Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

VÀ CHÚNG CÒN LÀ NHỮNG TIỆM CẦM ĐỒ NỮA...

Và chúng còn là những tiệm cầm đồ nữa...



NHTM chính là nơi (quán, cửa hàng, ...) mua bán tiền và những thứ tương đương. Có ai đó từng ví các ngân hàng thương mại của chúng ta hiện nay hoạt động không khác gì các tiệm cầm đồ: sơ khai và đơn giản.

Có ít nhất vài lần mình được rủ rê mời mọc làm cổ đông của NHTM. Một lần (khi NHNN nâng tỷ lệ vốn pháp định của NHTM từ 20 lên 70 tỷ đồng) là vì mình có cuốn sổ tiết kiệm cỡ triệu đô-la do đứng tên giúp vài anh bạn không tiện lộ danh: có phải tiền mình dư ra đâu mà mua cổ phần và làm cổ đông! 

Lần khác, đích danh chủ tịch HĐQT mời vì cứ nghĩ mình có nhiều tiền. Thực tế lúc đó mình cũng có tí tiền thật. Nghe vị chủ tịch kia nói hay quá tại văn phòng, bụng dạ cũng đã xiêu xiêu để có thể trở thành "nhà tư bản tài chính" - thuật ngữ mà vị đó đã dùng. Sau đó chưa đầy một giờ cả bọn kéo nhau đi đánh chén ngoài nhà hàng, rượu vào cao hứng nên vị chủ tịch kia định nghĩa: "làm ngân hàng là rủ những thằng ngu có tiền nộp vào một rọ để mình dùng tiền đó chơi trò chơi của mình!". Nghe xong câu đấy là mình trong lòng tắt ngúm ngay cái ý định làm cổ đông NHTM. Lý do không phải vì mình được coi là ngu, cũng không phải vì có quá ít tiền: đơn giản là cảm nhận thấy ghê ghê thế nào ấy...Cũng còn một lần thứ ba khi các quỹ tín dụng nông thôn bắt đầu được nâng cấp lên thành các NH đô thị, có một anh bạn góp ý là nên thành cổ đông lớn của một NHTM, nhưng mình đã từ chối thẳng thừng - chắc cũng do ấn tượng với cái định nghĩa kia.

Cá nhân mình không thích Kiên ACB dưới góc độ con người, có lẽ là do cảm tính hay trực giác gì đấy, chứ không có một lý do cụ thể nào. Khi vụ việc xảy ra, mình hy vọng sẽ được chứng kiến một phiên tòa xét xử những doanh nhân có học và có đầu óc hàng đầu Việt Nam, xem tòa sẽ làm gì với những hiểu biết của họ. Thế nhưng trên thực tế chỉ có Kiên là đã chứng tỏ sự hiểu biết sâu sắc về sự việc, số còn lại không hiểu vì sao lại không thể hiện được độ sắc sảo kiến thức/trí tuệ vốn có của mình, kể cả hai người mà mình có quan hệ và quen biết ít nhiều. Thế mới biết nguy cơ tù tội cũng làm cho con người ta thui chột, nên họ buộc phải lựa chọn cách hành xử như vậy. 

Cho dù án còn chưa tuyên, nhưng quyết định cuối cùng của tòa dường như đã rõ - và mình thì thấy hài hước. Quan điểm cá nhân của mình thì chỉ có một hai nội dung là có sự vi phạm, nhưng chưa gây hậu quả cho các bên có thể bị hại, thì có thể bị phạt hành chính là cùng chứ không phải án gì này nọ.

Ngoài yếu tố có thể do bị chính trị hóa thì không muốn bàn tới, mình chỉ có mỗi một câu hỏi duy nhất: thế lực tài phiệt (chứ không phải quyền lực chính trị) nào muốn nhóm của Kiên vào tù? Cũng là câu hỏi thế thôi, có vài võ đoán rời rạc nhưng có lẽ rồi đây cũng sẽ rõ ràng hết cả ấy mà.

Những việc được biết mà nhóm của Kiên đã làm thì nhiều nhóm khác trong hệ thống tài chính ngân hàng cũng đã làm y chang. Họ còn làm nhiều việc khác mà chúng ta chưa được biết một cách công khai. Thôi thì cũng mong cho nhiều ai đó không bị lấy làm ví dụ như nhóm của Kiên! 

Với thông tin công khai không đầy đủ, phiên tòa này cũng đã cho chúng ta thấy được bản lĩnh của mỗi doanh nhân có liên quan là như thế nào. Chúng ta chính thức cũng biết được cách hành xử của các cơ quan hữu quan chức năng và hệ thống tư pháp trước những nội dung quá hiển nhiên và giản đơn liên quan tới hoạt động doanh nghiệp như thế. Biết thì cũng để biết thế thôi...

Nhưng suy cho cùng, cái định nghĩa về NHTM của vị chủ tịch HĐQT nọ cho tới giờ này vẫn đúng ở ta thì phải. Và chúng còn là những tiệm cầm đồ nữa...

Vì đâu nên nỗi?

VIỆT NAM CÂN NHẮC CHIẾN LƯỢC MỚI ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI TRUNG QUỐC

VOV.VN - Tờ Diplomat của Nhật Bản ngày 28/5 đã đưa ra nhận định về chiến lược mới để đối phó với Trung Quốc của Việt Nam.


Chiến lược mới này vẫn nhấn mạnh việc giải quyến căng thẳng bằng con đường hòa bình.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng sẽ tính đến việc có những hành động pháp lý chống lại Trung Quốc và hợp tác với các quốc gia trong khu vực và Mỹ để ngăn chặn mọi toan tính sai lầm của Trung Quốc.

