Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

TRUNG QUỐC ĐANG GIƯƠNG ĐÔNG KÍCH TẤY?

Hiếu Chân

(TBKTSG Online) - Việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 trong vùng thềm lục địa của Việt Nam từ đầu tháng trước là hành động đánh lạc hướng dư luận, nhằm che giấuBkế hoạch cấp tập xây dựng ở Gạc Ma và bãi Chữ Thập thuộc chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa các căn cứ quân sự nổi, thách thức trực tiếp chủ quyền và an ninh của Việt Nam, các nước trong khu vực và uy hiếp hải lộ huyết mạch của thế giới.

Trung Quốc đang cấp tập đổ đất lấn biển, biến các đảo đá mà Bắc Kinh chiếm của Việt Nam năm 1988 thành các căn cứ quân sự nổi ở Trường Sa. Ảnh BNG Philippines.

Ngày 10-6, trong một kháng thư gửi lên Tổng thư ký Liên hiệp quốc (LHQ), Bắc Kinh đã lu loa “cáo buộc” Việt Nam gây thiệt hại cho hòa bình và ổn định tại Biển Đông. Hành động vu khống của Trung Quốc nhằm đánh lừa thế giới và che giấu sự thực về các hành động phi nhân, phi pháp của Bắc Kinh đang bị cả thế giới chỉ trích.

Chẳng lừa được ai

Được biết trước đó, hôm 6-6, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm phản đối Trung Quốc lên LHQ, và đây là công hàm chính thức lần thứ ba trong vòng một tháng, yêu cầu Bắc Kinh rút ngay giàn khoan và các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển Việt Nam.

Theo hãng tin Kyodo (Nhật), chính Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa ngày 5-6 vừa qua, đã đề nghị triệu tập “một hội nghị bất thường, cấp ngoại trưởng, để tập trung thảo luận về tình hình Biển Đông”. Thời gian và địa điểm tổ chức hội nghị bất thường đang được thảo luận, nhưng sẽ diễn ra trước khi có Hội nghị cấp Ngoại trưởng ASEAN vào tháng 8 tới đây.

Khi được hỏi về thái độ của Manila, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, trên nguyên tắc Philippines ủng hộ mọi sáng kiến liên quan đến các hồ sơ an ninh và các quan ngại trong khu vực. Vẫn theo nguồn tin nói trên, “Philippines cho rằng, việc ASEAN tổ chức một hội nghị bất thường sẽ là một tín hiệu mạnh mẽ gửi tới Trung Quốc, rằng khối này rất quan ngại về các đòi hỏi ngày càng quyết đoán của Trung Quốc”.

Các nước trong khu vực và thế giới hẳn đã ngấm sâu bài học cảnh giác đối với những hành động hiếu chiến của Trung Quốc trong tham vọng bành trướng xuống Đông Nam Á, cụ thể là những hoạt động lấn chiếm vùng Scarborough của Philippines, hạ đặt giàn khoan HD-981 và nay đang ráo riết kết thúc việc xây dựng các căn cứ quân sự nổi trên các bãi đã ngầm ở Trường Sa của Việt Nam. Những sự việc này một lần nữa tái khẳng định thực tiễn ngoại giao truyền thống của Trung Hoa, nói một đằng làm một nẻo, tận dụng mọi sức mạnh và cơ hội chỉ để thực hiện nhất quán trước sau như một mục tiêu bành trướng.

"Hỡi nhân loại, hãy cảnh giác!"

Câu nói bất hủ trong tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Julius Fucik (Tiệp Khắc) “Viết dưới giá treo cổ” nhắc nhở muôn đời sau về thảm họa của chủ nghĩa phát xít đối với nhân loại. Ôn cố tri tân, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Danny Russel vừa kết thúc ba ngày họp với quan chức cấp cao để chuẩn bị cho Diễn đàn An ninh châu Á (ARF) và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vào tháng 8 cũng như cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo vào tháng 11 tới đây, khẳng định “mục tiêu của Mỹ không phải là phát động chiến tranh mà để tránh chiến tranh”.

Ông Russel cho rằng, các liên minh quân sự và quân đội của Mỹ đã có mặt ở đây trong nhiều thập kỷ là nhằm đảm bảo hòa bình cho khu vực, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế-xã hội. Trung Quốc, Việt Nam và các nước khác trong khu vực đều có lợi nhờ sự có mặt của quân đội Mỹ.

