Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014

QUAN CHỨC TRUNG QUỐC BẤT LỊCH SỰ TỪ KHI NÀO?

Quan chức Trung Quốc bất lịch sự từ khi nào ?


Trở về nước, ông Dương Khiết Trì tuyên bố với báo chí rằng "sang Việt Nam đơn giản chỉ để trách mắng đồng nhiệm người VN"

Bài viết China’s “new” language of diplomacy đăng trên Asia Sentinel phân tích ngọn ngành, gốc rễ của phong cách phát ngôn khiếm nhã, bất lịch sự, thậm chí thô lỗ có tính hệ thống của các quan chức chính trị, ngoại giao Trung Quốc trong thời gian gần đây. Tại sao lại có như vậy? Một Thế Giới xin trích dịch.

Xem thêm bài: Vì sao quan chức Trung Quốc thô lỗ sấc láo

Một tính cách đặc trưng đáng chú ý của giới quan chức Trung Quốc trong các hội nghị quốc tế là họ hay dùng ngôn ngữ khiếm nhã, thậm chí lỗ mãng một cách bất bình thường. Đây là thứ ngôn ngữ hoàn toàn không giúp được cho Trung Quốc trong nỗ lực được công nhận là một thành viên văn minh của cộng đồng ngoại giao quốc tế.

Những cử chỉ lễ phép, những ngôn từ tôn trọng người khác dường như biến mất trong các bài diễn văn của các quan chức TQ trên diễn đàn quốc tế. Mới đây thôi, sau chuyến viếng thăm Việt Nam, ông Dương Khiết Trì - ủy viên quốc vụ viện với thâm niên lâu năm làm chính sách đối ngoại, đã về nước và tuyên bố với báo chí rằng mục tiêu của ông ta đến VN "đơn giản chỉ là trách mắng (lên lớp) đồng nhiệm người VN".

Một bộ phận báo chí Trung Quốc thậm chí còn gọi Việt Nam là “đứa con hoang”. Những bình luận được đưa ra, nhìn nhận có sự căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc xoay quanh vấn đề Hoàng Sa. Ngôn từ được các quan chức TQ đưa ra rất kẻ cả, bề trên và hỗn xược.

Fang Kecheng – một blogger người TQ và là thạc sĩ báo chí trường Đại học Peking, vài năm trước đã đếm được số lần phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc phát biểu một cách chính thức rằng người Trung Quốc “đang cảm thấy bị tổn thương” ít nhất là 140 lần, được gây bởi ít nhất 42 quốc gia, kể cả những quốc gia mà sự tổn thương đó xảy đến rất khó hiểu như Iceland và Guatemala cũng như một số tổ chức khác kể từ khi chính quyền Trung Quốc phế truất Quốc dân đảng vào năm 1949.

Cụm từ phản ứng phổ biến nhất là “Sự cố/phát biểu này đã can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Trung Quốc, làm tổn thương nghiêm trọng đến cảm xúc của người dân TQ và hủy hoại mối quan hệ song phương cơ bản”.

Victor Mair, một nhà ngôn ngữ học viết trên The Language Log tại đại học Pennsylvania, Mỹ, đã quyết định kiểm tra xem các quan chức Trung Quốc thường xuyên dùng cụm từ “làm tổn thương cảm xúc của người dân Trung Quốc” như thế nào trên google. Người Trung Quốc, theo như Mair cho biết, bị tổn thương tổng cộng 17 ngàn lần cho đến năm 2011. Các quốc gia làm tổn thương TQ đứng đầu là Nhật với 178 lần, kế đến là Mỹ với 5 lần. Vợ chồng Brad Pitt và Angelina Jolie cũng làm tổn thương người Trung Quốc một số lần đáng kể. Pitt làm tổn thương vì xuất hiện trong một bộ phim liên quan đến Tây Tạng, còn Jolie thì nhầm lẫn giữa việc đạo diễn Lý An là người Đài Loan hay Trung Quốc.

Miệng nói thường xuyên bị tổn thương, nhưng ngược lại, TQ đã sử dụng ngôn ngữ cứng rắn đối với hàng loạt quốc gia xung quanh Việt Nam, và cụm từ “bị tổn thương” hoàn toàn không hề có trong các bài phát biểu.

Tháng 12 năm ngoái, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đưa ra lời công kích đầy ác ý nhắm vào Úc trong buổi nói chuyện với ngoại trưởng Úc Julie Bishop đang được truyền hình trực tiếp. Một nhà ngoại giao cao cấp của Úc mô tả “tai nạn” này như là một bài diễn văn thô thiển nhất ông từng chứng kiến trong suốt 30 năm hoạt động ngoại giao của mình.

Tháng 11.2011, Philippines đã quyết định cấm một quan chức ngoại giao cấp cao Trung Quốc tham dự các buổi họp vì có hành vi bất lịch sự. Trong biên bản ghi nhớ của Bộ ngoại giao Philippines cho biết nhà ngoại giao Trung Quốc đã phô diễn “một hành động không xứng đáng là nhà ngoại giao”.

Trong hồi ký gần đây của cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho biết năm 2010 tại Diễn đàn khu vực ASEAN tại Hà Nội, ngoại trưởng TQ Dương Khiết Trì đã mất bình tĩnh và tuôn một mạch độc diễn dài 30 phút sau khi các bộ trưởng ASEAN than phiền Trung Quốc đang có hành vi khiêu khích ở Biển Đông, gậy nên mối lo ngại trong các nước ASEAN.

Có lúc ông Dương tuyên bố rằng “Trung Quốc là nước lớn và các nước khác là nước nhỏ, đơn giản đó là sự thật” – một kiểu tuyên bố cùn, không liên quan gì đến nội dung cần thảo luận.

Cách hành xử thô lỗ, khiếm nhã của các quan chức TQ ngày nay đang gia tăng và trở nên thông dụng trên các diễn đàn chính trị và ngoại giao thế giới. Mới tháng trước, tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, cả thế giới chứng kiến màn phát ngôn thiếu nhân cách phát ra từ miệng của một vị tướng TQ để đáp trả lời bình luận của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và thủ tướng Nhật Shinzo Abe.

Ông Hagel đưa ra một loạt va chạm trên Biển Đông và khuyến cáo Trung Quốc đang có những hành động gây mất ổn định. Ông Abe nói về những động thái khiêu khích của TQ trên Biển Đông, Hoa Đông và khuyến cáo các quốc gia phải tôn trọng luật quốc tế. Đáp lại, Trung tướng Vương Quán Trung, Phó tổng tham mưu quân đội giải phóng nhân dân TQ cho rằng những lời lẽ của ông Hagel và Abe là “kỳ quái”. Điều đó cho thấy rõ ràng là vị tướng này cảm thấy không thoải mái trước những sự thật.

Thực tế, ngôn từ bất lịch sự trong ngoại giao của TQ cũng không có gì mới. Nhiều tài liệu cho thấy từ thế kỷ thứ 15 các hoàng đế Trung Hoa đã sử dụng loại ngôn ngữ xấc xược như một công cụ để đe dọa các nước láng giềng. Ngôn ngữ họ viết cụt lủn giọng nói của họ thì hoàn toàn thiếu sự tôn trọng đối với người nghe.

Một trong những cụm từ các hoàng đế Trung Hoa thích dùng là “Trung Quốc là một nước lớn” và cụm từ này đến nay vẫn đang được ưa thích. Ngôn ngữ và văn hóa là truyền thụ. Vì thế, có lẽ cũng không ngạc nhiên lắm khi chứng kiến các quan chức Trung Quốc thích nói từ “nước lớn” như ông Dương Khiết Trì đã nói trên diễn đàn thế giới.

