Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

CHIẾN ĐẤU CƠ F-16 CHƯA CẤT CÁNH ĐÃ BỐC CHÁY

Chiến đấu cơ F-16 chưa cất cánh đã bốc cháy

(PLO) - Sáng 17-4, một chiếc máy bay không quân của Indonesia đã đột ngột bốc cháy khi chuẩn bị cất cánh. Phi công may mắn chạy khỏi máy bay kịp thời.

Theo tờ Sputnik News (Nga), sự cố xảy ra với một máy bay F-16 của Indonesia đực Mỹ cung cấp. Tham mưu trưởng của Không quân Indonesia hôm 17-4 cho biết rằng Indonesia đang lên kế hoạch kiểm duyệt lại máy móc và thiết bị của những chiếc máy bay phản lực F-16 được Mĩ cung cấp dưới dạng “hỗ trợ quân sự”.

Tướng Agus Supriatna đã chia sẻ với tờ Jakarta Globe: “Chúng tôi sẽ xem xét máy móc của tất cả các máy bay phản lực F-16. Đây cũng là lần đầu tiên có sự cố như thế này xảy ra”.

Chiếc máy bay quân sự của Indonesia bất ngờ bốc cháy khi chuẩn bị cất cánh

Sự việc bất ngờ này diễn ra vào thứ 5 lúc 8h15 sáng theo giờ địa phương khi một trong những chiếc máy bay quân sự F-16 dự định cất cánh từ căn cứ quân sự Halim Perdanakusuma ở phía Đông Jakarta. Chiếc máy bay gặp nạn là một trong 24 chiếc máy bay phản lực của F-16 được cung cấp bởi Mĩ dưới dạng “hỗ trợ quân sự”.

Lãnh đạo quân đội Indonesia Moeldoko cho biết: “Chúng tôi đã cho thực hiện các cuộc điều tra. Chiếc máy bay gặp nạn cũng là chiếc máy bay cuối cùng trong một loạt máy bay được gửi đến từ Mĩ”.

Phó Chủ tịch Hạ viện Indonesia ông Fadli Zon khuyên chính phủ nên sớm kết thúc việc sử dụng lại các máy bay cũ của Mĩ. Theo kế hoạch hỗ trợ của Mĩ, Indonesia có thể sử dụng các máy bay cũ của Mĩ miễn phí nhưng phải trả tiền cho việc bảo dưỡng và tu sửa máy móc và thiết bị.

Tú Tú

NGÂY THƠ CHÍNH TRỊ HAY ĂN PHẢI BẢ NGỤY DÂN CHỦ?

Ngây thơ chính trị hay ăn phải bả ngụy dân chủ?

Phản biện xã hội (PBXH) là việc nêu ý kiến chưa đồng tình của nhân dân đối với những vấn đề thuộc chủ trương, chính sách, quyết định, dự án,… của nhà nước, các tổ chức, liên quan đến quyền lợi và đời sống của mọi thành viên trong xã hội. Mục đích của PBXH là làm sáng tỏ bản chất của vấn đề, những ưu điểm, hạn chế, những vấn đề chưa hợp lý, bất cập của những chủ trương, chính sách, quyết định đó. Như vậy, bản chất của PBXH là thực hành dân chủ, góp phần bổ sung, sửa chữa những khiếm khuyết, sai lầm, đem lại những lợi ích chính đáng, hợp pháp, thúc đẩy sự phát triển của xã hội. PBXH có ý nghĩa chính trị sâu sắc, phản ánh mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân và hơn thế, nó thể hiện sâu sắc dân chủ XHCN, bản chất nhà nước pháp quyền XHCN – quyền lực thuộc về nhân dân.

Nhận thức đầy đủ ý nghĩa, vai trò của PBXH, Đảng và Nhà nước ta luôn trân trọng lắng nghe và tiếp thu những ý kiến phản biện, PBXH của các tầng lớp nhân dân. Điều đó được thể hiện rõ trong quá trình xây dựng Hiến pháp, hệ thống luật, chính sách, v.v. Tuy nhiên, cùng với sự đóng góp chân thành có ý thức xây dựng của các tầng lớp nhân dân, thì một số kẻ đã lợi dụng PBXH để thực hiện âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ và nhân dân ta. Đặc biệt gần đây, một số thế lực chống phá Nhà nước, lợi dụng sự ngây thơ của các nhà khoa học, luật sư, nhà báo…lợi dung sự phổ biến thông tin từ internet, đặc biệt là mạng xã hội facebook để phá hoại môtj loatj các dự án quan trọng phục vụ dân sinh cũng như phát triển kinh tế. Phản ứng gay gắt trước sự phá hoại, nhiều trí thức trẻ cũng như các nhà khoa học công minh đã lên tiếng quyết liệt, cùng với chính quyền các cấp sớm bổ khuyết những sai sót, các dự án cũng vẫn được tiến hành. Chỉ đau đớn, một số trí thức, với đủ các học hàm, học vị, nhiều nhà báo, luật sư đã đánh rơi uy tín, đánh mất sự tôn trọng của nhân dân khi hoặc ngây thơ, hoặc cố tình ăn phải cái bả xã hội dân sự đã tham gia những chiến dịch chống phá các dự án quan trọng của đất nước và của các địa phương.