Trợ lý Ngoại trưởng Danny Russel cũng đánh giá cuộc đối thoại Mỹ-ASEAN vừa qua là “rất có hiệu quả và có chất lượng”. Trao đổi với báo giới từ Yangon (Myanmar), ông Russel tuyên bố Trung Quốc cần rút giàn khoan và toàn bộ tàu của mình ra khỏi Biển Đông; đồng thời khẳng định: “Trong thế kỷ 21, ở một khu vực năng động và quan trọng tại châu Á, không có lý do gì mà các mâu thuẫn không thể giải quyết một cách hòa bình. Việc nhấn mạnh các biện pháp ngoại giao, giải quyết hòa bình các tranh chấp là hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế”.

Tuy không nêu đích danh nhưng Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cũng đề xuất liệu Trung Quốc có thể cam kết một điều đơn giản là họ sẽ không chiếm thêm các điểm trên Biển Đông mà hiện nay chưa hề có người ở hay không.

Trong khi đó, cùng lúc với các hành động quân sự trắng trợn và có hệ thống trên Biển Đông, Tổng Bí thư/Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vẫn tuyên bố thẳng thừng Trung Quốc không nhân nhượng. Còn Bộ Ngoại giao Trung Quốc thì ra sức xuyên tạc sự thật và vu cáo các hoạt động bảo vệ chủ quyền của Việt Nam và các nước.

Có thể nói kể từ sau vụ đánh chiếm 7 đảo và bãi đá của Việt Nam ở Trường Sa năm 1988, sự uy hiếp của Trung Quốc hiện nay đối với Việt Nam trên Biển Đông đang leo thang ở tầm mức cao nhất, bất chấp thỏa thuận cấp cao Việt – Trung (giữa chủ tịch hai nước là ông Trương Tấn Sang và ông Tập Cận Bình) ngày 21-6-2013 ghi rõ: “Hai bên nhất trí giữ bình tĩnh và kiềm chế, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, đồng thời sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát khủng hoảng trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai nước, xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng…”

Việt Nam mong muốn hòa bình, hợp tác, hữu nghị với Trung Quốc. Song mong muốn này chỉ có thể trở thành hiện thực một khi Việt Nam gan góc và biết cách bảo vệ độc lập chủ quyền và phẩm giá của mình. Lịch sử cũng cho thấy chưa một Lê Chiêu Thống hay Trần Ích Tắc nào có thể làm suy giảm ý chí độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân ta. Tình hình leo thang bành trướng của Trung Quốc hiện nay trên Biển Đông đặt ra cho nước ta ngày càng nhiều thách thức nguy hiểm, nhất thiết mọi bước đi trên mặt trận đối ngoại phải kiên định lập trường bảo vệ độc lập chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, phải có sự hậu thuẫn mạnh mẽ của toàn dân, phải tranh thủ tối đa sự liên kết tự vệ chung giữa các nước hữu quan trong khu vực, cùng nhau ngăn chặn tham vọng “lưỡi bò” của Trung Quốc.

MỐI HỌA TỪ CĂN CỨ QUÂN SỰ TRUNG QUỐC XÂY TRÁI PHÉP Ở GẠC MA

Cựu cố vấn an ninh quốc gia Philippines cảnh báo rằng, nếu Trung Quốc hoàn thành kế hoạch xây căn cứ quân sự ở đảo Gạc Ma, sự ổn định của ASEAN sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm.

Theo kênh tin tức ANC (Philippines) ngày 10/6, ông Roilo Golez, cựu cố vấn an ninh quốc gia Philippines, nhận định việc Trung Quốc xây cơ sở quân sự, đường băng trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam sẽ đẩy sự ổn định của các nước Đông Nam Á vào tình thế bấp bênh.

“Căn cứ mà Trung Quốc dự tính xây bao gồm cả bến tàu để họ có thể tiếp tế và hỗ trợ cho các tàu khu trục. Ngoài ra, bạn có thể thấy đường băng có chiều dài hơn 1,6 km, nghĩa là nó cho phép các máy bay chiến đấu, như chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc (có phạm vi hoạt động hơn 3.200 km) hiện diện tại căn cứ. Đảo Gạc Ma giống như một chấm ở giữa vòng tròn với bán kính khoảng hơn 1.600 km. Khu vực ấy bao gồm rất nhiều phần lãnh thổ của các nước trong khu vực. Do vậy, căn cứ của Trung Quốc có thể đe dọa tất cả căn cứ của chúng ta”, ông Golez nhấn mạnh.