Thủ đoạn nham hiểm của Trung Quốc

Theo Diplomat mặc dù những thông tin liên quan tới căng thẳng trong quan hệ Việt-Trung sau khi Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được báo chí quốc tế đưa ra gần đây đã giảm dần, nhưng tàu Trung Quốc vẫn liên tục có hành động gây hấn với tàu Việt Nam.

Những diễn biến hiện nay cho thấy dã tâm của Trung Quốc trong việc quyết tâm thay đổi hiện trạng trong khu vực thông qua việc ép buộc tàu Cảnh sát Biển và tàu Kiểm ngư của Việt Nam phải ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Trung Quốc đã di chuyển giàn khoan Hải Dương-981 cách vị trí cũ 23 hải lý

Chính phủ Việt Nam đã bày tỏ quan ngại rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào sâu trong vùng biển của Việt Nam hơn so với vị trí ban đầu.

Mặc dù truyền thông quốc tế đưa nhiều đoạn video về việc tàu Hải cảnh của Trung Quốc sử dụng vòi rồng và đâm tàu Việt Nam nhưng vẫn chưa có nhiều phân tích sâu sắc về hành động này của Trung Quốc.

Trung Quốc đang dở trò “dĩ dật đãi lao” với Việt Nam và chiến lược dùng tàu Trung Quốc-vốn to gấp đôi đến gấp 4 lần tàu của Việt Nam, để đâm tàu Việt Nam là nhằm gây ra những thiệt hại đáng kể buộc tàu Việt Nam phải sửa chữa.

Các nhà phân tích của Việt Nam cho rằng nếu như thiệt hại mà tàu Trung Quốc gây ra cho tàu Việt Nam vẫn tiếp diễn thì Việt Nam có thể sẽ không đủ tàu để đối phó với Trung Quốc trong khu vực xung quanh giàn khoan Hải Dương-981.

Theo Phó tư lệnh, Tham mưu Trưởng Bộ tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam Ngô Ngọc Thu, ngày 3/5, tàu Hải cảnh số 44044 đã đâm vào mạn tàu Cảnh sát Biển Việt Nam số 4033 khiến tày nàu bị thủng một lỗ kích thước 3mx1m và làm hỏng hoàn toàn động cơ bên phải của tàu.

Ngoài ra, ông Thu cũng trình bày chi tiết về những thiệt hại khác của tàu Việt Nam do tàu Trung Quốc gây ra.

Những nghiên cứu gần đây của chuyên gia Scott Bentley tại Trung tâm An ninh Hàng hải Quốc tế đã cho thấy Trung Quốc cố tình phá hoại các thiết bị liên lạc và antenna trên tàu của Việt Nam bằng vòi rồng. Nhiều đoạn video trên YouTube cho thấy các thiết bị liên lạc trên tàu của Việt Nam đã bị vòi rồng của tàu Trung Quốc tấn công, gây hư hỏng.

Chiến thuật này của Trung Quốc nhằm cắt đứt liên lạc của các tàu Việt Nam và buộc những chiếc tàu bị hư hại phải quay về cảng để sửa chữa.

Những vụ tấn công của tàu Trung Quốc nhằm vào tàu Việt Nam là rất nguy hiểm. Theo ông Bentley, hầu hết các tàu Hải cảnh của Trung Quốc đều được trang bị súng của Hải quân.

Trong các vụ tấn công gần đây của Tàu Trung Quốc, các tàu Hải cảnh và tàu chiến của Hải quân Trung Quốc đều gỡ bạt để lộ súng của mình nhằm vào tàu Việt Nam.

Chính sách nhất quán vì hòa bình của Việt Nam

Vậy, phản ứng của Việt Nam trước sức mạnh trên biển của Trung Quốc là như thế nào và liệu Việt Nam có chiến thuật gì để chống lại sự đe dọa từ Trung Quốc?

Trước hết, Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì sự hiện diện thường xuyên của mình xung quanh khu vực giàn khoan Hải Dương-981. Các tàu Cảnh sát Biển Việt Nam vẫn liên tục phát đi những tuyên bố về chủ quyền của Việt Nam và kêu gọi Trung Quốc rút lui khỏi vùng biển của Việt Nam.

Tàu Hải cảnh 44044 TQ đâm thẳng mạn phải tàu CSB VN 4033 

Theo ông Scott Bentley, Việt Nam đã rất thận trọng và bao bọc kỹ toàn bộ số vũ khí hạng nhẹ của mình, một hành động cho thấy Việt Nam vẫn đang kiên trì với quan điểm hòa bình của mình.

Các quan chức Việt Nam cũng đã liên tục kêu gọi Trung Quốc đối thoại với mình và yêu cầu việc thiết lập một đường dây nóng giữa các nhà lãnh đạo cao cấp của hai nước.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cũng đã điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị. Ngoài ra, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh cũng đã gặp mặt Ủy viên Quốc vụ Viện Trung Quốc Thường Vạn Toàn bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN tại thủ đô Nay Pyi Taw của Myanmar.

Tuy nhiên, những nỗ lực ngoại giao của Việt Nam chỉ nhận lại những phản ứng lạnh lùng, thiếu sự hợp tác và thiện chí từ phía Trung Quốc.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đã tranh thủ sự ủng hộ của các nước ASEAN thông qua đàm phán ngoại giao và cũng nhận được nhiều sự ủng hộ của cộng đồng thế giới.

