Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

THỦ TƯỚNG YÊU CẦU LÀM RÕ VIỆC VINAPHONE MỜI KHÁCH HÀNG XEM CLIP CÁC EM BÉ TỬ VONG DO SỞI

Ngày 23/4, một số báo phản ánh việc tổng đài 18001091 của Vinaphone mời gọi soạn tin nhắn để xem clip các em bé tại bệnh viện Nhi tử vong gây dư luận bức xúc trong xã hội.

Tin nhắn quảng cáo phản cảm của Vinaphone khiến cho các gia đình có con nhỏ bị bệnh sởi phẫn nộ. Nhiều ý kiến cho rằng: Vinaphone nhẫn tâm kinh doanh trên cái chết thương tâm của các bệnh nhi; đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp này có vấn đề, kiếm tiền từ sự đau đớn của đồng loại…

Rất nhanh chóng, hôm nay (24/4), Văn phòng Chính phủ đã có văn bản nêu rõ: “Mấy ngày qua, một số báo, trang mạng đăng tin, bài phản ánh việc Mạng Vinaphone nhắn tin và thu phí với nội dung xem clip “Bé trai 8 tuổi chết bất ngờ tại Viện Nhi”, “Hơn 10.000 ca mắc sởi trên cả nước”… gây phản ứng tiêu cực trong dư luận.”

Về việc này, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến: Bộ Thông tin và Truyền thông kiểm tra, làm rõ và có biện pháp chấn chỉnh kịp thời, nghiêm túc, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Thật nhanh chóng, kịp thời!

Nguồn: Gió Lành

TỪ CHỨC KHÔNG PHẢI VÌ MÌNH

Từ chức không phải vì mình

Nguyễn Vạn Phú

Thủ tướng Chung Hon-won cúi đầu xin lỗi nhân dân Hàn Quốc sau khi nộp đơn xin từ chức sáng nay 27-4. Ảnh AP

(TBKTSG Online) - Tin Thủ tướng Hàn Quốc Chung Hong-won nộp đơn từ chức 11 ngày sau vụ chìm phà Sewol đã để lại nhiều suy nghĩ cho mọi người.

Đối với một số ý kiến cho rằng từ chức chưa chắc là hành động đúng đắn vì người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm giải quyết vụ việc, rằng từ chức là trốn tránh nhiệm vụ để lại gánh nặng cho những người đi sau phải xử lý, phát biểu cặn kẽ của Thủ tướng Hàn Quốc đã giải tỏa góc độ này. Ông nói: “Tôi đã muốn xin từ chức sớm hơn, nhưng đã phải ưu tiên cho việc xử lý vụ tai nạn và tôi nghĩ đó là một trách nhiệm mà mình phải làm trước khi từ chức”.

Với rất nhiều người khác, quyết định của Thủ tướng Chung trước hết gây cho họ sự kính trọng về lòng tự trọng của một con người, sự chịu trách nhiệm, sự không ham quyền cố vị một khi uy tín của bộ máy chính quyền và bản thân trước người dân bị sứt mẻ vì cách xử lý yếu kém trước đó.

Một số người nhắc đến phát biểu của ông Thủ tướng, “Nhiều ngày đã trôi qua kể từ sau vụ tai nạn, nhưng những tiếng thét của thân nhân hành khách trên phà vẫn khiến tôi mất ngủ vào buổi tối” để nhắc nhau thấy trách nhiệm của người lãnh đạo là rất nặng nề, rằng chức vụ luôn luôn phải đi đôi với gánh nặng phải lo toan.

Tuy nhiên, theo tôi, hành động từ chức của một quan chức nhà nước trước hết là vì cái chung, vì tập thể, vì đội ngũ những người cùng gánh vác công việc, vì thể diện quốc gia chứ khoan nghĩ vì cá nhân đó.

Nếu cứ gắn chuyện từ chức với cá nhân người từ chức, sẽ thấy lấn cấn trong nhiều trường hợp. Người muốn biện bạch sẽ luôn nói, lỗi cụ thể ở ông thuyền trưởng, ở bộ phận điều hành giao thông đường thủy chứ đâu phải lỗi của ông Thủ tướng đâu mà phải từ chức. Người muốn khái quát vấn đề sẽ nói vậy thì bà Tổng thống cũng chịu trách nhiệm, cũng phải từ chức chứ đâu riêng ông Thủ tướng. Người muốn vạch lá tìm sâu sẽ nói, thế vì sao ông Thủ tướng Malaysia trước tai nạn máy bay MH370 mất tích lại có nhiều sai sót trong xử lý hơn không chịu từ chức đi.

Ngược lại, một khi không xem quyết định từ chức là chuyện cá nhân, chúng ta sẽ hiểu ngay Thủ tướng Chung Hong-won làm vậy là vì uy tín của chính phủ đương nhiệm. Nếu ông vẫn tại vị, sự tức giận của người dân Hàn Quốc có thể không còn biểu lộ bằng việc ném chai nước vào người ông Chung nữa mà có thể hướng tới cả nội các, cả bà Tổng thống.

Sau những phê phán của người thân hành khách trên chuyến phà, bất kỳ nỗ lực nào của ông Chung vẫn có thể bị xem là chữa cháy, chậm trễ.

Nhưng sau khi ông từ chức, các kết luận điều tra sẽ được đón nhận với sự tin tưởng cao hơn, sự chấn chỉnh những thiếu sót sẽ được thực thi tốt hơn.

