Thứ Ba, 1 tháng 7, 2014

VŨ KHÍ TƯ TƯỞNG CỦA TẬP CẬN BÌNH ĐÃ LỖI THỜI DÙ CỐ HÂM LẠI

HỒNG THỦY

(GDVN) - Tập Cận Bình tán dương 5 nguyên tắc chung sống hòa bình như ngăn chặn ỷ lớn hiếp đáp nhỏ có khả năng khiến Việt Nam, Philippines phải kinh ngạc hơn là vỗ tay.

Ông Tập Cận Bình.

The Diplomat ngày 30/6 bình luận, nguồn gốc tầm nhìn an ninh của Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Quốc chính là chủ nghĩa của Mao Trạch Đông mà ông Bình đang cố gắng "hâm nóng lại".

Thứ Bảy vừa qua Trung Quốc đã tổ chức 1 buổi lễ kỷ niệm 60 năm ký kết 5 nguyên tắc chung sống hòa bình với Ấn Độ và Myanmar, Tập Cận Bình đã tận dụng cơ hội này để nhắc lại tầm nhìn của Trung Quốc về mô hình mới của quan hệ quốc tế.

Khái niệm an ninh mới của Trung Quốc lần đầu tiên được ông Bình đưa ra tại Hội nghị về Các biện pháp tương tác và xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA). Trong bài phát biểu đó, Tập Cận Bình nhấn mạnh 2 nội dung chính: Thứ nhất, cấu trúc an ninh châu Á nên phổ cập rộng rãi chứ không phải mang lại lợi ích cho một hoặc vài quốc gia.

Thứ hai, Tập Cận Bình nhấn mạnh vào một khuôn khổ an ninh mới với các vấn đề cần được giải quyết "theo cách người châu Á", một công thức rõ ràng nhằm loại trừ sự tham gia của Mỹ.

Trong diễn văn kỷ niệm hôm Thứ Bảy, Tập Cận Bình tiếp tục nhấn mạnh các nội dung tương tự: Không thể chấp nhận chỉ một hay một số quốc gia được đảm bảo an ninh trong khi phần còn lại không an toàn. 

Tuy nhiên, Tập Cận Bình đã không còn phác thảo tầm nhìn của Trung Quốc trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương như tại CICA, mà nhấn mạnh vai trò đặc biệt của Bắc Kinh đối với quan hệ quốc tế toàn cầu. Phát biểu của ông Bình là sự tái hiện một kỷ nguyên trước đó, khi Bắc Kinh xem mình là nhà vô địch, lãnh tụ của các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh.

Là một phần của thuật hùng biện Mao Trạch Đông, Trung Quốc trong kỷ nguyên này tin rằng họ có một nhiệm vụ hỗ trợ "đấu tranh cách mạng" trên thế giới. Tập Cận Bình đã đóng khung lịch sử qua lăng kính này khi mô tả những năm 1950 là thời kỳ "chống chủ nghĩa thực dân" và các nước châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh mới giành được độc lập "muốn thiết lập quan hệ quốc tế bình đẳng".

5 nguyên tắc chung sống hòa bình phát triển trong thời kỳ này cung cấp một khuôn khổ cho mối quan hệ giữa các nước đang phát triển. Trong khi những lời lẽ "cách mạng chống chủ nghĩa đế quốc" đã biến mất, Tập Cận Bình lại thể hiện Trung Quốc vẫn xem họ là lãnh tụ của các quốc gia thiếu "đại diện" trên toàn thế giới. "Trung Quốc sẽ luôn luôn là một người bạn đáng tin cậy và đối tác trung thành với các quốc gia đang phát triển", Tập Cận Bình hứa.

Dù ông Tập Cận Bình có rao rảng hòa bình, hợp tác, hữu nghị cũng không che đậy được dã tâm bành trướng và các hành động gây hấn với láng giềng trên thực tế ở Biển Đông.

Sự trở lại này nhấn mạnh vào mối quan hệ Nam - Nam dựa trên tầm nhìn an ninh mới của Trung Quốc. Tập Cận Bình lưu ý về tồn tại của sự bất công và bất bình đẳng trong hệ thống quan hệ quốc tế hiện nay, ông tin rằng nó có thể được loại bỏ bằng cách chấp nhận tầm nhìn của Trung Quốc.

"Ý tưởng về độc quyền trong vấn đề quốc tế dã lỗi thời", Tập Cận Bình tuyên bố, mỗi nước cần có tiếng nói trong việc quyết định số phận của thế giới. Tập Cận Bình đưa ra 5 nguyên tắc như một "vũ khí tư tưởng" có thể bảo vệ độc lập và chủ quyền cho các quốc gia đang phát triển.

Trong khi Trung Quốc đang tận dụng mọi cơ hội để thể hiện tình trạng của họ vẫn như một quyền lực đang phát triển, nhiều quốc gia trên thế giới đã xem Trung Quốc như cường quốc toàn cầu, và nhiều hơn nữa là một mối đe dọa với các nước láng giềng nhỏ hơn.

Sẽ khó khăn hơn cho Trung Quốc để thể hiện bản thân như người bảo vệ của thế giới đang phát triển khi các hành động của chính Trung Quốc đang được xem là ngày càng hiếu chiến. Khi Tập Cận Bình tán dương 5 nguyên tắc chung sống hòa bình như ngăn chặn ỷ lớn hiếp đáp nhỏ có khả năng khiến Việt Nam, Philippines phải kinh ngạc hơn là vỗ tay, bởi các nước láng giềng này tin rằng Trung Quốc đang sử dụng sức mạnh của mình để uy hiếp họ.

Tập Cận Bình dường như cũng nhận thức được sự khó nghe từ bài phát biểu của mình, ông đã nhấn mạnh tôn trọng sự đa dạng và quyền bình đẳng cho các quốc gia, lặp đi lặp lại rằng người Trung Quốc "không có gen bá chủ hay quân phiệt". Tập Cận Bình hứa, Trung Quốc sẽ không bao giờ theo đuổi bá quyền (?!).