Việt Nam cũng đã tuyên bố sẽ có những hành động pháp lý phản đối Trung Quốc bao gồm việc chủ động kiện Trung Quốc hoặc ủng hộ vụ kiện Trung Quốc lên Tòa án Trọng tài Quốc tế của Philippines.

Một vài quan chức Chính phủ và chuyên gia an ninh của Việt Nam cho biết Việt Nam cũng đã chuẩn bị những chiến lược lâu dài nhằm ngăn cản việc Trung Quốc có thể tiếp tục có những hành động hiếu chiến trong tương lại.

Điều cốt lõi trong chiến lược của Việt Nam sẽ là tránh đối đầu trực tiếp với Trung Quốc trong khi vẫn nỗ lực buộc Trung Quốc phải di dời giàn khoan Hải Dương-981 và các tàu Hải quân của Trung Quốc ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Tham gia các hoạt động chung với Philippnes, Nhật Bản và Mỹ

Hiện tại, Việt Nam đang xem xét các chiến lược mới để đối phó với Trung Quốc bao gồm việc nâng cấp quan hệ với hai đồng minh của Mỹ là Nhật Bản và Philippines.

Ngoài ra, mọi hành động của Việt Nam dựa trên chiến lược mới của nước này cũng sẽ rất minh bạch để giảm thiểu mọi toan tính sai lầm của Trung Quốc.

Tàu DNa-90152 cùng đội tàu của ngư dân Đà Nẵng bị tàu sắt Trung Quốc vây ép trước khi bị đâm chìm (Ảnh: Hải Sơn)

Điều này sẽ giúp Việt Nam không những không phải đối đầu trực tiếp với Trung Quốc mà buộc Trung Quốc phải chấp nhận hiện trạng hiện nay mà không dám leo thang căng thẳng, nhất là trong trường hợp các lực lượng quân đội của Việt Nam có thể hợp tác với hai đồng minh của Mỹ trong việc đảm bảo hòa bình trong khu vực.

Việt Nam đã tiếp cận với Nhật Bản và Philippines trong một nỗ lực để tăng cường hợp tác giữa lực lượng trên biển của các nước, bao gồm cả lực lượng Cảnh sát Biển và Hải Quân.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đang xem xét hợp tác với Mỹ nhất là giữa lực lượng Cảnh sát Biển của hai nước.

Gần đây, Việt Nam cũng tham gia Sáng kiến An ninh Mở rộng. Điều này sẽ tạo cơ hội để Mỹ có thể hỗ trợ Việt Nam trong việc tăng cường khả năng giám sát các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Mỹ có thể sẽ đưa một số mẫu máy bay của Mỹ mà Việt Nam có thể đang quan tâm và tiến hành các cuộc bay thử với các phi công của Việt Nam.

Cân nhắc các động thái tiếp theo của Trung Quốc

Các quan chức Việt Nam dự tính rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường các hoạt động Hải quân của mình trên Biển Đông hàng năm từ tháng 5-8.

Điều này sẽ tạo cơ hội cho Mỹ và Nhật Bản tổ chức hàng loạt các cuộc tập trận chung cả về Hải quân và bay giám sát trên biển với Việt Nam.

Chiến lược không đối đầu trực tiếp của Việt Nam sẽ tạo cơ hội cho Mỹ có những hành động cụ thể theo đúng tuyên bố của nước này lên án những hành động dọa dẫm hoặc ép buộc của một nước đối với các nước khác trong tranh chấp lãnh thổ../.

Trần Khánh/VOV online 
(lược dịch)

Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

GS. Trần Ngọc Vương: TRUNG QUỐC MỘNG VÀ CĂN TÍNH SÓI

Mộng trở thành quốc gia biển khiến Trung Quốc liên tục gây hấn, tạo nên những bất ổn trên biển Đông thời gian qua.

GS. Trần Ngọc Vương từng có thời gian giảng dạy tại đại học Bắc Kinh và đang tổ chức nhiều hoạt động nghiên cứu và tìm hiểu văn hoá Trung Quốc. Học giả này đã có cuộc trò chuyện thẳng thắn và cởi mở với Người Đô Thị.

Hiểu về Trung Quốc

Giáo sư Trần Ngọc Vương

Thưa ông, ngoài việc nghiên cứu, bấy lâu nay giới hàn lâm còn biết ông dịch khá nhiều sách Trung Quốc sang tiếng Việt. Vì sao ông làm công việc này?

Tôi phải nói rất rõ ràng rằng mấy chục năm nay, từ sau khi thống nhất đất nước đến giờ, thế lực duy nhất đe doạ, xâm phạm độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, can thiệp sâu vào nền chính trị Việt Nam chính là Trung Quốc. Cho nên khi đối kháng với Trung Quốc cần khẩn trương hiểu biết về họ, cần khẩn trương nghiên cứu, tìm hiểu và học tập họ nữa. Tôi đang tổ chức dịch những bộ sách hết sức quan trọng của Trung Quốc về phương diện học thuật, từ lịch sử Phật giáo đến văn học, những bộ sách về Đạo giáo, Nho giáo Trung Quốc.

Hiện nay tôi đang tổ chức dịch bộ Quan huấn tập thành (những lời dạy, chỉ dẫn, khuyên bảo cho tầng lớp quan lại, từ anh mới học việc cho đến tể tướng); trong đó tổng kết toàn bộ danh tác của Trung Quốc từ xưa đến nay, văn hoá quan trường Trung Quốc trong 5.000 năm. Bộ sách này rất khổng lồ. Tôi đề nghị một loạt các cơ quan mà tôi cho là có trách nhiệm của nhà nước, nhưng chẳng đâu muốn làm và chẳng ai muốn dịch. Hiện nay có một doanh nhân bỏ tiền cá nhân tài trợ cho người của tôi dịch.