Dân chủ không có nghĩa là chống tất cả những gì chính quyền làm?

Cho đến ngày 7/4 khi Chủ tịch UBND TP Hà Nội quyết định tiếp tục chặt hạ các cây xanh nguy hiểm, đồng thời, Công an TP Hà Nội triệu tập một số đối tượng thường xuyên tổ chức tụ tập đông người traí phép lại khu vực Bờ Hồ, lấy lời khai để làm căn cứ khởi tố vụ án, nhìn lại thời gian qua, nhiều người giật mình. Chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều người đã đánh mất cả chính mình, khi đã đứng cùng đội ngũ với những kẻ thù địch với chính quyền, với cách mạng, với sự phát triển của đất nước. Đó là dân chủ? Đó là tiếng nóí phản biện? Đó là xã hội dấn sự? Không. Phải khẳng định: Đó là chống phá Nhà nước. Dự án thay thế cây xanh Hà Nội, dự án kè sông Đồng Nai, cải taọ cảnh quan đô thị TP Biên Hòa, dự án xây Tháp truyền hình và nhiều dự án ngành điện, ngành giao thông, ngành y tế…là những mục tiêu tấn công của những kẻ ngụy dân chủ. Chúng quyết tâm phá cho được, bằng cách kích thích, tạo dư luận, lôi kéo các báo chí chính thống vào cuộc…Dĩ nhiên chúng không đơn thuần phá dự án, mục tiêu của chúng diễn tập cách mạng đường phố, là làm mất uy tín chính quyền, hạ bệ thể chế chính trị. Không đơn thuần là sự phản biện xã hội khi với một số dự án, như dự án thay thế cây, chúng tổ chức hàng loạt các cuộc tuần hành, biểu tình, các hoạt động kích động quần chúng, với dự án sông Đồng Nai, chúng đã kêu gọi tuần hành lớn ở Biên Hòa, triển khai Luật Bảo hiểm xã hội chúng kích động tổ chức bãi công với hàng chục ngàn công nhân. Đi đầu trong các hoạt động chống phá này vẫn là những khuôn mặt ngụy dân chủ quen thuộc như Nguyễn Tường Thụy, Xuân Diện, Trương Dũng, Thúy Nga, Hữu Vinh….

Đáng ngạc nhiên, mặc dù thủ đoạn không mới, chỉ là những trò xuyên tạc, vu khống, cào mặt ăn vạ, nhưng hậu quả của các đợt chống phá của chúng là nghiêm trọng, gây cản trở dự án, thậm chí gây nguy hiểm đến sinh mạng con người trong mùa mưa bão. Chúng ta thử nhìn qua những lý lẽ, gọi là phản biện, của chúng.

Bàn về việc xây tháp truyền hình, các ngụy dân chủ lăn ra khóc lóc trên internet, giống hệt như vụ phản đối bắn pháo hoa nhân dịp các đại lễ: Tại sao không dành tiền này cho người nghèo? Tại sao không dành tiền cho y tế, cho giáo dục. Nhiều ngụy dân chủ vốn là trí thức đã lạc hậu, những nhân sĩ đã hết sĩ diện…tới tấp gửi thư tới Đài Truyền hình Việt Nam cũng như lãnh đạo Nhà nước chất vấn về hiệu quả dự án, thậm chí có kẻ hỗn hào chất vấn theo kiểu: xây tháp truyền hình để nối sóng đài Trung Quốc à…Tất cả những hành vi này, không có mục đích nào khác hơn là để kích động quần chúng ít thông tin, ít tìm hiểu các vấn đề kinh tế. Thực tế, cả Chính phủ, cả VTV đều trả lời rõ ràng, tất cả tiền vốn của dự án là tiền của các doanh nghiệp, không phải tiền ngân sách. Các doanh nghiệp bỏ vốn đã tính toán hiệu quả và họ chịu trách nhiệm với tiền vốn của họ. Chắc chắn dự án sẽ sinh lợi nhuận, chưa kể nó sẽ tạo ra hàng ngàn việc làm mới,tạo ra một biểu tượng đẹp cho thủ đô. Đây chính là một sự hỗ trợ lớn cho xã hội, một phương thức xóa đói giảm nghèo có hiệu qủa nhất.

Với dự án thay thế cây xanh đô thị ở Hà Nội, một dự án được đa số những người sống tại các phố cần thay cây lên tiếng ủng hộ, những kẻ ngụy dân chủ cũng sử dụng những trò vu khống, xuyên tạc. Hàng trăm cây xà cừ, kẻ sát nhân hàng năm gây ra nhiều tai nạn làm nhiều người chết và bị thương trong thời gian qua, cần được chặt hạ, thay thế là việc được các nhà khoa học ủng hộ. UBND TP Hà Nội sau khi dừng lại để kiểm tra, xem xét dự án đã ngạc nhiên, như chính ông Bí thư Thành ủy Hà Nội thốt lên: Không thấy sai chỗ nào mà sao cứ ào áo phản đối?

