Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

KẾT QUẢ KIỂM TRA MỚI NHẤT TẠI CHÙA BỒ ĐỀ

Kết quả kiểm tra mới nhất tại chùa Bồ Đề


ANTĐ - Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố và quận Long Biên đã hoàn tất báo cáo kết quả kiểm tra hoạt động quản lý, nuôi dưỡng trẻ em và các đối tượng bảo trợ xã hội tại chùa Bồ Đề.

Các cháu bị bỏ rơi, có hoàn cảnh khó khăn... đang được nuôi dưỡng tại chùa Bồ Đề (ảnh chụp sáng 12-8-2014). Ảnh: Phú Khánh

Xác minh, làm rõ 24 trường hợp “có tên nhưng vắng mặt”

Những ngày đầu tháng 8, đoàn liên ngành chia làm 4 tổ đã tiến hành kiểm tra tại chùa Bồ Đề với các nội dung: thực trạng chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng trẻ em, người tàn tật, người cao tuổi (gọi chung là đối tượng bảo trợ xã hội); công tác tiếp nhận, quản lý đối tượng bảo trợ xã hội; và việc thực hiện các quy định của pháp luật về chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng bảo trợ xã hội.

Thời điểm kiểm tra, số đối tượng bảo trợ xã hội có 135 người, trong đó trẻ em từ 0 đến dưới 6 tuổi là 55; trẻ em từ 6 đến dưới 16 tuổi là 37; người tàn tật trên 16 tuổi, người cao tuổi thuộc nhóm đối tượng bảo trợ xã hội là 34; và 9 trường hợp người cơ nhỡ xin tá túc.

Theo sư trụ trì Thích Đàm Lan, từ năm 2012 trở về trước, sư trụ trì trực tiếp điều hành việc tiếp nhận, quản lý các đối tượng bảo trợ xã hội. Từ sau thời điểm này, công việc đó được giao cho Nguyễn Thị Thanh Trang là người nương nhờ trong chùa, ghi chép vào sổ theo dõi quản lý các đối tượng.

Đối chiếu tổng số người có mặt tại thời điểm kiểm tra với hồ sơ do phía nhà chùa cung cấp và qua hồ sơ của các cơ quan quản lý Nhà nước cho thấy, có 24 người, gồm 21 trẻ em và 3 người già, có tên trong hồ sơ nhưng không có mặt. Cơ quan chức năng đã trực tiếp phân công cán bộ đi xác minh theo các địa chỉ do sư trụ trì Thích Đàm Lan cung cấp. Kết quả đến ngày 8-8 làm rõ: 3 người già và 5 trẻ em đã được đưa vào Trung tâm bảo trợ xã hội; 13 trẻ em hiện được gia đình nuôi dưỡng; 1 trẻ em được nhận làm con nuôi (có quyết định của UBND phường Bồ Đề) và 2 trẻ em đang được nuôi dưỡng tại chùa khác.

Phát hiện nhiều tồn tại

Đoàn liên ngành nhận xét, nhà chùa có sổ sách theo dõi người đang cư trú, có số đăng ký tạm trú với chính quyền cơ sở, đã phân công người chịu trách nhiệm theo dõi, thực hiện. Tuy nhiên, việc phối hợp với chính quyền địa phương trong quản lý nhân hộ khẩu chưa nghiêm túc, không tự giác khai báo những di biến động về số trẻ em và đối tượng bảo trợ xã hội (chỉ khi chính quyền cơ sở rà soát mới báo cáo).

Kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất tại khu nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội, đoàn liên ngành ghi nhận diện tích ở trung bình mỗi người tính theo mét vuông là không đảm bảo quy định. Trang thiết bị khu bếp đơn giản, sơ sài, không đảm bảo phòng tránh côn trùng. Khu vệ sinh cũng không đáp ứng tốt nhu cầu.

Nhiều tồn tại khác là không có người có chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực y tế, trong khi tại đây có nhiều trẻ em, người già ốm yếu, bệnh tật. Nhà chùa có bố trí người phục vụ chăm sóc trẻ em, tuy nhiên, nhiều người trong số đó không có chuyên môn, nghiệp vụ chăm sóc trẻ. 

Qua kiểm tra, đoàn liên ngành nắm được 100% trẻ trong độ tuổi từ 0 đến 6, đều chưa được đi học tại các cơ sở giáo dục theo quy định. Nhóm trẻ từ 6 đến 16 tuổi, có 18 trẻ được đi học thường xuyên; 6 trẻ chuẩn bị vào lớp 1; 13 trẻ không đi học, đa phần do bệnh lý. Về việc thực hiện khai sinh cho trẻ, có 80/92 trẻ chưa được đăng ký khai sinh, gồm 47/52 trẻ bị bỏ rơi và 33/40 trẻ lang thang cơ nhỡ, được gia đình gửi vào chùa.

Việc chùa Bồ Đề tiếp nhận trẻ em và các đối tượng bảo trợ xã hội vào nuôi dưỡng khi không đảm bảo các điều kiện thành lập cơ sở bảo trợ xã hội và chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép là chưa thực hiện đúng quy định”, đoàn liên ngành chỉ rõ và đánh giá công tác quản lý các đối tượng bảo trợ xã hội tại chùa Bồ Đề chưa chặt chẽ. Đối với trẻ em bị bỏ rơi, khi phát hiện, trụ trì chưa chưa khai báo với chính quyền địa phương để thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết.

Từ kết quả kiểm tra, đoàn liên ngành đã có những kiến nghị, đề xuất đối với nhà chùa, quận Long Biên, và đề nghị quận kiến nghị thành phố chỉ đạo các sở, ngành liên quan phối hợp với UBND quận giải quyết các vướng mắc trong việc nuôi dưỡng các đối tượng bảo trợ xã hội tại chùa Bồ Đề.

PV Nội chính

Cục trưởng C47: MINH "SÂM" ĐÃ THỪA NHẬN HÀNH VI PHẠM TỘI

Cục trưởng C47: Minh “Sâm” đã thừa nhận hành vi phạm tội


(NLĐO)- Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục C47, đơn vị “chủ công” triệt phá vụ án Nguyễn Ngọc Minh (Minh “Sâm”) - cho biết qua khai thác ban đầu Minh “Sâm” và đồng phạm đã thừa nhận hành vi phạm tội.

"Ông trùm" Nguyễn Ngọc Minh (tức Minh "Sâm") khi chưa bị bắt

Ngày 18-8, trao đổi với báo chí, Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý (C47 - Bộ Công an) cho biết, sau gần 1 tuần băng nhóm tội phạm có tổ chức do Nguyễn Ngọc Minh (tức Minh “Sâm”), Giám đốc Công ty TNHH Đại An và Nguyễn Thành Hưng (tức Hưng “Sóc”), Giám đốc công ty TNHH Thành Hưng Bắc Ninh cầm đầu bị triệt phá, cơ quan cảnh sát điều tra đã nhận được đơn tố cáo của nhiều bị hại từng bị băng nhóm này đe dọa, cưỡng đoạt tài sản.

Qua khai thác ban đầu, các đối tượng đã thừa nhận hành vi cưỡng đoạt tài sản. Theo đó, bất cứ một xe gỗ nào kể cả doanh nghiệp ở địa phương hay bên ngoài khi vào chợ gỗ Phù Khê (do Minh sâm và Hưng sóc quản lý) đều phải nộp cho băng nhóm này từ 1,2 -2 triệu đồng/xe. Nếu không nộp sẽ bị băng nhóm này khống chế, đe dọa không thể bán được hàng.

Chiều 13-8, các đối tượng đã bị bắt quả tang khi đang cưỡng đoạt số tiền 1,2 triệu đồng của một lái xe gỗ.

Ngoài số vũ khí thu giữ, hiện Cơ quan cảnh sát điều tra đã tạm giữ số lượng tiền mặt và niêm phong khối lượng gỗ lớn tại công ty TNHH Đại An, công ty TNHH Thành Hưng Bắc Ninh.

