Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

KIỆN BÌNH KHỰA

Cuteo@


Mấy ngày qua thấy các bạn ép các vì tinh tú kiện bạn Bình khựa kinh quá. Nhưng kiện Bình khựa hay không, nếu kiện thì kiện vấn đề gì, vào lúc nào, kiện lên tòa nào, và hệ lụy của nó như thế nào là câu hỏi lớn vào lúc này. 


Chả phải ngẫu nhiên mà ta phải cân nhắc thận trọng trước khi đưa ra quyết định. Chân lý là, chỉ kiện khi chắc thắng, nếu không hãy cẩn trọng kẻo ra đê đứng nhìn tiền đồ bị mất bởi phán quyết của tòa.

Nói ra điều này có vẻ ngược với những cái đầu nóng, những anh hùng đang gõ bàn phím phành phạch đòi kiện bạn Bình khựa ngay tắp lự bất chấp hậu quả. Cứ bình tĩnh và cũng đừng đếm xỉa đến đám zân chủ lõ đít hay đám cờ vàng ba que đem vụ Phi kiện Khựa để dè bỉu Việt Nam hèn nhát, loay hoay với ý thức hệ không dám kiện. Kiện hay không là quyền của ta, dựa vào cái ta đang có và khả năng chiến thắng ở mức độ nào trên cơ sở cân nhắc cái được cái mất. 

Đừng có mơ hão rằng kiện thì ta chỉ có được mà không mất. Cũng đừng có nghĩ kiện để ta ôm trọn biển Đông bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa, bởi vấn đề không đơn giản như ta nghĩ và có liên quan đến lợi ích của nhiều quốc gia khác. Làm thế ta chỉ tự cô lập mình mà thôi, mặt khác
, giữa Khựa và ta không hề có vùng tranh chấp, vì thế nếu nói kiện để giải quyết tranh chấp là vô tình biến vùng không có tranh chấp thành có tranh chấp, mang lại lợi thế cho bạn Binh khựa.

Tất nhiên, ta không phủ nhận việc kiện Bình khựa ra tòa sẽ mở ra khả năng giải quyết các vấn đề liên quan đến biển Đông hiện nay một cách công bằng, hòa bình và khả thi nhất, phù hợp với Điều 33.1, Hiến chương Liên Hiệp Quốc.

Vậy thì kiện cái gì bây giờ?

Nên nhớ, không phải bạ đâu kiện đấy, làm thế là tự giết mình, lớ sớ là thua ngay và luôn. Chuyện này Em Đỏ đã có entry rất hay, tóm tắt như này:
1- Kiện đòi Hoàng Sa? Chạm nọc 2 anh em không sinh đôi Trung và Đài. Quốc tế phán chia mỗi đứa mỗi mảnh hoặc quyết trọn về Tàu vì "có lịch sử quản lý liên tục và hiệu quả" từ trước UNCLOS 1982, Việt còn nước ra đường ngồi khóc. Quốc nội sẽ bấn loạn chửi "cộng sản bán nước, làm mất nước". Mồ mả cha bọn rận. 
2- Kiện đòi Trường Sa? Đụng độ cùng lúc 5 quốc gia nhé: Trung - Đài - Phi - Mã - Brunei. Quốc tế phán chia mỗi đứa mỗi mảnh, Vịt lại về mo. Quốc nội sẽ bấn loạn chửi "cộng sản bán nước, làm mất nước". Mồ mả cha nó bọn rận. 
3- Kiện đòi HS-TS-VN? Xem lại (1) và (2) hẵng húng
4- Kiện tính pháp lý lưỡi bò: cái này khả thi nhất, bạn Phi đã và đương làm. Thượng sách tốc váy cả ao làng chửi vung cán tàn Khựa giải thích và áp dụng sai bét UNCLOS 1982. Còn giải thích, áp dụng thế nào mới đúng, cứ để LHQ lo. Nghe các thầy dùi thủng tai, em ưng cái bụng. 
Trích thêm ý kiến của Lê Trung Tĩnh cho hoành: "Về nội dung khởi kiện, Việt Nam cần phải nhanh chóng kiện việc TQ triển khai giàn khoan Hải Dương 981 với sự hộ tống của máy bay và tàu chiến ra một tòa trọng tài thành lập theo cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982).

Như vậy, nội dung kiện trước mắt là vụ giàn khoan 981, và về lâu dài sẽ là đường lưỡi bò. Chọn tòa nào sẽ phải cân nhắc kĩ lưỡng. Đó có thể là Tòa Trọng tài Quốc tế về Luật Biển (International Tribunal for the Law of the Sea) ở Hamburg (Đức); Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice) tại La Haye (Hà Lan); hay một tòa trọng tài được thành lập đúng theo thủ tục của UNCLOS như cách Philippines đang làm. Tòa này có thể phán quyết cách hành động liên quan đến giàn khoan 981 là vi phạm công pháp quốc tế và yêu cầu dừng các hoạt động này lại.

Thực tế cũng đã cho thấy, phán quyết của Tòa chỉ tạo cơ sở để giải quyết vấn đề chứ không thể giải quyết hết được mà cần đến giải pháp tổng hợp chính trị, ngoại giao, pháp lý, quân sự. Lịch sử cũng cho thất hầu hết các cường quốc đều có quá khứ bất hợp tác, không tôn trọng phán quyết của Tòa, như Mỹ trong Mỹ/Nicaragua, Pháp trong các cuộc thử vũ khí hạt nhân… và đều rút khỏi tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của tòa. Thực tế này sẽ là tiền lệ nguy hiểm để Bình khựa từ chối chấp nhận thẩm quyền của Tòa, và trường hợp này là "con kiến kiện cụ khoai".

Nên nhớ, thời gian qua, báo chí ta mới khai thác một chiều về sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề giàn khoan 981. Sự thực là họ chỉ ủng hộ ta vì hòa bình ổn định trong khu vực, ủng hộ cách xử lý vấn đề có trách nhiệm, kiềm chế và ôn hòa, chứ chưa có nước nào ủng hộ ta về chủ quyền đối với Hoàng Sa hay Trường Sa. Nói rõ ra để các bạn đỡ lim dim mơ màng trên mây trên gió.


Những gì đọc được trên mạng cho thấy, muốn kiện vụ giàn khoan 981 thì Việt Nam phải chứng minh được đã bị tổn hại những gì và phải chứng minh được tính cấp thiết của biện pháp phòng ngừa. Trong khi đó Bình khựa cũng là tay chẳng vừa, chỉ giới hạn ở đâm va chưa có súng nổ đầu rơi.

Một mối quan tâm khác là thời gian cho vụ kiện. Nhanh cũng một vài tháng và bình thường cũng là năm rưỡi, hai năm thì Tòa mới bắt đầu xét phiên có thẩm quyền hay không. Trong khi đó bạn Bình Khựa rất gian manh. Bạn ấy tuyên bố giàn khoan sẽ rút vào 15/8/2014. Nghĩa là khi ta kiện thì lúc đó giàn khoan cùng bầu đoàn pháo hạm ngư chính, hải cảnh đã rút, khi đó Toà có thể phán đối tượng kiện không còn nên hủy vụ kiện.

Cuối cùng, bạn cũng không được quên là Việt Nam phải chứng minh đã sử dụng hết các biện pháp hoà bình mà không giải quyết được vấn đề. Nhưng khó khăn vẫn là sự xảo trá của Bình khựa. Bạn ấy vẫn nói là sẵn sàng đàm phán song lại không chịu đàm phán thực sự với ta.

