Thứ Sáu, 2 tháng 5, 2014

"Đ.m"...Vàu dòng lý giải

Trong bài “Tản mạn về… chửi” là một vài suy nghĩ nhỏ của cá nhân về “chửi”, và theo quan điểm của tôi thì chửi chuyển tải cảm xúc chân thật nhất, trực quan nhất mà cũng là bản năng nhất của mỗi người. Tùy theo hoàn cảnh và tình cảm của người trong cuộc mà giọng điệu chửi mang những mầu sắc khác nhau, nhưng đại đa số khi nói đến chửi người ta thường hiểu theo nghĩa đen của nó là dùng những lời lẽ thô tục cay độc để nhục mạ người khác trong cơn tức giận.

“Đ.m” là một trong những câu chửi bậy phổ thông và tục tĩu nhất dùng để mạt sát thóa mạ nhau trong các cuộc chửi bới đánh lộn. Người ta có thể chửi rất nhiều câu thô tục khác nhưng gần như bao giờ bắt đầu cuộc chiến cũng là từ “đ.m”. Nói không ngoa chắc phải có đến 99,9/100 cuộc chửi nhau có dùng từ “đ.m”. Không những thế nó còn được sử dụng với tần suất rất cao. Tại sao vậy?

Để giải mã câu chửi “Đ.m” tôi xin dông dài một chút. 

Trong văn hóa của người Việt thì cha mẹ giữ một vị trí tôn kính đặc biệt. Có rất nhiều những mối quan hệ khác nhau từ anh em, họ hàng, ông bà, con cháu.v.v. nhưng cha mẹ vẫn là vị trí số một. Theo huyết thống thì cha mẹ là người gần gũi nhất, là người sinh ra ta, nuôi ta lớn lên, bao bọc dạy dỗ ta thành người. Công lao của cha mẹ thật là to lớn. Ngay cả những học thuyết, tôn giáo đã ăn sâu cắm rễ trong tiềm thức và trở thành ý thức hệ của dân tộc Việt như Nho giáo, Phật giáo cũng khẳng định công lao trởi biển của cha mẹ. Theo Nho giáo thì việc giữ cái danh tiết của cha mẹ được trong sạch là bổn phận của người con hiểu đạo hiếu. Theo Phật giáo thì đức Phật cũng dạy: “muôn việc ở thế gian, không gì hơn công nuôi dưỡng lớn lao của cha mẹ” (Kinh Thai Cốt), và “Cùng tột điều thiện không gì bằng hiếu, cùng tột điều ác không gì bằng bất hiếu” (Kinh Nhẫn Nhục). Bởi vậy đạo làm con phải biết kính hiếu với cha mẹ, chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ khi về già và bảo vệ không để kẻ khác làm nhục, làm hại đến cha mẹ.

Trong cuộc sống thường ngày ai mà chẳng có lúc xung đột cãi vã với người khác. Nếu không khéo giải quyết tất dẫn đến chửi bới đánh lộn nhau. Đó là lúc con người ta đã cạn tàu ráo máng hết rồi. Lúc này tính người đã mất, tính thú vật hành động theo bản năng trỗi dậy chỉ còn một sống một chết mà thôi. Mọi hành động từ dùng vũ lực đến chửi rủa mạt sát đối phương ở mức cay độc nhất đều được tung ra hết nhằm triệt hạ đối thủ cả về thể xác lẫn tinh thần. Vũ lực thì dùng chân tay.v.v.. đánh vào chỗ hiểm làm cho đối phương đau đớn về thể xác, còn mồm miệng thì chửi thẳng vào phần thiêng liêng nhất của đối thủ “đ.m mày” đó là cha mẹ họ làm cho họ đau đớn về mặt tinh thần. (chửi về ông bà, cụ kỵ họ hàng hang hốc, mồ mả tổ tiên.v.v.. của đối thủ cũng được dùng nhiều trong các cuộc đánh chửi nhau nhưng đầu tiên vẫn cứ phải là “đ.m mày!” rồi mới đến các thứ khác).

“ Đ. m mày” Câu chửi bật ra một cách vô thức trong cơn giận dữ thể hiện bản năng gốc đầy thú tính của con người. Nhưng tại sao sao “đ.m mày” bao giờ cũng là câu chửi được dùng đầu tiên và với tần suất nhiều nhất rồi mới đến “đ.bố mày; đ. cụ mày; đ.mả tổ mày; đ. cả họ hàng hang hốc nhà mày.v.v..” và tại sao lại cứ phải “đ.m mày” chứ không phải là “ đánh mẹ mày; đấm mẹ mày; đá mẹ mày; tát mẹ mày.v.v..”? 