Hiện C47 đang phối hợp với lực lượng kiểm lâm kiểm đếm và kiểm tra nguồn gốc số gỗ này. Ngoài ra, C47 cũng đã tạm giữ 7 xe ô tô của các đối tượng, trong đó cả siêu xe Maybach 57S mà Minh "Sâm" thường xuyên sử dụng với giá nhiều tỉ đồng.

Siêu xe Mayback 57S của Minh "Sâm"

Về việc có hay không sự bao che, tiếp tay của lực lượng chức năng cho hoạt động của Minh “Sâm”, Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn cho rằng việc này cần phải điều tra, trước mắt chưa có thông tin.

Đáng chú ý, khi đến thăm C47 nhân 69 năm Ngày truyền thống của lực lượng công an nhân dân vào chiều 18-8, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá: “Vụ Minh “Sâm” giao cho C47 là cũng có lý do, đây là đơn vị có nhiều kinh nghiệm, uy tín”. Đây cũng là lời giải đáp cho băn khoăn của dư luận về việc C47 vào cuộc triệt phá một băng nhóm “xã hội đen” ở địa phương.

Như Báo Người Lao Động đã đưa, chiều và đêm ngày 13-8, Cục C47 phối hợp với các lực lượng của Bộ Công an đã đột kích, khám xét tại 2 công ty TNHH Đại An do Nguyễn Ngọc Minh (tức Minh “Sâm”) làm giám đốc và Công ty TNHH Công ty TNHH Thành Hưng Bắc Ninh (cùng đóng trụ sở ở thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) do Nguyễn Thành Hưng (tức Hưng “Sóc”) làm giám đốc; bắt Minh Sâm và Hưng sóc cùng 7 đồng phạm khác; thu giữ 1 quả lựu đạn, 6 khẩu súng quân dụng và súng bắn đạn hoa cải, 7 xe ô tô cùng nhiều tang vật, tài liệu liên quan đến vụ án.

Ngày 14-8, Cơ quan Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã khởi tố vụ án hình sự “Cưỡng đoạt tài sản” liên quan đến 2 công ty này, bắt thêm đối tượng thứ 10 là Nguyễn Thanh Thắng (tức Thắng “Mậu”, ngụ Bắc Ninh). Đến ngày 17-8, cơ quan CSĐT đã khởi tố cả 10 đối tượng về hành vi Cưỡng đoạt tài sản.

Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, C47 đang khẩn trương điều tra mở rộng vụ án.

Tin-ảnh: Nguyễn Quyết

VIỆT NAM SẼ KHÔNG CHO AI THUÊ CAM RANH, TÀU MỸ CÓ THỂ DÙNG DỊCH VỤ

"Việt Nam sẽ không cho ai thuê Cam Ranh, tàu Mỹ có thể dùng dịch vụ"


Hồng Thủy/GDVN

Việt Nam dứt khoát không cho bất kỳ ai thuê quân cảng Cam Ranh, nhưng định kỳ cung cấp dịch vụ duy tu hậu cần cho tàu chiến Mỹ có thể là một lựa chọn.

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Martin Dempsey thăm một tàu hải quân Việt Nam tại cảng Đà Nẵng.

Chuyến công du Việt Nam của Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, một hoạt động đối ngoại quốc phòng bình thường giữa 2 nước đang nhận được sự quan tâm đặc biệt từ dư luận quốc tế, đặc biệt là sự theo dõi, bình luận thậm chí là moi móc, bôi đen của truyền thông Trung Quốc.

Thời báo Hoàn Cầu ngày 18/8 đăng bài bình luận, mặc dù từng là kẻ thù một mất một còn nhưng hiện tại Mỹ và Việt Nam đang sát lại gần nhau nhanh chóng chỉ vì Trung Quốc (gây hấn trên Biển Đông). Thông tin các quan chức Mỹ đang xem xét nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam hay hai bên tăng cường hợp tác quân sự lập tức được Thời báo Hoàn Cầu lu loa rằng đó là động thái "kiềm chế" Trung Quốc trên Biển Đông?! 

Đúng hơn là cần phải hợp tác đối phó với những hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, coi trời bằng vung, bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc trên Biển Đông - PV.

Mặc dù vẫn còn duy trì lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, nhưng theo Thời báo Hoàn Cầu những năm gần đây thái độ của Mỹ trong vấn đề này ngày một mềm mỏng hơn. Năm 2005 có 3 tàu hải quân Trung Quốc được lắp radar do chi nhánh công ty Mỹ Northrop Grumman tại Anh chế tạo. Năm 2006 Bộ Quốc phòng Việt Nam lần đầu tiên mua được 1 chiếc xe bọc thép thế hệ mới của 1 công ty Mỹ tại tiểu bang Virginia.

Năm 2007, chính sách cấm bán vũ khí cho Việt Nam đã có những thay đổi rõ nét. Chính quyền Tổng thống Bush khi đó đã sửa đổi các điều khoản về giao dịch vũ khí quốc tế, cho phép tùy tình hình để có thể bán vũ khí sát thương hiện đại cho Việt Nam, nhưng các loại vũ khí hiện đại này phải được hạn chế. Lần này khả năng nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam có thể tiếp tục mở ra những khả năng hợp tác mới.

Hoàn Cầu dẫn nguồn truyền thông Mỹ cho rằng, nhiều khả năng Việt Nam sẽ đề xuất với phía Mỹ mua radar ven biển, tên lửa phòng không và máy bay trinh sát trên biển. Đồng thời Việt Nam mong muốn có khả năng nhận được các linh kiện trang bị quân sự của Mỹ.

Tờ báo Trung Quốc này cho rằng chuyến công du của tướng Martin Dempsey tới Việt Nam bao gồm cả Đà Nẵng khiến người ta nhớ tới việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta khi tới thăm Việt Nam đã từng ghé thăm cảng Cam Ranh cho thấy 2 cảng này luôn có vai trò chiến lược ở Biển Đông và luôn nằm trong tầm ngắm của Mỹ.

Cảng Cam Ranh và cảng Đà Nẵng đều là một trong những cảng nước sâu tốt nhất trên thế giới, khống chế yết hầu chiến lược nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương và cách 2 đại dương không dầy 1 giờ bay. Trong Chiến tranh Việt Nam, người Mỹ đã rót nhiều tiền vào cảng Cam Ranh và cảng Đà Nẵng để nâng cấp cơ sở hạ tầng cho địa phương này.

Dẫn kết quả nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm Thụy Điển cho biết, một khi Mỹ thuê được cảng Cam Ranh là có thể nắm chặt yết hầu ở Biển Đông. Từ cảng Cam Ranh tới bất cứ đảo, đá nào ở Trường Sa khả năng kiểm soát của Mỹ đều hơn đứt Trung Quốc. Khả năng khống chế của cảng Cam Ranh với bất kỳ đảo, đá nào ở Trường Sa hay năng lực cơ động binh hỏa lực, đổ bộ đều cao hơn nhiều so với bất kỳ căn cứ hải quân nào của Trung Quốc

Giá trị của cảng Cam Ranh đối với Mỹ ở Biển Đông hơn hẳn các cảng nổi tiếng khác như cảng Changi của Singapore, Yokosuka của Nhật Bản, Busan của Hàn Quốc hay đảo Guam, Hoàn Cầu kết luận.

Tuy nhiên theo phân tích của các chuyên gia Thời báo Hoàn Cầu phỏng vấn, lập trường của Mỹ hiện nay là mong muốn tranh thủ Việt Nam đồng ý mở cửa 2 hải cảng này để cung cấp dịch vụ duy tu bảo dưỡng tàu chiến hải quân Mỹ chứ Washington không có ý định đặt một căn cứ quân sự vĩnh cửu ở Việt Nam.

Trong khu vực Đông Nam Á, Mỹ đã dùng phương thức ký kết hiệp định để có được quyền sử dụng các quân cảng, như vậy có thể loại bỏ được tính nhạy cảm chính trị của vấn đề đặt 1 căn cứ quân sự vĩnh cửu ở nước ngoài và cũng đỡ tốn kém hơn cho Mỹ.

Đối với Việt Nam, bất luận là cân nhắc đến tình hình chính trị nội bộ hay nhu cầu cân bằng lợi ích chiến lược với Nga, Việt Nam gần như không thể cho phép người Mỹ xuất hiện thường trực trên lãnh thổ của mình. Chính sách của Việt Nam dứt khoát không cho bất kỳ ai thuê quân cảng Cam Ranh, nhưng định kỳ cung cấp dịch vụ duy tu hậu cần cho tàu chiến Mỹ có thể là một lựa chọn chấp nhận được, Thời báo Hoàn Cầu bình luận.

TRÌNH LUẬN THƠ ĐỀ


Các bạn gái đoan trang không nên đọc!
-------------------------------------------------------

Dạo đó 199x tôi thất nghiệp, buồn vãi lồn ra.

Sáng ngủ dậy, khạc đờm cậy gỉ mắt, là lử thử ra quán cháo lòng đầu làng, ngồi bú diệu.

Tuy tôi thất nghiệp, nhưng nhà tôi có của ăn của để, bố mẹ tôi ko để tôi đói bao giờ. sáng nào cũng cho thàng con đôi chục.

Làng tôi, quy tụ tuyền quân vô học, tức là có học, cơ mà hết lớp 8 là ok. tôi học đến tận qua lớp 8, tức đạp xe đi học ở trường trên phố, thì quá oai, về làng giống như người đỗ trạng nguyên vậy.

À mà tóm lại thất nghiệp, bú diệu lòng, nếu gặp anh nào quen thì mời đôi chén diệu. Quán lòng mở từ 5h sáng, lòng bẹp như cái săm xe đạp hết hơi, cháo đen như nước sông tô lịc, cơ mà đc cái rẻ, rẻ thì cả làng tôi ưng.

Bú xong sang quán nước, đá chén chè bồm, rít điếu vina nếu sông-sênh, ko thì anh gì ơi cho em nhờ cái điếu.

Ở quán nước, là lúc, trình học của tôi đc phát huy.

Làng tôi, thậm chí có anh đéo biết chữ, có học lồn đâu mà biết chữ dcm, những lúc đó, mấy con vô học đó bu lấy tôi...

Tôi trầm ngâm phết, gọi mụ chủ đưa cho tôi quyển giáo trình, tôi bát đầu phô-trương sở học.

Mấy con cẩu bắt đầu nuốt nước bọt nghe tôi bình thơ, đó là thơ đề.

Làng tôi, thanh niên chỉ có niềm khát khao cháy bỏng là đánh bạc, tiền ít, cấy con đề là hợp lí, tuy nhên, phải là con " sắc nước " tức con trúng. 

Mấy anh ghi đề làng tôi cứ 15 phút lại qua quán nước 1 phát để update, tất nhiên lúc đó, quán nước đã sang sảng tiếng thơ đề. 

Câu thơ dân đề hay ngâm nga nhất là : 

Ai ơi hãy nhớ câu thề
sáng đi một chục, chiều về bải tram.

(tức đánh 10k, nếu trúng, sẽ là 700k , 1 chọi 100) 

Buổi sáng, chúng tôi bình luận về câu thơ hôm qua, và tại sao nó về con đó??? kiểu bọn bình luận bóng đá ý.

Nói ra thì dài dòng, cơ mà luận 1 lúc, kiểu đéo gì thơ cũng chuẩn.

ví như đề về 07, thì bài thơ cho hôm đó là: 

hư vô 1 cõi đi về
thất tình sao đéo nhảy cầu cho nhanh.??? 

Nghe thì đéo liên quan, cơ mà tôi luận cho lũ vô học đó biết: hư vô, nghĩa là không, thất tình, chữ thất nghĩa là 7, vậy đề về 07 là chuẩn.....

dcm lũ cẩu vỗ đùi đen-đét, tán dương tôi lên giời, thế là nói ngoác mồm phét, chuyện tiếp chuyện, vui vui là.
còn những bài kiểu như : 

01 e ấp mà chi
Chiều nay 56 lại chờ 65...

thì có mà luận vào lồn...

Sau tuần trà sáng thì đến trưa, tôi về cắn cơm rồi khật khưỡng ra.

Lũ cẩu vẫn ở đó, râm ran thơ đề, ỏm tỏi cờ tướng, đen đét đầu đít ( đầu đít là 1 loại cờ bạc, dùng 2 tờ tiền để chơi bằng số in trên tiền, thàng chơi cầm 2 tờ tiền giấu vào 2 tay, thàng kia gọi : ví dụ tổng vệ sinh, tức là các con số trong tờ tiền cộng mẹ lại với nhau, ai to thì ăn nếu đéo thêm câu "bé ăn" lắm lúc chém nhau do nghe đéo rõ câu này. 1 thàng ra bóng ( là 2 tờ tiền ) 1 thàng gọi, tiếng "đét" là do thàng gọi vỗ vào tay thàng kia.

Mà đéo biết làng các anh chị thế nào, chứ làng tôi chỉ ham về cờ bạc, hở ra là sóc đĩa ba cây chắn cạ đầu đít. Làng tôi cũng chuyên về cờ bạc bịp, dăm bẩy anh đóng kịch chăn 1 anh gà mờ là chuyện thường.

Cơ mà tôi đang kể luận thơ đề hehe, tổ sư tôi bị cái tật, cứ kể chuyện nọ xọ mẹ chuyện kia.

Tầm 2h chiều tôi ra, lúc đó đã có thơ đề.

Thơ đề, là do trạng đề, trạng đề có thể là 1 thàng già dâu dài , có thể là thàng ranh con, có thể là mụ nạ dòng chổng mông cửa sổ, thơ từ bọn đó mà ra, mỗi nơi dcm 1 bài, ngồi mà luận. các trạng đề cũng đéo cần biết chữ.

Hôm đó tôi ra hơi muộn, chúng nó đã luận sang sảng rồi, lưu ý thơ đề chỉ có 1 thể loại lục-bát, tức là loại thơ dễ nhớ dễ thương. thàng nào luận theo ý thàng đó, cãi nhau nhưng đéo đánh nhau, vì đơn giản mày đánh con mày luận, bố đánh con bố luận.

Hôm đó say quá, tôi nhớ bài thơ là: 

Ba cô đi chợ đường Phồn
Mỗi cô nhổ 1 cái lông lồn xỉa răng 

(đéo lục bát lắm nhưng thơ đề có cái hay là đéo cần nghiêm luật).

Lạ cái, hôm đó có muỗi bài thơ đó, nghe đâu xin đc của cao thủ bên kinh bắc, tờ phô tô, vẽ thêm rồng phượng âm dương các kiểu.

(ảnh ăn cắp ) 

Thôi thì bàn luận râm ran. kẻ nói 3 cô là có số 3, cơ mà nam thòi nữ thụt là số 2, bóng lên ( tức cộng hay trừ đi số 5 ) là 7. còn mỗi cô nhổ 1 cái lông lồn xỉa răng thì tha hồ đoán, thàng bảo rang có 36 cái, thàng nói 38 cái, há mồm ra mà đếm, lại chọc thêm cái lông lồn, thành ra 39, càng khó đoán, dịt còn mẹ đập bàn à ồ ừ nhỉ ầm ĩ cả 1 góc làng.

Bài thơ quả khó đoán tổ sư, cao thủ như tôi mà cũng lè lưỡi ra.

Sau thàng nào oánh số thàng đó, nam thòi nữ thụt bóng lên các kiểu, nhẽ đủ cả 100 số hehehe.

