Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

VỤ TRỰC THẲNG RƠI VÀ SỰ KHỐN NẠN TỘT CÙNG CỦA NHỮNG KẺ LÀM BÁO

Vụ trực thăng rơi và sự khốn nạn tột cùng của những kẻ làm báo.


Khoảng 7h30 sáng ngày 7/7/2014, chiếc máy bay Mi-171 mang số hiệu 01 của Trung đoàn không quân trực thăng 916, Sư đoàn Không quân 371, thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân chở 21 cán bộ, chiến sĩ bay huấn luyện nhảy dù. Đến khoảng 7h46’ máy bay bị rơi tại thôn Bình Yên, xã Hoà Lạc, huyện Thạch Thất , Hà Nội khiến 16 chiến sĩ hi sinh tại chỗ, 5 chiến sĩ còn lại được khẩn trương cấp cứu. Nhưng đến sáng ngày 8/7, hai chiến sĩ nữa đã không qua khỏi, nâng tổng số người hi sinh lên 18 người. 3 chiến sĩ còn lại đã có dấu hiệu hồi phục.

Ảnh: Cô PV Hạnh Nguyễn - kẻ nhân danh nhà báo gây rối khu vực máy bay rơi

Sau khi vụ tai nạn xảy ra, các cơ quan chức năng đã nhanh chóng vào cuộc, khoanh vùng bảo vệ, cấp cứu người bị thương, thu dọn hiện trường. Bên cạnh đó, các báo nhanh chóng vào cuộc, cung cấp cho độc giả những tin tức nhanh chóng về sự việc xảy ra. Có thể nói, với những thông tin được tường thuật trên báo chí đã giúp độc giả trong cả nước và nước ngoài nắm bắt sự việc. Tuy nhiên, với sự yếu kém, cẩu thả của không ít phóng viên, nhà báo, thậm chí cả ban biên tập của một số báo chí điện tử thì ngoài sự đau xót về sự hi sinh của nhân dân dành cho các chiến sĩ còn là sự phẫn nộ với cách đưa tin mất dạy, bồi bút rẻ tiền.

Để tạo sự “tin cậy” đối với độc giả, báo Kiến thức (kienthuc.net.vn) cập nhật lúc 17h10’ ngày 7/7 với nội dung “Theo nguồn tin từ viện Bỏng quốc gia cho hay, lúc 16h chiều nay (7/7) , do bị thương quá nặng 3 trong 5 chiến sĩ được đưa đi cấp cứu tại đây đã hi sinh, nâng tổng số chiến sĩ hi sinh trong vụ tai nạn lên con số 19”. Báo Người lao động của Liên đoàn lao động Tp Hồ Chí Minh còn “hoành tráng hơn” khi có được nguồn tin từ cấp cao hơn “Tin tối 7-7 từ Văn phòng Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn cho biết đã có thêm 3 chiến sĩ nữa hy sinh, nâng số cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong vụ trực thăng rơi sáng cùng ngày lên con số 19 và 2 người khác bị thương”. Và thông tin cập nhật “đáng tin cậy” của hai tờ báo điện tử này đã được hàng loạt báo điện tử, trang tin điện tử trich dẫn, đăng tải lại, gây hoang mang trong dư luận cả nước về sự thảm khốc của vụ việc.



Có thể nói, đây là sự việc “đặc biệt nghiêm trọng” và có liên quan an ninh quốc phòng, bí mật quân sự nên mọi thông tin chắc chắn phải được kiểm duyệt chặt chẽ trước khi cung cấp tới người dân cả nước. Và vì vậy, với kiểu đăng tin “từ viện Bỏng quốc gia” hay “Văn phòng Uỷ ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn” như hai báo trên đăng tải là vấn đề xuyên tạc thông tin, cung cấp thông tin không được kiểm chứng dẫn đến sai lệch vấn đề, gây hoang mang trong dư luận.

Ngoài ra, trong quá trình tác nghiệp, có phóng viên còn quá lạm dụng vào chức vụ và tấm thẻ nhà báo của mình để gây cản trở cho công việc tìm kiếm cứu nạn và bảo mật thông tin quân sự. Cụ thể là một nữ phóng viên của VTC14 với địa chỉ facebook là Hạnh Nguyễn đã gây rối, chửi bới lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ tại khu vực máy bay rơi, bắt buộc lực lượng chứng năng phải cưỡng chế đưa về đồn công an. Tại đây, phóng viên này tiếp tục có những hành vi chống đối lực lượng chức năng. Thậm chí, sau khi kết thúc vụ việc, phóng viên này đã viết lên trang cá nhân của mình những từ ngữ coi thường cả những cán bộ chiến sĩ đang làm nhiệm vụ.



Sự phẫn nộ của độc giả lên đến cực điểm khi báo Công luận (congluan.vn) là tạp chí điện tử của Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam đăng tải một bức hình với lời dẫn “ “Chiến lợi phẩm” từ xác trực thăng rơi trên mái nhà dân”. Có lẽ phóng viên viết bài và cả ban biên tập đều không đủ vốn tiếng Việt để diễn đạt những suy nghĩ của mình. Xin nhường suy nghĩ, đánh giá cho các bạn đọc bài viết này và Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam.


Đạo đức nghề báo trong thời buổi công nghệ hiện đại đã không ít lần bị chính người trong nghề cảnh báo, lên tiếng. Tuy nhiên, với sự việc xảy ra như vậy, có thể nói không ít kẻ đang làm báo, thậm chí giữ trong mình tấm thẻ nhà báo đã tự đánh mất giá trị của mình khi chỉ xứng đáng với vai trò của những bồi bút, làm báo chộp giật, chiêu trò câu khách rẻ tiền làm mất niềm tin của độc giả vào chính bản thân họ và nền báo chí hiện nay. Thiết nghĩ, Nhà nước, các cơ quan quản lý báo chí cần phải có những chế tài mạnh hơn nữa để xử lý những lều báo như thế này.

