Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

ĐÀ LẠT GIẤU MỘT NGƯỜI TÌNH

Vân Nguyễn


Cảnh báo: Không nên đi Đà Lạt một mình!

Người ta vẫn nhắc tới thành phố này như là minh chứng của tình yêu. Nếu Bali là thiên đường biển xanh mây trắng nắng vàng, của những tuần trăng mật-dài-vô-tận thì Đà Lạt là nơi nghỉ honey-moon đầy thơ mộng và sâu lắng.

Đến với Đà Lạt người ta ngỡ như đang ở một vùng quê châu Âu nào đó. Những cánh rừng thông bạt ngàn, những ngôi nhà sơn màu trắng, những cụm hoa nhiều màu sắc trước nhà. Thỉnh thoảng lại giống xem phim Hàn Quốc, cảnh nam chính lái xe đưa nữ chính về dừng dưới chân dốc, nàng phì phò leo dốc, chàng chạy với theo đưa túi, đồ (hoặc gì đó) bỏ quên. Ngọn đèn đường vàng, cái se lạnh, khiến cái ôm tạm biệt cũng mang một mùi hương. Ôi, khó để người ta không nuông chiều cảm xúc mơ mộng.

Ảnh minh họa

Nếu đã từng đặt chân đến Đà Lạt thì ngoài ấn tượng về những con đường nhiều hoa, hoa trải khắp thành phố, cái lạnh đủ đẻ choàng thêm tấm áo mỏng, cái chênh vênh của những con dốc nhỏ người ta còn cảm thấy thú vị vì sẽ không có bất kì một đèn tín hiệu giao thông nào.

Đà Lạt "ba không", không xích lô, không điều hòa và không đèn tín hiệu. Dù vậy giao thông nơi đây vẫn hoạt động nhịp nhàng, không xảy ra hiện tượng chen chúc. Người Đà Lạt khoan thai, an nhiên tự tại. Khác với người Huế, người Huế trầm mặc thoáng nét buồn. Nhưng điểm chung đó là cả hai nơi này đều rất hiền hòa.

Cảm giác tuyệt nhất khi tới Đà Lạt đó là khi đi qua đèo Prenn, bác tài xế mở một bản nhạc Pháp, có lẽ từ những thập niên trước, gió qua cửa xe lùa tung mái tóc, dang tay ra đón gió, ngân nga theo ca khúc chẳng biết cả lời lẫn tên. Một cảm giác khác lạ thân quen.

Còn gì tuyệt hơn khi chạy trốn khỏi Hà Nội với tiết trời nóng nực để tới với cái mát lạnh của Đà Lạt. Buổi sáng lười biếng co ro trong chăn ấm. Buổi tối ấm áp trong chăn. Hình như tới Đà Lạt là để thỏa mãn thú vui ngủ nướng. Tiết trời nơi đây trong lành, mát mẻ quanh năm. Đà Lạt luôn đẹp.

Buổi sáng chạy vòng quanh hồ Xuân Hương, ghé khu Hòa Bình làm tô phở buổi sớm hoặc vòng vèo thưởng thức bún bò Huế hẻm Ánh sáng. Sau thuê một chiếc xe máy dạo quanh thành phố, trưa ghé bánh bèo số 4 nay chuyển về 228 Phan Đình Phùng, nem nướng Bà Nghĩa số 4 Bùi Thị Xuân. Hoặc qua bánh canh Xuân An 15 Nhà Chung, chỉ bán buổi chiều. Bánh căn tiệm giày Ông Già cũng là một địa chỉ đáng để thử qua.

Chiều tà, ghé vài quán cafe. Cafe Liễu Ơ (Lỡ Yêu) với thiết kế sân vườn đặc trưng. Cafe Tùng khu Hòa Bình phục vụ người sành nhạc lại sành cafe.

Dạo chợ đêm Đà Lạt ăn tối cũng là một thú vui, hít hà cái lạnh của phố núi, tìm một cốc sữa đậu nóng, khoai nướng và bánh mì xíu mại. Buổi chuyện trò đơn giản với vài người bạn. Ấm áp tận cõi lòng.

Đà Lạt với nhiều danh lam thắng cảnh, với nhiều món ăn ngon thực sự là một nơi hấp dẫn để khám phá. Còn nữa, bởi Đà Lạt giấu một người tình bởi vậy nhất định phải tới để tìm kiếm...

Candy Jelly

HÀ THÀNH ỐC HỌC!

Khoai@


Lang thang mãi, lạc vào nhà bác Baron Trịnh, thấy bài "Hà thành ốc học", nghe lạ lạ. Mò vào nếm thử thấy hay tuyệt nên chôm hẳn về cho anh em đọc mà nhỏ rãi!

Haiz! Trời se lạnh, ngồi quán ốc vỉa hè với li rượu hâm nóng thì...ngon vãi...

FB Nam Nguyen: Tuy ốc có quanh năm, nhưng ăn ngon nhất phải tầm tháng bảy đến tháng 9 âm lịch, ốc béo nhất! Ốc có mấy loại thôi: ốc mút nay đã “thất truyền”, chứ hồi bé mình hay ăn, lấy đồng xu có lỗ bẻ “cắc” một cái là mút thôi, cũng ngon! Ốc vặn hay ốc đá bây giờ thành loại nhỏ nhất, nhưng loại ngon nhất là loại vỏ nhẵn thín cơ, nếu đi mua hay đi ăn mà thấy loại ấy thì phải chọn ngay! Ốc mít thì ngon rồi, loại nhỡ nhỡ, ăn vã cũng ngon mà nấu bún ốc cũng được. Ốc nhồi là ốc to nhất, cẩn thận hay bị trộn cả ốc bưou vàng vào, ăn cứng quèo,...

Nửa đêm, hai đứa Hà Nội lại vật vờ chờ xem bán kết WC ở nhà một đứa Hà Nội thứ ba, nhưng tại Sài Gòn. Mấy chai bia Peroni chỉ làm thêm buồn ngủ, thôi đành lấy câu chuyện ra để giết thời gian, hóa ra mới xa Hà Nội có hơn một ngày mà cả bọn đã nhớ thế? Tôi khích bác ông em chuyên gia làm giám đốc các dự án tin học, đầu đã hoa râm: “anh em mình chịu khó ăn chơi quần quật, quá nửa đời người rồi, chú có cao kiến gì để khi ra Hà Nội anh em mình làm cùng tí cho vui, chú trẻ hơn có bộ môn nào uyên thâm không?” thì ông em trầm ngâm giây lát rồi trả lời một câu làm tôi té ghế, tỉnh cả ngủ:

- Em là một trong rất ít nhà “Hà thành ốc học”-tức là ăn ốc giỏi như em hiếm có lắm!

Mịa, nó đánh vào chỗ yếu của mình rồi, nhưng ai lại chịu thua ngay, tôi mới kể ngày trước nhà có cây chanh, mỗi lần nhà luộc ốc là bà bắt ra hái lá chanh và nhất là gai chanh để nhể ốc ăn. Hắn công nhận với tôi là ăn ốc bằng gai chanh là một lạc thú, chứ ăn bằng ghim băng thì ghê ghê, ăn bằng cái sắt nhọn hoắt như bây giờ cũng mất một phần sung sướng, có tăm nhọn ăn còn tàm tạm. Thế tôi hỏi nó “chú giỏi thì kể xem!”, nó bắt đầu:

- Anh có ở Hà Nội bao lâu, mà không ở phố cổ, thì cũng chả biết ăn ốc kiểu Hà thành. Mà anh ở Nhà Hát Lớn thì mới gần phố cổ, có chịu khó lượn lờ cũng không thể cảm nhận được như dân phố cổ. Em chẳng tin có thằng nước ngoài nào, Bobby Chinn hay ai đi nữa, mà đòi nấu món VN bằng được người mình. Đến cả các tỉnh khác, ốc thì đủ loại, mà có ăn tinh như người Hà Nội đâu, nhất là những món như ốc, mà ốc anh nhớ có 2 món chính: ốc luộc và bún ốc, anh thích nghe gì nào?