Tôi luận 1 lúc chán quá bẩu địt mẹ đánh đơn giản, 3 cô là số 3, mỗi cô nhổ 1 cái lông thì đánh số 1, kệ mẹ chúng nó muốn luận gì thì luận, cơ mà tôi đéo chắc lắm, đánh có 1 nghìn hehe ( 1 nghìn thời đó nhẽ bàng 10 ngìn thời nay) .

Anh chị đéo tin thì thôi, hôm đó đề về luôn con 31, tôi ăn đc 70k, tổ sư tôi cứ tiếc mãi vì đéo dám oánh nhiều. 

Mấy con cẩu luận quá xa bẻ tay day trán thần người vì tiếc.

GS. Chu Hảo: "THOÁT TRUNG VỀ VĂN HÓA" LÀ...BỎ CHIẾC MŨ "BÌNH THIÊN"?

Ong Bắp Cày


Chào mọi người,

Chúng ta lại quay lại với chủ đề "Thoát Trung về văn hóa" được tổ chức tại hội trường tầng 4 tòa nhà Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam có địa chỉ 53 Nguyễn Du, Hà Nội.

Không bàn đền việc các "nhân sĩ trí thức" vào bậc "ưu tú nhất quả đất" đã chuyển chủ đề "Thoát Trung về văn hóa" thành "Thoát Trung về chính trị" để tấn công vào hệ thống chính trị nước nhà, ngay tại trụ sở của cơ quan trực thuộc UB Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Bỏ qua, lối nói "theo đóm ăn tàn" của nhà văn Thùy Linh khi chị này nâng bi Thực dân Pháp, và biến kẻ xâm lược thành nhà hảo tâm đối với xứ Việt.

Cũng không nhắc đến tay gà mờ Nguyễn Ngọc Lanh, khi ông ta kết luận rằng, văn hóa "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", truyền thống "đền ơn đáp nghĩa là nguyên nhân cản trở tất cả sự phát triển của Việt Nam".

Tôi cũng không chấp với Nguyễn Quang A, khi ông này cho rằng: "Chúng ta không thể thoát Trung vì chùa Bái Đính được gọi là chùa Tàu vì tiền của Tàu bỏ ra". Vì thực tế chả có gì chứng minh "Chùa Bái Đính là chùa Tàu, do Tàu bỏ tiền ra xây". Phát biểu như thế quả là liều và nực cười, nhất là với một ông Tiến sĩ.

Tôi quan tâm đến lời phát biểu của 2 ông: 

- Ông Đình Thiết nói: "đề nghị lột cái mũ bình thiên của Lý Thái Tổ ở bờ Hồ đi, vì mũ ấy là mũ của Tàu".

- Ông GS Chu Hảo đánh giá: "tượng Lý Thái Tổ ở bờ Hồ có “mặt như ông cố đạo Pháp, mà cái mũ lại mũ của Tàu". 

Thực tế khi dựng tượng, những người có trách nhiệm đã phải tổ chức hội thảo khá nhiều lần. Để có thể phán ánh được chân dung và dáng vóc, và thần thái của Lý Thái Tổ, các nhà khoa học đã phải dựa vào các cơ sở khoa học. Vắn tắt, đó là:

1. Di vật khảo cổ học (quần áo, mũ mão thời lý); 
2. Kỹ thuật dựng hình từ các dỉ chi đào được;
3. Những hiểu biết và kỹ năng "Nhân chủng học";
4. Những hiểu biết về giải phẫu tạo hình;
5. Khu vực mộ táng của Lý Thái Tổ.

Đã có những cuộc Hội thảo khoa học vào năm 2003 với đông đủ các nhà sử học, văn hóa học, các kiến trúc sư, điêu khắc gia, họa sĩ... tham gia nhằm thảo luận về hình tượng vua Lý sẽ được thể hiện như thế nào trước khi xây dựng tượng đài.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Lý Công uẩn sinh năm 974. Năm 35 tuổi Lý Công Uẩn dựng nên triều Lý (1009). Quyết định dời đô ra Thăng Long khi 36 tuổi và mất ở tuổi 55 (1028). Hình ảnh các vị vua chúa, tướng lĩnh, danh nhân của nhiều thế kỷ trước, hầu hết đều không có hình vẽ hoặc tượng để lại, cũng không được mô tả kỹ lưỡng ngoài những dòng ca ngợi ngắn và cũng mang tính ước lệ, tượng trưng do tình cảm tôn vinh của người chép sử hoặc nhân dân truyền tụng lại. Chẳng hạn khi viết về Thân vệ Lý Công Uẩn thì chỉ là "người khoan thứ, nhân từ", "thông minh, tuấn tú khác thường" sẽ "là bậc minh chủ trong thiên hạ" v.v...

Những thông tin đó không đủ là chất liệu cho các nghệ sĩ tạo hình. Họ phải làm theo phương pháp giả định tùy theo kiến thức lịch sử, tình cảm, sự tưởng tượng, sự sáng tạo cao hay thấp của mỗi người nghệ sĩ.

Trang phục của vua Lý cũng không có một tư liệu nào để khai thác. Còn suy đoán lịch sử theo lô-gic thì trang phục triều đình Lý mới lập nghiệp sẽ chưa thể đưa ra một kiểu mẫu nào mới khác với triều Đinh, Lê trước đó, mà các thời này lại ăn mặc theo trang phục Tống triều. Điều này lại trông chờ ở các nhà sử học, trang phục học hoặc các nhà điêu khắc tưởng tượng và giải quyết sao cho mọi người có thể chấp nhận được.

Các nhà nghiên cứu Vũ Khiêu, Nguyễn Vinh Phúc, Trần Lâm Biền, Lê Văn Lan, Nguyễn Văn Huy, Phan Khanh, Đặng Văn Bài, Trần Đức Cường... kiến trúc sư Nguyễn Trực Luyện, họa sĩ Trịnh Quang Vũ (người nghiên cứu và có nhiều tư liệu cổ về trang phục) và một số học giả khác đã có những ý kiến góp phần làm “sáng” các vấn đề đang trong tình trạng “mờ” này.

Sau một thời gian, Ban tổ chức đã nhận được 28 mẫu tượng cùng các sa bàn, bản vẽ phối cảnh. Hội đồng nghệ thuật (HĐNT) đã tiến hành nhiều cuộc thảo luận, nhiều vòng bỏ phiếu kín để chọn ra ba mẫu hội đủ các tiêu chí đề ra. Đó là mẫu phác thảo của các nhà điêu khắc Lê Đình Bảo, Vi Thị Hoa và Lê Đình Quỳ.

Cả ba mẫu đã được HĐNT tiến cử đến các cấp lãnh đạo thành phố xem xét và quyết định lựa chọn. Đây cũng là việc làm được quy định của một Hội đồng tư vấn. Và cuối cùng NĐK Vi Thị Hoa đã chiến thắng.

Nói như thế để thấy, việc lựa chọn hình tượng vua Lý Thái Tổ cùng với trang phục của người là việc làm rất công phu. Tuy nhiên, khó có thể làm rõ được chiếc mũ của nhà vua đội có thực sự phù hợp hay không.

Tôi nghĩ, việc một triều đại nào đó học tập trang phục của người Trung Quốc cũng là điều dễ hiểu, và thực tế các triều đại trước cũng đã làm như vậy.

Trong đời sống xã hội hiện đại, người dân, thậm chí cả quân đội, cảnh sát thiết kế trang phục dựa trên cơ sở tham khảo trang phục của nước khác thì cũng không có nghĩa là lệ thuộc hay phụ thuộc vào họ.

Hãy thử hỏi chiếc mũ cử nhân của sinh viên, mũ Kê-pi của Quân đội, của cảnh sát, của Hải quân không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở nhiều nước trên thế giới đang sử dụng có nguồn gốc từ đâu, và việc chúng ta sử dụng những chiếc mũ ấy, liệu có phải là lệ thuộc vào họ?