Như đã nói ở trên thì cha mẹ giữ một vị trí tôn kính đặc biệt trong văn hóa của người Việt. Nhưng giữa cha và mẹ thì người mẹ còn có vị trí quan trọng hơn hẳn bởi từ xa xưa người Việt cổ vốn theo chế độ mẫu hệ và có tục thờ Mẫu (hiện nay còn rất nhiều đền thờ ở các nơi và vẫn đang được mọi người thờ cúng). Sau này trong quá trình phát triển lịch sử do chịu nhiều ảnh hưởng của các luồng tư tưởng khác đặc biệt là Nho giáo nên phong tục này bị mai một dần. Xã hội Việt ngày nay là xã hội theo chế độ phụ hệ tuân theo những quy định khắt khe của Nho giáo mà trong đó phụ nữ không được coi trọng. Nhưng trong sâu thẳm tiềm thức thì tín ngưỡng thờ Mẫu xưa mà hiện thân là người phụ nữ vẫn được coi trọng nhất. Chỉ có điều nó không thể hiện rõ nét ra hàng ngày mà chỉ bùng phát trong những trường hợp đặc biệt mà thôi. Bởi vậy khi lâm vào những cuộc đánh chửi nhau sống chết thì bản năng tiềm thức trỗi dậy nên câu chửi đầu tiên bật ra sẽ là “đ.m mày” chứ không phải là một câu nào khác. 

Con người dù đã phát triển lên một trình độ văn hóa rất cao, nhưng gốc rễ vẫn chỉ là… một loài động vật với đầy đủ các bản năng của loài thú mà thôi. Những bản năng sinh lý như ăn, ngủ, giao phối.v.v…đều tồn tại và là một phần tất yếu không thể thiếu của con người. Nhưng con người khác với con vật ở chỗ là biết suy nghĩ điều chỉnh những bản năng đó chứ không để bản năng điều chỉnh mình. Đó là một phần của “tính người”. 

Khi xã hội loài người phát triển cao, các học thuyết, quan niệm.v.v.. ra đời định ra những tiêu chí về đạo đức, cách hành xử.v.v.. giữa con người với nhau. Những cái gì thuộc “tính con” nói chung đều bị đánh giá thấp và cho là xấu xa, trong đó hành vi giao cấu bị đánh giá là thú tính nhất. Bởi thế mà kẻ nào không kiềm chế được thú tính để bản năng chi phối hành động của mình thì kẻ đó không đáng được gọi là người. Chính vì vậy mà trong các tội nghiêm trọng như giết người, hiếp dâm.v.v.. thì tội hiếp dâm là tội kinh tởm và bỉ ổi nhất (đặc biệt là hiếp dâm người cao tuổi và trẻ vị thành niên). Kẻ nào phạm phải tội này thì có vào tù cũng bị bạn tù đánh cho nhừ tử và đẩy xuống loại mạt hạng nhất ở trong tù ai cũng khinh bỉ. 

Chỉ nói vậy chắc mọi người cũng có thể hiểu được cái sự thô tục kinh khủng trong câu chửi “đ.m” như thế nào. Vậy nên trong tất cả các câu chửi thì câu “đ.m” là câu chửi tục tĩu nhất và độc địa nhất. Không thể có câu nào khác tục hơn và độc địa hơn câu này. Chỉ với ba từ “đ.m mày” có thể nói là đối phương đã bị “hiếp dâm về mặt tinh thần”.

Ngày xưa khi bắt buộc phải chửi nhau thì người ta cũng tùy theo mức độ, tính chất của vụ việc mà có những câu chửi tương xứng chứ chẳng mấy khi lạm dụng nó. Ngày nay thì chửi tràn lan, chửi chẳng ngượng mồm mà cũng chẳng ý thức được nên dừng ở mức độ chửi nào. Bởi thế mới có chuyện bi hài là câu chửi thô bỉ và độc địa nhất lại trở thành… câu cửa miệng. Một bộ phận người lại còn thay nó như lời chào hỏi thể hiện sự thân tình thì chẳng còn hiểu thuộc vào cái loại gì nữa??? Thôi đành lấy lại câu trong bài “Tản mạn về… chửi” làm kết của bài vậy. Ôi cái sự chửi đúng là cái sự…. CHỬI! 