Một bất lợi lớn cũng cần được ghi nhận ở đây là Bình Khựa sẽ sử dụng chiêu vu cáo Việt Nam sử dụng lực lượng quân sự để giải quyết vấn đề, vì cảnh sát biển hiện thuộc Bộ Quốc phòng, nơi có các vị tướng đứng ra chỉ huy. Nếu như các vị tướng ấy cất mẹ ve hàm, về làm dân sẽ là điều rất hay.


Dài dòng như thế để thấy việc kiện Bình khựa là vô cùng khó khăn, và nhà nước cân nhắc kỹ là hoàn toàn đúng. Những bóng gió miệt thị hay chê bai về sự chậm trễ khi đưa ra quyết định kiện tất thảy đều là của đám chống phá chính quyền, hoặc nhẹ hơn là tâm thần bại não. 

Về chuyện này, bạn Đỏ có ý kiến rất hay: "kiện đã khó, xử khó hơn, ra phán quyết cực khó, nhưng khó nhất vẫn thi hành án".

Giả sử Tòa phán ta thắng, nhưng bạn Bình khựa lại bị điếc hoặc mù, bạn ấy đéo nghe và đéo thấy thì làm thế nào? 

Chả thế nào cả! Ta cứ ngồi đó mà tự sướng, thế thôi! Vậy nên mới nói, thi hành án khó hơn vác đá vá trời, nhất là khi chơi với anh thảo khấu chính trị ba Tàu. Ấy là chưa kể đến việc các ông lớn đi đêm với nhau, dù tòa có phán thì lấy ai đi mà cưỡng chế?

Trong chờ đợi quyết định kiện, bên cạnh việc đề phòng bạn Bình khựa dùng gậy đánh úp thì việc cần làm là mạnh mẽ bước đi, đến từng nhà, vào từng ngõ mà phát tờ rơi chứng minh chủ quyền và việc làm phi pháp của bạn Bình khựa. Đừng ngại vì đó là thứ "ngoại giao hòa bình" mà từ nhớn đến bé, từ già đến trẻ đều tận dụng tối đa vì nó nhẹ nhàng êm ái, thấm lâu, thấm sâu, thêm bạn bớt thù, làm cho đối phương có súng mà không thể bắn, có mìn mà không thể nổ, muốn dùng vũ lực mà không được, điên tiết lên, hộc máu ra mà chết.

Tạm thế đã....

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

SẼ CÓ NGÀY CHÍNH NGƯỜI DÂN TRUNG QUỐC QUẬT MỒ CHÚNG LÊN

Ong Bắp Cày

Hôm qua, trên trang KichBu của Nga đăng tải thông tin cho rằng Trung Quốc đang tập trung quân đội trên tuyến biên giới Việt - Trung. Nếu thông tin trên là xác thực thì đó chính là tín hiệu cho việc chuẩn bị chiến tranh với Việt Nam, hoặc chí ít đó cũng là tín hiệu đe dọa chiến tranh để gây áp lực trong cuộc đấu trên biển Đông với Việt Nam, mà Trung Quốc là kẻ gây hấn, xâm lược gian manh và xảo trá.

Cùng lúc với thông tin đó là một loạt bài mà các báo Việt Nam đưa tin là phát biểu của Tập Cận Bình, kêu gọi cho việc tăng cường phòng thủ biên giới. Những thông tin trên là tín hiệu đáng lo ngại cho an ninh quốc gia của Việt Nam cũng như hòa bình ổn định ở khu vực.

Về phát biểu của Tập Cận Bình, rằng “Trung Quốc phải tăng cường phòng thủ biên giới”, người ta tìm thấy cái sự nực cười trong tư duy của ông Tập khi ông cho rằng Trung Quốc bị đe dọa bởi các nước láng giềng nhỏ bé và yếu hơn "Trung Quốc vĩ đại" của ông. Lập luận buồn cười ấy không thể làm ai tin.

Một bà bán cá tại chợ Phùng Khoang ở Hà Nội sau khi đọc xong phát biểu của gã lưu manh họ Tập liền cười toáng lên. Bà nói: "Hóa ra nước ta mạnh và tham lam đến nỗi có thể đe dọa được cả Trung Quốc". 

Thật mỉa mai cho một vị Chủ tịch nước, lại là Tổng Bí thư của một "cường quốc ăn cắp", "cường quốc lừa đảo" và gần đây là "cường quốc vòi rồng, đâm va".

Theo Tân Hoa Xã, trong bài phát biểu, Tập Cận Bình nhắc lại rằng, "chính sự yếu kém của quốc gia trong quá khứ đã giúp những kẻ ngoại xâm phá vỡ phòng thủ biên giới trên bộ và trên biển của Trung Quốc hàng trăm lần, đẩy đất nước Trung Quốc đến tận cùng của tai họa". Tập kêu gọi người dân Trung Quốc "không được quên quá khứ nhục nhã đó và xây dựng biên giới vững chắc". Và họ Tập kêu gọi các lực lượng bảo vệ biên giới phải giám sát chặt chẽ và kiểm soát đường biên giới và sẵn sàng có hành động để bảo vệ quyền trên biển của Trung Quốc. 

Thật ra, chả ai lạ gì quan chức Trung Quốc vốn nổi tiếng là điếm ngôn, xảo trá, thô lỗ và sấc láo. Những đặc điểm đặc trưng Trung Hoa ấy được thể hiện không chỉ ngoài chợ, trên đường phố mà còn được bộ lộ ngay cả trong ngoại giao.

Phát biểu của ông Tập như thế, về bản chất là ông cố ý đánh lừa dư luận để triển khai cho việc phát động một cuộc chiến tranh xâm lược láng giềng. Nhưng phát biểu của ông lại là biểu hiện của một sự thậm ngu tới mức ông tưởng thế là hay. 

Một anh đạp xích lô tại Hà Nội nói: "Lão Tập kia phát biểu như thế thì đó chỉ là sự dối trá và coi thường dư luận và nó thể hiện thói quen cơ bắp của đám lục lâm thảo khấu kiểu Lương Sơn Bạc đã ngấm vào nhân tế bào của lãnh đạo Trung Quốc."

Trước đó, Trung Quốc công bố bản đồ mới không chỉ vẽ đường biên giới bao phủ gần như toàn bộ vùng Biển Đông, mà còn bao gồm luôn cả bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ, khiến thủ hiến của bang này phải lên tiếng phản đối. Thủ hiến bang Arunachal Pradesh, Nabam Tuki đã tuyên bố rằng: "Hành động này của Trung Quốc không có gì là mới. Chúng tôi phản bác và lên án yêu sách chủ quyền của họ trên vùng Arunachal Pradesh". Ông Tuki cho biết sẽ yêu cầu chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi can thiệp trong vụ này.

Gây sự với hầu hết các láng giềng, nhưng lại núp bóng những từ hoa mỹ thể hiện bản chất lưu manh chính trị của đám lãnh đạo Bắc Kinh. Ngay cả việc kêu gọi người dân Trung Quốc "rửa nhục lịch sử và tăng cường kiểm soát biên giới" cũng đã thể hiện điều đó.

Nhiều học giả cũng nhận thấy rằng, lãnh đạo Bắc Kinh, một mặt lừa dối dư luận quốc tế, nhưng một mặt khác lại cũng đang lừa dối chính nhân dân Trung Quốc. Hầu hết người dân Trung Quốc không được tiếp cận với sự thật lịch sử và càng không bao giờ biết công sức, mồ hôi và trí tuệ của họ đã và đang bị lợi dụng cho các mục đích vô nhân đạo như thế nào.