Với dự án kè lấn sông Đồng Nai, thực chất là xây một kè xa bờ để cải tạo một khúc phình to gấp gần bốn lần dòng chính để cải tạo cảnh quan, xây dựng vườn hoa, đường dạo, và một khu đô thị. TP Biên Hòa, 40 năm qua chưa có một công trình cải tạo cảnh quan đô thị nào có thể tô đẹp thành phố như vậy. Những công trình mới xây đáp ứng nhu cầu văn hóa, giải trí lành mạnh của nhân dân, tạo ra hàng ngàn việc làm mới, thu hút đầu tư vào TP Biên Hòa. Đổi lại, một vùng bờ sông lở loét sẽ được thay thế bằng những vườn hoa, cây xanh, những tòa nhà cao tầng, những trung tâm thương mại…Tuy nhiên, cũng vẫn bài vở cũ, họ vu cho UBND Đồng Nai là thủ phạm giết sông Đồng Nai, tàn phá 11 tỉnh…gây áp lực với chủ đầu tư dừng dự án. Tuy nhiên, các nhà khoa học chân chính kiểm tra toàn bộ các căn cứ khoa học đã khẳng định, cái kè này không giết sông Đồng Nai, chỉ làm đẹp nó lên, không ảnh hưởng đáng kể lên dòng chảy và đương nhiên không ảnh hưởng gì đến các tỉnh ven sông Đồng Nai.

Vô tình ủng hộ hay ăn phải bả ngụy dân chủ?

Việc một loạt các dự án có lợi cho phát triển kinh tế xã hội phải ngừng lại, ngân sách tốn công tốn của rà soát, thanh kiểm tra một cách vô ích là hậu quả của những hoạt động có mục đích chống phá của nhiều thế lực thù địch. Hậu quả này không chỉ do lực lượng ngụy dân chủ gâý ra mà còn có sự đồng lõa của một số nhà báo, trí thức và cả những diễn đàn mạo danh Diễn đàn nhà báo, Diễn đàn Luật sư, diễn đàn tập hợp những ý kiến chống dự án gây ra. Đáng tiếc nhất, những ý kiến bịa đặt, vu khống, xuyên tạc cũng từ những nhân vật này tạo ra. Có thể ví dụ cụ thể: Dự án thay thế cây xanh đô thị TP Hà Nội mới thay thế 510 cây xanh, một số bài báo đã thổi lên thành chặt hạ hơn 2000 cây cổ thụ, thảm sát 6700 cây xanh…Gỗ chặt về vẫn để nguyên trong kho, có báo đã vu khống thành phố lén lút bán gỗ cho tư thương. Điều tra, đánh số, lên kế hoạch quản lý mỗi cây hết 98 ngàn đồng thì có báo đã đặt vấn đề: Chỉ đánh dấu bằng vôi vào thân cây, ngân sách đã phải chi gần 1 triệu đồng. Có nhà khoa học khá tiếng tăn dám phát biểu: Xà cừ có gây chết vài người cũng không nên thay thế. Thậm chí có một dịch giả vừa mới được tha tù về hành vi chống Nhà nước đã bịa đặt: dự án đã lén lút chặt 6 cây sưa đi bán kiếm lợi hàng tỷ đồng..Nhưng vụ việc làm nhiều người bức xúc hơn cả là việc một loạt tờ báo đã ca ngợi một kẻ có rất nhiều tiền sự chống Nhà nước là anh hùng trong chiến dịch chống thay thế cây xanh đô thị. Ở dự án kè sông Đồng Nai, không chỉ dừng lại ở lời kêu gọi biểu tình tuần hành chống chính quyền, các lực lượng thù địch còn huy động nhiều nhà báo tham gia cùng họ. Cùng viêc đăng tải những nhận định định tính theo kiểu dọa ma như động vào sông sẽ gây ra ngập lụt kỷ lục cho các tỉnh miền đông, kể cả TP Hồ Chí Minh…họ còn huy động nhiều nhà khoa học phi khoa học phát biểu những lời dọa nạt ấy. Tuy nhiên, hầu hết các “nhà khoa học” này đều chưa thật sự tiếp xúc với dự án. Thậm chí, có nhà khoa học sau khi tiếp xúc với báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án đã đăng đàn thừa nhận sự hợp lý của bản đánh giá ĐTM này, tuy nhiên ngay sau đó ông ta yêu cầu phải nghiên cứu thêm để kết luận: Cần hủy dự án. Lại có những “nhà khoa học”, kinh hơn, khi đánh gía dự án sẽ tác động vào phong thủy, gây rối loạn về…tâm linh khu vực. Và mớí đây nhất, có nhà khoa học, sau khi khảo sát sơ bộ lòng sông Đồng Nai đã tuyên bố hùng hồn: Dưới sông Đồng Nai có “con cá sấu thần” đang bảo vệ sự yên bình khu vực. Thực hiện dự án sẽ làm “con cá sấu thần” này nổi giận, sẽ không yên ổn…