Nói cách khác, một khi ông Chung Hong-won nhận thấy hiệu lực điều hành của mình bị giảm sút, ông không còn là tác nhân đoàn kết mà có thể là mũi dùi tấn công của dư luận thì rõ ràng việc ông từ chức sẽ có lợi cho tập thể còn lại, sẽ là cách bảo vệ uy tín của những người ở lại, sẽ là cách nâng cao hình ảnh của những người đứng ra gánh vác chuyện giải quyết hậu quả chìm phà.

Nói vậy để thấy, từ chức nhiều lúc không phải là quyết định cá nhân. Nếu cá nhân thấy được những trở ngại mình gây ra cho sự nghiệp chung mà từ chức thì quá tốt. Nhưng nếu cá nhân không thấy được điều đó, việc thúc đẩy sự từ chức để tạo ra động lực làm việc mới cho những người ở lại là cần thiết.

Khi quyết định từ chức, Thủ tướng Hàn Quốc đã kêu gọi: “Đồng bào Hàn Quốc thân mến, đây không phải là lúc đổ lỗi cho nhau, nhưng là thời điểm để cố gắng hoàn thành công tác cứu hộ và xử lý đúng đắn những hậu quả phát sinh”.

Đổ lỗi cho nhau hay đôi co với người dân là điều đại kỵ ở một quan chức trong bộ máy hành chính. Lúc đó nếu người gây ra tình trạng đổ lỗi hay đôi co như thế không chịu từ chức thì có lẽ đến lúc phải ngưng chức như trường hợp ngưng chức Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam đang được dư luận đồng tình.

Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

HÀ NỘI CÓ SẠCH ĐƯỢC KHÔNG?

Hà Nội có sạch được không?


Hà Nội đang thực hiện “Năm trật tự và văn minh đô thị”. Trong rất nhiều việc phải làm, thì vấn đề về môi trường sống, lối sống, môi trường xây dựng được quan tâm nhiều nhất.

Ở nước ta, hay có tháng này, năm này để tập trung quyết liệt một vấn đề bức xúc nào đó trong cuộc sống và qua đó nâng cao ý thức trách nhiệm xã hội của cộng đồng. Tỷ như, tháng An toàn giao thông thì tất cả hệ thống chính trị xã hội và công an, cảnh sát… được huy động để làm cho đường thông, hè thoáng nhằm giảm thiểu tối đa tai nạn giao thông. Hay tháng Vệ sinh môi trường, là cả khối phổ cứ ngày thứ bảy là đổ ra đường mà nhặt rác, dọn nước thải, thông cống tắc.v.v… Các đội thanh niên tình nguyện và lực lượng dân phòng được huy động ngày ngày đứng trực trên các tuyến phố chính để nhắc nhở, thậm chí là tăng cường phạt các hành vi vứt rác bừa bãi, đổ trộm phế liệu… Năm “ Trật tự và văn minh đô thị” của Hà Nội cũng vậy. Đã một thời gian dài, Hà Nội bị mang tiếng là TP bẩn vào loại nhất nước và ô nhiễm môi trường vào hàng top trong khu vực châu Á. Theo tổng kết của ngành môi trường, thì hiện nay 75% sông, hồ, đầm của Hà Nội là bị ô nhiễm; 17% là rất ô nhiễm (nói nôm na là rất bẩn?!). Đó là chưa tính đến nồng độ bụi, khí thải, ô nhiễm nguồn nước thì cao gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Ngành Y tế đã cảnh báo, tỷ lệ người mắc bệnh về phổi ở Hà Nội cao gấp 3 lần ở nông thôn.

Đấy là những đánh giá của các cơ quan, tổ chức có chức năng. Còn thực tế, không khó nhận thấy. Gần đây, dư luận xã hội không ngớt phàn nàn về sự xuống cấp thảm hại của “Con đường gốm sứ”- công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long. Đây là công trình nghệ thuật ghép gốm hoành tráng ốp tường đê sông Hồng chạy suốt từ cầu Chương Dương qua ngã tư Lạc Long Quân với chiều dài 4km, có diện tích lên tới 7 ngàn m2. Đây cũng là bức tranh gốm dài và lớn nhất thế giới, được tổ chức kỷ lục Guinness công nhận vào tháng 10/2010. Con đường gốm sứ đã từng là niềm tự hào của người dân Thủ đô, là điểm tham quan hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế. Sau hơn 3 năm hoàn thành (2008), nay đã và đang xuống cấp, hư hỏng. Rất nhiều chỗ mảnh gốm bị bong tróc, nứt gãy và bị cậy phá. Dưới chân tường đê nơi tranh gốm thành nơi vứt đổ rác. Thậm chí nhiều vị trí còn là nơi tiểu tiện của người dân, suốt ngày đêm bốc mùi xú uế. Hay công viên Hòa Bình với vốn đầu tư lên đến cả trăm tỷ, giờ cũng đầy rác thải, lênh láng nước bẩn. Về khuya là tụ điểm mại dâm, nghiện hút. Các đường phố trên tuyến vành đai I, vành đai II nhiều nơi trở thành chỗ đổ phế thải xây dựng… Còn chuyện người dân Thủ đô hồn nhiên ăn uống, xả rác bừa bãi xuống đường thì vốn đã là chuyện thường ngày ở… huyện?!

Đó là nói qua về khía cạnh nhỏ của văn minh đô thị. Còn chuyện trật tự đô thị thì khỏi phải bàn. Từ chuyện chấp hành luật lệ giao thông, lấn chiếm vỉa hè lòng đường để kinh doanh hàng quán, trông giữ xe… cho đến xây dựng trái phép, không phép với đủ loại nhà siêu mỏng, siêu méo, hay méo “mềm mại” thì nhiều lắm… không thể thống kê ra được.

