Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014

CHUYỆN VISA

Khoai@

Chị Lê Thị Thu Thủy - Ảnh được lấy từ FB.

Một entry đầy tình yêu và trách nhiệm của người con sống xa tổ quốc. 

Chị Lê Thị Thu Thủy, một con dân đất Việt, hiện đang định cư tại đảo quốc Singapore luôn trăn trở về vận mệnh dân tộc, đau đáu với những chuyển động của đất mẹ. Chị là một trong số những người đã có những đóng góp lớn cho việc xây dựng và bảo vệ đất nước thông qua các hoạt động truyền thông. Dưới góc độ văn hóa, chị cũng là những thành viên tích cực trong việc giới thiệu và quảng bá hình ảnh Việt Nam cho bạn bè quốc tế. 

Hôm nay, những suy tư của chị về du lịch Việt Nam được đăng trên FB. Xin được giới thiệu cùng bạn đọc.

Chuyện Visa

Sống ở nước ngoài, bạn thân của tôi đến từ nhiều quốc gia. Dịp cuối năm thường là một kỳ nghỉ tương đối dài cho học sinh các trường quốc tế tại Singapore. Nếu không về nước thăm người thân, chúng tôi thường sắp xếp nghỉ phép để đưa con mình đi du lịch.

Từ Singapore, có khá nhiều lựa chọn. Các bạn tôi thường chọn những nơi có bãi biển đẹp hoặc những nơi có nền văn hoá đặc biệt, món ăn ngon, lạ để khám phá và tìm hiểu.

Việt Nam luôn được nhắc đến.

Nhưng buồn thay, Việt Nam không nằm trong sự lựa chọn được đến.

???

Chuyện chỉ vì cái VISA, tiếng Việt mình gọi là THỊ THỰC NHẬP CẢNH.

Bạn tôi , một gia đình chồng người Anh, vợ đến từ New Zealand , có 3 con nhỏ. Họ là một trong những người bạn của tôi " nghiện " đi du lịch. Thường những cuối tuần nếu không lên chương trình gặp nhau sớm, bạn tôi có thể hoặc đang nằm phơi nắng ở Phuket - Thailand hoặc đang tíu tít mua sắm ở Chang Mai, ở Bangkok, ở Bali...

Một vài bộ áo quần, cuốn hộ chiếu, thẻ nhà bank, sau hai giờ bay hơn hoặc kém, tại sao không? Họ muốn thay đổi không khí, muốn bù đắp một tuần làm việc bận bịu, để thư giãn, nạp năng lượng mới, để khám phá, để học hỏi, để làm mới mình. Và tất nhiên, để tiêu những đồng tiền mà họ làm được.

Bạn phân trần với tôi: Chúng mình mê Việt Nam lắm, thấy những bãi biển đẹp dọc miền Trung nước bạn, thấy Hà Nội, tp Hồ chi Minh nhộn nhịp, lạ lẫm, đọc và thấy nhiều về lịch sử, biết sự hiếu khách, những món ăn ngon của người Việt các bạn. Muốn đi Việt Nam nhiều hơn nữa (tôi đã từng đưa bạn về thăm tp HCM cách đây mấy năm!), Việtnam thường được nhắc đến mỗi lần chúng mình lên chương trình đi du lịch. Nhưng làm Visa thį thực nhập cảnh vào Việtnam khiến chúng mình...không muốn. Thay vì phải trả 70 đô, phải tìm đến đại sứ quán xếp hàng, nộp giấy, phải đợi chờ visa, chúng mình rất bận bịu, nên đã chọn các nước khác trong khu vực.

Thử xem nhé, chúng ta được gì và mất gì từ chuyện nhiêu khê xin thủ tục Visa đó? 

Nghe đâu rất nhiều đầu tư, rất nhiều thu hút, rất nhiều quảng bá cho tiềm năng du lịch của Việtnam. Người ta mất hàng trăm chục tỉ đồng quảng cáo, hàng nghìn tỉ đồng xây dựng, quảng bá thương hiệu du lịch Việt, không biết bao nhiêu mời chào và công sức để đưa thương hiệu du lịch Việt tiếp cận với thế giới.

Nhưng chút xíu này, thủ tục Visa vẫn còn đó, chúng ta để vuột khỏi tay mình NHÂN TỐ CHÍNH của du lịch: KHÁCH DU LỊCH.

