Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

BI HÙNG CỰU PHÓ TỔNG THỐNG VNCH NGUYỄN CAO KỲ

Khoai@: 


Xin cảm ơn bác KimKhanh đã gửi đến cho Tre Làng bài viết này.

Bi hùng Cựu Phó Tổng thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ

Dân tộc VN bao dung và độ lượng đã đón nhận ông như một đứa con đầy tội lỗi và lầm lạc trở về với đất mẹ.

Thấp thoáng ấy thế mà đã 10 năm ngày ông Nguyễn Cao Kỳ Cựu Phó Tổng thống VNCH về thăm Tổ quốc sau 30 năm lưu vong ở xứ người. Hôm nay viết về ông bởi nhớ đến ông một ông Tướng (một tên Việt gian) mà nhiều người đã từng mang dấu ấn không thể quyên từ lúc còn tuổi học trò, bởi từ lâu đã nghe tai tiếng rất lẫy lừng của ông Tướng cao bồi, có bộ râu kẽm, lạnh như kem trong cuộc chiến Việt nam. Tai tiếng lẫn danh tiếng, vang tiếng một thời đã lưu giữ trong tâm trí của mọi người một phần của sự kính trọng cùng với sự ngưỡng mộ của người dân Việt. sự ra đi đột ngột của ông (Ông qua đời ngày 23 tháng 7 năm 2011 tại một bệnh viện ở Malaysia ở tuổi 80) đã làm cho nhiều người tiếc nuối bởi những dự định tốt đẹp mà ông đang thực hiện cho quê hương, đất nước cho đồng bào cho sự nghiệp HGHH dân tộc ở lúc cuối đời giờ đây vẫn còn đang dang dở.

Dân tộc VN bao dung và độ lượng đã đón nhận ông như một đứa con đầy tội lỗi và lầm lạc trở về với đất mẹ. Trước lúc trở về với cố hương, lương tâm ông day dứt cứ như đang đứng ở ngã ba đường, về với tổ quốc có nghĩa là về với nhân dân, về lẽ phải với chính nghĩa nhưng có người chưa hiểu họ gắn cho ông là tội phản bội lại anh em chiến hữu đã cùng ông sát cánh một thời máu lửa, của tình “Huynh đệ chi binh” để “Tổ quốc” trên hết. Thế nhưng ông Cựu Phó Tổng thống một thời đầy quyền uy “Hét ra lửa mửa ra khói” có biệt danh tướng râu kẽm đầy quyền lực “Dưới một người trên cả triệu người” quyền sinh, quyền sát nắm trong tay đầy trọng trách, vận mệnh cả một quốc gia. Thế nhưng ông đã kiên quyết rũ bỏ quá khứ, chấp nhận những dị nghị đời thường bỏ ngoài tai của những điều khác biệt lựa chọn con đường về với Tổ quốc và Nhân dân. Về với đất mẹ có nghĩa là ông đã tự chọn cho mình tâm thế của một người chấp nhận sự thật của chiến bại

Ông cũng hiểu rằng, Người Việt Nam của ông luôn có lòng nhân ái và giầu lòng vị tha không nuôi giữ hận thù, sẵn sàng gác lại quá khứ để hướng tới tương lai, nhưng ông cũng biết dân tộc ông cũng không dễ dàng quyên quá khứ và cũng không bao giờ được phép quyên những gì đã xảy ra trên mảnh đất đau thương, đầy mất mát này và ông cũng buộc phải hiểu rằng Sự thật phải là sự thật, càng không thể đánh đồng lẫn lộn bản chất, phải trái, trắng, đen, vàng thau lẫn lộn của cuộc chiến, bởi dân tộc này đã chịu quá nhiều đau thương và mất mát do con người của chế độ (VNCH) của ông gây ra. Ông sẽ phải đối diện với thực tế, những sự thật nghiệt ngã, cùng nỗi đau dằn vặt của một kẻ mang danh "Bán nước cầu vinh", “Ngụy quân, Ngụy quyền” bị người đời phỉ báng. Những suy nghĩ cùng những day dứt khi lương tâm đang thức tỉnh, phải đối diện với sự thật bởi bàn tay đã nhuốm máu đồng bào mà ông đã từng trực tiếp hay gián tiếp gây ra....Những điều tồi tệ nhất sẽ đến với ông khi ông về đến quê hương xứ sở và cái giá mà ông sẽ phải trả cho từng nấc thang "Vinh quang" đỉnh cao của quyền lực, nhưng đầy bi tráng trên quãng đời binh nghiệp, đi cùng những chiến tích đã được đánh đổi bằng xương, bằng máu của tuổi trẻ, của thời quá khứ vàng son đã mang lại cho ông nhiều danh vọng và lẫn cả những tham vọng.

Nhìn hình ảnh ông năm xưa thời máu lửa một Sỹ quan, một ông Tướng “Pi lốt” đầy cá tính, rất ngang tàng và ngổ ngáo, có lúc người ta bảo ông là Tướng Cao bồi đó chỉ là hình thức để họ đánh giá bề ngoài, nhưng thực ra ông lại là người rất hào hoa, phong nhã với bộ quân phục không quân cùng bộ râu kẽm được tỉa tót rất công phu, phản ánh rất rõ trên gương mặt xương gầy, với vầng trán cao thông minh, lịch lãm, nhưng bên trong ẩn chứa cá tính rất mạnh mẽ, đầy quyết đoán của một người lính chiến có bản lĩnh, dạn dĩ trên chiến trường cũng như của một vị Tướng cầm quân, một chính khách nổi tiếng sau này. Nét hào hoa của chàng quân tử, chất lãng tử sa trường của đời lính, tình yêu của người lính cũng từ cánh bay đưa đến cho ông các mối tình thật lãng mạn…..nhưng cũng rất nên thơ, cứ như trong mơ, trong mộng thửa nào, làm cho ông mềm mại, rất đa tình làm phái yếu dù “Cứng đơ” đến đâu cũng phải mềm lòng trước lời ong bướm, đường mật đầy chất Nam tính và rất quyến rũ của ông.

Nhưng khi trở lại chức năng của người lính ông lái máy bay chiến đấu gầm thét như xé nát không trung của miền quê yên tĩnh của Tổ quốc ông, với những đường bay lắt léo, ngang dọc bầu trời từ Nam ra Bắc, dưới cánh bay, cùng tay lái là những trái bom của Đế quốc luôn gieo rắc nỗi kinh hoàng cho đồng bào ông dưới mặt đất. Nghịch lý của chiến tranh thường đi kèm là tội ác, cùng với chiến tích là những bông mai bạc nặng dần trên ve áo sau những trận đánh vào sinh ra tử, cùng với tài năng bẩm sinh đã giúp ông trở thành Tướng râu kẽm Nguyễn Cao Kỳ rất ga lăng, nhưng đầy bản lĩnh kèm với bản chất hiếu chiến, chống cộng đến quyết liệt, đã tạo dựng cho ông sớm có cơ hội thăng tiến trở thành một chính khách cộm cán, đầy tai tiếng nhưng lại rất vì dân, rất được lòng “Quân Dân cán chính” của chế độ VNCH trong lúc ông chỉ mới 35 tuổi.

