Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

Khám và phá Sơn Đoòng

Khoai@: Tên bài do Tre Làng tự đặt.


Đêm tân hôn, chú rể lần đầu làm cái việc "nhỏ mà không học lớn mò cũng ra" với cô dâu, nhưng chưa có kinh nghiệm nên đành gọi thằng phù rể đứng cầm đèn pin để soi. Loay hoay một lúc vẫn không nhét được “thằng nhỏ” vào hang của cô dâu, chú rể bắt đầu bực, bèn quát thằng phù rể:

- Rọi đèn ra đằng trước đi mày!

Loay hoay thêm lúc nữa vẫn không vào được. Chú rể lại quát thằng phù:

- Rọi đèn bên phải đi mày.

Loay hoay thêm chốc nữa, lại quát

- Rọi đèn bên trái đi mày.

Chẳng kết quả gì, bực quá, chú rể bảo:

- Thôi đưa đèn đây tao soi cho, mày làm thử tao xem.

Phù rể vào ...làm đánh sụt một cái, chú rể đắc thắng mắng:

- Thấy chưa cái đồ kém cỏi, có soi mỗi cái đèn mà cũng không xong.

Cũng y như vậy, khi có điều kiện khám phá một “tòa thiên nhiên”…ví dụ như hang Sơn Đoòng, bạn muốn tự mình khám phá hay muốn "Một thằng phù rể" với mớ cáp treo khám phá hộ bạn. Bạn chỉ mỗi việc cầm đèn pin săm soi, trầm trồ và vỗ tay, để dành cái cảm giác “cực khoái” cho thằng khác hưởng?

Hay nói một cách khác. Khi bạn yêu một cô gái, bạn sẵn lòng tặng cho cô gái đó cả cuộc đời bạn, sẵn sàng vất vả tìm lá diêu bông tặng nàng…kèm theo một chiếc nhẫn đính hôn gắn kim cương. Để đến ngày run rẩy, hồi hộp khám phá từng nhịp thở nóng hổi từ đôi gò bồng đảo căng tròn, vén khóm cỏ mật thơm ngát giữa cặp đùi mát rượi để nhấm nháp từng giọt yêu đương từ khe suối bồng lai…CHỈ CỦA RIÊNG MÌNH BẠN.

Đó là những thứ không gì đánh đổi được mà cả đời bạn sẽ mãi khắc ghi.

Đương nhiên, không bao giờ có thể so sánh với cảm giác bạn bỏ 500 nghìn đồng để gọi một em cave "giải quyết nhu cầu". Cho dù "em nó" có điệu nghệ thổi khúc dân ca réo rắt bằng "cây sáo" của bạn, "bắt giun kim" cho bạn bằng cơ thể điện nước đầy đủ, full service. Bạn cũng sẽ quên luôn em ấy sau khi lột bao cao su, nhổ bãi nước bọt (vừa ngậm cặp vú hoặc hôn đôi môi mà cả nghìn thằng khác cùng ngậm) trả tiền và kéo quần lên y như hàng nghìn khách hàng khác của em cave ấy.

500 nghìn đồng - Đó cũng là số tiền xé vé đồng hạng để bạn cùng hàng nghìn khách hàng khác kê mông lên những tuyến cáp treo Bà Nà, Hạ Long hay sắp tới có thể là cả…Sơn Đoòng.

Tất nhiên, mình không so sánh tập đoàn SUN GROUP như một Má Mì chăn cave, khi cố vơ vét những tòa thiên nhiên như núi Bà Nà, vịnh Hạ Long, hang Sơn Đoòng về để tổ chức xé vé đồng hạng cho khách chơi ai cũng được vần vò. Biến hương sắc vô giá mà tạo hóa ban tặng cho thiên nhiên, đất nước, con người thành một thứ:

Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng; 
Giải nước đen giả suối, chẳng thông dòng 
Len dưới nách những mô gò thấp kém; 
Dăm vừng lá hiền lành không bí hiểm, 
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu 
Của chốn ngàn năm cao cả âm u.

Nhưng dù sao, dày vò và hạ thấp giá trị của những “tòa thiên nhiên” theo cái cách mà SUN GROUP đang làm, có lẽ cũng không khác gì cách một số ông bầu showbiz biến hoa hậu, người mẫu trở thành cave… điện nước đầy đủ, full service, lại có cái cho bạn khoe: TAO VỪA MỚI NGỦ VỚI EM NÓ.

Nguồn: Nguyen Minh

ẤN ĐỘ CHÍNH THỨC CÔNG KHAI VIỆC BÁN TÊN LỬA BRAMOS CHO VIỆT NAM

Ấn Độ chính thức công khai việc bán tên lửa BrahMos cho Việt Nam


Sau nhiều đồn đoán, lần đầu tiên Ấn Độ gửi tín hiệu rõ ràng rằng họ đã sẵn sàng để bán tên lửa BrahMos cho Việt Nam.