Tham thì thâm! hãy chờ đấy, những quyết sách vô nhân đạo của nhà cầm quyền Bắc kinh sẽ bị công luận lên án và sẽ có ngày chính người dân Trung Quốc sẽ quật mồ của chúng lên.

NGUYỄN QUANG A: ĐI NGƯỢC LỢI ÍCH QUỐC GIA

Nguyễn Quang A: đi ngược lợi ích quốc gia


Còn nhớ cách đây khoảng hơn 2 năm, tôi bắt đầu tham gia vào việc viết blog chính trị sau khi đọc những bài viết “chối mắt” trên các trang của Xuân Diện, Bọ Lập, Bô shit,.. Lúc đó Nguyễn Quang A còn là một “ông kẹ” của làng “dân chủ” Việt với một “danh phận” khủng: Tiến sỹ nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS, đồng sáng lập Ngân hàng VP Bank, nguyên Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam,... Ông này lúc đó thường xuyên có bài viết đăng trên các báo, thậm chí có một chuyên mục riêng trên báo Lao Động Cuối tuần. Lúc đó, dù chân ướt chân ráo bước vào nghề “phím chiến” này nhưng tôi cũng đã cảm thấy quá chối đối với những bài viết của ông ta nên đã lên tiếng đôi lần:

Không lâu sau đó, ông này bị mất chuyên mục riêng trên báo Lao động và cũng ít được báo chí đăng bài dần, có lẽ sau khi ông ta cầm đầu nhóm “Kiến nghị 72”. Từ đó não ông này ngày càng trượt dần khỏi quỹ đạo của khoa học, logic,... mà tiệm cận với lũ trẻ trâu với những bài viết, phát biểu thuộc dạng “ngu có tập luyện” mà gần đây nhất là những phát ngôn tại Geneva, nơi ông ta cùng bộ sậu qua để “phản biện đại diện của chính quyền Việt Nam về nhân quyền”:

"Tôi xin lưu ý rằng có một tổ chức rất lớn ở Việt Nam cũng hoạt động giống hệt như chúng tôi, tức là không chính thức và chưa có đăng ký bao giờ cả và tôi không gọi họ là bất hợp pháp đó là Đảng Cộng sản Việt Nam, 80 năm nay rồi hoạt động”

"Tôi không biết là ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có giới thiệu cho tôi được là đăng ký của Đảng Cộng sản Việt Nam với chính quyền ở chỗ nào hay không?”

"Thế thì, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng chỉ là một tổ chức hoạt động phi chính thức, như các tổ chức xã hội dân sự phi chính thức bây giờ."

Tất nhiên, với cái “tâm tồi tầm tối” như vậy thì ông A và bộ sậu “cửa gì” mà phản với chẳng biện, cho dù đằng sau lưng ông ta có chống lưng cỡ nào. Không những thế, ông A và bè lũ của mình còn được báo QĐND “vả vào mồm” bằng bài viết “Hành động đi ngược lợi ích quốc gia” mà tôi xin giới thiệu với mọi người ngay dưới đây.

Hành động đi ngược lợi ích quốc gia - Tác giả: MAI NGUYÊN

Mới đây, Báo cáo về tình hình bảo đảm quyền con người tại Việt Nam chu kỳ 2 trong khuôn khổ Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) đã được Hội đồng Nhân quyền LHQ thông qua với sự đồng thuận cao, không một ý kiến nào phản đối. Kết quả ấn tượng ấy khiến cho cái gọi là “chiến dịch vận động nhân quyền cho Việt Nam” kéo dài hai tuần đang diễn ra tại châu Âu nhân sự kiện này của một nhóm người tự gọi là "các nhà hoạt động dân sự từ Việt Nam", cùng phát biểu của họ tại phiên họp UPR của LHQ, trở nên lạc lõng.

Ngay trước ngày diễn ra Phiên họp toàn thể của Hội đồng Nhân quyền LHQ hôm 20-6 tại Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ), nhóm này đã tới đây để bắt đầu chiến dịch. Thoạt nghe tưởng có gì to tát nhưng hành trang của họ mang theo tới châu Âu lại rất nghèo nàn. Điển hình là bài phát biểu nhạt nhẽo mà đại diện của họ đọc tại phiên họp. Nội dung của bài phát biểu sơ sài, không có gì hơn ngoài những lời lẽ quy chụp thiếu cơ sở, chung chung, kiểu như Việt Nam “vẫn tiếp tục vi phạm luật quốc tế và trong nhiều trường hợp còn vi phạm luật pháp của mình”. Người đọc phát biểu đã bôi nhọ chính quyền Việt Nam bằng việc kể ra một số cái tên như Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Quốc Quân hay blogger “Anh Ba Sàm” mà họ gọi là “tù nhân lương tâm” đang bị chính quyền Việt Nam giam giữ. Đây thực ra là những trường hợp đã vi phạm luật pháp Việt Nam và có các hành động gây tổn hại cho đất nước.

Trên kênh, sóng của một số hãng truyền thông phương Tây thường có cái nhìn phiến diện về Việt Nam, họ rêu rao rằng chuyến đi tới châu Âu là một sự kiện nối tiếp các sự kiện khác mà họ tiến hành liên quan tới UPR với hàng loạt chương trình, kế hoạch nhằm thúc đẩy chính quyền Việt Nam tôn trọng các cam kết UPR. 

Chưa hết, trong khoảng thời gian thực hiện chiến dịch ở châu Âu, nhóm này cho biết sẽ gặp gỡ các cơ quan của LHQ cũng như phái bộ ngoại giao của các tổ chức quốc tế tại Thụy Sĩ, sau đó tới Bỉ để gặp cơ quan ngoại giao của EU. Họ cũng có kế hoạch tới một số nước châu Âu để thúc đẩy chính phủ những nước này quan tâm hơn nữa đến tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Mục tiêu mà họ đặt ra, thoạt nghe có vẻ tích cực, đó là đòi hỏi xây dựng môi trường xã hội dân sự lành mạnh ở Việt Nam, tự do lập hội, đoàn độc lập, sửa đổi các điều luật mà họ cho là vi phạm nhân quyền, kêu gọi tự do báo chí, tự do ngôn luận, hoặc sửa đổi hệ thống pháp luật để tiến tới bãi bỏ án tử hình. Nhưng kỳ thực đó chỉ là một chiếc “vỏ bọc nhung” dưới chiêu bài vì lợi ích người dân, vì tiến bộ xã hội, để che giấu những mưu toan, ý đồ xấu xa, đi ngược lại lợi ích quốc gia.

Không hiểu “một xã hội dân sự lành mạnh”, tự do lập hội, đoàn độc lập, đối với họ là phải như thế nào? Trong khi tại Việt Nam, quyền lập hội đã được bảo vệ bằng nhiều đạo luật và nhiều văn bản dưới luật. Số lượng các hội, đoàn thể được thành lập không ngừng gia tăng ở các cấp cùng hàng nghìn hiệp hội, câu lạc bộ hoạt động trong mọi lĩnh vực xã hội. Nhà nước Việt Nam đã tạo nhiều điều kiện để các tổ chức xã hội dân sự đóng góp tích cực trên các lĩnh vực xã hội, nhất là trong lĩnh vực từ thiện, nhân đạo. Ngày càng có nhiều tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

Càng không thể hiểu hình thù của “tự do báo chí, tự do ngôn luận” đối với họ phải ra sao vì sự phát triển bùng nổ của báo chí tại Việt Nam thời gian qua không chỉ được chứng minh bằng những con số các ấn phẩm, các trang thông tin điện tử, đài phát thanh, truyền hình… gia tăng nhanh chóng, mà thực tế cho thấy, báo chí đã trở thành một diễn đàn rộng rãi của người dân, nơi mọi người có thể đóng góp ý kiến và phản biện với chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền. Báo chí cũng trở thành nơi bảo vệ lợi ích chính đáng của người dân, giám sát thực thi pháp luật…Vì vậy, báo chí ở Việt Nam đã và đang ngày càng phát huy vai trò là công cụ quan trọng trong bảo vệ và phát huy các giá trị quyền con người.