Chuyến di tản khỏi Sài Gòn trên chiếc máy bay lên thẳng ngày nào đã từng “Cõng” ông lượn vòng, quần thảo trên mái nhà riêng của cô Tiếp viên Hàng không Tuyết Mai xinh đẹp để cầu hôn, một cuộc tỏ tình trên không đầy lãng mạn, có một không hai trong “Lịch sử” tình yêu của vị Tướng không quân râu kẽm si tình và đầy tai tiếng của QLVNCH, đó cũng là chuyến bay định mệnh cuối cùng mà ông cầm lái. Một kết cục bi thảm và nhục nhã ê chề. Nhưng đó lại là điều tất yếu của những chính khách của một chế độ bù nhìn VNCH. Họ đã thua ý chí quật cường của dân tộc mình với khát vọng cháy bỏng là thống nhất đất nước của chính những người dân đã từng nếm trải nỗi đau, tột cùng của sự mất mát, của sự chia cắt đất nước và sự đô hộ của ngoại bang. Trên chuyến bay định mệnh cuối cùng của riêng mình, dù có trong mơ hay trong ác mộng ông Nguyễn Cao Kỳ cũng không thể hiểu rằng, mình không thể, hay có thể sẽ có một ngày nào đó quay về đất nước, nơi ông đã sinh ra và lớn lên cùng năm tháng, cùng với sự "Trưởng thành" theo đúng nghĩa đen, đầy đủ cả nghĩa bóng của cụm từ này. Chuyến đi đã trở thành cơn ác mộng, một ngày đen tối, một chuỗi ngày tủi nhục, nuối tiếc sau những chuỗi ngày Vinh quang, chấm hết bằng dòng nước mắt chảy dài trên má, một cuộc tháo chạy mà cả cuộc đời ông chưa bao giờ nghĩ tới, bỏ nước ra đi mà không biết có ngày quay trở lại.
Được xem trọn vẹn 31 Clip khi ông trả lời phỏng vấn thì mới thấy ông cũng là một người nghĩa khí, có lòng yêu nước nhưng theo lối tư duy và suy nghĩ chung của những chính khách VNCH. Theo nhận xét tích cực của nhiều người ông thực sự có tài và cũng rất có tâm, một Phó Tổng thống đầy quyền uy nhưng ông lại rất ít khi nghĩ cho riêng mình. Ông nghĩ nhiều đến sự tồn vong cùng với sự phát triển của chế độ và cái Quốc gia mà ông đang phụng sự, thành ra ông lại là một chính khách trong sạch, cứ việc công ông quyết, việc đúng ông làm, vậy nên ông đã trở thành một ông Tướng thanh liêm trong một xã hội đầy rẫy những bất công, thối nát và tham nhũng, dưới cái nhìn rất kính nể, ngưỡng mộ của người dân và sự khâm phục cùng cả nỗi sợ hãi của nhiều người.

Nhưng đáng tiếc thay tình yêu quê hương, đất nước là “Chữ tài, đi cùng với chữ tai”và cái tâm trong sáng của ông đã bị đặt nhầm chỗ khi ông phụng sự một quốc gia “Ngụy tạo”, phản lại dân tộc và chính ông đã góp phần gây tai họa cho đất nước, làm cả dân tộc này chìm đắm trong chiến tranh tàn phá, đầy máu và nước mắt. Thế nhưng trong cái họa vẫn còn có cái may cho đất nước, trong lúc nước sôi, lửa bỏng(1971) ông bị “Thất sủng” vì cái tính ngang tàng của một ông tướng ngổ ngáo,“Coi trời bằng vung” ông đã làm mếch lòng người Mỹ, không được người Mỹ tin dùng cùng với cái tính “sỹ diện” và cái “Cao thượng” hão, ông đã bỏ cuộc và “Cáo lão về quê” một đồn điền (Khánh dương) ở ẩn(quê quán thật của ông Kỳ ở thị xã Sơn Tây, tỉnh Sơn Tây cũ nay thuộc thành phố Hà Nội) trong lúc tuổi đời vẫn còn rất trẻ chưa đến 50, nhường cái ghế Tổng thống sau màn độc diễn bầu cử mà không có tự do, cho tân Tổng thống đắc cử lần 2 (có tuổi năm chuột) Nguyễn văn Thiệu. Vì thế Cái may của dân tộc là cái tài cầm quân của ông Tướng râu kẽm hiếu chiến, chống cộng điên cuồng này đã bị “Bỏ xó”, thay vào đó là cái dốt của Tổng thống (tuổi Tý) cầm quân ở tuổi (năm Mèo) dẫn đến sai lầm chiến lược làm đổ vỡ, tan nát cả một Quốc gia mà suốt đời ông phụng sự trong vòng 56 ngày.

Có người nói “Ưu tư và những trăn trở của Nguyễn Cao Kỳ lúc cuối đời thật đáng trân trọng và người Việt Nam đã đối xử với ông theo đúng cái cách mà họ đã làm với nhiều người từng lầm đường lạc lối: "Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người quay lại". Thế nên những chuyến thăm quê hương vào những năm tháng cuối đời của Cựu Phó Tổng thống chế độ VNCH không chỉ là một lối mở để những đứa con của ông có thể noi theo mà tiếp sau đó còn cho nhiều người Việt hiện HN còn đang mặc cảm hay còn nhiêu lý do nào khác mà họ vẫn do dự nay họ đã noi gương ông dũng cảm bước qua “Lằn ranh Quốc Cộng” và họ đã trở về. Nhìn những đoàn người hồi hương về với đất Mẹ mà xe lòng đa số họ là những người đã lớn tuổi “Đang toan về già” khi họ đã ở bên kia sườn dốc của cuộc đời. Thế mới biết đời người cũng “Ngắn chẳng tày gang” mới ngày nào ra đi mái tóc vẫn còn xanh, nay trở về đã lơ thơ đầu bạc, nên tâm thức của tuổi già, họ nhớ đến quê hương, đất nước, muốn lá rụng về cuội bởi họ vẫn là người Việt nam và họ cũng muốn về đất Mẹ dẫu chỉ có một lần.

Thời gian đã thức tỉnh con người ông, biến chuyển những suy nghĩ của chính ông. Từ quyết tâm của một người quyết đòi lại những gì đã mất, những cái đã từng thuộc về mình, thế nhưng giờ đây ông Nguyễn Cao Kỳ đã bằng lòng với cuộc sống hiện tại bởi cuộc sống lưu vong ở xứ người đã là bài học trường đời thuần phục ông, đã biến ông thành một con người khác, vẫn cá tính ấy vẫn mạnh mẽ, vẫn quyết liệt thẳng, thật như ngày nào đã giúp ông nay trở thành người yêu nước theo đúng nghĩa. Nỗi nhớ quê hương, đất nước cũng bắt nguồn từ những day dứt khó quyên, không thể phai mờ trong tâm chí một vị Tướng, một Chính khách vì những gì mình đã không phải với Tổ quốc với Nhân Dân. Đây cũng là động lực chính, một cơ hội thôi thúc ông sẵn sàng chấp nhận những gì đến với mình để được về Việt Nam, để được làm một việc gì đó có ích cho quê hương, đất nước, chuộc lại những lỗi lầm mà mình đã mắc phải. Trong suy nghĩ mặc dù còn có những khác biệt về nhận thức, cách nhìn nhận nhiều vấn đề trong và sau cuộc chiến, nhưng khoảng cách bất đồng trong những khác biệt dần được thu hẹp, ông trở nên vui vẻ và cởi mở hơn và ông đã thực lòng trong các cuộc tiếp kiến với các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước VN một thời đã từng là kẻ thù của mình, Với tính bộc trực nói thẳng, nói thật ông có những câu nói “rất nổi tiếng, để đời” mà từ xưa đến nay ở hải ngoại không ai muốn nói và cũng không ai dám nói khiến nhiều người phải giật mình. Với 04 lần về thăm quê trong vòng 4 năm (từ năm 2004-2008) đã đủ thấy tâm nguyện hướng về quê hương, Tổ quốc của ông là chân thành, là có thực. Và đáng quý hơn, từ những chuyến đi đầy chuyển biến của chính mình, ông đã chuyển tải "tư tưởng muốn hàn gắn quan hệ giữa Việt Kiều ngoài nước và chính quyền trong nước, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ". Những ngày ở Việt Nam, ông là người đóng vai trò trung gian cho các doanh nghiệp rất thành công trong nhiều thương vụ trong đó có một thương vụ xây dựng resort và sân golf ở Quảng Ninh được báo chí tường thuật là tới 1,5 tỉ USD với một doanh nhân Mỹ".

