Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

GỬI NHỮNG ĐỒNG NGHIỆP ĐANG ĐI TÌM "SỰ THẬT" VỀ CÔNG PHƯỢNG

Gửi những đồng nghiệp đang đi tìm 'sự thật về Công Phượng'

Nhà báo Vũ Hoàng Nguyên thú nhận rằng anh "ít khi thất bại" khi cố dùng các biện pháp nghiệp vụ để truy tìm "sự thật" về đời tư của một con người. Nhưng rồi đến một ngày nhìn lại, anh lại ân hận vì cái kỹ năng ấy. Đến hôm nay, khi "nghi án" tuổi thật của Công Phượng và những lùm xùm quanh nó đã phần nào lắng xuống, chuyên mục "Thư gửi một người" xin đăng tải lá thư của Vũ Hoàng Nguyên, gửi cho các đồng nghiệp, và nói về thái độ với sự thật, với đời tư của nhân vật báo chí.

Các bạn đồng nghiệp của tôi,

Cho đến hôm nay, tôi vẫn ân hận về một số bài báo mình viết. Một số bài "đi tìm sự thật" mà không nghĩ đến hậu quả của nó. Như có lần, đi tìm sự thật về một gia cảnh bi đát của một ca sĩ nổi tiếng. Sau đó, cô gần như trốn tránh truyền thông. Tôi đã làm cái việc không phải đi tìm sự thật, mà đào bới vào vết thương của người khác. Tôi đã nhầm lẫn khái niệm là "đi tìm sự thật", và nhân danh nó để làm việc kia.

Đó là một bài phỏng vấn, trong đó người ca sỹ đã tự nói hoàn cảnh gia đình của mình. Sau này, đồng nghiệp hỏi tôi: “Đó là cô ca sỹ tự nói ra, tại sao anh phải ân hận?”. Thật ra tôi đã dùng kỹ năng của mình để “moi” lời lẽ từ cô ấy. Mục đích của tôi ngay từ đầu là muốn cô ấy nói về chủ đề đó. Tôi đã từng tự hào về kỹ năng ấy, hiếm khi thất bại.

Tôi cũng đã từng cố đi tìm danh tính của một người phụ nữ trong một mối tình bi đát với người nổi tiếng. Đó có phải là “sự thật” không? Đó là sự thật. Nếu hỏi công chúng rằng họ có muốn biết điều đó không thì rất nhiều người sẽ trả lời rằng họ muốn, và cả biên tập viên cũng sẽ muốn. Cũng là một lần tôi tự hào về kỹ năng săn tin của mình. Nhưng rồi người được công khai danh tính ấy rơi vào cảnh khốn đốn. Cô ấy đáng lẽ có thể được bỏ quá khứ lại đằng sau.

Bây giờ nghĩ lại, tôi ước rằng mình chưa bao giờ viết những bài báo ấy.

Có thể bạn cũng giống tôi, có chút tự hào hăm hở về việc mình đang tìm ra một sự thật nào đó, và tham vọng để thay đổi điều gì đó. Có ba thứ nên tách bạch: 1- Không phải mọi sự thật bản chất đều giống nhau, cũng như dư luận tác động lên nó đều giống nhau. 2 - Bạn có thể sẽ không thay đổi được gì hết, đừng tự quá đề cao bản thân mình. 3-Bạn có thể “qua mặt” được công chúng về những mục đích về việc tìm sự thật, rằng họ sẽ phải tin bạn về những sự thật bạn đi tìm đều vì mục đích và động cơ tích cực? Riêng về điều thứ ba, rất nhiều đồng nghiệp của tôi đang vô tình hoặc cố tình mắc phải. Họ đi tìm bằng nhiều mục đích khác nhau mà hiện nay, trong môi trưòng truyền thông hỗn độn này, tôi thấy cái mục đích không tốt đang chiếm ưu thế. Họ vì tiền, vì sự nổi tiếng, và có thể, vì sự gây chú ý cho một sản phẩm mới.

Đừng thuyết phục tôi rằng, các bạn thực hiện vụ Công Phượng là do đứng về phía sự thật để làm trong sạch thể thao. Vì những gì trên sản phẩm của các bạn không hề đi đến cái đích đó mà ngược lại, làm cho công chúng nghĩ đến những cái đích khác rất phản cảm bằng cái kiểu làm, cách làm và thái độ của chính các bạn trước, trong và sau chương trình. Cũng có thể rằng bạn có cái đích “vĩ mô” như bạn đề ra (mà đã rất nhiều vụ tiêu cực bị phanh phui không thể giải quyết), nhưng trước khi điều ấy đạt được, thì bạn đã hủy hoại một con người.