Cuốn thứ hai tôi cũng đang dịch mang tiêu đề Phản kinh, tức là cẩm nang, bí kíp của những thủ đoạn chính trị và người ta quảng cáo cuốn sách là: Lịch đại thống trị giả/ Mật như bất ngôn/ Dụng như bất tuyên bất kỳ thư (tạm dịch: Bộ kỳ thư mà kẻ thống trị ở tất cả các nơi phải giữ bí mật, làm theo nhưng không nói ra, không công bố). Bộ sách này được một nhân vật đỗ tiến sĩ đời Đường viết ra, sau đó tìm cách dâng cho vua rồi trốn biệt, về sau không ai biết ra làm sao. Ngay đến cái tên của tác giả cũng là điều kỳ bí. Tôi mua bộ sách này lần đầu vào năm 1998, lúc tôi dạy ở đại học Bắc Kinh. Đọc tên tác giả, tôi hơi ngỡ ngàng vì chưa biết chữ ấy bao giờ. Nghĩ mình người nước ngoài, học tiếng Hán có hạn chế, ai dè về hỏi các giáo sư Trung Quốc cũng không ai biết. Hai ba hôm sau nữa kỷ niệm 100 năm đại học Bắc Kinh, gần 10 xe chở các chuyên gia đại học Bắc Kinh ra đại lễ đường Nhân dân, giáo sư Phó Thành Cật cầm chữ trên tay đi hỏi cũng không ai biết. Cuối cùng, ông về tra Trung Quốc đại từ điển, ra tên này nằm ở phần đuôi của từ ghép. Phiên âm Hán Việt phải đọc là Nhuy. Cái tên này còn chưa có trong thư tịch Việt Nam, chỉ đọc theo nguyên lý thôi. Thật lạ!

Bộ sách được cất trong kho chứa sách của triều đình, nhưng thi thoảng lại lọt một phần nào đó ra ngoài nên đời Minh, Thanh đều có chỉ dụ cấm tàng trữ, đọc cuốn sách đó. Mãi tới năm 1998, lần đầu tiên nó được in ra, mà lại in ở nhà xuất bản Nội Mông Cổ, theo kiểu in để thăm dò. Nói vậy để biết đó cũng là loại bí kíp kỳ thư. Kiểu bí kíp ấy, Trung Quốc rất có truyền thống nên tôi muốn giới thiệu để chúng ta, nhất là giới chính trị, hiểu họ hơn.

Hiểu được văn hoá chính trị có lẽ sẽ giúp ta bình tĩnh và khôn khéo hơn khi phải sống cạnh một nước lớn và nhiều chiêu trò như Trung Quốc?

Đọc một số đoạn, chúng ta sẽ hiểu dần cách Trung Quốc làm chính trị. Vì họ làm đúng theo bài bản ấy thật. Song các nhà chính trị của ta có vẻ không mấy người quan tâm. Thủ đoạn của chính trị gia Trung Quốc kinh khủng lắm. Nên nhớ rằng chỉ ở Trung Quốc, những lợi ích mang màu sắc chính trị mới có thể khiến người ta thực hiện những hành vi mà trong các hoàn cảnh khác ít ai có thể làm được. Đông Chu Liệt Quốc còn chép lại câu chuyện: có một anh đầu bếp nấu cho chủ, một ông vua chư hầu. Có lần ông vua đùa than thở: Cao lương mỹ vị trên đời ăn hết rồi chỉ còn mỗi một thứ chưa ăn là… thịt người. Hôm sau, anh đầu bếp dâng cho chủ một món thật thơm, chế biến rất tinh xảo. Tay đầu bếp cứ nhìn xem chủ ăn, gặng hỏi chúa công ăn ngon không, thấy thế nào. Ông vua bảo: Thấy lạ, cũng ngon đấy. Rồi hỏi món gì thì đầu bếp quỳ xuống lạy: “Tâu chúa công, thần đắc tội! Hôm qua chúa công nói còn món thịt người chưa ăn, nay thần cho chúa công ăn thịt người. Thần không dám giết người ngoài, chỉ giết con của thần để nấu”. Cái đó là gì vậy? Người Việt Nam có dám làm chuyện đó không? Tôi nghĩ chắc không mấy ai làm được vì nó quá trái với tự nhiên. Vậy thì một khi họ đã dám làm đến những việc như vậy thì ta phải đặt ra câu hỏi: có điều gì họ không dám làm không? Hỏi để nhận ra một điều: nếu chỉ so với lương tri của người bình thường, có khi ta không đo lường hết được họ.

Trong cuốn tiểu thuyết viết theo lối khảo cứu, đề xuất luận điểm, có tên Lang Đồ Đằng (dịch sang tiếng Việt là Tô Tem Sói), tác giả Khương Nhung của Trung Quốc xác định thuộc tính có tính chất căn tính của người Trung Quốc là sói tính. Sói là con vật ranh mãnh thủ đoạn, độc ác, thâm hiểm nhất của thảo nguyên, của bình nguyên và cao nguyên. Người Trung Quốc đặt căn cước của mình khởi đi từ đó. Mấy năm liền, người Trung Quốc in đi in lại cuốn tiểu thuyết này, cổ vũ “tính chiến đấu”, tinh thần “quật cường” của đồng bào họ.