Năm trật tự văn minh đô thị của Hà Nội đã đi hết ¼ chặng thời gian. Vậy mà nghe ra vẫn còn ngổn ngang quá. Dẫu rằng, lãnh đạo TP rất sốt ruột, đích thân Bí thư Thành ủy đi kiểm tra và kiên quyết kỷ luật lãnh đạo cấp cơ sở từ phường, quận đến sở ngành chức năng nếu không giải quyết dứt điểm trong năm 2014 những tồn tại, yếu kém về trật tự đô thị.

Là Thủ đô của cả nước, là tấm gương trong để cả nước soi vào. Mong rằng Hà Nội sẽ thực sự chuyển mình trong năm trật tự và văn minh đô thị. Để cho ai đó khỏi phải than: “ Hà Nội… không sạch được đâu?!”

Theo KTS. Phạm Thanh Tùng (Báo Xây dựng)

SOCK: "MỘT TÍ" CỦA ÔNG CỤC TRƯỞNG

LâmTrực@


Hôm nay cuối tuần, ngồi ngẫm và phát hiện ra câu nói gây sốc tuần này không đến từ giới showbiz hay các chuyên gia chém gió, mà nó được phát ngôn từ một vị quan chức cấp cục của Bộ anh Thăng. Câu nói trên không chỉ là chém gió mà còn gây bão, cơn bão phẫn nộ trong cộng đồng.

Tất nhiên người dân không thể chấp nhận câu nói đó, và ngay lập tức người phát ngôn lãnh nhận hậu quả: Tạm đình chỉ chức vụ. 

Vì điều này, anh Thăng lại ghi điểm vì dân.

Mình cũng khoái một lời ta thán của ông Nguyễn Duy xuân, rằng: “Điều chỉnh một tí…” cũng đủ “chết” dân rồi ông ơi!

Nguồn cơn của câu nói này xuất phát từ một vụ việc gây lo lắng trong dư luận. Đó là Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) được Bộ GTVT giao Cục Đường sắt Việt Nam làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư dự án là 8.770 tỷ đồng, tương đương 552,86 triệu USD (tính theo tỉ giá Quý I/2008). Mới đây, dự án này bị đội giá 339 triệu USD (tăng 62%), khiến dư luận bất bình. Nhiều chuyên gia lĩnh vực đường sắt cho rằng, đây là mức tăng quá cao và thiết kế chưa sát với thực tế.

Trước phản ứng của dư luận và của các chuyên gia, ông Nguyễn Hữu Thắng, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam nói rằng: “Điều chỉnh một tý đã rùm beng cả lên” (!?).

Điều đáng buồn và trở thành tâm bão là ông Cục trưởng cho rằng 339 triệu USD, tương đương với 7 ngàn tỷ đồng chỉ là "một tí" mà dư luận cũng ầm ĩ rùm beng. Cái làm cho người dân sốc và thất vọng chính là ông coi tiền bạc chả là cái đinh gỉ gì, vì với ông thì 7 ngàn tỉ cũng chỉ là một tí. 

Thật đáng thương cho trí tuệ của một quan chức thuộc Bộ đi lại. Sao ông ngốc thế chứ? Ông nên biết là số tiền đó là rất lớn và những đồng tiền đó dù bằng nguồn vốn nào thì cuối cùng cũng chỉ quy về một mối đó là nhân dân đóng góp. Không phải ông, cũng chả phải một ai khác làm ra hàng ngàn tỷ ấy mà là nhân dân, hàng triệu triệu con người đóng góp từ những đồng thuế nhỏ nhoi của mình thành ngân sách quốc gia. Không phải cá nhân ông, cũng không phải một ai khác gánh được món nợ do các dự án từ nguồn vốn ODA để lại ngoài nhân dân.

Hãy bình tâm đọc những lời tâm huyết của nhà báo Nguyễn Duy Xuân: 
Ông có biết dịch sởi bùng phát thời gian qua đã gây tử vong cho đến nay là hơn 120 trẻ. Máy thở Bộ Y tế cấp cho các bệnh viện không đủ, cộng đồng mạng bức xúc kêu gọi chung tay quyên tiền mua máy.Ông có biết, dù đời sống còn rất khó khăn nhưng người dân vẫn sẵn sàng góp tiền của, công sức làm hàng ngàn cây số đường nông thôn, làm hàng trăm cây cầu qua kênh qua suối.Sao các ông không học dân để tiết kiệm chi tiêu giữa cái thời buổi kinh tế đất nước còn khó khăn này?
Vậy đó, chỉ "một tí" của ông Cục trưởng thôi mà sử dụng đúng mục đích thì biết bao trẻ em được cứu sống khỏi bệnh dịch, biết bao người khỏi phải chết khi đi qua cầu Chu va. Và ông cũng nên biết, "một tí" đó của ông thôi cũng sẽ góp phần làm cho các cô giáo và trẻ em vùng cao không phải hàng ngày đánh đu với số phận trên những sợi dây rừng để qua sông học chữ.

Thành thực mà nói, nghe ông Cục trưởng nói, tôi phát ngán!

GÁI HẢI PHÒNG, TRAI ĐẤT CẢNG

Vâng, tôi Hải Phòng


Chúng ta đang sống trong một thế giới phẳng. Cái mà bạn có hôm nay chưa chắc ngày mai vẫn là của bạn và ngược lại; con người ta cũng tự tập cho mình thói sống, nghĩ mang tính tương đối. Tương đối ở đâu được hiểu là chấp nhận những cái chưa được tương đồng và chưa trở nên phổ biến, yếu tố có thể là khác biệt giữa cư dân vùng này với cư dân vùng khác để đạt được mục đích cuối cùng là có thể sống hòa bình và sống đẹp với nhau. 