Khi khách du lịch vào, các dịch vụ phục vụ đi kèm giải quyết và thu lại nhiều nhiều hơn (so với 70 đô) mà chúng ta cứ chăm chăm lấy cho được từ suy nghĩ thiển cận, thiếu tầm nhìn và chiến lược mà chúng ta vẫn đã, đang và tiếp tục làm.

Đã có bao nhiêu khách du lịch bỏ qua Việt Nam để đi Thái, đi Sing, đi Nhật, đi Indo, đi các nước khác mà không phải là Việt Nam? Chỉ vì thủ tục và giá xin Visa?

Họ bỏ qua không phải vì nước ta không đẹp, không đáng thăm, không muốn. 

Họ bỏ qua vì chúng ta KHÔNG TƯ DUY THEO THẾ GIỚI. Thời đại công nghệ máy móc, có cần lắm nữa không những trang thủ tục thị thực?

Và có bao nhiêu đô trong số 70 đô/ đầu người thu "tươi" kia quay vòng và được dùng cho người dân nghèo những nơi mong chờ khách du lịch? Bao nhiêu, chúng ta rõ không? Tôi thì chịu.

Có những thứ ở đời, cứ nghĩ cầm cho chắc là được, nhưng chắc quá, lại làm đau tay mình. Chuyện Visa, thį thực, chuyện của bạn và tôi, chuyện mà ít người làm du lịch nước ta nghe thấy.

Chuyện mà tại sao, DU LỊCH NỨOC TA VẪN CHƯA LÀ NGHÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN KHI NƯỚC TA...RỪNG VÀNG BIỂN BẠC BAO LA.(!)

Hãy tận dụng khoa học vào quản lý vĩ mô, hãy thay đổi , hãy hoàn thiện , hãy lắng nghe, kiến tạo, chung sức đưa Việtnam vuơn mình ra với thế giới.

Tôi vẫn đây, vẫn luôn ngày đêm quảng bá cho thương hiệu du lịch Việt. Và mong những gì tốt đẹp, thuận lợi nhất cho quê hương mình.

Và tôi đã hứa với bạn, sẽ viết điều này gửi về cho quê hương. 

29/12/2014 Thu Thuỷ

P/s: Bài viết xin giữ nguyên văn phong của tác giả. Tre Làng chỉ chính lại đôi chút lỗi kỹ thuật.

NGUYỄN NGỌC GIÀ ĐÃ BỊ LỘT MẶT NẠ VÀ BỊ BẮT

Khoai@

Thực sự, rất ít người biết Nguyễn Ngọc Già là ai, và thường chỉ biết đến hắn như một cây bút chống cộng cực đoan. 

Khi Khoai@ đưa tin lần đầu:"Nguyễn Ngọc Già đã nối gót Nguyễn Quang Lập", đã có rất nhiều người còn nghi ngờ. 

Xin khẳng định thông tin trên là chính xác.

Nguyễn Ngọc Già, tên thật là Nguyễn Đình Ngọc, sinh năm 1966, hiện trú tại căn hộ 2EP1 - 11 (G11 - 4) Skygarden 1, khu phố 6, phường Tân Phong, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh đã bị bắt khẩn cấp theo điều 88 Bộ Luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cuối cùng thì Nguyễn Đình Ngọc cũng bị bắt cho dù hắn sử dụng bút danh là Nguyễn Ngọc Già và các thủ đoạn kỹ thuật để trốn tránh pháp luật.

Kẻ chống phá nhà nước điên cuồng này vẫn thường tự hào rằng mình không bị bắt và không thể bị bắt vì "Tôi chọn con đường cô đơn trong tự do tư tưởng để đi…". Và để chứng minh điều đó, hắn liên tục đăng các bài đả phá chế độ, xuyên tạc sự thật, vu khống các lãnh đạo đảng và nhà nước, gây mất đoàn kết, tạo sự nghi kỵ lẫn nhau trong nội bộ và làm giảm sút niềm tin của người dân đối với nhà nước, với đảng cộng sản. Các bài viết của Nguyễn Ngọc Già được tập trung ở trang Dân Luận, Dân Làm Báo, Tổ Quốc, BBC, RFA, RFI, VOA và các trang của những kẻ khoác áo "dân chủ" ở Việt Nam.

Trước khi bị bắt, Nguyễn Ngọc Già có bài: "Làm sao để không bị bắt?"với nội dung chia sẻ kinh nghiệm để chống phá nhà nước mà không bị công an tóm cổ.

http://baotoquoc.com/2014/12/10/nguyen-ngoc-gia-lam-sao-de-khong-bi-bat/

Nực cười, lên mặt dạy dỗ những kẻ khác, nhưng chính Nguyễn Ngọc Già lại sa bẫy của chính mình.

