Khoai@
Một tấm ảnh có giá trị lịch sử văn hóa nói lên nhiều điều về các "giá trị văn minh nhân loại".
Ảnh: A Sikkimese woman carrying a European man on her back, West Bengal, India, c. 1900. (Sikkim - ngày xưa là thuộc địa Anh, là một bang của Ấn Độ giáp với Trung Quốc, Nepal) - Lấy từ trang của Thợ Cạo
Nhìn tấm ảnh này làm mình nhớ đến một câu nói cực kỳ khốn nạn mà Huy Đức Osin tâm đắc.
Câu nói "Tao không nghĩ nước mày đánh thắng mấy đế quốc to, tao nghĩ nước mày đã đuổi đi những nền văn minh của nhân loại" được Huy Đức Osin khoái trá dẫn lại như một sự thật nhằm gián tiếp "đấu tố" chính quyền. Câu này được một kẻ chống cộng có tênDương Hoài Linh phịa ra rồi nhét nó vào miệng cho một người Hàn Quốc. Đáng buồn là cả một lũ một lĩ những "trí thức" có tên tuổi cũng hùa theo tán thưởng. Thật vô phúc cho dân tộc nào phải nuôi báo cô lũ "trí thức" ấy.
Khước từ giá trị văn minh của nhân loại là tự cô lập mình và đưa dân tộc xuống bùn đen. Người Việt cũng như các dân tộc khác, biết tiếp thu những giá trị cao quý nhưng cũng biết loại bỏ những thứ "văn minh" dã thú mọi rợ.
Trong bức ảnh trên, một người đàn ông da trắng khỏe mạnh ngồi trên lưng của một phụ nữ Ấn Độ tại bang West Bengal phản ánh thứ văn minh mà Huy Đức và đám chống cộng đang tôn thờ hay thứ văn minh mà người Việt từng đánh đuổi?
Nếu câu nói "Tao không nghĩ nước mày đánh thắng mấy đế quốc to, tao nghĩ nước mày đã đuổi đi những nền văn minh của nhân loại" đúng là của một người Hàn Quốc nào đó thì sau đây là một phần câu chuyện được chắt lọc từ hồi ký Kim Jin Sun - Hồi ký của một cựu chiến binh Hàn Quốc, từng tham chiến tại Việt Nam trong sư đoàn Mãnh Hổ. Bạn có thể đọc bài theo link sau:
http://reds.vn/index.php/thu-vien/tu-lieu/457-hoi-ky-kim-jin-sun
Chính Kim Jin Sun đã viết rằng, "ở đó tôi đã lùng sục khắp các hang núi như một con thú, tìm mọi cách để tiêu diệt hoặc bắt toàn bộ đối phương. Đã có rất nhiều người bị chết bởi những kế hoạch của tôi. Tại nơi chiến trường chỉ có giết và giết đó, các giá trị đạo đức đối với chúng tôi cũng bị tan vỡ chẳng khác nào những mảnh đạn pháo. Và dần dần tôi cũng trở thành một con người không biết gì khác ngoài bắn giết. Sự điên dại trên chiến trường là điều không thể tưởng tượng được bằng lý trí lúc bình thường. Tôi không hề cảm thấy bận lòng khi thấy đứa trẻ chăn trâu hay một dân thường bị chết. Tôi đã truy lùng với một khoái cảm còn hơn cả cảm giác đi săn thú. Tôi đã ăn uống và chụp ảnh không hề vướng bận ngay bên cạnh những xác chết. Tôi đã xông vào hầm của đối phương không một phút chần chừ và bóp cò súng không hề run sợ".
Thời kì chiến tranh, chỉ tính từ 1965 đến 1973, quân đồng minh của Mỹ là Nam Triều Tiên đã gửi tổng cộng 300.000 lính tới Việt Nam với danh nghĩa "sự tự vệ của tự do trước xâm lược của chủ nghĩa cộng sản" đã cho thấy thứ "văn minh ác thú" thể hiện qua sự tàn ác kinh tởm của đội quân đánh thuê Nam Triều Tiên biệt danh ROK (là xử sở nền "văn minh" mà lũ "trí thức rởm" kia nuối tiếc) với nhân dân Việt Nam.
Vụ thảm sát chấn động Bình Hoà vào 12/1966, sử ghi, lính Nam Triều Tiên đã thẳng tay tàn sát 430 thường dân, gồm hơn 200 phụ nữ, hơn 100 trẻ em tại năm địa điểm buồng đất nhà ông Trắp, hố bom Truông Đình, Dốc Rừng, Đồng Chồi Giữa, đám ruộng giếng xóm Cầu.
Ảnh: được lấy từ Hồi ký Kim Jin Sun (Kim Jin Sun Memoir)
Ngày 26/ 2/1966 đã đi vào lịch sử của xã Bình An, tỉnh Bình Định như là một ngày đẫm máu nhất với sự kiện thảm khốc diễn ra tại thôn An Vinh. Lính Nam Triều Tiên bằng những hành động tàn bạo nhất đã cướp đi mạng sống của 380 sinh mạng người Việt. Chúng hãm hiếp và giết chết phụ nữ bằng cách dùng lưỡi lê đâm vào cửa mình, thiêu sống những đứa trẻ đang co rúm khóc thét vì sợ hãi trên ngọn lửa hung tàn.
Tháng Giêng năm Mậu Thân 1968, tại một ngôi làng nhỏ Hà My ven biển Quảng Nam, toàn bộ dân làng đã bị giết chết một cách tàn nhẫn cũng bởi lũ lính Nam Triều Tiên hung bạo.
Một tháng sau biến cố Hà My, một cuộc càn quét chung giữa lính Mỹ và Lính Nam Triều Tiên đã tạo ra một thảm hoạ chiến tranh tàn khốc nhất thế giới tại tỉnh Quảng Ngãi. Đó là vụ Thảm sát Mỹ Lai. Ở đây, dân tộc Việt Nam đã phải hứng chịu nỗi đau tận cùng bởi chính nền "văn minh nhân loại" mà kẻ vọng ngoại Huy Đức tôn sùng và tiếc nuối.
Còn nhiều hơn thế những tội ác đổ lên đầu người dân Việt Nam được mang đến bởi những nền "văn minh nhân loại" mà ta vừa nhắc đến.
Chiến tranh đã đi qua hơn 40 năm, lòng hận thù đã hết nhưng nỗi đau vẫn còn đó, hiện hữu trên từng nét mặt người Việt Nam. Những đứa con mất cha, những người vợ mất chồng, thậm chí những mái đầu bạc mất con vẫn đang sống trên chính nơi người thân họ đã nằm xuống. Và chắc chắn, người Việt sẽ mãi mãi không chấp nhận thứ văn minh mà những kẻ như Huy Đức phụng thờ, nuối tiếc và hoài vọng.