Đồng nghiệp của tôi ơi, đừng xây dựng sự nghiệp trên nỗi đau của người khác. Cũng như, đừng tạo ra một sản phẩm báo chí bằng sự đánh đổi cuộc đời và sự nghiệp của những người mà các bạn nhắm tới sau cái chủ đích “đi tìm sự thật”. Tôi chắc rằng các bạn biết rõ sự thật của việc các bạn làm là gì. Một sự nghiệp được xây dựng như vậy sẽ không bao giờ bền vững, nếu không muốn nói là một vết nhơ lớn. Hãy rửa nó trước khi nó thành mãn tính.

Làm sáng tỏ sự thật về cơ bản đều có giá trị tích cực, nếu xét trên góc độ mang lại sự công bằng, an ủi những người bị tổn thương, và thay đổi mọi việc theo chiều hướng tươi sáng. Nhưng có những sự thật bạn tìm thấy lại lăn bánh số phận con người theo chiều dốc bi thảm. Bạn còn nhớ có người đã bị báo chí đẩy đến đường cùng, gia đình tan nát, con cái tự tử để chú phải chọn cách trốn đời? Bạn còn nhớ có người đã treo cổ tự tử chỉ vì báo chí đẩy đến ngõ cụt?

Nếu bạn là người làm báo có tâm, tôi tin rằng bạn vẫn nhớ những con người ấy, những bài báo ấy dù chuyện đã từ nhiều năm trước.

Tôi chọn cách quên để tha thứ. Quên cho người ta cũng là một cách tha thứ lỗi lầm cho họ, và tha thứ cho sự sân si của chính mình. Có những lúc tôi thấy sợ khi thấy đồng nghiệp của tôi sẵn sàng lôi tội lỗi của những người trái chiến tuyến từ một cuộc chiến quá khứ ra nói lại lần nữa. Tôi thấy nổi da gà vì một số người viết cứ thiếu đề tài thì lôi Yến Vy, Mỹ Xuân ra nhiếc móc mặc dù họ đã trải qua quá nhiều đau đớn vì lỗi lầm của họ và vì báo chí đẩy họ đến đau đớn.

Đành rằng có những ký ức hằn sâu trong đời thành ám ảnh, muốn quên không dễ. Thì thôi, quên hay nhớ lả việc của bạn, nhưng nó chỉ là việc của bạn thôi, đừng hành hạ người khác, đặc biệt là những người thân yêu bạn, bằng những ký ức của bạn. Nhưng tôi nghĩ nên quên, vì đời sống ngắn ngủi lắm, bởi đưa nhau chìm trong đau khổ để được gì?

Nhảm: CÁI GÌ QUYẾT ĐỊNH Ý THỨC?



Giờ học môn Giáo dục Công dân, cô giáo hỏi các em học sinh:

Theo các em, Ý THỨC là gì?

- Một em gái dơ tay phát biểu:

Theo em, ý thức là cái xu chiêng ạ. Vì hôm trước em bắt chước mẹ em, mặc bộ đồ mặc nhà không mặc xu chiêng đi ra chợ, lúc cúi xuống mua nải chuối của một cô. Lúc em đi thấy cô ấy buột mồm “con gái con đứa vú to thế kia mà chả có ý thức gì cả”.

- Một em khác phát biểu:

Theo em, ý thức là cái quần lót ạ. Hôm em đi vượt đèn đỏ nhanh quá, váy bị tốc lên, mấy chị đang dừng đèn đỏ đối diện chỉ trỏ “…chả có ý thức gì cả”. Mà rõ ràng hôm đấy em chỉ quên mỗi quần lót ở nhà bạn Việt lớp bên cạnh.

Cô giáo chợt hoang mang không hề nhẹ với luận điểm của chủ nghĩa duy vật: Vật chất quyết định ý thức, hay bộ phận sinh dục quyết định ý thức?

P/S: Ảnh diễn viên tham gia phim "Liên hoan" (hay Liên hoan phim gì đấy) chỉ mang tính minh họa vị trí của cái quần lót

@Nguyên Minh

VIỆT NAM CHẾ TẠO THÀNH CÔNG NHIỀU LOẠI "ỐC VÍT" KHÔNG NGƯỜI LÁI

Khoai@


Viện Kỹ thuật quân sự Phòng không-Không quân (PK-KQ) thuộc Quân chủng PK-KQ vừa chế tạo và thử nghiệm thành công mẫu máy bay không người lái (MBKNL) phản lực tốc độ cao UAV-02 có các tính năng chiến-kỹ thuật và công nghệ chế tạo vượt trội, có thể làm mục tiêu bay cho máy bay Su-30MK2 chặn kích và sử dụng vào các mục đích quân sự quan trọng khác.