Để giúp thế giới ngày càng tốt hơn, người ta trông đợi các nhà ngoại giao sẽ dùng ngôn từ lịch sự và bày tỏ sự tôn trọng chứ không phải loại ngôn từ diễn giải ta đây là kẻ bề trên.

Tuy nhiên, ý tưởng đó có vẻ như trở nên quá xa xỉ với nhiều quan chức Trung Quốc. Gần đây, nhiều lần đã có những thông tin cho thấy du khách TQ bị phản ánh là có hành vi thiếu văn minh khi du lịch nước ngoài, và hành vi đó của họ đã làm tổn hại hình ảnh đất nước TQ.

Tương tự, những ngôn từ thiếu nhân cách, cho dù trong hoàn cảnh nào, được phát ra từ miệng các quan chức TQ tại các diễn đàn quốc tế chỉ có thể gây tổn hại đến uy thế của đất nước TQ và những ngôn từ đó chẳng giúp họ chiếm được ưu thế gì trong các cuộc tranh cãi.

Lê Huỳnh Lê (trích dịch)

SỰ BAO DUNG ĐẶT KHÔNG ĐÚNG CHỖ

Vốn dĩ Dân cày chỉ là gã nhà nông chân chất, văn dốt võ nát. Nên thông thường thấy sao nói vậy. Có gì khí không phải xin các vị bỏ quá cho!

SỰ BAO DUNG ĐẶT KHÔNG ĐÚNG CHỖ

Kính thưa bạn đọc !

Vốn dĩ Dân cày chỉ là gã nhà nông chân chất, văn dốt võ nát. Nên thông thường thấy sao nói vậy. Có gì khí không phải xin các vị bỏ quá cho!

Chuyện là thế này

Đã 39 năm rồi, kể từ cái ngày các anh chị hoảng vía mà cởi áo, tụt quần bỏ chạy. Bao nhiêu mỹ từ nào bảo quốc an dân, nào tử thủ… đem ra hè nhau đẩy xuống biển Đông, dông tuốt qua bên Mẽo, rồi từ đó các anh hướng về đất mẹ mà đòi dạy đời những người ở lại đất nước, chịu đựng gian lao khổ cực suốt 39 năm để có ngày hôm nay !

Cũng đã 39 năm rồi các anh mòn hơi mỏi cổ kêu gào chống cộng ! mà có con ma nào chịu nghe đâu. Hết thủ đoạn này, anh bày ra thủ đoạn nọ chống phá CS làm cho dân cày ăn mất ngon, ngủ cũng mất yên dẫu cố gắng bịt tai, nhắm mắt sau một ngày làm việc vất vả ! mà vẫn còn rang rảng cái giọng nửa Tây nữa ta nửa ra giống Mễ !

Đến nay lớp lớp hầu hết đã ra đi chầu tiên tổ !

Kẻ có cơ may được gởi nắm tro tàn ở quê cha đất tổ. Còn lại hầu hết ở nơi xứ người xa lạ !

Nay theo lời tiên tổ Đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo. Mặt khác cũng xét thấy các vị CCCĐ ngày càng ít đi, số người khắc khoải mong về cố quốc càng nhiều. Tuy rằng cà cuống chết đến đít còn cay ! nhưng độ tanh, độ nồng của mùi máu dân Nam giờ đã loãng bớt.

Mặt cho rất nhiều nhà lãnh đạo trong nước ghét cay ghét đắng những kẻ này, không muốn cho về tổ quốc !

Nhưng trong số đó cũng có một số người mang nặng trong lòng hai chữ bao dung, vị tha, muốn dân tộc ta ngày càng thịnh vượng, anh em con cháu Lạc Hồng không phải nồi da xáo thịt mà xích lại gần nhau, hiểu nhau hơn, hòa hợp với nhau để giữ gìn biên cương tổ quốc trước một kẻ thù “lạ” rất thâm hiểm !

Và những vị này đã đứng ra làm trung gian để đưa các anh về, các anh thấy hiện thực đất nước, hiện thực biển đảo, hiện thực những gì đã và đang diễn ra ở quê nhà. Kẻo ở cách xa nữa vòng trái đất, dẫu thời đại thông tin, nhưng đồng đội các anh đã bưng bít, cấm đoán làm các canh có mắt như mù, có tai như điếc ! Không hiểu vận mệnh dân tộc đang đứng trước hiểm hoạ ngọai xâm. Dân tình trong nước tuy đang còn có những bất công. Nhưng họ vẫn đang sát cánh một lòng cùng chính phủ vừa xây dựng, hiện đại dóa nền công nghiệp, nông nghiệp đang còn lạc hậu. Mong củng cố quốc phòng, giữ gìn biển đảo thiêng liêng của cha ông để lại. (nên nhớ rằng đã có một phần do các anh làm mất từ những ngày các anh làm chủ !).

Thế rồi một đợt, hai đợt... ra đảo, lên biên giới, thăm đồng bằng, thành phố của những người con xa xứ. Họ đã thấy, họ đã ghi nhận và rất nhiều người đã quay về quê hương Việt Nam yêu dấu của họ.

Người về làm ăn, hành nghề sinh sống

Người về chung tay hàn gắn vết thương chiến tranh để lại, xây cầu, làm trường học, từ thiện...

Người về góp kiến thức xây dựng nền khoa học, công nghệ nước nhà. Những mong một mai nước ta sẽ thành một nước văn minh, hiện đại.

Có người lại về an dưỡng tuổi già những ngày cuối đời với cuộc sống bình yên nơi đất mẹ.

Lại có đôi người về để lấy lại tiếng tăm một thời xa vắng ấy !

Vậy đó ! mỗi người một cách riêng của mình

Tất cả cũng chỉ vì quê hương đất Việt

Thế còn các anh, các chị về đây vì cái gì ?

Tại đất Mỹ văn minh, khi một anh chàng da đen vị cảnh sát đánh, không một ai lên tiếng. Một người da trắng vị ai đó vô tình đụng vào, cả nước Mỹ la làng ! Tại Ucraina mấy kẻ phát xít bắn vào dân không ai nói. Mấy ông ly khai chống lại cả trời Âu Mỹ làm ầm lên ! tại sao bên Trung Đông quân nổi dậy dưới sự chỉ đạo, ủng hộ của phương Tây và Mỹ ở Lybi, Syri, ... bắn dân họ, làm nhục rồi giết lãnh đạo họ, không kẻ nào lên án mà lại lên án ầm ào những kẻ nổi dậy sau này ở Lybi, Iraq... Đó là phải chăng là cái lý của chế độ tư bản mà các vị tôn thờ đó a ?

Ở nước tôi, chuyện dân cày tôi bị vài vị thực thi pháp luật hành là chuyện thường, ký một cái giấy, xác nhận một cái đơn, thủ tục nhiêu khê, phiền hà không ai nói gì. Với các vị thì vài chuyện vặt vãnh, như bị giữ lại ở sân bay, nửa đêm bị dựng dậy xem giấy tờ, mua vé máy bay chậm... là các vị về bên ấy lên án, chửi rủa như mấy người bán tôm, bán cá...

Các vị về đó thấy cả rồi, biển còn đó có thêm không mất

Nhà cửa còn đây, chỉ có xây mới, cao hơn, đẹp hơn, đường sá thông thoáng hơn, đàng hoàng hơn.