Không ai muốn làm xấu hay làm mất đi những giá trị của quê hương mình. Họ đều có ý thức tự bảo vệ và giữ gìn nó. Những con người vì lí do này hay lí do khác gây nên điều tiếng xấu bị người khác cách ly, coi thường và ghẻ lạnh thì đó cũng là thiểu số, là một số trường hợp nhất định. Điều mà nhiều người cho là thường xuyên, là bản chất địa phương ấy có chăng là sự tình cờ và ngẫu nhiên. Chấp nhận những dị đồng, chung sống hòa bình là điều là nên làm đối với những địa phương vô tình bị mang tiếng xấu. 

Á Hậu Ngọc Oanh – quê tại Hải Phòng

Với mỗi mảnh đất, quê hương đều có những nét khiến cho con người ta cảm thấy tự hào. Điểm khác biệt là ở chỗ họ có nhận ra được nó hay không!

Sáng nay uống cafe, thấy 1 em gái chân dài váy ngắn, vạch mồm vén môi 1 tý là đủ thứ phun ra, lúc sau lại nhận được điện thoại của con em gái là dân Hải Phòng gốc nhưng đang làm trên Hà Nội: Bọn trong công ty cứ bắt em làm chủ tịch công đoàn, em là nhân viên quèn mà em nói chúng nó nghe răm rắp chả kém gì giám đốc… Tự dưng có hứng viết 1 chút về người Hải Phòng.

1. Gái Hải Phòng

Lần đầu tiên biết là gái Hải Phòng đẹp là khi học lớp 12, bố đưa lên Hà Nội để sơ tuyển năng khiếu thi vào Kiến Trúc, ngồi sau xe máy của bố mà mắt đảo như bi, đầu quay như gụ… xem gái Hà Nội có gì khác với gái Hải Phòng không… Nghe văn thơ ca nhạc nói về gái Hà Nội mãi rồi bây giờ có dịp. Nhớ khi còn bé cũng lên Hà Nội, nhưng lúc đó chưa dậy thì, râu ria 1 số nơi chưa có nên nhìn con gái Hà Nội có khác gì nhìn con cún vàng nhà mình đâu…

Tưởng nó thế nào, thua xa mấy con bé nhan sắc trung bình yếu lớp mình, thất vọng tràn trề… hóa ra mấy cô bạn lớp mình mà đưa lên Hà Nội có khi đắt chứ chả chơi. Rồi sau đó lên Hà Nội học, tiếp xúc nhiều hơn với gái Hà Nội, có nhiều đứa xinh, nhưng nhìn chung nó cứ thế nào ấy. Chả phải nịnh bợ gì ai nhưng không địch được con gái quê mình.

Chả phải là ngẫu nhiên năm 1992 Hải Phòng có Vũ Thu Sang đoạt giải GƯƠNG MẶT ĐẸP NHẤT – MISS CARLBERG trong đợt thi hoa hậu báo Tiền Phong, cùng đợt với Hà Kiều Anh. Năm 1993 Hải Phòng có Kim Oanh là hoa khôi thể thao. Năm 1996 có Vũ Minh Thúy Á hậu 2002, và 2004 có Phạm Mai Phương và Nguyễn Thị Huyền… Còn em Á hậu Ngọc Oanh làm MC – đăng quang năm 200… lẻ mấy ý, không rõ.

Đi làm xa nhà, tôi có dịp tiếp xúc với nhiều em gái Huế, miền Tây, Sài Gòn… nói chung mỗi nơi có một vẻ riêng, người ta khi nhắc đến 1 vùng đất nào đó kiểu gì cũng phải lấy hình ảnh 1 cô gái ra để làm đại diện. Công bằng mà nói, con gái Huế nhìn chung không đẹp, nước da trắng nhưng không hiểu sao lại không hề mịn, đường nét cũng không sắc lắm… Trái hẳn với hình ảnh sông Hương núi Ngự nên thơ. Ấn tượng duy nhất với con gái Huế là năm 1998, khi nhà trường cho kiến tập kiến trúc cổ tại Huế, buổi tối nghe ca cổ trên thuyền sông Hương. Đột ngột em ca sĩ trên thuyền mình xinh lộng lẫy, nhìn mặt quen quen… Trời ạ, đó là ca sĩ Vân Khánh được khá nhiều người biết đến. Cái thành phố này nghèo quá e nhỉ, ca sĩ có tiếng như em mà phải hát trên thuyền với thù lao bèo bọt.

Người ta cũng hay nhắc đến con gái miền Tây. Phải nói là con gái miền Tây đẹp đến nao lòng, nước da nõn nà, tóc dài và đôi mắt ngây thơ trong trắng, đến nỗi nhìn vào tôi chỉ muốn làm cho nó vẩn đục ngay lập tức… Tôi cứ tự hỏi cái miền đất gần đường xích đạo nhất Việt Nam này tại sao nắng nhiều mà con gái trắng vậy. Có lẽ miền Tây là xứ hoa trái quanh năm, con gái miền Tây cứ uống nước dừa, ăn cây trái nên da dẻ đẹp hơn bất kỳ một loại vải vóc quần áo nào. Chỉ có điều, các em thường ít học và cứ ngây ngây thơ thơ như hột cơm nguội – Một bông hoa đẹp mà chẳng có mùi hương.

Còn ở Hà Nội, con gái bây giờ đẹp hơn xưa nhiều, nhưng tôi cam đoan nếu những con thiên nga ấy mà bỏ hết make up, những bộ quần áo style, nhất là lúc vừa ngủ dậy thì không ít trong số họ cũng chỉ là những chú vịt con xấu xí mà thôi…

Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã từng viết : "Tôi thấy cô gái nào cũng đẹp, có cô nhìn đằng trước đẹp, có cô nhìn đằng sau đẹp, có cô phải… nhắm mắt lại mới thấy đẹp".