Nguồn: Củ Hành

New York Times: SỰ BẠO TÀN CỦA TRUNG QUỐC TRONG CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI 1979

New York Times viết về sự bạo tàn của Trung Quốc trong chiến tranh biên giới 1979


Đăng Bởi Một Thế Giới

Ảnh: Bà Hiền chưa bao giờ có thể quên hết nỗi kinh hoàng của cuộc chiến tranh biên giới 1979

Chiến tranh biên giới 1979 bạo tàn làm tối đi cái nhìn của Việt Nam về quan hệ với Trung Quốc (Shadow of Brutal '79 War Darkens Vietnam's View of China Relations) là một bài phóng sự của báo Mỹ New York Times, viết từ Lạng Sơn. 

Một Thế Giới xin lược dịch.

Quân xâm lược được lệnh tiêu diệt không thương tiếc

Hà Thị Hiền chỉ mới 14 tuổi, khi pháo Trung Quốc (TQ) nã rền vượt các ngọn đồi xuống quanh nhà em ở miền bắc Việt Nam và hàng trăm quân TQ tràn qua biên giới. 

Hiền còn nhớ em cùng cha mẹ chạy nhanh qua những cây mận, mái tóc dài đến eo của em tung bay trong gió khi họ chạy trốn bọn xâm lược. Nhưng họ chạy đúng vào hướng quân thù tiến đến. 

Vài phút sau, người mẹ bị bắn chết ngay trước mặt Hiền, cha em bị thương nặng. Bà Hiền nay 49 tuổi, kể: "Tôi rất sợ, lúc ấy không thể nghĩ mình sẽ sống sót. Đạn vãi quanh tôi, tôi nghe được tiếng đạn bay và ngửi thấy mùi thuốc súng". 

Bà Hiền đưa tay sát đầu để mô tả đạn bay sát, vào ngày đầu tiên của cuộc chiến ngắn ngủi nhưng tàn khốc. 

Bà Hiền thăm mộ người mẹ đã bị quân TQ bắn chết ngày 17.2.1979 

Chiến tranh biên giới 1979, do lãnh tụ Đặng Tiểu Bình ra lệnh "dạy cho Việt Nam một bài học", để trả đũa việc Việt Nam đưa quân tình nguyện qua Campuchia ngăn chặn những hành vi diệt chủng của đồng minh Khơme Đỏ của TQ.

Hai bên đều tuyên bố chiến thắng nhưng đều chịu tổn thất nặng nề. Những hoài niệm về cuộc chiến ấy hằn mãi dọc vùng biên giới, không chỉ về số binh sĩ hai bên tử trận, mà còn vì quân TQ đốt phá xóm làng khi rút quân, phá hủy bệnh viện và trường học. Sau này, quân đội TQ gọi đó là "nụ hôn tạm biệt". 

Lạng Sơn nay đã được tái thiết, những tòa nhà cao tầng sáng đèn tạo cảm giác về một điểm thương mại thịnh vượng. Nhưng người ở đây vẫn còn nhớ một dòng sông toàn xác chết, vẫn nhớ phải mất bao lâu mới bay tan hết mùi tử khí. 

Ước tính tổng số lính hai bên bị giết là 50.000 quân, cộng thêm 10.000 dân thường Việt Nam bị giết. Lính TQ được chỉ đạo phải tàn nhẫn "thể hiện những cảm xúc cực đoan", theo một cựu sĩ quan tình báo TQ: 

Xu Meihong đã qua Mỹ định cư và là người góp phần kể nhiều chuyện trong cuốn sách sử về cuộc chiến tranh biên giới mang tựa "Chiến lược quân sự TQ trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ ba" của tác giả Edward C. O’Dowd.

Dũng sĩ diệt quân xâm lược

Việc Trung Quốc quyết định san bằng Lạng Sơn để lại ấn tượng sâu sắc nơi một học sinh trung học, anh Lương Văn Lang nay là một bảo vệ. Anh kể: "Tim tôi tràn hận thù, toàn thành phố bị phá hủy, mọi thứ đều là đống đổ nát".

Hai năm sau khi lính TQ rút, Lang được tuyển làm tay súng bắn tỉa ở đơn vị dân phòng, nhằm chống TQ thực hiện các cuộc đánh lén suốt những năm 1980. Lang kể: "Tôi thường thức giấc lúc 2 giờ sáng, từ một cao điểm trông thấy lính TQ đào hầm. Đồi của chúng thấp hơn đồi của chúng tôi, đôi lúc chúng chuyển lên cao hơn. Chúng tôi chờ khi chúng chuyển đi thì bắn chúng". 

Lang đã tiêu diệt 6 tên lính TQ trong 10 ngày, anh tự hào kể và vì lòng can đảm cùng việc bắn hạ địch chính xác, Lang được trao tặng 3 huy chương mà nay anh trân trọng cất giữ trong một chiếc hộp lót vải satin.
Sau khi Việt Nam và TQ bình thường hóa quan hệ năm 1991, quan hệ hữu nghị anh em ấm lại, thương mại vùng biên nở hoa, những hoài niệm về chiến tranh tàn phai. 

Nhưng các hoài niệm ấy ồ ạt trở lại hồi cách đây 2 tháng, khi TQ đưa giàn khoan Haiyang Shiyou 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ngày nào cũng có chuyện tàu TQ đâm va, rượt đuổi tàu Việt Nam. 