Thiết kế căn cứ quân sự bao gồm một sân bay trên bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam do Viện Nghiên cứu và Thiết kế số 9 của Trung Quốc tiết lộ. Ảnh: Yahoo! Philippines

Golez khẳng định Trung Quốc muốn thay đổi thế cân bằng quyền lực tại Đông Nam Á qua kế hoạch xây dựng các công trình phi pháp trên Biển Đông.

“Trung Quốc muốn củng cố quyền lực trên Biển Đông và biến nơi đây thành ao nhà. Họ thực sự muốn khẳng định tuyên bố chủ quyền trong đường lưỡi bò tự vẽ ra, muốn thay đổi cán cân quyền lực ở châu Á - Thái Bình Dương vì muốn thách thức vị trí của Mỹ”, ông Golez nhận định.

Trong khi đó, giáo sư Richard Heydarian - một chuyên gia về quan hệ quốc tế của Đại học Ateneo tại Philippines - cho rằng Trung Quốc muốn “tạo sự đã rồi” bằng cách khai hoang, cải tạo và chiếm các vùng biển tranh chấp cùng những phần đất tại đó.

Theo ông Heydarian, Trung Quốc còn có thể tận dụng biện pháp này khi đối mặt với phán quyết quốc tế về tranh chấp lãnh thổ và hàng hải với các láng giềng trong khu vực.

“Trung Quốc dự đoán họ sẽ phải đối mặt với phán quyết pháp lý từ trọng tài quốc tế. Nếu xem xét những xu hướng trọng tài quốc tế gần đây sẽ thấy họ thường ưu tiên và giành đặc quyền cho những quốc gia tiếp tục thiết lập, thực thi quyền chủ quyền hiệu quả và liên tục. Nếu Trung Quốc có thể xây dựng các cơ sở tại đây, biến nó thành các hòn đảo nhân tạo và nằm trong vùng kinh tế 200 hải lý thì Trung Quốc có thể tìm ra cách để biện hộ".

Trước đó, báo Want China Times của Đài Loan dẫn nguồn Thời báo Hoàn Cầu cho rằng Trung Quốc lên kế hoạch xây dựng đảo nhân tạo ở đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Các cơ sở quân sự như căn cứ không quân, cảng hải quân sẽ xuất hiện trên đảo này.

Tờ South China Morning Post cũng dẫn lời ông Li Jie, một chuyên gia hải quân thuộc Viện Nghiên cứu Hải quân Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh đang tìm cách biến căn cứ tại bãi đá ngầm Chữ thập thuộc quần đảo Trường Sa thành một đảo nhân tạo toàn diện, bao gồm đường băng và cảng biển, với ý đồ triển khai hiệu quả hơn sức mạnh quân sự ở Biển Đông.

Trong khi đó, giáo sư Jin Canrong, một chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân Dân ở Bắc Kinh, cho biết, chính quyền trung ương Trung Quốc đã nhận bản đề xuất xây dựng một đảo nhân tạo tại bãi đá ngầm Chữ thập.

Theo giáo sư Jin, đảo nhân tạo sẽ gấp đôi căn cứ quân sự Mỹ ở Diego Garcia - đảo san hô có diện tích 44 km2 nằm ở giữa Ấn Độ Dương.

Minh Anh

Mệt quá, các bác thích em nào?

Ong Bắp Cày









CỨ NGỒI ĐẤY MÀ SỦA VÀ MƠ ĐI!

Ong Bắp Cày

Đúng là những con bò Bắc Kinh.

Anh lấy làm tiếc vì số phận buộc anh phải ở cạnh nhà mày!

Lẽ ra anh không thèm mở miệng nói với chúng mày vì sự ngu xuẩn, cuồng ngôn láo xược của chúng mày. Nhưng để cho chúng mày biết chúng mày là ai, và mọi người đang nghĩ về chúng mày như thế nào, nên anh hạ cố mở sọ và khai sáng cho chúng mày tí tẹo văn minh.