- Thì chú cứ bắt đầu từ ốc luộc anh nghe xem sao?

- Ốc luộc hay bún ốc thì bắt đầu đều từ ốc. Mà tuy ốc có quanh năm, nhưng ăn ngon nhất phải tầm tháng bảy đến tháng 9 âm lịch, ốc béo nhất! Ốc có mấy loại thôi: ốc mút nay đã “thất truyền”, chứ hồi bé mình hay ăn, lấy đồng xu có lỗ bẻ “cắc” một cái là mút thôi, cũng ngon! Ốc vặn hay ốc đá bây giờ thành loại nhỏ nhất, nhưng loại ngon nhất là loại vỏ nhẵn thín cơ, nếu đi mua hay đi ăn mà thấy loại ấy thì phải chọn ngay! Ốc mít thì ngon rồi, loại nhỡ nhỡ, ăn vã cũng ngon mà nấu bún ốc cũng được. Ốc nhồi là ốc to nhất, cẩn thận hay bị trộn cả ốc bưou vàng vào, ăn cứng quèo, ai chứ em thì nhất quyết không ăn con bươu vàng nào cả! Những người theo môn “ốc học” bọn em không tính đến các loại ốc vòi voi, ốc hương...những thứ đắt tiền mà không cần tinh tế! Ốc đâu chả có, nhưng ngon nhất là vùng có núi đá vôi, lại có suối nhiều, đầu bảng phải là ốc vùng chùa Hương! Rồi đến Ninh Bình, Thanh Hóa cũng được đấy. Ngày trước ngâm ốc phải ít nhất một ngày, mà bằng nước gạo nó mới nhả hết chất nhớt ra, ăn mới sạch; bây giờ “công nghiệp hóa” rồi, người ta cho ớt cay vào trong nước muối để ngâm, chỉ một buổi là hết nhớt, nhưng cũng ảnh hưởng đến chất lượng con ốc rồi...

- Thôi chú vào mục ốc luộc sớm đi, đằng nào anh cũng chỉ ăn, có mua có về nhà nấu đâu!

- Ốc luộc thì dễ nhất mà cũng khó nhất đấy bác, vì ngon nhất không phải là ở con ốc (hàng nào tử tế thì cũng mua được ốc theo mùa ngon lành như nhau thôi), mà bí quyết là ở cái NƯỚC CHẤM! Tất nhiên mỗi hàng pha mỗi khác nhau, mà cũng không thể chiều “gu” được hết các khách hàng, nhưng đấy mới là bí quyết giữ khách đấy! Cũng chỉ có nước mắm pha với nước ốc, thêm tí gừng sả, ớt thì tùy người, nhưng mà “đẳng cấp” là đây đấy! Trừ mấy hàng có “thương hiệu” ra, thì bọn em có đi ăn quán khác thôi chịu khó tự pha chứ không ăn được nước mắm của chủ hàng đưa đâu! Người ta nói “nhạt như nước ốc” nhưng nhạt thế nào, quan trọng lắm! Mà ăn ốc xong cứ uống nước ốc nóng và cay, cũng có tác dụng sẽ không bị đau bụng đâu...

- Thế chú cho anh biết hàng ốc luộc nào “top ten” để cho vào bộ nhớ nào, môn này hơi hiếm đây?

- Đứng đầu là một hàng ốc trong ngõ nhỏ ở phố Hàm Long, đối diện nhà thờ, đến tối mới được ra vỉa hè mặt phố. Ốc nồi nào luộc nồi nấy, luộc bằng chính nước từ con ốc ra thôi, không cho thêm nước vào, nước chấm thì tất nhiên là “thôi rồi”! Không hề xô bồ, không quá đông. Ốc cũng “tuyển” đấy nên ngon lắm, khó tả bằng lời...Thứ hai là một quán ốc ở trong ngõ Quốc Tử Giám, gần như không kém gì Hàm Long cả! Ở đây có cái đặc biệt, là đã có nước chấm pha sẵn rồi, nhưng lại khuyến khích người ăn tự pha chế lại cho mình. Có một khay có sẵn các gia vị, thực khách cứ tự gia giảm vào bát nước chấm của mình! Tuổi thơ em hay ăn quán ốc gần trường “Thanh Quan” cũng ngon, bây giờ chả để ý còn không nữa. Trong cái làng Khương Thượng, toàn chim với chả nhái ấy cũng có quán ốc được lắm, nhưng thường chỉ sinh viên biết thôi. Thụy Khuê có một quán ốc trước kia khá lắm, nhưng từ khi đông khách, và nhất là bán thêm nhiều món khác, thế là hỏng rồi. À Lê Văn Hưu có món ốc luộc đi với rượu ốc nữa, cũng không tồi. Rồi đến Đinh Liệt, Cửa Bắc, chợ Đuổi, ốc Đức Mười ở Liễu Giai...

Em vẫn tiếc quán ốc của bà cụ già bán ở Lương Văn Can, nước mắm tuyệt ngon, em cứ ăn mãi để học bà cụ cách pha, bây giờ chắc cụ già quá, thấy cửa hàng chuyển sang bán đồ chơi Tàu rồi...Hàng Lược ốc ngon nước chấm ngon, nhưng bây giờ bán hải sản, ốc chỉ là một món câu khách thôi. Quanh Hồ Tây đúng là nhiều quán ốc thật (đừng nghĩ là ốc Hồ Tây nhé, làm gì có) nhưng xô bồ lắm, cứ lấy thằng Phương Nguyên ra làm ví dụ, ngày bán cả vài tạ ốc, chất lượng chỉ trung bình khá thôi. Mà đấy là đang nói ốc luộc, chứ ốc hấp thuốc bắc với ốc xào cay thì chả nói làm gì, mút mát cái vỏ ốc không cũng được, chả cần ăn ốc...Hà Nội bây giờ tràn ngập các quán ốc vỉa hè, bán thêm cả trứng chim cút lộn với nem chua rán, ngao hấp... khách chủ yếu là sinh viên học sinh, nhưng nói chung không ăn được, ai đời trứng chim cút cũng chấm nước chấm ốc, hỏng hết mô hình đã du nhập từ Sài Gòn. Nhân tiện em nói luôn, trong Nam nhiều thứ ốc ngon lắm, nhưng làm búa xua không như ngoài mình, phí thế không biết! Em đi ăn hết rồi, từ vùng Kỳ Đồng đến chân cầu...vẫn thua Hà Nội anh ạ, nên sau này vào đây em không ăn ốc nữa...

- Người ta bảo “ăn ốc nói mò” mà chú ăn ốc nói như đinh đóng cột thế, được! Thôi chuyển qua môn bún ốc đi, anh là một cổ động viên có hạng cho môn này đấy-tôi khoe khéo, vì đúng là tôi cũng thích bún ốc thật! Cách đây hai chục năm, hay ăn ở Mai Hắc Đế mà thấy chật chội nóng bức quá, chính anh đưa ra sáng kiến sang bên cafe đối diện ngồi, rồi bảo quán bún ốc bê sang, sau này nhiều người bắt chước quá nên quán cafe chuyển sang chỉ phục vụ cho khách quán ốc, hai bên cùng có lợi đấy!