Bà Hiền nay mở một khách sạn ở Lạng Sơn đón khách du lịch TQ, nói bà vẫn nhớ nỗi kinh hoàng thời niên thiếu. Sau khi mẹ bà bị lính TQ giết, bộ đội biên phòng Việt Nam nhờ một người phụ nữ lớn tuổi trông nom người thiếu nữ. Họ khuyên hai người mất gia đình cùng những người đồng cảnh ngộ đến trú ẩn trong một cái hang. 

Bà Hiền kể: "Hàng trăm người đã bị giết ở đó. Tôi nhìn thấy một chị bị chặt hết hai đùi, nằm trên khoảnh đất. Nhìn mắt chị, biết chị còn sống và xin cứu, nhưng chúng tôi chẳng thể làm gì. Tôi sẽ không bao giờ quên được...".

Mỹ sẽ gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam?

Cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 giữa TQ với Việt Nam chỉ kéo dài chưa tới 1 tháng, nhưng kinh hoàng đến độ di sản của cuộc chiến này thấm lan sang mối quan hệ căng thẳng hiện nay giữa Việt Nam và TQ, vì cuộc tranh chấp chủ quyền trên biển Đông. 

Việt Nam đã phải triển khai nghệ thuật sống cạnh một láng giềng quyền lực, một kỹ năng đã được khổ luyện suốt hàng ngàn năm bị TQ đô hộ và trải qua hơn chục cuộc chiến tranh với TQ. 

Nhưng với TQ ngày càng giàu hơn, quân đội mạnh hơn và nhiều tham vọng hơn bao giờ hết, tinh thần ghét TQ của người Việt dâng cao. 

Năm 2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc ấy, ông Leon E. Panetta thăm vịnh Cam Ranh, nơi Mỹ từng có căn cứ lớn thời chiến tranh Việt Nam, nhưng quân đội Việt Nam vẫn giữ khoảng cách với Mỹ.

Một phần lý do của sự xa cách: Mỹ cấm bán vũ khí Mỹ cho Việt Nam, nhưng Washington đang ngày càng quan tâm gỡ bỏ lệnh cấm này và ứng viên Đại sứ Mỹ ở Việt Nam Ted Osius, khi điều trần trước Thượng viện hồi tháng 6, đã đề nghị Mỹ nên xem xét gỡ bỏ lệnh cấm này.

Hiện Việt Nam chủ yếu mua vũ khí Nga, Ấn Độ và Israel. Việt Nam đã nhận 2 tàu ngầm lớp Kilo của Nga và đặt mua 4 chiếc nữa.

Nhật cũng hứa cung cấp tàu tuần duyên. Và nhằm khuyến khích Việt Nam đón nhận nhiều thêm từ Washington, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã tuyên bố gói 18 triệu USD giúp phương tiện phi sát thương cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam, khi ông thăm Việt Nam hồi tháng 12.2013.

Việt Nam không muốn Mỹ can thiệp, theo ông Đặng Đình Quý, chủ tịch Viện Ngoại giao Việt Nam. Ông nói: "Chúng tôi không kỳ vọng có sự giúp đỡ của bất kỳ ai. Chúng tôi tin tưởng có thể tự giải quyết được vấn đề. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo đuổi chiến lược hiện nay nhằm tránh va chạm và nếu điều đó có xảy ra, chúng tôi sẽ cố gắng xử lý. Chúng tôi hoan nghênh những ai sử dụng biển Đông nếu họ bảo đảm hòa bình, ổn định và trật tự trên khu vực này".

Trần Trí (lược dịch từ New York Times)

GIÁO SƯ CARL THAYER: LO NGẠI NHẤT LÀ MỸ VÀ TRUNG QUỐC MÓC NGOẶC VỚI NHAU Ở BIỂN ĐÔNG

Giáo sư Carl Thayer: Lo ngại Mỹ-Trung Quốc móc ngoặc ở Biển Đông


Hồng Thủy/GDVN 

Giáo sư Carl Thayer.

Khoai@: Đây là một dự báo có cơ sở khoa học, bởi lịch sử đã cho thấy, vì lợi ích của mình, các nước lớn sẵn sàng móc ngoặc, thỏa thuận với nhau trên lưng các nước nhỏ. Với Mỹ và Trung Quốc, điều này là rát có khả năng xảy ra, bởi đã hơn một lần họ làm thế với Việt Nam.

The Straits Times ngày 12/7 đưa tin, trong ngày cuối của Đối thoại Chiến lược - kinh tế Trung - Mỹ thường niên tại Bắc Kinh, Trung Quốc đã từ chối kêu gọi của Mỹ về việc phải tuân thủ luật pháp quốc tế trong vấn đề Biển Đông.

Tiến sĩ Patrick Cronin, Giám đốc Chương trình châu Á - Thái Bình Dương từ Trung tâm An ninh mới của Mỹ cho rằng Mỹ cần xuất hiện ngay bây giờ với chiến lược áp đặt cái giá phải trả nhằm ngăn cản Trung Quốc thực hiện chiến lược "ép buộc phù hợp" ở Biển Đông.

Ông nói, hành động của Trung Quốc cho đến nay được thiết kế thông qua thủ đoạn phi quân sự, trong khi Bắc Kinh đưa ra thông điệp với láng giềng: Muốn tìm kiếm quan hệ thương mại tốt hơn với Trung Quốc cần phải cung cấp cho Bắc Kinh quyền kiểm soát nhiều hơn đối với an ninh và tài nguyên trên Biển Đông.

Cronin cũng cho rằng tính ưu việt của Mỹ sẽ không bền vững và Washington phải làm nhiều hơn để đối phó với một Trung Quốc đang lên. Kêu gọi cứng rắn của các học giả Mỹ phản ánh sự thất vọng ngày càng tăng sau Đối thoại Chiến lược - kinh tế Trung - Mỹ tại Bắc Kinh cho thấy 2 nước xem xét vấn đề Biển Đông như thế nào.