Một thiển ý nho nhỏ là có lẽ nên đề nghị “Kỷ lục Việt Nam” xác nhận câu chửi “đ.m mày” là câu chửi tục thô bỉ, tục tĩu nhất mà cũng là ngắn nhất Việt Nam chăng!??? Không hiểu trên thế giới còn có câu chửi của nước nào ngắn gọn mà lại độc địa như của người Việt mình không nhỉ???

Nguồn: Chôm chỉa trên mạng

Giowif ạ, giáo dục dạy con trẻ tảo hôn?

Nực cười, giáo dục dạy con trẻ nạn tảo hôn?


Trong bài toán này Mẹ Nam đẻ Nam năm bao nhiêu tuổi thế cả nhà?


Anh thực sự hơi bị bất ngờ khi thấy bức hình này được mọi người share nhau trên mạng. Haz không biết khi các con thắc mắc thì phải giải thích như thế nào cho hợp lý về tuổi kết hôn và sinh con của mẹ Nam nữa các bạn? 

Dưới góc độ luật hình sự, thì bố và mẹ Nam chắc đang bóc lịch trong tù vì tội hiếp dâm.

Ai có sự giải thích thấu đáo cho em diện kiến với!

CÂU CHUYỆN MỘT CÔ GÁI BỊ HIẾP DÂM VÀ NHỮNG NGHĨ SUY..

Một chiếc xe bus chở đầy khách đang chạy trên đường đồi. Giữa đường, ba thằng du côn có vũ khí để mắt tới cô lái xe xinh đẹp. Chúng bắt cô dừng xe và muốn “vui vẻ” với cô. Tất nhiên là cô lái xe kêu cứu, nhưng tất cả hành khách trên xe chỉ đáp lại bằng sự im lặng.

Lúc ấy một người đàn ông trung niên nom yếu ớt tiến lên yêu cầu ba tên du côn dừng tay, nhưng ông đã bị chúng đánh đập. Ông rất giận dữ và lớn tiếng kêu gọi các hành khách khác ngăn hành động man rợ kia lại nhưng chẳng ai hưởng ứng. Và cô lái xe bị ba tên côn đồ lôi vào bụi rậm bên đường.

Một giờ sau, ba tên du côn và cô lái xe tơi tả trở về xe và cô sẵn sàng cầm lái tiếp tục lên đường… - “Này ông kia, ông xuống xe đi!” cô lái xe la lên với người đàn ông vừa tìm cách giúp mình. Người đàn ông sững sờ, nói: - “Cô làm sao thế? Tôi mới vừa tìm cách cứu cô, tôi làm thế là sai à?” -“Cứu tôi ư? Ông đã làm gì để cứu tôi chứ?” Cô lái xe vặn lại, và vài hành khách bình thản cười. Người đàn ông thật sự tức giận. Dù ông đã không có khả năng cứu cô, nhưng ông không nên bị đối xử như thế chứ. Ông từ chối xuống xe, và nói: “Tôi đã trả tiền đi xe nên tôi có quyền ở lại xe.” Cô lái xe nhăn mặt nói: “Nếu ông không xuống, xe sẽ không chạy.”

Điều bất ngờ là hành khách, vốn lờ lảng hành động man rợ mới đây của bọn du côn, bỗng nhao nhao đồng lòng yêu cầu người đàn ông xuống xe, họ nói: - “Ông ra khỏi xe đi, chúng tôi có nhiều công chuyện đang chờ và không thể trì hoãn thêm chút nào nữa!”. Một vài hành khách khỏe hơn tìm cách lôi người đàn ông xuống xe.

Ba tên du côn mỉm cười với nhau một cách ranh mãnh và bình luận: -“Chắc tụi mình đã phục vụ cô nàng ra trò đấy nhỉ!” Sau nhiều lời qua tiếng lại, hành lý của người đàn ông bị ném qua cửa sổ và ông bị đẩy ra khỏi xe. Chiếc xe bus lại khởi tiếp hành trình. Cô lái xe vuốt lại tóc tai và vặn radio lên hết cỡ.

