Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

LÁ THƯ ĐOÀN VĂN VƯƠN?

KhanhKim@


Lá thư Đoàn Văn Vươn?

Tiếng súng Đoàn văn Vươn ở Tiên lãng đã tắt cách đây gần 4 năm. Nhưng lạ thay gần đến mồng 2 tháng 9 năm 2015 bỗng dưng được hâm nóng trở lại, và "nổ vang trời" từ lỗ miệng các lều "dân chủ".

Chẳng là anh Cu Vươn đang được thiên hạ thổi ống đu đủ phong thành “Anh hùng hoa cải” (bởi ngày 31/8/2011 Cu Vươn dùng súng bắn hoa cải bắn vào người thi hành công vụ), vừa được tha tù trước thời hạn vì cải tạo tốt sau 3 năm thọ án, với tội danh chống người thi hành công vụ, cố ý giết người và tàng trữ vũ khí. 

Chuyện chẳng có gì đáng nói, đáng bàn bởi anh Cu Vươn là thằng tù cũng như biết bao người tù khác, vì vi phạm pháp luật nên phải vào tù đó là lẽ đương nhiên. Thế nhưng anh Cu Vươn là một trường hợp đặc biệt, trên cả đặc biệt, nên được mọi người quan tâm, nhất là đám rận chủ trong nước và những tổ chức, cá nhân chống đối Chính quyền, cùng các hãng truyền thông lá cải lại quan tâm quá mức. Ấy là trước ngày 2/9 khi nghe tin Cu Vươn nhà ta được đặc xá, báo lề phải cũng như lề trái xúm vào ‘Câu viu giật tít”. Báo lề trái chẳng nói làm gì, đáng trách một số báo chính thống lại có cách đưa tin theo dạng lề phải, nhưng cũng không kém gì giật tít, câu viu, “vô tình hay cố ý” đã bắt người đọc nhớ lại một sự việc buồn xảy ra tại Tiên lãng Hải phòng cách đây gần 4 năm, đáng ra cần phải quên, đã quyên giờ lại phải nhớ lại bởi cách làm báo “thối mồm” của mấy tay bồi bút mất nhân cách.

Cu Vươn gây nên tội, suýt nữa gây ra tội ác tày trời khi nổ súng, chuẩn bị cho nổ bình Ga để sát hại những nhân viên công lực khi thi hành nhiệm vụ. Với 5 năm tù, y đã phải trả giá về hành vi coi trời bằng vung của mình. 3 năm rưỡi tù giam, sau 3 năm, 7 tháng, 21 ngày sống tại trại giam Hoàng Tiến (Chí Linh, Hải Dương). thay vì năm cải tạo tốt, mừng cho Cu Vươn Tiên lãng. Cứ tưởng một ngày ngồi tù bằng thiên thu tại ngoại là bài học trường đời, cảnh tỉnh nhớ đời của Đoàn văn Vươn

Việc ra tù trước thời hạn là một niềm vui lớn đối với cá nhân Cu Vươn và gia đình, đồng thời thể hiện sự nhân đạo của pháp luật đối với những người thật tâm hối cải. Người ta tin rằng nụ cười khi ra tù là một nụ cười thật, một nụ cười hạnh phúc, chứ không thể là một lí do nào khác ẩn ý sau nụ cười rạng rỡ này. Vậy mà hôm qua từ Blog của thằng Tễu (Xuandienhannom) lại lòi ra một bức thư của Cu Vươn với giọng điệu khác hẳn. Với lời văn rãi bầy đầy hằn học, lẫn vô ơn quay ngoắt 180 độ để nói xấu chính quyền, thanh minh tội lỗi của mình. Từ một người vi phạm pháp luật bị ngồi tù, đã ăn năn, hối lỗi vì hành vi tội ác của mình, đến việc cải tạo tốt để được hưởng lượng khoan hồng của Đảng và Nhà nước, nụ cười hạnh phúc rạng rỡ ngày nào khi được ra tù trước thời hạn của cu Vươn tưởng nói lên tất cả, giờ đây đã trở thành con số không tròn chĩnh và dự đoán có nhiều khả năng cu Vươn đang dần quay trở lại quỹ đạo ban đầu của vị trí xuất phát, khi Vươn đã và đang tự biến mình thành một kẻ khác, tự bán rẻ lương tâm cho quỷ dữ, khi chụp hình với đám dân chủ giả cầy “treo đầu Dê bán thịt Chó” như TS Nguyễn xuân Diện, TS nguyễn quang A, Nguyễn trường Thụy, bên cạnh Vươn là bó hoa, mang đầy sự giả rối và nỗi bất hạnh, của những âm mưu nguy hiểm, ẩn chứa hiểm họa khó lường.

Ngay sau khi ra tù, Vươn được lũ dân chủ giả cầy bám đít, tung hô, kích động và tung hô thành "anh hùng hoa cải", vì điều này, lá gan của Vươn đang dần to trở lại. Bằng chứng là Vươn tuyên bố với BBC, RFA rằng: "Tôi sẽ vẫn tiếp tục làm như thế".

Không biết Vươn nghĩ gì khi tuyên bố một cách hung hăng như vậy?


Ai cũng có thể cảm nhận được niềm hạnh phúc gương mặt của Vươn lúc ra tù, y đã từng chia sẻ: "Trở về thấy lòng xốn xang, bâng khuâng khó tả. Tình cảm họ hàng, làng xóm, bạn bè dành cho 2 anh em vẫn như ngày nào khiến tôi bật khóc, quyết tâm hơn để làm lại từ đầu". Thế nhưng hôm nay Vươn lại nói, làm khác làm mọi người thất vọng, bởi Vươn vẫn "ngựa quen đường cũ", tiếp tục leo lên nấc thang cuối cùng của sự đốn mạt tráo trở, đồng hành với lũ quỷ dữ mà nhắm mắt ký bừa vào bức thư mang tên mình nhưng thực chất không phải là của mình. 

Đó là điều nhục nhã cho Đoàn Văn Vươn.

Sau những gì Vươn thể hiện, người dân lương thiện đang tự hỏi: Một anh Vươn miệt vườn chính hiệu, suốt năm “bán mặt cho đầm cá, bán lưng cho trời”, quanh quẩn sau lũy tre làng, đã từng đi tù 3 năm 7 tháng 21 ngày và với trình độ ấy, liệu có khả năng, có đủ thời gian suy nghĩ, tư duy để cho ra lò một sản phẩm gọi là thư "Cảm ơn" hay không?  Liệu rằng với cái trình của vươn có thể nào cho ra đời được một lá "Thư cảm ơn" mà thực chất là một lá đơn tố cáo, bôi xấu chính quyền, rao giảng đạo đức để chạy tội cho bản thân, với triết lý KT áp nguyên bản của Chủ nghĩa Mác Lê, cùng với 3 điều khuyên, như những điều góp ý, chuẩn mực đến từng câu, chữ với đảng và Nhà nước?

Tất nhiên là không thể!

Nếu ai có thời gian đọc kỹ và đọc hết lá thư, người ta có cảm tưởng "anh hùng hoa cải" Đoàn Văn Vươn đã là một "chính trị gia" tầm cỡ, hoặc chí ít cũng tốt nghiệp HVHC Quốc gia,. Thế nên cũng dễ hiểu Vươn với trình độ ABC của mình, nay đánh được chữ bằng vi tính, đầu óc được thăng hoa nở ra những triết lý dài lê thê những 6 trang giấy, chuyện lạ có thật hiếm có ở VN. 