Các diễn giả tại Hội thảo Biển Đông lần thứ 4 do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược - quốc tế (CSIS) tổ chức chủ yếu đề nghị Mỹ cần thực hiện một chương trình tính toán lực lượng và biện pháp áp đặt cái giá Trung Quốc phải trả đối với bất kỳ hành động khiêu khích nào ở Biển Đông.

Giải pháp mà các học giả này kiến nghị bao gồm tăng cường các chuyến bay trinh sát của Mỹ có thể nhìn thấy trong các "khu vực tranh chấp" (có nhiều khu vực không hề có tranh chấp, Trung Quốc vẫn nhảy vào gây sự - PV), cung cấp thiết bị cho các đồng minh, tăng cường thăm viếng trao đổi quân sự trong khu vực, thúc đẩy các cuộc tập trận, diễn tập chung.

Thậm chí Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ đã chỉ trích Trung Quốc là kẻ "háu ăn, gây hấn trơ trẽn" ở Biển Đông, nếu Mỹ tiếp tục không hành động sẽ mang lại "cái chết của hàng ngàn vết cắt".

"Chúng ta phải trực tiếp hơn, tích cực hơn, chúng ta phải trao quyền cho bạn bè và các đồng minh của mình trong khu vực để họ tham dự trực tiếp và tích cực hơn", ông nói. Rogers cũng cho rằng đến nay Mỹ đã tỏ ra quá "coi trọng" sự nhạy cảm của Trung Quốc mà trong trường hợp tương tự chưa bao giờ Mỹ bỏ qua với bất cứ quốc gia nào.

Cũng tại hội thảo Biển Đông lần này, Bắc Kinh đã bị các học giả quốc tế chỉ trích về sự miễn cưỡng không chịu đưa tranh chấp hàng hải ở Biển Đông ra cơ quan tài phán quốc tế.

Sau khi thảo luận sôi nổi, trong đó các chuyên gia pháp lý từ Trung Quốc, Philippines và Việt Nam đưa ra quan điểm của mình, chuyên gia luật pháp Đông Á Jerome Cohen mỉa mai: Một quốc gia có thể nói yêu sách của tôi rất phù hợp với UNCLOS, tòa án không có thẩm quyền, mà tôi cũng không có nghĩa vụ phải nộp thuyết trình yêu sách của mình cho tòa án (Luật Biển Quốc tế)?

Cohen cho rằng, dù tòa án có cho rằng Trung Quốc đúng và họ không có thẩm quyền đi chăng nữa, nhưng Bắc Kinh cũng không nên đánh mất cơ hội làm những gì họ có nghĩa vụ phải làm.

Đại diện các viện nghiên cứu của Ngoại trưởng Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng và cơ quan tình báo quốc gia tranh luận trong 1 giờ về những lựa chọn họ sẽ trình bày với Tổng thống Mỹ. Cuối cùng hành động được đề xuất là "ngoại giao yên tĩnh", Mỹ sẽ nói kín với Bắc Kinh rằng Washington đã có sự chuẩn bị dùng vũ lực để giúp đồng minh hiệp ước Philippines tiếp tế cho tàu của họ một khi họ bị Trung Quốc bao vây ở bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).

Kết quả như vậy đã khiến một số học giả tham dự hội thảo cảm thấy thất vọng vì nó có quá ít tác động đến Bắc Kinh. Tiến sĩ Carl Thayer, một giáo sư danh dự từ đại học New South Wales cho biết, mỗi khi thấy một tuyên bố chung Trung - Mỹ từ Bắc Kinh, hai bên nhấn mạnh tiếp xúc quân đội song phương là ông có cảm giác Trung Quốc đã móc ngoặc với Mỹ còn Mỹ thì sợ hãi việc phản ứng quá mạnh ở Biển Đông.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: KIÊN QUYẾT ĐẤU TRANH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO THIÊNG LIÊNG CỦA TỔ QUỐC



Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc

(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 16/7, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ đã họp Phiên chuyên đề về công tác xây dựng pháp luật.

Mở đầu phiên họp, lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Ngoại giao đã báo cáo cập nhật tình hình liên quan tới việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng biển của Việt Nam. Theo đó, từ tối 15 tháng 7, Trung Quốc đã di chuyển giàn khoan về hướng đảo Hải Nam và đến sáng ngày 16 tháng 7, giàn khoan 981 cùng tàu hộ tống bảo vệ đã ra khỏi vùng biển của Việt Nam.

Trước đó, từ ngày 2 tháng 5 năm 2014, Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan 981 vào sâu trong vùng biển của Việt Nam, sử dụng hàng trăm tàu hộ tống, có cả tàu quân sự, máy bay. Các tàu của Trung Quốc đã hung hăng đâm va, phun vòi nước công suất lớn làm hư hỏng nhiều tàu và làm bị thương nhiều cán bộ thực thi pháp luật của Việt Nam; đặc biệt, đã có hành vi vô nhân đạo đâm chìm tàu cá, đe dọa nghiêm trọng tính mạng của ngư dân Việt Nam. 

Những hành vi này của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982; Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC); thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không trong khu vực.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam luôn kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền thiêng của tổ quốc bằng sức mạnh tổng hợp và các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế; yêu cầu Trung Quốc không tái diễn hành vi hạ đặt trái phép giàn khoan cũng như các hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên vùng biển của Việt Nam. Việt Nam luôn đặc biệt coi trọng quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp với Trung Quốc trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi và cùng phát triển. Với tinh thần đó, Việt Nam sẵn sàng cùng Trung Quốc và các bên liên quan đàm phán hòa bình, giải quyết các tranh chấp trên biển Đông theo luật pháp quốc tế.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao và biểu dương các cơ quan chức năng, lực lượng thực thi pháp luật trên biển, bà con ngư dân, đồng bào ta cả trong và ngoài nước với lòng yêu nước nồng nàn đã biểu thị thái độ và trách nhiệm cao, kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Việt Nam trân trọng cảm ơn và mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với lập trường chính nghĩa của Việt Nam; lên án mạnh mẽ các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, đe dọa hòa bình, ổn định trong khu vực.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, bảo vệ chủ quyền là nhiệm vụ thiêng liêng đòi hỏi chúng ta phải thường xuyên, liên tục chủ động và kiên quyết đấu tranh với mọi hành vi xâm phạm độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc. Đồng thời đoàn kết một lòng, phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường tiềm lực về mọi mặt của đất nước.