Lời hứa đó của Tập Cận Bình phải đối mặt với sự theo dõi (hoài nghi) nhiều hơn trong thời buổi ngày nay. Mối đe dọa từ Trung Quốc thường được xác định bao gồm 2 phần: ý định và khả năng. Trong những năm 1950, Trung Quốc tuyên bố họ không có ý định theo đuổi bá quyền, nhưng quan trọng hơn là thời điểm đó Trung Quốc không có khả năng.

Bây giờ Trung Quốc hoàn toàn có khả năng theo đuổi bá quyền nên sẽ khó khăn hơn nhiều để chứng minh và thuyết phục láng giềng. Với nhiều người trên thế giới, Trung Quốc đã chuyển đổi từ một nước đang phát triển lên quyền lực toàn cầu, hoàn thành điều đó với tham vọng bá quyền. Những cạm bẫy của kỷ nguyên hợp tác Nam - Nam theo chủ nghĩa Mao Trạch Đông xem Trung Quốc là lãnh tụ của các nước đang phát triển chỉ đơn giản không còn phù hợp nữa, dù Tập Cận Bình có cố gắng "hâm lại" chúng.

TRUNG QUỐC TĂNG CƯỜNG LỰC LƯỢNG HẢI QUÂN THỨ HAI

(Chinhphu.vn) - Sau năm 2015, Trung Quốc sẽ có lực lượng tàu chấp pháp siêu mạnh. Đây chính là lực lượng “Hải quân 2” hay còn gọi là “lực lượng tiền duyên” trong chiến lược độc chiếm đại dương.

Theo tiết lộ của các chuyên gia trong ngành đóng tàu Trung Quốc, rất nhiều dự án đóng tàu chấp pháp dự định bắt đầu vào năm 2015-2016 đều đã tiến hành đấu thầu sớm trong năm 2014. Ước tính trong 2 năm 2014 và 2015, nhu cầu thị trường tàu công vụ sẽ tăng trưởng 30% so với cùng kỳ 2 năm trước. Như vậy, Bắc Kinh đang nỗ lực gia tăng số lượng tàu công vụ để thực hiện chiến lược xâm chiếm các đại dương bằng tàu chấp pháp.

Hiện nay, Trung Quốc đang nỗ lực xây dựng một lực lượng chấp pháp biển mạnh nhất trên thế giới, vượt trội lực lượng bảo vệ an ninh biển thuộc dạng mạnh nhất châu Á của Nhật Bản. Hiện Nhật có khoảng 51 tàu từ cỡ 1.000 tấn trở lên và đang đóng mới khoảng 12 tàu nữa nhưng con số này chỉ bằng khoảng 1/4-1/3 số lượng tàu chấp pháp Trung Quốc. Ngoài các biện pháp mang tính cấp bách là hoán cải tàu chiến thành tàu cảnh sát biển, ngư chính và hải giám, Trung Quốc còn dự định đến năm 2015 sẽ hoàn tất kế hoạch đóng mới gần 50 tàu chấp pháp có lượng giãn nước từ 3.000-12.000 tấn, nhằm thực hiện chiến lược lâu dài để độc chiếm Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Các tàu chấp pháp cỡ lớn hiện đang chế tạo hoặc sắp khởi đóng của Trung Quốc gồm 6 tàu hải giám lượng giãn nước 3.500 tấn, 11 tàu ngư chính loại 3.500 tấn, 10 tàu hải cảnh cỡ 4.000 tấn, 4 tàu hải cảnh loại chuyên chịu va đập lớp 5.000 tấn, 4 tàu hải cảnh loại 6.000 tấn và ít nhất là 4 tàu hải cảnh siêu lớn có lượng giãn nước tới 12.000 tấn.

Đặc biệt là các tàu công vụ thuộc lực lượng Hải cảnh Trung Quốc đang từng bước trang bị vũ khí, nhằm chuẩn bị tốt nhất cho các cuộc đấu tranh chấp pháp hoặc xung đột quân sự trên biển.

Theo tính toán, sau năm 2015, số lượng các tàu chấp pháp trên 1.000 tấn của Trung Quốc sẽ vào khoảng 200-300 tàu, trong đó gần một nửa thuộc loại từ 3.000 tấn trở lên. Đây chính là “lực lượng tiền tiêu” trong chiến lược tranh bá đại dương, là lực lượng nòng cốt trong tranh chấp chủ quyền, ngư trường và nguồn lợi hải dương với tàu công vụ các nước khác trong khu vực. Như vậy, sau năm 2015, Trung Quốc sẽ có lực lượng tàu chấp pháp siêu mạnh. Đây chính là lực lượng “Hải quân 2” hay còn gọi là “lực lượng tiền duyên” trong chiến lược độc chiếm đại dương. Các tàu này sẽ là lực lượng nòng cốt trong tranh chấp chủ quyền và nguồn lợi hải dương với tàu công vụ các nước khác trong khu vực.

Khi lực lượng tàu công vụ đã lấn át hoàn toàn các nước có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và Biển Hoa Đông, Bắc Kinh sẽ bắt đầu chiến lược xâm chiếm các đại dương bằng “cuộc chiến tranh không khói súng”. Lực lượng tàu công vụ khổng lồ đông đảo của họ sẽ lấp kín các vùng biển, không cho đối thủ có cơ hội trong cuộc xung đột phi quân sự, nặng về tranh chấp, va đập.

* Một số trang mạng của Trung Quốc đưa tin: Trung Quốc mới đây đã tiến hành thử nghiệm thành công thiết bị lặn không người lái tại khu vực Bắc Biển Đông. Thiết bị lặn không người lái này có tên Hải Yến (HaiYan) do Trường Đại học Thiên Tân nghiên cứu chế tạo.

Các nguồn tin cũng nói rằng, thiết bị lặn này sẽ được phát triển thành một dạng tàu ngầm tấn công/robot tuần tra mới của Hải quân Trung Quốc và trong thời gian tới, có thể nó sẽ được triển khai để bảo vệ giàn khoan và các tàu Trung Quốc.