“Trung Quốc mộng”

Ông nghĩ gì về tham vọng “Trung Quốc mộng” (Chinese Dream) mà gần đây đang được đề cập nhiều?

Người thể hiện tập trung nhất, cao nhất cái gọi là “Trung Quốc mộng” là Mao Trạch Đông. Muốn hiểu “Trung Quốc mộng” thì phải hiểu mô hình hoàng đế Trung Hoa.

Nhà cầm quyền Trung Quốc đang nỗ lực để hiện thực hoá giấc mộng đó. Chúng ta cần tỉnh táo ở tình huống này: từ thế kỷ 15 - 16 trở lại đây, thậm chí cho đến hết thế kỷ 20, kinh nghiệm lịch sử cho thấy các cường quốc tư bản chủ nghĩa trở thành đế quốc chủ nghĩa lớn lên được là nhờ biển. Các đế chế hình thành được trong thời đại tư bản chủ nghĩa, đế quốc chủ nghĩa đều là đế chế biển. Nhưng truyền thống của Trung Quốc mấy nghìn năm qua là đế chế lục địa.

Tắm tiên

Tắm Tiên đây




















Xinh đẹp thì được quyền ngu một tí

Ong Bắp Cày
Nhân tiện việc có em thí sinh thi Hoa Hậu Đại Dương trả lời câu hỏi ngô nghê đến thảm hại, em chép con này về cho anh em chém gió, coi như xả xì chét.

Nói chuyện thi HH của các cô bé mười tám đôi mươi í mà, để rộng đường dư luận cho các bạn hình dung, bạn 18 tuổi, bạn được quyền lựa chọn cho mình một số các lựa chọn sau: 

- Lưng thẳng, đầu ngẩng cao, cười rạng rỡ trước một rừng ống kính, hàng ngàn cặp mắt, dưới cái nóng của đèn sân khấu vài ngàn oát (lâu em không ôn vật lý, em nói sai các bác bảo em để em sửa) loá hết cả mắt. Bạn có run không? có sợ hãi không? có chứ, vì bạn đã từng chứng kiến vài vị giáo sư đầu gối run lẩy bẩy nói chả được một câu hoàn chỉnh trước chỉ có vài chục người. Nhưng bạn vẫn mỉm cười, vẫn toả sáng. Thế là hơn đứt cmn cái bọn thậm chí còn đ biết pose tự sướng lúc chỉ có một mình rồi còn gì 

- Bạn lựa chọn dấn thân vào showbiz, nơi đầy hung hiểm, hung hiểm hơn cái vòng tròn nhỏ nhỏ cũng đầy đứa hiềm tỵ với mình trước kia nhiều ở đấy còn tồn tại một cái gọi là mạng ảo, nơi có những đứa giấu mặt, núp dưới những cái tên, những ký hiệu gì gì đó có thể chụp mũ cho bạn bất cứ khái niệm gì liên quan đến nhan sắc và hình thể trời phú của bạn. Bạn có sợ không? có run không? có quá đi chứ. Nhưng bạn hiểu rằng thà dấn thân vậy còn hơn là chìm đắm tuổi 18 của bạn với bàn phím, mặt đầy mụn mà không biết xử lý sao, để đến lúc trung niên cmnr mà mặt vẫn đầy mụn, bụng phì phèp một đống mỡ thừa, mỡ nhiều lấp cmnl cả não mà vẫn hung hăng nhân danh một số thứ để chửi những bọn mặt láng mịn người săn chắc, đã thế lại còn biết pose nữa chứ 

- Bạn đứng trên sân khấu, vẫn nóng thế (đèn mấy nghìn oát mà lj) vẫn một rừng máy quay như thế, có ai đó dí micro vào tay bạn và hỏi bạn những câu hỏi mà có khi đến cuối đời bạn cũng đ hiểu nổi chúng nó hỏi mình mấy câu đấy để làm gì. Bà Trưng với Bà Triệu thì liên quan gì đến lòng yêu nước? mở giàn khoan với khép giàn khoan thì bạn vẫn rất xuynh đẹp cơ mà. Bọn nào hỏi ngu thế. Bạn trả lời đúng hay trả lời ngô nghê thì có giải tán được cái giàn khoan đấy đi không? Bạn có sợ không? có run không? có quá đi chứ. Có hôm nào bạn chả may được ngồi cạnh một đồng chí tiến sỹ trong hội đồng nào đó, chỉ nói vài câu thôi mà mồ hôi mướt mả, đầu gối giật đùng đùng như bị bệnh rung cơ cấp tính, giọng lạc đi, khào khào vì hoảng. Lúc đó bạn mới biết là nói trên sân khấu nó đ liên quan gì đến thông minh hay ngu dốt đâu. 

Vậy đấy, 18 tuổi có người quyết định sẽ chinh phục Phanxipan (em viết thế này có đúng chính tả không các bác) có người quyết định sẽ thành Bill Gates, có người quyết định sẽ đi thi HH, nhưng cũng có những đứa chả nghĩ được đến thế vì vẫn đang còn bận nhòm trộm gái hàng xóm tắm hay vục mặt vào bàn phím vừa chửi nhau vừa tranh thủ quay tay những lúc giải lao. Vậy đi nhỉ, mỗi người một lựa chọn, các bác vắt cmn tay lên trán nghĩ lại xem 18 tuổi các bác đã làm được gì cho đời, cho mình mà giờ già mõ ra rồi lại xa xả quay ra mắng các cháu 18 tuổi đi thi HH thế?