Nghĩa trang của đồng đội các vị ở Sài Gòn người ta vẫn xây, mồ yên mả đẹp, ai cấm đâu (dẫu rằng dân tôi rất nhiều người không đồng tình nhà nước cho chỉnh sửa mà nếu là dân tôi có quyền thì đã cho di dời lên núi vừa văn minh đô thị vừa đỡ chướng mắt !)

Vậy mà các vị về thăm rồi qua lại bên ấy không nói thật ! nói những gì măt thấy tai nghe như các vị vừa nói ở bên này !

Các vị nói quay quắt 180 độ, nói xấu nhà nước chẵng chút ngượng mồm !

Hình như nền giáo dục VNCH trước đây dân cày đã học họ không dạy như vậy các vị ạ ! những bài học Công dân giáo dục bậc tiểu học các vị quên hết rồi ư ?

Sau những chuyện này các vị biết ai là người chịu tai tiếng và phiền toái không ? Những người lãnh đạo đã đề xuất đưa các vị về ! Ít nhất là cũng bị phê bình kiểm điểm trước chính phủ vì lòng tốt, sự khoang dung độ lượng của họ !

Vậy là lòng khoang dung của họ đã đặt nhầm chỗ !

Nói ra sợ các vị ghét, mượn lời La Fontaine gởi các vị mấy câu rằng: 

Ở đời những kẻ hiểm sâu
Xưa nay vẫn thế giấu đầu hở đuôi
Sói thà ra mặt sói thôi !...

Thợ cày thuê/KBCHN.NET

TRUNG QUỐC ĐÃ NÓI ĐẾN SỰ CẦN THIẾT BÀNH TRƯỚNG ĐỂ NHÀ NƯỚC SỐNG CÒN?

Đặc điểm phát triển của nền văn minh Trung Hoa là tính chu kỳ. Trong lịch sử các đế chế Trung Hoa thấy rõ 3 chu kỳ: hình thành, hưng thịnh, suy vong và hỗn loạn, trong đó phần lớn hoặc một bộ phận đáng kể dân cư bị chết đi.

Hiện nay, Trung Quốc đang ở giai đoạn “hưng thịnh” – kinh tế và nhân khẩu tăng trưởng, mặc dù giới tinh hoa Trung Quốc đã kìm hãm được sự tăng dân số, nhưng đổi lại, đã nhận lấy “sự già hóa” của dân cư và giảm số lượng nữ giới.

Kinh tế Trung Quốc (không phải là không có sự giúp đỡ của Mỹ) đang có sự phát triển rất nhanh chóng, đã vượt qua Đức, Nhật và đang đuổi kịp Mỹ. Nhưng trong sự tăng trưởng đó có một cái bẫy chết người, nếu sự tăng trưởng dừng lại, Trung Quốc sẽ đối mặt với những vấn đề kinh tế-xã hội kinh hoàng, chúng chắc chắn sẽ gây ra sự khủng hoảng chính trị nội địa, các cuộc nổi loạn của nông dân và các khu vực Hồi giáo. Kết quả, Trung Quốc sẽ chuyển sang giai đoạn “suy vong”.

Giới tinh hoa Trung Quốc hiểu rõ quy luật lịch sử này và hoàn toàn logic khi giả định là họ đã tìm ra được cách để vượt qua, hay ít ra là kéo dài khung thời gian của thời kỳ “tăng trưởng”. Các triết gia Trung Quốc cho rằng, tồn tại khả năng có một giai đoạn “đại hài hòa”.

Những dấu hiệu giai đoạn “suy vong” đang đến gần

- “Sự quá nóng” của kinh tế Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng quá nhanh đã dẫn tới việc nếu như trong nước bắt đầu sự trì trệ (mà điều đó thì có thể xảy ra do khủng hoảng thế giới, lượng cầu ở Mỹ, châu Âu, Nga… suy giảm, mặc dù người ta đang tìm cách duy trì nó một cách nhân tạo bằng cách bơm tiền không được bảo đảm, nhưng điều đó không thể kéo dài mãi); thì các vấn đề kinh tế-xã hội sẽ bùng phát dữ dội ở Trung Quốc.

- Cuộc chạy đua vũ trang ráo riết mà Trung Quốc phát động từ những năm 1990 đã khiến cả Đông Nam Á lao vào chạy đua vũ trang.

- Sự bất mãn gia tăng trong các tầng lớp dân chúng nghèo khổ nhất (nông dân), mà đến nay vẫn chiếm đa số dân số. Ví dụ, bộ phim Avatar được yêu thích ở Nga thì ở Trung Quốc người ta cũng rất thích. Người Trung Quốc tự so sánh mình với dân tộc hoang đường “navi”, bởi vì chính quyền tiến hành chính sách xua đuổi dân chúng khỏi các vùng đất quê hương để dành chỗ cho các dự án xây dựng quy mô. Tạm thời sự bất mãn được bù đắp bởi khả năng tìm việc làm ở các thành phố.

- Sự gia tăng chủ nghĩa hưởng lạc, sự phân hóa “những người Trung Quốc mới” – ngày càng nhiều hơn du thuyền, casino, hàng xa xỉ. Trung Quốc đang dần dần để cho các loại vi rus hủy diệt – những người có triệu chứng thoái hóa (chuyển giới, đồng tính nam) nhận được ngày càng nhiều tự do. Tham nhũng gia tăng trong bộ máy đảng và nhà nước, sự thật tạm thời bị kiềm chế bởi các cuộc xử bắn công khai.

- Sự gia tăng bạo lực tự phát, nhất là đối với trẻ em (một dấu hiệu rất xấu, khi thái độ đối với trẻ em là rất đáng lo ngại), nói lên sự gia tăng tiêu cực trong thế giới tiềm thức của văn minh Trung Quốc.

Những lối thoát

- Tìm kiếm những con đường hòa bình để chuyển sang giai đoạn “Đại hài hòa”. Điều đó chỉ có thể với thiện chí của giới tinh hoa Trung Quốc và sự hợp tác rất chặt chẽ với nền văn minh Nga. Nhưng xét tới yếu tố bản thân Nga cũng đang đi tìm kiếm… thì…

- Bành trướng ra ngoài, kể cả bành trướng quân sự, để kéo dài quãng thời gian của giai đoạn “tăng trưởng” cần có những vùng lãnh thổ mới và các nguồn tài nguyên – đặc biệt gay gắt là vấn đề nước sạch và đất nông nghiệp.

Các dấu hiệu Trung Quốc chuẩn bị bành trướng quân sự

- Chạy đua vũ trang: Từ một nước thường thường bậc trung về quân sự, trong vòng 20 năm, Trung Quốc đã trở thành cường quốc số 2 về quân sự. Các chuyên gia quân sự Bắc Mỹ đã lo lắng nói rằng, chẳng bao lâu nữa Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ về sức mạnh và số lượng vũ khí hiện đại.

- Trung Quốc đang chuẩn bị cho quân đội của họ thực hiện các cuộc tấn công trên bộ – các binh đoàn lục quân hùng mạnh, với một số lượng lớn binh khí nặng, cũng như cho cuộc xung đột với một địch thủ công nghệ cao – họ đang cấp tốc hoàn thiện hạm đội, đóng các tàu sân bay, phát triển phòng không, vũ khí chống hạm, không quân, vũ khí phòng thủ vũ trụ.

- Các nước láng giềng của Trung Quốc đẩy mạnh đột biến hiện đại hóa quân đội – Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ (tất cả các nước này đều có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, điều có thể trở thành cái cớ cho một cuộc chiến tranh lớn). Chỉ có Nga là đang “ngủ”.

- Trên báo chí và trong giới quân sự Trung Quốc, người ta đã nói đến sự cần thiết bành trướng để nhà nước sống còn.

