LâmTrực@
Câu chuyện thành lập Viện Khổng Tử tại Đại Học Hà Nội làm cho nhiều người hoắng hết cả lên.
Lướt nhẹ qua mạng, nhiều ý kiến lo lắng, thậm chí phản đối. Cũng không ít ý kiến lợi dụng sự vụ để bỉ bôi đảng và nhà nước.
Trước hết, người ta nhận ra các Viện Khổng đều là của nhà nước Trung Quốc, chịu sự kiểm soát, định hướng, chi phối bởi những mục tiêu chính trị của nhà nước Trung Quốc, chứ không đơn thuần chỉ là dạy ngôn ngữ, trao đổi văn hóa…như các tổ chức độc lập khác. Điều này là có lý, bởi chả ai dỗi hơi tìm cách tài trợ, mở mang tư tưởng của mình ra nước ngoài.
Có người cho rằng, tinh thần Khổng Tử đại diện cho văn hóa Trung Quốc, có sức thẩm thấu cao sẽ dần lấn át văn hóa bản địa và. Đó là sức mạnh mềm mà Trung Quốc muốn sử dụng kết hợp với sức mạnh "cứng" để xâm lược Việt Nam. Thậm chí, còn cực đoan cho rằng, đó là thứ văn hóa có tính chất tận diệt, hủy diệt các nền văn hóa khác, là thứ văn hóa chỉ biết lấy đi mà không cho lại, chỉ đồng hóa mà không khai hóa, cũng không chấp nhận sự khác biệt văn hóa của nước khác. Nhận định này có thể hơi quá, nhưng lịch sử của các quốc gia bị Trung Quốc thôn tính, trong đó có cả một ngàn năm Bắc thuộc của Việt Nam đã chứng minh điều đó.
Trên BBC, Dân Làm Báo, Dân Luận, còn cho rằng, thông qua việc lập Viện Khổng Tử, Trung Quốc sẽ cài cắm người để hoạt động gián điệp như đã từng xảy ra ở Canada, và dẫn dụ rằng lãnh đạo biết rõ điều đó, nhưng tiếp tay cho Trung Quốc xâm lăng về văn hóa.v.v..Đó là những ý kiến kém hiểu biết, thiếu thiện chí.
Thực tế, dù là ai đứng sau, nhưng thử hỏi Viện Khổng Tử khác gì Viện Goethe, Viện Puskin, Viện trao đổi văn hóa Pháp, Hội đồng Anh, hay Hội Trao đổi văn hóa Nhật? Văn hóa các nước có lấn át văn hóa Việt hay không phụ thuộc vào khả năng tự vệ của chính chúng ta chứ không phụ thuộc vào họ. Mặt khác, không nên cực đoan cho rằng, cứ cái gì của Trung Quốc thì đều không nên học. Tiếp nhận những giá trị văn hóa của nhân loại sẽ chỉ làm cho chúng ta tốt hơn.
Có lo lắng về hoạt động gián điệp của Trung Quốc không? Tất nhiên là có, ta cũng không nên mất cảnh giác với Trung Quốc. Ngược lại ta cũng nên hiểu, trong thế giới hội nhập, hoạt động gián điệp là chuyện tất yếu của mọi quốc gia, chả riêng gì Trung Quốc, và hoạt động này hiện diện ở mọi nơi, mọi lúc, mọi lĩnh vực chứ không riêng gì qua Viện Khổng. Đến như Tổng thống Obama còn công khai bày tỏ quan điểm: Chuyện gián điệp ư, có gì mới đâu, điều hiển nhiên rồi. Vấn đề là chúng ta phòng, chống như thế nào mà thôi.
Chuyện xâm lăng văn hóa, hay chuyện bành trướng quyền lực mềm, lại càng là tất yếu. Em Đỏ, một blogger nổi tiếng đã phán: "Một cường quốc bậc nhất dân số, bậc nhì kinh tế thế giới mà không khao khát bành trướng quyền lực mềm, có họa thần kinh". Bạn thử nghĩ đi, có nước nào mà không muốn văn hóa của mình lan tỏa khắp thế giới, ảnh hưởng chi phối, thậm chí lấn át văn hóa nước khác? Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Nhật, Đức, Canada...có thế không?
Trên BBC, Dân Làm Báo, Dân Luận, còn cho rằng, thông qua việc lập Viện Khổng Tử, Trung Quốc sẽ cài cắm người để hoạt động gián điệp như đã từng xảy ra ở Canada, và dẫn dụ rằng lãnh đạo biết rõ điều đó, nhưng tiếp tay cho Trung Quốc xâm lăng về văn hóa.v.v..Đó là những ý kiến kém hiểu biết, thiếu thiện chí.
Thực tế, dù là ai đứng sau, nhưng thử hỏi Viện Khổng Tử khác gì Viện Goethe, Viện Puskin, Viện trao đổi văn hóa Pháp, Hội đồng Anh, hay Hội Trao đổi văn hóa Nhật? Văn hóa các nước có lấn át văn hóa Việt hay không phụ thuộc vào khả năng tự vệ của chính chúng ta chứ không phụ thuộc vào họ. Mặt khác, không nên cực đoan cho rằng, cứ cái gì của Trung Quốc thì đều không nên học. Tiếp nhận những giá trị văn hóa của nhân loại sẽ chỉ làm cho chúng ta tốt hơn.
Có lo lắng về hoạt động gián điệp của Trung Quốc không? Tất nhiên là có, ta cũng không nên mất cảnh giác với Trung Quốc. Ngược lại ta cũng nên hiểu, trong thế giới hội nhập, hoạt động gián điệp là chuyện tất yếu của mọi quốc gia, chả riêng gì Trung Quốc, và hoạt động này hiện diện ở mọi nơi, mọi lúc, mọi lĩnh vực chứ không riêng gì qua Viện Khổng. Đến như Tổng thống Obama còn công khai bày tỏ quan điểm: Chuyện gián điệp ư, có gì mới đâu, điều hiển nhiên rồi. Vấn đề là chúng ta phòng, chống như thế nào mà thôi.
Chuyện xâm lăng văn hóa, hay chuyện bành trướng quyền lực mềm, lại càng là tất yếu. Em Đỏ, một blogger nổi tiếng đã phán: "Một cường quốc bậc nhất dân số, bậc nhì kinh tế thế giới mà không khao khát bành trướng quyền lực mềm, có họa thần kinh". Bạn thử nghĩ đi, có nước nào mà không muốn văn hóa của mình lan tỏa khắp thế giới, ảnh hưởng chi phối, thậm chí lấn át văn hóa nước khác? Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Nhật, Đức, Canada...có thế không?
Một chi tiết đáng chú ý là, tính đến năm 2010, tại Mỹ đã có 64 Viện Khổng Tử được thành lập tại 37 bang, đi đầu là trường đại học thuộc bang Maryland (University of Maryland) vào năm 2005. Đó là chưa kể đến các lớp được mở dạy tại các địa phương mà không cần đến Viện.
http://uschina.usc.edu/article@usct?map_of_confucius_institutes_in_the_u_s_14774.aspx
Hãy xem và so sánh 2 bản đồ sau để thấy mức độ xâm nhập của Viện Khổng vào Mỹ mạnh như thế nào. Nếu ai đó, có đây là một phương thức "Hán hóa" của Trung Quốc thì cũng đủ thấy, khả năng phòng vệ của người Mỹ kém cỏi ra sao:
Nhìn vào 2 bản đồ đó, thấy các màu đỏ sẫm, đỏ, cam, hồng, hồng nhạt cho tới trắng, mô tả mức độ xâm nhập của văn hóa Khổng vào nước Mỹ. Trừ màu trắng, là nơi Khổng chưa vào hoặc chưa thể vào.