Đặc biệt nữa Vươn nói chuẩn, nói đúng đến từng chi tiết trong các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Nhà nước? Với lối hành văn chặt chẽ, mạch lạc không chê vào đâu được, của một người có trình độ, hay một nhà chuyên viết Văn, có kinh nghiệm trong soạn thảo văn bản? Một bộ não thần sầu về “công nghệ nghiên cứu” nhanh, chuẩn và đúng như sách, thì người ta dễ dàng khẳng định chắc chắn, đây không phải từ cái đầu mít đặc của thằng tù Đoàn Văn Vươn. Và người ta cũng lại nghĩ ra rằng “sản phẩm” được tạo ra là một lá thư cảm ơn nhưng lại mang nội dung vô ơn, rất giáo điều này, chắc chắn là của một người có học tỷ như TS Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện chẳng hạn!

Trước khi ra tù Đoàn Văn Vươn Không nghĩ rằng mình lại có bạn và lắm người quan tâm đến như vậy, những người ở đâu cứ như từ trên trời rơi xuống, chẳng thân quen, đếch bạn bè, Vươn cũng chẳng hiểu gì về họ bởi từ xưa đến nay Vươn chỉ quanh quẩn sau lũ tre làng. Nay lắm bạn, được nhiều người quan tâm, được báo chí thăm hỏi. Nhưng Vươn đâu có hiểu mình là một thằng tù cá biệt của đặc biệt, Vì thế điều gì sẽ đến và đã đến và Vươn cũng không hiểu tại sao nó lại đến với mình nhanh như vậy? Hóa ra sau khi ra tù xung quanh Vươn đã có hẳn một bầy rận rệp đổ xô về, chúng đã nhồi nhét vào cái đầu đất của Vươn, những tư tưởng, những điều mà từ xưa đến nay Vươn không có, Vươn không biết và cũng không bao giờ nghĩ đến, nhiều điều mà Vươn cũng không hiểu, giờ tự nhiên thành có, nó cứ như một thứ hàng xa sỉ quá tầm với và quá tầm hiểu biết của Đoàn Văn Vươn. Bức thư “Của người phúc ta này”, đã nói lên tất cả dã tâm đê tiện của một lũ, một lĩ những Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Quang A. 

Đoàn văn Vươn đang tự sướng mà không biết mình đang bị chúng lợi dụng, đứng tên một lá thư, nhưng sự thật là không phải của mình. Vươn quá ngu, quá ngẫn, vẫn tưởng mình là “anh hùng hoa cải” khi đứng ra làm bia đỡ đạn cho những kẻ bất lương...với kiểu ném đá dấu tay, gắp lửa bỏ tay người. Nếu có chuyện gì xảy ra Vươn sẽ là vật tế thần cho chúng. Hãy đợi đấy Đoàn Văn Vươn…. 

Để rộng đường dư luận xin được đăng tải bức thư của Cu Vươn lấy ra từ Blog Tễu để mọi người cùng phân tích, mổ xẻ mớ lý luận của đám dâm chủ đã nghĩ thay, viết thay cho Đoàn Văn Vươn.

*************************

Lời dẫn: Chúng tôi nhận được Thư Cảm ơn của Ông Đoàn Văn Vươn, thay mặt gia đình bày tỏ tri ân tới các cá nhân, đoàn thể, các cơ quan báo chí, thông tấn trong và ngoài nước đã chia sẻ và đồng hành cùng anh em và gia đình ông trong suốt thời gian qua. 

Thư ông viết không có lời cảm ơn gửi tới Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ hoặc các bộ, ngành mà chỉ có lời cảm ơn RIÊNG tới các cá nhân và tập thể những người có lương tri trong các cơ quan đó mà thôi.

Riêng với các vị chức sắc Toà Giám Mục Hải Phòng, Giáo xứ Thái Hà, Giáo xứ Suý Nẻo thì gia đình Phê rô Đoàn Vươn đã tới tận nơi để cảm tạ. Chiều Chủ nhật, 13.9.2015, vợ chồng ông Vươn và vợ chồng ông Quý đã tới Nhà thờ Thái Hà, Hà Nội để cảm ơn, và đã được Linh mục Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong và Linh mục Giuse Nguyễn Văn Toản tiếp.

Gia đình Ông Đoàn Văn Vươn nhờ các cơ quan thông tấn báo chí, các trang mạng xã hội đăng tải rộng rãi bức thư này để lời tri ân của gia đình đến với tất cả mọi người.

Dưới đây là toàn văn thư cảm ơn của gia đình Ông Đoàn Văn Vươn.