Xe lên đến đỉnh đồi và ngoặt một cái chuẩn bị xuống đồi. Phía tay phải xe là một vực thẳm sâu hun hút. Tốc độ của xe bus tăng dần. Gương mặt cô lái xe bình thản, hai bàn tay giữ chặt vô lăng. Nước mắt trào ra trong hai mắt cô. Một tên du côn nhận thấy có gì không ổn, hắn nói với cô lái xe: “Chạy chậm thôi, cô định làm gì thế hả?”. Tên du côn tìm cách giằng lấy vô lăng, nhưng chiếc xe bus lao ra ngoài vực như mũi tên bật khỏi cây cung. Hôm sau, báo địa phương loan tin một tai nạn bi thảm xảy ra ở vùng “Phục Hổ Sơn”. Một chiếc xe cỡ trung rơi xuống vực, tài xế và 13 hành khách đều thiệt mạng.

Người đàn ông đã bị đuổi xuống xe đọc tờ báo và khóc. Không ai biết ông khóc cái gì và vì sao mà khóc!"

TRƯỜNG SA THÁNG TƯ/2014 - 1. GẠC MA

Cuteo@

Cảm ơn bác Vũ Hồng Thái đã chỉ dẫn trên FB. Cuteo@ chép bài này về đây để mọi người hiểu rõ âm mưu và hành động bẩn thỉu của Trung Quốc đối với lãnh thổ nước ta. 

Trường Sa tháng 4/2014 - 1. Gạc Ma

Theo thông tin của Hải quân Việt Nam, Trung Quốc đang huy động nhiều phương tiện, thiết bị để mở rộng căn cứ quân sự trên đảo Gạc Ma, thuộc cụm đảo Sinh Tồn trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Họ đang nạo xúc đá san hô, mở một luồng lớn cho tàu vào đảo, đồng thời đổ cát tạo thành một bãi nổi dài 500m, rộng 200, cao 4 - 5m


Ảnh chụp từ tàu, ở giữa đảo Sinh Tồn và đảo Cô Lin, từ trái qua: Tàu Trung Quốc, tàu hải quân Việt Nam, 3 tàu Trung Quốc, tàu cá Việt Nam, đảo Gạc Ma của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng 


Đảo Cô Lin, phía xa là đảo Gạc Ma


Toàn cảnh đảo Gạc Ma


Phía Đông đảo Gạc Ma


Phía Tây đảo Gạc Ma, khối màu trắng bên phải là căn cứ Gạc Ma, Trung Quốc đã xây dựng sau ngày 14/3/1988


Hai tàu chiến mang số hiệu 528 và 935 của Trung Quốc



Một tàu vận tải của Trung Quốc


Tàu chiến 528 của Trung Quốc


Tàu Vạn Hoa 740 của Việt Nam


Tàu Vạn Hoa 740 giữa bầy sói


Trạm trộn bê tông tươi trên đảo Gạc Ma


Các xe máy công trình của Trung Quốc đang làm việc trên đảo Gạc Ma

Nguồn:
https://www.facebook.com/notes/thi%E1%BB%81m-th%E1%BB%AB/tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-sa-th%C3%A1ng-42014-1-g%E1%BA%A1c-ma/10152426379116983

GÁI VÀ KHỦNG BỐ

Khoai@

Hehe, đọc bài này tự dưng lại nhớ đến chuyện cười mà Trang Hạ dịch từ bản tiếng Hoa. Nguyên văn đoạn đó thế này:
1. Chàng yêu nàng từ thuở nàng mười lăm mười sáu tuổi. Cả hai lén lút đi lại, quan hệ, quậy gia đình, trốn nhà đi, dọa chết nếu không được chấp nhận. Nếu quan hệ ấy kéo dài một năm, được gọi là phạm pháp, dụ dỗ trẻ vị thành niên, có nguy cơ ra tòa thụ án. Nếu mối tình ấy kéo dài ba năm, được gọi là yêu trộm, tình yêu oan trái. Nếu mối tình kéo dài sáu bảy năm, sẽ được gọi là tình yêu đích thực, vượt núi trèo đèo qua bao khó khăn để yêu nhau. Kết luận: Bạn làm gì chả quan trọng, quan trọng là bạn làm được trong… bao lâu!
2. Một nàng cave, nếu ngủ với thợ thuyền hoặc lao động ngoại tỉnh, thì bị gọi là đối tượng xã hội. Nếu ngủ với đại gia lừng lẫy, thì được gọi là chân dài. Nếu ngủ với một ngôi sao sân cỏ hoặc màn bạc, sẽ được đàng hoàng lên báo kể chuyện “nghề nghiệp” và trưng ảnh hở da thịt giữa công chúng, không ai có ý định bắt nàng. Kết luận: Bạn làm gì chả quan trọng, quan trọng là bạn làm điều đó với ai!
Còn bài trên PetroTimes có tên: “Thuận ta thì sống, nghịch ta thì là... quân khủng bố”Hóa ra, khủng bố hay không khủng bố là do góc nhìn và cái tâm của người gọi.