Thiệt Thuật - TTXVN

LÍNH CỨU HỎA VỤ CHÁY HÓA MỸ PHẨM Ở ĐÀ NẴNG - NHỮNG ANH HÙNG THỜI BÌNH

Khoai@


Đối với các vụ cháy nổ, thì cháy tại những nơi lưu giữ hóa mỹ phẩm là một trong những vụ cháy nguy hiểm vào bậc nhất bởi hóa chất có thể tác động tới hệ hô hấp của những người lính cứu hỏa, gây tử vong hoặc có thể để lại các di chứng lâu dài cho các thế hệ sau.

Vụ cháy cửa hàng mỹ phẩm bốn tầng ở Đà Nẵng hôm qua là cực kỳ khủng khiếp! 

Những hình ảnh đăng tải trên VnExpress cho thấy thấy sự nguy hiểm của đám cháy và tinh thần dũng cảm của các anh lính cứu hỏa. 

Tác gải bài viết đã phản ánh vụ cháy thông qua những bức ảnh, song dường như chưa hoặc không thể mô tả hết tinh thần dũng cảm, sự hy sinh quên mình của người lính cứu hỏa trong vụ việc.

Khoai@ chợt chạnh lòng khi thấy các một thực tế chua xót khi một số người khoác áo zâm chủ, nhân quyền, có trình độ cao, thậm chí là rất cao lại có thể đi vinh danh cho những kẻ chống phá nhà nước, làm tổn hại đến lợi ích dân tộc thành anh hùng, như kẻ khủng bố Nguyễn Thị Phương Uyên, giết người hàng loạt Đặng Ngọc Viết, hay Đoàn Văn Vươn.v.v...

Theo quan điểm cá nhân, chính những người lính cứu hỏa trong vụ việc này mới là những anh hùng thực sự.

Thay vì viết lời bình, Khoai@ xin trích lại nguyên văn ý kiến của độc giả sau khi đọc bào trên VnExpress. Bản trích xin được giứ nguyên văn phong, kể cả các lỗi chính tả để bản đọc tham khảo.

Ý kiến bạn đọc 

Họ đáng đc vinh danh vì nước vì dân
thi thanh nha Pham - 19:33 12/7

Trả lời | Thích 980

Những anh hùng của thời bình !
Nguyễn Sơn - 20:20 12/7

Trả lời | Thích 308

Vì lửa bạn ạ...!!!
Lập - 20:24 12/7

Trả lời | Thích 115

Cảm động khi nhìn thấy những hình ảnh này. Cám ơn những người lính dũng cảm.
Hồng Duyên - 19:29 12/7

Trả lời | Thích 499

nghề của người lính cứu hỏa tuy thầm lặng nhưng thật cao cả, nhìn họ lao vào đám lửa cứu nguy cho tòa nhà rồi sau đó nhiều người phải ói mửa chịu khí độc, thật làm cho người ta phải cảm kích
Hoang Tran - 19:24 12/7

Trả lời | Thích 366

Bởi vậy mới gọi họ là Lính đấy bạn à.
Quoc Khanh - 21:41 12/7

Trả lời | Thích 94

Hậu quả trên do trang thiết bị của ta quá lạc hậu, nhìn các anh trông rất nghiệp dư
sos - 17 giờ trước

Trả lời | Thích 10

thật cảm phục các Anh. hãy cố lên!!
Fan - 19:34 12/7

Trả lời | Thích 197

Họ làm trong một môi trường nguy hiểm như vậy đấy, nếu chữa cháy kịp thì chẵng ai nói năng, khen thưởng gì, nếu không kịp thì lại bảo làm việc chậm chạp. Thật bất công.
Tuan Duong - 19:41 12/7

Trả lời | Thích 188

Lại là bà hỏa. Thật tuyệt vời tinh thần chiến sĩ PCCC. Cảm ơn các anh đã quên mình hi sinh để cứu hỏa cho bà con. Cầu chúc cho các anh sức khỏe để tiếp tục làm việc
Quang Nguyễn - 19:29 12/7

Trả lời | Thích 159

Thương mấy đồng chí cứu hỏa quá! Trang thiết bị thô sơ thế kia không đảm bảo an toàn cho người lính cứu hỏa. Năm nay cả nước xảy ra nhiều vụ cháy lớn quá, mong rằng ngành PCCC được trang bị những trang thiết bị hiện đại hơn để ... 
Trần Tuấn - 20:00 12/7

Trả lời | Thích 132

thật đáng sợ, nghề nào thì nghiệp ấy, bình thường thì không sao chứ có cháy mà chạy có khí độc và hóa chất là các anh ấy khổ vậy đó, mong rằng các anh không sao.
Thương - 19:27 12/7

Trả lời | Thích 116

Tuyệt vời người lính cứu hỏa, mong Đà Nẵng sớm khắc phục hậu quả sau hỏa hoạn.
Sino77 - 19:25 12/7

Trả lời | Thích 96

Cố gắng lên các anh :)
Le Van Dang - 19:21 12/7

Trả lời | Thích 52

Những người lính cứu hỏa thật đáng thương mong 4 anh mau bình phục.cảm ơn các anh
Bán Gà Tây - 19:53 12/7