THƯ CẢM ƠN
Ngày 31/8/2015, anh em chúng tôi được phóng thích tại nhà tù Hoàng Tiến, Sao Đỏ, Chí Linh, Hải Dương qua 3 năm 7 tháng 25 ngày vì bản án bất công và vô lý.
Thay mặt cho toàn thể những người anh em trong gia đình tôi bị giam cầm, bị bỏ tù một cách oan khuất, bằng lá thư này, tôi chân thành gửi lời cảm ơn chân thành và lòng tri ân sâu sắc nhất tới: 
- Các quý ông, quý bà trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành từ trung ương đến địa phương, 
- Các vị lão thành cách mạng, các vị nguyên là lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ như Chủ tịch nước Lê Đức Anh, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường Đặng Hùng Võ, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, Phó Ban tổ chức trung ương Nguyễn Đình Hương... 
- Ủy ban Công lý và Hòa bình, Hội đồng Giám mục Việt Nam, Tòa Giám mục Hải Phòng, Giáo xứ Thái Hà và các giáo xứ trong cả nước 
- Các nhân sĩ trí thức, luật sư, các bạn sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các thế hệ thanh niên, 
- Các nhà doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước, 
- Các tầng lớp nhân dân yêu chuộng công lý trên khắp thế giới, 
- Các cơ quan thông tấn báo chí, đài phát thanh và truyền hình, các blogger, các nhà báo tự do trong và ngoài nước, 
- các văn phòng luật sư … 
Gia đình tôi cho rằng, nếu không có sự ủng hộ của các quý vị, mà đặc biệt là các cơ quan thông tấn báo chí, các nhà báo tự do trong và ngoài nước thì gia đình tôi không thể có thành quả ngày hôm nay. 
Giờ đây ngồi xâu chuỗi lại các sự kiện đã xảy ra, tôi không thể hình dung nổi tại sao gia đình chúng tôi luôn sống và làm việc theo đúng Hiến pháp và pháp luật, Kính Chúa và Yêu Nước, quyết tâm khai hoang, lấn biển để làm giầu và “đánh thắng” như những năm 1980 thành phố Hải Phòng đã có khẩu hiệu, mà lại bị cả một chính quyền hùng mạnh nòng cốt là lực lượng công an, quân đội, có chó săn, có súng bắn xuyên bê tông cùng tất cả lực lượng chính trị hùng mạnh nhất từ xã ra đến thành phố - chính quyền vẫn tự xưng “chính quyền của dân, do dân và vì dân” - giữa thanh thiên bạch nhật đến đốt phá, cướp bóc tất cả tài sản của gia đình tôi, bắt mọi người vô tội trong gia đình tôi bỏ tù một cách oan uổng và khuất tất, không cần đến pháp luật, hành vi và việc làm đó của chính quyền huyện Tiên Lãng có sự hậu thuẫn của Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca, gia đình tôi coi còn ác hơn thực dân và phát xít. 
Tôi không phải là nhà chính trị hay kinh tế, xã hội học để đưa ra những nguyên nhân dẫn đến sự kiện bi ai này, xong tôi cho rằng, gia đình tôi và rất nhiều gia đình rơi vào thảm cảnh bi ai này có thể bắt nguồn từ những hệ lụy. 
Một là: Đảng và Nhà nước Việt nam không cho người dân tự chủ. Khái niệm “sở hữu toàn dân” về đất đai có thể là hệ lụy đầu tiên gây lên thảm cảnh này. 
Cách đây hàng trăm năm Mác đã chỉ ra rằng: Một xã hội phát triển phải là một xã hội có ba yếu tố trong đó có yếu tố đầu tiên đó là: Tự chủ để sáng tạo. 
So chiếu với xã hội ta do Đảng lãnh đạo thì yếu tố này không có. Đặc biệt với khái niệm “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhà nước là đại diện chủ sở hữu” đã làm cho bao gia đình nhà tan, cửa nát, tệ nạn tham nhũng đất đai từ những người có chức, có quyền phát triển tràn lan trở thành bệnh dịch mà không có phương thuốc nào cứu chữa nổi, chỉ vì khái niệm mù mờ này vì: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, vậy nhà nước làm gì có đất. Nhà nước là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, vậy thì trên lãnh thổ Việt Nam, ai là người viết giấy ủy quyền cho nhà nước là đại diện chủ sở hữu của mình trên mảnh đất của họ. 
Phải chăng vì nhà nước không có đất, do đó đã dẫn đến hành vi của cán bộ nhà nước thoái hóa, biến chất, đã lợi dụng khái niệm mù mờ này để chiếm đoạt và tước đoạt bằng được đất của những người dân vô tội và yếu thế trong xã hội Việt Nam như gia đình chúng tôi. 
Không biết có phải từ khái niệm mù mờ này mà dẫn đến năm 1960, toàn bộ đất đai, tài sản của dân được sung vào hợp tác xã và sau khi sản xuất không phát triển được, cả dân tộc suýt chết đói thì xã hội lại đổ đầu cho các vai trò của Chủ nhiệm HTX “Mỗi người làm việc bằng hai, để cho Chủ nhiệm mua đài sắm xe” được tuyên truyền rộng rãi thời kỳ đó. 
Cũng như giờ đây, sau 8 lần trung ương có Nghị quyết về Doanh nghiệp nhà nước, sau khi hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước làm ăn đổ bể thì Tổng bí thư lại đổ đầu cho Thủ tướng Chính phủ và định kỷ luật Thủ tướng tại Hội nghị trung ương 6 là việc làm hoàn toàn ngộ nhận của Đảng, mà Đảng không biết rằng, sự đổ bể đó là sai lầm bắt nguồn từ đường lối, chủ trương của Đảng, dẫn đến sai lầm về chính sách và pháp luật của nhà nước. Đúng ra người bị kỷ luật đầu tiên tại Hội nghị trung ương Đảng 6 phải là Tổng bí thư mới là đúng, vì Tổng bí thư là người đưa ra đường lối sai lầm không cho tự chủ là nguyên nhân chính dẫn đến hệ lụy này. 