Nói cho cùng, "nhân nào quả nấy". Làm việc phi nghĩa, tất yếu sẽ bị vạch mặt. 

Bạn có thể vào trang Tổ quốc và vào cột bên trái (Cột tác giả), tìm đến cái tên Nguyễn Ngọc Già để thấy mức độ chống phá của đối tượng này như thế nào. Các bài viết của Nguyễn Đình Ngọc đều có nội dung chống phá nhà nước, xuyên tạc, phỉ báng lãnh tụ dân tộc và đe dọa đến tồn vong của chế độ.



ĐÃ QUY TRÁCH NHIỆM TRONG VỤ SẬP GIÀN GIÁO ĐƯỜNG SẮT TRÊN CAO

Khoai@

Sự cố sập giàn giáo tại công trường dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông vào sáng nay đã lần thứ hai giống lên hồi chuông cảnh tỉnh cho các công trình xây dựng. Đây là lần thứ hai xảy ra tai nạn khủng khiếp từ công trình đường sắt trên cao tuyến Hà Nội Hà - Đông.

Hiện trường vụ sập giàn giáo sáng nay (28-11) tại công trường thi công tuyến đường sắt trên cao Hà Đông - Cát Linh - Ảnh: Quang Thế

Ngay và luôn khi vụ việc xảy ra, lãnh đạo Bộ GTVT đã chỉ đạo Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc (Tổng thầu EPC) tập trung chỉ đạo các nhà thầu phụ và huy động các nhà thầu phụ khác tích cực xử lý hiện trường, giải phóng mặt bằng, đảm bảo an toàn giao thông. Tổng thầu phải chịu hoàn toàn trách nhiệm chính và chịu mọi chi phí do sự cố gây ra.

Bộ GTVT yêu cầu các đơn vị: Tổng thầu, Tư vấn giám sát, Thầu phụ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm tập thể, cá nhân.

Đối với Tư vấn giám sát, Bộ GTVT nghiêm khắc phê bình, cảnh cáo Tư vấn giám sát trưởng Diêm Chí Cương. Đình chỉ vô thời hạn đối với ông Tạ Trung Văn - tư vấn giám sát phụ trách nhà ga Bến xe Hà Đông.

Đối với Ban Quản lý dự án Đường sắt, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã có quyết định đình chỉ công tác điều hành đối với ông Nguyễn Văn Bảo - Phó Tổng giám đốc Ban Quản lý dự án này để kiểm điểm làm rõ trách nhiệm.

Đối với Nhà thầu phụ thi công - Công ty Cổ phần Tư vấn Công nghệ và Đầu tư xây dựng Việt Nam (Vinacontech) - nhà thầu chịu trách nhiệm trực tiếp, Bộ GTVT đình chỉ toàn bộ công tác thi công, tuyệt đối không cho tham gia thi công bất kỳ hạng mục nào khác của dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông.

Theo Bộ GTVT, sự cố sập giàn giáo đang được nhà thầu khẩn trương khắc phục. Nguyên nhân cụ thể sẽ được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ. 

Vụ sập giàn giáo, bê tông xà mũ của trụ H7 xảy ra tại tại lý trình Km7+703,600 - Km7+798,400 - vị trí ga bến xe Hà Đông, đường Trần Phú thuộc dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông lúc 4g sáng nay (28-12) khi đang thi công đổ bê tông xà mũ. 

Tai nạ khiến một chiếc taxi có tài xế và 3 hành khách bị các thanh thép giàn giáo đè trúng nhưng may mắn không ai bị thương.

Dự án trên do Cục Đường sắt là chủ đầu tư, Tổng thầu EPC là Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc, Tư vấn giám sát là Công ty TNHH Giám sát xây dựng - Viện Nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh và nhà thầu phụ thi công là Công ty Cổ phần Tư vấn Công nghệ và Đầu tư xây dựng Việt Nam.

Sự ra tay nhanh chóng, khẩn trương, rõ ràng và mạch lạc từ Bộ GTVT được người dân ủng hộ.

XE BUÝT CHO LIỀN BÀ

Xe buýt cho liền bà

Giống như băng vệ sinh dành cho nữ. xe bus dành cho nữ cũng.

Công tu xe bus là 1 doanh nghiệp, họ có quyền làm gì đó để kiếm thêm khách.