- Trong những bộ phim Trung Quốc mới đây, thấy rõ hình ảnh kẻ thù là “người da trắng” và ít hơn là người Nhật.

Thái độ đối với Mỹ

Trung Quốc cho rằng, nước Mỹ ốm yếu và không làm nổi vai trò lãnh đạo và thấy rằng, đang có một “cuộc cải tổ” chờ đợi nước Mỹ. Giới tinh hoa Trung Quốc hiểu rằng, quân đội Mỹ sẽ không “chịu nổi” một cuộc chiến tranh cổ điển và không dám mở một cuộc chiến tranh lớn vì Đài Loan. Mặc dù họ sẽ vẫn ủng hộ “các đồng minh” châu Á (về mặt ngoại giao, có thể là bằng vũ khí, tài chính). Ngoài ra, Trung Quốc còn là “công xưởng” của Mỹ, là chủ nợ trái phiếu lớn nhất của Mỹ, chiến tranh với Trung Quốc, nhất là chiến tranh “thật” sẽ mang lại những tổn thất to lớn cho Mỹ.

Bởi vậy, cũng như Anh và Pháp trước Thế chiến II, Mỹ sẽ nín nhịn đến cùng trước sự bành trướng của Trung Quốc sang các nước láng giếng. Hơn nữa, một cuộc chiến tranh ở châu Á cũng sẽ có lợi cho giới tinh hoa Mỹ vì thế giới sẽ quên đi các vấn đề của họ.

Các tuyến đường biển vận chuyển nguyên liệu cho công nghiệp Trung Quốc. Giống như nhiều cường quốc công nghiệp, Trung Quốc rất nhạy cảm với hoạt động của các tuyến đường biển này

Những yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc

Theo quan niệm địa-chính trị cổ Trung Quốc: Trung Quốc là “trung tâm của thế giới, còn vây quanh đế chế Trung Hoa là “man di” và “mọi rợ”, những người phải cống nộp cho thiên triều. Trung Quốc vốn rất bảo thủ ở nhiều vấn đề, quan niệm này đã được xem xét lại và hiện đại hóa ở nước Trung Hoa cộng sản.

Mao Trạch Đông nói: “Chúng ta nhất định phải giành lấy Đông Nam Á, kể cả miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia, Singapore… Một khu vực như Đông Nam Á rất giàu có, ở đó có nhiều khoáng sản, nó hoàn toàn đáng bỏ công của ra để giành lấy nó. Trong tương lai, nó sẽ rất có lợi để phát triển công nghiệp Trung Quốc. Như vậy, sẽ có thể bù đắp toàn bộ những thiệt hại. Sau khi chúng ta giành được Đông Nam Á, ở khu vực này sẽ có thể tăng cường các lực lượng của chúng ta …” (năm 1965); “Chúng ta phải chinh phục trái đất… Theo tôi, quan trọng nhất là chinh phục trái đất chúng ta, nơi chúng ta sẽ thiết lập một cường quốc hùng mạnh”.

Danh sách “các vùng lãnh thổ Trung Quốc bị mất” rất dài: Miến Điện, Lào, Việt Nam, Nepal, Butan, Bắc Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Triều Tiên, quần đảo Ryukyu, hơn 300 hòn đảo ở Biển Đông, biển Hoa Đông và Hoàng Hải, Kirgyzya, một phần Tadjikistan, Nam Kazakhstan, tỉnh Badah Shan của Afghanistan, Mông Cổ, vùng Ngoại Baikal và Nam Viễn Đông cho đến tận Okhotsk của Nga.

“Các vùng lãnh thổ Trung Quốc bị mất” là hơn 10 triệu km². Các vùng lãnh thổ đó lớn hơn lãnh thổ Trung Quốc (9,6 triệu km²) hơn 2 lần. Sau Мао, các nhà lãnh đạo Trung Quốc “nguội đi” và không nêu ra những yêu sách như thế, nhưng quan niệm lịch sử thì họ vẫn giữ.

Và không nên nghĩ là Trung Quốc quên lãng những gì mà họ cho là của họ – họ đã lấy lại Hongkong (thuộc Anh đến năm 1997), Macao (thuộc Bồ Đào Nha đến năm 1999), đã nuốt được một phần lãnh thổ Nga (năm 2005 – 337 km²), 1.000 km² của Tadjikistan (tháng 1.2011, Trung Quốc yêu sách 28.000 km²). Trung Quốc càng mạnh và các nước láng giềng càng yếu bao nhiêu thì “sự thèm muốn” càng lớn bấy nhiêu.

Niềm tin vào phương cách ngoại giao cũng là đáng ngờ. Trung Quốc đã không chỉ một lần, trước khi trở thành cường quốc số 2, xung đột vũ trang với các nước láng giềng: 2 cuộc xung đột biên giới với Ấn Độ (1962, 1967), xung đột biên giới Trung-Xô (1969), chiến tranh với Việt Nam (1979), 2 cuộc xung đột biên giới với Việt Nam (1984, 1988), 3 cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan. Trung Quốc “đã nuốt chửng” 3 vùng lãnh thổ vốn không phải là bộ phận của nền văn minh Trung Hoa là Đông Turkestan (chiếm vào thế kỷ XVIII), Nội Mông (chiếm hẳn sau Thế chiến II) và Tây Tạng (thập niên 1950).

3 tranh chấp lãnh thổ chủ yếu của Trung Quốc: (1) Biên giới trên bộ với Ấn Độ và Butan;
(2) Tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông với Việt Nam;
(3) Tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông với Nhật Bản.

Nhật Bản

Ở Trung Quốc, người ta có thái độ rất tiêu cực đối với Nhật Bản, nguyên nhân rất khách quan, cuối thế kỷ XIX-nửa đầu thế kỷ XX, Nhật Bản đã tham gia cướp bóc Trung Quốc cùng với phương Tây. Nhật đã 2 lần tấn công Trung Quốc và trong những năm Thế chiến II đã thực hiện một cuộc diệt chủng thực sự ở miền bắc Trung Quốc, hàng triệu người Trung Quốc bị giết (không có con số chính xác). Hơn nữa, Nhật Bản đến nay vẫn không chính thức xin lỗi về chính sách của chính phủ thời đó.

Họ có tranh chấp lãnh thổ về quần đảo Senkaku ở biển Hoa Đông mà Nhật Bản chiếm giữ năm 1895. Trung Quốc cho rằng, Nhật Bản đã đến lúc trả lại các vùng lãnh thổ “lâu đời của Trung Quốc” và công khai tuyên bố về vấn đề này vào năm 1992. Năm 1999, tình hình thêm căng thẳng vì tại thềm lục địa đã tìm thấy các trữ lượng khí đốt lớn và cả hai nước đã chuẩn bị khai thác chúng.

Cuối năm 2010, Nhật Bản thậm chí đã xem xét lại chiến lược quân sự, trong đó nguy cơ chủ yếu đối với Nhật được nêu ra không phải là Nga mà là vấn đề CHDCND Triều Tiên và cuộc chạy đua vũ trang do Trung Quốc phát động. Bởi vậy, Nhật Bản dự định tăng cường hạm đội tàu ngầm, hải quân, không quân và củng cố quan hệ hữu nghị với Mỹ.

Bán đảo Triều Tiên

Triều Tiên từ thời cổ đại bị coi là “thuộc quốc” của Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc ủng hộ chế độ CHDCND Triều Tiên và phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại với cả 2 nước Triều Tiên. Nhưng không biết Trung Quốc sẽ ứng xử thế nào nếu trên bán đảo bùng nổ nội chiến và chế độ Bắc Triều Tiên sụp đổ. Một phương án có khả năng là Trung Quốc chiếm đóng Bắc Triều Tiên.