Vậy tại sao lại đổ đầu lên trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ người buộc phải thực thi chính sách, nghị quyết sai lầm đó của Đảng mà không được phản biện vì “19 điều đảng viên không được làm” trái với Nghị quyết của Đảng. 
Chính vì nguyên nhân không cho tự chủ, nhà nước không cho sở hữu tư nhân về đất đai đã dẫn đến hệ lụy là : Người dân không thể, không được và không dám sáng tạo trên mảnh đất mà mình đang quản lý và sử dụng và khi không có quyền tự chủ thì việc tước đoạt đất đai của người dân bất cứ nơi nào đều dễ như trở trong lòng bàn tay nhằm phục vụ cho mưu đồ cá nhân những người có chức, có quyền trong các cơ quan đảng, nhà nước và chính quyền từ địa phương đến TU mà điển hình như vụ việc nhà tôi và tất cả dân oan trên mọi miền đất nước bị tước đoạt đất đai, ruộng vườn thời gian vừa qua. 
Hai là: Nhà nước thủ tiêu tính dân chủ để phản biện có thể là nguyên nhân thứ hai 
Trong ba yếu tố được coi là một xã hội phát triển, Mác đã chỉ ra tại yếu tố thứ hai đó là: Dân chủ để phản biện. 
Vì học và áp dụng luận thuyết của Mác rất giỏi trong quá trình quản trị đất nước, do đó, ở những quốc gia có nền dân chủ và kinh tế phát triển bậc nhất trên thế giới, tôi được biết, nhà nước không nắm giữ vai trò của báo chí, mà báo chí do tư nhân phát triển trên cơ sở tuân theo Hiến pháp và Pháp luật của quốc gia đó. 
Ngược lại ở ta, báo chí do Nhà nước độc quyền nắm giữ không cho Tư nhân phát triển báo chí vì vậy đã dẫn đến hệ lụy. Các phương tiện thông tin đại chúng của nhà nước nói gì dân biết ấy, không phân biệt được đâu là thông tin thật, đâu là thông tin giả, đặc biệt giờ đây báo chí được các ông “Vua” nắm giữ nhằm phục vụ lợi ích và mưu đồ của các ông “Vua” nhằm phản lại tiếng nói của người dân chân chính, phản lại quyền và lợi ích chính đáng của người dân yếu thế trong xã hội, không tạo lên tiếng nói phản biện đa chiều nhằm tìm ra chân lý, sự thật và chống sự giả dối. 
Trong sự kiện nhà tôi, để tiến hành chiếm đoạt đất đai, tài sản của gia đình tôi một cách có tổ chức, trước đó Đài Phát thanh Truyền hình Hải Phòng, Đài Phát thanh huyện Tiên Lãng đã lên kế hoạch thường xuyên và liên tục tuyên truyền trước công chúng Hải Phòng, khép cho nhà tôi tội phá rừng, không nộp thuế sử dụng đất và khẳng định Quyết định thu hồi đất của chính quyền huyện Tiên Lãng là đúng pháp luật. 
Sau khi có kết luận của Thủ tướng chính phủ ngày 10/2/2012 thì các phương tiện thông tin đại chúng này hoàn toàn im bặt, không hề xin lỗi gia đình tôi và công chúng của thành phố Hải Phòng để vớt vát lấy một chút liêm sỉ, lương tâm, trách nhiệm của nhà báo trong thời đại cách mạng mới mà Đảng Cộng sản Việt nam đang khởi xướng và dẫn dắt dân tộc đi đến bến bờ vinh quang nhằm sánh vai với các cường quốc năm châu. 
Tại sự kiện này tôi thiết nghĩ, tại sao báo chí Hải Phòng lại bán rẻ lương tâm của mình một cách dễ dàng như thế, phải chăng vì bát cơm manh áo nhỏ nhoi hay vì phải phục vụ ý đồ của các ông “Vua” nhằm hòa đồng với trận đánh đẹp, “có thể viết thành sách” của Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca để cưỡi lên đầu nhân dân mong được thăng quan, tiến chức. Hay là vì báo chí của nhà nước, nhà nước viết gì là quyền của nhà nước; nhân dân nào, tòa án nào có quyền mà dám xử được nhà nước. Đây là một điều thật chua chát cho một định chế của nhà nước mà nhà nước đó luôn hô: “Nhà nước của dân, do dân và vì dân”. 
Phải chăng vì Đảng nắm tuyệt đối về báo chí nhằm mục đích không cho dân chủ để phản biện, do đó đã dẫn đến cả xã hội Việt Nam giờ đây đang rơi vào tình trạng nói dối để sống. Rõ ràng trong hội nghị, thủ trưởng nói sai, hoặc nghị quyết của Đảng đang vi phạm hiến pháp và pháp luật, mà cấp dưới biết là sai, nhưng không một ai dám phản biện chỉ vì sợ vi phạm một trong “19 điều đảng viên không được làm” mà Đảng đã ban hành. 
Chính vì vậy đã dẫn đến kết luận số 29-TB/HU một cách bất hợp pháp, vi phạm pháp luật một cách trắng trợn và nghiêm trọng nhưng không một đảng viên nào dám phản biện, do Thành ủy viên, Bí thư huyện ủy Tiên Lãng Bùi Thế Nghĩa người có câu nói “Keng đi, keng đi” trong vụ hủy hoại nhà tôi ban hành và ký ngày 18/1/2012 nhằm bôi xấu gia đình tôi, phục vụ mưu đồ chiếm đoạt đất đai, tài sản nhà tôi của chính quyền huyện Tiên Lãng. 
Ba là: Cải cách và đổi mới tư pháp năm 2000 là nguyên nhân dẫn đến tiêu diệt cơ chế giám sát, đồng thời đẻ ra sự tham nhũng tràn lan trong các cơ quan Đảng, chính quyền hiện nay có thể là nguyên nhân thứ ba. 
Một trong ba yếu tố then chốt mà Mác đã chỉ ra cho một xã hội phát triển trong đó có yếu tố thứ ba: Phân chia quyền lực để giám sát. 
Không hiểu bắt đầu từ cơ sở lý luận và thực tiễn mô hình tiên tiến nào trên thế giới, mà năm 2000, Đảng, Nhà nước quyết định đổi mới và cải cách tư pháp đã dẫn đến. Bộ Tư pháp không có quyền quản lý Tòa án địa phương, Viện Kiểm sát không có chức năng kiểm sát chung, Thanh tra không có quyền Thanh tra độc lập, tất cả quyền lực đều dồn về Chủ tịch UBND các cấp, các cơ quan Tư pháp độc lập trước kia, nay muốn làm gì đều phải được sự đồng ý cho phép và phải xin ý kiến của ông Chủ tịch là cơ quan Hành pháp. 
Phải chăng, với mô hình này, Đảng và Nhà nước ta đã đưa quản lý xã hội theo mô hình của chủ nghĩa Phong kiến đã bị triệt tiêu cách đây hàng trăm năm. Tất cả quyền lực đều đổ dồn vào ông Vua là Chủ tịch, do vậy mới có chuyện trước ngày cưỡng chế gia đình tôi, đại diện Viện Kiểm sát huyện Tiên Lãng là ông Tạ Văn Đoan, Viện phó Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tiên Lãng đến họp, do vì phản đối cưỡng chế bất hợp pháp của UBND huyện Tiên Lãng, vì vậy đã bị ông Hiền, Chủ tịch huyện Tiên lãng đuổi ra khỏi hội nghị là điều chớ trêu và xấu hổ cho các cơ quan Tư pháp sau khi cải cách và đổi mới Tư pháp. 
Từ sự kiện này tôi cho rằng, nếu không có cải cách và đổi mới tư pháp năm 2000 viện kiểm sát vẫn còn giữ vai trò kiểm sát chung, việc giải quyết đơn thư tố cáo, khiếu nại do viện kiểm sát giải quyết thì chắc chắn sẽ không bao giờ xảy ra sự kiện bi ai của gia đình tôi. 
Kính thưa các quý vị, tại lá thư này, qua những nguyên nhân trên tôi dám khẳng định: Nếu Đảng và Nhà nước Việt Nam không nhanh chóng đổi mới, vận dụng sáng tạo luận thuyết của Mác vào thực tiễn quản trị xã hội Việt Nam đó là: Tự chủ để sáng tạo, dân chủ để phản biện, phân chia quyền lực để giám sát, cụ thể là không cho sở hữu tư nhân về đất đai, không cho tư nhân phát triển báo chí, không cho “tam quyền phân lập” để giám sát thì Đảng Cộng sản Việt Nam đang dẫn dân tộc này hình thành và phát triển hai loại Tư bản nguy hiểm nhất mà Mác đã chỉ ra đó là: Tư bản độc quyền nhà nước và Tư bản thân hữu. Hai loại hình tư bản này khi phát triển đến đỉnh cao, tất yếu sẽ làm cho nền kinh tế không phát triển được. Các nguồn lực của đất nước về tài nguyên, đất đai, khoáng sản, tài chính sẽ bị hai loại hình tư bản này thao túng hết, kinh tế sẽ không bao giờ phát triển được. Những doanh nghiệp làm ăn chân chính khó trụ vững trên đôi chân của mình. Nhân dân sẽ rơi vào cảnh nghèo nàn và lạc hậu. Nguy cơ một cuộc nội chiến và mất nước trước kẻ thù phương Bắc là điều khó có thể tránh khỏi. 
Từ bài học trong vụ án ông Đỗ Đình Trình năm 1982 tại Tiên Lãng, Trung ương đảng đã ban hành Nghị quyết trung ương 6 năm 1986 với 3 chương trình, 6 đổi mới. Ba mươi năm sau cũng tại Tiên Lãng tiếng súng của em tôi nổ ra. 
Tại sao dư luận cả trong nước và quốc tế đồng tình ủng hộ chúng tôi? Nguyên Phó ban Tổ chức trung ương Đảng Nguyễn Đình Hương khi trả lời truyền hình CAND đã khẳng định: Trong vụ án này, Chính quền huyện Tiên Lãng là bị can. Đây có thể là bài học rút kinh nghiệm cho trung ương tại Đại hội Đảng toàn quốc 12 tới đây sau 30 năm đổi mới. 
Anh em chúng tôi không giết người, không chống người thi hành công vụ vì trong vụ án này đều không có ai chết. 
Thủ tướng đã kết luận “Cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật, trái cả đạo lý”. 
Hành vi của anh em tôi là hành vi “Phòng vệ chính đáng trong tình thế cấp thiết” được quy định tại Điều 15, 16 Bộ Luật hình sự. 
Vậy tại sao lại khép anh em tôi vào tội giết người, chống người thi hành công vụ?. 
Bên cạnh đó hàng trăm công an, quân đội, công nhân viên chức trong chính quyền huyện Tiên Lãng đập, đốt, phá, cướp bóc, tại sao không bị truy tố và xét xử mà lại chỉ xứ 5 bị can? 
Đặc biệt ông Đỗ Hữu Ca, Giám đốc Công an Hải Phòng phải chịu trách nhiệm chính trong vụ án này nổi tiếng với câu nói “Trận đánh đẹp, có thể viết thành sách” lại được phong quân hàm tướng.
Vụ việc này, giờ đây không giải quyết thỏa đáng để thấu tình, đạt lý. Hàng trăm người đập, đốt, phá cướp bóc gia đình nhà tôi mà không bị truy tố. Ông Đỗ Hữu Ca được phong Thiếu tướng mà không phải chịu trách nhiệm hình sự gì trong vụ án này. Tất cả những điều đó như một nấm mồ chôn vùi Nghị quyết trung ương Đảng 4. Đây là một điều thực sự đau xót và chua xót cho sự lãnh đạo của Đảng mà người chịu trách nhiệm trước sự kiện này phải thuộc về ông Tổng bí thư khi ban hành Nghị quyết trung ương 4 một cách giáo điều, sáo rỗng, lời nói không đi đôi với việc làm. Thể hiện gần đây ông có phát biểu “Đánh chuột không để vỡ bình”. 
Không hiểu câu nói đó của ông Tổng bí thư có phải là kim chỉ nam cho hành động của ông Thường Vạn Toàn là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khi sang thăm Việt Nam đã tặng ông Phùng Quang Thanh chiếc bình quý. Thông điệp chiếc bình quý đó nói gì rất mong các quý vị bình luận.
Cuối thư, một lần nữa tôi khẳng định: Nếu không có sự giúp đỡ của các quý vị thời gian vừa qua thì thực sự gia đình tôi không thể có thành quả ngày hôm nay và chắc chắn anh em tôi không có ngày trở về trong tư thế của người chiến thắng hôm 31/8/2015. Đó thực sự là món quà đặc biệt hạnh phúc của các quý vị đã dành cho gia đình tôi. Chúng tôi mãi mãi biết ơn và tri ân tấm lòng của quý vị và rất mong các quý vị tiếp tục góp thêm tiếng nói phản biện với Đảng, Nhà nước, Quốc hội; giúp đỡ những người đang rơi vào cảnh ngộ như gia đình chúng tôi. Một đất nước do Đảng lãnh đạo tạo sao lại không tuân theo quy luật khách quan? Tại sao quản trị đất nước mà lại thủ tiêu tính tự chủ, dân chủ và phân chia quyền lực?
Mác nói: Sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Xã hội và gia đình tôi rất mong tiếng nói của các quý vị để xã hội tốt đẹp thêm, như thời gian qua các quý vị đã nói lên tiếng nói lương tâm, đạo đức và công lý để ủng hộ gia đình tôi và tới đây khi gia đình tôi tiếp tục đi đòi lại Công lý.
Một lần nữa, lời cuối cùng chúng tôi và gia đình chỉ biết nói lời cảm ơn chân thành! 
Tiên lãng Ngày 8/9/2015
Đoàn Văn Vươn