Dẫu biết rằng, những đóng góp của ông chưa lớn, chưa đủ để gột rửa những lỗi lầm của một con người từng mang trọng tội, nhưng sự trở về của ông đã mang lại không ít những ý nghĩa mà lớp lớp người Việt ở Mỹ hay bất cứ nước nào trên thế giới cần suy nghĩ. Những mặc cảm của quá khứ cũng đã đến lúc được ngủ yên, những hận thù và sự thiếu hiểu biết lẫn nhau cũng cần hóa giải để "Tập hợp của tất cả người VN trong cũng như ngoài nước để phục hưng đất nước, để VN trở thành một con rồng châu Á" như cách nói của Ông trong lần về thăm tổ quốc đầu tiên sau gần 30 năm xa cách. Trước họa ngoại xâm từ phương Bắc Người Việt hiện nay đang cần nhau và vì nhau hơn lúc nào hết, để đoàn kết dân tộc thành một khối thống nhất, có đầy đủ sức mạnh chống kẻ thù chung bảo về giang sơ gấm vóc của tổ tiên, cha ông để lại.

Tưởng nhớ đến ông người viết chạnh lòng bùi ngùi như thương nhớ, quý trọng, ngưỡng mộ Ông một người đã khuất. Xin được có nén hương thơm tưởng nhớ đến ông nhân 10 năm ông về thăm quê hương, đất nước. Mong ông ở dưới suối vàng của thế giới người hiền(chứ không phải chín tầng địa ngục chuyên dành cho kẻ ác) linh hồn được siêu thoát, phù hộ độ trì cho đất nước được “Quốc thái Dân an” để “VN trở thành một con rồng châu Á”như ước nguyện của ông ngày nào sớm trở thành hiện thực.

Ngày 27 tháng 6 năm 2014
kimkhanh

PHÁO DÀN

Khoai@: Tên bài nguyên gốc là: "Kẻ thù của các cô gái mại dâm" của tác giả Đào Tuấn đăng link trên PhuocBeo



Vào tháng 6-2010, “pháo dàn”, một từ lóng, trước nay vẫn chỉ dùng trong “thế giới góc khuất” lần đầu tiên được công bố trong một nghiên cứu khoa học. ThS xã hội học Đỗ Văn Quân, viết trong nghiên cứu xã hội học của mình rằng: Bạo hành lớn nhất, theo ngôn ngữ của các cô gái là “pháo dàn”- tức là bị làm tình tập thể, bị hiếp dâm tập thể.

Đó là nỗi kinh hoàng

Chúng ta hãy cùng tưởng tượng một cô gái mại dâm được một lời ngọt ngào hứa hẹn về một khoản thù lao hấp dẫn. Cô gái ấy đến một nhà nghỉ và cái mà cô nhìn thấy đầu tiên là 5-7 gã đàn ông người xăm trổ chằng chịt đang hít héroin hoặc “đập đá”. Điều gì sẽ xảy ra sau đó?

Y kể: Khi bước chân vào phòng thì làm gì còn lối thoát nữa. Em nghĩ là mình… đối diện với thần chết. Mọi lời van xin là vô ý nghĩa. Giá của bất kỳ biểu hiện từ chối nào, là những trận mưa đòn. Chính Y đã có lần bị 7 “con thú người” hành hạ. “Em đã phải trải qua địa ngục trong suốt từ 10-5h sáng. Bị làm nhục vô điều kiện. Bị ăn đập tóe máu mồm, bị giật từng đám tóc, bị véo tím da tím thịt, với lý do duy nhất: Chỉ vì “bọn nó” muốn hành hạ cho vui. Và đó là thứ “đòn thù” của những người khi đó đã không còn là con người nữa.

Gặp “pháo dàn”, có nghĩa cô gái mại dâm không may đó sẽ bị coi như một món đồ chơi. Sẽ bị lần lượt từng người đàn ông, hoặc cùng lúc 2-3 người đàn ông, khi đó có thể đã “phê lòi” hoặc “ngáo đá” hãm hiếp trước sự chứng kiến của đồng bọn còn lại. Cứ thế, cuộc hãm hiếp mà các cô gái coi là “làm nhục” kéo dài nhiều khi từ 8h tối hôm trước đến 7h sáng hôm sau, ngay cả khi các cô đã hoàn toàn kiệt sức.

Nghiên cứu nhóm của Th.s Đỗ Văn Quân đã cho thấy có tới 5/35 trường hợp khảo sát đã từng phải đối mặt với “pháo dàn”. Có lẽ, những người làm khoa học như ThS Quân đã rất đau lòng khi đưa vào công trình của mình lời kể của một nạn nhân bị “pháo dàn” như sau: Sức khoẻ của em bị ảnh hưởng nhiều. Em mất 40% sức khỏe, hoảng loạn tinh thần. Đau liên tục. Mình uống thuốc giảm đau thì nó có đỡ. Lần đó em phải đi chữa trị tai bệnh viện 354 của quân đội. Sau đấy em phải mất 3 tháng để phục hồi. Em phải về nhà để dưỡng bệnh. Sau lần đó em bị u nang. Vâng em bị ảnh hưởng. Một tháng sau khi điều trị em phải đi mổ một bên u nang. Bây giờ còn một bên nang nữa thì bác sĩ chẩn đoán là em chỉ có 20 % (khả năng) mang thai.

ThS Quân khẳng định: Đây là hình thức bạo lực khủng khiếp nhất. Không, không thể chỉ gọi là sợ hãi. Đó là nỗi kinh hoàng. Gây thương tổn đến nỗi nó gắn chặt với nỗi sợ hãi đeo đẳng trong ký ức suốt phần đời còn lại.

Ánh mắt, thứ bạo lực vô hình

Giờ là lúc giới thiệu đến Y. Khi nói chuyện với chúng tôi bây giờ, cô đã là một “nữ đồng đẳng”, tuy nhiên, cô cũng không muốn che dấu rằng trước đó cô là một “cô gái chuyên nghiệp”. Và ngay từ đầu, trong một quán café nhỏ- cô có vẻ đã rất sẵn lòng vạch áo cho chúng tôi xem những dấu vết bạo hành, sau nhiều năm, vẫn còn hằn trên cơ thể mình.

Đối với “chị em”- như cách nói của Y. Bạo hành tình dục không phải là nguy cơ nữa. “Nó giống với cơm bữa”- cô nói. Bao cao su à, ăn tát. Không “nằm sấp xuống” ư- Một cú thoi thẳng vào mặt. Thế giới của khách làng chơi là vô số những bạo dâm, khổ dâm với những yêu cầu đôi khi thách thức trí tưởng tượng của ngay những cô gái thâm niên lão luyện nhất. Nhiều vị khách buộc các cô phải nói bậy, cực bậy, bằng những từ mà thậm chí các cô trong câu chuyện kể cho nhau nghe còn không dám nhắc lại. Đối với các cô gái mại dâm, cực hình nhất là phải phục vụ các khách hàng sử dụng ma túy. Cắn. Cấu. Bạo dâm. Đánh đập. Bị xem như những “con phò”. Y bị đánh nhiều đến mức giờ cô không nhớ nổi. Đến mức “Cũng phải ngậm miệng lại mà quen đi chứ biết kêu ai”.

Trong nghiên cứu, nhóm ThS Đỗ Văn Quân có nhắc đến một hình thức bạo hành là “Biến nữ mại dâm thành nô lệ tình dục”. Có tới 5/35 trường hợp khảo sát đã từng bị chủ chứa giam hãm, biến thành nô lệ tình dục trong thời gian từ 3-6 tháng. Khi rơi vào tình cảnh này thì cuộc sống của các nữ mại dâm chỉ là một vòng tròn mang tính chất khép kín trong ngày: ăn, trang điểm, quan hệ tình dục…Không có liên hệ với bên ngoài. Không tự do. Họ biến thành tù nhân và bị bóc lột tình dục “như những cái máy”.