(PetroTimes) - Khi phe đối lập Ukraina bị chính quyền Tổng thống Yanukovych trấn áp thì phương Tây gọi là đàn áp và bóp nghẹt dân chủ, nhưng khi người dân các tỉnh miền đông Ukraina biểu tình và chiếm các cơ sở công quyền để phản đối chính quyền lâm thời Kiev thì lại bị coi là “khủng bố”.

Ảnh: Người dân Ukraina tuần hành ở Sevastopol bị coi là khủng bố

Cuộc khủng hoảng Ukraina hiện đã đi quá xa so với những gì nó bắt đầu cách nay hơn 5 tháng. Tuy nhiên nếu xem xét những phản ứng của phương Tây trong cuộc khủng hoảng này có thể thấy một lần nữa rằng chính thể nào chịu làm tay sai cho phương Tây thì mọi chuyện sẽ yên ổn còn nếu không sẽ “ăn đòn”.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng sẽ thấy được các tập đoàn truyền thông phương Tây được giới chính trị gia sử dụng một cách nhuần nhuyễn để phục vụ cho mục đích tuyên truyền của họ.

Cuộc khủng hoảng tại Ukraina chỉ thực sự bùng phát sau khi Chính phủ Ukraina của Tổng thống Yanukovych ngày 21/11/2013 ký sắc lệnh hoãn các hoạt động chuẩn bị cho việc ký một thỏa thuận có ý nghĩa lịch sử về thương mại, chính trị với Liên minh châu Âu (EU).

Quyết định đó lập tức gây nhiều sóng gió trên chính trường Ukraina.

Phe đối lập, ủng hộ việc gia nhập EU, xuống đường rầm rộ để phản đối quyết định của Yanukovych mà họ cho là ngả theo Nga.

Tổng thống Yanukovych giải thích rằng chính phủ không ký kết hiệp định với EU là vì những quy định khắt khe của EU đối với nền kinh tế yếu ớt của Ukraina. Đại ý theo EU thì có thiệt thòi cho đất nước Ukraina thời điểm đó.

Thực tế cho thấy Ukraina đang phải trải qua một trong những thời khắc khó khăn nhất ở lục địa già. Nền kinh tế đã suy giảm 5 quý liên tiếp. Ngành công nghiệp, xương sống của nền kinh tế, sụt giảm mạnh. Thâm hụt thương mại và tài khoản vãng lai lên tới 5,5% GDP và mới đây đã bị các cơ quan đánh giá tín nhiệm quốc tế đánh tụt hạng xuống loại có nguy cơ cao vân vân và vân vân…

Chưa hết, nếu Ukraina theo EU, Nga thông báo sẽ buộc phải đưa ra các biện pháp bảo hộ, qua đó sẽ đóng cửa thị trường Nga đối với hàng hóa của Ukraina. Moskva lo ngại hàng hóa nhập khẩu giá rẻ của châu Âu sẽ tràn vào thị trường Nga qua Ukraina.

Tóm lại theo các chuyên gia kinh tế trung lập thì quyết định của Yanukovych thuần về mặt kinh tế là hoàn toàn chính đáng và nó đem lại cho Ukraina một cơ hội để cứu nguy nền kinh tế bên bờ vực phá sản.

Ảnh: Những người biểu tình phản đối chính phủ Yanukovych ở quảng trường Maidan được Mỹ và EU gọi là những người hùng cải cách

Tuy nhiên, khía cạnh chính trị của quyết định trên mới gây nên nhiều tranh cãi. Phe đối lập tiếp tục xuống đường biểu tình khiến tình hình ngày càng căng thẳng và buộc chính quyền Yanukovych vào cuộc. Nhiều cuộc đụng độ đẫm máu xảy ra sau đó giữa người biểu tình và cảnh sát.