BỆNH HÁO DANH

Bệnh háo danh


Câu chuyện phong tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú râm ran nhiều tuần nay bởi không ít ứng viên là quan chức của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch dù từ lúc làm quản lý, khán giả không mấy khi thấy họ xuất hiện trên sân khấu.

Từ đó, công luận và rất nhiều nghệ sĩ đã lên tiếng về những bất cập trong xét tặng danh hiệu.

Thực ra, không chỉ lĩnh vực nghệ thuật sân khấu mà lĩnh vực giáo dục, khoa học, kỹ thuật cũng rơi vào tình trạng tương tự! Giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) là chức danh của nhà giáo ở cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu. Vì thế, không nên để những quan chức cả đời không dạy học, không hề gắn bó với cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu nào “chạy” chức danh GS, PGS. Quan chức đeo cái chức danh của nhà giáo cũng chẳng giải quyết được việc gì, có chăng chỉ giải quyết “khâu oai”. Ở các nước tiên tiến, phần lớn những người có học hàm, học vị cao làm việc tại các trường đại học và trung tâm nghiên cứu, còn thiểu số thì làm việc trong ngành quản lý. Ở Việt Nam thì ngược lại.

Cụ thể, chỉ có khoảng 20% giảng viên trong các đại học lớn ở Việt Nam có văn bằng tiến sĩ (TS). Trong khi đó, 50% bộ trưởng Việt Nam có bằng TS! Các cơ quan quản lý hành chính có cần nhiều TS như thế hay không trong khi các trường đại học lại rất thiếu giảng viên có trình độ TS?

Theo một số liệu thống kê, năm 2013-2014, cả nước có khoảng 9.000 GS và 24.300 TS - nhiều nhất Đông Nam Á. Cũng phần là vì ở xứ ta đang tồn tại một nghịch lý lạ lùng: Muốn đề bạt chức vụ nào đó thì phải có bằng cấp tương xứng. Chẳng hạn “lên” giám đốc sở thì ít nhất phải là thạc sĩ hoặc TS, trưởng khoa một bộ môn trong bệnh viện thì cần phải có bằng TS (không hẳn là TS chuyên khoa)... Do đó, người ta đổ xô nhau đi “làm” (chứ không phải học) TS, tìm mọi cách và mọi giá để có cái bằng TS cốt chỉ nhằm thăng quan tiến chức hơn là phục vụ khoa học.

Nếu có một tổ chức độc lập thử thực hiện cuộc thẩm tra nhỏ thì nhất định sẽ thấy nhiều vị TS chỉ biết tiếng Việt; nhiều GS, PGS chưa dạy hoàn tất một giáo trình nhỏ nào. Thế nhưng, họ lại thường xuyên đến dự các cuộc hội nghị với vai trò “long trọng viên” và thường không hài lòng khi không được giới thiệu đầy đủ học hàm, học vị, chức vụ. Những năm gần đây, nhiều quan chức không bằng lòng với chức vị hành chính vốn đã cao của mình nên thích gắn thêm trước chức vụ học hàm, học vị GS, PGS hoặc TS để cho… thêm phần trí tuệ! Đến nay, hầu như không nước nào trên thế giới lạm phát học hàm, học vị như ở ta. Căn bệnh chạy danh hiệu của giới nghệ sĩ và chạy học hàm, học vị của giới thầy giáo, nhà khoa học, nhà quản lý… chung quy lại cũng là hệ quả của bệnh háo danh mà thôi.

Diệp Văn Sơn

BÀN VỀ VỤ PHÓNG VIÊN PHẠM THANH TÀU TỐ BỊ CÔNG AN ĐÁNH

Ong Bắp Cày


Nghe tin anh PV Thanh Tàu của báo Hà Nội Mới tố công an phường 11, Q. Gò Vấp đánh tại hiện trường vụ tai nạn, ngay tại trụ sở công an chị phẫn uất lắm. Mà nghe đâu anh bị hành hung trong khi đang "tác nghiệp" nữa cơ.

Anh Ngô Sơn - Phụ trách văn phòng đại diện báo Hà Nội Mới tại TP.HCM cho biết, vừa có báo cáo gửi Ban biên tập và Chi hội nhà báo báo Hà Nội Mới về vụ việc liên quan đến phóng viên (PV) Phạm Thanh Tàu của văn phòng trình báo bị công an P.11, Q.Gò Vấp, TP.HCM hành hung khi tác nghiệp tại hiện trường vụ tai nạn giao thông xảy ra đêm 10/9. Anh cũng cho biết thêm, sẽ kiến nghị Ban biên tập báo Hà Nội Mới có ý kiến bằng văn bản đến Hội Nhà báo Việt Nam, Công an TP.HCM để làm rõ vụ việc, xử lý nghiêm bên sai phạm, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho PV.

Anh Ngô Sơn làm thế để bảo vệ nhân viên của mình và trên hết để bảo vệ nhà báo là đúng và chị ưng.