Nhưng đó là thứ có thể nhìn thấy. Vậy thì cái không nhìn thấy là gì.

Lắc lắc những lọn tóc qua vai, Y kể cho tôi nghe lần cô đi khám phụ khoa cách đây nhiều năm mà đến giờ cô nói vẫn nhớ như in ánh mắt của người bác sĩ. “Bà ấy nhìn em từ đầu đến chân, rồi lại từ chân lên đầu”- bằng một ánh mắt không thể gọi khác hơn là chứa đầy sự ghê tởm và căm ghét.

Nghiên cứu XHH của ThS Quân cũng trích dẫn 2 lời tâm sự.

Trường hợp của Ph: Về (quê) thì em cũng chẳng về nhà vì em không muốn họ hàng, gia đình em nhìn em với ánh mắt khinh bỉ. Ở quê cứ ăn diện một chút, xe xủng, dây lắc, người ta bảo con này đi làm cave. Đấy là quan niệm ở quê từ xưa đến nay rồi.

Trường hợp của L: Có lần trở về, sau khi ăn uống với gia đình em bắt đầu đi tắm, các cháu và các anh chị đã về nhà hết. Em đi tắm xong, từ trong nhà tắm bước ra thì, ôi giời ơi, hàng xóm người ta thậm thụt người ta nhìn. Lúc đấy, cảm giác rất là khó tả vừa xấu hổ, vừa sợ, lại vừa buồn cười nữa. Có khoảng 15-20 người nhìn, kiểu như em không phải là người trái đất hay sao.

L nói cô “đau lòng lắm”. Còn các nhà xã hội học như ông Quân gọi những “ánh mắt” đó là “một thứ bạo lực vô hình mà xã hội gây ra đối với nữ mại dâm”, mà đôi khi, nó khiến các cô gái còn đau hơn cả khi bị “pháo dàn”.

Và sự kỳ thị, thật bất ngờ, đến từ chính các cô, với bản thân mình.

Trở lại với Y. Cô năm nay đã 35 tuổi, đã có 2 con gái, đều “xinh, ngoan, học giỏi. Không biết tí gì về quá khứ của mẹ. Coi mẹ như thần tượng”. Cô vẫn mặc áo dài tay để che vết sẹo, trong chính cái đêm bị “pháo dàn” cô đã bị “khách hàng” cắn đến đứt da đứt thịt, mà sau bao năm thời gian vẫn không xóa hết được. Nếu con gái có hỏi, Y vẫn nửa đùa nửa thật “Chó dại nó cắn mẹ”.

“Sao cô không đi báo cảnh sát”- Tôi hỏi cô lúc chia tay.

“Cảnh sát ư?” Y hỏi lại. Trong ánh mắt của cô một nửa là sự ngỡ ngàng, nửa còn lại là sự hoài nghi, diễu cợt. Đối với các cô gái như Y. “Cảnh sát” là từ không có trong từ điển.

QUÊ HƯƠNG VÀ KHẾ NGỌT

Quê hương vs khế ngọt

Hum nay em xợt được quả hình bên nhà Reuters lão Mặt Rô, đúng y cái chân voi em khai sáng bữa nọ. Thấy chưa, VN tiểu bá nhá.

Bản đồ tuyên bố chủ quyền HS-TS trên Biển Đông


Việt Nam yếu thế hơn Phi trong kiện cáo cùng đối tượng Trung Quốc bởi hai lý do:

1- Hoàng Sa bị chiếm một nửa năm 1956 từ trong tay Pháp. Bản chất là giành giật giữa các đế quốc chứ không phải xâm phạm chủ quyền quốc gia. Có một sự tương tự với Falkland giữa Anh-Tây Ban Nha- Argentina. Khi ấy UNCLOS còn chưa nằm bụng mẹ.

2- Trường Sa nằm ngoài khoảng cách 200 hải lý quy định cho vùng đặc quyền kinh tế.

(1) và (2) cũng giải thích vì sao TQ hào hứng đốp chát với VN trong khi ngậm tăm trước đơn kiện của Phi. Tiểu bá VN chần chừ kiện tụng cũng vì thế, hây za, khéo mất trắng như chơi. Cách tốt nhất giữ đảo đã và đương được đỉnh cao trí tuệ thực hiện. 

Đó là dân sự hóa biển đảo, đưa người ra sinh sống. Ý nghĩa chuông chùa Sơn Ca hay mái trường Sinh Tồn nhằm biến những thứ chìm nổi mịt mờ biển khơi thành mảnh đất mặn mồ hôi nước mắt một dân tộc. Khi hữu sự, làm cái trưng cầu dân ý như Anh đã từng đối với Falkland là chắc ăn. 98% cư dân Falkland nói NO quốc tịch Arhentina, thế là đồng chí Elizabeth dù ngự xa lắc 640 hải lý vẫn bốc Falkland lận cạp váy được.

Cơ mờ coi chừng bùm-merang nha. Người Việt tả Khựa ầm ầm nhưng dám bỏ phiếu chọn làm công dân Malaysia hay Brunei lắm đa. GDP hai bạn này cao khủng, dễ hiểu mà. Đểu nhất, bần cố nông vote Yes về luôn Đài Loan thì đắng cay khôn phiếm tả xiết. Chục năm nữa Khựa xây dựng CNXH ngang Đài, ngang Mã; em còn e Lý Sơn xếp hàng đòi làm thần dân họ Tập nữa cơ. Cách xóa đói giảm nghèo nhanh nhất của bần cố nông, đỡ vất vả chạy vạy visa với thẻ xanh Mẽo quốc như đám cổ cồn trắng.

Quê hương là chùm khế ngọt? À vâng, nơi đâu có khế ngọt sẽ có người tìm đến nhận làm quê hương. Các đồng chí đi Mỹ đi Úc thì em đi Tàu, cấm cãi, hây za. Em thấy roài nhá, mấy đứa hung hăng gào oánh Tàu đều ngồi tuốt Âu - Mỹ, mấy cụ nhớn chuyên hô hào biểu tình toàn con cái đã tẩu tán sang Tây. Số nhỡ nhỏ còn lại mượn danh chống TQ để kiếm xuất tị nạn, đi Mỹ điều trần, công khai chả thèm giấu. Ngày đọc em bé cờ vàng Phương Uyên lên Buôn Thóc (paltalk) xin xỏ bảo lãnh; Đỏ đắng lòng rơi nước mắt. Em ẻm đi roài lấy ai làm thơ chống Tàu nơi đất Việt? 

Đấy, đứa nào muốn chiến đấu cho biển đảo thì cứ khăn gói ra Trường Sa sinh sống, chẳng cần bày vẽ ôm bom vác súng lỉnh kỉnh đâu. Còn em, em lại tiếp tục ngược lên Tân Thanh buôn chuyến. Nghe đồn Khưa đang rục rịch đóng cửa, em lo là. Cái thỉnh nguyện của em nhẽ trời không mắt, huhu?

Nguồn: Em Đỏ

Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

CHÚ KHỰA HD 981 - THÍCH THÌ CHỊ MƯỢT CHIỀU

Mấy hôm nay, ban ngày chị hóng tin tức chiến sự từ Quân uỷ TƯ, chiều tối dắt cún bông đi dạo quanh Dâm Đàm để tư duy về những diễn biến phức tạp ngoài Biển Đông nên không tham gia vào những tranh cãi vô bổ như cách thể hiện lòng yêu nước, cũng như không xuống đường mít-tinh giống nhiều bạn thân chị đang làm.

Có một sự thực cay đắng mà chị và các lãnh tụ, là những người đang hết sức tỉnh táo phải chấp nhận rằng, Khựa đã chọn thời điểm không thể tốt hơn để bước một bước dài trong tham vọng độc chiếm biển Đông bằng cách đưa giàn khoan HD 981 trị giá gần 1 tỉ Mỹ kim vào vùng biển có chủ quyền rõ ràng, thuộc quyền tài phán của Việt Nam. Thời điểm này đây, nước Nga người bạn tốt nhất của Việt Nam suốt nửa thế kỉ qua đang bị thế giới cô lập bởi cách can thiệp thô bạo vào Ukraina. Nga buộc phải bắt tay với Khựa nhằm thiết lập liên minh để đảm bảo lợi ích quốc gia mà bỏ rơi Việt Nam, nơi chẳng mang lại ích lợi gì lớn ngoài tình cảm anh em trong kí ức những người Liên Xô lớn tuổi. Kế hoạch tập trận chung giữa Nga và Trung Quốc tại Biển Đông tới đây là cú sốc cực lớn đối với bất cứ người Việt Nam nào.

Những vấn đề kinh tế nội tại và phí tổn quá lớn vào các cuộc chiến tại Trung Đông và một số quốc gia Nam Mỹ đã khiến nước Mỹ ngày càng trở nên yếu đuối, cách thể hiện trước Syria và Crưm đã không giấu được vị thế đi xuống của đất nước số 1 thế giới này, cộng với chính sách ngoại giao của Việt Nam từ trước đến nay luôn coi Mỹ là đất nước dung túng, tiếp tay cho những thế lực thù địch đã... phát huy tác dụng. Phản ứng chính thức yếu ớt của nữ Phó phát ngôn Nhà trắng về vấn đề giàn khoan của Trung Quốc xâm phạm vùng biển của Việt Nam giống như một cuộc họp báo của siêu mẫu hơn là vấn đề mang tính chiến sự đã nói lên tất cả. Chị thích cách cô í chỉnh gọng kính trắng và vuốt mái tóc vàng óng ả. Địt mẹ, tuyệt đẹp các cô ạ. 

Một vấn đề nữa, Khựa chính là người tài trợ cho cái gọi là chương trình Khám phá đại dương quốc tế theo nghị quyết JOIDES của Quỹ Khoa học quốc gia Mỹ. Quỹ này đã thực hiện việc thăm dò dầu khí tại biển Đông hồi đầu năm nay. Liệu kết quả thăm dò của nhóm nghiên cứu này có liên quan đến việc Khựa đưa giàn khoan vào biển Đông hay không có lẽ chỉ Mỹ và Khựa biết. (Mời gúc)

Không ai có thể ngờ rằng, mới ngay đây, hồi tháng 4 năm nay, trong một cuộc họp các quan chức cao cấp ASEAN-Trung Quốc lần thứ 20 về quan hệ đối tác ASEAN-Trung Quốc và lần thứ 7 về thực hiện tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tham vấn chính thức về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) tại Thái lan. Bạn thân chị, thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quang Vinh vẫn đánh giá cao quan điểm của Trung Quốc về những vấn đề liên quan đến biển Đông. Và gần như ngay lập tức, Trung Quốc đã tráo trở lật mặt. Địt mẹ bọn Khựa. Nhưng các cô phải hiểu, bất cứ nước nào cũng vậy, lợi ích quốc gia mới là tối thượng, những hoan hỉ, hứa hẹn trên bàn đàm phán chỉ là ... ngoại giao mà thôi. Câu "cười xã giao" mà các cô hay nói trong đời thường về một kiểu gặp gỡ hời hợt vô bổ đã phản ánh đúng bản chất những cuộc đàm phán với Trung Quốc bấy lâu nay. 

Quay trở về với thực tại, nơi đầu sóng ngọn gió ngoài biển Đông, chị và các lãnh tụ thừa hiểu rằng, khi Trung Quốc đã cố tình bất chấp các luật lệ quốc tế để đặt giàn khoan xuống biển thì không gì có thể bắt nó kéo về nữa. Việc phản đối, họp báo, kiện tụng tầm quốc gia, hay xuống đường mít-tinh của cần lao chỉ mang í nghĩa tượng trưng về lòng yêu nước và trách nhiệm đối với chủ quyền mà thôi. Tranh chấp nơi đây được Khựa tính toán kĩ lưỡng để chưa biến thành cuộc chiến. Dù vậy, nếu chiến tranh xảy ra trên biển, đó đương nhiên là cuộc chiến bất đối xứng mà thiệt hại chắc chắn sẽ thuộc về Việt Nam, việc này Anh Lãng phò đệ chị đã bi bô nhiều rồi chị không nhắc lại nữa. 

Mạng Lừa đã rẻ mạt, mạng Khựa còn rẻ hơn gấp 10 lần, đừng bao giờ nghĩ việc ăn thua mạng đổi mạng với chúng. Đó là cách làm chị coi là ngu ngốc.

Vậy phải làm thế nào để đẩy bọn Khựa ra khỏi chủ quyền hay chính xác hơn là phá huỷ giàn khoan đắt giá HD 981 khi không được phép nổ ra một cuộc chiến chính thức? Địt mẹ, các cô hỏi chị, chị hỏi ai.

Nhiều í kiến của cần lao cũng đã được lãnh tụ quan tâm như sử dụng tàu cá, người nhái, rải thuỷ lôi ... để quấy rối, phá hoại giàn khoan khủng này. Tuy nhiên, xét về nhiều mặt, đó không phải là những giải pháp tối ưu và khó dứt điểm. Trong lúc vận nước nguy nan, là một công dân Việt Nam yêu nước nồng nàn, dĩ nhiên chị Mượt cũng có giải pháp để góp í với lãnh tụ trong tình hình bế tắc hiện nay.

Năm 2008, lúc chưa thất nghiệp ngồi chém gió trên mạng, chị nhận được một văn bản của FBI Mẽo thông báo cho các văn phòng Interpol về việc Quốc hội Mẽo phê chuẩn Đạo luật ngăn chặn tàu buôn ma tuý - DTVIA (Địt mẹ gúc đi đừng hỏi).

Đạo luật DTVIA xuất phát từ việc cơ quan tình báo Mỹ phát hiện một liên doanh giữa 2 băng đảng buôn lậu ma tuý cực lớn Ý - Colombia đưa hàng trăm tấn ma tuý từ Nam Mỹ vào Mỹ bằng một phương tiện gọi là Tàu lặn tự hành semisubmersible (SPSS). Chúng được tự động phá huỷ khi bị phát hiện. Mời Gúc.

Các SPSSs có nhiệm vụ chuyên chở ma tuý xuyên qua vùng biển rồi vận chuyển bằng đường bộ vào Hoa Kì. Chúng được đánh đắm ngay khi hoàn tất chuyến hàng. Theo ước tính, mỗi SPSS chuyên chở được khoảng 10 tấn cocain và được điều hành bởi tối đa 4 thuỷ thủ. Ngoài ra chúng còn được điều khiển bằng GPS mà không cần bất cứ ai trực tiếp vận hành. Các tàu lặn tự hành semisubmersible có thể chạy với vận tốc 13 hải lí/ giờ và chạy 2500 hải lí liên tục không cần tiếp nhiên liệu. 

Điều đáng lo ngại của các cơ quan hành pháp Hoa Kì là loại tàu lặn tự hành này được thiết kế bằng gỗ và sợi thuỷ tinh, không đèn, tàu được thiết kế ống xả và mặt tàu nổi một phần rất nhỏ gần như ngang với mặt nước để giảm thiểu việc truyền tín hiệu nhiệt đến các hệ thống giám sát và rada cực kì hiện đại của Hoa Kì. Ngoài ra tàu còn được sơn màu xanh nước biển để khó phát hiện bằng mắt thường. Hoa Kì hiện rất lo ngại các băng đảng ma tuý kết hợp với các tổ chức khủng bố cực đoan để chuyên chở chất nổ, vũ khí phá hoại các cơ sở kinh tài. Giá thành sản xuất tàu được các cơ quan Hoa Kì ước vào khoảng 2 triệu Mỹ kim, quá rẻ nếu phục vụ í đồ lớn của chị Mượt. Hehe.

Việc khó khăn là SPSSs được sản xuất tại nhiều công xưởng trên thế giới theo thiết kế độc quyền của các băng đảng, và dĩ nhiên các chính phủ không thể trực tiếp đặt hàng. Vậy, theo í của chị Mượt, nhân báo Tuổi Trẻ đang phát động phong trào đóng góp cho Trường Sa chống giặc, thấy bảo 1 hôm đã được 2 tỉ $ Việt, giao luôn cho Tuổi trẻ thực hiện nhiệm vụ tối mật này.

Còn các bạn đang hăng say giết giặc trên Nét, xin mời hãy đăng kí và ngồi vào trong một semisubmersible lao vào giàn khoan của bọn Khựa. Chị khẳng định, khi Rada của Mẽo còn khó khăn trong việc xác định thì phòng vệ của Khựa sẽ không thể ngăn chặn loại tàu semisubmersible này. 

Bùm. Tổ quốc sẽ âm thầm ghi nhớ công ơn của các bạn. 

Chị thật.

P/S: Giải pháp tối ưu nhất đéo cần TNT, tàu tự hành, chỉ cần góp đủ 1 triệu Mỹ kim thuê chị Mượt ngồi thuyền thúng vác IPad lảng vảng cạnh giàn khoan chém gió biên bài là giàn khoan Khựa bay mẹ một nửa. Hehe. Chị thật.

Nguồn: Mượt Mà

THOÁT Á LUẬN, CON ĐƯỜNG NÀO VIỆT NAM CÓ THỂ ĐI?

Từ 1 nước cùng xuất phát điểm với Việt Nam với nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu nhưng Nhật Bản đã trải qua những bước nhảy vọt thần kỳ để trở thành cường quốc. Đó là con đường vượt lên cái bóng của Phương Đông nặng nề, hay nói thẳng ra là vượt khỏi tư tưởng của Trung Quốc để để học theo nền văn minh phương Tây và hội nhập vào thế giới bên ngoài.

Một ý tưởng mà chúng ta hoàn toàn có thể học tập.

Thử nghĩ mà xem, những người phương Tây từ thời cổ kim đến nay đều có cùng dòng dõi giống nhau và họ không khác nhau nhiều lắm. Nếu ngày xưa họ chậm chạp thì ngày nay họ di chuyển hoạt bát và nhanh chóng hơn chính là vì họ lợi dụng được thế mạnh của phương tiện giao thông đó mà thôi. Đối với chúng ta, những người sống ở phương Đông, trừ khi chúng ta có quyết tâm vững chắc muốn chống lại xu thế văn minh phương Tây thì chúng ta mới có thể chống đỡ được, còn nếu không tốt nhất là chúng ta hãy cùng chia sẻ chung số mệnh với nền văn minh ấy.

Nếu chúng ta quan sát kĩ lưỡng tình hình thế giới hiện nay, chúng ta sẽ nhận thấy được rằng chúng ta không thể nào chống lại được sự tấn công dữ dội của nền văn minh ấy. Vậy tại sao chúng ta không cùng nhau bơi nổi trên biển văn minh ấy, cùng nhau tạo ra một làn sóng văn minh ấy, cùng nhau nỗ lực xây dựng và hưởng lạc những thành quả của nền văn minh ấy?

Chân dung Fukuzawa Yukichi. Nguồn ảnh: wikipedia

Làn gió văn minh như là sự lan truyền của dịch bệnh sởi. Hiện giờ dịch bệnh sởi khởi phát từ vùng miền tây ở Nagasaki đang lan truyền về phía đông tới vùng Tokyo nhờ tiết trời ấm áp của mùa xuân. Thời điểm này chúng ta sợ sự lan truyền của dịch bệnh này thì phải tìm phương thuốc, nhưng liệu có phương thuốc nào có thể ngăn chặn sự lây lan này không? Tôi có thể chứng minh rằng chúng ta không có một phương thuốc nào ngăn chặn được dịch bệnh cả. Cho dù chúng ta có ngăn chặn được dịch bệnh có thể lây lan này thì hậu quả là con người chúng ta sẽ chỉ có hư hỏng mà thôi.

Trong nền văn minh ấy có cả lợi lẫn hại song song, nhưng lợi luôn nhiều hơn hại, sức mạnh của những điều lợi đó không gì có thể ngăn cản được. Đó chính là điểm mà tôi muốn nói rằng chúng ta không nên tìm cách ngăn cản lại sự lan truyền của nền văn minh ấy. Là những người trí thức, chúng ta hãy góp sức giúp cho sự lan truyền của làn sóng văn minh đó tới toàn dân trong nước để họ thấy được và làm quen với nền văn minh ấy càng sớm càng tốt. Làm được như vậy chính là sự nghiệp của những người trí thức.

Nền văn minh phương Tây đang xâm nhập vào Nhật Bản và có thể tính bắt đầu từ chính sách mở cửa của nước nhà vào thời Gia Vĩnh (Kaei, 1848-1854). Người dân trong nước bắt đầu biết đến những giá trị hữu ích của nền văn minh ấy, và đang dần dần tích cực hướng tới tiếp nhận nền văn minh ấy. Nhưng con đường tiến bộ tiếp cận nền văn minh đang bị cản trở bởi chính phủ già nua lỗi thời. Cho nên đó là vấn đề không thể giải quyết được. Nếu chúng ta duy trì chính phủ hiện nay thì nền văn minh chắc chắn không thể xâm nhập vào được. Đó là vì nền văn minh hiện đại không thể song song tồn tại được cùng với những truyền thống Nhật Bản. Nếu chúng ta tìm cách thoát ra khỏi những truyền thống cũ kĩ đó thì đồng nghĩa với việc phải hủy bỏ chính phủ đương thời đi. Thế thì đương nhiên, nếu chúng ta ngăn cản lại nền văn minh đang xâm nhập vào Nhật Bản thì chúng ta không thể giữ gìn được nền độc lập của chúng ta. Dù thế nào đi chăng nữa thì sự náo động mãnh liệt của nền văn minh thế giới không cho phép vùng Đảo Đông Á cứ tiếp tục ngủ trong sự cô độc nữa.

Trong thời điểm hiện nay, những sĩ phu Nhật Bản chúng ta hãy dựa trên cơ sở đại nghĩa “coi trọng quốc gia và coi nhẹ chính phủ”, thêm nữa chúng ta có cơ may được dựa trên thánh chỉ tôn nghiêm của Thiên Hoàng, nhất định chúng ta phải từ bỏ chính phủ cũ, thành lập chính phủ mới, không phân biệt quan lại triều đình và thần dân, toàn dân trong nước tiếp thu nền văn minh hiện đại phương Tây. Nếu chúng ta làm được như vậy, chúng ta không những có thể thoát ra khỏi sự trì trệ lạc hậu cũ kĩ của nước Nhật Bản mà còn có thể đặt lại được một trật tự mới trên toàn Châu Á. Chủ trương của tôi chỉ gói gọn trong hai chữ “Thoát Á”.

Hình minh họa. Nguồn ảnh: Corbis

Nước Nhật Bản chúng ta nằm tại miền cực đông Châu Á, giá như chúng ta có tinh thần dân tộc thoát ra khỏi những thói quen cổ hủ của Châu Á mà tiếp cận tới nền văn minh phương Tây thì chúng ta đã có thể hoà nhập với nền văn minh phương Tây rồi. Tuy nhiên, thật không may cho Nhật Bản chúng ta, bên cạnh nước chúng ta có hai nước láng giềng, một nước gọi là Chi Na (Trung Quốc), một nước gọi là Triều Tiên. Cả hai dân tộc của hai nước này giống như dân tộc Nhật Bản chúng ta đều được nuôi dưỡng theo phong tục tập quán, tinh thần và nền giáo dục chính trị kiểu Châu Á cổ lai hi. Tuy nhiên, có lẽ do nhân chủng khác nhau, hoặc do quá trình di truyền khác nhau, hoặc do nền giáo dục khác nhau nên có sự khác biệt đáng kể giữa ba dân tộc. Dân tộc Trung Quốc và Triều Tiên giống nhau nhiều hơn và không có nhiều điểm giống với dân tộc Nhật Bản. Cả hai dân tộc này đều không biết đường lối phát triển quốc gia tự lập.