Truyền thông phương Tây khi ấy liên tục đăng tải những ý khiến, nhận định và cảnh báo của giới chính trị gia Mỹ và châu Âu. Rằng chính quyền Yanukovych đang đàn áp người biểu tình đối lập, bóp nghẹt tiếng nói đòi dân chủ vân vân và vân vân…

Bước ngoặt trong chính trường Ukraina là sự kiện phe đối lập kiểm soát quốc hội và ra phán quyết phế truất Yanukovych khiến ông này phải chạy sang Nga.

Lúc này, phe đối lập lên nắm quyền và lập ra chính phủ lâm thời. Tuy nhiên, những người không ủng hộ một Ukraina “kết thân” với EU lúc này trở thành lực lượng đối lập, bắt đầu lên tiếng phản đối. Họ là những người dân ở các tỉnh miền đông-nam Ukraina, quê hương của ông Yanukovych. Họ tố cáo chính quyền lâm thời tại Kiev đảo chính và không có tư cách pháp lý, trong khi ông Yanukovych được toàn dân Ukraina bầu lên năm 2010.

Để phản đối họ tiến hành biểu tình và chiếm các trụ sở công quyền ở các tình miền đông, rồi tuyên bố thành lập các nhà nước tự trị, đòi tách ra khỏi Ukraina…

Lúc này chính quyền Kiev và phương Tây không coi họ là những người đòi dân chủ mà lại là quân khủng bố và xua quân đội tới đàn áp. Nhiều người biểu tình đã chết.

Câu hỏi đặt ra là tại sao cũng cùng một hiện tượng sự vật mà phương Tây lại lúc có thể gọi thế này, lúc gọi thế khác. Những người biểu tình phản đối chính phủ Yanukovych ở quảng trường Maidan được Mỹ và EU gọi là những người hùng cải cách, còn những người biểu tình ở các tỉnh miền đông Ukraina (họ cũng đòi dân chủ và cải cách) thì lại bị coi là khủng bố.

Giải thích duy nhất cho sự khác biệt đó là “thuận ta thì sống, nghịch ta sẽ trở thành... quân khủng bố”!

H.Phan/PetroTimes

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN TRẦN ĐẠI QUANG: KHÔNG ĐỂ KHIẾU KIỆN KÉO DÀI, LAN RỘNG

Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang: Không để khiếu kiện lan rộng, kéo dài

(TNO) Trong buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam ngày 2.5, liên quan đến vấn đề thi công 2 tuyến quốc lộ 1 và cao tốc qua địa bàn, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đã lưu ý ngành chức năng phải giải quyết từ cơ sở các vụ tranh chấp, khiếu kiện, không để lan rộng, phức tạp kéo dài.

Đoàn công tác Bộ Công an thăm Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng tại Tam Kỳ

Về vấn đề thi công 2 tuyến quốc lộ 1 và cao tốc qua địa bàn đang vướng giải phóng mặt bằng, Bộ trưởng Trần Đại Quang chỉ đạo Công an tỉnh nắm chắc tình hình, phối hợp với các ngành để tham mưu cấp ủy chính quyền nhằm giải quyết hài hòa lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân.

Ngành chức năng phải giải quyết từ cơ sở các vụ tranh chấp, khiếu kiện, không để lan rộng, phức tạp kéo dài…

Phát biểu tại cuộc họp liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam, Đại tướng Trần Đại Quang cho rằng một trong những yếu tố để phát triển là phải đảm bảo thật tốt an ninh trật tự.
Công tác của công an phải thật sự phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế xã hội của địa phương, không thể tách rời cái đó được…
Đại tướng Trần Đại Quang nhấn mạnh.
Bộ trưởng Trần Đại Quang cho biết lãnh đạo Bộ Công an đã lắng nghe những kiến nghị của Quảng Nam và sẽ làm việc cụ thể với Công an tỉnh Quảng Nam để triển khai những phần việc nằm trong thẩm quyền của Bộ.

Tin, ảnh: Hoàng Sơn/Thanh Niên Online

CÔNG AN XÃ UỐNG BIA, CHẶN XE, XỊT SƠN LUNG TUNG

Công an xã uống bia, chặn xe, xịt sơn lung tung

Sáng 29-4, khi phóng viên đến hiện trường, chiếc ôtô vẫn đậu tại chỗ. Mặt đường nhựa được phun sơn trắng viền quanh chiếc xe, thân xe tứ phía loang lổ vết sơn.