Căn cứ vào báo cáo của CA Phường và những câu trả lời của anh Trưởng CA Phường với PV báo chí, chị thấy có nhiều khả năng các anh công an đã làm đúng và không hề có chuyện hành hung phóng viên ở đây.

Ai cũng hiểu và có lẽ chỉ có anh PV Thanh Tàu là không hiểu, rằng khi có một vụ tai nạn giao thông, căn cứ vào mức độ nghiêm trọng và hiện trường vụ tai nạn, cơ quan công an sẽ phong tỏa để bảo vệ hiện trường. Việc phong tỏa hiện trường phục vụ cho công tác khám nghiệm và điều tra làm sáng tỏ bản chất vụ việc. Vì thế, sẽ không có ai được phép vào khu vực đang bị phong tỏa nếu không có nhiệm vụ. 

Anh Thanh Tàu, theo mô tả của công an và ngay cả của những PV báo chí khác, đang trong tình trạng nồng nặc mùi rượu, thiếu kiểm soát, và có những lời lẽ, cử chỉ (hành động) lệch chuẩn, và nói thẳng ra là rất khó chấp nhận.

Khi được hỏi, anh Thanh Tàu trả lời là PV báo Hà Nội Mới, nhưng lại không xuất trình được thẻ nhà báo và ngay cả giấy giới thiệu cũng không có. Kết hợp với lời nói và thái độ của anh với công an và dân phòng, người ta không cho anh vào là đúng. Vì chống đối nên anh bị dẫn giải về trụ sở để giải quyết lại càng đúng.

Anh Trưởng CA Phường đã nói rõ: "Khi cán bộ công an hỏi, anh này không xuất trình được thẻ nhà báo, giấy giới thiệu của cơ quan báo chí... Do thanh niên này có mùi rượu bia, có những lời lẽ không đúng mực và để bảo vệ cho việc giải quyết hiện trường vụ tai nạn, cũng như tránh ùn tắc tại khu vực, cán bộ công an đã mời người này về cơ quan làm việc. Tôi khẳng định không có việc cán bộ công an đánh người thanh niên này".

Các bạn có tin anh này lúc đó đang tác nghiệp không?

Chị thì không tin bởi anh Thanh Tàu không có thẻ nhà báo và cũng không xuất trình được giấy giới thiệu theo quy định của pháp luật, hơn nữa anh "tác nghiệp" bằng máy điện thoại và trong tình trạng say rượu. Sẽ chẳng có PV nào đi tác nghiệp bằng điện thoại di động và cũng sẽ chẳng có PV nào được phép uống rượu bia khi tác nghiệp cả. 

Lưu ý là, anh PV khai báo rằng, anh "nhờ người thân chở đến hiện trường". Trường hợp này phản ánh phương tiện đưa anh ta đến (xe máy) không phải là của anh ta. Như vậy, anh ta nói rằng giấy giới thiệu để ở cốp xe là không hợp lý. Bởi, trong lúc anh đang vội đi tác nghiệp, thông thường, giấy tờ anh sẽ cầm trên tay, hoặc nhét trong ví cắm mông để xuất trình cho thuận lợi.

Hãy đặt câu hỏi: Nếu chiếc xe máy là tài sản của anh ta và giấy tờ để trong cốp xe thì tại sao lại phải "nhờ người chở"? Phải chăng anh ta mất khả năng điều khiển xe hoặc say rượu như bên CA phản ánh?

Thực tế cho thấy, không có PV nào lại không biết đến nguyên tắc và quy trình tác nghiệp là phải mang được giấy tờ chứng minh mình là PV khi được yêu cầu xuất trình.

Làm gì có PV nào đi điều tra lại chưa biết mô tê sự việc ra sao đã xông vào chụp ảnh vụ tai nạn bằng máy điện thoại?

Làm gì có PV nào ngu tới mức không hiểu được quy định của pháp luật về bảo vệ hiện trường, có phỏng?

Một chi tiết quan trọng là anh Ngô Sơn nói rằng PV đi tác nghiệp có sự đồng ý của anh, nhưng chị tin đó là việc "Hợp thức hóa" sự có mặt củ anh Thanh Tàu ở hiện trường. Vì thời điểm PV nhận được tin báo về vụ TNGT là 21h00, vì tác nghiệp nhanh nên có lẽ anh Ngô Sơn cùng lắm là cho phép anh Thanh Tàu làm việc qua điện thoại chứ không có giấy tờ gì. 

Các bạn có tin rằng sau khi nhận tin báo có vụ TNGT vào lúc 21h00, anh Thanh Tàu quay lại Tòa soạn để xin giấy giới thiệu và được anh Ngô Sơn đồng ý rồi mới đến hiện trường? Thật không thể tin nổi.

Mời các bạn xem bằng chứng của anh Thanh Tàu, gồm ảnh trên đầu bài viết và ảnh này.
   
Với nhiều năm kinh nghiệm bán nước trên tàu hỏa, được chứng kiến ti tỉ vụ oánh nhau trên giang hồ, chị tin vết xước này không phải là vết của dùi cui điện do công an dí vào. Nhìn kỹ, chị thấy đây là vết xước giống như bị móng tay cào. Bạn Chung Nguyên hài hước nói rằng, "nhiều khả năng không phải do roi điện mà là vết móng tay cào của mấy chị cave cuối dốc Xây". Vết roi điện của CA là loại gậy dài, đầu tù sẽ không có khả năng gây ra vết xước như vậy. Nếu là roi điện, sẽ không có màu ố vàng như trong hình mà thay vào đó là vết lấm chấm kiểu sung huyết, nhưng trên hình ảnh mà PV Thanh Tàu cung cấp cho các báo lại hoàn toàn không có. 

Riêng vết tím trên mắt trái của Thanh Tàu, chị nghĩ cần có bằng chứng rõ ràng để cung cấp cho công luận.

Một câu hỏi cuối cùng để bạn đọc kết luận sự việc: Anh Thanh Tàu khi được yêu cầu xuất trình giấy tờ, anh lục ví và chỉ đưa ra được cái gọi là "danh thiếp công tác". Cái "danh thiếp công tác" này có đủ để chứng minh anh Thanh Tàu là phóng viên "đang tác nghiệp"?

********************************
Bổ sung: Bài báo trên Báo Giao thông: Luật sư vào cuộc...
http://www.baogiaothong.vn/luat-su-vao-cuoc-vu-phong-vien-bao-ha-noi-moi-to-bi-danh-d120424.html

Trích: "Tại buổi làm việc, Đại úy Nguyễn Văn Dũng, Phó trưởng công an phường 11 (người trực chỉ huy ngày 10/9) cho biết, Công an Phạm Minh Phúc được cử ra hiện trường bảo vệ vụ TNGT đêm 10/9. Theo báo cáo của ông Phúc thì anh Phạm Thanh Tàu không xuất trình được giấy tờ tác nghiệp, có mùi bia rượu, lời lẽ thái độ không chuẩn mực nên đã mời về phường. Anh Tàu có xuất trình danh thiếp nhưng đó không phải giấy tờ để chứng minh là nhà báo.

Cũng theo ông Dũng, khi tiếp xúc với anh Tàu tại công an phường (lúc vụ việc gần xong), không thấy dấu vết thương tích trên mặt. Trong bản tường trình, anh Tàu cũng không nói là mình bị đánh. Ông Dũng đề nghị báo cho biết các quy định khi phóng viên tác nghiệp
.".

Thiếu tá Nguyễn Tấn Đức, Trưởng Công an phường 11 nêu ý kiến: "Khi phóng viên đến hiện trường tác nghiệp có lực lượng bảo vệ hiện trường, có cần xuất trình các giấy tờ liên quan chứng minh là phóng viên và được sự đồng ý của lực lượng bảo vệ hiện trường thì mới được tác nghiệp".

Trích tiếp: "Ông Sơn cũng yêu cầu phóng viên Tàu báo cáo rõ tại sao trong bản tường trình với Văn phòng, phóng viên này nói bị hành hung tại hiện trường và tại trụ sở Công an nhưng trong bản tường trình với cơ quan Công an đêm 10/9 lại không có nội dung này".

Luyện ơi, ngày xưa mày đọc báo gì?

Một bài đáng đọc để suy ngẫm của cô Phú. Đó cũng là một cách nhìn nhận vấn đề về không chỉ vụ em Nhi ở Quảng Bình dù đạt 29 điểm (cả điểm ưu tiên) cũng không thể vào học các trường công an, quân đội.


Xin giới thiệu cùng các cô.

Ở đây xin nói rõ, quan điểm của tôi là tạo điều kiện để em Nhi được vào học tại HVCT CAND. Và đây chỉ là bài tham khảo.

Bài sau sẽ mang tên: Nhân Tài?

****************************

Về chuyện chị Nhi 29 điểm trượt học viện Công An Nhân Dân.

Chị Nhi ở Quảng Bình trong đợt xét tuyển đại học vừa rồi đã đạt 27,5 điểm, cộng với 1,5 điểm iu tiên khu vực là 29 điểm nhưng cuối cùng vẫn bị chầu rìa vì khai gian lý lịch.

Chuyện là bố chị Nhi tức anh Tường (đã mất, RIP anh) từng dính án chống người thi hành công vụ và bị phạt 9 tháng tù treo. Xét về lý lịch, Nhi không bao giờ có cửa vào ngành công an, an ninh nói thế cho nhanh.

Bố chị Nhi là một tay buôn lậu gỗ, thu mua của lâm tặc đem bán. Báo Dân Trí mô tả anh như sau: "thời đang còn là thanh niên, do gia đình đói kém nên anh Tường có hùn vốn với một số người nữa mua lại gỗ của người dân đi rừng về sau đó đem lên tàu đưa ra TP Vinh bán kiếm lời. Lúc đó, có đoàn thanh tra đến kiểm tra và hai bên có lời qua tiếng lại với nhau nên anh Tường đã bị đoàn liên ngành lập biên bản và xử phạt."

Anh Tường buôn lậu gỗ, tiếp tay cho lâm tặc phá rừng và chống người thi hành công vụ, nhưng báo Dân Trí cố lái giọng văn để việc này trở thành tự nhiên nhất có thể, kiểu như anh chỉ là một người-nhặt-củi lương thiện và cần mẫn.

Nếu Nhi thi vào trường báo thì với lý lịch này, nhiều khả năng còn được cộng thêm điểm (theo logic của báo chí thì bất kì ai chống người thi hành công vụ đều là người tốt).

Nhưng rất tiếc, Nhi đã chọn nhầm ngành đòi hỏi lý lịch cực kỳ trong sạch. Nhi sinh ra trong bùn, nhưng muốn chứng tỏ mình thơm như sen, thế mới đen.

Và báo Dân Trí, như thường lệ, mở hết công suất loa để khóc mướn cho kiếp người cùng khổ bị vùi dập. Sẽ không ngạc nhiên nếu ngay hôm sau có một tâm thư thống thiết kêu gọi thay đổi quy chế tuyển sinh ngành công an, để những lý lịch như Đoàn Văn Vươn hoa cải có thể khoác áo xanh đi canh giữ giấc ngủ cho nhân dân.

Hẳn các bạn còn nhớ anh ngáo đá suýt cắt cổ và dìm chết trẻ sơ sinh bị bắn hạ được bốc thơm là người bố tốt khiến vợ con anh thơm lây được kêu gọi chế độ tốt hơn liệt sĩ, hay anh ngáo khác xách dao xiên chết cha mẹ ruột được báo chí phong là người con hiếu thảo số 1 Thành Nam. Phong trào cổ vũ noi gương tội phạm với ngọn cờ đầu là báo chí đang dẫn dắt xã hội viết thêm những trang sử mới.

Luyện ơi ngày xưa anh đọc báo gì?

Nguồn: Phú

TẠ PHONG TẦN ĐÃ ĐƯỢC XUẤT KHẨU SANG MỸ

Khoai@


Đúng như anh LâmTrực@ nhận định trong bài Tạ Phong Tần và Quy trình để được đi Mỹ, hôm nay, theo một nguồn tin tin cậy, Tạ Phong Tần đang trên đường tới Mỹ. 

http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2015/08/ta-phong-tan-va-quy-trinh-e-uoc-i-my.html

Tạ Phong Tần quê, Bạc Liêu, đã từng có thời gian công tác tại ngành công an, sau bị buộc thôi việc vì vi phạm kỷ luật, rồi chuyển sang công tác tại Sở Thương mại Du lịch của tỉnh Bạc Liêu và sau đó lại tiếp tục bị đuổi việc do liên tục vu cáo, bôi xấu đồng nghiệp. 

Sau khi thất nghiệp, gặp Nguyễn Văn Hải tức Điếu Cày và trở thành "cặp đôi bất hảo" tham gia các hoạt động chống phá nhà nước trên các trang mạng xã hội. 

Khi bị bắt, Tạ Phong Tần khai: "Nhiều lần viết bài, trả lời phỏng vấn của báo, đài nước ngoài. Nội dung nói xấu ngành Công an, nói xấu Nhà nước". Thị cũng thừa nhận rằng, vào tháng 3/2009 đã trả lời phỏng vấn PV Anh Trinh, của Đài Hoa mai, thuộc đảng Vì dân; trả lời phỏng vấn của PV Bảo Khánh của Đài Sydney Radio (của tổ chức khủng bố Việt Tân ở Australia); trả lời phỏng vấn PV Hoàng Hà của Đài Chân trời mới (Một tổ chức của Việt Tân). Những nội dung trả lời phỏng vấn đều được dàn dựng nhằm thóa mạ chính quyền và bôi nhọ chế độ.

Chính thị cũng khai: "Tính đến tháng 5/2009, tôi đã viết 864 bài trên blog Công lý – Sự thật. Viết và trả lời cho các đài phát thanh BBC, RFI, RFA trên 100 bài. Cứ mỗi bài, BBC trả tôi 28 bảng Anh (khoảng 40 USD). Tổng cộng từ năm 2007 đến nay, tôi đã nhận được gần 15.000 USD từ nhiều báo, đài như vừa kể…". Thực tế cho thấy, mọi hoạt động chống phá nhà nước của Tạ Phong Tần và đồng bọn đều nằm trong kịch bản lợi dụng quyền "tự do báo chí", "tự do ngôn luận", gây bất ổn chính trị ở Việt Nam của các thế lực thù địch chống Việt Nam.

Tạ Phong Tần và đồng phạm bị truy tố theo điều 88 Bộ Luật HÌnh sự. Tại phiên sơ thẩm gày 25/9/2012, Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh đã tuyên phạt Tạ Phong Tần 10 năm tù giam. Phiên tòa phúc thẩm sau đó vẫn giữ nguyên bản án đối với Tạ Phong Tần. 

Như vậy, Tạ Phong Tần sẽ chính thức gia nhập hàng ngũ của Cù Huy Hà Vũ, Bùi Kim Thành, Trần Khải Thanh Thủy và Nguyễn Văn Hải Điều Cày.

Tiền lệ Bùi Kiều Nhi

Khoai@


Trước tiên, xin chúc mừng em Bùi Kiều Nhi và gia đình đã được Bộ Công an chiếu cố xét tuyển vào ngành công an. 

Có thể nói, việc làm của Bộ Công an thể hiện tính nhân văn và linh hoạt trong tuyển sinh tuyển dụng, và được dư luận ủng hộ.

Như đã phân tích ở bài viết"Trường hợp của em Bùi Kiều NHi và Luật sư Trần Vũ Hải", việc công an Quảng Bình thông báo em Nhi không đủ điều kiện học tập trong các trường công an và Học viện Chính trị Công an nhân dân chưa thể tiếp nhận em vào học là hoàn toàn đúng đắn. Việc của em Nhi là do lỗi của chính em và gia đình, và việc chấp nhận cho em vào học rõ ràng là sự chiếu cố dựa trên cơ sở tình cảm.

Tuy nhiên, sự phá lệ ấy có nguy cơ tạo tiền lệ xấu và dưới đây là một trường hợp tương tự.

Đó là trường hợp của em Nguyễn Đức Ngà (18 tuổi, ở huyện Nam Đàn, Nghệ An, trúng tuyển Học viện Cảnh sát nhân dân) đang có nguy cơ không được nhập học vì bố từng bị tù treo.

Trong kỳ thi vừa qua, thí sinh này đạt 29 điểm (Toán: 9, Vật Lý: 9,5 điểm, Hóa học: 9,5 điểm và một điểm ưu tiên). Xem ảnh bên.

Ngày 14/9, Ngà cùng bố là ông Nguyễn Đình Hóa (53 tuổi) lên Công an huyện Nam Đàn làm các giấy tờ thủ tục chuẩn bị cho việc nhập học. Qua kiểm tra, đơn vị này xác định ông Hóa từng bị Tòa án nhân dân huyện Nam Đàn kết án 9 tháng tù treo năm 1993.

Theo người đàn ông này, năm 1993, ông vướng vào một vụ đánh nhau. Sau khi tòa xét xử, ông Hóa bị kết án treo rồi ở nhà lao động sản xuất bình thường.
Hai năm sau tôi lấy vợ, sinh con. Tôi hoàn toàn không nhớ đến vụ việc năm xưa nữa nhưng giờ các anh công an nói vì tôi có án tích nên cháu không được vào học ở trường cảnh sát. Tôi bị suy sụp hoàn toàn. Chỉ vì tuổi trẻ của mình bồng bột mà giờ ảnh hưởng đến tương lai sự nghiệp của con thật sự không biết nói gì.

Ông Hóa tâm sự
Người cha này còn nói, nếu biết như vậy, ông đã đi xóa án tích rồi. Sau khi hết án treo, người nông dân này cứ nghĩ thế là đã giải quyết xong nên không để ý.

Chính vì bố từng bị kết án nên việc làm thủ tục nhập học của Nguyễn Đức Ngà bị dừng lại.

Đại tá Cao Tiến Mai – Trưởng Công an huyện Nam Đàn, Nghệ An, cho biết, sau khi nhận được giấy báo nhập học của Học viện Cảnh sát nhân dân đối với thí sinh Nguyễn Đức Ngà, Công an huyện đã xác minh, thẩm tra lý lịch của Ngà theo quy định của ngành và phát hiện, ông Nguyễn Đình Hóa từng có tiền án, bị tuyên phạt 9 tháng tù cho hưởng án treo về tội Cố ý gây thương tích. Theo quy định thì Ngà không đủ tiêu chuẩn chính trị để vào học ngành công an.

Vậy em Bùi Kiều Nhi đã được chấp nhận thì em Nguyễn Đức Ngà giải quyết ra sao, và liệu có còn những trường hợp khác tương tự?

LÝ LỊCH VÀ CHÍNH SÁCH

Nhắc chuyện lý lịch vào ngành Công An, sau năm 1975 có 3 thứ xảy đến với người trong hàng ngũ và con em của người trong hàng ngũ chế độ cũ.

Một là cải tạo. Trước khi quân giải phóng vào Sài Gòn, VNCH đã tuyên truyền về 1 cuộc tắm máu. Nhưng điều đó không xảy ra, vậy thì cải tạo là vượt quá sự mong đợi rồi còn đéo gì nữa?

Trong các cuộc cách mạng hoặc chiến tranh trên thế giới thường được kết thúc bằng những cuộc thanh trừng. Chuyện đó bình thường, người ta buộc phải loại bỏ những kẻ có tư tưởng chống đối để trừ hậu họa. Hoặc nhẹ hơn là thay đổi tư tưởng của những kẻ đó, tức là cải tạo.

Đặc biệt sau 1975, Việt Nam rất rối ren, giặc ngoài có TQ, Ponpot, nếu không bắt nhốt những kẻ có khả năng nổi loạn thì ngoài phá trong chống chịu gì thấu? Đứng về mặt quản lý đất nước, việc đó hoàn toàn đúng đắn.

Hai là thuyền nhân. Cũng giống như mấy bố bị đi cải tạo, các thuyền nhân người Việt vượt biên ra nước ngoài sau đó quay lại chửi bảo ở trong nước khổ quá nên phải vượt biện.

Thời đó cả nước khổ chứ riêng đéo gì ai, ở trong trại ăn bo bo thì ở ngoài được ăn thịt chắc? Đám vượt biên thì thấy đất nước nghèo, qua nước ngoài tìm cái sướng, chúng nó bỏ tổ quốc mà đi có ai bắt ép mà kêu la bị chết trên biển quá trời. Đéo có thương cảm bòi gì bọn đấy.

Chỉ có 1 loại thuyền nhân bị ép rời VN bằng các chính sách khác nhau đó là Hoa Kiều. Bọn này chiếm đa số trong các thuyền nhân. Không ép chúng nó đi lúc đấy chết với chúng nó rồi.

Ba là xét lý lịch. Là con em những người trong hàng ngũ chế độ cũ thì là một vết đen trên lý lịch khiến cho nhiều người không thể tiến thân, đặc biệt là vào trong các cơ quan nhà nước.

"Tôi liên quan gì đến bố tôi?" Hỏi ngược thế đéo đúng, mày là con bố mày chứ liên quan gì nữa. Chẳng có ai muốn biết về thằng con mà không quan tâm tìm hiểu về thằng bố cả.

70% bố tồi thì con tồi, vì gen vì môi trường trưởng thành...30% còn lại thằng con có thể khác với thằng bố, nhưng kẻ làm chính sách nguyên tắc bất di bất dịch là chữ "đa số", "khả năng lớn".

Theo thời gian thì vấn đề xét lý lịch đã thoải mái hơn rất nhiều. Còn ai đó chịu thiệt thòi vì chính sách này thì hãy nhớ chính sách sinh ra nhắm đến đa số, chứ không bao giờ là tất cả.

Nguồn: Kẻ du đãng