Lãnh đạo Viện Kỹ thuật quân sự PK-KQ cho biết: Bằng nguồn vốn tự có, đến nay viện đã triển khai nghiên cứu và chế thử 5 mẫu máy bay không người lái để phục vụ huấn luyện chặn kích cho máy bay Su-30MK2. Trong quá trình nghiên cứu, mẫu UAV-01 và UAV-02 đã được lựa chọn để bay thử nghiệm, trong đó mẫu UAV-02 là loại có tính năng cao hơn.

Với hai động cơ phản lực, sải cánh 2,8 m, chiều dài thân 2,5 m, UAV-02 có các tính năng theo thiết kế đạt tốc độ bay hành trình từ 250 đến 350 km/giờ, bán kính hoạt động 100 km, độ cao bay tối đa 8000 m; máy bay nặng 38 kg khi nạp đủ nhiên liệu, thời gian hoạt động tối đa là 45 phút. Cả hai loại UAV-01 và UAV-02 đều có thể bay hoàn toàn tự động theo chương trình đặt trước của người chỉ huy. Với tính năng kỹ-chiến thuật kể trên, UAV-02 hoàn toàn phù hợp và cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trong công tác huấn luyện của Quân chủng PK-KQ hiện nay.

Đặc biệt, chiếc UAV-02 đã giải quyết được 3 vấn đề về kỹ thuật quan trọng, đó là: Phần thiết kế động lực học và kết cấu cho phương tiện bay có tốc độ cận âm với việc sử dụng công nghệ vật liệu Carbon Fiber, phần điều khiển thích nghi cho phương tiện bay có lượng tiêu hao nhiên liệu lớn và quan trọng nhất là đồng bộ với tổ hợp ngắm bắn và điều khiển hỏa lực trên máy bay Su-30MK2.

Vừa qua, chiếc UAV-02 đã cất cánh thử nghiệm tại sân bay Thọ Xuân (Thanh Hóa) trong chuyến bay phối hợp hiệp đồng với máy bay Su30-MK2 của Trung đoàn 923, Sư đoàn Không quân 371. Ngay trong chuyến bay đầu tiên, các khí tài điện tử của Tổ hợp dẫn đường-ngắm bắn và tên lửa trên máy bay Su-30MK2 đã phát hiện và bám sát được mục tiêu UAV-02… Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, UAV-02 đã hạ cánh an toàn, sẵn sàng cho các lần bay thử nghiệm tiếp theo.

Căn cứ vào kết quả giải mã khách quan sau chuyến bay, các chuyên gia vũ khí hàng không đã khẳng định UAV-02 đủ điều kiện làm mục tiêu cho Su-30MK2 huấn luyện chặn kích.

Hiện nay Viện Kỹ thuật quân sự PK-KQ đang hoàn thiện mẫu UAV-03 và UAV-04 với những đột phá mới về công nghệ như: Điều khiển độc lập dẫn đường quán tính INS, có tốc độ hành trình cận âm 0.85M, tăng thời gian bay và bán kính hoạt động, bay giám sát biển, đảo…

Thành công này, đã góp phần làm cho "những con ốc vít" thương hiệu Việt cất cánh bảo vệ đất nước.

Khoai@ tổng hợp từ báo Quân đội nhân dân


Còn rất nhiều những con "ỐC VÍT" như thế này đang được Việt Nam sản xuất để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc







NHỮNG KẺ "CAO CẢ"

Cuteo@


Hôm nay đọc bài "Những nhà đấu tranh cho Dân Chủ là những tấm gương cao cả" của Nguyên thạch (Vualambao) mình buồn cười suýt sặc.

Vâng, toàn người cao cả. Đây là vài ứng viên cho cái "cao cả" của Nguyên Thạch.

1. LS Bùi Kim Thành
2. Cù Huy Hà Vũ
3. Lê Hiền Đức
4. Lê Anh Hùng
5. Trần Khải Thanh Thủy
6. Điếu Cày
7.....

Các bạn nhận thấy họ có điểm gì chung?

- Đều tâm thần hoang tưởng.

- Chống nhà nước dưới mác chống cộng hoặc chống Tàu


LÒNG THAM VÔ ĐÁY

Lòng tham vô đáy của một quan chức đứng đầu “Phủ Khai Phong”


Sau khi cuộc mít tinh, họp mặt kỉ niệm lần thứ 68 Ngày thành lập ngành Thanh tra Chính phủ (23/11/1946 – 23/11/2014) ở cơ quan TTCP vừa kết thúc thì trưa cùng ngày (21/11/2014) Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam phát đi thông cáo báo chí về kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm về thực hiện chính sách nhà, đất đối với ông Trần Văn Truyền, cựu Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Bí thư Ban Cán sự Đảng, cựu Tổng Thanh tra Chính phủ gây chấn động dư luận xã hội, đông đảo cử tri cả nước náo nức, hả hê, củng cố thêm lòng tin vào Đảng, Nhà nước đối với công cuộc phòng, chống tham nhũng ngay sau các phiên chất vất, trả lời chất vấn ở Kì họp thứ 8 Quốc hội Khóa XIII.

Trong mấy ngày qua, Tổng Biên tập và một số phóng viên Báo Người cao tuổi (NCT) nhận được hàng trăm cuộc điện thoại, tin nhắn từ khắp nơi chúc mừng, chia sẻ và cổ vũ, động viên tiêp tục phát huy, vững vàng trên mặt trận chống “nội xâm” đầy cam go, rất nhiều sóng gió và chông gai còn đang ở phía trước.

Góp phần thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XI Một số vần đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, Báo Người cao tuổi được nhiều cán bộ lão thành, đảng viên chân chính và nhân dân cộng tác đã dày công điều tra, xác minh dấu hiệu vi phạm về thực hiện chính sách nhà, đất đối với nhiều cán bộ cấp cao ở một số địa phương. Điển hình là ông Trần Văn Truyền. Báo Người cao tuổi đã dành nhiều kì, nổi bật là các số: 31 (1348) ngày 21/2/2014 với cụm tin, ảnh “Ông Trần Văn Truyền, cựu Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Tổng Thanh tra Chính phủ có bao nhiêu biệt thự?”; số 35 (1359) ngày 28/2/2014 đăng bài “Biệt thự ông Truyền và ngôi nhà 51m2 của Chủ tịch nước”, số 179 (1496) ngày 7/11/2014 có bài “8 sổ đỏ ở khu dinh thự của cựu Tổng TTCP Trần Văn Truyền”, v.v…

Báo Người cao tuổi số 31 (1348) ngày 21/2/2014 với cụm tin, ảnh “Ông Trần Văn Truyền, cựu Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Tổng Thanh tra Chính phủ có bao nhiêu biệt thự?”.

Vi phạm của ông Trần Văn Truyền mang tính hệ thống, kéo dài hàng chục năm. Rõ nhất kể từ khi ông làm cán bộ chủ chốt của Tỉnh ủy, rồi Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bến Tre, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Bí thư Ban Cán sự Đảng, Tổng TTCP. Ông Truyền cứ lên chức vụ cao hơn lại vi phạm nghiêm trọng hơn, nổi bật là giai đoạn từ làm Bí thư Tỉnh ủy đến đứng đầu TTCP, rồi vi phạm ngay cả sau khi đã về hưu.

Tổng Biên tập và một số phóng viên Báo NCT nhiều lần tiếp xúc với một số cán bộ lão thành, lãnh đạo đương nhiệm và nhân dân ở thành phố Bến Tre đều bức xúc bởi gia đình ông Truyền chiếm đoạt, được cấp, chuyển nhượng khối bất động sản “khổng lồ” đến thế? Qua điều tra, xác minh của Báo, vi phạm của ông Truyền mà Báo NCT nêu ngày 21/2/2014 hoàn toàn chính xác. Cụ thể có nhiều lô đất, 3 khối nhà (số 598 B5 Nguyễn Thị Định, phường Phú Khương; số 6 Lê Quý Đôn, Phường 1 và khu dinh thự đồ sộ tại xã Sơn Đông, TP Bến Tre). Về đất của gia đình ông ở xã Sơn Đông, Báo nêu gần 3ha (là theo lời các lão thành và nhân dân), khi điều tra chính xác thì con trai ông Truyền là Trần Hoàng Anh đứng tên 8 sổ đỏ với 16.567,4m2, con gái ông Trần Thị Ngọc Huệ nhận chuyển nhượng 8.000m2 ngay bên cạnh chưa sử dụng. Đây là đất cây lâu năm (CLN) nguồn sống của nhiều hộ gia đình nông dân nghèo cực chẳng đã phải chuyển nhượng cho bố con ông Truyền để rồi mất đi một nguồn sống chính của họ.

Tổng Biên tập Báo NCT từng đến thăm ông Sáu Thắng, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre (cùng thời điểm ông Trần Văn Truyền là Phó Bí thư Thường trực), ông bà lọ mọ sống trong căn hộ vài chục mét vuông được bán theo Nghị định 61/CP, so với tòa dinh thự, những biệt thự của ông Trần Văn Truyền mà lòng đau quặn lại.