Đài Loan

Được coi là một bộ phận không thể chia cắt của Trung Quốc thống nhất. Từ năm 1992-1999, hai bên đã đàm phán tái thống nhất, song đổ vỡ vì lãnh đạo Đài Loan tuyên bố, Trung Quốc và Đài Loan là “2 nước ở 2 bờ eo biển Đài Loan”.

Trung Quốc đã bắt đầu chuẩn bị giải pháp quân sự cho vấn đề Đài Loan. Mỹ và Nhật Bản hiện ủng hộ Đài Loan, Mỹ vũ trang cho quân đội Đài Loan. Nhưng điều gì sẽ diễn ra nếu Mỹ đối mặt với một cuộc khủng hoảng nội bộ nghiêm trọng hoặc một cuộc chiến tranh nữa (Iran, Pakistan…). Mỹ sẽ không thể bảo vệ Đài Loan, không đủ nguồn lực, hơn nữa công chúng Mỹ sẽ không hiểu: bảo vệ người Trung Quốc khỏi người Trung Quốc để làm gì.

Giới tinh hoa Đài Loan đang tăng cường quân đội: hải quân, phát triển máy bay không người lái, tên lửa chống hạm, phòng không, đề nghị Mỹ bán các máy bay tiêm kích mới.

Vấn đề các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa

Quần đảo Hoàng Sa là quần đảo nhỏ ở Biển Đông, bị Trung Quốc chiếm của Việt Nam năm 1974, ngoài Việt Nam, Đài Loan cũng yêu sách quần đảo này.

Quần đảo Trường Sa nằm ở Tây Nam Biển Đông, gồm hơn 100 hòn đảo nhỏ, bãi đá ngầm và đảo san hô vòng, tổng diện tích dưới 5 km². Tổng diện tích khu vực này là hơn 400.000 km². Tranh chấp khu vực này là 6 quốc gia – Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Philippines, Brunei.

Nguyên nhân xung đột là vị trí quan trọng chiến lược của quần đảo, khu vực này giàu tài nguyên sinh học và có thể có những mỏ dầu và khí đốt trữ lượng lớn.

Một phần quần đảo do các đơn vị quân đội Việt Nam đóng giữ, một phần bị chiếm giữ bởi các đơn vị Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Đài Loan. Thường xuyên xảy ra những cuộc đụng độ nhỏ, năm 2008, Philippines tuyên bố, họ sẽ “chiến đấu đến người thủy binh và lính thủy đánh bộ cuối cùng” vì quần đảo Trường Sa. Có khả năng xảy ra chiến tranh lớn. Cả 6 quốc gia trong những năm gần đây đều tăng cường quân đội, nhất là hải quân, hạm đội tàu ngầm, không lực hải quân được chú ý hơn.

Việt Nam

“Cựu” địch thủ của Trung Quốc, từng bị Trung Quốc đô hộ 1.000 năm, cho đến thế kỷ X. Là đối thủ của Trung Quốc tranh giành ảnh hưởng đối với các nước láng giềng Đông Nam Á, Việt Nam có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc về quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Khi Việt Nam còn là đồng minh của Liên Xô, thì không có nguy cơ lớn đối với Việt Nam, nhưng hiện nay, nguy cơ tăng mạnh. Ban lãnh đạo Việt Nam đang tăng cường quân đội, tìm kiếm các quan hệ với Mỹ (có tin đồn, thậm chí Việt Nam sẵn sàng cho Mỹ sử dụng Cam Ranh làm căn cứ quân sự), cũng cố quan hệ hệ tác với Ấn Độ.

Ấn Độ

Trung Quốc coi bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ là một phần của Nam Tây Tạng và nghĩa là một phần lãnh thổ của mình. Ấn Độ muốn Trung Quốc trả lại vùng lãnh thổ Aksai Chin. Trung Quốc đang đẩy mạnh hợp tác kinh tế, quân sự với Pakistan, Bangladesh, những nước về lịch sử và văn hóa là một bộ phận của nền văn minh Ấn Độ. Trung Quốc đang tăng cường ảnh hưởng ở các nước giáp giới Ấn Độ mà giới tinh hoa Ấn Độ coi là vùng ảnh hưởng của mình là Nepal, Butan, Sri Lanka.

Ấn Độ cũng không thích thú gì việc Trung Quốc chiếm giữ Tây Tạng. Đáp lại, Ấn Độ đang tăng cường sức mạnh quân đội, tăng cường hợp tác với Mỹ, Nga. Khả năng xảy ra chiến tranh lớn bị hạn chế bởi sự hiểm trở của biên giới Trung-Ấn, núi non.

Afghanistan

Trung Quốc coi tỉnh Badah Shan là lãnh thổ “lâu đời của Trung Quốc”. Nhưng trong khi chiến tranh liên miên diễn ra ở Afghanistan, Trung Quốc chú ý hơn đến bành trướng kinh tế. Rõ ràng là khi Mỹ và các đồng minh rút khỏi Afghanistan, Trung Quốc sẽ là “anh cả” ở khu vực này và sẽ giành được những tài nguyên họ cần mà không cần chiến tranh. Afghanistan bị tàn phá, nước này cần những khoản đầu tư lớn vào hạ tầng, mà Trung Quốc thì có tiền.

Tadjikistan

Trung Quốc yêu sách chủ quyền đối với 28.000 km² ở khu vực Đông Pamir. Tháng 1.2011, Tadjikistan đã nhượng 1.000 km² lãnh thổ tranh chấp cho Trung Quốc. Xét tới tiềm lực quân sự thực tế là bằng không so với Trung Quốc của Tadjikistanа, thì sớm hay muộn, nước này cũng phải giao nộp toàn bộ các lãnh thổ “tranh chấp” cho Trung Quốc, thậm chí cả các vùng lãnh thổ khác nữa (xét tới khả năng nội chiến ở nước này). Lối thoát duy nhất đối với Tadjikistan là trở lại trong thành phần nước Nga.

Kirgyzya

Năm 1996 và 1999, Kirgyzya đã cắt cho Trung Quốc gần 12 km² lãnh thổ và tạm thời Trung Quốc bằng lòng với điều đó. Nhưng xét tới tình hình khốn khó của Kirgyzya: các khó khăn kinh tế, quân đội yếu ớt, xung đột sắc tộc (giữa những người dân tộc Kirgyz và Uzbek), khả năng hỗn loạn lan sang từ Afghanistan, Kirgyzya sẽ không tránh khỏi số phận “miếng mồi” của kẻ mạnh. Giống như đối với Tadjikistan, trong hoàn cảnh khủng hoảng thế giới, cách cứu vãn dân tộc duy nhất để khỏi bị “Trung Quốc hóa” hoặc Hồi giáo cực đoan hóa là quay trở lại thành phần nước Nga.

Kazakhstan

Năm 1992-1999 đã diễn ra một quá trình đàm phán ngoại giao, kết quả là Trung Quốc giành được 407 km² lãnh thổ Kazakhstan. Trung Quốc không còn nêu ra vấn đề lãnh thổ nữa và nó được coi là đã giải quyết xong. Nhưng Kazakhstan dân cư thưa thớt, tiềm lực quân sự yếu, biên giới với Trung Quốc dài (hơn 1.700 km) và cách Trung Quốc ứng xử khi cần sống sót là điều dễ hiểu.