Một số nhà báo và cả các biên tập viên ngây thơ về chính trị, vô tình đồng lõa với các ngụy dân chủ hay các họ ăn phải bả ngụy dân chủ, bả phản biện xã hội theo kiểu xã hội dân sự đối lập vơí chính quyền? Chưa thể kết luận được. Việc cơ quan công an bắt đầu triệu tập những kẻ gây rối lấy lời khai để xác định chứng cứ khởi tố vụ án là lời cảnh báo nghiêm khắc tới những kẻ lợi dụng dân chủ, kích động quần chúng chống chính quyền. Trong hệ thống báo chí, việc thực hiện đề án Quy hoạch hệ thống báo chí vừa được Bộ Chính trị thông qua cùng việc xây dựng Luật báo chí sửa đổi, chắc chắn sẽ thanh lọc những kẻ tự diễn biến, tự thay lòng đổi dạ, những kẻ phản bội cùng những người ngây thơ về chính trị ra khỏi môi trường báo chí. Những hành động cương quyết đó vô cùng cần thiết cho sự ổn định đất nước.

Hào Phú

SỰ NGHIỆP CỦA "ĐÔI LỨA XỨNG ĐÔI"

Sự nghiệp của "Đôi lứa xứng đôi"...


Đó là "sự nghiệp" của chị Kim Chi và anh Nhật Đăng, hai tân“nhà báo”, hiện đang nổi vật vờ như phao câu vịt trên các trang mạng lề trái. 

Anh và chị được các nhà hoạt động rân trủ trong nước tin tưởng cử đi đấu tố chính quyền Việt Nam về sự “vi phạm tự do báo chí”, sân khấu được sắp xếp tận bên nước Mỹ.

Vậy anh chị là ai và có “sự nghiệp báo chí” thế nào?

Giới thiệu chị Kim Chi - Cành Vàng trước đã.

Cành Vàng, còn có tên khác là Dương Khánh Phương, nghệ danh Hồng Anh, vốn là con em cán bộ miền Nam tập kết. Năm năm 11 tuổi Cành được Đảng ưu ái cho đi học tại khu học xá Nam Ninh, Trung Quốc. Tại đây nàng nhận làm em kết nghĩa một anh. Anh nào? Cái tên chả quan trọng lắm... ta hẵng tạm gọi là anh Út.

Khi về nước, nhờ có bố anh Út làm công tác giáo vụ kiêm tuyển sinh tại trường Cao đẳng sân khấu điện ảnh Việt Nam mà Cành Vàng được tuyển vào học lớp diễn viên khoá 1 (1959). Tưởng cũng nên nhắc lại bài thi mà Cành thi thố là bài hát “Biết ơn chị Võ Thị Sáu” và điệu múa “Tân Cương” học được lúc còn ở bên Tàu.

Năm 16 tuổi, mới chỉ đang học năm đầu điện ảnh, anh Út chưa kịp ngỏ lời, thì cô em kết nghĩa đã dẫn người yêu (mà ta sẽ gọi là anh Cả) về giới thiệu với bố con anh Út. 

Sự việc này làm anh Út ra ngẩn vào ngơ. Khốn nạn thân anh, đéo mẹ cha nó! Năm năm bắt tép nuôi cò, cò ăn cho béo cò dò lên cây. Diêu bông hỡi diêu bông...sao em nỡ... nỡ... nỡ...?.

Vội lấy chồng, năm sau (1964), trước nguy cơ có thể trở thành hòn vọng phu, Cành bèn theo tiếng gọi của tình yêu (chứ không phải vì tiếng gọi của non sông, đừng tưởng bở) mà viết đơn tình nguyện vào Nam. Đấy là chị nói thế.

Ban đầu, đơn tình nguyện theo chồng của Cành không được chấp nhận. Cành phải lên tận ông Lành, lúc bấy giờ là Trưởng Ban tuyên huấn TW để khẩn cầu. Cuối cùng thì ông Lành cũng cho phép Cành đi cùng đoàn điện ảnh vào Nam. Vậy là Cành trở thành nữ nghệ sĩ đầu tiên vượt Trường Sơn đi B, được biên chế vào đoàn Văn công Giải phóng, ngay sau đó được kết nạp Đoàn và nhờ vậy mà sau này Cành sẽ trở thành một “nghệ sỹ Cộng sản chính hiệu”, như chị khoe (thật là chẳng cái dại nào giống cái dại nào) với đài BBC.

Từ đó bắt đầu sự nghiệp phim kịch của nàng.

Nhưng, xin nói thẳng và thật, ngay và luôn, rằng sự nghiệp phim với kịch của Cành chả ra cái đách. Thật không thể nhớ Cành đã đóng những vai gì và nào trong phim nào và gì. 

Cho đến bây giờ, khi đã trở thành nổi tiếng, vẫn chẳng mấy ai biết đến các vai diễn của chị. Người ta chỉ biết chị qua các mối quan hệ lùm xùm của anh Cả, vốn là một đạo diễn phim nổi tiếng, với cô diễn viên chính và có thể là cả của chị với ông tác giả kịch bản, người khăng khăng cho rằng chính ông mới thực sự là ... "chính chủ"....trong một "mùa gió chướng".

Tuy vậy, năm 2012 chị vẫn được Hội Điện ảnh ưu ái phong danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Trong số 30 hồ sơ được phong danh hiệu đợt này, hồ sơ của Cành là một trong ba hồ sơ thuộc diện vớt, ... nghĩa là "đặc cách". Tại sao lại gọi là "đặc cách"? Vì theo thông lệ, phải đạt huy chương vàng bạc gì đó ở các hội diễn hay liên hoan phim nào đó thì mới đủ tiêu chuẩn. Nhưng Hội điện ảnh ái ngại cho cái hoàn cảnh của Cành, bởi từ trước đến giờ chị toàn đóng vai phụ, nay đã già, về hưu đã lâu thì còn bới đéo đâu ra giải với chả rút.

Vì vậy, Cành vẫn được phong Nghệ sĩ ưu tú, tuy vớt, và Cành hồ hởi nhận nó với ba lần cám ơn, chính xác là thế.

Xét cho cùng, Cành đã suốt đời phải đóng vai phụ, chả cứ trong phim kịch mà còn trong cả cuộc đời, trong cả nhà mình. 

Chả thế mà năm 1980, Cành bị cô diển viên trẻ đẹp kia hoặc bị chính anh Cả hoặc cả hai kết hợp đá văng ra khỏi nhà.

Bị đá, Cành lại tiếp tục đóng vai phụ trong một vở mới với anh Hai, tạm gọi thế. Nhưng rồi cuộc hôn nhân lần hai của Cành rồi cũng trở thành thảm kịch với quá nhiều nhân vật quần chúng gồm con anh con em và con chúng ta.

Vì thế, sau hơn 30 năm lưu lạc Cành lại quay trở lại viết tiếp tập 3 với anh Út, cái anh ngày xưa có bố làm tuyển sinh trường Điện ảnh. Rổ rá cạp lại, anh Út vui vẻ hát nhạc chế: Riêu cua hỡi riêu cua.., nay em đã lộn về!!!

Thế còn sự nghiệp "báo chí" của chị đâu? 

Làm gì có! Phim, kịch và đời chị, toàn vai phụ, tịnh không có vai nào liên quan đến báo chí, cho dù là vai diễn viên quần chúng hay xác chết.

À mà cũng nên công bằng bởi trong thời gian làm công tác giảng dạy, Cành nói, chị đào tạo ra một đống nghệ sỹ nổi tiếng. Tuy nhiên, "sự nghiệp" ấy chẳng thấm vào đâu so với bà lão nơi phố tôi, ít nhất thì bà cũng có học trò là một bộ trưởng và hai ông tướng, ngoài ra còn kèm theo rất nhiều ông ăn cắp và nghiện... Nguyên là bà lão phố tôi cũng làm công tác giảng dạy tại nhà trẻ Hoa Sữa đầu hẻm tới hơn 30 năm. 

Nhưng tới năm ngoái, đùng một phát, Cành bỗng trở thành ngôi sao chóa lóa trên hý trường rân trủ. Đó là nhờ chị đã có một hành động rất quái lạ khi viết thư gửi cho Hội Điện ảnh Việt Nam để từ chối một bằng khen có chữ ký của Thủ tướng, mặc dù không chắc chị có thể có hoặc xứng đáng có cái bằng khen chưa hề có ấy không. 

Nói quái lạ là vì, nếu bằng khen ấy do ông Phó Thủ tướng ký thì chị sẽ vui vẻ nhận và tưng bừng cám ơn hay sao, như đã từng vui vẻ và tưng bừng với Hội Điện ảnh khi "vớt" danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú cho chị.

Trở thành diễn viên chính một cách bất ngờ nên có lẽ chính chị cũng bất ngờ. Lúc ấy, còn hơi biết ngượng, chị bảo chị “không hề muốn đưa lá thư ấy lên mạng hay nhằm kích động bất kỳ ai, mà do một người bạn thân của gia đình ngỏ ý muốn xin để đưa lên Facebook”.

Đố bà con biết thằng "bạn thân" ấy là thằng đếch nào?

Thưa, đó chính là anh Đèn Ngày đấy.

Anh là ai, “sự nghiệp” của anh thế nào??? 

Đéo phải nói nhiều ! 

Tấm hình này nói lên tất tần tật, cả tông môn, hoài bão và sự nghiệp nhà anh! Hết!