- Biết ngay là mấy ông đi xa về bày đặt mà, làm hỏng hết tinh thần của việc ăn bún ốc!-cậu em giãy nảy-rảnh rỗi sinh nông nổi là thế! Phải biết lịch sử người Hà thành là chuyên ăn quà vặt, đấy là nét đẹp của sinh hoạt dân Thủ đô xưa, sau này chỉ có sống ở phố cổ mới duy trì được phần nào. Ăn quà ở đây phải hiểu là ăn nhẹ, ăn điểm tâm, lấy ngon, lấy sướng là chính, chứ có ăn cho no đâu! Ví dụ bún ốc người ta ăn như quà sáng, tức là trước bữa ăn trưa, chứ không phải ăn bát ô tô tú ụ để no cả buổi mà đi cày! (Buổi chiều ăn quà thì người Hà thành hay dùng bánh, bánh đúc, bánh giò...cũng ăn thanh cảnh thôi). Thế nên nếu anh ăn bún ốc chơi cả bát tô to tú ụ, ngồi trong quán cafe mát rượi, xem mấy cái DVD hải ngoại...thì đúng là bức tranh của những năm 90 rồi, sau này còn tệ nữa, khách sạn 5 sao buffet cũng bún ốc, nguội tanh, mất hết cả chất! Rồi bây giờ đến mấy cô người mẫu cũng mở quán ốc, menu thập cẩm chi thiên, “sang chảnh” quá!

- Thôi được rồi, sorry vụ phá hoại “thuần phong mỹ tục”, thế chú ăn bún ốc ở đâu?

- Từ từ anh, cũng như phở có nhiều loại thì bún ốc có 2 loại chính, là bún chan thẳng nước dùng và bún chấm. Bún chấm thì bún lạnh sẽ cho cảm giác nguội. Tất nhiên ốc quan trọng, ốc càng đều, càng béo càng tốt thôi. Nhưng nước dùng quan trọng lắm nhé, đời trước toàn dùng dấm bỗng, bây giờ “công nghiệp” hơn thì dùng nước me-đấy cái bún Mai Hắc Đế anh khen, ốc thì to, được đấy, nhưng nước dùng chua loét, không sửa được! Rau cũng đơn giản thôi, nhiều rau chuối thì tốt, rồi là tía tô, rau thơm...Ớt chưng phải cẩn thận. Bún thì phải thửa loại tử tế chứ không búa xua...Ăn bún xưa kia hay dùng bát chiết yêu, để ở dưới cầm không nóng, miệng loe ra dễ ăn, nhanh nguội, mà ăn thế thôi chứ bây giờ chơi cả bát ô tô với nửa cân bún, sợ quá! Bún vắt to thì cắt làm đôi, không thì dùng bún rối...

- Thôi chú làm anh khô hết cả nước dãi, cho cái “top ten” xem nào!

- Đây: đầu bảng phải là bún ốc Hàng Chai, hay lắm nên em phải miêu tả kỹ cho anh hiểu. Quán bé thôi, chỉ bán tầm sáng, ai gọi mới nhể ốc cho vào bát nấy, mỗi người một bát một cái ghế con, một ít rau sống, một nắm giấy ăn để lót tay cho đỡ nóng. Nước dùng ớt chưng để cay sâu, nhiều cà chua, nóng giãy tay, xì xụp thế thôi, mà ngon nhất Hà Nội! Mà văn hóa ăn quà ở đây cũng rất “Hà Nội gốc” nhé: khách hàng tự phân định, ai đến trước được phục vụ trước, nếu có tranh cãi mời cả hai ra ngoài phân xử xong thì vào, nhà quán sẽ phục vụ sau-thế nhưng quán có quyền ưu tiên bán cho khách quen trước, cấm cãi! Tất nhiên em là khách hàng nhiều năm, cũng nghiễm nhiên trong diện không xếp hàng rồi! Mà ai thích ăn thêm thịt bò với bún ốc thì cứ việc mag thịt bò theo (“mốt” bún ốc thịt bò trước kia có mỗi hàng bún ốc ở chợ Hòe Nhai duy trì), quán sẽ chần thịt hộ cho, tất nhiên là chần riêng ra chứ không làm ảnh hưởng đến nồi nước dùng dấm bỗng...

Thứ nhì (nhưng có vẻ nhiều người đã nghe qua hơn): bún chấm ở Ô Quan Chưởng-Hàng Chiếu! Bún thửa tròn như viên bi ve thôi, mỗi vắt bún vừa đúng một gắp. Nước ốc nóng để riêng, ngày trước để trong ống tre, gắp bún lạnh mà chấm vào, sau này cũng thay hết thành bát cho dễ dọn rửa rồi. Hà Nội trước 1954 toàn ăn bún lạnh chấm ốc nóng thế đấy! (Ngày trước Nguyễn Trường Tộ cũng có một quán, cũng trong ngõ, giống như ở đây, nhưng dạo này mất chất rồi, em tránh!) Hiện còn quán ốc Tuyết ở Hàng Chĩnh, bún lạnh ngang ngửa với Ô Quan Chưởng đấy, tóm lại 2 quán bún lạnh này đều xuất sắc!

Thứ ba đến các quán ở trong chợ Đồng Xuân, phục vụ cả bún chan lẫn bún chấm, rồi phố Đào Duy Từ cũng được. Rồi đến mấy quán Mai Hắc Đế, Phù Đổng Thiên Vương (bây giờ bán cả chả ốc thì phải)...lâu năm đấy, nhưng chất lượng có vẻ đi xuống dần, nhất là nếu bán thêm mấy món khác nữa. Trong phủ Tây Hồ cũng có mấy quán bún ốc được, hợp khẩu vị chị em đi lễ bái đấy, vì ở đấy người ta dùng nước dùng chế bằng khế!

- Thế theo chú thì ốc nấu ở nhà với ngoài hàng, hơn kém nhau cái gì?

- Ở nhà luộc ốc có thể không thua ngoài hàng đâu, pha nước chấm thì tự nếm theo sở thích cũng tạm ổn. Theo em bún ốc phải ra hàng ăn mới ngon, chứ ở nhà chỉ được cái cho thêm nhiều ốc vào bát, chứ khó có được cảm giác nước dùng chua cay xé lưỡi, con ốc béo ngậy...như ngoài hàng. Mà nhất là rau chuối nhiều khi chả mua được. Mấy món ốc xào, ốc chuối đậu...nấu ở đâu chả được như nhau. Ở nhà em chỉ thấy có một món ngon hơn ngoài hàng, đó là ốc nhồi thịt. Thời bao cấp các mẹ phải giữ những cái vỏ ốc to, đẹp, không sứt mẻ...từ đợt này qua đợt khác, năm này qua năm khác, để có cái làm món này. Thịt và ốc băm kỹ, phải hấp lên thế nào cho thật dậy mùi thơm, nhớ đến lại thèm, nhưng ngày trước chỉ khi nào nhà có khách quý thì mới được ăn món này để đãi khách, có cái trước khi vào ăn mẹ đã dặn con cái mỗi đứa chỉ được mấy con ốc, chứ không tranh hết phần thì khách nhịn...Bây giờ ốc, thịt, mộc nhĩ đầy ra nhưng sao cảm giác ngon không được như xưa nữa!

- Chú cứ hoài cổ thế, thế không có món ốc nào mới mà chấp nhận được à?