Câu trả lời khá đơn giản, bởi "chiếc áo không làm nên thầy tu". Điều này, chắc ông Đình Thiết và ông GS Chu Hảo chắc nắm rất vững.

Vậy "Hội thảo Thoát Trung về văn hóa" thực chất là gì, chắc các bạn đã hiểu.

Đáng buồn hơn cả, một giáo sư như ông Chu Hảo lại có tầm nghĩ "Thoát Trung về văn hóa" lại chỉ là...bỏ chiếc mũ Bình Thiên của vua Lý Thái Tổ!
-----------
Ảnh trên: GS Chu Hảo và nhà thơ Hoàng Hưng - Ảnh: Phạm Xuân Nguyên

GẶP TƯỚNG NGUYỄN VIỆT THÀNH TRƯỚC THÔNG TIN SẼ BỊ KIỆN VỀ VỤ NĂM CAM

Vụ án Năm Cam đã trôi qua hơn 10 năm, nhưng gần đây đã có nhiều thông tin liên quan đến Trung tướng Nguyễn Việt Thành - Trưởng ban chuyên án Năm Cam. Từ lời đồn đại ông sẽ bị khởi tố đến việc sẽ bị kiện bồi thường thiệt hại vì đã tiến hành bắt giam một doanh nhân ở Bình Dương, phóng viên Dòng Đời đã về nhà ông ở Chợ Gạo, Tiền Giang để nghe ông bộc bạch những nỗi niềm...


Tướng Thành đang ở gian bếp. Nhà ông không có cổng rào, cứ thế chúng tôi đi xuyên qua một vườn cây ăn trái, băng qua mương cá bao quanh. Ông lui cui với những con heo trong chuồng, mặc chiếc áo thun trắng và khi nghe chúng tôi gọi thì ông nói vọng lên: Xuống thẳng dưới đây mấy em. 

Tướng Thành và người dân.

“Anh không ân hận”

Ở tuổi 65, ông vẫn nhanh nhẹn, nhưng khi trò chuyện thì giọng nói rất nhỏ nhẹ và chậm. Ông cho biết tuần trước ông có qua Bến Tre thăm anh Hai Trọng (ông Trương Vĩnh Trọng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ - NV) đang bị bệnh nặng. Nhưng ông nói, anh Hai rất lạc quan, chẳng chút buồn phiền gì, còn nói đã có 4 khối u trong gan. Vợ anh thấy vậy ngăn anh không cho nói tình hình bệnh tật, nhưng anh Hai Trọng vẫn cười: Thì trước sau gì cũng chết. 

Trung tướng Nguyễn Việt Thành.

Chúng tôi không hiểu vì sao anh bắt đầu bằng câu chuyện này trong khi chúng tôi lại muốn đề cập thẳng những thông tin trên báo mạng về việc một doanh nhân đang kiện anh thời anh tiến hành điều tra vụ án Năm Cam cách đây hơn 10 năm. Ngại anh bị sốc nên chúng tôi hỏi:

- Nhà anh Tư có mạng không?

- Nhà anh ở vùng quê làm gì có mạng em. Anh Tư vừa pha trà vừa nói - nhưng mấy anh em ở Công an Tiền Giang có thông gì trên mạng đều in ra và chuyển cho anh xem.

Dường như đã hiểu lý do thăm nhà của chúng tôi nên ông buông từng tiếng rất nhỏ:

- Đời anh và những việc anh làm, đến giờ anh không thấy ân hận gì. Thiên hạ đồn anh có vợ lớn, vợ bé, mấy em đến nhà có thấy thêm ai đâu, chỉ có anh và bả với thằng con út sống chung. Họ đồn anh có mấy căn biệt thự, nhưng anh sống trong vườn, trong đất ông bà để lại. Ngày về hưu anh được lãnh 170 triệu đồng, về quê gom góp, vay mượn thêm làm được căn nhà nuôi yến, kiếm ít tiền chi tiêu...

Trước khi bước vào khu nhà anh chúng tôi đã thấy một cánh đồng đang trĩu lúa. Người dân ở đây nói, khi anh còn đương chức Giám đốc Công an Tiền Giang rồi sau đó lên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân, vợ anh vẫn ra cánh đồng này để cày ải. Mấy người dân thấy vậy nói chị: Vợ ông giám đốc thì về nhà sơn sửa móng tay, chưng diện lên chứ làm gì mà vất vả như một bà nhà quê vậy. Nhưng chị nói, ổng làm lớn thì kệ ổng, có tháng ổng còn không đem tiền lương về, không làm thì lấy gì sống...

Ngày Tư Bốn về hưu, ông dành thời gian chăm sóc khu vườn của mình, bây giờ nhìn thật đã mắt. Ngoài tên Tư Bốn, Tướng Thành, người dân quê còn gọi là ông Tư “bù ngót”, vì ông rất thích loại rau này và trồng rất nhiều quanh nhà. Khi có khách ở lại dùng cơm, ông chỉ cần ra vườn tướt một đống lá là có một nồi canh ngon. Cái mương bao quanh nhà ông chỉ nuôi cá tra, cá tai tượng vàng và cá trê. Cứ mỗi tháng lãnh lương hưu là ông mua ngay mấy bao thức ăn chất trong kho rồi mỗi chiều ngồi cho chúng ăn. 

Tướng Thành thăm một gia đình chiến sĩ công an có hoàn cảnh khó khăn.

Vì sao Công an Tiền Giang bắt người ở Bình Dương?

Chúng tôi tặng ông tờ Dòng Đời và ông chú ý đến bài báo viết về Oanh Hà. Ông nói ông biết Oanh Hà và cả người viết (Hoàng Linh). Thấy ông đã sẵn sàng, chúng tôi hỏi:

- Vụ án Năm Cam đã trôi qua hơn 10 năm rồi, đã có nhiều bị án ra tù, trong đó có cả những cán bộ công an... ông có gặp lại họ không? 

- Có chứ. Có người tình cờ gặp nhưng đa phần anh chủ động gặp họ. Chẳng hạn như anh Năm Huy (Bùi Quốc Huy, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an bị kết án 4 năm tù trong vụ án Năm Cam – NV), anh chủ động đến nhà thăm. Còn lúc ở trại giam anh vẫn đến thăm hỏi và gửi cho anh chuối xanh- mà anh Năm rất thích. Hay như Nguyễn Mạnh Trung (nguyên Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM bị kết án 8 năm tù trong vụ Năm Cam) có lần gặp lại, anh chủ động đến bắt tay và hỏi thăm...

- Nhưng phản ứng của họ thì sao?

- Anh không biết nhưng anh nghĩ chắc họ cũng không vui. Cũng có người ra tù rồi vẫn còn nhắn anh là hãy đợi đó. Biết sao được, công việc thì phải làm thôi. Ngày làm án Năm Cam không phải ai cũng ủng hộ, ngay cả trong nội bộ ngành,100 người, chắc có 20 người là không đồng tình. Mấy em nên biết, trước khi anh bắt tay thực hiện chuyên án Năm Cam, anh chẳng hề biết gì về Năm Cam cả. Đã phân nhiều người, nhưng cuối cùng chỉ có anh nhận. Ngay cả anh Bùi Thiện Ngộ (nguyên Bộ trưởng Bộ Công an) trước khi mất cũng để lại bút tích phải làm quyết liệt vụ Năm Cam.

- Trong vụ bắt khẩn cấp Bùi Mạnh Lân - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Hưng Thịnh ở Bình Dương, tại sao anh lại huy động Công an Tiền Giang làm việc này. Hiện nay có báo mạng đăng bài nói rằng vụ Công an tỉnh Tiền Giang đi bắt “đàn em Năm Cam” tại tỉnh Bình Dương nhưng lãnh đạo tỉnh Bình Dương không biết ông Lân bị bắt về tội gì và cũng không có ai đến làm việc với cơ quan chức năng của tỉnh Bình Dương. Việc bắt khẩn cấp ông Lân được thực hiện bởi Nguyễn Văn Nên và Nguyễn Tuyến Dũng cùng một số người khác đã làm sai quy định về thẩm quyền, khi từ một địa phương này sang địa phương khác thực hiện mà không thông qua cơ quan chức năng, chính quyền địa phương.
- Cái này anh phải nói lại cho rõ. Khi thành lập chuyên án Năm Cam anh đã huy động rất nhiều công an các tỉnh thành tham gia. Có cả Bình Định, Thanh Hóa, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu... nhưng khi vào TP.HCM thì họ nói xa xôi quá, nên xin rút về. Anh còn nhớ có cả Dương Tự Trọng (em của Dương Chí Dũng, người vừa bị kết án tù do tiếp tay cho Bùi Chí Dũng bỏ trốn) lúc đó là Phó phòng Cảnh sát hình sự Công an Hải Phòng dẫn 6-7 anh em vào tăng cường cho ban chuyên án, nhưng chỉ được một thời gian thì cũng xin rút về. Như vậy trong tay anh lúc ấy chỉ có Công an Tiền Giang, TP.HCM, Bình Dương. Mà cũng phải nói cho đúng, lúc đó họ đã là người trong ban chuyên án rồi, đâu còn phân biệt tỉnh này, địa phương nọ nữa đâu. Hơn nữa, Bùi Mạnh Lân và các bị cáo khác đã thuê mướn các đàn em của Năm Cam để giải quyết tranh chấp trong khu công nghiệp, mà trong tình hình đó những chuyện gì có liên quan đến vụ án Năm Cam thì Ban chuyên án phải thực hiện điều tra. Hơn nữa, anh là người phụ trách án điều tra các tỉnh phía Nam từ Đà Nẵng trở vào. Chẳng lẽ lại không được chỉ đạo án xảy ra ở Bình Dương hay sao?

- Nhưng khi Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao yêu cầu thay đổi biện pháp ngăn chặn các bị can này, anh lại chần chừ và đến 3 ngày sau mới thả họ ra. Tờ báo mạng nói rằng: Nên đã gọi điện thoại cho ông Nguyễn Việt Thành và nhận được ý kiến chỉ đạo là làm báo cáo lên. Sau đó, Nên làm báo cáo cho ông Nguyễn Việt Thành và ông Nguyễn Thế Bình. Ðến 17 giờ 30 cùng ngày, ông Nguyễn Việt Thành đã gọi điện thoại cho Nên nói rằng: “…đã trao đổi với ông Nguyễn Thế Bình - Phó Cục trưởng C16 thống nhất chưa tống đạt ngay cho 3 bị can…”. Vì sao như vậy, thưa ông?

- Anh nhớ khi được anh em cấp dưới báo cáo yêu cầu của Viện là ngày thứ 6. Sau đó anh trao đổi với cấp trên. Đến ngày thứ 7 thì nhận được lệnh đồng ý. Qua ngày nghỉ Chủ nhật, đến thứ 2 là anh đã ký lệnh thả và chỉ đạo thả ngay. "Giam lố" Bùi Mạnh Lân 3 ngày chính là vì rơi vào ngày nghỉ cuối tuần. Không thể nói là anh đã bắt giữ người trái pháp luật

- Lệnh đó là lệnh thả tự do cho Bùi Mạnh Lân và các bị can khác?

- Không đúng. Lân vẫn có tội nhưng được chuyển về cho địa phương xử lý, mà cụ thể là tiếp tục các bước tố tụng để giao cho tòa án một huyện ở Bình Dương để xét xử. Nhưng khi về rồi, thì địa phương đã không thực hiện việc này.

Nói đến đây, Tướng Thành bỗng ngồi đăm chiêu. Ông tâm sự với chúng tôi rằng ông biết ai là người phụ trách tờ báo mạng trên. Hồi đó, trên Bộ đã phân công người này phụ trách phát ngôn với báo chí những thông tin liên quan đến vụ án Năm Cam, nhưng sau đó lại phát ra những thông tin không đúng. Chúng tôi nói có tin đồn rằng thời đó ông đã ký lệnh bắt người này, nhưng ông phản bác hoàn toàn không hề có chuyện đó. Nhưng ông nói rằng, hồi đó anh em trinh sát báo cáo rất nhiều về con người này. Nếu không có anh tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng lúc bấy giờ chỉ đạo, có lẽ mọi việc sẽ khác. 

Tướng Thành chăm sóc vườn cây.

Đến đây, ông Tư đột ngột đề nghị chúng tôi dừng câu chuyện vì ông phải dự đám giỗ ông cậu ở nhà đứa em gái. Đúng chất Nam Bộ, ông mời:

- Các em ở xa về thăm anh không dùng bữa cơm thì đi theo anh qua nhà đứa em ăn bữa giỗ.

Sau khi làm xong vụ án Năm Cam, Tướng Thành báo cáo lên cấp trên rằng ông đã 60 tuổi, cái tuổi phải về hưu, nhưng cấp trên trả lời ông chưa được nghỉ và điều ông ra Hà Nội làm Phó chánh Văn phòng Ủy ban phòng chống tham nhũng. Năm đầu tiên sống ở Hà Nội ông ở chung nhà với anh lái xe, năm sau mới chuyển sang ở nhà công vụ.

Nỗi buồn Tư Bốn

Chúng tôi đồng ý và ngồi trên xe cùng ông. Chiếc xe đi qua nghĩa trang liệt sĩ, ông chỉ tay nói:

- Về hưu anh huy động anh em rồi đứng ra tu sửa, chỉnh trang lại nghĩa trang này. Vùng này ngày xưa chiến sự ác lắm. Có tới 400 liệt sĩ nằm ở đây. Anh em chọc ghẹo nói, bây giờ ông Tư từ làm tướng chuyển sang làm quản trang rồi. Thôi thì phải làm tròn trách nhiệm cho người đã ngã xuống.

Ông nhìn con đường đang chạy, hai bên là ruộng lúa và thanh long với đôi mắt đượm buồn khi chúng tôi nói về hai cộng sự cấp dưới của ông trong ban chuyên án là Nguyễn Tuyến Dũng vừa bị tuyên án 10 năm tù vì có hành vi lạm quyền trong khi thi hành công vụ, riêng ông Nguyễn Văn Nên thì đang bị điều trị bắt buộc chờ ngày xét xử vì bị tâm thần phân liệt. Ông thỏ thẻ:

- Buồn lắm các em ơi. Anh vừa lên Biên Hòa ghé nhà thương điên thăm Nên. Lúc đầu nó nhận ra anh ngay và nói: “Chào anh Tư, anh Tư khỏe không?”. Anh rất mừng tưởng nó đã tỉnh, nhưng ngay sau đó, nó nói lung tung rằng: “Anh Tư ơi, bọn đàn em Năm Cam kéo nhau cả chục thằng cầm dao kiếm đuổi em, chắc em không sống nổi quá anh Tư”. Anh vỗ về nó mà nói rằng, chẳng còn đàn em Năm Cam nào nữa đâu. 

Trong đầu chúng tôi lúc ấy như sống lại những năm tháng cách đây 10 năm. Một vụ án quá lớn mà trọng trách lại đè nặng lên vai ông Tư Bốn. Người bị án tử đã được thi hành, người bị tù giam đã được cải tạo, đã được trả tự do, còn những người làm án vẫn phải tiếp tục gánh vác những công việc tiếp theo, và có người đã gục ngã. Riêng ông, một ngã rẽ khác đã đưa ông ra Hà Nội với một chức danh: Phó chánh Văn phòng Ủy ban phòng chống tham nhũng. Bốn năm ở vị trí này, ông tâm sự đã làm được vụ rút ruột công trình xây dựng tượng đài tưởng niệm chiến sĩ Điện Biên Phủ vì nó đụng đến những linh hồn của những người đã ngã xuống cho Tổ quốc. Một vụ khác liên quan đến vụ án tiêu cực trong sử dụng nguồn vốn ODA ở TP.HCM mà bây giờ ông Huỳnh Ngọc Sĩ đã vào tù, nhưng ông vẫn chưa thỏa mãn... Còn nhiều vụ khác ông chỉ thực hiện với vai trò tham mưu.

- Nếu không có người đứng sau lưng ủng hộ thì vụ án Năm Cam có làm trôi chảy không? Chúng tôi hỏi ông.

Ông nói: “Cũng khó”, rồi nhắc đến cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ông bộc bạch:

- Có lần anh Sáu Dân điện thoại nhắc nhở một câu mà anh nhớ hoài: "Này chú Tư, vụ Năm Cam mà làm không xong thì coi như đất nước này không còn những người cộng sản chân chính nữa...”. Điều này làm anh vững tin tiếp tục làm mạnh.

Ông xuống xe bước vào nhà em gái. Mọi người đã đông đủ nhưng chưa nhập tiệc vì đợi anh. Ông bắt tay từng người, rồi cụng ly. Lúc này, ông không còn là ông tướng một thời nữa, ông hết cụng ly thằng Tám, ông Sáu, thằng Năm, thằng Chín... rồi bỗng dưng có người đề nghị anh Tư ca bài vọng cổ "Tình anh bán chiếu đi...”. Anh vui vẻ nói, đợi chút nữa anh sẽ hát!

Cứ thế, đã 2 năm trôi qua kể từ khi về hưu, ông Tư Bốn, Tướng Thành đã trở về sống một cuộc đời bình dị với những người dân quê chân chất, nhưng dường như những cơn sóng ngầm vẫn chưa buông tha ông... 

Một đêm khoảng 3 giờ sáng năm 2011, Tướng Thành nhận điện thoại của anh Hai Trọng đến nhà uống nước. Anh ngồi uống nước đến “no bụng” nhưng chẳng thấy anh Hai nói gì. Đến khi gà vừa gáy thì anh Hai Trọng nói:” Tư mày đừng buồn, cấp trên quyết định 4 người về hưu, trong đó có mày”. Tướng Thành nói, sao lại buồn và ông về làm đơn xin nghỉ hưu.

Nguồn: Dân Việt

VÁN BÀI SẤP, NGỬA TẠI NAY PYI TAW

Ván bài sấp, ngửa tại Nay Pyi Taw


TTCT -Nhìn lại bối cảnh các “ông lớn” đang “húc nhau” ngay trong “ao nhà” của ASEAN là biển Đông, có thể cho rằng khuyến cáo “giải quyết một cách hòa bình” ấy thật đầy khôn ngoan. Thế nhưng... 

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trao đổi với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại cuộc gặp riêng ở Hội nghị các ngoại trưởng ASEAN tại Nay Pyi Taw ngày 9-8 - Ảnh: Reuters

Trong bối cảnh trên biển Đông vừa tạm ngưng các biểu hiện xung đột trực diện, thay vào đó là đợt “nam tiến” bởi đoàn tàu cá của Trung Quốc, làm sao giảm và ngăn ngừa được căng thẳng là ưu tiên bức bách ở Hội nghị các ngoại trưởng ASEAN (AMM) và Diễn đàn an ninh khu vực (ARF) vừa kết thúc. 

Tất nhiên, trên bề nổi vẫn là ngoại giao.

Như diễn văn khai mạc của Tổng thống nước chủ nhà Myanmar Thein Sein: “(Trong 47 năm qua)... Sự vắng mặt của chiến tranh và xung đột đã trở thành một biểu tượng của ASEAN. Thông qua môi trường hòa bình này, các nước thành viên ASEAN đã có thể mang lại phát triển kinh tế và phúc lợi cho đại đa số người dân... ASEAN hiện là một thị trường của 609 triệu người với 2.500 tỉ USD GDP... ASEAN sẽ sớm trở thành một cộng đồng đúng với phương châm: Một tầm nhìn, một bản sắc và một cộng đồng”.

Điều gì đang đe dọa ASEAN?

Trong thực tế xung đột lợi ích quốc gia hiện nay, quốc gia càng lớn càng tự cho phép phóng đại các lợi ích cốt lõi của mình, đồng thời càng khăng khăng những lợi ích cốt lõi đó là “bất khả tranh cãi”, khiến các nước nhỏ phải rơi vào tình thế “cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng”, có muốn liên kết hay không liên kết cũng bị lấn ép!

Thế nhưng bên dưới bề nổi hào hứng đón Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015, còn có những nhỏ to đầy lo lắng giữa các quan chức ASEAN.

Bất cứ ai không sinh sống trong khu vực ASEAN và không theo dõi thời sự các nước thành viên ắt hẳn sẽ không khỏi thắc mắc “Họ lo ngại cái gì nhỉ?” khi nghe ông Thein Sein nói về tình hình ASEAN như sau:

“Các diễn biến hiện nay trên thế giới đang khiến chúng ta lo ngại nghiêm trọng. ASEAN cần thúc đẩy chính sách không liên kết của mình, tính năng động chuyên nghiệp hầu có thể giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp và dị biệt... Trong (quá trình) tái cơ cấu các khuôn khổ chính trị và an ninh khu vực mới trong khu vực chúng ta, Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Đông Nam Á sẽ vẫn là tài liệu cơ bản cho nỗ lực tương lai của chúng ta”.

Nhìn lại bối cảnh các “ông lớn” đang “húc nhau” ngay trong “ao nhà” của ASEAN là biển Đông, có thể cho rằng khuyến cáo “giải quyết một cách hòa bình” ấy thật đầy khôn ngoan. Thế nhưng thực tế lại cho câu trả lời khác.

Khái niệm “không liên kết” của thời kỳ chiến tranh lạnh phân cực thành hai khối dựa trên hai ý thức hệ đối cực liệu có còn nguyên giá trị nữa không, khi những đối đầu hiện tại không còn là những đối đầu ý thức hệ mà đơn thuần vì xung đột “lợi ích cốt lõi” giữa các quốc gia?

Và trong thực tế xung đột lợi ích quốc gia hiện nay, quốc gia càng lớn càng tự cho phép phóng đại các lợi ích cốt lõi của mình, đồng thời càng khăng khăng những lợi ích cốt lõi đó là “bất khả tranh cãi”, khiến các nước nhỏ phải rơi vào tình thế “cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng”, có muốn liên kết hay không liên kết cũng bị lấn ép! 

Tiếng nói chung?

Trong tinh thần “trung lập” được phát pháo ngay từ phút khai mạc đó, điều duy nhất mà các ngoại trưởng ASEAN có thể nhất trí với nhau là “nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở biển Đông”, cho dù nhấn mạnh một cách chung chung như trước giờ và “bày tỏ quan ngại sâu sắc về các diễn biến gần đây” mà không nêu cụ thể điều gì đã xảy ra, “ai” đã làm những gì. 

Các ngoại trưởng cũng đã chỉ “yêu cầu các bên nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, không để tái diễn những hành động phức tạp”, đồng thời trở lại với điệp khúc cố hữu là “yêu cầu các bên cần thúc đẩy các biện pháp nhằm bảo đảm việc thực hiện đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố về quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử (COC), tuân thủ luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982”, song không nói rõ bên nào đã không thực hiện DOC và trì hoãn COC, không chấp hành UNCLOS.

Cuối cùng, các ngoại trưởng cũng đã nhắc lại yêu cầu lẽ ra đang rất bức xúc là đề nghị các bên “giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thực hiện kiềm chế, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực” mà không nêu rõ có ai đã cố tình dùng vũ lực mà chưa có cơ hội hay không...

Sau hội nghị, sáng thứ hai 11-8 Hoàn Cầu Thời Báo hí hửng nhận xét: “Không có đề cập cụ thể đến Trung Quốc trong tuyên bố. Thông cáo chung của các ngoại trưởng ASEAN công bố hôm chủ nhật đã bị trì hoãn do lẽ các thành viên cãi nhau về từ ngữ trong đoạn nói về biển Đông”.

Chính thái độ hớn hở vì “thoát nạn” này cho thấy Trung Quốc ý thức rất rõ nguy cơ bị điểm mặt là kẻ gây rối và rằng gây rối như thế là sai trái.
Thật ra, không lạ lùng gì thái độ “đứng giữa” đó của ASEAN. Nguyên tắc của ASEAN là đồng thuận. Thế nhưng ASEAN gồm đến 10 nước, và mỗi nước đều có những quan hệ đối ngoại và lợi ích riêng của mình. Lợi ích riêng khác nhau thì nhiều, trong khi lợi ích chung rất ít.

Thế cho nên dù thông cáo chung gồm đến 160 điều khoản nhất trí lập trường về đủ vấn đề, từ Cộng đồng kinh tế ASEAN đến tình hình Triều Tiên (điều 156), Ukraine (đ.157), vụ chuyến bay MH17 (đ.158), Trung Đông (đ.159), Syria (đ.160)..., song các ngoại trưởng không đồng thuận được về vấn đề biển Đông.

Dẫu sao vẫn còn hơn ở Phnom Penh năm nào, một tuần sau phải nhờ ngoại trưởng Indonesia ra sức ngoại giao con thoi mới phát đi được một thông cáo chung! 

Càng đồng thuận chung chung, càng không nhất trí định nghĩa được thế nào là “hành động khiêu khích”. Tuy không là một bên trong cuộc, song Bộ trưởng Ngoại giao Singapore K. Shanmugam cũng phải nhận xét rất thực tế rằng: “Tôi nghĩ rất khó để nói về điều này trống không” (như thế)!

Ngay cả với “kế hoạch ba bước” của Philippines, đề xuất duy nhất được đưa ra trong thời điểm nóng bỏng này nhằm làm giảm căng thẳng, trong đó có bước “đóng băng mọi hoạt động gây tranh cãi”, các ngoại trưởng ASEAN cũng đã không đồng thuận được với nhau trong định nghĩa hành động nào là “gây tranh cãi”!

Như Ngoại trưởng Singapore Shanmugam đã phản biện: “Rất khó đóng băng mọi hoạt động. Câu hỏi đặt ra là: Các hoạt động nào là gây tranh cãi? Làm sao xác định được thế nào là tranh chấp và không thể tranh cãi”. 

Nỗi niềm Myanmar!

Thật ra, có thể hiểu được thái độ “không liên kết” của Tổng thống Thein Sein. Đất nước ông cũng “răng kề răng” với Trung Quốc, nên ông phải chọn lựa an ninh tổ quốc của mình. Cuối tháng 6, tức khoảng một tháng rưỡi trước hội nghị ASEAN, ông “có việc” phải sang Trung Quốc. Ba tuần sau, hôm

20-7, tức ba tháng sau khi hết hạn bản ghi nhớ dự án xây dựng tuyến đường sắt Côn Minh - Kyaukpyu ký năm 2011, Bộ Đường sắt Myanmar cho báo chí biết dự án này ngưng lại do dân chúng phản đối.

Dân Myanmar có phản đối cũng dễ hiểu: xây đường sắt khổ lớn dài đến 1.215km phục vụ lợi ích Côn Minh vốn bị kẹt sâu trong tỉnh Vân Nam chạy ra cảng Kyaukpyu là chính, chứ phục vụ Myanmar là phụ. 

Cho dù có cố tránh không nhắc đây là lối ra biển cho Trung Quốc, song WantChinaTimes của Đài Loan ngày 23-7 cũng đã phải giải thích lợi ích chiến lược này như sau: “Tuyến đường sắt này có ý nghĩa chiến lược đối với Trung Quốc như là một giải pháp thay thế cho eo biển Malacca trên đường đi sang Trung Đông”.

Hàng hóa của nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới nay tha hồ rút ngắn thời gian ra đến Ấn Độ Dương bất quá trong nửa ngày trên xe lửa tốc hành.

Dân chúng Myanmar càng phản ứng hơn nữa do 20 tỉ USD vốn đầu tư là của Trung Quốc, đổi lại Trung Quốc toàn quyền quản lý vận hành trong 50 năm, coi như người Myanmar chỉ có nước đứng ngó thiên hạ làm chủ cái “xương sống” của đất nước mình.

Trước nguy cơ quá rõ này, ông Thein Sein có phải hô hào không liên kết để có thể bắt được con tôm “hủy dự án” cũng là chuyện đáng thông cảm. 

Bắc Kinh và Washington cụ thể hơn

Trong khi đó, với sự lạc quan cố hữu như từng thấy trong các hồ sơ Syria rồi Trung Đông nay đang bể nát, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hào hứng thuật lại trong buổi họp báo tối chủ nhật 10-8:

“Chúng tôi đã cố gắng đặt một cái gì đó lên bàn để mọi người có thể nắm lấy... Đó sẽ là một loạt bước tự nguyện tiềm năng. Một số quốc gia đã quyết định rằng đó sẽ là những gì họ sẽ làm. Đó là một quá trình tự nguyện... Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ nhìn thấy một số tiến bộ liên quan đến biển Đông, dựa trên các cuộc đàm thoại mà chúng tôi đã có ở đây”.

Tự nguyện tìm đến hòa bình, đó là niềm tin cố hữu của Ngoại trưởng Kerry dựa trên sự tự nguyện của các bên trong cuộc. Song nhà báo Anne Gearan của tờ Washington Post lại không tin thế nên mới hỏi ông: “Trung Quốc dường như vẫn dứt khoát không đồng ý với ý niệm trọng tài quốc tế có tính ràng buộc, hoặc Luật biển phải được thực thi... Vậy ngoại trưởng sẽ làm gì tiếp theo?”. 

Số là Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã đáp trả đề xuất này của ông Kerry như sau: “Trung Quốc sẵn sàng lắng nghe lời đề nghị có ý tốt từ tất cả các bên về vấn đề biển Đông, song đề nghị đó phải khách quan, vô tư và xây dựng.

Mỹ đang thúc đẩy một thỏa thuận có nguy cơ tiếp tục thiêu đốt quan hệ giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng Đông Nam Á, sau nhiều cuộc chạm trán căng thẳng tranh chấp trên biển Đông trong năm nay, bao gồm cả tranh chấp về việc triển khai một giàn khoan dầu của Trung Quốc dẫn đến cuộc bạo loạn chống Trung Quốc ở Việt Nam.

Philippines cũng đã kêu gọi đóng băng như một phần của một kế hoạch ba bước để giảm bớt căng thẳng ở vùng biển giàu tài nguyên”. 

Ông Vương Nghị, người đã ký kết DOC năm 2002 tại Phnom Penh trong tư cách thứ trưởng đặc phái viên và đã hiểu giá trị thực sự bằng không của ký kết đó, nên đã thản nhiên bác bỏ đề xuất tránh cho tình hình leo thang của Mỹ và cho rằng “không cần thiết, do lẽ DOC đã có quy định rõ ràng về vấn đề này rồi”.

Theo ông, đề xuất của Mỹ sẽ dẫn đến những “tiêu chuẩn kép” (tức ai làm gì cũng không sao, còn Trung Quốc làm thì bị huýt còi) chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện DOC, tham vấn về COC.

Ông Vương Nghị cho biết trong một cuộc họp riêng hôm thứ bảy 9-8, ông ta cũng nhấn mạnh với ông Kerry rằng tình hình chung ở biển Đông là ổn định (!) và không có vấn đề gì với tự do hàng hải.

DANH ĐỨC