Nhưng, sẽ có người hỏi vặn, tại sao lại "hết", nhỡ sự nghiệp "báo chí" của họ bây giờ mới khởi sắc, bắt đầu từ việc đơn giản là mách bu, rồi mai đây mới tưng bừng khai hoa nở nhụy thì sao?

Vâng, có thể thế, nhưng chẳng hiểu tại sao khi thấy chị vì sự nghiệp "báo chí" mà phải nhờ vả đến cái thứ ...."đèn" như thế này, tôi cứ hình dung ra khu vườn chuối với những tàu lá chuối giãy lên phành phạch dưới bóng trăng lấp loáng trong một đêm động cỡn ... và thấp thoáng đâu đó một "cái lò gạch cũ, bỏ không, xa nhà cửa và vắng người qua lại"...

Nguồn: Lốc Liếc

SÓC LỌ

LâmTrực@


Sóc lọ là một kiểu tự sướng.

Nhốn nháo và dai như đỉa là đám kền kền tung hô một nghệ sĩ tên gọi Kim Chi. Đủ loại mỹ từ lung linh và huyền ảo đánh bóng sự kiện. Nào là dũng cảm, nào là thẳng thắn, nào "Kim Chi chi bảo", và lại còn "cô bé đầu (cha) Nghệ An, đít (mẹ) Rạch Giá". 

Tất cả chỉ là tự sướng mà dân gian gọi là sóc lọ. Vì sao phải sóc lọ? Câu trả lời là để tự sướng.

Thực tế là thế này, Chị Kim Chi là nghệ sĩ ít người biết đến nếu không phải là vợ ông Hồng Sến, và nếu không phải là  kẻ bại trận trong tình trường với địch địch thủ là nghệ sĩ Thúy An (Nổi tiếng trong phim Cánh đồng hoang).

Thiên hạ cá nhau là nếu không có ông Hồng Sến và chị Thúy An, không ai biết Kim Chi là ai. Chị chỉ là một nghệ sĩ hạng "ruồi" trong giới bởi chả có cống hiến nào cho nền văn hóa nước nhà.

Thế mà mới đây chị "bỗng dưng" nổi tiếng sau khi tự mình viết một cái thư và tung lên mạng cho bàn dân thiên hạ biết rằng chị không thèm nhận bằng khen của Thủ tướng. Lí do từ chối, chị viết thế này: "Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm." 

Có người đồ rằng, nếu có lọt vào danh sách được đề cử và gửi đến tay Thủ tướng, chắc chắn chị sẽ không được khen vì thành tích chả có gì ngoài vụ xì căng đan đuổi cô nghệ sĩ Thúy An xinh đẹp sang tân bên Lào. Vì lí do đó, chị nhất cử lưỡng tiện, làm béng nó cái đơn và vì thế chị nổi tiếng.

Lí lẽ của chị đúng sai chả ai thèm bàn, điều quan trọng là chị được nổi tiếng, và thế là ok.

Khi chị Kim Chi nổi tiếng nhờ một câu chối từ là một sự kiện mang tính chính trị, cánh kền kền lập tức phát hiện và tận dụng cơ hội để tự sướng bằng cách sóc lọ kiểu rất điển hình. Tung hô bên này, dẫm đạp bên kia và khoảng sướng xuất hiện. Dù sao đi nữa, khi sự thật không có cái gì làm cho mình sướng thì thủ dâm cũng là một cách để vực dậy cái thể trạng ốm yếu què quặt cả tâm và sinh lí, và điều này có thể vực dậy cả sức khỏe tâm thần của một kẻ bại não.

Để có thể phê hơn với những gì mình đang làm, đám kền kền sử dụng thủ pháp tâng và bốc với lời lẽ có cánh vẫn thường dành cho nhau, kiểu như: "Lời bà rất là chân chất, giọng bà thật nhẹ nhàng, nhưng sao nghe như tiếng súng vang trời Việt giữa đêm đen sợ hãi, đánh thức dậy lòng can đảm truyền thống đang bị đè bẹp bởi bóng Đỏ quỷ quái tàn độc", hay "Người ta càng khâm phục hơn nữa lòng quả cảm của nữ nghệ sĩ Kim Chi khi bà lên tiếng giữa lúc đại bộ hận tầng lớp “hữu phu” nhưng “thất trách” trước vận mạng quốc gia đang bên bờ vực thẳm suy vong" và cuối cùng là "Xin được gọi bà là Kim Chi chi bảo".

Khiếp, rõ là của quý!!!

Có đúng là Thủ tướng khen hay có ý định khen chị Kim Chi không? 

Chị Hồng Ngát, Phó chủ tịch hội điện ảnh Việt Nam nói rằng, việc xét thưởng đang nằm ở giai đoạn hoàn thành hồ sơ, chưa trình lên thủ tướng, và nghệ sỹ Kim Chi nằm trong danh sách 50 hồ sơ được Ban chấp hành Hội Điện ảnh xét duyệt trong đợt này. 