Cái trân trối ở đây là câu hỏi của Ban bánh khảo thường dễ bỏ mẹ, theo com mần sen sờ thì thanh niên 18+ tức là tốt nghiệp cấp 3 bước vào đời đến nơi đương nhiên là phải trả lời được. Trân trối hơn nữa là nhiều khả năng các em đã được phát trước đáp án chỉ việc thuộc lòng như cháo chảy rồi lên sân khấu triển, thế mà vẫn đéo nên hồn. Đổ tại đám đông á, đến lúc pháo dàn với mấy anh đại da các anh ý bảo saxophone đi lại chìa lỗ nhị ra để các anh ý Tevez rồi các anh ý có sút cho bục háng ra không, hành trang vào đời cả đấy! 

Nói chung gái đẹp thì được quyền ngu ngu tẹo nhưng cái đéo gì cũng nên có giới hạn của nó thôi, ngu quá đéo ai chịu được. Người ta lựa chọn hoa hậu bằng tiêu chí hình thể và khả năng giao tiếp với công chúng. Người đẹp thì vùng nào chả có nhưng có phải cô nào cũng được đào tạo, được tiếp xúc với môi trường văn minh từ nhỏ đâu. Vậy mới phải thi để lựa ra bông hoa đẹp nhất đại diện cho vẻ đẹp hình thể và trí tuệ của phụ nữ Việt. 

Thực ra, có muốn chửi thì chửi bọn tổ chức không lựa kỹ từ vòng ngoài rồi sau cũng không đào tạo ứng xử để em kia lên phát biểu kiểu chân đất mắt toét. Đúng là bọn phản động không có lỗ đít.

Em cũng đéo đồng ý khi có ý kiến của thằng nào đó nói rằng: "Loại não phẳng như nó, còn phải mài giũa giày vò nhiều nữa..Mà em nói thật, cuộc thi này chỉ là hợp thức hóa việc tuyển phò cho đại gia thôi, đại dương cái mắm..". 

Một người thâm thúy nhất trên diễn đàn mạng nói thế này: "Hoa hậu nước nào cũng thế không được biết đến bằng trí tuệ. Nhưng dù đám hoa hậu quốc tế mà dốt thì không có nghĩa hoa hậu VN cũng có quyền được dốt..Vì đây là những thứ rất cơ bản chứ không phải là thứ gì cao siêu cả".

Nói gì thì nói, chứ cái cô thi hoa hậu kia trả lời rằng: "Em mong người TQ mở cái giàn khoan đó ra..hứ, hu hứ hự..để đất nước Việt Nam của em ngày càng xinh đẹp hơn.." thì vãi thật đấy!

Em cũng đéo thể nghĩ ra được câu trả lời hay đến thế.

Nói chung, xinh thì được quyền ngu ngu một tí.

TẦN CƯƠNG, THÔI THIÊN KHẢI CÒN GÌ ĐỂ NÓI?

Ong Bắp Cày


Tóm lược các ý chính từ bài "Các ông Thôi Thiên Khải, Tần Cương hãy thôi bóp méo 5 sự thật này" trên Trí Thức Trẻ 

Người phát ngôn Bộ NG TQ Tần Cương và Đại sứ TQ tại Mỹ Thôi Thiên Khải đã nhiều lần xuyên tạc sự thật, vu cáo Việt Nam

Sau khi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam, Trung Quốc đã liên tục đưa ra các luận điệu xuyên tạc sự thật, vu cáo Việt Nam.

1. 
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương nói việc tàu Việt Nam mang số hiệu DNa 90152 bị Trung Quốc đâm chìm là do phía Việt Nam đã bỏ qua lời kêu gọi của Trung Quốc, "can thiệp thô bạo vào quá trình hoạt động của công ty Trung Quốc và các hành động nguy hiểm trên biển".

Sự thật: Tàu cá mang số hiệu DNa 90152 bị "tàu Trung Quốc đâm trúng". Ghi nhận tại hiện trường cho thấy 40 tàu cá (có thể là tàu hải quân, đội lốt tàu cá)Trung Quốc đã bao vây các tàu cá Việt Nam, sau đó một trong các tàu cá Trung Quốc đã đâm trúng tàu cá Việt Nam và hất ngư dân xuống biển.

Bloomberg đã đăng tải bài viết với tiêu đề "Trung Quốc đâm chìm tàu cá làm tăng căng thẳng với Việt Nam". Trong khi đó, tờ New York Times cho biết Trung Quốc đã kiểm duyệt phản ứng của người dân nước này trên các mạng xã hội về vụ việc trên. Một bình luận chỉ trích ngôn từ của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc về Việt Nam trên mạng xã hội Sina Weibo đã bị xoá bỏ.

Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nhấn mạnh trong cuộc họp báo ở thủ đô Tokyo khẳng định: "Đây là hành động cực kỳ nguy hiểm có thể đe dọa mạng sống của người dân".

2. 
Đại sứ Trung Quốc ở Mỹ Thôi Thiên Khải trả lời phỏng vấn CNN: "Chúng tôi (Trung Quốc) chỉ có tàu chính phủ và dân sự tại đó (khu vực giàn khoan Hải Dương 981), nhưng Việt Nam có tàu quân sự, tàu vũ trang".