Trước hết, không phải là bây giờ mà đã từ lâu, người Việt đã nhận ra một thực tế là, chơi với Trung Quốc chính là tự làm bẩn hình ảnh của mình, và vì nó bạn bè quốc tế quan ngại. Chả lẽ đi đâu người Việt cũng phải nhắc lại câu của anh Vừ Già Pó (Thánh Phượt) rằng: "Tôi là người Việt Nam, không phải người Trung Quốc, tôi không trộm cắp. Tôi là người tốt". Đó là một cái dại mà từ dày trở đi, người Việt sẽ khắc cốt ghi xương.

Thứ hai, không có ai lạ gì giọng lưỡi cú diều và hành động lang sói như chúng mày. Anh đã biết nó như một món võ bẩn kinh điển của dân Trung Hoa, và nay nó được đám bồi bút bồi mõm có tên "Hoàn cầu thời báo" hay "Tuần báo Bắc Kinh" sử dụng như một món tủ của loại điếm ngôn bẩn tưởi. 

Luận điệu vu khống, bịa đặt của chúng mày chả lừa được ai, nó chỉ chứng minh cho não trạng Bắc Kinh của chúng mày đang bị gỉ sét và tâm thần phân liệt. 

Thử hỏi có ai tin nguyên nhân dẫn đến chúng mày đưa và hạ đặt trái phép giàn khoan 981 vào sâu trong thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của nhà khác không? Nếu là một con người có nhân cách và có não trạng bình thường có ai tin rằng việc đó là "do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với áp lực giảm phát, tỉ lệ thất nghiệp cao, khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng" hay không?

Có ai tin rằng chúng mày xâm lược Việt Nam bằng giàn khoan là vì có "sự chia rẽ trong ban lãnh đạo Việt Nam" trong quan hệ với Trung Quốc hay không?

Và liệu có con người nào đủ lương tri để nói rằng "không thể đánh đổi chủ quyền lấy thứ hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó" lại là cái cớ để chúng mày đưa cả một hạm đội nhung nhúc như giòi bọ những máy bay, tàu chiến, tàu quân sự giả dạng vào vùng biển của nước khác để quấy rối an ninh khu vưc, đâm húc và giết chóc ngư dân, ngăn cản giao thương quốc tế hay không? Và liệu chúng mày làm như thế có còn là con người nữa hay không?

Vì sao chúng mày lại tham lam vô độ đến mức cố chứng minh rằng chúng mày có cái lưỡi bò, trong khi các nước láng giềng lại cố gắng chứng minh chúng mày là con người? Thiết nghĩ, chứng minh cho chúng mày là con người dù chỉ trên lý thuyết cũng đã là xa xỉ.

Vẫn mõm lưỡi của loại chó lợn, vu cáo, bịa đặt không xong, chúng mày lại quay sang dùng chiêu bài kinh tế để tạo sức ép chính trị. Ngay ngày hôm qua, một loạt báo từ cải bẹ đến cải bắp trung ương của chúng mày đã vãi đạn ra rằng, cần cấm các doanh nghiệp nhà nước Trung quốc đấu thầu ở Việt Nam. Đó là bước đi đầu tiên của chúng mày khi muốn dùng kinh thế để trói buộc Việt Nam. Thật may, người Việt đã dự liệu trước điều này từ lâu, và đang tìm cách "Thoát Trung" theo tinh thần "Thoát Á Luận" của một nhà tư tưởng người Nhật. Khỏi cần chúng mày ra lệnh, Trung Quốc chúng mày cố tham ra đấu thầu thì chắc chắn cũng sẽ xuống hạng bét mà làm giấy lót đường cho các doanh nghiệp tử tế, vì vào thời điểm này không có chỗ cho nhưng doanh nghiệp làm ăn lừa đảo.

Cái ngu của chúng mày chính là bệnh thẩm du, tự sướng, nghĩ mình là cái rốn của thiên hạ, là nhất thiên hạ. Nên nhớ, trong mắt người dân trên trái đất này, Trung Quốc chỉ là cường quốc của sự lỗ mãng trịch thượng, lừa đảo, bất tín, điếm ngôn, tham lam và hung bạo. Trung Quốc chúng mày chỉ nổi tiếng với đĩ điếm, hàng giả hàng nhái, với sự xảo trá trong kinh doanh và giao tiếp...Mới nhất, chúng mày đúng là cường quốc của sự đâm và và phun vòi rồng trên biển. Chấm hết!