- Có chứ anh, miễn là ngon, không được bảo thủ! Ví dụ về nguyên liệu, em khoái thêm ốc biển luộc với món ốc đá Vân Đồn, cái này cũng hiếm hàng lắm! Con ốc mồm cong hẳn lên như cái nắp, bé hơn ốc mít, ăn ngon! Còn cách nấu mới, như em chỉ chấp nhận thêm một món “tân thời”, đó là lẩu ốc. Lẩu chua cay ngọt na ná súp "Tôm Jăm Kung" Thái Lan, ốc luộc sơ để có thể nhể sẵn ra rồi, lúc ăn lẩu thì nhúng vào là lấy ra luôn, cũng ăn với bún, có món này đả rượu đã đời lắm! Em hay ăn ở quán “1946” trong ngõ phố Cửa Bắc...

- Thế sao chú nghiên cứu “ốc học” đến tầm ấy rồi, mà không áp dụng, kinh doanh?

- Em cũng có ý định đấy, anh có tham gia không? Làm cho vui, lại bảo vệ truyền thống ẩm thực. Làm quán ốc trông vậy, tưởng tính lãi gấp đôi là ít, nhưng công tác chuẩn bị cực kỳ công phu, mất công lắm đấy! Mà ốc bây giờ hay bị dính vụ phun thuốc sâu...

Trái bóng đã lăn, thôi đành gác chuyện ốc học nhiều kỳ này lại, để hôm tới về Hà Nội khai thác tiếp. Mình định dấu dốt, sẽ không hỏi ông em này phố Hàng Chai ở đâu đâu, hỏi bác Gúc Gồ thôi, rồi lén đi ăn xong rồi có bàn gì thì bàn tiếp. Hay là đi Hàm Long trước...
---------------------------------------------------- 
Nhận xét của nhà báo Nguyễn Lưu (FB Lưu Nguyễn

Nhà “Ốc học” đây rồi! 

Sáng nay mất điện, mãi mới lò dò vào FB và đọc được bài viết của nhà “Ốc học” Nam Nguyễn. Quả là một tay sành, tôi ghi nhận đây chinh là một gương mặt cừ khôi trong nhát cắt thời gian đương đại, tất nhiên là về cái món ốc.

Tôi người nệ cổ, biết ốc có vị trí xứng đáng trong những cái tên: giải, hãi, hào, hà, hàm, lị, cáp, phục ngư, ngõa ốc tử…nên khi đọc phóng sự này thấy sướng. Xin kể một chi tiết về cách thưởng thức bún ốc của dân Hà Nội gốc. Ấy là gia đình cụ Phán Côn, một danh gia Hà thành, vao khoảng năm 60 TK 20, Cụ ưa xơi món bún ốc lạnh, do cô bán bún gánh hay đến nhà mỗi chủ nhật. Bún ốc lạnh cay cực, thế mới ngon, và hôm ấy lai có cu Ca, gọi Cụ Phán bằng cụ, mới 6 tuổi, xinh xắn lắm và cứ đòi ăn bún dù Cụ nói là cay. Và thế là Cụ đã gọi cho cu Ca một suất, để trong cái mẹt, gồm có 1 đĩa bún con và bát nước bên trong có ốc. Cu bé thích chi lắm, nhưng mới ăn được nửa suất thì cay sè rồi cất tiếng khóc ré lên va Cụ Phán đã cười yêu “Thế cho mà biết” rồi cho 1 quả chuối, và từ hôm ấy hễ thoáng thấy bóng cô bán bún gánh, Ca ta im thít mà chẳng dám đòi.

Con gái Cụ Phán, sau này là người nấu ăn có tiếng nhất nhì nước Nam. Bà đã từng tham khảo cuốn “Tản Đà thực phẩm” và trong sách ấy có một chi tiết về ốc. Đó là việc Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu tự trồng rau để ăn bún riêu, bún ốc. Nhà thơ ay có một mảnh đất chỉ bằng cái chiếu đơn, cụ làm đất thật kĩ trước khi trồng luống rau muống đều tăm tắp. Cụ Tản Đà lai có mấy chục cái vỏ ốc nhồi, được làm thật sạch sẽ, thậm chí dùng que bông lau tận bên trong cái vỏ ốc y như người ta ngoáy tai vậy. Khi rau muống đã mọc dài chừng mươi phân, Cụ Tản Đà ngắt ngọn cho sát gốc rồi đem những cái vỏ ốc kia úp hết lên từng gốc rau muống. Chỉ một tuần, do được tưới tắm đầy đủ, cac ngọn rau đã mọc lên và chui hết vào bên trong vỏ ốc, khi bứt gốc rồi rút từ vỏ ốc ra, sẽ thu được những búi nhỏ xoắn đều, màu trắng xanh và cực giòn, mỗi búi ấy rất vừa một gắp cùng lá kinh giới và mùi khi xơi món bún ốc hay bún riêu, thật tuyệt đỉnh khó bút nào tả xiết! Cứ sau một lần thu hoạch, lại úp vỏ vào gốc muống và tiếp tục lứa sau...

Bạn còn nhở tác phẩm sân khấu: NGHÊU-SÒ-ỐC-HẾN chứ? Tôi khoái nhất là câu này, khi sắp bị lộ tẩy mọi chuyện, chàng Nghêu thì thầm vào tai Ốc: "Tình hình gay đấy anh Ốc ạ!". Câu nói tếu ấy đã được vận dụng rất vui...

Câu chuyện về Ốc, tưởng như còn nhiều lý thú, nhưng hết giờ giải lao rồi, hẹn gặp lại

Nghị Định Mới: 6 NHÓM ĐỐI TƯỢNG KHÔNG ĐƯỢC LÀM VIỆC CHO TỔ CHỨC NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

6 đối tượng không được làm việc cho tổ chức nước ngoài tại Việt Nam


(Chinhphu.vn) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam. Trong đó, Nghị định quy định 6 nhóm đối tượng không được phép làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Cán bộ, công chức không được làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam - Ảnh minh họa

Cụ thể, 6 nhóm đối tượng không được phép làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm: 

Thứ nhất, sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ, công nhân, viên chức, công chức quốc phòng trong Quân đội nhân dân Việt Nam; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ, sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn kỹ thuật, học viên, công nhân, viên chức, công chức trong Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu. 

Hai là, cán bộ, công chức theo Quy định tại Luật cán bộ, công chức. 

Ba là, người làm trong ngành, nghề liên quan đến bí mật nhà nước. 

Bốn là, vợ hoặc chồng của người đang làm công tác liên quan đến bí mật nhà nước. 

Năm là, người đã bị xử lý kỷ luật về hành vi tiết lộ bí mật nhà nước hoặc an ninh quốc gia. 

Sáu là, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đang chấp hành bản án hình sự của Tòa án hoặc người chưa được xóa án tích, chưa hết thời hạn, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định của pháp luật hình sự.

Theo Nghị định, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam là các cơ quan, tổ chức nước ngoài đã được cấp có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm: Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc, các tổ chức khu vực, tiểu khu vực; Văn phòng thường trú các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thành, truyền hình nước ngoài; tổ chức quốc tế, tổ chức liên Chính phủ, tổ chức thuộc Chính phủ nước ngoài; tổ chức phi chính phủ nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động tại Việt Nam; Văn phòng đại diện hoạt động không sinh lời tại Việt Nam của các tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, y tế, tư vấn pháp luật nước ngoài.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9/2014.

Ngọc Hà

CHUẨN TƯỚNG LƯƠNG XUÂN VIỆT CÓ BỊ VIỆT TÂN LỢI DỤNG?

Ong Bắp Cày


Quả này có báo sẽ bị hố nặng vì "thấy kẻ sang bắt quàng làm họ"! Lỡ ra, Lương Xuân Việt là Việt Tân thì sao nhỉ?