Và xe bus dành cho nữ là 1 chiêu của họ. Những ông bố khó tính lo cho con gái bị sàm sỡ phải đưa con đi học bằng xe mái, hay nhưng anh hay ghen lo người yêu bị bọn đực rựa xoa mông... giờ iêm tâm hơn khi để cô gái lên xe bus.

Trên thế giới, bus cho liền bà vô thiên lủng



từ mê hi cô, brazin, ấn độ , abc vvv, tất nhiên các nước khắt khe với nữ quyền như hồi giáo là dĩ nhiên, tôi ko lôi ra vì lo các bạn bảo tôi so sánh ko fe phờ lây.

Mà nhiều bạn chửi Ấn độ nhiều hiếp dâm, tôi xin cược luôn VN trên phân Ấn độ đó, bạn đưa 1 vụ ấn độ hiếp, tôi đưa 10 vụ vn hiếp, ai hết nguồn là thua, chơi ko??

Đó là chưa nói, dân số bạn thua dân số ấn độ 10 lần ( làm tròn cho vui) nhẽ ra, phải chấp ngược lại, vn 1, Ấn 10 mới đúng.

Nói về quấy rầy tình dục, VN các bạn là vô địch đó.

Vậy tại sao các bạn chửi xe bus cho các cô gái, ko phải nó đang giúp chính bạn và người yêu và con gái và người nhà các bạn hay sao?

Có thêm 1 sự lựa chọn thì vui hơn 1 chút chứ ? sao các bạn chửi ? 


Ở trên xe, các cô bé lưỡng bề thọ địch, bát dái bủa vây, ko cựa đc. 


Mấy anh vô lại tranh thủ chen lấn móc túi, tất nhiên giờ thì các anh ko thể móc nữa, chia buồn với các anh.

1 xe bus cho các liền bà là chính xác, hãy hướng tới khách hàng của mình, hỡi các anh xe bus hanoi.
Tôi khen các anh, và hãy để thời gian chứng minh các anh đúng.

Kệ mẹ lũ chó sủa trăng.

P/s: Các ảnh trên đều ăn cắp trên mạng.

Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

TAI NẠN CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT TRÊN CAO Ở HÀ NỘI

(VTC News) - Chiếc ô tô đã bị sắt thép đè bẹp, bê tông ngập gần quá bánh xe.

Khoảng 11h45 sáng 28/12, lực lượng chức năng đã thu dọn được một phần sắt thép trong vụ sập trụ đỡ đường sắt cao tốc trên cao, đoạn chạy qua đường Trần Phú, quận Hà Đông. Lúc này, chiếc taxi đã dần dần lộ ra.

Theo quan sát của phóng viên, chiếc taxi bị một thanh sắt lớn đè chính giữa thân khiến xe bị bẹp rúm, cửa kính đã bị vỡ hoàn toàn. Phần đầu vẫn đang ngập trong một khối sắt thép khổng lồ. Trong khi đó, dưới mặt đường, một khối bê tông lớn đã đông cứng, ngập gần quá bánh xe taxi. 

Chiếc taxi bị đè bẹp.

Theo lời kể của anh Nguyễn Bá Dương - tài xế taxi, vào khoảng 3h30 sáng nay, khi anh đang chở 3 hành khách đi qua phía dưới công trường thì bị một khối sắt thép cùng với bê tông khổng lồ sập xuống, đè trúng xe. 

Sau đó, các công nhân tại công trường đã hỗ trợ đập vỡ cửa kính để cứu anh Dương cùng 3 người phụ nữ khác trong xe ra ngoài. Anh Dương cùng với các hành khách của mình thoát chết thần kỳ, thậm chí không ai bị thương.

Dưới đây là một số hình ảnh về chiếc taxi bị đè bẹp:


Bê tống đã đông cứng, ngập gần quá bánh xe.


Thanh sắt nặng hàng tấn đè lên chiếc taxi đã bị bẻ cong.




Lực lượng chức năng đang nỗ lực thu dọn hiện trường.

Minh Quyết

TIN CỰC NÓNG: NGUYỄN NGỌC GIÀ ĐÃ NỐI GÓT NGUYỄN QUANG LẬP

Khoai@

Theo một nguồn tin thân cận, Nguyễn Ngọc Già, một đối tượng chuyên viết bài xuyên tạc, chống phá nhà nước đã bị bắt tại TP Hồ Chí Minh vào ngày 27/12/14.