Ngạc nhiên là tại Trung Quốc, dù được hậu thuẫn bởi chính phủ, Khổng Tử vẫn không có nhiều ảnh hưởng ở hầu hết các vùng lãnh thổ của họ. Xem bản đồ trên, Khổng Tử chỉ hiện diện chưa quá bán toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa. Thực tế này phản ánh lịch sử bành trướng, mở rộng lãnh thổ Trung Quốc và cũng cảnh báo xung đột văn hóa bởi ý thức phản kháng, chối từ văn hóa Khổng ngay trong lãnh thổ Trung Quốc.
Theo trang Chinadaily, trong bài "Confucius Institutes go beyond borders", kể từ khi thành lập Viện Khổng Tử đầu tiên tại Seoul tám năm trước đây, sự phát triển của tổ chức này đã tăng vọt hơn cả sự mong đợi, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Hiện tại (năm 2012) có hơn 400 Viện Khổng Tử ở 108 quốc gia và khu vực, và hơn 500 lớp học Khổng Tử với hơn 600.000 học sinh đăng ký trên toàn cầu. Ngoài ra, 70 trong top 200 trường đại học hàng đầu trên thế giới đã mở Viện Khổng Tử của riêng họ. Hiện vẫn còn hơn 400 trường đại học ở 76 quốc gia chờ đợi vào danh sách ứng cử viên cho các Viện Khổng Tử.
http://usa.chinadaily.com.cn/epaper/2012-12/03/content_15980161.htm
Ngạc nhiên là tại Trung Quốc, dù được hậu thuẫn bởi chính phủ, Khổng Tử vẫn không có nhiều ảnh hưởng ở hầu hết các vùng lãnh thổ của họ. Xem bản đồ trên, Khổng Tử chỉ hiện diện chưa quá bán toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa. Thực tế này phản ánh lịch sử bành trướng, mở rộng lãnh thổ Trung Quốc và cũng cảnh báo xung đột văn hóa bởi ý thức phản kháng, chối từ văn hóa Khổng ngay trong lãnh thổ Trung Quốc.
Theo trang Chinadaily, trong bài "Confucius Institutes go beyond borders", kể từ khi thành lập Viện Khổng Tử đầu tiên tại Seoul tám năm trước đây, sự phát triển của tổ chức này đã tăng vọt hơn cả sự mong đợi, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Hiện tại (năm 2012) có hơn 400 Viện Khổng Tử ở 108 quốc gia và khu vực, và hơn 500 lớp học Khổng Tử với hơn 600.000 học sinh đăng ký trên toàn cầu. Ngoài ra, 70 trong top 200 trường đại học hàng đầu trên thế giới đã mở Viện Khổng Tử của riêng họ. Hiện vẫn còn hơn 400 trường đại học ở 76 quốc gia chờ đợi vào danh sách ứng cử viên cho các Viện Khổng Tử.
http://usa.chinadaily.com.cn/epaper/2012-12/03/content_15980161.htm
Hẳn các bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên, khi thấy Viện Khổng Tử có mặt khắp nơi trên thế giới, nhưng hàng ngàn năm qua, Việt Nam ta, mặc dù sát nách Trung Quốc, đã không hề có. Điều này chỉ ra, ý thức phản kháng, phòng vệ của Việt Nam là không tồi chút nào.
Một anh bạn từ Mỹ trở về đã hài hước phát biểu: Xét về mức độ "bị Hán hóa", Việt Nam còn lâu mới đuổi kịp Mỹ và các nước phương Tây.
Kết: Giao lưu văn hóa, thúc đẩy sự hiểu biết và hợp tác với nhau đã trở thành quy luật. Viện Khổng Tử xuất hiện ở Việt Nam có thể coi là một tất yếu. Điều quan trọng để không bị thiệt chính là phải cảnh giác.