Sự thật: Nhà báo Toshihiro Yatagal, phóng viên tờ Kyodo News (Nhật Bản) có mặt trên tàu cảnh sát biển làm nhiệm vụ tại Hoàng Sa kể lại rằng ông tận mắt thấy tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc bên mạn trái đội hình tuần tra của tàu Cảnh sát biển Việt Nam. Ngày 17/5, tàu chiến của Trung Quốc công khai cản mũi trước biên đội tàu tuần tra Việt Nam để thị uy sức mạnh. Đó là các tàu hộ vệ tên lửa tấn công nhanh lớp Hậu Tân 755 và tàu hộ vệ tên lửa tấn công nhanh lớp Hải Thanh 789.

Ông Yatagal cũng khẳng định “Việt Nam ít tàu hơn và không hề có các tàu quân sự. Việt Nam chỉ điều các tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư ra làm nhiệm vụ.”

Trả lời phỏng vấn Đài tiếng nói Hoa Kỳ, ký giả người Mỹ gốc Việt Vũ Hoàng Lân, sáng lập viên chương trình PhoBolsaTV ở California (Mỹ), người vừa tham gia các chuyến đi thực tế ra thăm Trường Sa và Hoàng Sa khẳng định hiện nay Việt Nam chỉ có lực lượng của Cảnh sát biển và Cục kiểm ngư".

Ông Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh, tham mưu trưởng Cảnh sát biển Việt Nam khẳng định trong cuộc họp báo quốc tế của Bộ Ngoại giao ngày 23/5 cũng thông tin rằng, "Trung Quốc đã đưa các tàu chiến đấu, tàu hải cảnh, hải giám và tàu dịch vụ đến vùng biển này để bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981.

Về tàu chiến, Trung Quốc có năm loại tàu gồm chín lượt chiếc ở đây. Chúng tôi ghi được số hiệu của các tàu này: tàu vận tải đổ bộ có lượng giãn nước khoảng 17.000 tấn, trên đó có tám ống phóng tên lửa phòng không, một bệ pháo 76 li, có thể chở được nhiều quân và khí cụ quân sự. Thứ hai là tàu hộ vệ tên lửa; thứ ba là tàu tên lửa tuần tiễu tấn công nhanh; thứ tư là tàu tuần tiễu săn ngầm và thứ năm là tàu khu trục tên lửa".

3. 
Đại sứ Trung Quốc ở Mỹ Thôi Thiên Khải nói Việt Nam dùng tàu vũ trang đâm vào tàu dân sự, tàu chấp pháp của Trung Quốc.

Sự thật: Ký giả Vũ Hoàng Lân kể lại: “Tàu Việt Nam chủ trương tránh va chạm, mà chủ yếu tàu Việt Nam đi vào đủ để cho Trung Quốc biết rằng Việt Nam vẫn đang phản đối, thứ nữa là để quan sát thêm những hoạt động trên giàn khoan như thế nào".

Nhà báo Hoàng Đình Nam, phóng viên Hãng thông tấn AFP, người trực tiếp có mặt trên tàu cảnh sát biển Việt Nam tại Hoàng Sa nói rằng, ông đã ghi lại nhiều hình ảnh các tàu Trung Quốc đâm va, dùng vòi rồng phun nước vào các tàu Việt Nam làm nhiệm vụ trên biển: "Qua 4, 5 ngày tác nghiệp trên vùng biển Hoàng Sa, gần nơi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan nước sâu và mang đến cả đội tàu rất đông đảo để bảo vệ. Tôi đã mục kích sự vi phạm vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Rõ ràng trên vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà Trung Quốc mang cả đội tàu lớn và có những hành xử rất ngỗ ngược". Và nhà báo này khẳng định, với những gì diễn ra tại thực địa rõ ràng thông tin mà phía Trung Quốc rêu rao rằng, tàu Việt Nam “đâm va” tàu Trung Quốc là bịa đặt.

Tàu hải cảnh 46001 của Trung Quốc cố tình đâm vào mạn trái của tàu 4032 của Việt Nam, khiến tàu Việt Nam hư hỏng khá nặng. Ảnh: Pháp luật TP. HCM

4. 
Tần Cương nói rằng giữa thập niên 70 của thế kỷ trước, Việt Nam “công khai và chính thức thừa nhận quần đảo Hoàng Sa là của Trung Quốc". Theo ông Tần, năm 1956, người phụ trách Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nói với đại biện lâm thời của Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam như vậy. Vào năm 1958, chính phủ Trung Quốc tuyên bố về độ rộng 12 hải lý thì chính phủ Việt Nam đã công nhận bằng công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, trong nhiều văn kiện chính thức, sách giáo khoa, bản đồ của Việt Nam “đều nói rõ quần đảo Hoàng Sa thuộc Trung Quốc”.

Sự thật: Từ cuộc họp báo quốc tế tại Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 23/5, theo đó, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Biên giới Quốc gia Trần Duy Hải khẳng định công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 "có giá trị pháp lý về những vấn đề nêu trong nội dung công thư. Đó là tôn trọng 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố. Trong công thư này không đề cập đến vấn đề chủ quyền lãnh thổ cũng như vấn đề chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa. Do đó, đương nhiên, công thư này không có giá trị pháp lý đối với chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa.

Mặt khác, khi công thư này gửi cho Trung Quốc thì Hoàng Sa và Trường Sa đang thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa theo hiệp định Geneve năm 1954 và Trung Quốc là một bên tham gia và VN DCCH hoàn toàn không có quyền để công nhận gì đó cho Trung Quốc. Năm 1974, Trung Quốc đã sử dụng vũ lực để chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Việt Nam Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đều đã lên tiếng phản đối hành động đó của Trung Quốc và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa…”

5. 
Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải nói giàn khoan Trung Quốc hoạt động tại vùng biển cách đảo Trung Quốc 17 hải lý, trong khi vùng biển này cách bờ biển Việt Nam 150 hải lý.