Nguyễn Ngọc Già tên thật là Nguyễn Đình Ngọc, sinh năm 1966, hiện trú tại căn hộ 2EP1 - 11 (G11 - 4) Skygarden 1, khu phố 6, phường Tân Phong, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.

Cùng lúc, trang Thông tin Điện tử Bộ Công an cũng đưa tin:

Thông tin về việc bắt đối tượng

Ngày 27/12/2014, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh đã bắt, khám xét khẩn cấp và tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Đình Ngọc, sinh năm 1966, hộ khẩu thường trú tại căn hộ 2EP1 - 11 (G11 - 4) Skygarden 1, khu phố 6, phường Tân Phong, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.

Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh đang tiếp tục điều tra làm rõ hành vi vi phạm của Nguyễn Đình Ngọc để xử lý theo quy định của pháp luật./.

TẢN MẠN VỀ VỤ CSGT SÓC TRĂNG 'ĐÁNH DÂN"!

Cuteo@

Không thể phủ nhận vai trò của báo chí, luật sư, và của người dân trong việc phát hiện, chấn chỉnh những việc làm sai trái của lực lượng CSGT. Đã có nhiều vụ, qua thông tin từ báo chí, người dân và luật sư, các lực lượng chức năng đã vào cuộc và những việc làm sai trái của lực lượng này bị đưa ra ánh sáng. Nhờ đó, góp phần xây dựng lực lượng công an nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Mới đây, báo Tuổi Trẻ, Pháp luật TP HCM, báo SohaNews và vài báo khác đăng bài phản ánh "CSGT Sóc Trăng đánh dân". Bản chất vụ việc đúng, sai như thế nào còn phải chờ cơ quan công an vào cuộc xác minh. 

http://soha.vn/phap-luat/truong-ca-o-soc-trang-noi-gi-ve-clip-canh-sat-danh-dan--20141226205457777.htm

Chả phải bây giờ, mà từ lâu, khi định lên án một việc gì đó, báo chí thường có xu hướng lôi "dân" vào nhằm tăng sức nặng của thông tin. Về ngôn ngữ, gọi người bị đánh là "dân" không sai, nhưng cách lạm dụng từ này dường như có ý lên án CSGT và đẩy họ đến chỗ đối nghịch với dân. 

Đây là cách viết bài hết sức nguy hiểm, một mặt nó làm cho người dân mất thiện cảm với CSGT, mặt khác nó dường như cổ súy cho những hành động chống đối CSGT nếu họ có vi phạm. 

Hệ lụy là về phía người dân, họ tận dụng triệt để lợi thế là "dân" để cãi cự (cãi cùn) và "thoải mái gây sự", thậm chí là sẵn sàng hành hung lực lượng CSGT (có thể cả các lực lượng khác trong các vụ tương tự) mà không hề sợ. Bởi nếu có sai, họ không mất nghề như CSGT. Ngược lại, CSGT sẽ"chùn tay" với những trường hợp này, dẫn đến trật tự giao thông bị buông lỏng. Đã có quá nhiều bài báo, giật tít, viết bài tỏ ra hả hê khi người vi phạm cãi lý làm CSGT "thua" được đăng tải trên các trang mạng, thậm chí họ còn bày nhau các bước xử lý khi CSGT yêu cầu dừng xe kiểm tra. Người viết bài này cho rằng, đó là cách hành xử lưu manh hạ đẳng và cổ vũ cho những hành vi chống đối, bất tuân luật pháp. 

Từ góc độ khác, trong mọi trường hợp có xung đột, CSGT đều là người "chịu thiệt". Cái chịu thiệt đầu tiên là thiệt với người "dân". Bị "dân" vặn vẹo, hay chửi bới họ chỉ biết đứng im chịu trận, bởi họ không được làm thế. Cái thiệt thòi thứ hai lại đến từ chính cơ quan của họ. Thực tế là, bất kể đúng sai thế nào, nếu có sự ẩu đả, hoặc nói tục với người dân...ngay lập tức CSGT sẽ bị kỷ luật, nặng hơn thì có thể sẽ phải ra khỏi ngành. Cách hành xử lúng túng của các lãnh đạo công an khi bị báo chí chất vấn về các hiện tượng tương tự đã bộc lộ rõ điều này.

Trở lại với vụ việc báo nêu, đọc kỹ các bài báo, xem đi xem lại nhiều lần clip được người dân cung cấp, tôi thấy có vẻ như chúng ta đã vội vàng kết luận rằng, CSGT đánh "dân". Đọc đến từ "đánh dân" nghe nó to tát, nghiêm trọng và rõ ràng (từ nay trở đi), CSGT sẽ là kẻ thù của dân.

