Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU ĐÃ LÀM ĐƯỢC BAO NHIÊU SỰ KỲ VỌNG CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT!

Nhiều nhà khoa học trong nước đã không ít lần thể hiện sự ghen tỵ với Giáo sư Ngô Bảo Châu. Huy chương Fields đã biến Ngô Bảo Châu từ một người kém tiếng trong giới khoa học trong nước và cả người dân trong nước trở thành một nhân vật được "săn đón" trong những chuyến nghỉ hè ngăn ngủi của mình. Giáo sư Châu cũng được nhiều trường Đại học, Học viện hàng đầu tại Việt Nam mời về để nói về phương pháp học tập và cách đối diện với những rào cản khoa học khi học tập và công tác ở nước ngoài....Sự kỳ vọng của nhiều chủ thể đơn lẽ trong nước đã khiến Chính phủ mà đích thân là Đương kim Thủ tướng đưa ra các quyết định được cho là "trọng dụng nhân tài" và bằng chứng là "Ngày 9/3/2011,phó thủ tướng chính phủbộ Giáo dục đã công bố Quyết định thành lập Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán (Vietnam Institute for Advanced Study in Mathematics) và quyết định bổ nhiệm ông Ngô Bảo Châu làm giám đốc khoa học của Viện". (Theo Wikipedia)

Ấy vậy nhưng, có lẽ Giáo sư Ngô Bảo Châu chưa hẳn là một người toàn tâm, toàn ý phụng sự và cống hiến cho khoa học. Và nếu như ở lĩnh vực Toán học Ngô Bảo Châu đích thực là một nhà khoa học thực thụ, ông tiếp cận những con số, những mệnh đề bằng chính trái tim, khối óc và bằng cả kế thừa những thành tựu được dựng xây từ nhiều nhà khoa học đi trước....và đó là điểm tạo nên sự khác biệt giữa những nhà Toán học khác với Ngô Bảo Châu. Tuy nhiên, ở điểm đến tiếp theo: tham gia bàn luận chuyện chính trị trong nước thì xem ra Ngô Bảo Châu cũng chỉ là một tay non kém và mới tập toẹ bước vào Nghề. 

Đối diện với những sự kiện thu hút sự quan tâm, nhất là những người từng tiếp xúc hoặc có nói chuyện qua với Giáo sư thì tình cảm chứ không phải là lí trí thường thấy của một nhà khoa học được phát huy. Và đương nhiên như cái quy luật thường thấy, con tim, khối óc chỉ đạo hành động, giáo sư Ngô Bảo Châu đã đến với những câu chuyện chính trị của mình bằng sự quê kệch đến thế! Sự kiện Nhà văn Nguyễn Quang Lập bị bắt và bị khởi tố là một ví dụ điển hình. Không cần biết thực hư câu chuyện Lập phạm tội và bị bắt như thế nào, với sự khởi xướng của hai vị Giáo sư khác là Đàm Thanh Sơn và Vũ Văn Hà (con trai của Nhà thơ Vũ Quần Phương), vị Giáo sư danh tiếng của chúng ta đã không ngần ngại ký vào một thư lên tiếng kêu gọi nhà chức trách cho Nguyễn Quang Lập được tại ngoại trong quá trình điều tra vì lí do sức khoẻ. Ngay từ đầu khi tiếp cận thông tin này tôi cho rằng, Giáo sư Ngô Bảo Châu cũng như bao con người Việt Nam bằng xương, bằng thịt khác yêu ghét phân minh nhưng cốt lõi nhất là họ luôn sống bằng tình người, sự sẻ chia nhân văn và nhân đạo nhất; sự lên tiếng của Giáo sư vì thế suy cho cùng là cách cảm nhận về văn và đời của Nhà văn Nguyễn Quang Lập. Nhưng, sẽ là thiếu sót nếu không nói thêm một yếu tố khác của người Việt luôn song hành với cái tinh thần nhân đạo được nói ở trên: Người Việt rất ít khi tôn sùng nhứng cá nhân cụ thể và nếu một cá nhân nào đó được tôn sùng thì nó luôn đi kèm với những điều kiện mà nếu không có nó thì đồng nghĩa với danh tiếng bị phai nhạt hoặc bị biến mất!

