng yếu về quân sự, quốc phòng và có cống hiến xuất sắc (với quân đội) thì cấp hàm có thể cao hơn một bậc so với quy định chung.

Với quy định này, đến nay ngoài hai địa bàn đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM, hơn 2/3 số giám đốc công an cấp tỉnh đã được đeo lon tướng. Hầu hết các cục trưởng, vụ trưởng đều được thăng quân hàm thiếu tướng. Tất cả đều cao hơn một bậc so với trần cấp hàm quy định chung là đại tá. Chưa kể các tổng cục thuộc Bộ Công an đều có tổng cục phó giữ hàm trung tướng, ngang với cấp hàm cao nhất của cấp tổng cục trưởng, không phù hợp với nguyên tắc cấp phó thấp hơn cấp trưởng một bậc.

Theo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh: “Việc xác định địa bàn trọng yếu về quân sự, quốc phòng khó thực hiện, gây nhiều tâm tư, thắc mắc, so bì trong đội ngũ sĩ quan, giữa các địa phương, đơn vị với nhau”.

Hệ lụy và giải pháp

Ngoài các nguyên nhân nêu trên, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an Lê Văn Cương cho rằng chế độ lương, đãi ngộ trong lực lượng vũ trang cũng gây áp lực tới việc phong cấp hàm sĩ quan. “Văn hóa, tổ chức bộ máy ta vẫn còn nặng về chức tước, phẩm hàm và gắn với nó là lương, bổng lộc” - ông nói.

Đây cũng là ý kiến của ông Trần Đình Nhã. “Bên hệ thống hành chính nhà nước, bảng lương được xây dựng theo ngạch, bậc của công chức - viên chức thì bên công an, quân đội lương cơ bản gắn với cấp hàm” - ông cho biết.

Theo ông Nhã, vì lương gắn với cấp hàm nên một cách tự động, cứ đến niên hạn là sĩ quan quân đội, công an lại được thăng quân hàm, kèm theo là mức lương tăng tương ứng. Còn chế độ gắn với chức vụ là phụ cấp, được tính theo lương cơ bản.

Chế độ lương này dẫn tới nhiều hệ lụy: Người làm công việc không đòi hỏi chuyên môn cao như bảo vệ, giữ trật tự đường phố nhưng theo thâm niên tăng lương vẫn có thể giữ cấp hàm tới thiếu tá, trung tá, làm mất đi ý nghĩa trang trọng của cấp hàm. Sĩ quan có xu hướng chạy theo chức vụ chứ không tập trung vào chuyên môn sâu, để qua đó có chức vụ cao thì được cấp hàm cao, kèm theo là lương cao.

Để khắc phục những bất cập, hạn chế trong công tác xét, phong, thăng quân hàm trong lực lượng vũ trang, nhất là hàm cấp tướng, Bộ Chính trị đã yêu cầu cần thể chế hóa các chức vụ có trần quân hàm cấp tướng, đảm bảo việc phong quân hàm chặt chẽ, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của tướng lĩnh. Từ định hướng đó, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đã dự thảo sửa đổi Luật CAND và Luật Sĩ quan QĐND Việt Nam.

Theo hai dự thảo này, giải pháp đầu tiên là bỏ hẳn điều khoản tùy nghi phong hàm cao hơn một bậc theo quy định chung. Thay vào đó, dự luật nêu rõ những địa phương, đơn vị mà người đứng đầu có trần cấp hàm cao đặc biệt.

Ngoài ra, cũng theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, hai cơ quan dự thảo cũng đổi mới chế độ lương cho sĩ quan công an, quân đội, theo đó lương cơ bản sẽ gắn với chức vụ, thay vì gắn theo cấp hàm như lâu nay. Tuy nhiên, theo ông Trần Đình Nhã, cải cách chế độ lương trong lực lượng vũ trang sẽ là quá trình lâu dài, không dễ dàng gì.

NGHĨA NHÂN

Chế độ chính ủy

Trong hai cuộc kháng chiến trước đây, Đảng thiết lập chế độ đảng ủy và thực hiện chế độ hai thủ trưởng trong quân đội, theo đó chính ủy là thủ trưởng chính trị của đơn vị vũ trang. Chuyển sang xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời bình, tới những năm 1980, chế độ hai thủ trưởng bị bãi bỏ. Các đơn vị quân đổi chuyển sang chế độ một người chỉ huy, với một cấp phó giúp cấp trưởng về công tác Đảng, công tác chính trị (phó chỉ huy về chính trị).

Tuy nhiên, đến năm 2005, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 51 thì quân đội chuyển sang thực hiện "chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên". Theo tinh thần chỉ đạo đó, Luật Sĩ quan QĐND được sửa đổi năm 2008 bổ sung chức danh chính ủy hoặc chính trị viên đặt tại tất cả đơn vị quân đội. Trần quân hàm cho người giữ chức danh chính trị này ngang bằng quân hàm của người chỉ huy đơn vị đó. Cơ chế ấy đã tạo ra một số không nhỏ sĩ quan chính trị cấp tướng ngang hàng với các vị tư lệnh quân đoàn, quân khu, quân chủng và các vị chủ nhiệm tổng cục thuộc Bộ Quốc phòng.

LÀM CHỒNG GÁI XẤU

Bài của LâmTrực@

Tình hình là theo như đồng chí lão thành cách mạng trung kiên Tí ghẻ của anh thì: “Gái mà xấu là một cái tội không thể tha thứ được. Nếu có tha thứ được thì cũng cấm không được ra đường kẻo hỏng mỹ quan đô thị.”

Tuy nhiên, cuộc đời nó không đơn giản thế. Thường gái xấu lại hay giỏi mới chết, giỏi thì lắm tiền và lắm tiền thì lại dễ có chồng ngon. Không chỉ ở VN mà ở nước ngoài cũng vậy, các em như Demi Moore tuổi ngoại tứ tuần đi cặp kè với một chú nhóc vừa ra trường, chị gái Elizabeth Taylor 80 tuổi vẫn tái giá. Tuy nhiên các em này chỉ già thôi chứ không xấu. Còn ở mình thì ngoài đường bây giờ không hiếm cảnh một thằng đẹp giai ngời ngời thì thế nào cũng đi cùng một em xấu hoắc. 

Người viết bài này cũng đã có một lần chứng kiến ở Metpub cách đây vài tháng chú người mẫu nam Bình Minh mà các bạn nữ suýt xoa đi với một em nhìn xa cũng ngon (vì lúc ấy người viết bài này chưa đeo kính), tuy nhiên lúc sau lại gần thì than ôi, đúng là beautiful from far & far from beautiful. 

Cách đây hơn 80 năm tiền bối Vũ Trọng Phụng có viết: 

“ Thánh nhân đãi kẻ khù khờ”…

Người con gái đẹp chỉ trông thấy chung quanh mình những kẻ nịnh hót mà thôi. Vì anh nào cũng hiếu sắc nên bọn đàn ông chúng ta thường thấy những đức tính ở bọn gái đẹp mà chính họ không có. Cho nên chúng ta hết sức chiều đãi họ, nâng niu họ, khiến họ chẳng phải chịu khó nhọc mảy may trong mọi cuộc phấn đấu với đời, thành ra người đàn bà đẹp dễ trở nên quá đỗi kiêu ngạo, tưởng mình không có điều gì khuyết điểm nữa; do đó, những cái xấu, những cái khó chịu, mà chúng ta thấy ở những mỹ nhân, những khi ta thấy chán yêu. Trái lại, người đàn bà xấu bao giờ cũng giữ gìn và cư xử thế nào để cho một khi người đàn ông nào đã đem lòng yêu mình thì không thể nào chán được mình nữa.

Bởi thế nên đàn ông có nhiều kẻ cũng muốn được hưởng cái sự nâng niu săn sóc mà lũ đàn ông đêm ngày dâng hiến cho lũ gái đẹp. Lẽ dĩ nhiên, sự nâng niu săn sóc ấy có khi nào lại tới từ gái đẹp mà chỉ có thể từ gái xấu, bởi vậy một trang mỹ nam tử với lòng tự hào về nhan sắc và cơ thể của mình chỉ có nước làm chồng gái xấu.

Đến đoạn này tự nhiên thấy giật mình, dạo này có nhiều nam tử mình lùn nửa tấc da đen tựa Bao Công đầu trọc như Zidane mắt thì cận lồi ra nhưng đi đâu cũng tự giới thiệu mình đẹp trai. Quả là nếu nhìn ngược nhìn xuôi chấm lên chấm xuống thì điểm của chàng cũng đủ tốt nghiệp nếu đi thi tốt nghiệp khóa đẹp giai thời điểm từ năm 2006 trở về trước. Nhưng nay, danh hiệu vẫn mang theo mình thì khả năng làm chồng gái xấu cũng không phải là thấp.

Người viết bài này sau khi chấp bút tung mây, thỏa chí tang bồng, lang thang cô đơn chân trời bốn biển, bỗng nhận ra sự thật đau lòng rằng mình chẳng có một chút dung nhan nào đáng kể thì khó lòng lọt vào mắt gái xấu. Đã vậy, kẻ viết bài này chỉ biết lấy yêu gái đẹp làm vui và coi như lẽ sống ở đời, biết làm sao khi không còn sự lựa chọn nào khác.

PHÒ CỎ

Dặn trước, hôm nay thứ Bảy, không có chính trị chính em gì hết. Xõa một tí với bài văn đểu này. Chú ý rằng, cân nhắc trước khi đọc, bởi trong bài có vài từ có thể làm chị em đoan trang nổi giận.
-----------------

Hồi đấy dễ cách đây đến chục năm rồi, ý là từ thủa còn bĩ cực hàn vi. 

Mới ra trường nhờ người quen anh xin được vào làm tại một công trường xây dựng, họ ký cho chức danh tổ trưởng, lương tháng triệu hai. Gọi là tổ trưởng để phân biệt với tầng lớp lao động phổ thông chứ cuộc sống khác đéo gì chó. 

Vì công trường luôn cần người trực nên Cty bố trí một cái lán để công nhân có chỗ chui ra chui vào, toàn đực rựa với nhau nên tất cả đều tá túc qua đêm ở đó, cũng đỡ được khoản thuê nhà. 

Quán cơm nhà mụ Sáu ven đê là chỗ ghi nợ, cái đéo gì mụ cũng bán, cơm bia diệu mồi thích thì order nhậu thả phanh, cuối tháng đến ngày lĩnh lương y rằng đã thấy mụ đọc vanh vách tên từng chú. Chồng mụ là công an, bùng thế đéo nào được. Bởi mụ Sáu trực sẵn và thu hết mẹ tiền nên gần như thằng đéo nào anh cũng âm, thằng nào nhịn bú may còn dư được một ít. 

Sếp trên giao cho anh quản lý chục chú ong ve, quần áo lúc đéo nào cũng bẩn tưởi rách nát như lũ chợ người, Thông "đĩ" bạn cùng làng với anh cũng nằm trong đám đấy. Tuy nhà gần nhưng Thông thi thoảng mới về, còn lại ở tịt tại lán. Ngoài những lúc nhậu say, bọn anh thường đánh bài qua đêm chứ cũng không có gì nhiều để tâm sự về cuộc sống riêng tư. Tóm lại cuộc đời bần nông nên chẳng có gì ấn tượng. 

Một hôm anh đi nhậu về khuya, lán đã đóng cửa, đám thợ lăn ra ngủ phía trong gáy như lò rèn kéo bễ. Đêm hôm đánh thức chúng nó dậy cũng không tiện, sẵn hơi men, anh rảo bước dọc bờ đê ngắm thành phố về đêm thật thanh bình. 

Bỗng phía sau cột đèn thấp thoáng một bóng người, chẳng khó để nhận ra là gái. Lúc anh tới, nàng nhẹ nhàng: 

- Vui vẻ tý không anh? 

- Ơ hờ, đêm hôm lạnh lẽo thế này mà vẫn bắt khách à? 

- Hôm nay em ế, từ tối đến giờ chưa được cuốc nào, mở hàng em nhé. 

- Bao nhiêu? 

- Năm chục, trời sắp sáng rồi, anh mà không đi chắc em về nghỉ luôn. 

- Tao cũng đói thối mồm, còn đúng ba chục, chơi xong mai đéo còn tiền ăn sáng. 

- Thôi ba chục cũng được, còn lại em cho khất. 

- Thế chơi ở đâu? 

- Dưới triền đê có một bãi cỏ.

- Ơ thế mày là phò cỏ? 

- Anh cứ khéo đùa... 

Giữa thiên nhiên dưới ánh trăng mờ ảo, mọi thứ diễn ra thật bồng bềnh... bồng bềnh. 

Rút tiền thanh toán, cô phò cảm ơn rối rít: 

- Sáng mai em có tiền mua sữa cho cháu. 

- Chồng mày đâu mà lại phải đi làm phò? hay là chửa hoang? 

- Chồng em làm ở công trường đầu đê... nhưng vì nhà nghèo nên đêm hôm em phải tranh thủ. 

- Ơ con này, hóa ra mày là vợ Thông đĩ ?... 

- Ơ bác Sịp... 

- Tao tưởng thằng Thông đĩ tính chứ ai ngờ vợ nó làm đĩ, biết ăn nói thế nào bây giờ? 

- Thôi bác chẳng phải nói gì đâu, thỉnh thoảng ra đây ủng hộ em là được... 

Bây giờ mới hiểu vì sao Thông ít về nhà đến thế. Thời gian cứ trôi, dòng đời xô tôi trôi về phương Nam xa xôi vời vợi. Cứ có dịp về quê, đêm đêm tôi lại một mình rảo bước triền đê thả hồn vào dĩ vảng. Ký ức xa xưa chợt hiện về...bồng bềnh.. bồng bềnh. 

(Tên nhân vật không hề thay đổi).

Phò cỏ là chuyện của lão Sịp.

THƯƠNG BÓNG TRE LÀNG

Thương bóng tre làng

Khắp làng quê mình, đâu đâu cũng thấy những bóng tre. Tựa như nếu thiếu những cây lá khẳng khiu này thì bức tranh quê chẳng thể nào trọn vẹn.

Trên con đường nhỏ, những gốc tre hai bên đường đan cành lá vào nhau như đôi bàn tay khắng khít, tạo nên một vòm trời mát mẻ màu xanh lá. Người làng, mỗi lần đi đâu, ngang qua đoạn có bóng tre tỏa mát cũng lãng đãng xui bước chân mình chậm rãi để nghe gió mát thổi rì rào, nghe tiếng lá lao xao và tiếng rôm rả của những chú chim chuyền cành. Từng ấy thanh âm thôi cũng thấy lòng chộn rộn yêu mến quê hương mình quá đỗi.

Cũng dưới tán tre làng xanh mát, nhiều bận có người đi đường mệt quá đột nhiên dừng xe, ngồi dưới bóng cây ngủ một giấc ngon lành rồi đi tiếp. Cây hiền từ đón bao đứa con xa quê trở về, kéo đống hành lý đứng thẫn thờ dưới bóng tre, lấy cái mũ ra quạt, ngẩng đầu ngắm lá tre như mắt cười.

Làng nhiều tre nhưng cây tre lớn nhất nằm ngay đầu làng. Cây tre đó chẳng biết đã có từ đời nào, chỉ biết rằng tán lá bây giờ đã xum xuê rộng rãi như một bàn tay khổng lồ che lớn một khoảng trời nắng chói. Hồi nội còn, nội hay dặn đám cháu gái đừng thả tóc dài khi đi ngang qua đó. Có bận, chơi trốn tìm, thằng Bi chui vào bụi tre nên bị rắn cắn. Từ bữa đó, đi đâu cũng nghe người lớn dọa gốc tre đó có ma, đám con nít sợ xanh mặt, chẳng dám lại gần.

Nội bảo, mấy gốc tre ấy sống mãnh liệt lắm, mưa bom bão đạn cày xới đất này mà cây vẫn đứng vững. Đi qua mùa bão, nhiều lần thắc thỏm vì cây bật gốc. Mấy chú trong làng lấy cuốc vun lại gốc, ít lâu lại thấy cây tha thiết bám rễ vào lòng đất, tiếp tục nhú mầm. Cứ như cái vùng quê nghèo này, đói khát cực khổ thế nào cũng bấm bụng động viên nhau đi lên.

Mình nhớ, dưới bóng tre làng ngày xưa có chú trâu khềnh khàng nằm trốn nắng. Đám con nít bọn mình thương nhất cây tre đầu làng. Mọi trò chơi đều bắt đầu từ đó. Lũ con gái thường lúi húi chụm đầu vào gốc tre để tìm những búp măng vừa nhú, rồi đợi từng ngày búp lớn để hái mang về cho mẹ. Măng được xắt nhỏ rồi xào ăn rất ngon. Nhà giàu thường xáo măng với gà, vịt, dân nghèo chỉ cần xào với vài lát thịt mỡ đã ngon bắt cơm.

Đám con trai chọn những thân tre non để bẻ rồi làm vũ khí chơi trò đánh trận. Lớn hơn, mỗi lần cắm trại, cả bọn lại đứng tần ngần bên gốc tre để chọn những cành cao, thẳng tắp kéo về làm trại cho lớp. Người làng thì lấy những nhánh tre rồi vót, đan lát thành những chiếc rổ, chiếc thúng đựng đồ, làm dây lạt gói bánh chưng.

Mùa gió Lào về, đêm nằm nghe lá tre cọ vào nhau xào xạc hồ như tiếng hát thầm thì của cây lá. Bắt gặp hình ảnh mệ già còng lưng đội nón tất tưởi đi dưới hàng tre, những em nhỏ bình thản cưỡi trâu ngang qua để lại những rộn rã vui cười. Bao nhiêu hình ảnh ấy gieo vào lòng mình một nỗi niềm khôn tả.

Nghe ba hay bảo, bởi mẹ chưa ra khỏi lũy tre làng nên nhìn cái gì cũng hạn hẹp đầy bao dung. Mới hay, những bóng tre rộng lớn, thanh bình và yên ả ấy đã che tất thảy những xô bồ tạp nham ngoài kia. Nên biết đâu là may mắn, may mắn khi tầm nhìn chưa vụt ra khỏi bóng tre để chẳng bao giờ hoài nghi với cuộc sống thênh thang này. Đôi khi, chỉ muốn loanh quanh trên con đường nhỏ rợp bóng tre để bước thật chậm, bỏ quên bao liêu xiêu mệt mỏi làm mình chùn chân.

Bây giờ, đường về làng chẳng còn khúc khuỷu, cũng chẳng còn chịu cảnh đất đỏ nhầy nhụa mỗi khi trời mưa. Những gốc tre dần dà được chặt bớt để làm đường, nay chỉ còn vài gốc nằm trơ trọi. Bước chân trên con đường ấy, bỗng dưng thấy lúng túng vụng về, lòng vụn vỡ bởi mất đi một khoảng trời thiêng liêng từ trong ký ức.

Lại thấy thảng thốt khi đứng từ xa, ngắm cây tre còn lại nghiêng mình về phía gió. Ví như, có đi đâu xa lắm cũng chẳng thể nào quên được hình ảnh thân thương này, chẳng thể nào đâu...

Diệu Ái

CLGT?

Mình là người chơi blog trẻ (not người trẻ chơi blog, hehe), vì mới tham gia từ tháng 8 năm 2011 chứ mấy, chưa tròn 2 tuổi - quá trẻ còn gì, nên còn nhiều thứ gặp trong giới blog mà mình thấy lạ lẫm và thú vị phết, nhất là về ngôn từ. Là mình muốn nói về một số cụm từ viết tắt thi thoảng bắt gặp trong các câu văn trên các blogs ấy, nhất là trong các lời comments, đó là các cụm từ : dcm, dcmnc, cmnr, cacc, clgt ... 

Gặp các cụm từ viết tắt đó mình cứ loay hoay tìm cách chọn từ ngữ để đoán xem các từ đầy đủ của chúng là gì, nhưng khả năng về ngôn ngữ của mình kém quá, cứ đoán mãi mà không ra. Khổ thế. 

Cũng may, đọc nhiều nhiều một tý thì gặp vài bloggers sau khi viết tắt lại cẩn thận mở ngoặc viết nguyên cả cụm từ đầy đủ ra, nên sơ bộ mình cũng đã nắm được một số, như là : 

- dcm : nghĩa là “địp còn mẹ”, đơn giản chỉ là câu đệm thể hiện sự bực bội, ví dụ “dcm, thằng í lúc đương chức thì đéo dám ho he, về hưu phát là nổ như lựu đạn”. 

- dcmnc : nghĩa là “địp còn mẹ nó chứ”, ý nghĩa tương tự như dcm nhưng cấp độ mạnh hơn, và chắc là vì có thêm “nó chứ” nên thường được dùng khi nói về một người nào đó, ví dụ “Tương Lai lại gây tai ương rồi, dcmnc" hehe. 

- cnmr : nghĩa là “con mẹ nó rồi”, có nghĩa tương đương với “rất”. Ví dụ như “đúng cmnr”, tức là “rất đúng”, “sai cmnr” tức là “rất sai” 

- . . . . 

Dĩ nhiên cách dùng và ý nghĩa của các cụm từ trên còn phong phú đa dạng hơn nhiều nhưng mình chỉ diễn giải và cho ví dụ sơ thếthôi, để tránh dài dòng. 

Có một cụm tù mình tự đoán ra được nhé, đó là “cacc”. Mình thường gặp các câu : “tôi vui lắm cacc ạ”, “tôi buồn lắm cacc ơi”, hay “xin cám ơn cacc”, thế là mình đoán được ngay đó là cụm từ “các anh các chị”. Và mình khẳng định ngay : “cacc” nghĩa là “các anh các chị, đúng cmnr”. Haha, tôi tài quá cacc ơi (*). 

Kể cũng thú vị chứ nhỉ.

Duy có một cụm từ cũng khá thường gặp, nhưng toàn chỉ thấy viết tắt, chẳng ai chịu viết hẳn nó ra, còn mình thì đến tận bây giờ cũng chưa đoán ra được, đó là cụm từ “clgt”. Thế mới tức chứ. Tuy nhiên, mặc dù không hiểu cụm từ đầy đủ của “clgt” là gì, nhưng căn cứ vào ngữ cảnh người ta thường dùng nó, mình hiểu cụm từ này thường được dùng để nói về các hiện tượng hay hành vi kỳ quặc, hoặc phản cảm, thể hiện sự ngạc nhiên của người nói, có tính phê phán hoặc tỏ thái độ khinh bỉ. Tỷ dụ như hôm Tết vừa rồi có mấy nhân xỉ chí thức rủ nhau đi thăm tượng đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ bảo vệ Tổ quốc nhưng lại mang vòng hoa tang giống như đi đám ma và chỉ ghi là tưởng nhớ mỗi các anh hùng liệt sỹ chống Trung quốc xâm lược thôi, chả tưởng nhớ gì đến các anh hùng liệt sỹ chống các thể loại xâm lược khác (Pháp, Mỹ) gì cả, đã thế đến một nơi có bảo vệ, có nội quy, được hướng dẫn đàng hoàng thì không chấp hành mà còn cãi cọ um xùm, thế là có bạn nói : "mấy ông nhân xỉ ấy làm clgt?". Thế quái nào vài hôm sau lại thấy một ông, mới vừa tham gia vụ “clgt?” đó xong, đã trịnh trọng trao cái bản kiến nghị gì ấy, nên có người mới thắc mắc không biết cái bản kiến nghị ấy là “clgt?”, hehe. Thôi, dẫn vài ví dụ thế để chứng tỏ là dù không biết từ đầy đủ của “clgt” là gì, nhưng nếu có phải dùng đến thì mình cũng không dùng sai đâu, hehe, chứ cứ ngồi nghĩ đến các nhân xỉ chí thức mà kể ra những hành vi “clgt?” mà các vị ấy đã làm thì có mà cả ngày không hết.

À, lan man thế mình bỗng chợt nhớ mới đọc được cái tin tay gì Chênh Ngọc Huỳnh, hình như là cái tay mình hay gọi “thân mật” là Dái Lệch thì phải, nghe đâu đang được đề cử ra tranh cái giải “công dân mạng năm 2013”. Cái từ “công dân mạng của năm” nghe nó na ná như “công dân của năm”, “nhân vật của năm”. Mà “công dân của năm”, “nhân vật của năm” luôn là những người tài giỏi, có nhiều đóng góp tích cực, hiệu quả cho cộng đồng và xã hội trong năm đó. Cho nên mình đoán “công dân mạng năm 2013” chắc phải là mộtblogger tài giỏi, thông minh, có đóng góp nhiều cho cộng đồng và xã hội qua các bài viết trên mạng, được nhiều người yêu mến lắm. Nhưng nếu Chênh Ngọc Huỳnh đúng là Dái Lệch thì mình nghi ngờ cái giải “công dân mạng của năm” quá. Tại vì mình nhớ tay Dái Lệch này có lần, vốn là người chuyên chửi Trung quốc, cho Trung quốc là thâm hiểm, chẳng cho không ai cái gì, ai nhận tiền của chúng thì sẽ phải làm nô lệ cho chúng thôi (cái này thì đúng cmnr), nhưng khi cái ông Xen Hun bên Campuchia nhận tiền của Trung quốc để làm tay sai cho chúng, gây hại cho Việt Nam, làm hại đất nước đã cứu mạng cả ông lẫn dân tộc của ông ta, tức là làm hại chính đất nước của Dái Lệch đấy, thì Dái Lệch lại khen và bày tỏ lòng ngưỡng mộ Xen Hun là “sáng suốt, có tâm, có tầm”, rồi than thở là cảm thấy “bất hạnh cho nhân dân Việt Nam” (vì lãnh đạo VN không nhận tiền để làm tay sai cho Mỹ?), rõ là Dái Lệch này ngu hơn con bò rồi, dcmnc. 

Chưa hết, tay này còn ba xạo cái vụ đã tham gia soạn lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh trong ngày 30-4-1975 mới ghê chứ, khiến blogger DG phải phong là "thần bom thánh nổ" , haha :)), chết cmn cười. Cho nên cái tay Dái Lệch này nhiều người ghét bỏ mẹ ra.

Ảnh xin của bạn này bạn này, chỉ mang tính minh họa, không nhất thiết khác nhân vật thật

Một kẻ vừa ngu, vừa xạo, vừa nhiều người ghét như thế mà được đề cử tranh giải thì cái giải “công dân mạng của năm” không thể có ý nghĩa như mình nghĩ ở trên rồi. Mình hiểu sai cmnr. Thế cái giải ấy là “clgt” nhỉ? Bạn nào biết giải thích hộ mình với. Giúp tôi với cacc ơi !!!

Mà thôi, cho dù cái giải “công dân mạng 2013” có là “clgt”, nhưng thấy Dái Lệch có vẻ rất-mừng-rỡ-lắm khi được đề cử tham gia tranh giải, mới được đề cử thôi mà tay ấy đã bảo là "thấy vinh dự lắm", nên mình cũng chả muốn làm tay tảy cụt hứng làm gì.

Cho nên, thôi thì, dcm, cứ chúc Dái Lệch đoạt giải “clgt” của năm nay đi, cho nó máu.

(*) Ghi chú : câu này bản quyền của anh Pín, anh Pín là ai mời tự gúc

Bài của bác Hoà Bình