Theo thiết kế, thiết bị lặn không người lái Hải Yến có thể hoạt động liên tục dưới biển 30 ngày, độ sâu tác nghiệp tối đa khoảng 1.500 m, tốc độ 6km/h. Hải Yến được sử dụng động cơ đẩy hỗn hợp mới nhất, hình dạng bên ngoài giống như quả ngư lôi, dài 1,8m, đường kính 0,3 m, trọng lượng 70 kg.

Các bài viết trên báo mạng Trung Quốc nhận định rằng, trong tương lai, sự xuất hiện của thiết bị lặn Hải Yến sẽ ngăn chặn được cái mà họ gọi là “chiến thuật quấy rối của người nhái Việt Nam”. Đi xa hơn nữa, họ còn tưởng tượng ra tình huống rằng Hải Yến sẽ tuần tra xung quanh giàn khoan như một con cá mập và một khi “người nhái” của Việt Nam tiếp cận, nó sẽ phát hiện và tự động tấn công.

Có thể nói, nếu được triển khai trong thực tế, kế hoạch này sẽ là bước leo thang cực kỳ nguy hiểm của Trung Quốc ở Biển Đông. Thiết bị lặn Hải Yến có thể gây nguy hại và là mối đe dọa tiềm ẩn cho các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam cũng như tàu cá của ngư dân Việt Nam đang hoạt động bình thường và hợp pháp tại khu vực Hoàng Sa. Nó cũng có thể đe dọa các phương tiện lưu thông trên Biển Đông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tự do hàng hải trong khu vực.

Nguyễn Chiến (Tổng hợp)

BÀI HỌC CUỘC SỐNG TỪ LÁ THƯ CỰU THỦ TƯỚNG ĐÀI LOAN GỬI CON

Bài học cuộc sống từ lá thư cựu thủ tướng Đài Loan gửi con

Sun Yun-suan là nhà kinh tế, chính trị Đài Loan. Lá thư ông gửi con trai chia sẻ những bài học từ trải nghiệm thực tế, được lan truyền vì ý nghĩa sâu sắc. 

Ông Sun Yun-suan và vợ lúc sinh thời. Ảnh:Mag.udn.com.

Ông Sun là Bộ trưởng Kinh tế từ năm 1969 đến 1978, sau đó được bầu làm người đứng đầu chính quyền Đài Loan từ năm 1978 đến 1984. Tháng 2/1984, ông bị đột quỵ do xuất huyết não và sau khi phục hồi chỉ có thể ngồi trên xe lăn. Tháng 2/2006, ông qua đời tại Đài Bắc, hưởng thọ 92 tuổi.

Ngoài các tác phẩm về kinh tế, chính trị, người ta quan tâm đến một bức thư ông để lại cho các con. Lá thư giản dị, chân thành là những bài học cuộc sống ông muốn gửi gắm đến các con. Dưới đây là nội dung lá thư đầy ý nghĩa, đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và lan truyền trên nhiều mạng xã hội, diễn đàn thời gian qua:

"Con trai yêu quý, 

Cuộc sống luôn có cả phước lành lẫn tai họa và không ai biết mình có thể sống được bao lâu, vì thế có những điều nói ngay bây giờ tốt hơn để sau.

Bố là bố của con và nếu bố không nói với con những điều này, sẽ không ai nói cả. Đây là những lời đúc kết của bố từ nhiều năm trải nghiệm, qua những thất bại, đắng cay trong bôn ba cuộc đời. Bố hy vọng con sẽ không lặp lại những sai lầm bố từng mắc:

1. Trên đường đời, con sẽ gặp những người đối xử tệ với mình. Đừng để tâm. Không ai có bổn phận phải đối xử tốt với con, trừ bố mẹ. Đối với những người đối xử tử tế với con, hãy trân trọng và biết ơn, nhưng cũng hãy đề phòng họ. Họ có thể đối tốt với con vì mục đích nào đó. Hãy tìm hiểu động cơ thực sự. Đừng vội kết luận một người là tốt chỉ đơn giản vì họ ưu ái con.

2. Không ai là không thể thay thế. Không có thứ gì trên thế giới này con phải bám chặt lấy hay cố sở hữu bằng mọi giá. Nếu con hiểu điều này, thì về sau, dù mất bất cứ điều gì trong đời, con vẫn có thể đứng vững.

3. Cuộc đời rất ngắn ngủi. Đừng phí thời gian và năng lượng vào những người, việc, thứ không cần thiết. Nếu con làm vậy, sau này con sẽ nhận ra rằng con đã lãng phí tất cả những ngày tháng qua. 

Nhận ra điều này càng sớm, con càng tận hưởng được cuộc sống nhiều hơn. Hãy luôn trân trọng và tận hưởng cuộc sống. Điều đó tốt hơn nhiều so với việc cố gắng kéo dài tuổi thọ.

4. Không có gì trên thế giới là mãi mãi, kể cả tình yêu. Tình cảm có thể thay đổi theo thời gian. Nếu một ngày nào đó con mất đi người con từng yêu tha thiết, hãy nhẫn nại. Đừng cố níu kéo những gì đã mất hay phóng đại cảm xúc của mình. Thời gian sẽ làm dịu nỗi đau. Thời gian sẽ hàn gắn tất cả. 

5. Không phải tất cả những người thành công đều học hành đến nơi đến chốn, nhưng điều này không có nghĩa là con có thể bỏ bê việc học của mình. Kiến thức con có được là tài sản lớn nhất của con. 

Con có thể thay đổi từ tay trắng lên anh tài và biến không thành có. Chúng ta không thể làm được những điều này nếu không có kiến thức, kỹ năng. Hãy nhớ kỹ. 

6. Bố không mong đợi con sẽ chăm lo cho bố khi bố về già. Cũng vậy, bố không có trách nhiệm phải bao bọc con khi con đã trưởng thành. Nhiệm vụ của bố được coi là đã hoàn thành khi con lớn lên và trở thành một người độc lập.

Con có thể đi xe bus hay lái xe Benz đắt tiền. Tương tự, con có thể ăn mì gói hay bào ngư. Lựa chọn đó thực sự do con.

7. Con có thể hứa hẹn với mọi người nhưng con không được phép yêu cầu họ cam kết với con. Con có thể đối xử tốt với người ta nhưng đừng hy vọng họ đáp lại con như vậy. Con đối xử với họ như thế nào không có nghĩa là họ phải đối lại với con như thế ấy. Nếu con không thể nhìn thấu điều này, về sau con sẽ chỉ có thêm nhiều đau khổ, thất vọng.

8. Rất nhiều người mua vé số suốt nhiều năm nhưng cuối cùng họ vẫn trắng tay, nghèo đói. Để thành công hay giàu có, con đều phải nỗ lực hết mình. Có một điều đơn giản cần nhớ là: Trên thế giới này không có gì miễn phí.

9. Chúng ta ở bên nhau như một gia đình chỉ trong cuộc đời này thôi, dù con thích hay không. Vì thế, hãy trân trọng và nâng niu khi chúng ta bên nhau, chia sẻ, gắn bó. Dù muốn hay không, chúng ta sẽ không thể gặp nhau ở kiếp sau.

Cuối cùng, có một lưu ý nhỏ cha muốn chia sẻ với con: Hãy đền đáp lòng tốt của cha mẹ, chăm sóc cho sức khỏe và trạng thái cân bằng của bản thân. Ăn uống điều độ, trò chuyện ôn hòa. Trẻ nhỏ cần được dạy bảo. Đau ốm cần phải chữa trị. Các mối quan hệ cần phải nuôi dưỡng, sống hướng tới sự hoàn thiện.

Vương Linh (Theo Tumblr.com)

ĐÂY CHÍNH LÀ TINH THẦN QUÝ TỘC !

Đây chính là tinh thần “quý tộc”!


1. Con ạ, con nhất định phải học nấu cơm. Việc này không liên quan với chuyện hầu hạ người khác. Khi những người yêu thương con đều không ở bên cạnh, con có thể đối đãi bản thân thật tốt. (Có thể độc lập sinh tồn)

2. Con ạ, con nhất định phải học lái xe. Việc này không liên quan với thân phận địa vị. Như thế vào bất cứ lúc nào, con cũng có thể cất bước đi đến bất cứ nơi nào con muốn, không cầu cạnh bất cứ người nào. (Tự do)

3. Con ạ, con nhất định phải học đại học, đại học chính quy. Việc này không liên quan với học lực. Trong đời người cần trải qua mấy năm này, cuộc sống không gò bó lại có thể thấm nhuộm thư hương. (Một khi đi vào xã hội, là đã đi vào thị trường)

4. Con ạ, con có biết không? Dấu chân có bao xa, lòng dạ có bao rộng. Tấm lòng rộng rãi, con mới vui vẻ. Ngộ nhỡ đi không xa, hãy để sách vở đưa con đi. (Mở rộng tầm nhìn của mình, nhờ vào tầm nhìn của tri thức)

5. Nếu trên đời chỉ sót lại hai bát nước, một bát dùng để uống, một bát phải dùng để rửa sạch gương mặt và quần áo lót của con. (Tự tôn không liên quan với giàu nghèo)

6. Trời sập xuống cũng đừng khóc lóc, đừng oán trách. Như thế chỉ khiến những người yêu thương con càng đau lòng, những kẻ thù hận con thêm đắc ý. (Bình tĩnh chấp nhận số mệnh, những người yêu thương con đương nhiên sẽ quan tâm)

7. Dù ăn cơm trộn nước tương, cũng phải trải khăn ăn sạch sẽ, ngồi với tư thế trang nhã. Sống cuộc sống thô sơ theo cung cách cầu kỳ. (Phong độ không liên quan với cảnh ngộ)

8. Khi đến phương xa, ngoài máy ảnh, nhớ mang theo giấy bút. Phong cảnh giống nhau, nhưng tâm tình ngắm cảnh mãi mãi không trùng lặp. (Hình ảnh và ký ức tình cảm là khác nhau)

9. Nhất định phải có không gian thuộc về mình, dù chỉ hơn chục mét vuông. Nó có thể giúp con khi cãi nhau với người yêu giận dỗi bỏ đi không đến nỗi lưu lạc đầu phố, đụng phải kẻ xấu. Càng quan trọng hơn là, khi con nông nổi, có một nơi để con bình tĩnh lại, cho lòng mình một góc ở yên. (Nhân cách độc lập)

10. Lúc nhỏ phải có kiến thức, lớn lên phải có từng trải, con mới có cuộc đời tinh tế đẹp đẽ! (Đọc từng trải của người khác, tìm từng trải của bản thân)

11. Bất kể lúc nào, đều phải làm một người hiền lành lương thiện. Hãy ghi nhớ, lương thiện, sẽ khiến con trở thành người được trời cao chiếu cố nhất. (Kiểu chiếu cố này không hẳn là giàu có và quyền thế. Thiện có thiện báo, thứ được báo đáp, là tình yêu thương.)

12. Nụ cười, ưu nhã, tự tin, là của cải tinh thần lớn nhất. Sở hữu chúng, con sẽ sở hữu tất cả.

Đây chính là tinh thần “quý tộc”!

PHỤ NỮ CỨNG VÀ MỀM, VÀ PHỤ NỮ SAI LẦM

Nhị Linh


Dẫu sao, nói tóm lại, cứng đúng chỗ và mềm đúng nơi là tuyệt vời nhất. Trừ phi, điều này cũng chẳng ai nói trước được, lại có những đàn ông thích cứng ở nơi đáng ra phải mềm và mềm ở nơi bình thường nên cứng. Những đàn ông đó thật đáng được ngưỡng mộ vô vàn.

Cứng và mềm

Không có phụ nữ xấu - điều này là chân lý, cùng dạng với cái chân lý nói rằng trái đất đứng im vào thuở xa xưa rồi sau này lại bảo nó quay tít - nhưng dẫu sao toàn thể đàn ông vẫn thầm mong muốn người phụ nữ của mình nên mềm đúng nơi và cứng đừng sai chỗ. Một bờ môi mềm mại lẽ dĩ nhiên không mang lại điều tương đương cảm giác hơi ớn lạnh khi tưởng như ta đang áp miệng vào một đoạn săm xe đạp Sao Vàng, nhưng bụng và mông mà hơi cứng và có độ nhún hợp lý thì lại tuyệt vời, và cầu mong sao một ngày đẹp trời ta không phải bàng hoàng phát hiện ở một vùng hiểm trở khó nói cô ấy lại có một cấu tạo xương sao đó khiến ta liên tục bị đau đến toát mồ hôi mà không dám mở mồm kêu la than vãn.

Điều nan giải nằm ở chỗ, mới chỉ nhìn thôi thì rất khó biết được tình hình chính xác của sự phân bổ cứng và mềm trên mỗi cá thể người. Đến khi chạm được hẳn vào rồi để có thể biết chắc thì ta đã phải tự nguyện nhẩm câu “không có phụ nữ xấu trên đời” nhiều lần đến mức gây ám ảnh (đồng thời mong sao mình thực sự tin được vào điều đó) mất rồi. Thế nên, hãy chú ý đến cổ tay, cổ chân, bắp tay, bắp chân, độ thon của mười ngón tay, và nhất là cổ… những chi tiết ấy thật ra nói lên nhiều điều về cứng và mềm, có lẽ nhiều hơn so với số đo ba vòng và chiều cao cùng độ dài của cặp chân, mấy thứ ám ảnh đàn ông ngày nay đến mức tệ hại, với sự góp sức của vô số báo chí lá cải rất hay bàn luận hết sức vớ vẩn về vẻ đẹp phụ nữ.

Dẫu sao, nói tóm lại, cứng đúng chỗ và mềm đúng nơi là tuyệt vời nhất. Trừ phi, điều này cũng chẳng ai nói trước được, lại có những đàn ông thích cứng ở nơi đáng ra phải mềm và mềm ở nơi bình thường nên cứng. Những đàn ông đó thật đáng được ngưỡng mộ vô vàn.

Sai lầm của phụ nữ

Phụ nữ nếu có sai lầm (điều này thật khó tin, nhưng cứ thử giả định là có) thì thường nằm ở chỗ như sau: chắc là do đọc quá nhiều tiểu thuyết nhưng lại thường tiểu thuyết Sidney Sheldon rồi ngôn tình Tàu, lại xem quá nhiều phim nhưng lại thường phim sitcom và dạng phim con dâu chiến đấu với mẹ chồng, họ hay nghĩ mẫu hình phụ nữ lý tưởng là độc lập. Thật ra điều này không có gì sai, thậm chí còn nên ủng hộ cổ vũ, nhưng cái sai nằm ở đoạn sau: phụ nữ rất hay đánh đồng “độc lập” (có thể đi kèm luôn tự do, và do đó, bình đẳng) với vượt trội, với vươn lên, với hơn người. Và bởi vậy, họ thường tỏ ra sắc sảo và ghê gớm hơn so với bản chất thực mà họ sở hữu.

Cứ như thế đi thì cũng chẳng sao, nhưng các phụ nữ ấy lại thường đương nhiên coi sự độc lập của mình là một phẩm chất quyến rũ đàn ông. Mà đàn ông thì cũng đểu, toàn làm ra vẻ kính trọng nâng niu những phẩm chất oanh liệt, nhiệt liệt tuyên dương và nặng lòng yêu thương những nữ lưu hào kiệt.

Nhưng thật ra (nói bí mật này ra chắc sẽ bị nhiều đàn ông ghét lắm) đàn ông hay tỏ vẻ ngẩn ngơ ngóng đợi cung phụng phụ nữ ghê gớm sắc sảo, để rồi sau đó có cơ hội là tót đi chơi hay thậm chí còn hơn đi chơi với những đàn bà phụ nữ hiền dịu, mềm mại, bao dung và giàu tinh thần chấp nhận.

Nhưng thật ra (điều này còn thật hơn nữa), đó cũng vẫn chưa phải vấn đề chính yếu. Mà chính yếu là ở chỗ: đàn ông, dẫu cho “gà” đến đâu, vẫn có cảm nhận chính xác về tính nữ, là thứ mà họ thực sự coi là trân phẩm lớn nhất ở người phụ nữ. Nữ tính ấy không đồng nghĩa với hiền dịu, bao dung, nhưng nữ tính ấy sẽ sụt giảm khi một phụ nữ lúc nào cũng gồng mình lên để tỏ ra mình độc lập, tự chủ và sắc sảo quyết liệt. Cho nên, muốn không bao giờ sai lầm (thật ra phụ nữ đâu có mấy khi sai lầm, họ chỉ sai lầm khi cố tình sai lầm), thì tốt hơn cả là ai hiền thì cứ hiền, ai dữ thì cứ dữ, chẳng việc gì phải trà trộn vào một vùng tính cách hoàn toàn khác với bản chất của mình.

Nguồn: PhuocBeo

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

LÀM SỮA GIẢ - TỘI ÁC!

 Tội ác làm sữa giả! 

Lại thêm một vụ sản xuất sữa giả có tổ chức vừa bị cơ quan chức năng phát giác, xử lý tại TP.Hồ Chí Minh. Hành vi làm hàng giả vốn đã là tội phạm. Riêng làm hàng giả là sữa giả cung cấp cho trẻ em thì không chỉ phạm pháp mà còn vi phạm nghiêm trọng đạo đức con người, đó là tội ác! Cở sở sản xuất sữa giả lừa dối người tiêu dùng vừa bị cơ quan công an phát hiện tại huyện Bình Chánh - TP.Hồ Chí Minh là một doanh nghiệp đăng ký họat kinh doanh có thương hiệu công khai giữa thanh thiên bạch nhật nhiều năm qua. 

Với tất cả nguyên liệu "hổ lốn” xuất xứ từ Trung Quốc, chỉ sau thao tác cho vào máy trộn đều và đóng hộp, lập tức sản phẩm được dán nhãn, phù phép thành những mặt hàng sữa giả cao cấp. Mỗi ngày có một lượng lớn sữa "xịn” trá hình theo quy trình đầy hoang dã như vậy tung vào thị trường TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam bộ. Các loại sữa giả vẫn được giới thiệu về những giá trị thiết yếu và hữu dụng, cung cấp nhiều dinh dưỡng cho trẻ 1-15 tuổi, cho phụ nữ mang thai, canxi dành cho người già, tăng chiều cao cho người trẻ… nhưng quá trình pha trộn nguyên liệu chỉ áp dụng một công thức "chẳng giống ai”. Vụ việc phi pháp này hoàn tòan không mới. Dường như các cơ sở sản xuất sữa giả từng bị phát hiện đều lộ ra một thủ thuật rất đơn giản. Các đối tượng sản xuất sữa giả chỉ việc trộn loại nguyên liệu sữa bột kém chất lượng với đường, hương liệu, sau đó đóng vào hộp và dán nhãn mác giả. Những mặt hàng dinh dưỡng giả cung cấp cho trẻ em không hề qua các công đoạn xử lý như phòng cách ly tiệt trùng, tia cực tím, máy hút chân không, thiết bị bơm nitơ... để bảo quản sữa như quy trình đúng đắn tại các nhà máy công nghiệp. Thậm chí, người tiêu dùng còn rất hoang mang với loại sữa giả hình thành bởi thủ đoạn trộn thêm hương mùi sữa, chất đạm giả, chất béo giả được mua trôi nổi ở chợ hóa chất để đánh lừa cơ quan chức năng khi bị kiểm tra.

Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng đã đặt những mục tiêu cân đối về chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho người dân, trong đó có cả yêu cầu cấp thiết cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt là giảm mạnh thể thấp còi, từng bước nâng cao tầm vóc và thể lực người Việt. Thực trạng an toàn thực phẩm nếu không được kiểm sóat hữu hiệu sẽ gây hại lớn cho cả cộng đồng. Các mặt hàng thực phẩm không bảo đảm chất lượng, nhất là sữa giả xuất hiện trên thị trường không chỉ gây thiệt hại điêu đứng cho các doanh nghiệp họat động chân chính, mà còn là mối họa lớn, đầu độc người tiêu dùng, gây tác hại cho trẻ em, ảnh hưởng đến tương lai của tòan xã hội. 

Pháp luật quy định xử phạt nặng đối với hành vi làm hàng giả. Riêng tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm (mà sữa là một mặt hàng nhạy cảm), thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh bị pháp luật chế tài nghiêm khắc, thậm chí tùy theo các tình tiết tăng nặng, kẻ phạm pháp có thể phải chịu trách nhiệm hình sự ở mức cao nhất lên đến tù chung thân hoặc tử hình. Ấy vậy mà vì mục đích lợi nhuận bất chấp pháp luật và đạo đức xã hội, không ít đối tượng làm ăn phi pháp vẫn sẵn sàng nhúng chàm sản xuất thực phẩm giả. Lý do vì sao? Câu trả lời chính là khả năng phát hiện và ngăn chặn hành vi làm hàng giả của tòan xã hội hiện nay vẫn còn rất hạn chế. Hàng giả, trong đó có sữa giả vẫn còn đất sống, len lỏi chen chân hàng thật, lợi dụng vào nhu cầu thiết yếu để đánh lừa người tiêu dùng bất cứ ở nơi nào. Để tội ác làm hàng giả, sữa giả được ngăn chặn, cần tăng cường sức đề kháng bởi một thị trường lành mạnh. Đạt được điều đó, bên cạnh đòi hỏi sự hiểu biết của người tiêu dùng cũng như ý thức chấp hành pháp luật và tuân thủ đạo đức nghề nghiệp của các nhà sản xuất kinh doanh, thì hệ thống có trách nhiệm bảo vệ thương trường, bảo vệ pháp luật cần phải vận hành một cách có trách nhiệm và hiệu quả. Các vụ việc phạm pháp làm hàng giả, sữa giả khi phát hiện phải được xử lý chế tài thật nghiêm khắc theo đúng quy định của pháp luật. Có như vậy, nền sản xuất và tiêu thụ hàng hóa mới tiến tới được mục tiêu lành mạnh hóa, không ai dám sản xuất hàng giả; không thể sản xuất, buôn bán hàng giả; người tiêu dùng không thể bị lừa dối bằng hàng giả. Khi đó, dĩ nhiên tội ác làm sữa giả cũng được ngăn chặn một cách triệt để./.

Chu Ninh

BỘ MẶT THẬT CỦA MỘT NGƯỜI TỰ NHẬN LÀ "YÊU NƯỚC"

Bộ mặt thật của một người tự nhận là "yêu nước"

Đối với cộng đồng người Việt ở Mỹ và một số người trong chính quyền, Quốc hội Mỹ, Nguyễn Đình Thắng là cái tên không xa lạ. Với hai chữ "tiến sĩ" gắn trước họ tên, trong những năm qua, người này nổi lên không phải vì có uy tín chính trị, không phải vì có thành tựu trong nghiên cứu, kinh doanh hay khoa học - công nghệ, mà nhờ thành tích "chống cộng" điên cuồng!...

Nhày 1-6, trên in-tơ-nét xuất hiện "thông báo" của một người có tên là Nguyễn Đình Thắng về việc thành lập cái gọi là "liên minh cho một Việt Nam tự do và dân chủ" (CFDV); sau đó, người này công bố bức thư tên là "tin vui" để hỉ hả đưa ra "tin vịt" về việc "hứa hẹn nhiều thay đổi" trong quan điểm của chính quyền Mỹ! Ở hai văn bản này, Nguyễn Đình Thắng coi việc chủ quyền đất nước bị xâm phạm là "cơ hội bất ngờ và hãn hữu để đẩy nhanh tiến trình dân chủ hóa đất nước" (!), đồng thời lặp lại các luận điệu khác để lừa bịp cộng đồng người Mỹ gốc Việt và kiếm chác từ các dự án "dân chủ, nhân quyền".

Cuối những năm 90 của thế kỷ trước, cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã biết tới Nguyễn Đình Thắng và tổ chức có tên "Ủy ban cứu người vượt biển" (BPSOS) chủ yếu vì có hành vi lừa đảo. Từ năm 1999 đến năm 2005, Nguyễn Đình Thắng, Ngô Thị Hiền cùng một số đối tượng khác tổ chức nhiều đợt vận động cộng đồng người Việt ở nước ngoài "quyên tiền ủng hộ đồng bào lũ lụt trong nước", mà thực chất là bịp bợm. Bị phát giác, Thắng và Hiền tìm mọi cách che đậy và đe dọa người tố cáo. Ông Hoài Thanh - bút danh Vân Nam, chủ báo Đại chúngphát hành trong cộng đồng người Việt ở Mỹ, đã viết 22 bài tố cáo, lên án Thắng và Hiền từ năm 1998 đến năm 2001 đã tổ chức hàng chục đợt quyên góp nhưng số tiền quyên góp không rõ ràng; số tiền gửi về nước để chu cấp cho một số đối tượng chống đối không quá một phần ba số tiền quyên góp, còn lại thì chia nhau tiêu xài. Để đối phó, từ năm 2001 đến năm 2006 một mặt lợi dụng đài phát thanh của Ngô Ngọc Hùng nhằm vu cáo, chụp mũ để hạ uy tín, làm ảnh hưởng tới khả năng tài chính của ông Hoài Thanh, mặt khác Thắng và Hiền làm đơn kiện ông Hoài Thanh và báo Đại chúngnhiều lần song không thành. Tháng 10-2008, ông Hoài Thanh đã tiến hành kiện ngược lại nhóm Ngô Thị Hiền vì vô cớ làm ảnh hưởng đến danh dự, tinh thần, vật chất và yêu cầu phải bồi thường. Ngày 21-9-2011, Tòa án quận Mông-tơ-gô-me-ri (bang Me-rilen, Hoa Kỳ), đã ra phán quyết cuối cùng, theo đó phía ông Hoài Thanh thắng kiện, bên bị phải đền bù cho bên nguyên 1.000.000 USD! Với bản chất "chống cộng" và là kẻ chủ mưu trong nhiều hoạt động chống phá Việt Nam, Nguyễn Đình Thắng luôn tìm cách lợi dụng quan điểm, chính sách của Mỹ với Việt Nam trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, triệt để khai thác các vấn đề bức xúc ở trong nước để tìm kiếm tài trợ, khuếch trương thanh thế, đánh bóng tên tuổi và trục lợi cá nhân.

Sau khi vượt biên sang Mỹ năm 1978, Thắng lần lượt tham gia các tổ chức "Ủy ban cứu trợ người vượt biển", "Ủy ban tự do tôn giáo cho Việt Nam" (CRFV), "Liên minh bài trừ nô lệ mới tại châu Á" (CAMSA) và trở thành kẻ có vai trò cầm đầu.

Thời gian qua, y liên tục tiến hành các hoạt động phá hoại quan hệ Việt - Mỹ và sự ổn định an ninh chính trị ở Việt Nam. Lợi dụng danh nghĩa hoạt động "từ thiện, nhân đạo, trợ giúp người tị nạn", Nguyễn Đình Thắng sử dụng các nguồn tài trợ vào hoạt động tập hợp lực lượng, kích động cộng đồng phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước Việt Nam.

BPSOS của Nguyễn Đình Thắng liên kết với tổ chức khủng bố "Việt tân" của Đỗ Hoàng Điềm hỗ trợ tài chính cho số đối tượng vi phạm pháp luật Việt Nam, tuyên truyền lôi kéo một số người tụ tập gây rối, phá hoại trật tự, an toàn xã hội. Nguyễn Đình Thắng còn cấu kết với "Quỹ người Thượng" - một tổ chức có khuynh hướng khủng bố của Ksor Kok, để kích động vượt biên xin tị nạn tại Mỹ, đòi thành lập cái gọi là "nhà nước Đề-ga (Degar) tự trị", lôi kéo đồng bào người Thượng tại Mỹ biểu tình chống Chính phủ Việt Nam...

Triệt để khai thác những điểm còn khác biệt trong vấn đề tôn giáo, dân chủ, nhân quyền giữa Việt Nam và Mỹ, Nguyễn Đình Thắng thường xuyên trắng trợn vu cáo Việt Nam trên một số diễn đàn quốc tế. Nhân sự kiện Việt Nam thực hiện báo cáo định kỳ phổ quát (UPR) lần thứ hai tại Hội đồng Nhân quyền LHQ, Nguyễn Đình Thắng tìm mọi cách kích động, kêu gọi một số đối tượng chống đối ở trong và ngoài nước gửi khuyến nghị để xuyên tạc tình hình.

Trước đó, y còn có một số hoạt động như: chuẩn bị hồ sơ để một số người gửi Ủy ban về tình trạng buôn bán phụ nữ của LHQ, Tổng Liên đoàn Lao động Quốc tế (ITUC) nhằm vu cáo Việt Nam "vi phạm nhân quyền" (tháng 7-2013); giật dây tổ chức "Liên hiệp bàn trị sự hội Thánh em", "Tín đồ Cao Đài tòa thánh Tây Ninh hải ngoại" gửi hồ sơ xuyên tạc, vu cáo chính quyền Việt Nam "đàn áp tôn giáo", cố tình cản trở Việt Nam ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ (tháng 10-2013)...

Đặc biệt, tháng 5-2011, tại Diễn đàn nhân dân ASEAN 2011 (APF 7) tổ chức ở In-đô-nê-xi-a, Nguyễn Đình Thắng và một số đối tượng như Võ Trần Nhật (con trai Võ Văn Ái), Lê Duy Cẩn (đến từ Ca-na-đa), Grô-vơ Giô-dép Ri-xơ (Grover Joseph Rees), cựu Đại sứ Mỹ tại Ti-mo Le-xte, phát biểu vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, không bảo vệ quyền của người lao động ở nước ngoài, đồng thời tán phát khoảng 20 tài liệu do Võ Trần Nhật biên soạn, trong đó xuyên tạc trắng trợn tình hình ở Việt Nam.

Lợi dụng các vấn đề liên quan đến người lao động Việt Nam ở nước ngoài, Nguyễn Đình Thắng cùng các tổ chức do y đứng đầu liên tục xúi giục, kích động, lừa đảo công nhân Việt Nam đang lao động ở một số nước đình công, bỏ việc, tạo cớ xin tị nạn; sau đó BPSOS hỗ trợ số người này kiện các công ty xuất khẩu lao động của Việt Nam về "hành vi buôn người, các công ty nước ngoài vi phạm hợp đồng"! Tháng 9-2010, Nguyễn Đình Thắng phối hợp với Đài Truyền hình VAN TV phát phỏng vấn Vũ Phương Anh - công nhân Việt Nam đi xuất khẩu lao động ở Gioóc-đa-ni đã bỏ trốn, hiện cư trú ở Hu-xtơn (bang Tếchdát, Hoa Kỳ). Trả lời phỏng vấn, Vũ Phương Anh bịa đặt về điều kiện lao động, đời sống tồi tệ của công nhân Việt Nam ở Gioóc-đa-ni, vu cáo cơ quan chức năng của Việt Nam không quan tâm, không có biện pháp thích đáng bảo vệ quyền lợi cho người lao động! Về hình thức, việc làm của Nguyễn Đình Thắng được y và "tổ chức" của y tự coi là đấu tranh vì quyền lợi của người lao động Việt Nam, song mục đích ý đồ thực sự là tuyên truyền, vu cáo Nhà nước Việt Nam, tạo lý do để xin tài trợ của các tổ chức phi chính phủ, của các cơ quan có liên quan của chính quyền Mỹ.

Lợi dụng sự phát triển của in-tơ-nét, từ đầu năm 2012 đến nay, Nguyễn Đình Thắng liên tục phát động các chiến dịch ký "thỉnh nguyện thư" mà mở đầu là sự kiện tháng 3-2012, y liên kết với Trúc Hồ (đài SBTN) phát động trên diễn đàn "We - The People" thuộc website của Nhà trắng, kêu gọi chính quyền Mỹ gây áp lực đòi Việt Nam "trả tự do cho tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm"; vu cáo Nhà nước Việt Nam "vi phạm dân chủ, nhân quyền"; yêu cầu Chính phủ Mỹ chấm dứt hoạt động thương mại song phương với Việt Nam... Bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, Thắng thu thập đủ số lượng chữ ký cần thiết, để rồi kết quả đưa lại là sự bẽ bàng. Sau thất bại, Thắng tiếp tục phát động chiến dịch "người Mỹ gốc Việt đòi tài sản" trên diễn đàn "We -The People" kiến nghị chính quyền Mỹ gây sức ép đòi Nhà nước Việt Nam trao trả lại tài sản (nhà ở, đất đai) cho công dân Mỹ gốc Việt bị quốc hữu hóa sau ngày 30-4-1975 (!). Y còn lôi kéo cộng đồng người Việt tại Mỹ ký vào "thỉnh nguyện thư" tham gia "ngày vận động cho Việt Nam" do y tổ chức vào ngày 4-6-2013; phát động chiến dịch ký tên vào "thỉnh nguyện thư" gửi Tổng thống B.Ô-ba-ma đòi chính quyền Mỹ gây sức ép với Việt Nam nhân chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hồi tháng 7-2013.

Thông qua việc phát động đủ các loại "chiến dịch ký thỉnh nguyện thư", một mặt, Nguyễn Đình Thắng âm mưu tìm kiếm cơ hội "kinh doanh dân chủ, nhân quyền", tô vẽ hình ảnh cá nhân và các "tổ chức" do y đứng đầu trước cộng đồng người Việt ở Mỹ, trước các quan chức chính quyền, Quốc hội Mỹ; mặt khác, chính những việc làm này là cơ sở giúp y thực hiện ý đồ lung lạc, lôi kéo một bộ phận lớp trẻ người Mỹ gốc Việt, vốn ít quan tâm đến các vấn đề chính trị ở Việt Nam, dần dần tham gia vào các hoạt động do Nguyễn Đình Thắng tổ chức! Â M mưu, tham vọng của Nguyễn Đình Thắng và các "tổ chức" do y cầm đầu đã bị cộng đồng người Việt ở nước ngoài từng bước nhận diện, vạch trần. Họ biết Nguyễn Đình Thắng lợi dụng các hoạt động dưới danh nghĩa "hỗ trợ" cộng đồng để trục lợi cá nhân. Họ hiểu mục tiêu của y không phải vì lợi ích của cộng đồng mà cốt tạo tiếng tăm, từ đó dễ bề kiếm tiền. Gần đây, sau khi Nguyễn Đình Thắng công bố thư "tin vui", trên trang sachhiem của người Mỹ gốc Việt đã có người nhắn tới Nguyễn Đình Thắng và đồng bọn: "chớ nhận vơ là "yêu nước", vì tay sai thì không bao giờ biết yêu nước là gì"! Đáng tiếc, vẫn có một bộ phận trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài và một số chính khách Hoa Kỳ vì những lý do khác nhau vẫn chưa nhận rõ bộ mặt thật của Nguyễn Đình Thắng, mà còn tiếp tay cho các hoạt động chống phá của y.

LAM SƠN