Mông Cổ

Nước này được coi là sự tiếp tục của khu vực Nội Mông và tương ứng là sự tiếp tục tự nhiên của Trung Quốc. Trong thế kỷ XX, Trung Quốc đã không nuốt chửng được nước này chỉ là nhờ sự bảo trợ của Liên Xô hùng mạnh. Mông Cổ đáng quan tâm đối với Trung Quốc ở chỗ với diện tích lớn, nước này gần như không có dân cư (2,7 triệu người), không có quân đội thực sự (gần 9.000 quân).

Nga

Năm 1991, М. Gorbachev ký hiệp ước, theo đó biên giới chạy theo giữa lòng sông Amur. Trước đó, biên giới chạy theo bờ sông Amur, bên phần đất Trung Quốc. Năm 2004-2005, V. Putin đã cắt cho Trung Quốc 337 km² lãnh thổ Nga. Tại đây, vấn đề lãnh thổ dường như đã được giải quyết, nhưng “sự thèm ăn thức tỉnh trong khi ăn”. Trung Quốc đang đứng trước ngã ba đường và nếu như họ chọn bành trướng ra bên ngoài thì Nga sẽ là “đối tượng” có khả năng nhất. Tạm thời, Trung Quốc hạn chế ở việc chiếm lĩnh về kinh tế các vùng lãnh thổ Nga và di dân đến các vùng lãnh thổ hầu như trống rỗng của Siberia và Viễn Đông.

Những nạn nhân đầu tiên có khả năng nhất của sự bành trướng của Trung Quốc

Những nạn nhân đầu tiên của Trung Quốc rõ ràng sẽ là:

- Đài Loan: Theo lập trường nguyên tắc của Trung Quốc thì Đài Loan là bộ phận của nền văn minh Trung Hoa. Nhưng cũng có khả năng cho lối thoát hòa bình nếu như giới tinh hoa Đài Loan kìm nén được các tham vọng của mình. Nếu như xảy ra một chiến dịch quân sự thì nạn nhân sẽ nhiều, nhưng thiết nghĩ Mỹ và phương Tây sẽ chỉ làm ầm ĩ, chứ sẽ không thực sự tham chiến.

- Các nước phía Bắc: Nga, Mông Cổ, Kazakhstan, Kirgyzya, do đây là những vùng lãnh thổ dân cư thưa thớt, có nguồn tài nguyên lớn và tiềm lực quân sự yếu (các đơn vị quân đội chủ yếu của Nga bố trí ở phía Tây, nên Trung Quốc sẽ kịp giải quyết xontg tất cả các vấn đề nhằm chiếm giữ Siberia và Viễn Đông của Nga trước khi các đơn vị đó kịp tới khu vực chiến sự).

- Tấn công Ấn Độ không hấp dẫn Trung Quốc vì chiến trường không thích hợp (vùng núi), về quân số, quân đội Ấn Độ và dự trữ nhân lực của nước này cũng gần như của Trung Quốc. Trung Quốc có thể mở chiến dịch hạn chế chống Ấn Độ để yểm trợ cho đồng minh Pakistan một khi Ấn Độ tấn công Pakistan.

- Chiến tranh với Việt Nam hay bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào là bất lợi. Nguồn dự trữ nguyên liệu của các nước này hạn chế, có dân số đông, quân đội mạnh. Bởi vậy, các nước này sẽ được Trung Quốc để lại sau, họ có thể khuất phục mà không cần chiến tranh, một khi thấy số phận của các láng giềng phía Bắc của Trung Quốc, họ sẽ tự nguyên trở thành “chư hầu” của Trung Quốc.

- Nhật Bản rõ ràng sẽ là nạn nhân cuối cùng, bởi lẽ tiến hành chiếm đóng bằng đường biển là khá phức tạp. Nhưng xét tới sự thù ghét của người Trung Quốc đối với người Nhật thì số phận của họ sẽ rất bi thảm, dân cư quần đảo Nhật sẽ giảm mạnh.

Đặc điểm của sự bành trướng này là giới tinh hoa Trung Quốc sẽ không tiếc lính, tiếc vũ khí trang bị để thực hiện. Trung Quốc đang có cuộc khủng hoảng nhân khẩu nghiêm trọng, “sự già hóa” dân cư và dư thừa thanh niên, thiếu nữ giới. Càng có nhiều người mất mạng trên chiến địa càng tốt, “ung nhọt” căng thẳng xã hội trong nội địa Trung Quốc sẽ xẹp xuống. Còn nhu cầu sản xuất hàng loạt vũ khí trang bị sẽ có lợi cho nền kinh tế.

Nga có thể làm gì để tự cứu mình?

- Về mặt ngoại giao, ủng hộ việc tái thống nhất hòa bình Hoa lục và đảo Đài Loan.

- Tăng khối lượng hợp tác kinh tế. Khủng hoảng và những chấn động xã hội ở Trung Quốc là dấu hiệu cho thấy sự khởi đầu của quá trình bành trướng bằng vũ lực đã rất gần. Nga cần nền hòa bình ở Trung Quốc và sự phát triển kinh tế, văn hóa của dân cư nước này. Cần có sự bành trướng văn hóa Nga – tiếng Nga, điện ảnh, giáo dục, văn hóa.

- Liên minh chiến lược với Ấn Độ, thừa nhận các bộ phận của nền văn minh Ấn Độ là Pakistan và Bangladesh là thuộc về Ấn Độ. Tương trợ nhau trong trường hợp bị Trung Quốc xâm lược.

- Hợp tác kỹ thuật quân sự và kinh tế rộng lớn với Mông Cổ, hai nước Triều Tiên, các nước Đông Nam Á. Nối lại liên minh với Việt Nam.

- Lập tức khôi phục Hạm đội Thái Bình Dương, tăng cường mạnh mẽ lực lượng quân đội đóng tại Viễn Đông.

- Có chương trình quy mô lớn tái chinh phục Siberia và Viễn Đông (có thể lấy các kết quả nghiên cứu của Y. Krupnov làm cơ sở), giải quyết sự mất cân bằng nhân khẩu, khi mà phần lớn dân số Nga sống ở phần châu Âu của nước Nga. Có chương trình hỗ trợ sinh đẻ cho người Nga và các dân tộc bản địa ở Siberia và Viễn Đông (không dưới 3-4 con/1 gia đình).

- Giới tinh hoa Nga cần phải thể hiện ý chí sinh tồn bằng cách ngầm cảnh cáo Trung Quốc rằng, xâm phạm đất đai và khu vực ảnh hưởng của Nga (Kazakhstan, Kirgyzya, Tadjikistan, Mông Cổ) có thể dẫn tới đòn đánh hạt nhân hạn chế nhằm vào các thành phố duyên hải phồn vinh của Trung Quốc.

Tài liệu tham khảo:
1 – Vasiliev L.S. Trung Quốc cổ đại, 3 tập.-М., 1995-2006.
2 – Galenovich Yu.M. Các tác giả của tuyển tập “Trung Quốc bất bình” viết về cái gì.-М., 2010.
3 – Krupnov Yu. Mặt trời ở Nga mọc từ hướng Đông.-М., 2007.
4 – Kulpin E.S. Con người và thiên nhiên ở Trung Quốc.-М., 1990.
5 – Nepomnin O.E. Lịch sử Trung Quốc: Thời Thanh. Thế kỷ XVII-đầu thế kỷ XX.-М., 2005.
6 – Những yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh: Lịch sử và hiện tại.-М., 1979.

Nguồn: Về vấn đề bành trướng ra ngoài của con rồng vàng / Aleksandr Samsonov.

