Nước Mỹ vẫn thường lên giọng rao giảng đạo đức và nhân quyền cho các nước khác. Giọng điệu của họ đã làm cho nhiều người nghĩ rằng, nước Mỹ là một hình mẫu lý tưởng về nhân quyền. Tại Việt Nam, những người khoác áo dân chủ kiểu như Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Xuân Diện, Bùi Hằng, hay Huỳnh Ngọc Chênh, Lê Công Định vẫn thường coi nước Mỹ như thần tượng về nhân quyền. Nhưng thực tế, mặc dù có tiến bộ nhất định về mặt này mặt khác, nhưng những gì đã và đang diễn ra trên đường phố và các nhà tù ở Mỹ cho thấy bộ mặt nhân quyền của nước này đang là một thảm họa đáng ghê tởm.
Sau một loạt vụ thảm sát tại các trường học và đường phố, nước Mỹ đang phải đối diện với làn sóng phẫn nộ của người dân phản đối tình trạng phân biệt chủng tộc, màu da; tình trạng cảnh sát giết người và tình trạng tra tấn tù nhân dã man hơn cả thời kỳ trung cổ.
Mới đây, hàng loạt cáo buộc liên quan tới việc tra tấn tù nhân đã được báo giới phanh phui. Chính Thượng viện Mỹ vừa công bố một bản báo cáo dày 480 trang, mô tả những chuyện đáng sợ đã xảy ra với các tù nhân, bị giam trong nhiều nhà tù bí mật của Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA). Bản báo cáo này đã phanh phui không hề che giấu hoặc làm nhẹ các hoạt động mà CIA đã thực hiện.
Tờ tờ Telegraph đã tổng kết một số hình thức tra tấ các tù nhân một cách man rợ, phi nhân tính.
CIA đã thực hiện tra tấn tù nhân tại nhà tù Guantanamo (Nguồn: Reuters)
Tù nhân bị bơm thức ăn từ đường hậu môn
Ít nhất 5 tù nhân của CIA đã bị bơm thức ăn và nước vào ruột của họ qua đường hậu môn. Một trong số các tù nhân là Majid Khan đã tiến hành tuyệt thực và đã bị bơm "đồ ăn" gồm món hummus, mỳ ống, các loại hạt và nho khô vào ruột qua đường hậu môn.
Khan đã từng cố tự sát bằng cách cắn mạch máu của mình. Năm 2012, Khan đã thừa nhận có tội với nhiều cáo buộc khủng bố nhằm vào ông ta, trong khuôn khổ một tòa án binh tổ chức trong căn cứ quân sự Mỹ ở vịnh Guantanamo, Cuba.
Tù nhân chết vì viêm phổi
Tháng 11/2002, nghi phạm khủng bố Gul Rahman bị giam giữ tại "Hố cát", một nhà tù bí mật của Mỹ ở Afghanistan. Rahman bị lột truồng, bị xích và ép ngồi trên sàn bê tông lạnh. Ngày tiếp theo Rahman được phát hiện đã chết, có khả năng do viêm phổi.
26 trong số 119 tù nhân bị bắt giam trái luật
Trong số những người bị CIA bắt giam trái phép có Nazar Ali, một người "tâm thần" và CIA đã sử dụng một đoạn ghi âm anh này đang khóc để làm bằng chứng chống lại người thân của anh.
Trấn nước liên tục
Khalid Sheikh Mohammed, nhân vật được xem là kiến trúc sư của vụ khủng bố 11/9, đã bị trấn nước tổng cộng 183 lần trong tháng 3/2003.
Người biểu tình diễn lại trò trấn nước bên ngoài Quốc hội Mỹ (Nguồn: RT)
Báo cáo của Thượng viện nói rằng hoạt động trấn nước nhiều lần đã khiến nạn nhân nôn mửa, co giật và ngất xỉu.
Không được ngủ trong 1 tuần
Ít nhất 5 tù nhân đã bị ảo giác bởi họ không được cho ngủ trong nhiều giờ đồng hồ. 2 trong số họ vẫn tiếp tục không được cho ngủ, ngay cả khi đã bị ảo giác.
Trò roulette kiểu Nga
Một điệp viên CIA đã bắt một tù nhân chơi trò roulette kiểu Nga (trò lắp một viên đạn vào một khẩu súng lục ổ quay, xoay ổ đạn rồi bóp cò), với nòng súng chĩa về phía tù nhân.
Bị đe dọa với một cái khoan
Abd al-Rahim al-Nashiri, công dân Saudi được cho là đứng sau vụ đánh bom tàu chiến USS Cole, đã bị chuyển tới nhiều nhà tù bí mật trên khắp thế giới sau khi bị bắt vào năm 2002. Một điệp viên CIA từng dí một khẩu súng ngắn gần đầu anh này. Có lần người này còn cầm khoan điện dí gần đầu Nashiri để khiến anh sợ hãi.
Đe dọa làm hại con cái và gia đình tù nhân
Các điệp viên CIA từng đe dọa ít nhất 3 tù nhân, nói rằng sẽ làm hại gia đình họ. Những lời đe dọa này gồm việc sẽ hiếp dâm, cắt cổ mẹ tù nhân.
Bắt nghe nhạc với âm lượng lớn
Tù nhân bị buộc phải nghe nhạc với âm lượng lớn, gồm nhạc phẩm "Rawhide" từ bộ phim Blues Brothers, bên cạnh việc bị ép nghe tiếng ồn thuần túy. Việc này nhằm bẻ gãy tinh thần của họ.
Bị còng tay với tay giơ cao hơn đầu trong nhiều giờ
Redha al-Najar, cựu vệ sĩ của trùm khủng bố Osama bin Laden, đã bị còng tay vào một thanh sắt nằm cao hơn đầu ông này trong vòng 22 giờ mỗi lần, để "bẻ gãy" sự kháng cự. Al-Najar còn bị đóng bỉm và không được dùng nhà vệ sinh.
Thảm trạng này được Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện công bố cũng khiến người đọc phải giật mình, chẳng hạn như:
1. Những cuộc thẩm vấn do CIA thực hiện đi quá xa so với những điều được Bộ Tư Pháp (dưới thời Tổng Thống George W. Bush) đã chấp thuận và quá xa so với những gì đã được công bố cho dân chúng biết. Thí dụ như thủ lãnh Abe Zubaydah bị thẩm vấn liên tiếp 17 ngày, trong thời gian đó bị trấn nước 183 lần, kể cả một lần hắn ta bị bất tỉnh, và CIA dự tính thiêu xác hắn ta nếu trường hợp hắn chết trong thời gian đang bị điều tra. Những chi tiết này không được nhân viên CIA báo cho cấp trên, Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện tìm thấy trong những email trao đổi giữa nhân viên thẩm vấn và nhân viên đặc trách y tế của CIA.
2. Cơ Quan CIA không báo cáo rõ con số khủng bố bị giam giữ ở những nhà giam bí mật đặt tại Âu Châu và Á Châu. Báo cáo của CIA gửi cho Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia cho hay “số tù binh không quá 100 người” trong khi con số thật sự là 119 người, trong đó khoảng 20 tù binh thuộc diện “tình nghi,” tức không nhất thiết phải áp dụng những biện pháp mạnh khi thẩm vấn. Phúc trình của Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện nhắc lại chuyện chính Phó Tổng Thống Dick Cheney, người ủng hộ việc phải áp dụng mọi biện pháp miễn để moi được tin tức, từng có lần gặp trở ngại về ngoại giao khi lên tiếng khẳng định với một nhà lãnh đạo đồng minh rằng “chúng tôi không hề giam giữ tù binh trên lãnh thổ nước ông,” nhưng sau đó tài liệu tình báo cho thấy quốc gia mà ông Cheney nhất định nói không là một trong những nước CIA bí mật lập trại giam để nhốt khủng bố.
3. Ngay chính Tổng Thống George W. Bush cũng không được báo cáo về những kỹ thuật mà nhân viên CIA đã thực hiện khi thẩm vấn những tên khủng bố bị bắt, cho dù Tổng Thống Bush là người lên tiếng biện hộ cho họ và thẳng thắn nói rằng ông “nhận lãnh mọi trách nhiệm” vì đã chấp thuận cho CIA làm những gì “họ thấy cần thiết phải làm” để “bảo vệ an ninh quốc gia và sự an toàn cho người dân.” Tài liệu được ghi trong bản phúc trình của Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện cho thấy mãi đến năm 2006 ông mới được CIA và nhân viên Tòa Bạch Ốc báo cáo lần đầu tiên về “kỹ thuật thẩm vấn,” ghi thêm trong buổi họp đó, vị nguyên thủ quốc gia lên tiếng than phiền rằng “ông thấy khó chịu, bực bội khi nhìn thấy hình ảnh tù binh bị xiềng xích treo lên tường, tù binh không được mặc quần áo mà chỉ được mang tã (diaper), và tù bình phải tự lê lết vào cầu tiêu, nhân viên điều tra đứng yên không giúp họ.” Một số hình ảnh Tổng Thống Bush nói đến, trước đó, được phổ biến trên mặt báo cũng như trên màn ảnh truyền hình, và tổng thống Hoa Kỳ trông thấy khi đọc báo hoặc xem TV.
4. Ngay chính những nhân vật quan trọng trong chính phủ như ông Ngoại Trưởng Collin Powell hay ông Tổng Trưởng Quốc Phòng Donald Rumsfeld cũng không được CIA thông báo những chuyện đã làm và đang làm, mãi tới năm 2006 ông Powell và ông Rumsfeld mới được biết. Dẫn chứng được đưa ra là email của ông John Rizzo (đặc trách pháp lý cho CIA) viết rằng “bên Tòa Bạch Ốc nhất định không cho nhiều người biết vì không muốn chuyện này bị lộ ra ngoài.” Trong một email khác, ông Rizzo viết rằng “bên Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia nói đủ cho chúng tôi hiểu rằng họ không muốn cho Ngoại Trưởng Powell biết chuyện” vì Tòa Bạch Ốc “lo ngại ông Powell sẽ nổi giận khi biết chuyện này.”
Trước khi công bố bản phúc trình, Thượng Nghị Sĩ Chủ Tịch Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện Diane Feinstein gọi “những việc CIA đã làm một thập niên trước đây là một vết nhơ cho lịch sử và cho những giá trị cao quý của nước Mỹ.” Trình bày trước diễn đàn Thượng Viện, bà thượng nghị sĩ Dân Chủ đại diện cho tiểu bang California nói thêm rằng công bố bản phúc trình này là “một bước quan trọng” để cho thế giới thấy Hoa Kỳ là một quốc gia “tôn trọng luật pháp” không chấp nhận những hành động mà bà gọi là sai lầm, không chỉ sai lầm về luật pháp mà còn không đúng với cả lương tâm cũng như tìm cách giấu nhẹm không thông báo đầy đủ cho các viên chức thẩm quyền biết. Vẫn theo bà Feinstein, kỹ thuật thẩm vấn tù binh mà CIA thực hiện “kinh hoàng hơn những gì mà (CIA) đã cho người dân biết,” gọi đó là hành động cố ý “cung cấp tin tức sai lạc cho dân chúng.”
Rõ ràng, mặc dù nước Mỹ luôn kêu gọi đề cao nhân quyền, nhưng sự thật trớ trêu lại chứng minh điều ngược lại. Đó đích thị là một thảm trạng.
***********
P/s: Bài có sử dụng tư liệu của Vietnam Plus và bài "Tranh cãi quanh chuyện tra tấn của CIA" của tác giả Nguyễn Kim Khanh.