Cuối cùng, vẫn là mồm miệng của kẻ vừa ăn cướp vừa la làng, chúng mày lớn tiếng dọa nạt và rống lên hệt con bò cái rong kinh kêu gào cần "phải làm cho Việt Nam lệ thuộc vào kinh tế và văn hóa Trung Quốc". Ôi, thật xót xa cho một nền văn minh lớn trong quá khứ, đến tận bây giờ mà vẫn còn tự sóc lọ mà sướng một mình khi "toàn cầu hóa" là xu thế tất yếu của thời đại. Và có phải bây giờ chúng mày muốn làm thế với Việt Nam đâu mà kêu với gào? Nói như thế để không mất công chứng minh bằng các con số, các dữ liệu. Theo anh chúng mày rống tồ tồ như bò đái nồi đình như thế chỉ chứng tỏ sự bất lực và sự ngu xuẩn trong phát ngôn. Anh khẳng định, chỉ có thể loại liệt não (nhất) mới có thể tiêu hóa được loại cám mà chúng mày vừa ngoáy lộn phèo lên mà thôi. 

Anh nói cho chúng mày biết, không làm ăn với Trung Quốc thì Việt Nam đương nhiên tránh được rủi ro vì lừa đảo và xảo trá, lại có thêm nhiều bạn tốt. Đúng là không làm ăn với chúng mày, bước đầu anh mày đây cũng sẽ có chút khó khăn, nhưng nhưng khó khăn đó cũng chính là những khó khăn mà chúng mày sẽ phải nếm trải, đặc biệt người dân của các tỉnh giáp biên với nhà anh sẽ chết đói...

Vậy nên, chúng mày cứ ngồi đó mà sủa và mơ!

P/s: trong lúc sủa và mơ, chúng mày hãy nên tranh thủ nhìn lại mình, và hãy chứng tỏ chúng mày có não. Đừng có để đi đến đâu người ta cũng tránh như tránh chó dại. Anh thật!

TRUNG QUỐC VÀ CÁI GIÁ CỦA CUỘC CHƠI KHÔNG DANH DỰ

Ong Bắp Cày

Trung Quốc và cái giá của cuộc chơi không danh dự

TPO - Trung Quốc đang phải trả giá bằng điều gì với chiến lược hiện nay của họ ở biển Đông và Hoa Đông? Câu trả lời là những hành động của Trung Quốc giờ bị nhiều người coi là kẻ chuyên đi bắt nạt các nước trong khu vực.

Tàu Trung Quốc hung hăng trên biển

Năm 2012, Trung Quốc bắt đầu quản lý bãi Hoàng Nham (thuộc quần đảo Trường Sa), thách thức tuyên bố chủ quyền của Philippines trên khu vực này. Năm 2013, Trung Quốc lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông. Năm 2014, Trung Quốc đòi chủ quyền ở Hoàng Sa bằng cách hạ đặt một giàn khoan dầu khổng lồ trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.

Trong bài viết “Cái giá của chiến thắng không danh dự” đăng trên tạp chí The Diplomat, tác giả Ankit Panda cho rằng, kết quả của những hành động này là Trung Quốc giờ bị nhiều người coi là kẻ chuyên đi bắt nạt các nước trong khu vực.

Thay vì sử dụng bất kỳ lý lẽ luật pháp hợp lý nào để biện hộ cho các tuyên bố chủ quyền, chính quyền Trung Quốc chỉ viện một vài tài liệu lịch sử không rõ ràng và một vài tiền lệ để ngụy biện tính đúng đắn cho những yêu sách của mình.

Gần đây nhất, những điều này được thể hiện rõ ràng trong lời lẽ hùng hồn của đại diện quân đội và quốc hội Trung Quốc tại Đối thoại quốc phòng Shangri-La ở Singapore.

Những chiến thuật của Trung Quốc nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền có vẻ hiệu quả, nhưng các học giả quốc tế cho rằng, các chiến thuật này khiến Trung Quốc gần như không còn bạn bè trong khu vực.

Đường lưỡi bò phi lý của Trung Quốc “liếm trọn” hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: The Diplomat

Trên vũ đài chính trị quốc tế, điều quan trọng nhất là chiến thắng với uy tín, danh dự và sức ảnh hưởng. Tác giả Ankit Panda cho rằng, trong xu hướng hiện nay, vẫn chưa muộn để Trung Quốc cứu vãn lấy một chút tiếng tăm tích cực trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông và Hoa Đông.

Trung Quốc có nhiều lý do để hành động như vậy. Chủ tịch Tập Cận Bình đã phát biểu tại Hội nghị Tương tác và Xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA) gần đây, rằng Trung Quốc có tham vọng giữ vai trò lãnh đạo chuẩn mực ở châu Á.

Không lâu sau CICA, Đối thoại Shangri-La đã phơi bày hố ngăn cách lớn giữa Trung Quốc với các nước châu Á khác trên nhiều giá trị. Nói ngắn gọn, Trung Quốc và phần còn lại của châu Á có cách nhìn nhận hoàn toàn khác nhau về hiện trạng an ninh và ở niềm tin ai sẽ là nhà lãnh đạo trong tương lai.

Trung Quốc có thể thực hiện các bước đi nhằm hiện thực hóa tầm nhìn về trật tự châu Á trong tương lai. Một ví dụ mà các học giả đưa ra là Trung Quốc có thể thúc đẩy biện pháp ngoại giao để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông với Brunei và Malaysia.

Dù hai nước này có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, nhưng cũng chưa đến mức coi Trung Quốc là mối họa khẩn cấp.

Từ khi Trung Quốc giành Hoàng Nham từ Philippines, hành động của họ cho thấy Bắc Kinh không thể lấy được lòng tin của các nước Đông Nam Á hay Nhật Bản với hàng loạt hành động sau đó của họ.

Trung Quốc nên theo đuổi con đường ngoại giao hiệu quả, cho dù không thể ngay lập tức có được cách giải quyết vẹn toàn ngay lập tức, nhưng cũng có thể làm giảm cảm giác của các nước khu vực coi Trung Quốc là mối đe dọa.

Mỹ giành quyền lãnh đạo sau khi chiến thắng, nhưng chỉ vì Mỹ chấp nhận những giá trị của các cường quốc trên khắp Đại Tây Dương, những nước trở thành đồng minh lớn của Washington sau Thế chiến 2. Cuối cùng, trật tự thế giới tự do đương đại đang chịu ảnh hưởng đáng kể của Mỹ.

Nếu Trung Quốc muốn dẫn đầu trên con đường hướng tới “châu Á vì người châu Á” mà không chịu nhiều ảnh hưởng từ Mỹ, Bắc Kinh cần chú trọng vào chủ nghĩa đa phương chân thành.

Việc đại diện Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La công khai đổi lỗi cho Việt Nam và Philippines “xuyên tạc” phản ánh một sự thiếu quan tâm của Trung Quốc trong việc theo đuổi các giá trị. Trong khi, Trung Quốc vẫn có thể theo đuổi các giá trị của mình mà không cần dùng hành động khiêu khích trắng trợn như hiện nay.

Theo The Diplomat

Truyện ngắn hài hước

Truyện ngắn hài hước

1. Tại 1 chuyên mục Rao Vặt: "Nam, 25 tuổi, cao 1.8m, nặng 72 kg còn độc thân. Thành đạt, đẹp trai, khỏe mạnh, thông minh, sở hữu hai xe BMW, một thuyền buồm, biệt thự ở Hawaii, hai nhà mặt tiền khu trung tâm. Không mua. Không bán. Cũng ko cần tìm bạn gái. Chỉ muốn khoe vậy thôi".

2. Một tờ báo lớn ở Pháp mở cuộc thi "Người thẳng thắn và lịch sự nhất". Ðề thi cho các độc giả của mình như sau: Giả sử bạn đang ngồi trong nhà hàng với bạn gái của mình, bỗng dưng bạn muốn đi toilet. Vậy bạn sẽ xin phép như thế nào?

Giải nhất được trao cho một bạn đọc có lời xin phép như sau: Xin lỗi cô, tôi phải ra ngoài giúp "người bạn nhỏ" của tôi một chút. "Người bạn" đó tôi sẽ giới thiệu với cô sau.