Làm báo kiểu nghe hơi nồi chõ, thấy báo chí hải ngoại đăng tin Lương Xuân Việt là người Mỹ gốc Việt được thăng chức từ Đại tá lên Chuẩn tướng, các con giời đã mừng rú lên rồi nháo nhác đăng bài. Tự hào thay, và rồi thì có khi lại nhục lắm thay.

Mấy hôm nay, khi "cuộc chiến facebook" giữa đám khủng bố Việt Tân nhằm vào những người dùng Facebook yêu Việt Nam đang tạm lắng xuống, người ta mới ta hỏa phát hiện ra rằng, có một tổ chức chuyên săn lùng các Facebook có xu hướng ủng hộ chính quyền Việt Nam để tấn công đánh sập.

Oái oăm thay, trong bài giới thiệu của "Kill VietNam Communist Team" (tạm dịch là "Đội giết cộng sản Việt Nam"), chính Chuẩn tướng Lương Xuân Việt đã tự giới thiệu: "Tôi, Lương Xuân Việt, Chuẩn tướng Thủy quân lục chiến quân đội Hoa Kỳ, tổng chỉ huy quân lực Việt Nam Cộng Hòa tại Nam California" (!?). Đáng lưu ý, là phần cuối bài giới thiệu,  Lương Xuân Việt cùng với Lý Thái Hùng (chủ tịch đảng khủng bố Việt Tân) cùng ký tên.

Nếu đúng như thế thì kinh thật. Có lẽ Lương Xuân Việt là lưỡng quốc tướng quân thứ hai ở Việt Nam (!). 

Khỏi phải bàn về nội dung sặc mùi giết hiếp, bịa đặt, và đe dọa của bài giới thiệu, người ta quan tâm đến cái lý lẽ về Facebook của tổ chức này. Nói ngắn gọn là ông cho rằng, Facebook là của người Mỹ và không dùng cho người Việt yêu nước. Vì thế, bất cứ FB nào có dấu hiệu cờ đỏ sao vàng, hoặc biểu hiện yêu nước Việt Nam sẽ bị tấn công.

Kinh! Việt Tân kinh thật. Dám vượt ra khỏi biên giới của tự do, dân chủ, nhân quyền, và lợi nhuận.

Thực ra, sẽ chả có mấy người tin Lương Xuân Việt lại có thể chung tay cùng Việt Tân chống cộng sản bằng mấy thứ lý luận cù nhầy cù nhằng đó.

Nhưng, điều gì cũng có thể xảy ra. Hãy chờ xem!

Trong khi chờ đợi sự thật lộ sáng, bạn có thể tranh thủ vào google và gõ cụm từ "Chuẩn tướng Lương Xuân Việt" để dạo qua blog của chính Lương Xuân Việt và các blog có liên quan, bởi lẽ nó gợi ý và cung cấp cho bạn khá nhiều thông tin về con người này. (Các hình chụp màn hình bên dưới).

Cá nhân tôi không tin bài kêu gọi diệt cộng sản đó là của Chuẩn tướng quân đội Hoa Kỳ Lương Xuân Việt. Đơn thuần đó chỉ là sự tiếm danh như tường thấy của Việt Tân.

Một số trang bạn nên ghé qua:









JB NGUYỄN HỮU VINH - KẺ BẤT LƯƠNG

LâmTrực@


Ai đi đâu không biết, nhưng chuyện ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội sang Mỹ là chuyện đại sự quốc gia rồi. Ít nhất nó thể hiện mối quan hệ Việt Mỹ đã và đang phát triển khá tốt, sau nữa nó như cái tát vào lũ mặt dày vẫn bi bô rằng Việt Nam không có bạn. Chuyến đi của ông Nghị hẳn sẽ mang lại nhiều điều thú vị và trên hết nó mang lại những lợi ích cho người dân Việt Nam, trong đó có đồng bào công giáo.

Ấy thế mà có kẻ lại lên mạng phỉ báng, dè bỉu chuyện ông Nghị đi Mỹ. Kẻ đó là JB Nguyễn Hữu Vinh, một con chiên của chúa Jesus với bài "Phạm Quang Nghị sang Mỹ làm gì".

Đơm đặt, bịa chuyện, hằn học và chia rẽ lương giáo là những gì JB Nguyễn Hữu Vinh có thể làm. Hẳn nhiên, nó - cái bài viết ấy - cũng như một bãi nước bọt nhổ toẹt vào các điều răn của chúa Jesus. 

Với giọng điệu của một con cừu cực đoan phản chúa, JB Nguyễn Hữu Vinh ra sức đặt câu hỏi về việc ông Phạm Quang Nghị sang Mỹ làm gì, với tư cách nào rồi tự trả lời khơi mào cho những luận điệu đểu cáng, bỉ ổi.

Thật không tin nổi, một nhà báo, lại là công dân Việt Nam, đồng thời lại là một con chiên của chúa Jesus lại có thể mở miệng thốt ra những lời đểu giả của kẻ lưu manh như thế. 

Thực ra nội dung của bài báo không có gì ngoài mớ câu hỏi hỗn độn về mục đích chuyến đi của Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị. Đọc nó, người ta chỉ thấy lối viết hằn học, lấy sự thóa mạ, bới móc đời tư của người khác, và mượn cớ để vu cáo chính quyền Hà Nội một cách hàm hồ làm phương tiện rủa xả cho hả dạ. 


Thật đúng khi có người nói chữ làm sao thì người làm vậy. Cứ đọc những bài viết của JB Nguyễn Hữu Vinh, người ta sẽ thấy được bản chất của con người này. 

Ngoài đời, Nguyễn Hữu Vinh có nhiệm vụ viết bài chửi bới chế độ, ca ngợi những kẻ chống phá, quá khích với chính quyền, cổ súy cho những hành vi gây rối xã hội. Bản thân y, cũng đã nhiều lần tổ chức theo nhóm cố tình gây sự với các nhân viên công vụ để chụp ảnh quay phim, viết bài bêu xấu chế độ trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt là các vụ việc có liên quan đến Công giáo. 

Với bài viết của Vinh, điểm lại những sự việc phức tạp có liên quan đến công giáo trong thời gian vài năm trở lại đây, người ta thấy có nhiều cái được chứng kiến.

Đọc bài của Vinh, lần đầu tiên người đọc không thấy được sự thật, ngược lại, người ta chỉ thấy sự hằn học bỉ ổi của một nhà báo công giáo với những giọng điệu cực đoan và bịa đặt. Nó được thực hiện bằng những thủ pháp mất nhân tính và bất chấp mọi luật lệ, luật pháp và bằng mọi giá, kể cả tín điều của chính công giáo. 

Đó là lần đầu tiên, Hà Nội thanh bình và lãng mạn phải đối mặt với làn sóng cực đoan của những con chiên cuồng tín cùng đám chủ chăn điên cuồng lỳ lợm, bất chấp luật pháp cùng các quy tắc ứng xử xã hội, thậm chí bất chấp cả những lời răn dạy của chúa Jesus để sử dụng bạo lực đám đông phá hoại an ninh trật tự.
Điều răn thứ tám: Ngươi không được làm chứng gian
Chúa Jesus đã chứng, mọi người đều được kêu gọi phải thành thật và trung thực trong hành động cũng như trong lời nói, buộc phải tìm kiếm và gắn bó với chân lý, hướng cuộc đời mình theo các đòi hỏi của chân lý. 
Lần đầu tiên, người dân Hà Nội đã phải nín thở, nhún nhường trước sự hung bạo được trùm mền bởi đức tin thiên chúa mù quáng, và cũng là lần đầu tiên, thông qua những sự kiện gây hấn với chính quyền, thóa mạ dân tộc người Hà Nội đã phải chứng kiến "tư cách đạo đức dưới mức tồi tệ" của những chủ chăn như Ngô Quang Kiệt, hay Nguyễn Thái Hợp, Nguyễn Văn Khải...