Bài chép về từ Amari Tx

HÃY XEM BÁO TRUNG QUỐC SỦA BẬY

Báo TQ xuyên tạc, đẩy hết trách nhiệm cho Thủ tướng Việt Nam


ĐÔNG BÌNH

(GDVN) - Báo TQ tuyên truyền xuyên tạc rằng chiến tranh ở Biển Đông hay không nằm trong tay Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.

Trung Quốc chủ động điều tàu đâm chìm tàu cá Việt Nam, thậm chí ngăn cản Việt Nam cứu ngư dân của tàu cá này - đây là một hành động khủng bố nhà nước, rất vô nhân đạo, không thể chấp nhận được.

Trang mạng “Tiền Thiêm” (Tầm nhìn, qianzhan.com) Trung Quốc ngày 5 tháng 7 có bài viết tuyên truyền tiếp tục luận điệu xuyên tạc, lừa đảo thường thấy của truyền thông Trung Quốc, cho rằng, Philippines và Việt Nam trước sau “gây phiền phức” cho Trung Quốc ở Biển Đông. Philippines bớt phóng túng một chút, còn chưa đem lại cơ hội cho Trung Quốc “thở” thì Việt Nam lại “thuận thế khiêu khích”.

Bài báo cho rằng, “xung đột Hoàng Sa” giữa Trung-Việt đã kéo dài hơn 2 tháng – thực ra là Trung Quốc thực hiện công cuộc xâm lược vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, bài báo có nhắc đến phun vòi rồng, đâm chìm tàu cá, bắt giữ ngư dân (đều do Trung Quốc làm), và cho rằng hai bên Trung Quốc và Việt Nam đều không có ý định nhượng bộ, xuyên tạc rằng Việt Nam dám “xông vào lãnh hải Trung Quốc”, “không chút sợ hãi Trung Quốc”.

Theo bài báo, Việt Nam như người chạy tiếp sức với Philippines để “gây hấn” với Trung Quốc, Việt Nam “đi con đường cũ” của Philippines, nhưng Việt Nam “cứng” (cứng rắn) hơn Philippines, quyết tâm “đối đầu” (để thực thi pháp luật) cũng kiên quyết hơn.

Bài báo tuyên truyền vu vạ nực cười cho rằng, trong quá trình đối phó với Việt Nam, Trung Quốc đã khó thoát được hoàn cảnh khó xử “nước lớn bị nước nhỏ bắt cóc”, rằng, bất cứ Trung Quốc làm gì ở Biển Đông hay Việt Nam chủ động “khiêu khích, gây sự” (chấp pháp), dư luận quốc tế đều đứng về phía Việt Nam (!).

Trung Quốc định đâm chìm tàu kiểm ngư Việt Nam ở vùng biển chủ quyền của Việt Nam - một hành động khủng bố đặc sắc Trung Quốc, phục vụ cho ảo tưởng "giấc mơ Trung Quốc" trên Biển Đông.

Theo tuyên truyền xuyên tạc của bài báo, Trung Quốc nếu thể hiện cứng rắn chắc chắn sẽ bị Mỹ và Nhật Bản cầm lấy “quả ớt cay”, tuyên truyền mối đe dọa từ Trung Quốc, nhưng bài báo nói rằng “Trung Quốc là nước lớn, không thể bị nước nhỏ dắt mũi, tùy ý để các nước như Việt Nam gây sóng gió ở Biển Đông”.
Bài báo tiếp tục đổ tội cho người khác, rằng, ưu thế của nước nhỏ ở chỗ, giỏi “ngụy trang” mình trở thành hình tượng “kẻ yếu bị ăn hiếp”, điều này làm cho Trung Quốc “bị động”, theo đó, bài báo đẩy trách nhiệm về phía Việt Nam cho rằng “quyền quyết định tái chiến” (tiếp tục chiến tranh) ở Biển Đông cũng được Việt Nam nắm chắc.

Nhưng, bài báo thừa nhận một lý do để Trung Quốc ngông cuồng gây hấn ở Biển Đông, rằng, nếu Trung Quốc không cứng rắn trong “vấn đề chủ quyền” (ăn cướp biển đảo của Việt Nam), thì sẽ không thể làm dịu thái độ bất mãn ở trong nước. Trung Quốc và Việt Nam tiếp tục tiến hành “khẩu chiến”, “vòi rồng chiến” (tàu Việt Nam không có vòi rồng) chỉ có thể là “kế tạm thời thích nghi”.

Bài báo đẩy quả bóng, xuyên tạc về phía Việt Nam cho rằng, khả năng Trung Quốc và Việt Nam có tiếp tục nổ ra chiến tranh ở Biển Đông hay không nằm trong tay Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. 

Thái độ của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông ngày càng cứng rắn, cộng với đàm phán ngoại giao của các bên rơi vào cục diện bế tắc “ăn miếng trả miếng”, xung đột trên biển có thể xuất hiện sai lầm chí tử, làm cho “tranh chấp Biển Đông” phức tạp xuất hiện phương hướng nguy cơ mới tiềm tàng.

Trung Quốc cho tàu chiến xâm lược vùng biển chủ quyền của Việt Nam

Thực ra, chỉ có Trung Quốc nhảy vào tranh chấp, nhảy vào xâm lược lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam và các nước khác ở Biển Đông, chứ bản thân Biển Đông trước đây vốn không có tranh chấp. Hơn nữa, Trung Quốc khước từ đàm phán ngoại giao, trong khi Việt Nam mở rộng cánh cửa đối thoại. Biển Đông xảy ra tình hình thế nào đều do Trung Quốc chủ động gây hấn, khiêu khích mà thôi.

Bài báo gắp lửa bỏ tay người, cho rằng, giữa Trung-Việt có thể bùng phát chiến tranh quy mô lớn thực sự ở Biển Đông bất cứ lúc nào, cuộc chiến giữa Trung-Việt ở Biển Đông phải chăng xuất hiện sự chuyển ngoặt, phải chăng thực sự phải dùng vũ lực, hoàn toàn tùy thuộc vào sự lựa chọn của Việt Nam. Trung Quốc tuy “quyết tâm, kiên quyết bảo vệ (xâm lược) chủ quyền quốc gia (nước khác)”, nhưng Trung Quốc sẽ “không nổ phát súng đầu tiên” (?).

Bài báo cho rằng, nếu Việt Nam dám nổ phát súng đầu tiên thì Trung Quốc và Việt Nam sẽ lại nổ ra chiến tranh trên biển, do đó, bài báo đẩy quả bóng về phía Việt Nam, rằng cuộc chiến nếu có nổ ra hay không tùy thuộc vào Việt Nam.

Bài báo dẫn báo đảng Trung Quốc – tờ “Nhân Dân nhật báo” phiên bản hải ngoại gần đây cũng dùng luận điệu xuyên tạc, vu cáo, lăng nhục cho rằng: “Để cướp chủ quyền Hoàng Sa của Trung Quốc, Việt Nam đã đi đến bước giở mọi thủ đoạn. Cố tình để bản thân rơi vào nguy hiểm để tạo ra sự cố, đây là thủ đoạn lớn quen dùng của Việt Nam”.

Trung Quốc tập trung triển khai lực lượng quân sự ở Biển Đông

Bài báo này đã dùng nhiều từ ngữ chửi rủa kiểu đầu đường xó chợ như: “cướp, giở mọi thủ đoạn, gây sự cố, quấy rối cường độ mạnh, ý đồ nham hiểm, để ngoài tai, ngày càng táo tợn” để vu vạ cho Việt Nam, qua đây, Trung Quốc muốn đổi trắng thay đen, hy vọng được thế giới hiểu, hy vọng có thể ép Việt Nam với luận điệu khó chấp nhận là hy vọng“sáng suốt quay đầu”.

"NÓI LẤY ĐƯỢC" THÌ KHÁC GÌ TRUNG QUỐC?

"Nói lấy được" thì khác gì Trung Quốc?



Mấy hôm nay tắt điện thoại, không vào mạng để tập trung làm việc riêng. Nhức đầu, vào fb giải lao bỗng thấy bực mình ! Ấy là một số người trên f cứ thích nói lấy được, vì để ra vẻ thông minh hay đầu óc có vấn đề không biết!

- Chuyện các anh CSGT đội 12 ở HN mời 2 sĩ tử ăn cơm, hay chở 2 nữ sinh bị lạc kịp đến trường thi cũng bị xuyên tạc thành các anh "diễn"! Mong nhiều người "diễn" như các anh CSGT trên cho các em được nhờ!

- Phu nhân Chủ tịch nước ăn hết "suất cơm 2 ngàn đồng" cũng bị xuyên tạc là ăn tranh của người nghèo thì kẻ nói ra là quá ngụ, thậm chí là quá đểu! Ông nào chê liệu có dám đến ăn cùng người nghèo để hiểu hơn người nghèo rồi trả 2 ngàn đàng hoàng sau đó biếu 60 triệu là tiền cá nhân, nhờ quán mua gạo thức ăn cho người nghèo như bà phu nhân Chủ tịch? Vợ các sếp to nhỏ rồi cả vợ những người không nghèo cứ được như thế đi, đến ăn, thăm hỏi bà con, động viên tình nguyện viên rồi ủng hộ 6 triệu thôi, hay vài trăm ngàn cũng được thì tốt biết bao!

- Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh lườm thằng Dương Khiết Trì mà cũng có người chê không biết ngoại giao! Nếu ông này cười toe toét, ôm hôn thắm thiết thì là biết cách ngoại giao à?

- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói với cử tri TP HCM về Hoàng sa đại để: đời này không lấy lại được thì đến cả đời con đời cháu vẫn tiếp tục đòi lại bị xuyên tạc thành: bây giờ không đòi để đời con đời cháu đòi! Xưa Bác Hồ bảo "Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa..."chắc gặp mấy vị thông thái này cũng bị xuyên tạc rằng Bác bảo: cứ đánh tà tà để con cháu nó đánh tiếp!

Giặc đang xâm lấn bờ cõi, là dân Việt nên thiện tâm đoàn kết đẻ cùng nhau chống giặc. Cứ nói lấy được thì khác gì thằng Tàu cố tình đâm va húc vào ta lại xưng xưng bảo ta húc nó...1500 lần!

P/s: Hì hì, hiện tượng này không lạ, người xưa đã nói "Yêu nhau củ ấu cũng tròn/Ghét nhau quả bồ hòn cũng méo"...

Nguồn: Phươcbeo

ÁNH ĐÈN ĐƯỜNG

LâmTrực@


Cuối cùng cũng là một kết thúc có hậu. Anh luôn mong cô hạnh phúc, có lẽ đó là điều duy nhất anh luôn nghĩ khi nghĩ về cô.

- Cuối năm nay em lấy chồng.

Anh biết trước, sẽ có một ngày cô sẽ nói với anh câu này.

- Anh có biết ai chụp hình ở bãi biển không?

- Ai đó là anh được không? em đang ở bãi biển hả?

- Chưa, nhưng sẽ, em muốn kết hợp chụp hình cưới luôn.

Buồn hay vui, anh cũng không rõ lắm. Anh đang lang thang nơi thành phố xa lạ, lại lặng lẽ một mình, lại nhìn xuống đường nơi có ánh đèn đường vàng mà anh nghĩ đến cô...Một năm trước, anh gặp cô, chụp hình cho cô và cô hỏi anh - mai mốt em lấy chồng, anh có chụp hình cưới cho em không? Anh còn nhớ anh đã trả lời rằng anh sẽ chụp, nhưng chỉ chụp cho cô thôi, anh muốn thấy cô trong bộ váy cưới...nhưng anh sẽ không chụp hình chú rể đâu.

Có một lần, anh và cô bị hỏng xe giữa đèo, anh đứng đó ôm cô giữa trời tối mịt mùng, nhưng trong lòng chẳng chút gì lo lắng. Từng đoàn xe chạy ngang qua, ai cũng bấm một nhát còi...Giây phút đó, anh biết rằng, chỉ cần cô vui, cô hạnh phúc, cô muốn làm bất cứ điều gì, anh cũng ủng hộ.

Mỗi ngày, anh đều theo dõi bước cô đi, biết tính cô, biết những buồn vui của cô, nhưng như cây đèn đường bên căn phòng cũ, tôi chỉ có thể đứng đó im lặng nhìn vào. Cô sẽ lấy chồng, cây đèn đường bên căn phòng vẫn đứng đó, nhưng không hắt đèn vào phòng nữa, nó lại nhìn xuống đường, nơi có những người đêm đêm qua lại, mặc cho mưa gió hay trăng thanh....

YÊU MỘT NGƯỜI ...TRƯỞNG THÀNH

Yêu một người trưởng thành....

Yêu một người trưởng thành, những tin nhắn thưa hơn. Không vồ vập hỏi han sáng, trưa, chiều, tối. Chỉ những lúc thật sự cô độc mới nhắn một tin ngắn "Hà Nội mưa anh ạ!".

Yêu một người trưởng thành, những cuối tuần không hối hả diện đồ đẹp ra phố. Họ ăn mặc bình thường chọn một góc tĩnh lặng để nép mình vào tìm bình yên. Họ không nói với nhau quá nhiều, không cười to, không gây sự chú ý của người khác, tất cả là một sự im lặng đầy thấu hiểu.

Yêu một người trưởng thành, sự quan tâm lặng lẽ âm thầm. Những cái thở dài cũng được cất giấu kỹ lưỡng để người còn lại an tâm. Họ hiểu rằng, chỉ khi người kia yên ấm mình mới có thể an ủi phần nào.

Yêu một người trưởng thành, đàn ông trở nên chững chạc, phụ nữ trở nên đằm thắm. Họ vẫn nghĩ về nhau nhưng không ồn ã. Vẫn ghé facebook nhau mỗi ngày, vẫn thấy cái nick yahoo bật sáng, vẫn cập nhật liên tục những dòng status nhưng tất cả chỉ âm thầm - không like, không comment.

Yêu một người trưởng thành, người ta không nhắc về hai từ "mãi mãi". Người ta ý thức được lời nói và có trách nhiệm với những lời hứa đó. Họ tôn trọng nhau và tự hứa với lòng trân trọng ngày hôm nay.

Yêu một người trưởng thành, là giữ lại cho mình những nỗi buồn riêng. Người yêu cũ lập gia đình hay những điều đại loại như thế, cả hai đều biết nhưng lại dành cho nhau một khoảng trống kỷ niệm.

Yêu một người trưởng thành, người ta nghĩ về những bữa cơm. Qua những lần hẹn hò quán cóc, cà phê, họ nghĩ đến bữa cơm ấm áp có 2 người cùng nấu, cùng vây quần bên nhau sớt chia đắng cay mặn ngọt.

Yêu một người trưởng thành, người ta ý thức được mình đang ở đâu. Không viển vông về thiên đường trải thảm hay những giấc mơ diệu vợi. Họ hiểu mình cần gì và thiếu gì.

Yêu một người trưởng thành, người ta thấy mình trưởng thành hơn...

Nắng Hạ (St)