Ở TP Hồ Chí Minh, Báo NCT biết ông Trần Văn Truyền sở hữu ít nhất 3 tòa nhà. Hai con gái và các con rể của ông có vị trí công tác “ngon” trong thành phố. Dịp tháng 4/2014 Báo chỉ đạo các phóng viên đi “tìm” các tòa nhà của ông Trần Văn Truyền ở quận Phú Nhuận, Quận 5, Quận 9, khu Phú Mỹ Hưng, khu Thảo Điền. Nhiều lần đến nhà số 5 Nguyễn Trọng Tuyển, số 465/48C khu phố Phước Hậu, Quận 9 nhưng chủ nhà thường vắng, cổng khóa và Cảnh sát khu vực, chính quyền phường từ chối không cung cấp thông tin. Khi biết Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào cuộc, Báo tạm dừng xác minh việc này.

Ở Hà Nội thì căn nhà công vụ 607, nhà A số 61 Trần Quang Diệu, Báo NCT chỉ rõ ông khóa để đấy từ sau ngày nghỉ hưu. Trước tết 2014, vợ chồng ông có về ở 8 ngày tại đây. Người ta đồ rằng do ông còn nhiều của cải trong đó nên vẫn chưa bàn giao cho cơ quan quản lí được.

Như vậy, ngoài đất đai, nhà cửa ở huyện Ba Tri (quê ông) thì chỉ riêng tại TP Bến Tre, TP Hồ Chí Minh gia đình ông Trần Văn Truyền “ôm” khối tài sản với hơn 4ha đất đô thị, ngót chục tòa nhà (riêng ở Sơn Đông, ngoài tòa dinh thự 1.226,61m2 sàn còn 4 căn nhà gỗ quý hiếm, lợp ngói đỏ).

Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về ông Trần Văn Truyền công bố đáp ứng được đòi hỏi bức xúc của nhân dân. Tuy nhiên, đây mới là vi phạm về thực hiện chính sách nhà, đất. Còn trong dư luận, ông Truyền có không ít dấu hiệu mang tính vụ lợi khi giải quyết, xem xét, bẻ ghi kết luận thanh tra một số vụ việc lớn. Đặc biệt, trước khi nghỉ hưu, ông kí bổ nhiệm 69 chức danh cán bộ ở TTCP mà tất cả đều không có quy hoạch, thiếu tiêu chuẩn dẫn tới ở “Phủ Khai Phong” có quá nhiều cấp phó, cấp hàm. Ông làm liều đến mức, ngày 3/8/2011 Quốc hội công bố ông Huỳnh Phong Tranh giữ chức vụ Tổng TTCP rồi, vậy mà tại Tuần Châu (Hạ Long), vợ chồng ông đang nghỉ mát, vụ TCCB theo chỉ đạo của ông còn đưa xuống để ông kí một số trường hợp bổ nhiệm, kí quyết định bổ sung quy hoạch cho một người. Hậu quả là ngay sau khi được bổ nhiệm, vài cán bộ đã bị kỉ luật, có người phải xem xét, xử lí bằng pháp luật. Việc ông kí ồ ạt này điều dễ hiểu là ông Truyền chắc chắn không làm phúc, ban ơn. Còn ở TTCP ai cũng biết việc làm đó đều có giá.

Lòng tham vô đáy để có được khối tài sản “khủng”, ông Truyền đã vi phạm nghiêm trọng, “gây phản cảm và tạo dư luận xấu, lan rộng trong xã hội” nhưng việc ồ ạt kí bổ nhiệm hơn 60 cán bộ trước lúc nghỉ hưu còn nghiêm trọng không kém bởi hậu quả của nó: Lạm phát cấp phó, bộ máy cồng kềnh, uy tín TTCP giảm sút, ngân sách nhà nước bội chi, nội bộ TTCP phức tạp, vì nhiều người tốt không được đề bạt. Nhiều bạn đọc đòi hỏi phải làm rõ việc ông Trần Văn Truyền kí bổ nhiệm sai trái và phải xử lí theo Điều lệ Đảng và Quy định 181-QĐ/TW ngày 30/3/2013 của Trung ương về xử lí kỉ luật đảng viên vi phạm và theo pháp luật của Nhà nước.

Ông Trần Văn Truyền là đảng viên, một cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước. Khi làm Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bí thư Ban Cán sự Tổng Thanh tra Chính phủ thường đứng trên bục truyền đạt nghị quyết của Đảng, ông thường rao giảng hùng hồn về trách nhiệm của người đảng viên, cán bộ phải gương mẫu, trung thực, phải rèn luyện đạo đức, phẩm chất theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Trong thực tế, nói vậy mà ông làm ngược lại, hoàn toàn “không vì Dân, vì Đảng” mà tất cả chỉ vì ông và gia đình ông, cho nên không còn ai nghĩ ông là người cộng sản nữa và trong thực tế, ông cũng không còn xứng đáng là một đảng viên nữa!