Giáo sư Ngô Bảo Châu là trường hợp như thế. Tên tuổi và danh tiếng của ông được định hình, do đó những tiêu chí, điều kiện đi kèm dĩ nhiên không giống một con người bình thường: Kể cả cách nhìn những sự kiện, vấn đề chính trị. Cho nên, rất công bằng khi có người đã hơi thất vọng khi nghe cái cách Ngô Bảo Châu tiếp cận sự kiện Nguyễn Quang Lập bị bắt trên góc nhìn từ Pháp luật. Họ không thể nào hiểu được một nhà khoa học hiếm hoi có thể thành danh ở xứ người lại có một cách tư duy rất đỗi bình thường như thế! Do vậy, dù không nói ra nhưng thiết nghĩ tên tuổi, danh tiếng của Giáo sư đã vơi bớt phần nào trong con mắt của một số cá nhân từng giành sự ngưỡng vọng cho ông. 

****
Có lẽ, một trong những điều làm nên danh tiếng của Giáo sư Ngô Bảo Châu mà hai vị Giáo sư khác (Đàm Thanh Sơn và Vũ Văn Hà) cùng ký tên vào bức thư gần đây chưa thể nào có được là tấm lòng với quê hương, với sự phát triển đi lên của đất nước. Nhiều người cũng hi vọng, qua Giáo sư Châu sẽ thổi vào nhiều thế hệ người Việt xa xứ khác noi gương và có những cống hiến tương tự cho nước nhà. Và có lẽ đất nước Việt Nam sẽ tràn trề hơn sự tin tưởng vào tương lai (sự góp công của nhân tố bên ngoài) nếu giáo sư nghĩ đến câu chuyện đó. Tuy nhiên, tiết lộ từ nhiều trang thông tin trong nước, quốc tế: "Con gái GS Bảo Châu không viết được tiếng Việt khiến nhiều người không dám tin vào một sự thật phũ phàng đến thế! 

Không ai dám tin rằng, một Vị giáo sư thành danh và nhiều năm công tác trong lĩnh vực giáo dục lại có những cái cách định hướng chuyện học tập, nhớ về cội nguồn của chính mình như thế! Dẫu biết rằng, văn hoá phương Tây, tính bản vị cá nhân đã ăn sâu vào máu tuỷ của một người từng theo học và công tác nhiều năm ở xứ người.... nhưng nếu con người mang tên Ngô Bảo Châu ấy không phải là một người danh tiếng, không được đặt nhiều sự kỳ vọng. Trong một bối cảnh sự phát triển của đất nước thiếu hẳn những nhân tố được coi là vàng mười của thế giới đương đại thì việc trọng người tài và biết cách sử dụng người tài được cho là một chiến lược dài hạn và đem lại hiệu quả lâu dài. Và tất nhiên, nó sẽ không nhanh đến nỗi kết thúc ở một thế hệ (như trường hợp của GS Ngô Bảo Châu). Nó sẽ còn được tiếp nối ở thế hệ con của GS, cháu của GS...

Giáo sư Ngô Bảo Châu cùng gia đình 
"http://iloapp.viethome.co.uk/images/stories/3984_ngo-thanh-hien0.jpg"Được về Việt Nam, Hiên rất thích, cả nhà Hiên đều ở đây. Nhưng nếu về đây sống, chắc việc học của Hiên sẽ gặp nhiều khó khăn bởi Hiên không viết được tiếng Việt mà" -..."Song niềm tin ấy sẽ đến đâu, sẽ đi đâu khi một siêu trí tuệ Việt như Giáo sư Ngô Bảo Châu lại quên mất chính cái tinh thần cốt lõi nêu trên. Không biết, người con gái của GS trong đoạn trích trên có về Việt Nam như cái cách nói chuyện kia không trong khoảng vài ba chục năm tới!
Phương Nam OP

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét