Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014

ÁNH ĐÈN ĐƯỜNG

LâmTrực@


Cuối cùng cũng là một kết thúc có hậu. Anh luôn mong cô hạnh phúc, có lẽ đó là điều duy nhất anh luôn nghĩ khi nghĩ về cô.

- Cuối năm nay em lấy chồng.

Anh biết trước, sẽ có một ngày cô sẽ nói với anh câu này.

- Anh có biết ai chụp hình ở bãi biển không?

- Ai đó là anh được không? em đang ở bãi biển hả?

- Chưa, nhưng sẽ, em muốn kết hợp chụp hình cưới luôn.

Buồn hay vui, anh cũng không rõ lắm. Anh đang lang thang nơi thành phố xa lạ, lại lặng lẽ một mình, lại nhìn xuống đường nơi có ánh đèn đường vàng mà anh nghĩ đến cô...Một năm trước, anh gặp cô, chụp hình cho cô và cô hỏi anh - mai mốt em lấy chồng, anh có chụp hình cưới cho em không? Anh còn nhớ anh đã trả lời rằng anh sẽ chụp, nhưng chỉ chụp cho cô thôi, anh muốn thấy cô trong bộ váy cưới...nhưng anh sẽ không chụp hình chú rể đâu.

Có một lần, anh và cô bị hỏng xe giữa đèo, anh đứng đó ôm cô giữa trời tối mịt mùng, nhưng trong lòng chẳng chút gì lo lắng. Từng đoàn xe chạy ngang qua, ai cũng bấm một nhát còi...Giây phút đó, anh biết rằng, chỉ cần cô vui, cô hạnh phúc, cô muốn làm bất cứ điều gì, anh cũng ủng hộ.

Mỗi ngày, anh đều theo dõi bước cô đi, biết tính cô, biết những buồn vui của cô, nhưng như cây đèn đường bên căn phòng cũ, tôi chỉ có thể đứng đó im lặng nhìn vào. Cô sẽ lấy chồng, cây đèn đường bên căn phòng vẫn đứng đó, nhưng không hắt đèn vào phòng nữa, nó lại nhìn xuống đường, nơi có những người đêm đêm qua lại, mặc cho mưa gió hay trăng thanh....

YÊU MỘT NGƯỜI ...TRƯỞNG THÀNH

Yêu một người trưởng thành....

Yêu một người trưởng thành, những tin nhắn thưa hơn. Không vồ vập hỏi han sáng, trưa, chiều, tối. Chỉ những lúc thật sự cô độc mới nhắn một tin ngắn "Hà Nội mưa anh ạ!".

Yêu một người trưởng thành, những cuối tuần không hối hả diện đồ đẹp ra phố. Họ ăn mặc bình thường chọn một góc tĩnh lặng để nép mình vào tìm bình yên. Họ không nói với nhau quá nhiều, không cười to, không gây sự chú ý của người khác, tất cả là một sự im lặng đầy thấu hiểu.

Yêu một người trưởng thành, sự quan tâm lặng lẽ âm thầm. Những cái thở dài cũng được cất giấu kỹ lưỡng để người còn lại an tâm. Họ hiểu rằng, chỉ khi người kia yên ấm mình mới có thể an ủi phần nào.

Yêu một người trưởng thành, đàn ông trở nên chững chạc, phụ nữ trở nên đằm thắm. Họ vẫn nghĩ về nhau nhưng không ồn ã. Vẫn ghé facebook nhau mỗi ngày, vẫn thấy cái nick yahoo bật sáng, vẫn cập nhật liên tục những dòng status nhưng tất cả chỉ âm thầm - không like, không comment.

Yêu một người trưởng thành, người ta không nhắc về hai từ "mãi mãi". Người ta ý thức được lời nói và có trách nhiệm với những lời hứa đó. Họ tôn trọng nhau và tự hứa với lòng trân trọng ngày hôm nay.

Yêu một người trưởng thành, là giữ lại cho mình những nỗi buồn riêng. Người yêu cũ lập gia đình hay những điều đại loại như thế, cả hai đều biết nhưng lại dành cho nhau một khoảng trống kỷ niệm.

Yêu một người trưởng thành, người ta nghĩ về những bữa cơm. Qua những lần hẹn hò quán cóc, cà phê, họ nghĩ đến bữa cơm ấm áp có 2 người cùng nấu, cùng vây quần bên nhau sớt chia đắng cay mặn ngọt.

Yêu một người trưởng thành, người ta ý thức được mình đang ở đâu. Không viển vông về thiên đường trải thảm hay những giấc mơ diệu vợi. Họ hiểu mình cần gì và thiếu gì.

Yêu một người trưởng thành, người ta thấy mình trưởng thành hơn...

Nắng Hạ (St)

Thứ Bảy, 5 tháng 7, 2014

NỮ CẢNH SÁT GIAO THÔNG XINH ĐẸP TẠI ĐIỂM THI ĐH NGOẠI THƯƠNG GÂY SỐT

Nữ cảnh sát giao thông xinh đẹp tại điểm thi ĐH Ngoại Thương gây sốt

Phạm Quỳnh Trang, nữ cảnh sát thuộc phòng cảnh sát giao thông Hà Nội làm nhiệm vụ tại điểm thi trường ĐH Ngoại Thương Hà Nội đã thu hút sự chú ý của nhiều người.

4h chiều, dòng người đổ về trước khu vực cổng trường Đại học Ngoại thương ngày một đông hơn bởi đây là thời điểm các thí sinh tan tầm sau khi hoàn thành bài thi môn Vật Lý – môn thứ 2 trong ngày thi thuộc khối A, A1 của kì thi Đại học năm nay.

Nổi bật giữa dòng người qua lại tấp nập ấy, một nữ cảnh sát giao thông trẻ trung xinh xắn đang chăm chú làm nhiệm vụ đã thu hút ánh nhìn của nhiều người có mặt tại địa điểm thi. Cô đã thu hút sự chú ý ánh nhìn của nhiều người qua vẻ ngoài xinh đẹp, trẻ trung và đặc biệt phong cách làm việc chuyên nghiệp trong buổi thi Đại học khối A ngày hôm nay.







Được biết, nữ cảnh sát này tên là Phạm Quỳnh Trang (biển hiệu Chiến sĩ – 661 -862) thuộc Phòng cảnh sát giao thông Hà Nội. Trong trang phục của người cảnh sát nhân dân, nữ cảnh sát này một tay cầm chắc gậy chỉ huy ra hiệu cho người tham gia giao thông đi đúng làn đường, đồng thời tuýt còi nhắc nhở những trường hợp vi phạm, đi sai làn làm ách tắc hoặc cản trở lối đi của thí sinh và người nhà đi thi.

Chính thái độ làm việc nghiêm túc, hiệu quả của Quỳnh Trang trong thời gian làm việc ở đây cùng nụ cười xinh xắn đã thu hút sự quan tâm của nhiều người.





Chân dung nữ cảnh sát giao thông Phạm Quỳnh Trang, thuộc phòng cảnh sát giao thông Hà Nội.

Đôi khi, ánh mắt của nữ cảnh sát vô tình chạm vào ống kính, Quỳnh Trang nhẹ nhàng nở nụ cười xinh xắn khiến hình ảnh của nữ cảnh sát giao thông càng trở nên gần gũi và thân thiện hơn.

Mỉm cười với ống kính máy ảnh.






Cùng sinh viên tình nguyện ĐH Ngoại Thương làm hàng rào.

Năm nay, phòng cảnh sát giao thông Hà Nội tiếp tục làm nhiệm giữ trật tự giao thông đường phố trước các địa điểm thi đại học. Theo quan sát, điểm mới của năm nay là bên cạnh các nam cảnh sát rắn rỏi là các nữ cảnh sát cũng hết mình tham gia công tác này.




Nữ cảnh sát giao thông tại điểm thi trường ĐH Ngoại Thương vào sáng 3/7.

Nguyễn Thị Thùy Dương thuộc phòng cảnh sát giao thông TP Hà Nội tại điểm thi trường ĐH Kinh tế Quốc Dân sáng 4/7.



Tích cực phân làn xe để giao thông không tắc nghẽn.

Thỉnh thoảng trò chuyện cùng đồng nghiệp.

Nữ cảnh sát làm nhiệm vụ tại cổng trường Học viện ngân hàng trong chiều 4/7.

Ảnh: Tuấn Tricky, Doãn Tuấn, Thế Anh

EM BIẾT THẤY SẼ IM LẶNG

Em biết, thầy sẽ… im lặng!

Bùi Hoàng Tám

(Dân trí) - Em biết, thầy sẽ im lặng vì trung thực rất cần sự dũng cảm và giá của nó không hề rẻ. Lời nói thật đã hơn một lần chết chém. Nhưng may mắn thay, được sống một cuộc sống trung thực đang, đã và mãi là khát vọng lớn nhất của nhân loại.