Bình luận của Kim Quốc Hoa

NGƯỜI DÁM CÔNG KHAI TỐ CÁO CÁN BỘ ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SÁT

Người dám công khai tố cáo cán bộ điều tra và kiểm sát


TP - Ông Lợi dành cả trăm triệu đồng gửi mua máy ghi âm, camera để tự điều tra, và hỗ trợ người khác tố cáo các cán bộ công an, kiểm sát sai phạm.

Có người nghi ngờ động cơ của ông Trần Minh Lợi- thường dân huyện Cư Kuin tỉnh Đắk Lắk về việc ông Lợi dành cả trăm triệu đồng gửi mua máy ghi âm, camera để tự điều tra, và hỗ trợ người khác tố cáo các cán bộ công an, kiểm sát sai phạm. Còn Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy tỉnh Đắk Lắk khẳng định ý thức chống tiêu cực, tham nhũng của ông Lợi rất đáng hoan nghênh!

Vợ chồng ông Hùng bà Thuyết nhờ ông Lợi (trái) điều tra giúpTám cán bộ bị tố! 

Trong lá đơn “tiếp tục tố cáo và đề nghị khẩn cấp” ký và gửi đến hàng loạt địa chỉ cơ quan chức năng mới đây, ông Lợi đã thống kê lại các hành động “vi phạm nghiêm trọng pháp luật” của 8 cán bộ đầy đủ tên họ chức vụ, trong đó có 7 cán bộ thuộc Công an huyện Cư Kuin, và 1 Viện phó Viện KSND thành phố Buôn Ma Thuột - nguyên Phó viện trưởng Viện KSND huyện Cư Kuin.

Đơn cũng viết rõ tên họ địa chỉ, số chứng minh nhân dân và điện thoại của 7 công dân đã công khai đứng đơn, trực diện tố cáo các sai phạm của những cán bộ này, trong đó, người đứng đầu danh sách chính là ông Trần Minh Lợi, thường trú tại nhà số 7 thôn 4, xã Ea Bhok, huyện Cư Kuin.

Ông Lợi khẳng định, ông phải tiếp tục tố cáo rõ hơn, cụ thể hơn để cơ quan bảo vệ pháp luật các cấp kịp thời xem xét, xử lý cán bộ sai phạm, tránh các thủ đoạn trả thù có thể làm hại tính mạng những người tố cáo khi các cán bộ phạm pháp vẫn đầy đủ tiền-quyền-chức trong tay.

Các hành vi phạm pháp bị tố đích danh, gồm: 1, Tổ chức khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ, mua bán và mở xưởng gỗ lậu trái phép, bảo kê cho các đối tượng buôn gỗ lậu. 2, Vi phạm nghiêm trọng về tố tụng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm sai lệch bản chất vụ việc, để vòi tiền hối lộ của cả phía gây án lẫn người bị hại. 3, Bảo kê cho các đối tượng xã hội đen, có tiền án tiền sự, cờ bạc chuyên nghiệp cưỡng đoạt tiền, tài sản của công dân. 4, Khủng bố, hủy hoại tài sản người tố cáo; dùng súng uy hiếp dằn mặt người tố cáo tại Công an huyện Cư Kuin; Dùng súng dọa bắn đoàn công tác, chống người thi hành công vụ tại văn phòng UBND huyện Cư Kuin. 

Kỳ công thu thập chứng cứ 

Tất cả các nội dung tố cáo đều được ông Lợi đính kèm chứng cứ, tổng cộng gồm cả trăm file ghi âm, đoạn video clip, và nhiều hồ sơ giấy tờ khác. 

Để có thể ghi hình cảnh thiếu tá Võ Ngọc Quang - Đội trưởng đội CSHS công an huyện Cư Kuin trực tiếp tham gia việc khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ, mua bán gỗ lậu quý hiếm, ông Lợi đã nhờ bạn ở nước ngoài mua giúp một máy camera quay bằng tia hồng ngoại, chuyên quay đêm.

Ông còn mua máy ghi âm chuyên dụng loại tốt, 1 camera chuyên quay ngày. Ông vào vai người cần mua gỗ để trao đổi giao dịch, ngã giá với thiếu tá Quang, đến tận xưởng gỗ lậu nhiều lần cả đêm lẫn ngày để ghi nhiều cảnh thiếu tá Quang điều hành bốc dỡ gỗ. Để khỏi “thất lạc tài liệu”, ông Lợi còn đưa 18/77 file vụ này lên mạng theo địa chỉ của mình!