Ông Phan Dũng Sĩ (ngụ ấp Thứ Bảy, xã Đông Thái, huyện An Biên, Kiên Giang) phản ảnh gần nửa đêm 28-4, trong lúc lái ôtô từ xã Nam Thái về thị trấn Thứ Ba (An Biên) thì gặp một phó trưởng công an xã và chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự xã Nam Thái dùng xe máy chặn lại nói đang làm nhiệm vụ và đòi kiểm tra giấy tờ.

Chiếc xe nằm trên đường với loang lổ vết sơn - Ảnh: N.Triều

Do không có mặt của cảnh sát giao thông và người xưng phó trưởng công an xã tên Tùng mặc thường phục lại trong tình trạng say rượu nên ông Sĩ không đồng ý cho kiểm tra.

Lời qua tiếng lại, bị ông Tùng đòi còng tay nên ông Sĩ gọi điện báo công an huyện. Sau đó trưởng công an xã có mặt nhưng cũng trong tình trạng say rượu nên ông Sĩ không đồng ý cho kiểm tra giấy tờ, sợ có xô xát nên ông để xe tại chỗ rồi bỏ về nhà.

Sáng 29-4, khi phóng viên đến hiện trường, chiếc ôtô vẫn đậu tại chỗ. Mặt đường nhựa được phun sơn trắng viền quanh chiếc xe, thân xe tứ phía loang lổ vết sơn.

Ông Nguyễn Thanh Duẩn - trưởng Công an xã Nam Thái - cho biết sau khi được công an huyện gọi điện báo, ông đã có mặt tại hiện trường lúc 22g40.

Ông Duẩn xác nhận hai người đi xe máy là ông Lê Quốc Thịnh - chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự xã và ông Lê Minh Tùng - phó trưởng Công an xã.

Ông Duẩn cũng thừa nhận cả ông và ông Tùng, ông Thịnh trước đó đã có uống mỗi người vài chai bia. Tuy nhiên, ông Duẩn cho rằng không phải ông Tùng và ông Thịnh chặn xe của ông Sĩ để kiểm tra mà chỉ dừng xe sát lề đường để nghe điện thoại.

“Tôi tới nơi thấy anh tài xế to tiếng nên hỏi ảnh có say rượu không và đề nghị cho kiểm tra giấy tờ. Ảnh vô xe rồi quay ra nói không có giấy tờ, đóng cửa xe bỏ đi” - ông Duẩn kể.

Về vết sơn xung quanh và trên thân xe, ông Duẩn xác nhận có chỉ đạo ông Tùng dùng sơn đánh dấu vị trí chiếc xe, lập biên bản hiện trạng chiếc xe bỏ lại.

“Tôi chỉ đạo anh Tùng rồi về trước nên không chứng kiến việc đánh dấu sơn, có thể anh Tùng xịt phạm vào thân xe” - ông Duẩn nói. Ông Duẩn cho hay trong sáng 29-4 đã trực tiếp báo cáo với lãnh đạo công an huyện để xin ý kiến xử lý.

Đại úy Lê Ngọc Cẩn - phó đội trưởng Đội CSGT-TT-CĐ - cho biết lãnh đạo công an huyện đã chỉ đạo xác minh, chưa có kết luận nên chưa thể trả lời báo chí.

Theo luật sư Nguyễn Văn Đức - Đoàn luật sư Cần Thơ, việc công an xã tùy tiện cho dừng phương tiện như trên không phù hợp với quy định pháp luật.

Lý do: phó công an xã là người thi hành công vụ là chưa phù hợp đối với chuẩn mực ngành công an vì không mặc sắc phục trong khi thi hành công vụ.

Trong trường hợp này, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông không hợp tác là hoàn toàn có căn cứ, bởi điều kiện không gian và thời gian như thế không loại trừ trường hợp người cho dừng phương tiện là kẻ gian.

Luật sư Đức cũng cho rằng nếu đặt tình huống giả định công an xã cho dừng phương tiện là đúng thì việc làm hư hỏng và hủy hoại tài sản người khác qua việc dùng sơn đen phủ lên thân ôtô màu trắng, người tham gia giao thông có thể đề nghị khởi tố tội “hủy hoại tài sản người khác” hoặc khởi kiện yêu cầu bồi thường.

Theo N.TRIỀU - K.NAM - C.QUỐC (Tuổi Trẻ)