Cũng có 1 câu danh ngôn: “Không có phụ nữ nào xấu, chỉ có phụ nữ không biết làm đẹp”. Câu nói hay quá nhưng hơi mang tính an ủi. Có khác gì: “Chả có cô nào ế, chỉ có những cô không thể lấy được chồng!”

Quay lại Hải Phòng sau 1 thời gian đi làm xa, con gái Hải Phòng vẫn vậy, 1 vẻ đẹp không cầu kỳ và hào nhoáng, nhưng đủ để người ta phải nhớ. Những buổi chiều đi làm về, ngắm những cô nữ sinh cấp 3 đạp xe trên đường Trần Phú rợp bóng cây với tiếng cười và giọng nói trong veo giấu sau mái tóc bồng bềnh… cũng thấy xốn xang kỳ lạ. Thành phố Hải Phòng không hầm hố, không náo nhiệt như Hà Nội và Sài Gòn. Hình như con người Hải Phòng nói chung và con gái Hải Phòng nói riêng cũng vậy, chả cần phải kiểu cách, tô vẽ làm gì nhiều… có những cái trang điểm vào có khi lại làm hỏng nó đi. Cứ hồn nhiên, vô tư và dữ dội nếu không, chả còn là con gái Hải Phòng.

Nếu con gái nhiều nơi ngọt ngào như cốc nước đường, thì con gái Hải Phòng như 1 cốc nước chanh… Sẽ là ngọt đến nhàm chán khi uống 1 cốc nước đường nhưng nếu thêm vài lát chanh vào chắc chắn thú vị. Phải hơi nhăn mặt vì vị chua se se nhưng sẽ phải nhâm nhi đến giọt cuối cùng… Trừ khi, bạn cho quá nhiều chanh. Cái vị CHANH ấy, cũng chính là cá tính con gái Hải Phòng, dám nói, dám làm, dám chịu… Sẵn sàng va chạm.

Viết đến đây tự nhiên nhớ chị Dung Hà, một cô gái Hải Phòng có chất CHANH nhiều quá… thật tiếc. Phải rồi, Hải Phòng có thể sản sinh ra không ít Hoa hậu, á hậu… nhưng cũng có thể sản sinh ra 1 cô gái như chị Dung Hà. Cá tính quá mạnh mà lại đặt trong môi trường chả lấy gì làm tốt. Thương cho chị!

Văn thơ ca nhạc đầy bài ca ngợi cô gái Hà Nội, Sài Gòn, Huế… hay bất kỳ tỉnh thành nào khác, trừ con gái Hải Phòng. Phải chăng con gái Hải Phòng quá cá tính nên đưa vào thơ nhạc sẽ không còn lãng mạn nuột nà. Ôi các nhà thơ, nhạc sĩ, đôi lúc nghệ thuật cũng chỉ là những lối mòn sáo rỗng mà thôi. Giống như những bài hát về Hà Nội, bài nào cũng Hồ Gươm, hồ Tây, góc phố rêu phong, bầu trời xanh… cứ đem mấy thứ ấy về xào đi xáo lại kiểu gì cũng ra được vài trăm bài hát về Hà Nội.

2. Trai Đất Cảng

“Trai đất cảng – Gái thành đô”, đó là câu cửa miệng so sánh của những năm thập kỷ 80. Cái thời mà các em gái Hà Nội “mặt ngơ ngẩn, đầu lẩn thẩn, tay tẩn mẩn” khi chiêm ngưỡng các anh giai Hải Phòng ngang tàng, oai vệ trên những xe cub 50 đời chót “giọt lệ kim vàng”. Cái thời mà khi đi tán gái, 100 lời nói chả bằng làn khói Honda. Cái thời mà nói như ông Đoàn Duy Thành (cựu Chủ tịch Hải Phòng, cựu Phó chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng – tương đương Phó thủ tướng): Hải Phòng chỉ thua Hà Nội 1 chút về văn hóa và thua Sài Gòn 1 chút về kinh tế.

Đã qua rồi cái thời đó, Hải Phòng giờ đây thua kém Hà Nội và Sài Gòn về nhiều mặt, nhưng cái chất ngang tàng của đàn ông Hải Phòng thì không hề thay đổi. Chả ai lý giải được con cái tính cách đó có từ bao giờ và tại sao lại phải như thế.

Cổ động viên Hải Phòng trên sân Hàng Đẫy - Hà Nội

Có người nói Hải Phòng vốn là đất miền biển, quanh năm chịu va đập với sóng gió nên tính cách ngang tàng mạnh mẽ, nhưng nói thẳng là đất nước VN với trên 3000km bờ biển thì biển ở gần như mọi nơi, nhưng cái chất con trai nơi khác đâu giống Hải Phòng đâu.

Dẫu sao cũng phải nói là trai Hải Phòng dữ dội như biển cả, cái dữ dội thể hiện khác nhau ở mỗi người, khi thích có thể nâng niu như sóng vỗ về, nhưng khi bất cần có thể cuồn cuộn dập vùi không thương tiếc… Nói đến con trai Hải Phòng, người dân nơi khác nghĩ ngay đến những Cu Nên, Minh Sứt, Lâm già, hay be bé 1 tý là Dũng mắt cá. Dũng mắt cá chả phải anh chị có tiếng gì, nhưng năm 1993, khi vào sòng bạc Năm Cam đánh thua hơn 1,6 tỷ. Năm Cam chỉ “lại mặt” 200 ngàn gọi là cho thằng em đi xe về. Dũng không nhận và lẳng lặng bỏ về, 1 lúc sau có 1 chiếc xe du lịch chở 4 người với 4 khẩu súng ngắn cập bến sòng bạc của anh Năm, 4 tên gom được gần 200 triệu trên sới bạc và châm lửa đốt. Vụ này làm Năm Cam rớt "level" trầm trọng trước khi bị bắt lần thứ nhất.