Lần đầu tiên, mọi trò thô bỉ, bẩn thỉu và hèn hạ độc ác như sử dụng phụ nữ, trẻ em, người già và những người nhẹ dạ cả tin làm lá chắn cho những hành động khiêu khích được tung ra như thượng sách để kiếm cớ vu cáo chính quyền mà không có tí tẹo tác dụng.

Lần đầu tiên chính quyền đã phải đối mặt với những lời vu cáo bịa đặt đến tởm nôn, kiểu: "dùng côn đồ bao vây tu viện, Thánh thất, nhà thờ công khai đòi giết người, giết các lãnh đạo Giáo hội". Tất nhiên, là nó tởm nôn và rất tởm nôn vì không thể có được một bằng chứng nào.

Lần đầu tiên, ở Việt Nam, người dân biết dùng mạng Internet để kiểm chứng và nhận ra những thông tin bịa đặt của truyền thông công giáo với mưu đồ tận dụng triệt để thần quyền phục vụ cho ý đồ thế tục, với phương châm "lời cha ý chúa", giáo luật cao hơn luật pháp. Và cũng bằng internet, người dân nhận ra bộ mặt bẩn thỉu của những kẻ nhân danh chúa trời, rao giảng đạo đức nhưng lại hèn hạ vô sỉ, mưu đồ nhem nhuốc.

Lần đầu tiên ở Hà Nội, những người dân lương thiện ngỡ ngàng khi thấy có dòng người dài cả chục km "đi dự Tòa án xét xử những tên tội phạm trốn thuế" như Lê Quôc Quân. Và người Hà Nội cũng không mấy khó khăn để nhận ra rằng, dòng người tội nghiệp kia chỉ là những con cừu ngu ngốc phục vụ cho những mưu đồ bẩn bựa của những kẻ đã từng dẫn đường cho thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Cũng chả mấy khó khăn để hiểu vì đâu những con người hiền lành chất phác kia nên nỗi quá khích, bầy đàn ngu muội bởi sự chăn dắt của đám quỷ sứ mặc áo chùng đen.

Không chỉ ở Hà Nội mà trong cả nước, thậm chí là trên toàn thế giới, lần đầu tiên người ta thấy tinh thần "bác ái" của đấng Ki Tô được bộc lộ bằng những hành động cản phá việc xây dựng các khi vui chơi giải trí cho trẻ em, người già bằng cả âm thanh lẫn bạo lực được phọt ra từ chính của miệng của đám chủ chăn và đám lâu la trâu ngựa. Người ta cũng thấy được tinh thần "bác ái" ấy khi chứng kiến cảnh đám chức sắc công giáo huýt sáo xúi bẩy bầy cừu tấn công công an và người dân lương thiện ngay trong chính nhà ở của họ tại Nghi Phương, hay Tương Dương ở Nghệ An. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên, người ta thấy được sức mạnh của chính nghĩa được bộc bằng sự kiên quyết của một chính thể vì dân khi tiến hành các hoạt động vì lợi ích chung của cả cộng đồng.

Và cũng là lần đầu tiên, không chỉ ở Hà Nội người ta chứng kiến những nhà thờ đang dần biến thành nơi trú ngụ cho những đám du côn chày cối, nhưng tay anh chị du thủ du thực, những mụ đàn bà đàng điếm lăng loàn và cả những tay thảo khấu chính trị cơ hội chủ nghĩa dùng làm nơi chống lại đất nước.


Có lẽ, đây không là lần đầu tiên, IB Nguyễn Hữu Vinh công khai lợi dụng chiếc áo công giáo để nhục mạ chính quyền Hà Nội, nhưng sẽ là lần đầu tiên người ta thấy vai trò của JB Nguyễn Hữu Vinh cũng như truyền thông công giáo như những kẻ bảo kê cho những hành động bất lương, phản chúa.


Cuối cùng, chuyện ông "Phạm Quang Nghị đi Mỹ để làm gì?" chắc chắn sẽ làm cho người đọc nhận ra tâm địa không chỉ của Nguyễn Hữu Vinh mà còn thấy rõ bản chất của đám chó săn khoác áo nhà báo công giáo bất lương.


Những kẻ bất lương, phản chúa thì không đáng tin!

NHẠC SỸ TUẤN KHANH - KẺ VONG NÔ

Khoai@


Mình định viết cái gì đó về tay nhạc sĩ trở cờ Tuấn Khanh này. Nhưng thấy bên nhà Mõ Làng đã có bài rất hay, nên bê về cho anh em đọc.

Cần nó thêm, Tuấn Khanh chính là tay khơi mào cho việc kỳ thị vùng miền ở Việt Nam sau mấy chục năm đất nước thống nhất. Những bước đi của hắn thể hiện qua các bài viết thời gian qua mang bóng dáng của những kẻ phân biệt chủng tộc và đi ngược lại với những nỗ lực của loài người cho một trái đất bình đẳng, bác ái và đẹp đẽ.

Có điều, mình vẫn không hiểu sao hắn gét người miền Bắc và đặc biệt là người miền Trung?

Xin giới thiệu bài viết của lão Mõ:

Kính Chiếu Yêu

Sau lần xông pha trong trong vụ bạo động ở Bình Dương để đưa tin cho RFA, BBC… phối hợp với đám Chí Dũng, Quang Lập, Chênh, Thụy, Diện, Huệ Chi… kích động biểu tình, bị lên án, vạch mặt, tưởng rằng Tuấn Khanh đã im hơi lặng tiếng thì bây giờ bộ đôi hải ngoại, nội địa lại lên tiếng bằng cái loa Tuấn Khanh. Lần này được khởi động bằng “Di chúc Bắc Kỳ tự do” trên FB của hắn và ngay tức thì đám Lập què, BBC, RFA, RFI cùng các Blog, bleo đồng ca bình luận, tán thưởng.

Cái gì trong “Di chúc Bắc kỳ tự do” vậy? Đấy là một giàn hợp ca của những kẻ “vong nô” (từ mà Tuấn Khanh dùng) về "chia rẻ" và "tự do".

Kì thị vùng miền

Đấy là bài vỡ cai trị mà mồ ma thực dân Pháp đã áp dụng ở Việt Nam cách đây cả hơn thế kỷ nay được đám vong nô dựng lại.

Phép thử ban đầu là chia rẻ ở cấp độ nhỏ, cấp tỉnh. Ban đầu, nó được thử phản ứng bằng vài bài viết về các khu công nghiệp khát nhân công nhưng vẫn treo biền “No. Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa”. Vào lúc cuộc bạo động đập phá ở các khu công nghiệp Bình Dương, Sài Gòn… đang ở cao trào, Tuấn Khanh đã xông pha khắp nơi với một bản tường thuật ngụ ý đấy là cuộc bạo động do người Nghệ An, Thanh Hóa tổ chức, giật dây. Bị ném đá tơi bời, và sau một thời gian ẩn náu, Tuấn Khanh lại tung ra bài mới ở cấp độ cao hơn “Bắc Kỳ”, bọn “Bắc Kỳ 9 nút” và “Bắc kỳ 2 nút” (số cộng của năm 54 và 75) nhân ngày 20/7/2014, kỷ niệm 60 năm vụ di cư của người miền Bắc vào Nam. Bài viết mới được tung ra, lập tức cả dàn đồng ca nói trên hòa thanh inh ỏi.

Ngu nhưng lại tỏ ra nguy hiểm, Tuấn Khanh tưởng có thể dựng lại thây ma “Chia để trị” của thực dân Pháp xưa kia là có thể làm tổn thương người Việt hai miền. Nhưng chúng đã nhầm vì dốt sử (Không biết đám này có phụ họa trong bản hòa tấu vừa rồi đòi phải bỏ học môn sử không). Ngày trước, để chia rẻ và làm suy yếu tình đoàn kết của người Việt, thực dân Pháp đã ép triều đình Huế chia nước Việt làm ba miền rồi tô nhượng Nam kỳ cho Pháp, đặt Bắc kỳ dưới sự bảo trợ của Pháp, chỉ cho triều đình có chút quyền hành bù nhìn ở Trung kỳ. Pháp đã thành công trong việc tạo ra tâm lý kì thị Bắc - Trung – Nam.

Bây giờ, những kẻ vong nô lại đang cố tạo ra bộ ba “Nam Kỳ”, “Bắc kỳ 9 nút” và “Bắc kỳ 2 nút”. Chẳng phải bỗng dưng mà chúng nghĩ ra trò này. Đấy là một âm mưu đã được nhen nhúm từ lâu và đã được thử nghiệm, nhất là vào các kỳ Đại hội Đảng, bầu Quốc hội sắp đến. Trên thực tế, chúng cũng đã gieo rắc được chút ít hoài nghi, kỳ thị.

Thực ra, chúng không khoét sâu vào chỗ đấy được, bởi vì chúng đâu có thuộc lịch sử. Vì rằng, rằng Đại Việt xưa chỉ đến Đèo Ngang. Đất phương Nam là đất mở cõi có nơi còn rất mới, chỉ hơn 300 năm. Người Nam kỳ bây giờ, cha ông họ chính là người Việt Bắc Kỳ di cư vào khai phá đất đai, lập nghiệp. Họ còn nhớ quê đến mức đặt tên con cũng chỉ đặt từ thằng hai trở đi, ngầm chỉ rằng, còn thằng cả đang ở Bắc để mà nhớ quê hương bản quán. Bây giờ, hậu duệ của họ chính là đám Tuấn Khanh nửa đấy, những kẻ đang rủa xả tổ tiên mình, chia rẻ họ hàng mình.

Đi tìm tự do?

Cái này chắc là Tuấn Khanh chỉ đọc được từ bức ảnh chụp câu khẩu hiệu trên một chiếc tàu Pháp vào năm 1954 khi đang đón người Bắc di cư vào Nam rồi nói leo vậy thôi, chứ thằng nhóc sinh năm 1968 thì biết gì chuyện thời ấy mà phán xét.

Tuấn Khanh nói “60 năm của những người Bắc di cư vào Nam, cho tôi và thế hệ của mình được nhìn rõ họ hơn, nhắc tôi phải nói về một bản di chúc lớn, một bản di chúc vĩ đại mà hơn một triệu người từ bến tàu Hà Nội, Hải Phòng… mang đến cho cả đất nước. Bản di chúc cũng được lưu giữ trong mắt, trong lời nói của từng người Việt tha hương khắp thế giới: bản di chúc về tự do”.

Đám như Tuấn Khanh nào biết được trong hơn 1 triệu người ào ạt di cư vào Nam lúc ấy, đa số là giáo dân (78%) cùng với một bộ phận quan trọng của hàng giáo phẩm (3 giám mục, 618 linh mục). Đến cuối năm 1955, ở lại miền bắc còn 40% giáo dân (456 720 người) và 37% giáo sĩ (375 người). Họ ra đi chẳng phải với ý thức đi tìm tự do như đám Tuấn Khanh nhét vào đầu họ. Những người nông dân chất phác, nghèo khó, đói rách đó ra đi trước hết là với hy vọng kiếm được miếng ăn theo lời tuyên truyền “muốn có gạo theo đạo mà ăn”, “Chúa đã vào Nam”, cùng với nỗi sợ hãi “Cộng sản là cõng vợ, cõng con” mà bộ máy tâm lý chiến của Mỹ, Pháp và tay sai thực hiện. Một bộ phận trong họ ra đi là để trốn chạy sự nguyền rủa về quá khứ làm tay sai cho thực dân Pháp đô hộ, về lịch sử tiếp tay cho thực dân xâm lược.

Họ ra đi vì mắc vào âm mưu tạo dựng một chính quyền lấy Công giáo làm Quốc giáo do Ngô Đình Diệm, kẻ chống cộng quyết liệt đứng đầu. Chúng không hề ngượng ngùng khi nói về một xã hội tự do nhưng được xây dựng trên nền tảng của Công giáo. Đảng “Cần lao nhân vị” của họ Ngô chỉ dành cho Công giáo và ai là đảng viên của nó mới có cơ hội thăng tiến. Trong quân đội thì có hệ thống"cha tuyên úy” lo việc đức tin. Xung quanh các thành phố, thị xã trung tâm chính trị là hệ thống vành đai dân cư tính đồ công giáo. Luật 10/59 là dành riêng cho việc “đào tận gốc, trốc tận rễ”, tắm máu cộng sản. 

Họ ra đi vì hy vọng của đám chức sắc công giáo với tham vọng có thể lấy lực lượng giáo dân đông đảo, lấy hệ thống tổ chức công giáo làm xương cốt cho một thế lực chính trị chứ không phải vì đức tin. 

Trái với những gì người Mỹ, Pháp, Ngụy tuyên truyền, chính quyền Việt Minh đã cố gắng làm tất cả những gì có thể để níu kéo đồng bào mình ở lại. Từ những năm 1945-1947 tranh thủ được Công giáo là điều rất khó khăn nhưng Việt Minh vẫn làm. 

Hồ Chí Minh là người kiến trúc sư lớn của chính sách đoàn kết dân tộc đối với người Công giáo. Chính sách này đã mang lại kết quả ngay từ đầu tháng chín 1945, khi bốn vị giám mục Công giáo thừa nhận ông là chủ tịch chân chính của nước VNDCCH. Lên nắm chính quyền, ông không ngần ngại cử Nguyễn Mạnh Hà, người Công giáo, làm bộ trưởng Bộ kinh tế trong Chính phủ đoàn kết dân tộc đầu tiên. Trong phái đoàn Việt Nam sang thương lượng ở Fontainebleau, ông mời cả Nguyễn Đệ, người công giáo tham gia. 

Sự hiện diện của những nhà lãnh đạo cấp cao Việt Minh, Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp, tại cuộc lễ tấn phong giám mục Lê Hữu Từ và lễ thành lập Liên Đoàn Công Giáo (không nằm trong Việt Minh) tháng mười 1945 ở Phát Diệm, cũng chứng tỏ ý muốn thu hút thiểu số Công giáo. Nhân dịp này, Hồ Chí Minh còn mời tân giám mục Phát Diệm Lê Hữu Từ làm Cố vấn Tối cao của Chính phủ. 