Như vậy, khó có thể hiểu khác mục tiêu của các hoạt động "kêu gọi nhân quyền, tự do" này nọ cho Việt Nam mà "các nhóm xã hội dân sự" đang tiến hành ngoài nhằm bôi nhọ uy tín của chính quyền trong nước, của chế độ xã hội và Đảng cầm quyền. Họ hô hào "tự do báo chí, tự do ngôn luận" theo cách của họ chỉ để dễ bề tuyên truyền thu hút, tập hợp lực lượng, lôi kéo đông người tham gia các hội, đoàn mà họ thành lập. Họ đòi hỏi một “xã hội dân sự lành mạnh” xuất phát từ động cơ không gì khác - đó là thúc đẩy hình thành thể chế chính trị “đa nguyên, đa đảng đối lập” ở Việt Nam, mà tiền đề là hình thành các tổ chức xã hội dân sự chính trị.

Hơn nữa, việc nhóm các nhà hoạt động dân sự này đưa những thông tin sai trái, bị bóp méo mang động cơ chính trị về Việt Nam ra quốc tế như vậy sẽ khiến các nước có cái nhìn sai lệch về Việt Nam. Đáng trách hơn, trong khi các nhà lãnh đạo và người dân Việt Nam trong và ngoài nước đang đoàn kết, nỗ lực tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế để phục vụ cho cuộc đấu tranh ngoại giao với Trung Quốc nhằm phản đối hành động sai trái của nước này ở Biển Đông, lại có những người tìm cách phá rối, đưa ra những thông tin không đúng như vậy làm ảnh hưởng hưởng tới uy tín của đất nước.

Là công dân Việt Nam nhưng lại có các hành động đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc như vậy, nên dù họ có “khoác chiếc áo nhân quyền”, gắn “mác” nhân sĩ, trí thức, luật sư ra quốc tế vận động cho Việt Nam thì liệu có còn đáng tin cậy hay không? Và không rõ họ lấy tư cách gì để ra thế giới vận động nhân quyền cho Việt Nam?

Cũng cần phải biết nhóm các nhà hoạt động dân sự gồm 4 nhân vật tới Giơ-ne-vơ tham dự Phiên họp toàn thể về UPR đại diện cho những nhóm xã hội dân sự nào. Điểm danh thấy có “No-U FC Hà Nội”, “No-U FC Sài Gòn” là những nhóm thời gian qua kích động các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc, gây rối an ninh trật tự và có các bài viết tuyên truyền, xuyên tạc về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, vi phạm luật pháp Việt Nam. Các nhóm còn lại như “Diễn đàn Xã hội Dân sự”, “Hiệp hội Đoàn kết Công nông Việt Nam”, “Hội Ái hữu tù nhân chính trị và Tôn giáo Việt Nam”… cũng có bề dày “thành tích” chống phá chính quyền Việt Nam.

Vả lại, luận điệu rêu rao của nhóm này cho rằng, còn 45 khuyến nghị của các nước và các tổ chức quốc tế không được Việt Nam chấp nhận là những khuyến nghị liên quan tới vấn đề cốt lõi về nhân quyền hay các vấn đề nghiêm trọng về nhân quyền, không phản ánh đúng tình hình thực tế. Thực ra đây là những khuyến nghị còn thiếu cơ sở, chưa phản ánh được tình hình thực tiễn khách quan của Việt Nam hoặc thể hiện định kiến nên Việt Nam không thể chấp thuận. Trong khi đó, Việt Nam đã chấp thuận 182 trên tổng số 227 khuyến nghị mà các nước và tổ chức quốc tế đã nêu ra trong đợt rà soát định kỳ phổ quát lần 2 đối với Việt Nam (80,17%). Đây là một tỷ lệ chấp thuận rất cao trong lịch sử hoạt động của Cơ chế UPR tại Hội đồng Nhân quyền. Việc Việt Nam chấp thuận số lượng lớn các khuyến nghị xuất phát từ chính sách nhất quán và cam kết mạnh mẽ bảo đảm và phát huy các quyền con người tại Việt Nam, thể hiện rõ thái độ nghiêm túc, chân thành, cởi mở và quyết tâm cao của Việt Nam trong lĩnh vực thực thi quyền con người.

Hơn nữa, trong khi họ tuyên bố rằng, không nên đặt quá nhiều kỳ vọng vào cơ chế UPR, đánh giá thấp hiệu quả của Hội đồng Nhân quyền LHQ thì họ lại đang lợi dụng chính cơ chế này để phủ nhận những thành tựu nhân quyền của Việt Nam. Họ cũng tuyên bố rằng “nhân quyền là vấn đề chúng ta tự quyết định, do chúng ta tự vận động… chứ không phải trông chờ vào sự hỗ trợ của quốc tế”. Nhưng họ lại đang làm cái việc là tới châu Âu thực hiện chiến dịch vận động nhân quyền cho Việt Nam, kêu gọi những nước này “tham gia nhiều hơn nữa vào tiến trình UPR” để gây sức ép với Việt Nam. Nghịch lý và mâu thuẫn trên cũng dễ hiểu, bởi “danh bất chính” tất “ngôn bất thuận”.

HÀNH ĐỘNG ĐI NGƯỢC LỢI ÍCH QUỐC GIA

Hành động đi ngược lợi ích quốc gia


QĐND - Mới đây, Báo cáo về tình hình bảo đảm quyền con người tại Việt Nam chu kỳ 2 trong khuôn khổ Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) đã được Hội đồng Nhân quyền LHQ thông qua với sự đồng thuận cao, không một ý kiến nào phản đối. Kết quả ấn tượng ấy khiến cho cái gọi là “chiến dịch vận động nhân quyền cho Việt Nam” kéo dài hai tuần đang diễn ra tại châu Âu nhân sự kiện này của một nhóm người tự gọi là "các nhà hoạt động dân sự từ Việt Nam", cùng phát biểu của họ tại phiên họp UPR của LHQ, trở nên lạc lõng.

Ngay trước ngày diễn ra Phiên họp toàn thể của Hội đồng Nhân quyền LHQ hôm 20-6 tại Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ), nhóm này đã tới đây để bắt đầu chiến dịch. Thoạt nghe tưởng có gì to tát nhưng hành trang của họ mang theo tới châu Âu lại rất nghèo nàn. Điển hình là bài phát biểu nhạt nhẽo mà đại diện của họ đọc tại phiên họp. Nội dung của bài phát biểu sơ sài, không có gì hơn ngoài những lời lẽ quy chụp thiếu cơ sở, chung chung, kiểu như Việt Nam “vẫn tiếp tục vi phạm luật quốc tế và trong nhiều trường hợp còn vi phạm luật pháp của mình”. Người đọc phát biểu đã bôi nhọ chính quyền Việt Nam bằng việc kể ra một số cái tên như Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Quốc Quân hay blogger “Anh Ba Sàm” mà họ gọi là “tù nhân lương tâm” đang bị chính quyền Việt Nam giam giữ. Đây thực ra là những trường hợp đã vi phạm luật pháp Việt Nam và có các hành động gây tổn hại cho đất nước.

Trên kênh, sóng của một số hãng truyền thông phương Tây thường có cái nhìn phiến diện về Việt Nam, họ rêu rao rằng chuyến đi tới châu Âu là một sự kiện nối tiếp các sự kiện khác mà họ tiến hành liên quan tới UPR với hàng loạt chương trình, kế hoạch nhằm thúc đẩy chính quyền Việt Nam tôn trọng các cam kết UPR. 

Chưa hết, trong khoảng thời gian thực hiện chiến dịch ở châu Âu, nhóm này cho biết sẽ gặp gỡ các cơ quan của LHQ cũng như phái bộ ngoại giao của các tổ chức quốc tế tại Thụy Sĩ, sau đó tới Bỉ để gặp cơ quan ngoại giao của EU. Họ cũng có kế hoạch tới một số nước châu Âu để thúc đẩy chính phủ những nước này quan tâm hơn nữa đến tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Báo chí ở Việt Nam đã và đang ngày càng phát huy vai trò là công cụ quan trọng trong bảo vệ và phát huy các giá trị quyền con người. Ảnh minh họa/nguồn: Quangninh.vn

Mục tiêu mà họ đặt ra, thoạt nghe có vẻ tích cực, đó là đòi hỏi xây dựng môi trường xã hội dân sự lành mạnh ở Việt Nam, tự do lập hội, đoàn độc lập, sửa đổi các điều luật mà họ cho là vi phạm nhân quyền, kêu gọi tự do báo chí, tự do ngôn luận, hoặc sửa đổi hệ thống pháp luật để tiến tới bãi bỏ án tử hình. Nhưng kỳ thực đó chỉ là một chiếc “vỏ bọc nhung” dưới chiêu bài vì lợi ích người dân, vì tiến bộ xã hội, để che giấu những mưu toan, ý đồ xấu xa, đi ngược lại lợi ích quốc gia.

Không hiểu “một xã hội dân sự lành mạnh”, tự do lập hội, đoàn độc lập, đối với họ là phải như thế nào? Trong khi tại Việt Nam, quyền lập hội đã được bảo vệ bằng nhiều đạo luật và nhiều văn bản dưới luật. Số lượng các hội, đoàn thể được thành lập không ngừng gia tăng ở các cấp cùng hàng nghìn hiệp hội, câu lạc bộ hoạt động trong mọi lĩnh vực xã hội. Nhà nước Việt Nam đã tạo nhiều điều kiện để các tổ chức xã hội dân sự đóng góp tích cực trên các lĩnh vực xã hội, nhất là trong lĩnh vực từ thiện, nhân đạo. Ngày càng có nhiều tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Càng không thể hiểu hình thù của “tự do báo chí, tự do ngôn luận” đối với họ phải ra sao vì sự phát triển bùng nổ của báo chí tại Việt Nam thời gian qua không chỉ được chứng minh bằng những con số các ấn phẩm, các trang thông tin điện tử, đài phát thanh, truyền hình… gia tăng nhanh chóng, mà thực tế cho thấy, báo chí đã trở thành một diễn đàn rộng rãi của người dân, nơi mọi người có thể đóng góp ý kiến và phản biện với chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền. Báo chí cũng trở thành nơi bảo vệ lợi ích chính đáng của người dân, giám sát thực thi pháp luật…Vì vậy, báo chí ở Việt Nam đã và đang ngày càng phát huy vai trò là công cụ quan trọng trong bảo vệ và phát huy các giá trị quyền con người.

Như vậy, khó có thể hiểu khác mục tiêu của các hoạt động "kêu gọi nhân quyền, tự do" này nọ cho Việt Nam mà "các nhóm xã hội dân sự" đang tiến hành ngoài nhằm bôi nhọ uy tín của chính quyền trong nước, của chế độ xã hội và Đảng cầm quyền. Họ hô hào "tự do báo chí, tự do ngôn luận" theo cách của họ chỉ để dễ bề tuyên truyền thu hút, tập hợp lực lượng, lôi kéo đông người tham gia các hội, đoàn mà họ thành lập. Họ đòi hỏi một “xã hội dân sự lành mạnh” xuất phát từ động cơ không gì khác - đó là thúc đẩy hình thành thể chế chính trị “đa nguyên, đa đảng đối lập” ở Việt Nam, mà tiền đề là hình thành các tổ chức xã hội dân sự chính trị.

Hơn nữa, việc nhóm các nhà hoạt động dân sự này đưa những thông tin sai trái, bị bóp méo mang động cơ chính trị về Việt Nam ra quốc tế như vậy sẽ khiến các nước có cái nhìn sai lệch về Việt Nam. Đáng trách hơn, trong khi các nhà lãnh đạo và người dân Việt Nam trong và ngoài nước đang đoàn kết, nỗ lực tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế để phục vụ cho cuộc đấu tranh ngoại giao với Trung Quốc nhằm phản đối hành động sai trái của nước này ở Biển Đông, lại có những người tìm cách phá rối, đưa ra những thông tin không đúng như vậy làm ảnh hưởng hưởng tới uy tín của đất nước.

Là công dân Việt Nam nhưng lại có các hành động đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc như vậy, nên dù họ có “khoác chiếc áo nhân quyền”, gắn “mác” nhân sĩ, trí thức, luật sư ra quốc tế vận động cho Việt Nam thì liệu có còn đáng tin cậy hay không? Và không rõ họ lấy tư cách gì để ra thế giới vận động nhân quyền cho Việt Nam?

Cũng cần phải biết nhóm các nhà hoạt động dân sự gồm 4 nhân vật tới Giơ-ne-vơ tham dự Phiên họp toàn thể về UPR đại diện cho những nhóm xã hội dân sự nào. Điểm danh thấy có “No-U FC Hà Nội”, “No-U FC Sài Gòn” là những nhóm thời gian qua kích động các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc, gây rối an ninh trật tự và có các bài viết tuyên truyền, xuyên tạc về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, vi phạm luật pháp Việt Nam. Các nhóm còn lại như “Diễn đàn Xã hội Dân sự”, “Hiệp hội Đoàn kết Công nông Việt Nam”, “Hội Ái hữu tù nhân chính trị và Tôn giáo Việt Nam”… cũng có bề dày “thành tích” chống phá chính quyền Việt Nam.

Vả lại, luận điệu rêu rao của nhóm này cho rằng, còn 45 khuyến nghị của các nước và các tổ chức quốc tế không được Việt Nam chấp nhận là những khuyến nghị liên quan tới vấn đề cốt lõi về nhân quyền hay các vấn đề nghiêm trọng về nhân quyền, không phản ánh đúng tình hình thực tế. Thực ra đây là những khuyến nghị còn thiếu cơ sở, chưa phản ánh được tình hình thực tiễn khách quan của Việt Nam hoặc thể hiện định kiến nên Việt Nam không thể chấp thuận. Trong khi đó, Việt Nam đã chấp thuận 182 trên tổng số 227 khuyến nghị mà các nước và tổ chức quốc tế đã nêu ra trong đợt rà soát định kỳ phổ quát lần 2 đối với Việt Nam (80,17%). Đây là một tỷ lệ chấp thuận rất cao trong lịch sử hoạt động của Cơ chế UPR tại Hội đồng Nhân quyền. Việc Việt Nam chấp thuận số lượng lớn các khuyến nghị xuất phát từ chính sách nhất quán và cam kết mạnh mẽ bảo đảm và phát huy các quyền con người tại Việt Nam, thể hiện rõ thái độ nghiêm túc, chân thành, cởi mở và quyết tâm cao của Việt Nam trong lĩnh vực thực thi quyền con người.