3. Trong một khách sạn ở London. Có tiếng chuông reo ở quầy tiếp tân. Nhân viên phục vụ nhấc máy và nghe có tiếng nguời nói: - Tu ti tu tu tu tu! Anh này chẳng hiểu đầu dây kia nói gì, bèn dập máy. Lại có tiếng chuông reo, và vẫn câu nói ấy: - Tu ti tu tu tu tu! Nhân viên phục vụ lại dập máy. Lại có tiếng chuông reo, và lần này vẫn lại dúng câu ấy: - Tu ti tu tu tu tu! Nhân viên phục vụ tức diên người, dập máy rõ mạnh. Vài phút sau, một anh chàng xuất hiện ngay truớc mắt nhân viên phục vụ, quát lên: - Này ông kia, ông có hiểu tiếng Anh không hả? Tôi dã nói 3 lần rồi: "Mang ngay 2 ly trà vào phòng 222".

4. Một con mèo nằm rình chuột. Lũ chuột biết tỏng mèo đang rình nên cứ nằm im không chịu ra khỏi hang. Mèo rướn cổ lên trời rồi sủa "Gâu... gâu... " mấy tiếng. Lũ chuột thấy vậy nghĩ mèo đã bị chó đuổi đi nên kéo ra kiếm ăn. Mèo lập tức vồ lấy và chén no nê. Vừa ăn, mèo vừa gật gù tâm đắc: "Đúng là biết ngoại ngữ có lợi hơn."

NÊN CHUẨN BỊ CHO TÌNH HUỐNG XẤU NHẤT

"Việt Nam nên gấp rút chuẩn bị cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra để giữ được chủ quyền lãnh thổ"- Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân nhận định.


Thông tin ngày 9/6 ghi nhận được cho thấy thêm một sự leo thang của Trung Quốc khi tăng cường tàu chiến, trực bảo vệ đủ ba mặt quanh giàn khoan: đông, nam, tây.

Tàu Hải cảnh Trung Quốc bám sát, hú còi, sẵn sàng đâm va tàu Cảnh sát biển 4032

Theo đó, tại khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, đại diện Cục Kiểm ngư cho biết, Trung Quốc đã tăng số tàu chiến quanh khu vực giàn khoan lên thành 6 chiếc, tăng thêm 2 tàu chiến so với ngày 8/6.

Cùng với đó, số tàu Trung Quốc vẫn duy trì khoảng trên 100 tàu, bao gồm: 36 tàu Hải cảnh, 21 tàu vận tải và tàu kéo, 44 tàu cá, 6 tàu chiến và một máy bay trinh sát Y-8 của Trung Quốc vẫn hoạt động tại khu vực giàn khoan ở độ cao khoảng 300–500m.

Về diễn biến mới nhất tại hiện trường thực địa, đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, tàu cá của Trung Quốc với khoảng 35-40 chiếc, được sự hỗ trợ của 2 tàu hải cảnh đã hung hăng manh động, húc đẩy, vây ép tàu cá của ngư dân Việt Nam khi đang khai thác ở ngư trường truyền thống ra xa khu vực giàn khoan 38-40 hải lý.

Tại khu vực giàn khoan, các tàu của Trung Quốc gồm tàu Hải cảnh, hải tuần, tàu kéo, tàu vận tải tổ chức thành từng nhóm, từng lớp ở khu vực cách giàn khoan 7–8 hải lý và 9–11 hải lý, sẵn sàng, đâm va, phun vòi rồng để ngăn chặn tàu Kiểm ngư và tàu cá Việt Nam hoạt động trên khu vực.

Mặc dù có những hành động rõ ràng thể hiện dã tâm chiếm biển và sự hung hăng sẵn sàng tấn công, phía Trung Quốc vẫn lu loa rằng các tàu Việt Nam sẽ tấn công vào giàn khoan của họ.

Bên cạnh đó, Trung Quốc còn tuyên bố sẽ đưa tàu tiếp tế tải trọng 11.000 tấn đến biển Đông để phục vụ các tàu khác hoạt động lâu dài. Đây vừa là một động thái đe dọa Việt Nam, vừa là một đợt diễn tập thực tế.

Trước tình hình trên, trả lời Tuổi trẻ, Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân đã bình luận: "Trước thái độ “trơ như đá” này, tôi nghĩ Trung Quốc có thể sẽ còn động thái khác. Nhiều công trình quân sự cũng đang được Trung Quốc xây dựng tại các đảo Gạc Ma, Chữ Thập, Châu Viên... ở Trường Sa phục vụ âm mưu chiếm trọn biển Đông lâu dài. Việt Nam nên gấp rút chuẩn bị cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra để giữ được chủ quyền lãnh thổ.