Trai Hải Phòng ngang tàng, dữ dội là vậy, làm cho nhiều người ghét mà cũng nhiều người quí. Chả sao, thế mới là cuộc sống. Tròn vo để không có ai ghét thì cái sự quý mến đôi khi cũng chỉ là xã giao… Tôi còn nhớ khi đi làm trong Khánh Hoà, đã có 1 cô gái địa phương nói với tôi: “Bắc kỳ vừa đểu vừa điêu” (nhiều người Nam không thích dân Bắc, cũng như nhiều người Bắc không thích dân Nghệ)… Ừ thì đểu đấy, đã mang tiếng rồi thì đây cũng chả sợ,làm cho tới bến luôn. Này thì đểu này… đểu này… hơ hơ… đểu này… hơ hơ… đểu này… Để rồi đến khi về lại Hải Phòng thì được nghe em đọc câu tiếp theo “Mà em biết thế vẫn yêu Bắc kỳ”. Em ạ, câu nói của em nên đổi chữ “Bắc kỳ” thành chữ “Hải Phòng” thôi.

Sau khi đi làm xa, nghiệm ra là trai Hải Phòng ngoài việc có thể chơi với nhau, chơi với trai Nam Bộ cũng rất khoái. Cái vùng đất mà con người nổi tiếng hào sảng, vô tư, sống nay không lo mai. Dễ hiểu thôi, cái vùng đất này cách đây vài chục năm vẫn còn phải “vạch cá mới thấy nước”, “vén hoa trái mới thấy bầu trời”. Lại chả mấy khi gió bão, họ được thiên nhiêu chiều chuộng quá nên sự lo xa rất ít, có bao giờ đói đâu mà phải lo gì, chơi bời có tiếng, nhậu nhẹt thành thần luôn.

Cũng hồi học trên Hà Nội, chơi với dân Hà Nội nhiều nhưng chả biết phải nói gì về họ, Hà Nội giờ đây là “nồi lẩu thập cẩm” về tính cách và văn hoá, người tốt, xấu. Ngang tàng như Hải Phòng có, ăn chơi như anh hai Sài Gòn có, hào sảng như trai miền Tây cũng lắm… số lượng mỗi tính cách cứ sàn sàn như nhau mà không trội hẳn. Thôi thì chả biết nói gì. Vì đó là Thủ đô, nơi hội tụ của đủ tinh hoa và cặn bã…

Trở lại với nội dung trai Hải Phòng, Có lẽ bao năm nữa trôi đi thì cái tính cách vẫn thế thôi, sống chả cần phải lắt léo, tô son vẽ phấn làm gì, xù xì, gai góc thế đấy, nhưng có ai nói là chơi với trai Hải Phòng phải đề phòng đại loại như “Huế mộng, Huế mơ, lơ ngơ là Huế vơ mất dép” đâu, đơn giản vì dân Hải Phòng cũng chả cần phải đề phòng ai nhiều, thích thì chơi, mà chả thích thì… chiều nhau tới bến.

Xin mượn lời 1 bài hát để thay cho cái kết của bài viết này “Hải Phòng đó, hiên ngang chỉ biết ngẩng đầu”. Sao lại “hiên ngang chỉ biết ngẩng đầu”, có vẻ gì đó hơi gai góc ngạo mạn không nhỉ… Thôi chả sao. Hải Phòng ngạo mạn, dữ dội vậy đấy. Có yêu được thì yêu, còn không đành chịu. Nếu có ai hỏi tôi từ đâu tới và tại sao ngang tàng như vậy. Hoàn toàn có thể tự hào mà nói: VÂNG, TÔI HẢI PHÒNG!

BÍ THƯ HÀ NỘI PHẠM QUANG NGHỊ: SỞI KHÔNG CÓ GÌ PHẢI GIẤU GIẾM

Bí thư Hà Nội: Sởi không có gì phải giấu giếm


Ảnh: Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị làm việc với y tế Hà Nội tại BV Đống Đa 

"Không có gì phải giấu giếm cả, cần báo cáo và công khai thông tin một cách trung thực để cảnh báo người dân và để các cơ quan chức năng vào cuộc” - Bí thư Thành ủy Hà Nội nhận định.

“Nói gì thì tình hình cũng là nghiêm trọng”

Phát biểu trong buổi thăm và làm việc tại BV Đống Đa (Hà Nội) sáng 26/4, Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị ghi nhận những cố gắng trong phòng chống và điều trị bệnh nhân sởi ở các BV, nhưng cũng thẳng thắn phê bình Hà Nội “có phần lúng túng” trong việc ứng phó với dịch sởi.

Theo đó, số mắc sởi tại Hà Nội rất cao (theo báo cáo của Sở Y tế là 1.378 trường hợp, chiếm 1/3 tổng số bệnh nhân trên cả nước), số tử vong cũng cao (chiếm 50% cả nước) và cao hơn nhiều so với các vụ dịch trước, dịch diễn ra trong thời gian dài (đến nay đã gần 4 tháng, hiện đã chững nhưng vẫn ở mức cao và đã xuất hiện ở cả 30 quận/huyện).
Nhưng chúng ta cứ lúng túng trong việc có công bố dịch không, công bố thì thế nào, không công bố thì thế nào? Điều kiện công bố dịch, công bố thế nào do cơ quan chuyên môn đánh giá nhưng dù có công bố hay không và dù có nói với ngôn ngữ gì thì tình hình dịch cũng là nghiêm trọng, ứng phó với dịch phải tương xứng.
Bí thư Thành ủy Hà Nội nói.
Ông nhấn mạnh đặc biệt về số ca tử vong:
Trước đây chúng ta công bố, gọi một số bệnh là dịch nhưng số chết có nhiều như thế này đâu? Philippines cũng có dịch nhưng số chết thì ít hơn ta.
Với sự có mặt của Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn trong buổi làm việc, Bí thư thành ủy Hà Nội đề nghị: Việc công bố dịch hay không phải chính thức, đến hôm nay việc công bố dịch vẫn chưa rõ ràng, không thể cứ nói “nửa thế này, nửa thế kia”!
Tôi đọc báo, nghe đài thấy WHO nói nếu có 3 ca mắc, tử vong thì đã có thể công bố dịch. Còn ở ta đã có 61/63 tỉnh thành có sởi, Hà Nội thì cả 30 quận huyện đều có bệnh nhân sởi rồi.
Ông Phạm Quang Nghị nói.
“Mất bò mới lo làm chuồng”

Ghi nhận những cố gắng nỗ lực của ngành Y tế và UBND TP Hà Nội trong việc chống dịch nhưng theo ông Nghị, qua vụ dịch này phải rút ra kinh nghiệm sâu sắc: Công tác tiêm phòng những ngày vừa rồi được làm ráo riết, kỹ càng (tổ dân phố đến từng nhà dân động viên đưa con đi tiêm chủng, …) nhưng có tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”.
Nếu làm những việc như thế từ cách đây vài tháng hoặc từ những năm trước thì tình hình đã không như hiện nay. Bây giờ đang có dịch thì phải làm cho tốt nhưng say này những việc như trên phải trở thành việc làm thường xuyên, có hệ thống.
Ông Phạm Quang Nghị.
Về vấn đề minh bạch thông tin, ông thẳng thắn:
Không có gì phải giấu giếm cả, cần báo cáo và công khai thông tin một cách trung thực để cảnh báo người dân và để các cơ quan chức năng vào cuộc. Nếu dịch vượt quá khả năng ứng phó của Hà Nội thì các Bộ, ngành khác phải cùng vào chống dịch, mình không nói ra thì sau này người ta có thể nói có thấy anh nói gì đâu?.
Tại thời điểm này, ông Nghị nhấn mạnh ngành y tế Hà Nội tuyệt đối không được chủ quan, phải tiếp tục triển khai các biện pháp chống dịch sao cho hiệu quả, giảm số mắc, số tử vong bởi tính mạng người bệnh là quan trọng nhất.

Sau khi thăm và làm việc tại BV Đống Đa, Bí thư thành ủy Hà Nội đã đến thăm BV Nhi TƯ.

Nguồn: Cẩm Quyên/ Theo Vnn

AI TUNG HÔ NHÃ THUYÊN?

Lời dẫn: Vốn dị ứng với thứ thơ dơ, thơ rác của mấy ông Mở miệng nên Google.tienlang đã cố ý không muốn nói về nó, dù là đôi lời phê phán. Thế nhưng, thật lạ là cũng có quá nhiều ầm ĩ xung quanh vụ này khiến chúng tôi không thể ngó lơ. Thế nhưng, hãy điểm qua những gương mặt tác giả và những trang web/blog đang ồn ào bênh vực cho Nhã Thuyên thì sẽ biết ngay sự thật vụ việc này thế nào. Vâng, đó là những “chiến sĩ rận trủ” Quang Lập, Xuân Nguyên… và những trang web đen BBC, RFA, Xuân Diện, Bô Xít…Vâng, bạn đọc đáng kính của Google.tienlang có một Kết luận chính xác: “Bất cứ ai, bất cứ thứ gì được mấy ông BBC, RFA… tung hô thì đích thị đều là những người, những thứ bỏ đi, không ra gì"- Đó là một chân lý khỏi cần chứng minh!”
********* 
NHỮNG ỒN ÀO QUANH VỤ LUẬN VĂN “VỊ TRÍ KẺ BÊN LỀ…” CỦA NHÃ THUYÊN 

Những ồn ào xung quanh luận văn tai tiếng “Vị trí kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa” của Đỗ Thị Thoan (Nhã Thuyên) và hành xử của nhà chức trách với tác giả luận văn đã làm nóng dư luận, thậm chí bắt đầu có những phản ứng mang tính tập thể như kiến nghị của các nhà giáo, nhà nghiên cứu, nhà văn… trong và ngoài nước. Phản biện những hiện tượng chính trị - xã hội là chuyện bình thường và theo nghĩa tích cực thì đấy là dấu hiệu tốt của đời sống dân chủ. Tuy nhiên, vấn đề Nhã Thuyên xem ra đã bị đẩy đến mức cực đoan, vượt ra ngoài những vấn đề học thuật, trở thành vấn đề chính trị.

Tôi đã bình tĩnh ngồi xem lại toàn bộ luận văn, những tài liệu liên quan và thấy cần có chính kiến của người không chuyên về khoa học văn chương, những người hưởng thụ văn chương (mà số này rất đông), các nhà văn vẫn gọi là đọc giả. Sở dĩ tôi có quyết định như vậy vì rằng, đa phần các bài viết đều đứng ở tư cách của người sáng tác (chủ thể văn chương) hoặc là người quản lý các hoạt động văn chương (chủ thể quản lý), thiếu tiếng nói của người đọc, người hưởng thụ văn chương (khách thể văn chương).