Hơn nữa, trong khi họ tuyên bố rằng, không nên đặt quá nhiều kỳ vọng vào cơ chế UPR, đánh giá thấp hiệu quả của Hội đồng Nhân quyền LHQ thì họ lại đang lợi dụng chính cơ chế này để phủ nhận những thành tựu nhân quyền của Việt Nam. Họ cũng tuyên bố rằng “nhân quyền là vấn đề chúng ta tự quyết định, do chúng ta tự vận động… chứ không phải trông chờ vào sự hỗ trợ của quốc tế”. Nhưng họ lại đang làm cái việc là tới châu Âu thực hiện chiến dịch vận động nhân quyền cho Việt Nam, kêu gọi những nước này “tham gia nhiều hơn nữa vào tiến trình UPR” để gây sức ép với Việt Nam. Nghịch lý và mâu thuẫn trên cũng dễ hiểu, bởi “danh bất chính” tất “ngôn bất thuận”.

MAI NGUYÊN

TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ: CHỌN Ý THỨC HỆ HAY QUỐC GIA, DÂN TỘC?

Trung Quốc từng giúp Việt Nam, nhưng cũng từng bán đứng và xâm lược Việt Nam...Đến nay, chủ quyền lãnh thổ, có nên xem xét dưới góc độ cùng ý thức hệ?


LTS: Tác giả Trần Sơn Lâm, từng là người lính trong chiến tranh vệ quốc cuối thế kỷ 20, đồng thời là nhà khoa học. Khi hòa bình lập lại, ông tham gia công tác chính quyền và nhiều năm nắm giữ vị trí Hàm vụ trưởng, Vụ khoa giáo-văn xã của Văn phòng Chính phủ. Với kinh nghiệm thực tế và dưới nhãn quan của một nhà nghiên cứu khoa học, ông đã viết bài báo này gửi riêng cho Báo Giáo dục Việt Nam. Tòa soạn xin đăng nguyên văn, với mục đích góp thêm một góc nhìn mới của tác giả về giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa nước ta và Trung Quốc, hiện rất căng thẳng kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trên biển Đông. 

Xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả!

Việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan 981 tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam đã gây nên một cuộc khủng hoảng tồi tệ trong quan hệ giữa 2 nước. Lần này, chúng ta không thể không xác định rõ lại một lần nữa mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc vì nó có ý nghĩa quyết định trong việc chỉ đạo giải quyết vấn đề, trong dư luận xã hội cũng có nhiều ý kiến khác nhau.

Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, bất chấp luật pháp và dư luận quốc tế.

Một số quan điểm cho rằng Việt Nam và Trung Quốc đều do đảng Cộng sản lãnh đạo, hai nước đều xây dựng chủ nghĩa xã hội nên cố gắng giải quyết mọi bất đồng trên quan điểm anh em, đồng chí, trên cơ sở ý thức hệ. Lâu nay lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ta cũng vẫn luôn mong muốn giữ quan hệ hữu nghị giữa hai nước theo phương châm 16 chữ và 4 tốt để có môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước.

Tuy nhiên đại đa số quần chúng nhân dân tin rằng phải đặt mối quan hệ giữa hai nước Việt - Trung trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng chủ quyền và lợi ích hợp pháp của nhau, cần giải quyết mọi bất đồng trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế mà các nước đã tham gia ký kết.

Qua vụ giàn khoan 981, các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện sự lắng nghe, tiếp thu những tâm tư tình cảm này của nhân dân và đã có những phản ứng kịp thời, phù hợp, đúng luật pháp quốc tế nhưng vẫn đanh thép trước Trung Quốc.

Trung Quốc từng giúp Việt Nam, nhưng cũng từng bán đứng và xâm lược Việt Nam 

Chúng ta cũng cần nhìn nhận một sự thật là người dân Việt Nam hay Trung Quốc đều luôn mong muốn hòa bình và không có chiến tranh. Với Việt Nam đã liên tục trải qua những năm chiến tranh khốc liệt, hơn ai hết lại càng khát khao hòa bình, hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển.

Tuy nhiên dường như những nhà lãnh đạo Trung Quốc không phải ai cũng có mong muốn ấy. Họ luôn giữ tâm thái nước lớn, bao giờ cũng muốn các nước khác phải theo mình, sẵn sàng làm mọi thứ có lợi cho mình mà coi thường, chà đạp ích chính đáng, hợp pháp của dân tộc khác. 

Là một nước láng giềng cạnh Trung Quốc, Việt Nam bao đời này luôn là mục tiêu nhòm ngó của các triều đại phong kiến, cho đến bây giờ lãnh đạo của họ vẫn không thôi âm mưu thôn tính lãnh thổ, lãnh hải nước ta.

Việc nhân dân Trung Quốc từng giúp Việt Nam trong kháng chiến giành độc lập và thống nhất Tổ quốc, chúng ta ghi nhận và biết ơn họ đã nhường cơm, xẻ áo cho chúng ta trong những năm chiến tranh ác liệt. Nhưng chúng ta cũng cần ghi nhớ rằng, chính những người lãnh đạo Trung Quốc cũng có mục đích dùng Việt Nam làm lá chắn để Mỹ và phương Tây không áp sát được biên giới Trung Quốc, dùng Việt Nam làm tiền đồn để Trung Quốc chống Mỹ.

Năm 1972 Mao Trạch Đông và Richad Nixon đã thỏa thuận, đổi chác lợi ích ngay trên lưng Việt Nam.

Việt Nam kiên trì đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, Trung quốc đã không ép được ta theo họ chống Liên Xô. Năm 1972, Mao Trạch Đông đã gặp Richard Nixon, và sau cuộc gập này Mỹ đã thực hiện phong tỏa toàn bộ đường biển của Việt Nam và ném bom ác liệt nhằm đưa Việt Nam trở lại thời kỳ đồ đá bằng máy bay B 52.

Năm 1974, với sự bật đèn xanh của Mỹ, Trung Quốc đã cất quân xâm lược, đánh chiếm nốt phía Tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thời điểm đó đang do chính phủ Việt Nam Cộng hòa đại diện dân tộc Việt Nam quản lý chờ ngày tổng tuyển cử thống nhất đất nước theo Hiệp định Geneva năm 1954 mà chính Trung Quốc cũng tham gia ký kết, nhiều quân nhân Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc trước ngoại bang.

Năm 1975 Việt Nam thống nhất, diễn biến này xảy ra quá nhanh chóng và ngoài ý muốn của Trung quốc. Một lần nữa, khi không ép buộc được Việt Nam thay đổi đường lối độc lập tự chủ, chống Liên Xô, Trung Quốc đã tìm mọi cách gây chia rẽ giữa Việt Nam và Campuchia, kích động hằn thù dân tộc, giật dây Khơ Me Đỏ gây chiến tranh ở biên giới phía Tây Nam với ta suốt từ năm 1975 đến 1979 giết hại hàng vạn người dân vô tội. 