Ngày nay, trong thời đại phương tiện giao thông tiện lợi, cả hai dân tộc không thể không nhìn thấy được sự hiện hữu của nền văn minh phương Tây. Nhưng họ lại cho rằng những điều mắt thấy tai nghe về nền văn minh phương Tây như vậy cũng không làm họ động tâm động não. Suốt hàng nghìn năm họ không hề thay đổi và vẫn quyến luyến với những phong tục tập quán cũ kĩ bảo thủ. Giữa thời buổi văn minh mới mẻ và đầy khí thế ngày nay mà khi bàn luận về giáo dục thì họ thường lên tiếng giữ gìn nền giáo dục Nho học (Hán học), bàn về giáo lý của trường học thì họ chỉ trích dẫn những lời giáo huấn “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí”, và chỉ phô trương coi trọng hình thức bên ngoài giả tạo, thực chất họ coi thường chân lí và nguyên tắc, còn đạo đức thì hung hăng tàn bạo và vô liêm xỉ không lời nào tả xiết, đã vậy họ lại còn kiêu căng tự phụ.

Theo đánh giá của tôi, trong tình hình lan truyền mạnh mẽ của nền văn minh phương Tây sang phương Đông như hiện nay, hai nước ấy không thể giữ gìn được nền độc lập. Nếu trong hai nước ấy, xuất hiện những nhân tài kiệt xuất mở đầu bằng công cuộc khai quốc, tiến hành cuộc đại cải cách chính phủ của họ theo quy mô như phong trào Duy Tân (Minh Trị Duy Tân) của chúng ta, rồi cải cách chính trị, đặc biệt là tiến hành các hoạt động đổi mới nhân tâm và cách suy nghĩ thì may ra họ mới giữ vững được nền độc lập, còn nếu không làm được như vậy thì chắc chắn chỉ trong vòng vài năm tới hai nước sẽ mất, đất đai của các hai nước ấy sẽ bị phân chia thành thuộc địa của các nước văn minh khác trên thế giới. Vậy lý do tại sao? Đơn giản thôi, vì tại thời điểm mà sự lan truyền của nền văn minh và phong trào khai sáng (bunmei kaika) giống như sự lan truyền bệnh sởi, hai nước Trung Quốc và Triều Tiên đã chống lại quy luật lan truyền tự nhiên ấy của nền văn minh. Họ quyết liệt tìm cách chống lại sự lan truyền nền văn minh ấy ví như họ tự đóng chặt cửa sống trong phòng khép kín không có không khí lưu thông thì sẽ bị chết ngạt.

Tục ngữ có câu “môi hở răng lạnh”, nghĩa là các nước láng giềng không thể tách rời được nhau và giúp đỡ lẫn nhau, nhưng hai nước Trung Quốc và Triều Tiên trong thời điểm hiện nay không đóng vai trò giúp đỡ một chút nào cho nước Nhật chúng ta cả. Dưới nhãn quan của người phương Tây văn minh, họ nhìn vào những gì có ở hai nước Trung Quốc và Triều Tiên thì sẽ đánh giá nước Nhật chúng ta cũng giống hai nước ấy, có nghĩa là họ đánh giá ba nước Trung - Hàn - Nhật giống nhau vì ba nước cùng chung biên giới. Lấy ví dụ, chính phủ Trung Quốc và Triều Tiên chuyên chế cổ phong và không có hệ thống pháp luật nên người phương Tây cũng nghĩ rằng Nhật Bản chúng ta cũng là một nước chuyên chế và không có luật pháp. Các sĩ phu hai nước Trung Quốc và Triều Tiên mê tín hủ lậu không biết đến khoa học là gì thì học giả phương Tây nghĩ Nhật Bản chúng ta cũng chỉ là một nước âm dương ngũ hành. Nếu người Trung Quốc hèn hạ không biết xấu hổ thì nghĩa hiệp của người Nhật cũng bị hiểu nhầm. Nếu ở Triều Tiên có hình phạt thảm khốc thì người Nhật cũng bị người phương Tây coi là không có lòng nhân ái. Chúng ta có thể nêu ra biết bao nhiêu ví dụ cũng không hết được.

Lấy những ví dụ này, tôi ví trường hợp nước Nhật Bản bên cạnh các nước Trung Quốc và Triều Tiên không khác gì trường hợp trong một làng có một người sống bên cạnh toàn những người ngu đần, vô trật tự, hung bạo và nhẫn tâm thì dù người đó có là người đúng đắn lương thiện đến đâu đi chăng nữa cũng bị nhiều người khác cho rằng là “cá mè một lứa”, cũng chẳng khác gì những người hàng xóm. Khi những vụ việc rắc rối này sinh sôi nảy nở có thể gây ảnh hưởng trở ngại lớn tới con đường ngoại giao của chúng ta. Thực tế này là một đại bất hạnh cho nước Nhật Bản!

Vì vậy, nhằm thực hiện sách lược của chúng ta thì chúng ta không còn thời gian chờ đợi sự khai sáng (enlightenment, bunmei kaika) của các nước láng giềng Châu Á để cùng nhau phát triển được mà tốt hơn hết chúng ta hãy tách ra khỏi hàng ngũ các nước Châu Á, đuổi kịp và đứng vào hàng ngũ các nước văn minh phương Tây. Chúng ta không có tình cảm đối xử đặc biệt gì với hai nước láng giềng Trung Quốc và Triều Tiên cả, chúng ta hãy đối xử với hai nước như thái độ của người phương Tây đối xử. Tục ngữ có câu “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, nghĩa là nếu chúng ta chơi với những người bạn xấu, thì chúng ta cũng trở thành người xấu. Đơn giản là chúng ta đoạn tuyệt kết giao với những người bạn xấu ở Châu Á!

Hải Âu, Kuriki Seiichi dịch

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-01-14-thoat-a-luan

Từ thế kỷ 19, Fukuzawa Yukichi (Nhật Bản) đã viết: "Đường giao thông trên thế giới là phương tiện để làn gió của văn minh phương Tây thổi vào phương Đông. Khắp mọi nơi, không có cỏ cây nào có thể ngăn được làn gió văn minh này". , Tu the ky 19, Fukuzawa Yukichi (Nhat Ban) da viet: "Duong giao thong tren the gioi la phuong tien de lan gio cua van minh phuong Tay thoi vao phuong Dong. Khap moi noi, khong co co cay nao co the ngan duoc lan gio van minh nay". 

VẪN LÀ ĐẶNG XƯƠNG HÙNG

Chiềng Chạ

Đặng Xương Hùng, một quan chức cấp vụ của Bộ Ngoại giao đã đào tẩu và ở lại Thụy Sỹ sau một chuyến đi công vụ. Dù đã cố gắng lắm nhưng ông Hùng đã không có được cho mình một chiếc vé dự phiên kiểm định phổ quát về nhân quyền có sự hiện diện của phái đoàn Việt Nam do Đại sứ Nguyễn Trung Thành dẫn đầu. Tất nhiên, sự vắng mặt của Hùng đã được dự báo trước bởi sau khi có giấy mời được gửi tới một số nhân vật trong nước tham dự như TS Nguyễn Quang A, Phạm Lê Vương Các, Nguyễn Thị Vy Hạnh và Trịnh Hữu Long thì dù cố tình không chấp nhận sự thật thì Đặng Xương Hùng đã hiểu chỗ đứng hiện tại của mình đang ở đâu. Người ta sẽ còn lâu mới cưu mang thêm một nhân vật mà họ biết chắc sẽ không thể giúp được gì cho mình trong một sứ vụ quan trọng như vậy. Vậy thì Hùng chỉ còn biết thu hút ánh nhìn của công luận bằng những bài phát biểu mang tính bên lề nhân phiên kiểm định phổ quát lần này. 