Sự thật: Giàn khoan Hải Dương 981 hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Đảo Tri Tôn thực ra là một bãi đá và theo luật pháp quốc tế nó không thể có vùng biển vượt quá 12 hải lý. Giàn khoan đó hiện nằm cách đảo Tri Tôn 17 hải lý nên không thể nói nó thuộc quần đảo Hoàng Sa được. Dù cho khu vực đó có thuộc Hoàng Sa đi chăng nữa thì nó cũng thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Chuyên gia Michael Auslin tại Viện Doanh nghiệp Mỹ trong bài bình luận đăng trên tờ The Wall Street Journal khẳng định giàn khoan Hải Dương 981 nằm gọn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Khu vực này đã bị Trung Quốc ngang nhiên cho vào trong bản đồ "đường lưỡi bò" phi lý và phi pháp của họ.

Tiến sĩ Kim Tae-wan, Trưởng Khoa chính trị tại Đại học Dong-Eui, Hàn Quốc nhận định, việc Trung Quốc đơn phương hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 là vi phạm Công ước về Luật biển của LHQ năm 1982.

Trong bài bình luận đăng trên The Dilopmat hôm 24/5, luật sư Ryan Santicola thuộc bộ phận pháp chế của hải quân Mỹ khẳng định vụ giàn khoan là bằng chứng cho thấy Trung Quốc không thật tâm tuân thủ "Thỏa thuận về nguyên tắc cơ bản chỉ đạo về giải quyết các vấn đề trên biển" đã ký hồi năm 2011 với Việt Nam.

ĐẠI SỨ VIỆT NAM TẠI MỸ TRẢ LỜI CNN VỀ TÌNH HÌNH CĂNG THẲNG TẠI BIỂN ĐÔNG

Việt Nam muốn có quan hệ tốt với Trung Quốc nhưng không chấp nhận việc cưỡng ép hoặc đe dọa.


Sáng 29/5 (theo giờ Việt Nam), Đại sứ Việt Nam tại Mỹ, Nguyễn Quốc Cường đã có buổi trả lời phỏng vấn trực tiếp với phóng viên quốc tế của Đài truyền hình CNN, Christiane Amanpour tại trụ sở của CNN ở thủ đô Washington DC về các hành động gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông.

Tại buổi phỏng vấn, Đại sứ Nguyễn Quốc Cường khẳng định việc Trung Quốc đưa giàn khoan và nhiều tàu hộ tống vào vùng biển Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 và những cam kết của lãnh đạo Trung Quốc với ASEAN khi Trung Quốc ký Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) năm 2002. Đại sứ Nguyễn Quốc Cường nhấn mạnh, Việt Nam không còn cách nào khác là phải phản ứng lại một cách hòa bình nhưng cương quyết.

Đại sứ Việt Nam tại Mỹ - Nguyễn Quốc Cường trả lời phỏng vấn CNN

Bác bỏ phát biểu của Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ - Thôi Thiên Khải nói rằng Trung Quốc chỉ có một giàn khoan duy nhất trong khi Việt Nam có hơn 30 giàn khoan, Đại sứ Nguyễn Quốc Cường nêu rõ: Trung Quốc đang tìm cách tạo ra thực tế mới, thay đổi nguyên trạng, biến vùng không tranh chấp thành vùng có tranh chấp và điều này là không thể chấp nhận được.

Các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí của Việt Nam đã được tiến hành hàng thập kỷ nay trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Nhiều công ty nước ngoài đã tham gia vào các dự án này; nếu các dự án này trong khu vực tranh chấp thì chắc chắn các doanh nghiệp nước ngoài đã không tham gia như vậy. Về phía Trung Quốc, năm 2012, nước này đã tiến hành mời thầu quốc tế các lô dầu khí trong vùng thềm lục địa của Việt Nam nhưng không có công ty nước ngoài nào tham gia.

Trong buổi phỏng vấn, phóng viên Amanpour đã bày tỏ lo ngại về vụ việc giàn khoan Trung Quốc và gần đây là việc tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam. Bà Amanpour cho rằng Trung Quốc đang thể hiện sức mạnh trong tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng nhỏ hơn, từ Nhật Bản, Phillipines cho đến Việt Nam. Thái độ này của Trung Quốc được thể hiện trong phát biểu của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì năm 2010 khi ông này nói rằng Trung Quốc là nước lớn và các nước khác là nước nhỏ.

Đại sứ Nguyễn Quốc Cường nêu rõ, những ý kiến như vậy là không thể biện minh được vì trong quan hệ quốc tế và luật pháp quốc tế, mọi quốc gia đều bình đẳng, không có chuyện nước lớn nước nhỏ.

Về chính sách đối ngoại của Việt Nam, Đại sứ Nguyễn Quốc Cường nhấn mạnh, Việt Nam luôn theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập và muốn có quan hệ tốt với Trung Quốc, Mỹ và các quốc gia khác, nhưng không chấp nhận việc cưỡng ép hoặc đe dọa. Ông khẳng định người dân Việt Nam quyết tâm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và không nước nào nên đánh giá thấp quyết tâm này. Tất cả người dân Việt Nam, dù ở Việt Nam, Mỹ hay bất kỳ nước nào đều tin rằng không có gì quý hơn độc lập và tự do./.

Nhật Quỳnh/VOV - Washington