Thực ra, chị Kim Chi cũng chưa xứng đáng được đề nghị Thủ tướng khen, nhưng dân ta vốn duy tình nên có lẽ anh em trong Hội coi đó là một hành động tri ân với những người được coi là lão thành trong làng nghệ thuật nên mới đề xuất khen thưởng.

Thế là đã rõ. Thủ tướng chưa khen, thậm chí chưa có ý định khen. Chưa ai khen sao lại nói lời từ chối?

Không biết cô bé của anh Chổi bên DLB giờ này nghĩ gì khi chính cô tự sướng với ý nghĩ xã xỉ rằng Thủ tướng sẽ khen mình? Anh Chổi nghĩ gì về cô bé đầu Nghệ an, đít rạch giá của mình?

Nhớ nhé, sóc lọ cũng phải đúng cách, sai cách lại phản tác dụng, đau đấy!

Chuyện dưa, chuyện xưa, chuyện nay

Ngày xưa có bác Mai An
Tiêm đầy đảo vắng chỉ toàn cứt chim
Tháng ngày chồng vợ lim dim
Sáng làm đôi nháy, chiều tìm thức ăn

Cuộc đời gian khổ khó khăn
Nhưng mà vẫn giữ khăng khăng nụ cười
Đảo xa thiếu vắng con người
Chỉ toàn cát sỏi, trên trời dưới cây

Cả nhà làm lụng cầu may:
Thể nào cũng có vài tay đến tìm
Nhưng mờ chỉ thấy toàn chim
Bay qua, ị xuống hàng nghìn hạt đen

Tháng sau, cây nảy mầm lên
Vỏ xanh, ruột đỏ, không tên (nhưng) ngọt lừ
Bác Tiêm sung sướng ngất ngư
Mang về dâng lễ kiểu như đồ hàng

Nhà vua trông thấy bàng hoàng
Phục cho chức cũ, ban vàng thưởng châu
Quả kia gốc gác đẩu đâu
Bây giờ thành quả Dứa Hâu nước nhà

Truyền nhanh đến tận Quảng Đà
Lông dân chăm chắm, nhà nhà trồng dưa
Mùa xuân, chim bướm đẩy đưa
Mang lên cửa khẩu nhưng chưa xuất hàng

Bất ngờ cơn lũ đi ngang
Bao nhiêu dưa hấu vỏ vàng, thối trong
Đầu dân như mớ bòng bong
Dưa như nước ốc còn mong bán gì

Tin đồn trên mạng lan đi
Có dăm anh chị tức thì đứng lên
Chung nhau chục tấn, rồi thêm
Để bà con đỡ khổ đêm lẫn ngày

Tình hình có vẻ vẫn gay
Hết dưa lại đến hành cay ứ dồn
Trung ương làm việc như tay
Nông dân tham vặt thế này dell xong

Cà chua, hành, ớt, thanh long…
Trái nào cũng ế chổng mông lên giời
Nước ta nông nghiệp đời đời
Mà dân vẫn đói, chỉ lời trung gian
*****

Tiên sư bố 
lũ dã man
Mua thì rẻ rúng 
bán ngang vàng mười

***********

Nguồn: Dương Tiêu

TÒA TỐI CAO CÔNG KHAI XIN LỖI ÔNG NGUYỄN THANH CHẤN

Tòa Tối cao công khai xin lỗi ông Nguyễn Thanh Chấn


(Chinhphu.vn) - Ngày 17/4, tại UBND xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội tổ chức buổi công khai xin lỗi, cải chính đối với ông Nguyễn Thanh Chấn, người bị kết án oan, theo Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước.

Ông Ngô Hồng Phúc tặng hoa cho ông Nguyễn Thanh Chấn tại buổi xin lỗi công khai. Ảnh Vov.vn

Theo bản xin lỗi, cải chính công khai đối với ông Nguyễn Thanh Chấn, do ông Ngô Hồng Phúc, Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội đọc, vào khoảng 22 giờ ngày 15/8/2003, chị Nguyễn Thị Hoan bị giết hại tại nhà ở thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Sau khi nhận được tin báo, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã tiến hành điều tra vụ án và ngày 17/8/2003 đã khởi tố vụ án hình sự; đến ngày 28/9/2003 đã khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Thanh Chấn.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 45 ngày 26/3/2004, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang đã xử phạt ông Nguyễn Thanh Chấn tù chung thân về tội "Giết người" và buộc ông Chấn phải bồi thường cho gia đình nạn nhân số tiền 35 triệu đồng.

Sau bản án hình sự phúc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội ngày 27/7/2004, ông Nguyễn Thanh Chấn và gia đình tiếp tục có đơn kêu oan gửi các cơ quan chức năng và gia đình ông Chấn cũng tự mình đi tìm sự thật.