Đặng Xương Hùng. 

Vốn một kẻ cơ hội và không còn gì để mất, Đặng Xương Hùng hiểu rằng, những phát biểu của mình không còn nhiều tác động tới những vấn đề mà người khác quan tâm. Có chăng, người ta chỉ tin khi chính ông này nói về những câu chuyện thâm cung bí sử trong ngành ngoại giao Việt nam mà ông từng là một chủ thể thực hiện. Tuy nhiên, điều mà Hùng không thể nào tưởng tượng nổi là người ta đang cần những chi tiết mới, những câu chuyện chưa từng được công bố; sẽ không ai nghe đến lần thứ hai mà biết trước những câu chuyện tiếp theo không có yếu tố mới. Hùng cũng phần nào hiểu được điều đó nhưng không thể thoát khỏi những "cáo buộc" đã trở thành một lối mòn riêng có: Viêt Nam chịu sức ép từ nước lớn trong những lần thực thi nhân quyền. 

Trả lời báo chí nước ngoài, bên lề phiên kiểm định, kẻ đào tẩu thời hiện đại đến từ Việt Nam nói: "việc chính quyền VN vừa tuyên bố chấp nhận khoảng 80% các khuyến nghị về nhân quyền của quốc tế sau kỳ kiểm định nhân quyền phổ quát LHQ từ đầu năm 2014 có thể chỉ là một 'mặc cả chính trị' do áp lực quốc tế. Việt Nam có thể có sự nhượng bộ này để đổi lại sự ủng hộ của Mỹ và phương Tây trước việc Hà Nội bị Bắc Kinh gây áp lực". Vẫn là một câu chuyện hết sức cũ kỹ đã được Hùng nói hơn một lần; chi tiết mới nhất có chăng cũng chỉ là việc Hùng nói trong bối cảnh phiên kiểm định phổ quát 04 năm một lần tại Giơ - ne - vơ (Thụy Sỹ). Từng là cựu lãnh sự Việt Nam tại Geneva nhưng sau sự kiện đào tẩu và xin tị nạn chính trị tại đây, Hùng đã tự vinh danh mình là "người đã trở thành nhà vận động cho nhân quyền độc lập ở hải ngoại". 

Với một danh hiệu tự phong không thể hào nhoáng hơn, con người này cũng đã không ít lần lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền, đàn áp những người bất đồng chính kiến. Xin thưa rằng, để được chấp nhận ở lại định cư lâu dài tại Giơ - ne - vơ (Thụy Sỹ) ông này đã phải cố thuyết phục những người làm công tác xét duyệt tỵ nạn chính trị về những điều đã nói. Và cơ hồ để đạt được mục tiêu này họ thực sự đã bị lạc giọng khi đã không tiếc lời, nặng lời và cố tình đổi trắng thay đen để đạt được mục đích của chính mình. Nói như vậy để thấy rằng, để có được một chỗ trú chân không được đàng hoàng, Đặng Xương Hùng đã cố tình phủ nhận, bôi đen những điều đang diễn ra trên thực tế và "lời nói nặng tựa ngàn cân", thời gian sắp tời Hùng vẫn phải ở Thụy Sỹ (bởi không còn một chỗ trú chân nào); cho nên, dù muốn nói chuyện ngược lại thì Hùng cũng rơi vào một tình trạng bất đắc và khiên cưỡng nhất. 

Chính vì vậy, dù Hùng có nói thêm, có cố tình đổi trắng thay đen tình hình nhân quyền Việt Nam thì những người nghe đã chán chường lắm rồi. Nên chăng, Hùng nên gặp và hỏi Nguyễn Quang A, những người đi theo tại sao "cướp" đi miếng cơm của chính Hùng nơi đất khách quê người. Suy cho cùng, người ta (Đặng Xương Hùng, Nguyễn Quang A cũng hành động vì miếng cơm manh áo)./.

TỬ TÙ VẪN ĐƯỢC TRẢ LƯƠNG!

Dương Chí Dũng vẫn được nhận lương trong 2 năm ngồi tù. Đó là xác nhận của vị đại diện Vụ Tổ chức cán bộ Bộ GTVT. Vị này cho biết, từ khi bị khởi tố (tháng 5/2012), bắt giam (tháng 9/2012) đến khi bị TAND TC kết án tử hình, cựu Chủ tịch Vinalines, cựu Cục trưởng Cục Hàng hải vẫn được trả lương. Năm 2013, Dương Chí Dũng còn được… tăng lương theo chế độ.

Lý giải việc trả lương cho cựu Cục trưởng Cục Hàng hải vẫn duy trì từ thời điểm Dương Chí Dũng bị bắt (ngày 5/9/2012) cho tới khi có bản án kết tội bị cáo có hiệu lực pháp luật (ngày 7/5/2014) là căn cứ theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 34 năm 2011 quy định, trong thời gian tạm giữ tạm giam để thực hiện công tác điều tra truy tố xét xử hoặc tạm đình chỉ công tác để xét kỷ luật thì cán bộ được hưởng 50% lương theo ngạch, bậc cộng với phụ cấp lãnh đạo, phụ cấp thâm niên (nếu có).

Đúng quá và… quá đúng!

Đúng quá bởi về luật pháp, một người chỉ bị coi là có tội khi toà tuyên án và bản án có hiệu lực pháp luật còn quá đúng bởi ngoài Luật hình sự, là công chức, Dương Chí Dũng còn bị điều chỉnh bởi các luật khác như Luật Lao động, Luật công chức.

Chỉ riêng việc tự ý bỏ nhiệm sở (Dương Chí Dũng bỏ trốn) cũng đủ điều kiện để buộc thôi việc ngay tại thời điểm đó.

Thế nhưng phải đến tận bây giờ, sau phiên xét xử phúc thẩm, Dương Chí Dũng mới bị buộc thôi việc thì quả là quá đúng đến… “vô duyên” như lời nhận xét của Bộ trưởng Đinh La Thăng: “Quyết định thành ra vô duyên vì giờ mới thi hành kỷ luật buộc thôi việc với một người đã thành án tử hình thì rất hình thức”.

Còn nhớ dạo xét xử vụ Vinashin, Phạm Thanh Bình nhận mức án 20 năm tù cho 500 tỉ đồng thất thoát đã khiến dư luận bất bình bởi như vậy mỗi năm tù ứng với 25 tỉ đồng, tức là hơn 2 tỉ đồng/tháng. Số tiền này mua được 1-2 căn hộ sang trọng ở một thành phố lớn hoặc tương đương với lương của khoảng 800 người lao động/tháng ở các khu công nghiệp. Số tiền “khủng” như thế, có mà… điên mới trả. Thôi thì tù cũng tù rồi. “Hi sinh đời bố, củng cố đời con” như dân gian thường nói là… thượng sách.

Giờ đây, lại đến lượt Dương Chí Dũng vẫn được hưởng lương trong suốt thời gian trốn tránh, tù đầy và thậm chí còn được tăng lương là điều rất vô lý.

Và càng ngạc nhiên hơn, không biết cái bảng “chấm công” khi làm lương cho Dương Chí Dũng là do Bộ GTVT hay… cán bộ quản giáo của Bộ Công an?

Nói gì thì nói, việc trả lương cho một tử tù vì tội tham nhũng, tham ô thì chuyện chỉ có ở Việt Nam và thậm chí, chỉ có ở ngành giao thông vận tải.

“Tử tù vẫn được nhận lương – Bộ ơi, bộ quá… yêu thương tử tù”.