Chiềng Chạ
Đặng Xương Hùng, một quan chức cấp vụ của Bộ Ngoại giao đã đào tẩu và ở lại Thụy Sỹ sau một chuyến đi công vụ. Dù đã cố gắng lắm nhưng ông Hùng đã không có được cho mình một chiếc vé dự phiên kiểm định phổ quát về nhân quyền có sự hiện diện của phái đoàn Việt Nam do Đại sứ Nguyễn Trung Thành dẫn đầu. Tất nhiên, sự vắng mặt của Hùng đã được dự báo trước bởi sau khi có giấy mời được gửi tới một số nhân vật trong nước tham dự như TS Nguyễn Quang A, Phạm Lê Vương Các, Nguyễn Thị Vy Hạnh và Trịnh Hữu Long thì dù cố tình không chấp nhận sự thật thì Đặng Xương Hùng đã hiểu chỗ đứng hiện tại của mình đang ở đâu. Người ta sẽ còn lâu mới cưu mang thêm một nhân vật mà họ biết chắc sẽ không thể giúp được gì cho mình trong một sứ vụ quan trọng như vậy. Vậy thì Hùng chỉ còn biết thu hút ánh nhìn của công luận bằng những bài phát biểu mang tính bên lề nhân phiên kiểm định phổ quát lần này.
Đặng Xương Hùng.
Vốn một kẻ cơ hội và không còn gì để mất, Đặng Xương Hùng hiểu rằng, những phát biểu của mình không còn nhiều tác động tới những vấn đề mà người khác quan tâm. Có chăng, người ta chỉ tin khi chính ông này nói về những câu chuyện thâm cung bí sử trong ngành ngoại giao Việt nam mà ông từng là một chủ thể thực hiện. Tuy nhiên, điều mà Hùng không thể nào tưởng tượng nổi là người ta đang cần những chi tiết mới, những câu chuyện chưa từng được công bố; sẽ không ai nghe đến lần thứ hai mà biết trước những câu chuyện tiếp theo không có yếu tố mới. Hùng cũng phần nào hiểu được điều đó nhưng không thể thoát khỏi những "cáo buộc" đã trở thành một lối mòn riêng có: Viêt Nam chịu sức ép từ nước lớn trong những lần thực thi nhân quyền.
Trả lời báo chí nước ngoài, bên lề phiên kiểm định, kẻ đào tẩu thời hiện đại đến từ Việt Nam nói: "việc chính quyền VN vừa tuyên bố chấp nhận khoảng 80% các khuyến nghị về nhân quyền của quốc tế sau kỳ kiểm định nhân quyền phổ quát LHQ từ đầu năm 2014 có thể chỉ là một 'mặc cả chính trị' do áp lực quốc tế. Việt Nam có thể có sự nhượng bộ này để đổi lại sự ủng hộ của Mỹ và phương Tây trước việc Hà Nội bị Bắc Kinh gây áp lực". Vẫn là một câu chuyện hết sức cũ kỹ đã được Hùng nói hơn một lần; chi tiết mới nhất có chăng cũng chỉ là việc Hùng nói trong bối cảnh phiên kiểm định phổ quát 04 năm một lần tại Giơ - ne - vơ (Thụy Sỹ). Từng là cựu lãnh sự Việt Nam tại Geneva nhưng sau sự kiện đào tẩu và xin tị nạn chính trị tại đây, Hùng đã tự vinh danh mình là "người đã trở thành nhà vận động cho nhân quyền độc lập ở hải ngoại".
Với một danh hiệu tự phong không thể hào nhoáng hơn, con người này cũng đã không ít lần lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền, đàn áp những người bất đồng chính kiến. Xin thưa rằng, để được chấp nhận ở lại định cư lâu dài tại Giơ - ne - vơ (Thụy Sỹ) ông này đã phải cố thuyết phục những người làm công tác xét duyệt tỵ nạn chính trị về những điều đã nói. Và cơ hồ để đạt được mục tiêu này họ thực sự đã bị lạc giọng khi đã không tiếc lời, nặng lời và cố tình đổi trắng thay đen để đạt được mục đích của chính mình. Nói như vậy để thấy rằng, để có được một chỗ trú chân không được đàng hoàng, Đặng Xương Hùng đã cố tình phủ nhận, bôi đen những điều đang diễn ra trên thực tế và "lời nói nặng tựa ngàn cân", thời gian sắp tời Hùng vẫn phải ở Thụy Sỹ (bởi không còn một chỗ trú chân nào); cho nên, dù muốn nói chuyện ngược lại thì Hùng cũng rơi vào một tình trạng bất đắc và khiên cưỡng nhất.
Chính vì vậy, dù Hùng có nói thêm, có cố tình đổi trắng thay đen tình hình nhân quyền Việt Nam thì những người nghe đã chán chường lắm rồi. Nên chăng, Hùng nên gặp và hỏi Nguyễn Quang A, những người đi theo tại sao "cướp" đi miếng cơm của chính Hùng nơi đất khách quê người. Suy cho cùng, người ta (Đặng Xương Hùng, Nguyễn Quang A cũng hành động vì miếng cơm manh áo)./.