Trả lời | Thích 27

Thật cảm phục
David Nguyen - 19:47 12/7

Trả lời | Thích 24

Những hành động cao cả này, mục đích cố giành lấy những gì có thể, cho dù là một tí nhỏ nhoi. Thế mà, xã hội hôm nay có biết bao kẻ đang vô tâm, ăn chơi sa đọa, cướp bóc, hưởng thụ... Hãy nhìn vào đây để thấy những thông điệp vì yêu thương quên mình..
Caohuong - 20:49 12/7

Trả lời | Thích 22

Xin chúc các anh mau khoẻ và tất cả các anh đều thất nghiệp...
Minh Phong - 20:25 12/7

Trả lời | Thích 16

Các anh vì nước quên thân Cảnh sát chữa cháy bình dân hôm nào Hôm nay ngọn lửa vút cao Vì dân phục vụ làm sao tính bằng Lửa kia dù có hung hăng Vẫn thua ý chí tài năng con người Các anh yên trí nghỉ ngơi Lửa kia ... 
An Lâm - 21:28 12/7

Trả lời | Thích 14

Tôi thấy trang bị cho lính cứu hoả của Vn mình quá thô sơ không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ và thực tế bây giờ.Nhìn những người lính cứu hoả của mấy nước Châu âu mà thèm.Trang bị của họ tốt và kín tới tận răng.Nếu Vn mình ... 
Duythanh - 21:55 12/7

Trả lời | Thích 13

không trang bị đc bộ đồ cứu hỏa như của châu âu một phần là do thể chất của lính cứu hỏa ở VN không phù hợp bạn ạ. Mình có người quen làm trong sở pccc tphcm có kể là sở cũng được cứu hỏa ở Úc hay Đức ... 
km - 00:17 13/7

Trả lời | Thích 1

quân dân một lòng
Thinh Nguyen - 20:41 12/7

Trả lời | Thích 11

Nguyên nhân gây cháy gây thiệt hại lớn do chập điện của thiết bị điện trong nhà. Sao không lắp Aptomat tự động ngắt điện khi có chập điện? Nếu có lắp thì sẽ hạn chế được nguyên nhân cháy do chập điện.
Hoai Lien - 20:24 12/7
Trả lời | Thích 10

Tôn Vinh là Chiến binh của thời bình
phuong.pinaco1408 - 21:44 12/7

Trả lời | Thích 10

Một công việc hết sức nguy hiểm. Khi bình ga nổ, chất nổ khác thì nguy cơ thiệt mạng rất cao. cảm ơn những chiến sĩ phòng cháy.
sơn - 21:20 12/7

Trả lời | Thích 9

Nhìn hình ảnh này thấy thương các bạn lính cứu hỏa quá trời quá đất...
Tuấn - 20:09 12/7

Trả lời | Thích 9

Nhung hinh anh dep ai cung thich. Mong rang, trong tuong lai, co nhieu hinh anh dep nhu the. Vi nuoc quen than, vi dan phuc vu.
vo thuyet tham - 21:35 12/7

Trả lời | Thích 8

ngày xưa mình cũng mơ ước làm lính cứu hỏa
Minh prao - 20:50 12/7

Trả lời | Thích 8

cảm phục mấy anh lính cứu hỏa
nam nguyenthanhnam - 20:45 12/7

Trả lời | Thích 8

Bộ ảnh này thật đẹp thể hiện được sự nhiệt tình và lăn xả của người lính cứu hoả Đà Nẵng, cảm ơn anh phóng viên
BOB43 - 22:32 12/7

Trả lời | Thích 7

Nên trang bị cho các anh mật nạ chống hơi độc.
Hùng - 20:46 12/7

Trả lời | Thích 7

Mong các anh khỏe và càng ít ra đường hụ còi càng tốt!
Lê Sơn - 20:24 12/7

Trả lời | Thích 7

Rất biết ơn các anh
hongkyhtv - 21:53 12/7

Trả lời | Thích 6

Cảm phục các anh!
Nguyễn Hiệp - 21:52 12/7

Trả lời | Thích 6

Cảm ơn các anh
văn nguyễn - 21:45 12/7

Trả lời | Thích 6

Cam on cac anh nhieu
nam - 19:57 12/7

Trả lời | Thích 6

Nhin that toi cho cac nguoi linh cuu hoa. Nhung nguoi nay can duoc trang bi nhung dung cu nhu mat na chong hoi doc dac biet. Neu khong chi vai nam la cac anh se bi ung thu vi nhung chat hoa hoc nat rat doc khi bi chay. ... 
Thanh Drummer - 19 giờ trước

Trả lời | Thích 5

các anh thật dũng cảm mong các anh sớm bình phục
le na - 21:55 12/7

Trả lời | Thích 5

Từ xưa đến nay ít thấy VN cứu hỏa = trực thăng nhỉ
netaoramay1987 - 21:48 12/7

Trả lời | Thích 5

Lực lượng pccc nên sử dụng một số công cụ, dụng cụ, trang thiết bị chính của các hãng nổi tiếng của châu âu để đảm bảo cho tính mạng cán bộ chiến sỹ đang thực nhiệm vụ, chữa cháy những vụ cháy như thế này mà kg mặc đồ ... 
Doan xuan linh - 18 giờ trước