Đọc toàn bộ luận văn của Nhã Thuyên và một số sản phẩm “xuất bản” của nhóm “Mở miệng” tôi thấy có mấy vấn đề thế này:

Thứ nhất, tôi đồng ý với PGS.TS Phan Trọng Thưởng: “đây là một luận văn “chính trị đội lốt văn chương” với rất nhiều quan điểm chính trị và học thuật sai trái, mang tính chất kích động, đả phá chế độ, xúc phạm chủ tịch Hồ Chí Minh”Vì rằng:

Nhã Thuyên đã cực đoan khi dựa vào tư liệu khảo sát là những sản phẩm “thơ dơ, thơ rác, thơ nghĩa địa, giễu nhại (từ dùng của nhóm "Mở miệng)…” đầy rẫy ngôn từ tục tĩu, bẩn thỉu, lợm mửa… với một mớ hổ lốn về nội dung, về thi pháp…. làm người đọc xấu hổ khi phải đọc nó, thành thứ tư tưởng chính trị mà theo cô ấy nói “là sự phản kháng” chế độ, rồi đi đến kết luận: “chủ đề giải thiêng hình tượng Hồ Chí Minh, chống lại sự thống trị dai dẳng của tư tưởng Hồ Chí Minh, phê phán chế độ cộng sản, bình luận và giễu nhại về Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Thơ bất đồng chính kiến đã tỏ rõ thái độ trực diện trong quan hệ với quyền lực của thể chế, với nhu cầu phá hủy quyền lực đó. Cộng sản được hiểu như một biểu tượng của sự khống chế tư tưởng và do đó nó thành mục đích nhắm vào của thơ ca trong cuộc tấn công vào ý thức hệ chính thống này”.

Bằng chứng là, toàn bộ luận văn được viết theo lối suy đoán, suy diễn chủ quan từ luận điểm, luận cứ, luận chứng. Nhã Thuyên bỏ ra ngót hai chục trang luận văn chỉ để diễn từ nào là “trường quy hóa, ngoại vi, trung tâm, dòng ngầm, dòng chính, phi chính thống, chính thống, phản văn hóa, văn hóa, giải mã, thấu hiểu, giải thiêng…” để áp đặt một mớ nhận thức tự cô “sáng tác” ra làm cơ sở lý luận cho mình, cho luận văn và lấy đó làm chuẩn đánh giá. Rồi suốt những phần còn lại Nhã Thuyên chẳng cần bằng chứng, cứ đưa ra hết nhận xét này, nhận định nọ, luận điểm kia. Cách làm luận văn như vậy là phi khoa học vì rằng Luận văn thạc sỹ là một sản phẩm khoa học. Mà sản phẩm khoa học chỉ được khảo sát từ thực tiễn, thực nghiệm để rút ra luận điểm, kết luận khoa học. Hầu hết những luận điểm mà Nhã Thuyên đưa ra đều không có chứng minh mà chỉsuy luận chủ quan. Những dẫn chứng ít ỏi có được thì lại được thu thập từ vài sản phẩm tự phát hành không chính thống, không mang tính phổ biến, thứ thơ chuyền tay, vài bản và chỉ vài người cùng hội cùng thuyền. Những đọc giả như chúng tôi không hề biết chúng tồn tại. 

Nhân đây, xin nói luôn với mấy vị GS đáng kính Ngô Bảo Châu, Hồ Tú Bảo, Trần Văn Thọ, Cao Huy Thuần đã có thư gửi cho Hiệu trưởng ĐHSP và cả ngót trăm vị kí cọt vào bản phản đối và yêu cầu Hiệu trưởng nhà trường hủy bỏ quyết định thu hồi bằng thạc sỹ của Nhã Thuyên rằng, các vị cũng chỉ là lý thuyết quan liêu khi cho luận văn ấy là một sản phẩm khoa học. Khoa học theo các vị là chỉ cần đúng trình tự làm đề tài khoa học có đề tài được duyệt, có người hướng dẫn, có hội đồng thẩm định được lập, có quy trình đánh giá đúng quy định thôi sao? Tôi thì tôi cho rằng, cái đúng quy trình ấy chỉ mới là hình thức, còn cái khoa học là thứ phải có giá trị cho con người, cho xã hội mới là khoa học đích thực. Thơ dơ, thơ rác, thơ nghĩa địa không làm nên đạo đức, cái đẹp cho con người nên ca tụng nó nhất quyết không phải là khoa học. Tôi tin rằng nếu đọc luận văn, các vị sẽ hối tiếc (tôi dám chắc đa số các vị chưa đọc thơ của nhóm "Mở miệng"). Vì rằng, Nhã Thuyên (và cả người hướng dẫn khoa học) đã khái quát những cái thối tha, bẩn thỉu, tắc tị trong thơ nhóm “Mở miệng” thành đỉnh cao văn hóa, văn nghệ Việt Nam; Suy diễn những thứ đó thành trào lưu tư tưởng chính trị. Đấy có là khoa học? Tôi thì lại cho rằng, cái được coi là khoa học khi nó mang lại tiến bộ và có ích cho con người, cho xã hội.

Bằng chứng là, đọc hầu hết các sản phẩm cái gọi là thơ của nhóm “Mở miệng” tôi chả thấy trong đó có những tuyên ngôn mang tính chính trị mà chỉ rặt một thứ tắc tị, lộn xộn, lạo xạo, dung tục…Trong lúc đó, sau khi nghiên cứu Nhã Thuyên và giáo viên hướng dẫn, hội đồng chấm luận văn đã nhất trí chung một đánh giá: Tất cả những cái khác Mở Miệng là vứt đi. Chỉ trò chơi thơ, nghịch thơ, thơ rác, thơ dơ của nhóm Mở Miệng mới là Mới, sẽ là Trung tâm Mới của nền văn học nước nhà!