Đỉnh cao của tư tưởng Sô vanh Đại Hán, tháng 3/1979 lãnh đạo Trung Quốc đã xua 60 vạn quân tấn công toàn bộ tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam, giết hại hàng chục vạn dân thường vô tội mà Đặng Tiểu Bình đã láo xược nói rằng để "dạy cho Việt Nam một bài học". Mặc dù sau 1 tháng tấn công xâm lược, quân Trung Quốc bị thất bại thảm hại phải rút về nước nhưng vẫn thường xuyên nã pháo qua biên giới sang Việt Nam cho mãi đến năm 1989. 
Năm 1988 Trung Quốc lại cất quân xâm lược, đánh úp 6 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, giết hại nhiều chiến sĩ của quân đội ta. Và suốt từ đó cho đến nay, cậy mình có lực lượng quân sự hùng mạnh luôn tỏ rõ ý đồ tham lam độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc đã ban hành nhiều lệnh cấm đánh bắt cá phi lý, đánh đập, bắt giữ, ức hiếp, phá nát, đâm chìm tầu đánh cá của ngư dân, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu ngư dân Việt Nam.

Họ đã điều các tàu hải giám, tàu cá ngụy trang ngang nhiên cắt cáp và quấy nhiễu của các tàu nghiên cứu khoa học Việt Nam ngay trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của ta. Đỉnh điểm của sự lộng hành này chính là vụ hạ đặt trái phép giàn khoan 981 ngay trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, thể hiện sự coi thường pháp luật quốc tế với tư tưởng bá quyền, cá lớn nuốt cá bé.

Tàu Trung Quốc hung hãn đâm vỡ lan can tàu Kiểm Ngư Việt Nam ngay trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Tàu cá Việt Nam cũng đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm.

Về mặt kinh tế ngoài việc khuyến khích thương nhân Trung Quốc thực hiện các hành vi phá hoại nền kinh tế của ta như mua vó bò, mua đỉa, lá vải, hoa thanh long…họ còn tìm mọi thủ đoạn để đội vốn, đưa công nghệ lạc hậu vào các dự án, công trình của ta làm ảnh hưởng đến nhịp độ phát triển kinh tế và hiệu quả của đồng vốn đầu tư của Việt Nam.

Qua các hành vi trên, quả thực không thể hiểu nổi giới chức Trung Quốc theo hệ tưởng gì, nó hoàn hoàn toàn xa lạ với các học thuyết tư tưởng, tôn giáo tiến bộ của nhân loại. Những hành động của lãnh đạo Trung Quốc đối với láng giềng chỉ cho thấy một lòng tham vô đáy, bành trướng, hung hăng.

Trung Quốc không chỉ bành trướng lãnh thổ, mà còn di cư ồ ạt những người thuộc dân tộc Hán đến các quốc gia khác và đang gây ra những vấn đề nhức nhối, dẫn đến phản ứng gay gắt về sắc tộc tại những khu vực này. Tại đất nước họ, sự phân hóa giầu nghèo, khoảng cách phát triển và bất công xã hội đang tăng lên. Tất cả những vấn đề này đang làm cho xã hội Trung Quốc bất ổn, đời sống người dân bất an, đánh bom khủng bố nổ ra liên tục. Điều đó cho thấy chính các nhà lãnh đạo Trung Quốc còn không được lòng dân của họ.

Đây là gốc của vấn đề chúng ta cần làm rõ để xác định rõ ràng rằng, Nhà nước ta khác với Trung Quốc. Chúng ta đặc biệt tôn trọng lợi ích dân tộc, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình cũng như của các nước láng giềng. Chúng ta không đi xâm lược, chúng ta không gây hấn, khiêu khích với ai, nhưng chúng ta cũng sẵn sàng đánh bại mọi âm mưu xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Khởi kiện Trung Quốc là lựa chọn tốt nhất cho Việt Nam, phải dựa vào luật pháp quốc tế để bảo vệ chủ quyền chứ không phải ý thức hệ

Việc chúng ta khởi kiện Trung Quốc xâm lược, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, 7 bãi đá ở Trường Sa (năm 1988, 1995) và cả những hành động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam như vụ giàn khoan 981 ra tòa án quốc tế việc là một việc làm rất cần thiết, vì đây là đất của ta, vùng biển của ta đã được Hiệp định Geneva công nhận và bản thân Trung Quốc đã ký vào hiệp định này.

Theo thăm dò trên các mạng xã hội cho thấy, kết quả tính đến ngày 27/6 trong tổng số người được hỏi tại báo mạng Dân trí có 250375(96%) tán thành kiện Trung Quốc, có 9126(4%) không tán thành. Các báo mạng khác đều cho thấy tỷ lệ tán thành ý kiến kiện Trung Quốc luôn ở tỷ lệ đa số.

Bản thân hội Luật gia Việt Nam cũng đã hai lần tuyên bố phản đối hành động của Trung Quốc và khẳng đỉnh cần kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế và nêu rõ nếu kiện chúng ta sẽ thắng.

Tôi cho rằng, việc kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế cũng sẽ làm cho quan hệ của ta với Trung Quốc trở nên bình thường, bớt căng thẳng và không gây nên nguy cơ xung đột quân sự vì nếu Việt Nam và Trung Quốc không tự phân xử được thì để quốc tế phân xử. 

Trung Quốc có thể không tham gia vào vụ kiện này và có thể không chấp nhận mọi phán quyết của Tòa án Quốc tế, nhưng thế giới văn minh sẽ thấy rõ bản chất côn đồ, ngoài vòng pháp luật của Trung Quốc và uy tín quốc tế của họ sẽ xuống dốc.

Đến thời điểm này, không đắn đo gì nữa, chúng ta cần nhận thức một cách sâu sắc rằng, dư luận quần chúng chính là Hội Nghị Diên Hồng trong thế kỷ 21 và phải xác định rõ mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung quốc là mối quan hệ bình đẳng giữa hai nước độc lâp, có chủ quyền, bình đẳng, phải tôn trọng lợi ích, sự toàn vẹn lãnh thổ theo các hiệp định quốc tế đã được 2 bên cùng ký kết, cần giải quyết mọi bất đồng theo luật pháp quốc tế.

Nguồn: Trần Sơn Lâm/ GDVN

BỨC ẢNH 2 NGƯỜI LÍNH CỨU HỎA ĂN MỲ TÔM SỐNG GẤY XÚC ĐỘNG MẠNH

Bức ảnh 2 người lính cứu hoả ăn mì tôm sống gây xúc động mạnh


Một bức ảnh được cư dân mạng liên tục chia sẻ đã gây xúc động cho bất cứ ai vô tình nhìn thấy. Bức ảnh chụp 2 người lính cứu hoả đang nghỉ ngơi sau khi làm nhiệm vụ, gương mặt lấm lem bùn, tro và khói, còn trên tay mỗi người cầm một gói mỳ ăn liền, cả hai đều đang vô tư gặm mỳ sống với một nụ cười vô cùng nhẹ nhõm và hạnh phúc.

Nhìn vào bức ảnh, ai cũng cảm thấy xúc động trước sự vất vả của hai người lính cứu hoả, và cũng không ít những cảm xúc vui vẻ, nhẹ nhàng trước nụ cười vô cùng mãn nguyện, yên bình khi hoàn thành nhiệm vụ của hai người lính.


Ngay sau khi được đăng tải, bức ảnh đã nhận được rất nhiều lượt like, share và comment từ cư dân mạng. 

Ai cũng cho rằng, bức ảnh đã bắt được khoảnh khắc vô cùng vô tư, gần gũi và thân thương của những người lính cứu hoả, những người luôn phải đặt mạng sống của mình vào nguy hiểm. Và dù là một bức ảnh chụp chẳng rõ mặt cho lắm, cũng như chẳng có ánh sáng tốt, bố cục đẹp nhưng nó đã gây sốt nhờ tính chân thực và cảm xúc mạnh mẽ được truyền tải bên trong đó.