Để tố cáo các vi phạm tố tụng nghiêm trọng trong quá trình 6 cán bộ thụ lý vụ án “Cố ý gây thương tích” đã cấu kết nhận hối lộ với tổng số tiền 124.000.000 đồng và 1m3 gỗ của vợ chồng bị cáo Nguyễn Phi Hùng, ông Lợi đã thu thập 1 tờ lệnh bắt tạm giam bị cáo Hùng không số, không ngày, không đóng dấu và bắt khi chưa được Viện KSND cùng cấp phê chuẩn; 1 file ghi âm trao đổi việc trả lại tiền chạy án giữa ông Nguyễn Bường, Trưởng Công an huyện với ông Nguyễn Phi Hùng; 1 file ghi âm lời nữ kiểm sát viên làm môi giới xin chuyển trả giùm ông Châu Phước Hậu (nguyên Phó viện trưởng Viện KSND huyện Cư Kuin) 20 triệu trong tổng số 40 triệu đồng mà ông Hậu “lỡ nhận” của gia đình ông Nguyễn Phi Hùng; 1 biên bản làm việc giữa Ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Lắk với ông Lợi về việc nhận bàn giao số tiền tang chứng 20 triệu đồng kèm các tài liệu liên quan. 

Hiện vụ án này đang được điều tra lại từ đầu. Toàn bộ nhóm điều tra viên đã thay đổi.

Tâm tư người chống tiêu cực, tham nhũng

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Lợi cho biết ông hoàn toàn ý thức được những nguy hiểm rình rập, những oán thù không đáng có khi dấn thân điều tra hỗ trợ những người yếu thế, bị oan sai, tố cáo các cán bộ cố ý làm trái, dù ông không ghét bỏ gì họ. Cá nhân ông cũng không mấy liên can trong các vụ này, ngoài lương tâm con người và trách nhiệm công dân thôi thúc.

Với tất cả sự thận trọng và kỹ năng của một người từng có 3 năm đứng trên bục giảng dạy môn công nghệ thông tin, hiểu biết về pháp luật, ông đấu tranh chống tiêu cực thuận lợi hơn dân nghèo khi bị oan chỉ biết khóc!

Ngày 24/11/2014, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy tỉnh Đắk Lắk đã mời ông Trần Minh Lợi lên làm việc, trao đổi trọn ngày. 

Ông Lê Văn Nghĩa - Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Lắk cho biết: Cơ quan Nội chính rất hoan nghênh tinh thần đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng của mọi công dân, đặc biệt ở vụ này là sự hợp tác tốt của ông Trần Minh Lợi. Chỉ 1 ngày sau khi nhận đơn tố cáo của ông Lợi, Ban Nội chính đã báo cáo Thường trực Tỉnh ủy và lập tổ thẩm tra xác minh làm việc quyết liệt, khách quan, do Trưởng Ban trực tiếp chỉ đạo, đồng thời gửi văn bản đề nghị Đảng ủy Công an tỉnh có trách nhiệm bảo vệ người tố cáo theo đúng quy định. Ban làm việc độc lập, không phải chịu bất kỳ sức ép nào, cả đồng chí Bí thư và phó Bí thư Tỉnh ủy đều yêu cầu điều tra cương quyết, xử lý nghiêm minh.

NGUYÊN NHÂN SỰ CỐ MẤT ĐIỆN SÂN BAY - GÓC NHÌN CỦA CỐ NGUYỄN ĐĂNG NINH

Khoai@ 


Thật ngạc nhiên, cố Nguyễn Đăng Ninh không chỉ giỏi về xe pháo, cố còn rất giỏi về điện. Xin giới thiệu các bạn bài viết về sự cố mất điện ở sân bay Tân Sơn Nhất theo phong cách dân dã. Rất phủi.


Các bạn sẽ không bao giờ biết nguyên nhân đích thực của sự cố hi hữu này bởi nó là bí mật cuốc ra. Tuy nhiên với dân trong nghề như tớ thì nguyên nhân sự cố nầy quá dễ hiểu.

Các bạn phần lớn không phải là dân kỹ thuật nên chắc chắn các bạn gí buồi vào các phân tích nguyên nhân sự cố trên của các kỹ sư điện bởi nó đầy từ chuyên môn khó hiểu. Và nếu tớ biên theo hướng này chắc các bạn gí buồi vầu đọc. Các bạn cũng như báo chí sẽ đổ riệt cho thằng vận hành bảo trì bởi vì nó chứ không còn ai khác là nguyên nhân chính gây ra sự cố vãi đái nầy. Tuy nhiên nhiều khi sự cố xảy ra mà ngay thằng bảo trì cũng bó tay vì nhiều nguyên nhân. Hãy mổ xẻ thử vấn đề này tí cho vui.