Trả lời | Thích 4

Mong các chiến sĩ nhanh bình phục!!!
Huynh nu - 22:18 12/7

Trả lời | Thích 4

chúc các anh mạnh khỏe
N5Liberty - 21:59 12/7

Trả lời | Thích 4

Chúc các anh mau chóng bình phục
Hương - 21:10 12/7

Trả lời | Thích 4

thật đáng khâm phục các chiến sĩ PCCC của tp Đà Nẵng!
ken ken - 15 giờ trước

Trả lời | Thích 3

Pccc công việc tưng lai của tôi đây
x.an - 22:02 12/7

Trả lời | Thích 3

Ở bất kỳ Quốc gia nào, lính cứu hỏa luôn được tôn vinh như những người anh hùng! Họ xứng đáng như vậy!
Tuong Le - 15 giờ trước

Trả lời | Thích 2

Chúc các anh luôn thất nghiệp. Chỉ ăn lương mà sống là đủ, mong đc vậy. CV quá nguy hiểm!!!
PS: nghiêng mũ với các chiến sĩ.
Công dân Việt Nam - 16 giờ trước

Trả lời | Thích 1

tuyệt vời những người con đất ĐÀ NẲNG ....cám ơn các anh những người chiến sĩ thầm lặng .
thanhtiensaigon - 16 giờ trước

Trả lời | Thích 2

Cảm phục tin thần dũng cảm của các chiến sỹ PCCC. Chúc các anh luôn có sức khỏe thật tốt để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình!
quốc sinh - 22 giờ trước

Trả lời | Thích 2

Chán nhỉ Việt Nam mình năm nay thiệt hại nhiều quá. Em muốn làm lính cứu hỏa như các anh quá mà không có được
chaulong201@gmail.com - 22:06 12/7

Trả lời | Thích 2

Tính mạng của người lính là vốn quý,vô giá cho nên cần trang bị bảo hộ chất lượng tốt nhất và an toàn nhất.
Thành - 10 giờ trước

Trả lời | Thích 1

tôi cảm thấy mình hãnh hiện về a ấy nhiều hơn..iu anh ấy nhiều hơn..cố lên các anh nhé...chúc các anh mau khỏe...
Trinh Vang - 11 giờ trước

Trả lời | Thích 1

Cũng cảm ơn những người dân đã góp sức
tv0208 - 12 giờ trước

Trả lời | Thích 1


Cảm ơn các anh đã không ngại nguy hiểm, làm tốt nhiệm vụ!

Các anh lính cứu hỏa bị nôn mửa vì tiếp xúc với khí độc

Đeo mặt nạ nhưng vẫn nguy hiểm


Xem bài trên VnExpress:

THAM NHŨNG - ĐỪNG CÓ NGHĨ VỀ HƯU LÀ THOÁT

Nghỉ hưu như ông Trần Văn Truyền... nếu tham nhũng, không tha!


“Chống tham nhũng phải chống cả những người đã nghỉ, không còn chức vụ”, ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TƯ chia sẻ.

Theo tin từ AFP, cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã bị truy tố vì tham nhũng, liên quan đến việc can thiệp trái pháp luật vào quá trình xét xử trong một trong các vụ án tham nhũng mà ông dính vào. Trong buổi tiếp xúc cử tri TP Hà Nội mới đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã trả lời chất vấn của cử tri về vấn đề tài sản của ông Trần Văn Truyền. Tổng Bí thư khẳng định, dù đã về hưu vẫn phải làm, vẫn phải kiểm điểm tại cơ quan thanh tra. Thái độ là không buông, không nhân nhượng, không cho qua.

Về vấn đề này ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng bày tỏ quan điểm: “Có những người đã nghỉ hưu nhưng vẫn lợi dụng các mối quan hệ để cài cắm con cháu vào các vị trí công vụ, thậm chí còn sử dụng chức vụ đã từng có để vụ lợi, tham nhũng. Chống tham nhũng phải chống cả những người đã nghỉ, không còn chức vụ nữa”.

Ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Đừng nghĩ nghỉ hưu là “thoát”

Chống tham nhũng cả những người về hưu có phải là vấn đề mới thưa ông?

Tôi phải khẳng định trong phòng chống tham nhũng, nghỉ hưu không có nghĩa là đã hạ cánh an toàn, đã “thoát”. Kể cả khi chạy khỏi đất nước thì vẫn có lực lượng cảnh sát quốc tế bắt giữ. Không thể chạy trốn được nếu các lực lượng chuyên môn quyết tâm làm rõ, làm đến cùng. Việc cựu Tổng thống Pháp bị truy tố là một sự việc khá hi hữu, nhưng nó thể hiện rằng kể cả khi đã nghỉ hưu thì vẫn phải chịu trách nhiệm về những sai phạm. Dù chế độ chính trị của Việt Nam và Pháp khác nhau thì đó vẫn là nguyên tắc trong công cuộc phòng chống tham nhũng.

Vậy là ông đồng tình với quan điểm dù đã nghỉ hưu cũng phải truy tới cùng?

Đúng.

Ông đánh giá thế nào về trả lời của Tổng bí thư khi tiếp xúc cử tri?

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói rất đúng. Chống tham nhũng không có vùng cấm cho bất kỳ một ai cả, kể cả người cấp cao đương chức hay những người đã về hưu. Khi đã về hưu rồi mới phát hiện ra vi phạm lúc còn đương chức thì sử dụng luật hồi tố. Còn khi về hưu rồi mới vi phạm thì chính quyền địa phương, tổ chức Đảng địa phương xem xét. Ví dụ, với vụ việc của ông Trần Văn Truyền thì chi bộ, chính quyền địa phương phải có ý kiến. Chứ cái nhà nó to đùng như thế, làm sao bảo là không biết được.

Rõ ràng nếu làm tốt việc này sẽ hạn chế tình trạng có những người khi chuẩn bị về hưu thì cố gắng vơ vét thật nhiều để lúc nghỉ hưu hưởng thụ?

Đúng quá! Thế nên phải có những cơ chế từ trên xuống, dưới lên, trong ra, ngoài vào, làm sao để không ai dám tham nhũng. Cơ chế không có vùng cấm, đến như cựu Tổng thống Pháp còn bị truy tố, thì chắc chắn người đương chức sẽ ngại.

Người đương chức có dám dũng cảm?

Việc truy trách nhiệm với những người đã nghỉ hưu có khó lắm không?

Thực ra là dễ hơn việc truy trách nhiệm những người đương chức. Với tinh thần thượng tôn pháp luật, mọi người đều bình đẳng, nếu có sai phạm thì bất luận người đó ở vị trí nào, dù đương chức hay đã nghỉ rồi thì vẫn phải chịu trách nhiệm.

Trước đây hình như chúng ta còn xem nhẹ đối tượng những người đã nghỉ hưu trong phòng chống tham nhũng?
Đúng thế, chúng ta chưa quen và chưa nghĩ nhiều đến chuyện đó. Ta thường có tâm lý rằng “thôi thì ông ấy đã nghỉ rồi thì động làm gì đến nữa”. Nhưng thực tế tôi đã chứng kiến một số trường hợp khi về hưu rồi vẫn bị xử lý do những sai phạm gây ra lúc còn đương chức, dù chưa nhiều người bị xử lý. Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn dù không vi phạm về tham nhũng nhưng để xảy ra những sai sót trong vụ Lã Thị Kim Oanh nên vẫn bị kiểm điểm, xem xét kỷ luật.

Nghĩa là chúng ta cũng đã xử lý một số trường hợp khá quyết liệt?

Đúng vậy, một số trường hợp đã bị xử lý nên việc chống tham nhũng đối với người đã nghỉ hưu không có gì mới. Vấn đề là những người đương chức có dũng cảm không, có nể nang né tranh hay không mà thôi. Còn các quy định, nguyên tắc đã có hết rồi.

Giả sử với cá nhân ông, bây giờ thanh tra phanh phui ra vụ việc ông tham nhũng, ông sẽ nghĩ sao?

Tôi nghỉ hưu đã lâu, chức vụ từng làm cũng va chạm nhiều. Nhưng tôi bình đẳng như tất cả các công dân khác trước pháp luật. Có tội thì phải chịu. Tôi mà có tội thì cớ gì tôi không nhận chứ. Vì nếu thế thật, mình có chối, có phủ nhận, thì sự thật nó vẫn cứ là sự thật kia mà (cười).
Điều hành ngầm

Ông giải thích thế nào về việc những người đã nghỉ hưu đồng nghĩa với không còn quyền lực nữa nhưng vẫn tham nhũng được?

Họ lợi dụng ảnh hưởng, uy tín của mình để làm lợi cho bản thân như can thiệp vào việc này việc khác của những người đương chức. Lợi dụng sự kính trọng của người đương chức để tham nhũng, ủng hộ tham nhũng, bảo vệ tham nhũng, đứng sau các vụ việc tham nhũng. Họ nhờ đưa con đưa cháu, đưa họ hàng không đủ tiêu chuẩn năng lực vào các vị trí công việc, thậm chí là đưa người không quen biết vào các cơ quan để ăn chia tiền “chạy”. Trong khi đó rất nhiều người tài giỏi thì phải đứng ngoài nhìn.

Theo ông được biết thì số người vẫn sử dụng quyền lực khi nghỉ hưu có nhiều không?

Thực ra cũng không có phép thống kê nào, chỉ biết rằng có hiện tượng đó, có những người như thế. Đâu đó có người dù không còn làm nhưng vẫn có thể điều hành bộ máy do khi còn đương chức, người đó đã cài cắm “chân tay”, con cháu họ hàng mình vào các vị trí quan trọng đó rồi. Tôi cũng không biết địa chỉ người cụ thể, chỉ nghe người này người kia nói như vậy thôi.

Rõ ràng quyền lực “điều hành ngầm” là không nhỏ, vậy làm sao để phát hiện ra họ?

Người dân bình thường còn biết thì làm sao thanh tra lại không biết được. Vấn đề là có xử lý hay không mà thôi.

Vậy theo ông một người đã nghỉ hưu thì nên làm gì để đóng góp cho thế hệ sau mà không mang tiếng là can thiệp vào công việc chung?

Thế nên quan điểm của tôi, người về hưu cũng phải giữ trọn bản thân, tu thân, tích đức và không can thiệp mang tính chất vụ lợi vào công việc của các đồng chí đương chức. Nhiều người đã nghỉ rồi nhưng vẫn đến cơ quan sinh hoạt cũng không được. Nghỉ rồi thì phải về địa phương. Còn “mũ ni che tai” cũng không được. Thờ ơ với mọi chuyện của cuộc sống, chỉ muốn yên ổn, ăn chơi, ngủ nghỉ dưỡng già là cũng không ổn. Dù có nghỉ hưu cũng phải là công dân tích cực theo điều kiện cho phép.

Theo ông có nên tập trung chống tham nhũng với những người về hưu?

Tôi nghĩ là không phải tập trung mũi nhọn vào những người về hưu mà là phải lưu tâm đến vấn đề này. Chống tham nhũng những người còn đương chức tốt thì đương nhiên tham nhũng từ những người về hưu cũng ít đi.

Xin cảm ơn ông!
"Thông thường thì người ta ngại động vào các cụ về hưu vì động vào các cụ là động vào thanh danh, nhưng nếu có sai phạm thì vẫn phải xử lý giống như mọi người đương chức khác. Người Việt Nam vốn coi trọng tình nghĩa, đạo lý, sự cống hiến của lớp người già... nhưng theo tôi đạo lý lớn nhất là phải sống đúng pháp luật, đúng với lương tâm của mình, bình đẳng trước Điều lệ Đảng" - ông Vũ Quốc Hùng.
Theo Tô Hội/kienthuc (thực hiện)