Nguồn: Quốc Hoàng

LUẬT SƯ CÔNG TỬ BỘT KHEN LUẬT SƯ BÉO BỤNG

LâmTrực@


Bạn Nguyễn Quang Dương vừa gửi đến Tre Làng bài "Luật sư công tử bột khen luật sư béo bụng". Đây là góc nhìn của tác giả về Lê Công Định và Cù Huy Hà Vũ. Ở đây, tác giả có một sự nhầm lẫn nhẹ, xin được cải chính ngay: Lê Công Định là luật sư, nhưng Cù Huy Hà Vũ thì chưa bao giờ là luật sư cả. Việc Nguyễn Thị Dương Hà mở văn phòng luật sư và lấy tên là "Văn phòng Luật sư Cù Huy Hà Vũ" chỉ là trò đánh lận con đỏ con đen với những người không biết mà thôi.  Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
--------

Ảnh: Lê Công Định

Dạo này đọc Facebook thấy mọi người chia sẻ, bình luận về LS Lê Công Định nhiều nên mình cũng đọc được các bài viết của Định. Quả là có nhiều điều để nói, thôi thì cứ nghĩ đến đâu thì viết đến đấy, đầu tiên là stt mới đọc được về việc Định khen tài năng của luật sư Cù Huy Hà Vũ.

Trước khi nói về việc này thì phải thừa nhận Định là người có kiến thức, trình độ nên viết rất tốt và rất khéo. Mặt khác, Định rất đẹp trai nên dễ dàng nhận được sự ủng hộ của mọi người, nói nôm na là chưa tranh luận thì Định đã lấy được phiếu của các cô gái. Chắc nhiều cô gái sẽ khóc sướt mướt khi Định bị bắt nhưng các cô không ngờ hình ảnh một luật sư Lê Công Định còn hơn cả khóc sướt mướt, rũ rượi, nhũn như con chi chi khi bị bắt, lên ti vi đọc bản nhận tội thay cho giấc mơ của các cô là “anh Định đọc thông điệp liên bang”; chính quyền chắc cũng bất ngờ nên cho chàng công tử bột Lê Công Định một mức án nhẹ và thả sớm hơn dự kiến. Trái ngược với Định, chàng luật sư họ Cù chỉ là dạng võ biền, không thấy nổi tiếng nhờ tài tranh luận của một luật sư, mà chỉ nổi tiếng nhờ là con ông cháu cha, nổi tiếng nhờ hai bao cao su, nhờ cái bụng béo dù đã tuyệt thực, nhất là nổi tiếng nhờ dám kiện Thủ tướng (nhiều người khen Vũ bản lĩnh nhưng thực ra một người dám kiện cha mình thì việc kiện Thủ tướng chỉ nhỏ như con muỗi),… Thế nên, so với Lê Công Định thì Cù Huy Hà Vũ trình độ, đẹp trai không bằng nhưng lại có gan lớn, nếu bình thường thì hai bên khó chơi được với nhau, nhưng do đồng cảnh ngộ lao tù và giờ thì một đã ở Mỹ còn một ở VN nên việc Định khen Vũ mang đậm tính chất “ngoại giao”, khen cũng chẳng mất gì, lại có thêm người bên Mỹ ủng hộ.

Trên Facebook của mình, chàng luật sư công tử bột Lê Công Định ca ngợi anh luật sư béo bụng Cù Huy Hà Vũ như thế này: Kiến thức và tầm nhìn của anh Cù Huy Hà Vũ vẫn luôn làm tôi kính trọng! Sau đó, LS Định dẫn đường link giới thiệu bài trả lời phỏng vấn VOA của CHHV, nguyên nhân Định “kính trọng kiến thức và tầm nhìn của CHHV”.

Đây là đoạn quan trọng được trích dẫn làm tiêu đề bài báo:
TS Cù Huy Hà Vũ: Điều kiện để họ thay đổi là Trung Quốc tiến tới xâm lược nốt quần đảo còn lại là Trường Sa. Trong trường hợp đó, nhân dân và quân đội Việt Nam sẽ phải có hành động chính thức buộc đảng cộng sản từ bỏ quyền lực của mình, lập chính phủ mới hoàn toàn của dân. Chính phủ đó lúc ấy mới có thể đặt vấn đề liên minh quân sự với Mỹ và chỉ trong trường hợp đó Mỹ mới có thể giúp Việt Nam về mặt quân sự để bảo toàn lãnh thổ của Việt Nam ở Biển Đông.
VOA: Có người cho rằng nếu Việt Nam nghiêng về Trung Quốc thì mất Biển Đông, mất chủ quyền; nhưng nghiêng về Mỹ thì tự biến mình thành tuyến đầu chống Trung Quốc, đẩy dân tộc vào nguy cơ xung đột chiến tranh và nhiều rủi ro với Trung Quốc. Ý kiến ông ra sao?
TS Cù Huy Hà Vũ: Ý kiến đó hoàn toàn sai lầm. Trong quan hệ quốc tế ngày nay là bảo vệ quyền lợi của nhau chứ không phải liên kết với nhau để chống lại hay xâm hại quyền lợi của nước khác.
VOA: Từ kinh nghiệm của Việt Nam với Mỹ trong quá khứ, cũng có người lo ngại rằng kết thân với Mỹ, trong trường hợp nào đó, khi quyền lợi của Mỹ ngả nghiêng về một hướng khác thì Việt Nam cũng có thể bị bỏ rơi một lần nữa.
TS Cù Huy Hà Vũ: Tôi không nghĩ như vậy. Khi Việt Nam và Mỹ thật sự cần đến nhau thì không có khái niệm Mỹ bỏ rơi Việt Nam hay ngược lại. Nếu chế độ độc tài của đảng cộng sản Việt Nam được giải thể thì Mỹ chắc chắn sẽ coi Việt Nam không những là nước bạn, mà còn là nước có thể hợp tác trong mọi lĩnh vực để cùng nhau phát triển.
Ảnh: Cù Huy Hà Vũ

Nội dung phỏng vấn này không có cái gì gọi là “kiến thức và tầm nhìn” cả mà chỉ là chuyện liên minh với Mỹ. Cái điều kiện thì chẳng bàn làm gì, một người bình thường cũng có thể đưa ra những “điều kiện” như vậy. Hai câu hỏi quan trọng sau mà chính một người có “kiến thức và tầm nhìn” như CHHV cũng chỉ có thể trả lời một cách chung chung là “Ý kiến đó hoàn toàn sai lầm, Tôi không nghĩ như vậy” kèm theo những “kiến giải trên giấy”, như kiểu Trung Quốc lúc nào cũng tuyên bố “trỗi dậy hòa bình” còn Mỹ thì nói việc chuyển hướng Thái Bình Dương là “không nhằm vào bất cứ quốc gia nào”… Thế mới thấy Cù Huy Hà Vũ có khả năng nói rất… ngoại giao còn thực tế đã xảy ra thì Vũ lờ tịt, không giải thích được tại sao lúc đó Mỹ có thể bỏ rơi Việt Nam cộng hòa, có thể bán Hoàng Sa cho Trung Quốc… Vì vậy, nếu chàng luật sư Lê Công Định mà kính trọng CHHV thì chỉ có thể là kính trọng cái gan của Vũ lớn hơn Định mà thôi.

Nguyễn Quang Dương