Không những thế, Việt Minh đã ban hành những chỉ thị nghiêm ngặt, cấm đoán mọi hành động xúc phạm tôn giáo, nhất là việc phá huỷ nơi thờ cúng, người phạm tội có thể bị xử tử hình. (Chỉ thị cấm xung công nơi thờ cúng vì mục đích chiến tranh số 413/TS, 14/7/1947). Đây là một cố gắng thực sự nhằm hạn chế bất hoà đối với người Công giáo. Năm 1949, uỷ viên nội vụ Nam Bộ Ung Văn Khiêm đã chỉ thị nghiêm cấm "mọi hành động phẫn nộ hay khiêu khích đối với người Thiên chúa giáo" 

Mỗi năm vào dịp Nô-en, bao giờ Hồ Chí Minh cũng gửi thư chúc mừng đồng bào Công giáo. Các báo cáo của bề trên dòng Thừa sai Paris (MEP), vốn chống đối Việt Minh, đều ghi nhận rằng, mặc dầu chủ trương tiêu thổ kháng chiến, Việt Minh vẫn tôn trọng nhà cửa của giáo hội, khác hẳn Quân đội Viễn chinh Pháp không ngần ngại chiếm đóng hoặc phá huỷ cơ ngơi của các tôn giáo. 

Những tư tưởng đó của Hồ Chí Minh vẫn được những người cộng sản sử dụng trong các chính sách tôn giáo của mình đến ngày nay.

Thế nhưng, tâm lý đám đông đã xô đẩy hàng vạn giáo dân ra đi trong nước mắt. Đấy là sự thật mà đám Tuấn Khanh trẻ ranh không thể biết được.

Đúng như Tuấn Khanh nói "Ở mọi miền, Nam hay Trung hay Bắc, người ta cũng đều có thể nhìn thấy kẻ vô lại trong giống nòi”. Trong lúc hàng triệu tín đồ Công giáo khắp cả nước đang toàn tâm thực hiện đường hướng mục vụ của Hội đồng giám mục Việt Nam:“Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào” thì đây đó vẫn có những kẻ lội ngược dòng như Nguyễn Thái Hợp, Nguyễn Văn Lý, Lê Quốc Quân và Nguyễn Tuấn Khanh vậy thôi.

Đừng nghĩ có chút ảnh hưởng trong công chúng (như một số kẻ khác) là có thể tập tọe làm ngọn cờ chính trị. Giỏi lắm thì cũng chỉ đạt đến hạn ngạch kẻ vong nô mà thôi.

ĐƯỢC VÀ MẤT GÌ KHI ĐỊNH CƯ Ở MỸ?

Khoai@: Tâm sự của bạn Lucky qua bài "Được và mất gì khi đi định cư ở Mỹ" là rất đáng đọc. Mình nghĩ đó là những điều từ đáy lòng của một người có cách nhìn công bằng. 


Với những trải nghiệm cá nhân, mình ủng hộ quyết định của bạn ấy. Tất nhiên, đi hay ở còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có điều kiện và hoàn cảnh riêng tư của từng cá nhân.

XIn trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Lucky 

VNE - Hiện nay tôi đi làm culi trong hãng Mỹ, một giờ được 6-8 USD từ 6 giờ sáng đến 11 giờ đêm, nhưng tôi cảm thấy cuộc sống mình cũng vui vẻ khi nhìn thấy hai đứa con tôi tung tăng đi học và tôi biết chắc chắn rằng các cháu sẽ thành đạt.

Thời gian qua có nhiều ý kiến đóng góp và tranh luận về vấn đề nên đi hay ở lại Việt Nam cho những trường hợp ra nước ngoài, nhất là đi Mỹ. Tôi xin phép được viết một bài về vấn đề này.

Mong các bạn đóng góp ý kiến nếu có chỗ nào chưa đúng, để bản thân tôi rút kinh nghiệm và làm cho vấn đề đi hay ở thêm phong phú.

Hiện tôi 51 tuổi, định cư Mỹ được một năm. Trước khi đi tôi là kỹ sư trưởng phòng trong một Tổng công ty thuộc Bộ. Tuy chức vụ bé xíu nhưng trong công ty, tôi chỉ dưới 3 người và trên 12 người. Tôi có hai căn nhà nội thành (Quận 1 và 3) - một để ở, một cho thuê. Tôi cũng đi công tác và du lịch một số nước. Vợ tôi làm kế toán cho công ty liên doanh. Tổng thu nhập hàng tháng khoảng 2500 USD (không tính khoản đột xuất).

Trước khi có hồ sơ phỏng vấn ở Lãnh sự Mỹ, tôi cũng rất phân vân. Bạn bè, người thân, cả cha mẹ tôi (vì tôi đi theo bên vợ) đều khuyên tôi nên ở lại Việt Nam. Sau khi suy nghĩ thận trọng và cân nhắc được gì và mất gì cho bước ngoặt của cuộc đời, tôi quyết định ra đi. Và hiện nay đối với tôi thì:

- Tôi mất đi công việc rất tốt mà nhiều người mơ ước và cuộc sống của một gia đình trung lưu ở Việt Nam.

- Tuổi đã chớm già mà phải làm lại từ đầu - đây là điều vô cùng khó khăn.

- Xa những người thân yêu (Cha mẹ, anh chị em và bạn bè thân thiết) cùng những sinh hoạt hằng ngày làm mình rất nhớ khi ra đi.

Và tôi được:

- Hai đứa con (một trai, một gái) được học hành trong nền giáo dục đại học hàng đầu thế giới. Một cháu học ngành máy tính, một cháu học dược sĩ được chính phủ hỗ trợ tài chính (hỗ trợ học phí và cho vay không lấy lãi) cho đến khi tốt nghiệp (đây là chính sách chung của nước Mỹ). Tôi không phải lo lắng gì về tiền bạc cho các cháu học hành.

- Tôi được những thứ nếu có nhiều tiền ở Việt Nam cũng không thể mua được, đó là môi trường sống tốt như không khí, nước... không bị ô nhiễm, không phải lo lắng về vệ sinh an toàn thực phẩm. Về giáo dục ở Mỹ nếu cố gắng học hành dù gia đình thu nhập thấp vẫn được chính phủ giúp đỡ. Về y tế không phân biệt đối xử người có tiền hay không có tiền, khi vào bệnh viện chữa trị ai cũng như nhau. Cơ sở hạ tầng và ý thức chấp hành luật lệ giao thông của mỗi người rất tốt, ra đường không sợ tai nạn giao thông rình rập. Con người được tự do sáng tạo, luật lệ rõ ràng. Đặc biệt là xã hội Mỹ luôn tạo ra cơ hội đồng đều cho mọi người vươn lên tùy theo năng lực của mỗi người, nếu biết cố gắng học tập và làm việc.

Tôi viết bài này vì tôi thấy nhiều người Việt trên diễn đàn đang sống ở Việt Nam hay Mỹ thường đứng trên quan điểm vật chất là tiền bạc để đánh giá cuộc sống bên nào tốt hơn, mà quên rằng con người sống trong xã hội nào đi nữa thì ngoài tiền bạc còn có những giá trị tinh thần mà nếu thiếu đi thì cuộc sống sẽ mất hết ý nghĩa và buồn chán, cho dù ta có rất nhiều tiền.

Hiện nay tôi đi làm (culi) trong hãng, một giờ được 6-8 USD từ 6 giờ sáng đến 10-11 giờ đêm, nhưng tôi cảm thấy cuộc sống mình cũng vui vẻ khi nhìn thấy hai đứa con tôi tung tăng đi học và tôi biết chắc chắn rằng các cháu sẽ thành đạt nếu các cháu cố gắng học tập. Tôi không đặt nặng vấn đề qua Mỹ để tìm cơ hội mà vì tương lai của con tôi nên tôi cảm thấy thanh thản và tự giải đáp rằng trong cuộc sống cái gì cũng có cái giá của nó, và cũng như không có cái gì là "ngon, bổ, rẻ'' cả. Vấn đề khi đã chọn thì phải chấp nhận để mà vui sống.

Rất mong nhận được sự đóng góp của các bạn trên tinh thần xây dựng.