Đề thi Văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay có một câu rất hay nói về sự dối trá: “Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội - Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên”. Mình nhớ cách đây khoảng 3 năm (2009), trong kỳ thi đại học cũng có một câu tương tự: Câu II (3 điểm): Trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mĩ A. Lin-côn (1809-1865) viết: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi”. Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về đức tính trung thực trong khi thi và trong cuộc sống.

Ngày đó, mình đã viết bài này.

Bài làm: (600 chữ)

Trong thư Ngày 20/11/2008, Bộ trưởng đã cảnh báo: “sự giả dối vẫn đang tồn tại trong ngành và trong xã hội”. Nhà khoa học nổi tiếng bởi sự chính trực, GS Hoàng Tụy đã từng kêu lên: “Dân tộc Việt Nam không có truyền thống giả dối. Bệnh giả dối là mối nhục lớn”.

Vâng. Giả dối là “mối nhục lớn” nhưng chúng ta đang phải sống chung với sự giả dối dù trong sâu thẳm, mỗi người đều khao khát được sống trung thực với mọi người, trung thực với chính mình. Thế nhưng ai cho họ sự trung thực? Làm sao có thể sống trong sự trung thực khi xung quanh tràn lan sự lọc lừa, dối trá?

Thưa thầy, khi cái bào thai mới ba tháng tuổi là em ngo ngoe trong bụng đã thấy mẹ vo vo tờ polime dúi vào tay ông bác sĩ để mua lấy câu trả lời lách luật: “Cháu đái ngồi (con gái) hay đái đứng (con trai)?”. Ngày em chào đời, hình ảnh đầu tiên mà em nhận thấy bà em gấp gấp tờ polime đút vào tay cô hộ lý để “tắm cho cháu nhẹ nhàng”. Hai tuổi, em đi mẫu giáo, ba em cầm cuốn “Sổ vàng” mặt ghệt như người vừa bị trấn lột. 6 tuổi, em đi học. Đó là cuộc đua chạy trường, chạy lớp mà phương tiện là những chiếc “phong bì” lặc lè ngoại tệ... Và cho khi em chết, con em sẽ làm như bố em làm ngày ông em mất: Lo lót cái phong bì để có chỗ nằm trong nghĩa địa.

Hành trình làm người là hành trình giả dối.

“Dân tộc Việt Nam không có truyền thống giả dối”. Thạch Sanh 3 lần bị phản bội vẫn ơn Lý Thông như một ân nhân. Mị Châu mất đầu vẫn giữ niềm tin ở tên gian ngoại bang Trọng Thủy. Cô Tấm ba lần bị lừa vẫn tin ở tình yêu thương nơi mụ dì ghẻ độc ác. Dân tộc Việt Nam không chỉ trung thực mà thành thực đến ngây thơ. Sự dối trá đến với dân tộc ta từ bao giờ? Ai đầu têu và nuôi dưỡng sự dối trá này, thưa thầy?

Sống trong đảo người gù, ai thẳng lưng là dị dạng. Nếu không muốn bị coi là dị dạng, bị cộng đồng xua đuổi đương nhiên không gù cũng phải còng xuống thành gù. Ai cho họ thẳng lưng? Ai cho họ trung thực? Có nơi đâu mà sự trung thực bị coi như một nhược điểm, thậm chí ngu xuẩn, điên rồ, thưa thầy?

Dù muốn có một kỳ thi trung thực nhưng làm sao em trung thực được khi bên cạnh em là sột soạt tiếng mở bài dưới sự che chở của giám thị? Cả việc phải làm đề thi này cũng lại là một lần nữa thầy lại bắt chúng em phải nói dối bằng những lời sáo rỗng, không phải của mình bởi nếu viết suy nghĩ trung thực, chắc chắn em sẽ bị điểm 0.

Trung thực rất cần sự dũng cảm. Thầy có đủ dũng cảm để cho bài thi này dù chỉ là 1/2 điểm?

Em biết, thầy sẽ im lặng vì trung thực rất cần sự dũng cảm và giá của nó không hề rẻ. Lời nói thật đã hơn một lần chết chém. Nhưng may mắn thay, được sống một cuộc sống trung thực đang, đã và mãi là khát vọng lớn nhất của nhân loại.

Vâng, em biết thầy sẽ vẫn… im lặng!

(Phần bài làm đúng 600 chữ)

Kinh Hoàng: TỘT CÙNG VÔ NHÂN ĐẠO Ở TRUNG QUỐC - GIẾT NGƯỜI ĐỂ LẤY NỘI TẠNG

Cuteo@


Giết người hàng loạt để lấy nội tạng. Quan trọng là Trung Quốc sẵn sàng giết người lấy nội tạng để bán lấy ngoại tệ.

Đây là bài chỉ để tham khảo, bởi Cuteo@ cũng không dám tin là sự thật.

Trong Video, các nạn nhân chủ yếu là các học viên Pháp Luân Công. Nhưng dù họ (các nạn nhân) là ai đi nữa thì hành động vô nhân đạo này chỉ có thể diễn ra ở Trung Quốc mà thôi.

Thật dã man, tàn bạo!

Mời xem video:

<iframe width="560" height="315" src="//www.youtube.com/embed/CfL-kQ-HtIc" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

HOĂC:
<iframe width="560" height="315" src="//www.youtube.com/embed/CfL-kQ-HtIc" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

LỐI KHÁC

Lối khác


Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên

Đã có thời ta rất thương nhau
Mỗi sáng ban mai tiếng chuông điện thoại
Hai đầu không gian khắc khoải
Trong nỗi nhớ thẳm sâu

Đã có thời ta rất tin nhau
Sướng khổ buồn vui ngọt bùi cay đắng
Bên này mưa thương bên kia tràn nắng
Ám ảnh giấc mơ sương trắng mái đầu

Em đâu ngỡ vẫn còn lối khác
Nơi sen tàn ngay giữa mùa thu
Nơi trời xanh không có tiếng chim gù
Đâu biết hoa cỏ may lỡ tay 
đau nhói

Đã tắt lặng tình cầm phiêu bạc
Dây đàn đau rạn vỡ ráng chiều
Gót chân dạo cỏ mòn lối khác
Hoa lại nở tràn trên những lời yêu?

Em chết lặng giữa muôn vàn nẻo lạc
Phù du những kiếp tơ lan man
Ngu ngơ quá nên đoạn đành trả giá
Một mình em còn lại với cung đàn

Lối khác nào cho em bình an
Tinh khôi trong lành giọt sương lóng lánh
Lích chích chim sâu bụi gai dệt tơ trời óng ánh
Hương trần thơm trong ngọn gió buồn lan…


LẠM BÀN VỀ CÁI GỌI LÀ “HỘI NHÀ BÁO ĐỘC LẬP”

Chọn ngày Quốc Khánh Hợp Chủng quốc Huê Kỳ để ra mắt Hội Nhà báo độc lập, phải chăng những người khởi xướng muốn tạc một dấu ấn giống như George Washington lập nên một quốc gia chuẩn mực như nước Mẹ của họ!!!

THÀNH LẬP TRÁI PHÁP LUẬT?

Tự nhận “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (tiếng Anh: Independent Journalists Association of Vietnam - IJAVN) là tổ chức xã hội dân sự nằm trong xã hội dân sự Việt Nam” như một sự mơ hồ, không hiểu phạm vi, phạm trù “xã hội dân sự Việt Nam” này là gì? ở đâu?

Tự nhận cơ sở hoạt động của “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam” dựa trên “Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam là một thành viên có nghĩa vụ tuân thủ”, trong khi đó tại Điều 22 Công ƯớcQuốc Tế về những Quyền Dân Sự, và Chính Trị ghi rõ: “ Ai cũng có quyền tự do lập hội, kể cả quyền thành lập và gia nhập các nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình. Việc hành xử quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi luật pháp, vì các nhu cầu cần thiết trong một xã hội dân chủ để bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý, hay những quyền tự do của người khác. Điều luật này không có tác dụng ngăn cấm việc ban hành các giới hạn luật định liên quan đến sự hành xử quyền tự do lập hội của các giới quân nhân và cảnh sát”

Tự nhận hoạt động dựa trên “Các quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do lập hội được minh định trong Hiến pháp Việt Nam”, thực tế Điều 25 Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2014 ghi rõ “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.

Quy định lập Hội trong pháp luật Việt Nam được quy định rõ trong Nghị định số 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, với quy định về điều kiện thành lập hết sức rõ ràng. Cùng với các hội nhóm như Diễn đàn XHDA, MLBVN, HAEDC, HPNNQ, HDOVN, VĐĐL…, Hội Nhà báo độc lập được các cá nhân tự tuyên bố thành lập trên mạng Internet không xin phép cũng như được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền. Như vậy, nó hoàn toàn không hề tuân thủ Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên Hiệp Quốc, Hiến pháp như sự mạo nhận.

TIÊU CHUẨN THÀNH VIÊN?

Tiêu chuẩn ngoài việc hướng tới mục tiêu “tự nguyện dấn thân vì tự do báo chí” phải đạt được: “Hội viên phải là người có ít nhất 5 tác phẩm báo chí đã công bố phù hợp với tiêu chí của Hội”. Vậy không biết 5 bài báo này đăng trên blog, mấy trang lá cải…có là tiêu chuẩn trở thành nhà báo? Nếu vậy thì hơi hạ cấp. Nếu 5 bài đó đăng trên mấy trang RFA, BBC, VOA…thì đáp ứng tiêu chuẩn của “nhà báo phương Tây” với tiêu chí hoạt động của họ, vậy sao còn gắn mác “độc lập” được?

Trong các hội viên này, nhìn kỹ toàn thấy những cây bút viết trên facebook, blog và đăng tải trên các trang tin lá cải hải ngoại sặc sụa mùi “lật đổ Đảng cộng sản”, “hủy bỏ Điều 4 Hiến pháp” thì liệu có thực sự đảm bảo “quá trình hoạt động báo chí không phân biệt quan điểm chính trị, tôn giáo” không?

ĐÃ LÀ HỘI VIÊN MỘT TỔ CHỨC LIỆU CÓ CÒN ĐỘC LẬP?

Đây là nghi vấn hoàn toàn có cơ sở của nhà báo người Mỹ gốc Việt: “Nguyễn Phương Hùng Nhà báo độc lập thì không phải lập hội. Lập hội thì còn gì độc lập nữa. Lệ thuộc lẫn nhau rùi. Đã có hội tức là có nội quy, quy chế, trưởng nhóm hoặc chủ tịch, rồi phó, rồi TTK, thủ quỹ hết mẹ độc lập rồi còn gì?”

NHẬP NHÈM GHI DANH?

Danh sách hội viên ban đầu có 42 người vừa công bố (con số không hề nhiều đến nỗi chưa xin ý kiến của nhau) thì đã bị ông Đỗ Trung Quân phản pháo rằng ông ta “Một lần nữa, tôi lại thấy tên mình… Dù thật sự tôi chưa chính thức gửi thư gia nhập Hội Nhà Báo Độc Lập” đăng trên chính blog của ông này (facebook Đỗ Trung Quân )?

HÌNH THÀNH NHANH CHÓNG SAU PHÁI ĐOÀN “ĐIỀU TRẦN VỀ TỰ DO BÁO CHÍ” TẠI MỸ DO VIỆT TÂN TỔ CHỨC?

Không thể không nghi ngờ sự liên quan, nhúng tay điều hành, lãnh đạo dự án thành lập Hội “tự do báo chí” này sau khi một phái đoàn “điều trần về tự do báo chí” do Việt tân đạo diễn vừa đi Mỹ về, Phạm Chí Dũng (bị đi hụt vì không được xuất cảnh), Nguyễn Tường Thụy, Ngô Nhật Đăng đều trong nhóm lãnh đạo “tự phong” của Hội này?

Thêm nữa, dấu ấn Việt Tân thao túng các hội nhóm chống đối trong nước gắn mác “các tổ chức XHDS” đã lộ rõ ràng qua dự án UPR ở Thụy Sỹ, kêu gọi biểu tình, tự do báo chí… vừa qua, đến mức chính các tổ chức, cá nhân Cờ vàng hải ngoại cũng phải lên tiếng phản đối sự hiện diện công khai Việt tân làm hỏng hình ảnh của “xã hội dân sự” vì cái sự đánh bóng quá lố lăng này. Cái gọi là “xã hội dân sự” được hình thành với “sứ mệnh” được quảng bá là “nhằm giám sát hoạt động của các đảng phái chính trị” như ông Nguyễn Quang A trả lời phỏng vấn BBC bên lề phiên họp UPR tháng 6 vừa qua ở Thụy Sỹ liệu có “khách quan” khi Việt Tân công khai đứng ra thao túng mọi hoạt động của đám này? 

Không thể không đặt nghi vấn, phải chăng Hội Nhà báo độc lập là bước kế tiếp lập chủ đủ các hội nhóm “xã hội dân sự” nhằm cạnh tranh với các hội đoàn, tổ chức quần chúng chính danh được Nhà nước thừa nhận? Mục đích là nhằm được chính giới phương Tây, Mỹ thừa nhận để đi “vận động quốc tế”, lập dự án xin các quỹ “dân chủ” đang đặc biệt quan tâm đến Việt Nam?

Nguồn: Võ Khánh Linh