Ngày 4/11/2013, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã có kháng nghị tái thẩm số 01 kháng nghị Bản án hình sự phúc thẩm của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội, đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hủy các quyết định bản án hình sự đã tuyên của Tòa các cấp đối với ông Nguyễn Thanh Chấn để điều tra lại vụ án do đã có thêm tình tiết Lý Nguyễn Chung (con trai ông Lý Văn Chúc) cùng trú tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang đã ra đầu thú và khai nhận chính là hung thủ sát hại chị Nguyễn Thị Hoan... 

Sau khi tiến hành các thủ tục tố tụng, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiến hành điều tra lại vụ án và đến ngày 25/1/2014 đã có quyết định đình chỉ điều tra bị can đối với ông Nguyễn Thanh Chấn do có đủ căn cứ kết luận ông Chấn không thực hiện hành vi phạm tội giết chị Nguyễn Thị Hoan.

Vì những lẽ đó, tại buổi xin lỗi này, thay mặt các cơ quan tiến hành tố tụng trong vụ án, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã chính thức xin lỗi, cải chính công khai đối với ông Nguyễn Thanh Chấn; đồng thời đã và sẽ phối hợp các cơ quan chức năng để thương lượng, thỏa thuận mức bồi thường đối với ông Nguyễn Thanh Chấn theo đúng quy định của pháp luật.

Ông Thân Văn Hoạt – người đại diện pháp luật của ông Chấn cũng thay mặt gia đình ghi nhận những nghĩa cử cao đẹp của các cơ quan tố tụng với ông Nguyễn Thanh Chấn hiện nay. Ông Hoạt cũng mong cơ quan chức năng sớm bồi thường oan sai cho ông Nguyễn Thanh Chấn.

PV

Mỹ: CẢNH SÁT BẮN NGƯỜI NGAY TRONG LÚC LÊN SÓNG TRỰC TIẾP

Cuteo@


Lũ bò đọc đi để thấy luật pháp của xứ sở tự do là như thế nào. Tại Mỹ, chỉ cần không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát là đã có thể bị bắn chết.

Còn ta thì sao?

Nhẹ nhất là xin xỏ. Xin không được thì cãi cùn. Cãi cùn không được thì lật mặt chống đối. Chống đối không được thì ăn vạ và vu cáo cảnh sát.

Và tệ nhất là báo chí vào cuộc để xuyên tạc và cổ súy cho những hành vi chống đối ấy bằng cách nhân danh pháp luật và sự tử tế.

Hãy mở mắt ra mà đọc bài đăng trên Tin Tức

Cảnh sát bắn người ngay trong lúc lên sóng trực tiếp 


Một người đàn ông da màu đã bị bắn chết trên đường cao tốc Texas, Mỹ sau khi bị cảnh sát truy đuổi. Cuộc rượt bắt này đã được truyền hình trực tiếp trên TV. Nạn nhân được xác định là Frank "Trey" Shephard, 41 tuổi, là cha của 3 đứa trẻ. 


Video cảnh sát bắn đối tượng da màu sau khi truy đuổi:

http://baotintuc.vn/video/canh-sat-ban-nguoi-ngay-trong-luc-len-song-truc-tiep-20150417100244238.htm

Mẹ của đối tượng – bà Cheryl Shephard khi thấy con mình bị cảnh sát đuổi bắt trên TV đã nhận được cú điện thoại từ chính con trai bà chỉ ít phút trước khi bị bắn chết. 

Cuộc rượt đuổi bắt đầu khi hai viên cảnh sát cố gắng chặn chiếc Chrysler 300 mà đối tượng Shephard đang điều khiển do nhận thấy y có hành động khả nghi, trong đó có lỗi vi phạm chuyển làn đường. Tuy nhiên, đối tượng kiên quyết không dừng lại, dẫn đến cuộc rượt bắt kéo dài hơn 20 phút được phát lên sóng truyền hình.

Đối tượng Frank "Trey" Shephard.

Theo báo cáo của Sở Cảnh sát hạt Harris, các sĩ quan đã yêu cầu nạn nhân dơ tay lên, nhưng khi họ tiến đến gần xe Shephard, y lại cúi xuống định chui vào ô tô. Nghi ngờ Shephard có thể lấy vũ khí, cả hai viên sĩ quan đều nổ súng, bắn chết y. Cũng theo nhiều nguồn truyền thông đưa tin, Shephard đã gọi tới 911 và cho biết hiện y đang giữ 1 đứa trẻ trên xe. Nếu như cảnh sát không dừng truy đuổi, Shephard sẽ làm hại đứa trẻ đó. Tuy nhiên, ngay sau khi bị bắn chết, cảnh sát khám xét xe của đối tượng và phát hiện không có đứa trẻ hay bất kì loại vũ khí nào ở trong ô tô. 

Hiện vụ việc vẫn đang được các lực lượng chức năng tiếp tục điều tra làm rõ. Shephard trước đó là một thợ cắt tóc, song cũng là một đối tượng có tiền sử phạm tội, trong đó liên quan đến các vụ cướp có vũ trang.

Hồng Hạnh (theo Sky News)