Ngoài lề môt chút, nếu là nhà báo có lương tâm, có trách nhiệm, người viết có thể sẽ đặt tên bài báo khác hẳn: "Có hay không việc CSGT Sóc Trăng đánh người vi phạm"? hoặc: "Bản chất vụ ẩu đả giữa CSGT với người vi phạm"...Ở đây, cụm từ "người vi phạm" sẽ được thay thế cho từ "dân". Cách viết như thế sẽ trách nhiệm hơn nhiều và mang ý nghĩa giáo dục.

Theo một người bạn công tác trong ngành công an tại Sóc Trăng (đề nghị dấu tên), việc vật lộn giữa CSGT, tổ dân phòng với một người đàn ông tại quán là có thật, việc 2 bên đấm và chửi nhau cũng có thật. Nhưng sự việc không phải bắt đầu từ trong quán nhậu, mà nó được bắt nguồn từ ngoài đường, khi người đàn ông kia chở bạn nhậu bằng xe máy tham gia giao thông, có dấu hiệu của việc không làm chủ tay lái. Khi bị kiểm tra, họ quay đầu chạy, và chạy thẳng vào quán. Lực lượng CSGT làm nhiệm vụ đuổi theo đến tận quán và câu chuyện cãi vã, rồi ẩu đả đã xảy ra.

Theo các bạn, vụ việc ở ngoài đường, trong phạm vi xử lý của CSGT, nhưng người vi phạm chạy vào trong nhà, nơi có vẻ như luật pháp còn bỏ trống, không quy định rõ lực lượng CSGT có được xử lý hay không (báo Pháp Luật đặt tít: CSGT được vào quan nhậu kiểm tra?) thì các bạn sẽ xử lý thế nào nếu là CSGT?

Chả lẽ, khi "dân" tham gia giao thông, có vi phạm, khi bị phát hiện, họ chỉ cần vào nhà ai đó ven đường thì họ sẽ không bị pháp luật trừng trị? và CSGT bó tay?

Câu hỏi này xin dành cho luật sư Nguyễn Văn Hậu, là Phó Chủ tịch hội Luật gia TP HCM và báo Pháp Luật: 
http://plo.vn/thoi-su/csgt-duoc-vao-quan-nhau-kiem-tra-520019.html

Trở lại vụ ẩu đả được clip ghi lại, sau khi xem, nếu là người công tâm chắc chắn bạn sẽ khẳng định là có chuyện đánh nhau thật, và cả hai bên đều rất đáng trách. Tất nhiên, một ông nông dân thì không bị ai xử lý kỉ luật ngoài việc xử vi phạm hành chính, nhưng CSGT có thể vì việc này mà mất nghề.

Cá nhân người viết bài căn cứ vào những thông tin trên báo và người bạn cung cấp thông tin thì cho rằng, trường hợp này rất có thể (chỉ là có thể, không chắc chắn) là "trấn áp kẻ chống người thi hành công vụ".

Không bao giờ có chuyện tự nhiên, lực lượng CSGT lại đi vào tận quán để đo nồng độ cồn của người nhậu, vì họ có vô khối việc làm ở ngoài đường. Họ cũng không tự nhiên đánh một ai đó, bởi hơn ai hết, họ hiểu rõ pháp luật và ý thức được rằng nếu có hành vi côn đồ đó, họ sẽ bị pháp luật và cả những quy định của ngành công an trừng trị.

Kiến nghị:

Người viết chỉ có một kiến nghị duy nhất, bổ sung vào quy trình làm việc của mọi tổ công tác của CSGT: Phải ghi được hình bằng chụp ảnh hoặc quay phim làm bằng chứng chứng minh ai đó đã vi phạm luật giao thông đường bộ hoặc các vi phạm khác. 

Tôi nghĩ, làm điều này không khó và kinh phí trang bị các loại máy ảnh kỹ thuật số cho lực lượng này không lớn. Ngược lại, nó là phương tiện tác nghiệp rất hiệu quả, có tác dụng chứng minh lỗi của người vi phạm, có tác dụng răn đe, và giáo dục. Mặt khác lại là cơ sở để bảo vệ chính lực lượng CSGT khi làm nhiệm vụ, tránh được các hiện tượng lợi dụng sự việc để vu cáo, nói xấu chế độ.