Một hệ thống điện sân bay dất điểm không được phép mất điện nhất là cho những khu vực quan trọng như:

1- flightcontrol room

2- meteorologicalstation

3- visualnavigation lights substation

4- communicationstation,

5- navigationstation

6- terminalplatform

Hệ thống cấp điện cho sân bay nhỏ như tân sơn nhất được thiết như thế nào? xin thưa nó đơn giản lắm. Sẽ có hai nguồn điện lưới, hai cái máy phát điện và ba cái UPS.

UPS là cái mà báo chí đang đưa tin nó hỏng dẫn đến sự cố mất điện đài điểu khiển không lưu vậy nó là cái đéo gì?

UPS là viết tắt của Uninterruptible Power supply System cấu tạo bởi vài cái ắc qui và mạch điều khiển để chuyển điện một chiều cuả ác qui sang điện xoay chiều 220V. Tại sao cần đến ba cái UPS? là bởi vì cũng giống như xe máy ấc qui nó có thời hạn sử dụng và phải hay thế định kỳ. Khi thay ắc qui cái UPS thứ nhất thì phải dùng cái thứ hai và cái thứ ba là để dự phòng khi cái thứ hai bị hỏng. Vì vậy ba cái UPS là con số tối thiểu cần và đủ. Trong trường hợp Tân sơn nhất tại sao cả ba cái đều hỏng cùng một lúc? xin thưa nó có hỏng củ cạc nó ý. Trên thực tế tớ có thể đoán mà đéo sợ nhầm rằng cả ba cái UPS đều hoạt động tốt. Tại sao tớ dám chắc điều đó?

Khi mất điện cái UPS sẽ dùng điện ác qui để cấp cho thiết bị. Nếu mất điện quá lâu ắc qui sẽ phóng hết điện và UPS dĩ nhiên ngỏm. Các bạn có thể hỏi điện lưới đâu? máy phát đâu mà để UPS ngỏm vì phóng hết điện? Xin thưa: điện lưới vẫn còn đó, máy phát vẫn còn đó nhưng điện từ hai thiết bị đó không chạy vào UPS. Tại sao vậy? Bởi vì trước khi chạy vào UPS nó phải chạy qua một thiết bị tối quan trọng đó là ATS và đây chính là nguyên nhân gây sự cố ở Tân sơn nhất. ATS là cái đéo gì?

Điện lưới và máy phát được đấu vào thiết bị chuyển nguồn tự động ATS (Auto Transfer Switch) Thiết bị này mục đích là khi mất điện lưới sẽ khởi động máy phát và chuyển sang dùng điện máy phát. Về cơ bản nó công dụng chả khác đéo gì cái cầu dao đảo chiều. Trên thực tế bất cứ bộ ATS nào cũng có cần gạt bằng tay để đề phòng sự cố. Thao tác tay này rất nhanh chỉ mất vài giây. Giả sử ATS của Tân sơn nhất hỏng nhưng tại sao mất hơn một tiếng để sửa? Là bởi vì thiết bị đóng cắt của ATS hỏng tiếp điểm do vậy ngay cả thao tác tay cũng đéo giải quyết được vấn đề. Theo tớ, đây là nguyên nhân chính của sự cố hi hữu vừa rồi.

Máy đóng cắt của ATS tại tân sơn nhất tớ chưa ngó qua nhưng thông thường nó dùng mô tơ hay cổ lỗ sĩ hơn là khởi động từ. Nhưng dù dùng bất cứ thứ gì thì nó cũng phải có tiếp điểm bạch kim và tiếp điểm này là điểm yếu nhất của cả hệ thống. Nếu tiếp điểm này bẩn, hoặc gián bò vào, hoặc chuột chui vào là có thể gây sự cố mất pha, mô ve hay tệ hơn là cháy tan tiếp điểm và do vậy dòng điện không thể chạy đến UPS. Khi cảm biến của UPS gi nhận mất điện nó sẽ lập tức chuyển sang dùng điện ắc qui. Khi UPS thứ nhất phóng hết điện thì sẽ chuyển sang UPS thứ hai và thứ ba cho đến khi cả ba hết điện và thế là cả sân bay nháo nhác cả lên.

Đến đây thì các bạn chắc chắn sẽ hỏi? Thàng thợ bảo trì đâu mà để tiếp điểm ATS hỏng? Xin thưa: Chả dụ có con gián nó bò vào tiếp điểm cảu pha trung tính đúng lúc máy cắt vận hành thì đéo thợ nào đỡ được. Tớ tin rằng đội bảo trì của Tân sơn nhất chứ tân sơn giời cũng bó tay nếu điều đó xảy ra.

Nguồn: Cố Nguyễn Đăng Ninh