Tờ báo lớn nhất Ấn Độ - The Times of India hôm nay đưa tin:Ấn Độ hôm thứ Ba (28/10) đã cam kết giúp Việt Nam hiện đại hóa quốc phòng. Sau cuộc gặp của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Narendra Modi cho biết: “Hợp tác quốc phòng với Việt Nam là một trong những vấn đề quan trọng nhất của chúng tôi. Ấn Độ vẫn cam kết giúp hiện đại hóa các lực lượng quốc phòng và an ninh của Việt Nam. Điều này sẽ bao gồm việc mở rộng các chương trình đào tạo của chúng tôi, một chương trình đã rất đáng kể cùng với các bài tập chung và hợp tác trong các thiết bị quốc phòng. Chúng tôi sẽ nhanh chóng thực hiện khoản tín dụng 100 triệu USD để cho phép Việt Nam mua các tàu hải quân mới từ Ấn Độ”.

Bên cạnh đó, lần đầu tiên, Ấn Độ gửi tín hiệu rõ ràng rằng chúng ta đã sẵn sàng bán tên lửa hành trình tầm ngắn BrahMos cho Việt Nam, một nhu cầu lâu dài của Việt Nam. Chính phủ Ấn Độ trước đó cũng còn một chút do dự trong vấn đề này vì e ngại Nga (một nước đối tác đồng phát triển BrahMos) nhưng hiện tại Nga cũng đã sẵn sàng.

Ấn Độ sẽ chờ để được MTCR thông qua trước khi bán (MTCR là viết tắt của cụm từ Missile Technology Control Regime. Đây là một tổ chức được lập bởi 34 quốc gia để kiểm soát việc phổ biến các công nghệ tên lửa có tầm bắn trên 300km và đầu đạn nặng trên 500 kg).

Nhưng cả Ấn Độ và Việt Nam đã quyết vượt qua trở ngại này.

Tầm quan trọng trong chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam đến Ấn Độ là hiển nhiên khi Tổng thống Pranab Mukherjee đã có chuyến thăm nhà nước tới Việt Nam gần như trùng với thời điểm Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đến New Delhi.

Việt Nam là trung tâm trong chính sách châu Á-Thái Bình Dương của Ấn Độ. Chính phủ Ấn Độ đã gửi một tín hiệu rõ ràng cho Trung Quốc rằng họ sẽ tích cực theo đuổi lợi ích của mình trong khu vực. Thủ tướng Modi đã viết: ‘Chính phủ của tôi đã kịp thời tăng cường sự tham gia của chúng tôi trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, điều đó là quan trọng đối với tương lai Ấn Độ”.

Trần Vũ (Theo Times of India)

Mời TS Nguyễn Xuân Diện và PV Xuân Dương tranh biện: KHÔNG LẼ CỨ GIẤU CÁI XẤU TRONG CẶP?. .

Khoai@


Ngày 27/10/2014, trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam (GDVN) có đăng 1 bài viết của tác giả Xuân Dương với nhan đề "Tờ rơi" - Vũ khí bôi nhọ đất nước của công an Thành phố Hồ Chí Minh". Sau đó, tiêu đề này được sửa lại thành: "Tờ rơi" – Vũ khí mới chống tội phạm của công an thành phố Hồ Chí Minh".

Nội dung bài báo đề cập đến việc công an phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh tổ chức phát tờ rơi (bằng tiếng Anh) với mục đích cảnh báo khách du lịch, đặc biệt là người nước ngoài tự bảo vệ tài sản cá nhân nhằm chống lại các tệ nạn xã hội nơi công cộng.

Ngay sau khi đăng, ông TS Nguyễn Xuân Diện lập tức có mặt và bê bài này về trang Tễu, đồng thời giật thêm một tít báo cực kỳ phản cảm: "Công an TP HCM tự vả vào chính mình, ngành mình".

Người tử tế, được giáo dục đàng hoàng thì không ai làm thế!

Không ai lạ gì ông TS Nguyễn Xuân Diện. Với học hàm Tiến sĩ Ca trù, nhưng ông không tập trung vào chuyên môn của mình để cống hiến cho ca trù. Trái lại, ông thường xuyên viết bài và tiếp tay cho phần tử xấu bằng cách đăng các bài có xu hướng chống nhà nước.

Ngay sau khi đăng bài này, dư luận đã phản đối mạnh mẽ. Tre làng đã sao chép lại hầu hết tất cả các bài viết và dự định tranh biện với PV Xuân Dương và TS Nguyễn Xuân Diện trên tinh thần dân chủ. Không hiểu TS Diện có sãn lòng hay không?

Và đây là bài đăng trên báo Tiền Phong của tác giả Đình Nguyên: 

Không lẽ cứ giấu cái xấu trong cặp?

TNO - Tôi nghĩ thật là buồn cười khi có một luồng ý kiến quy chụp việc Công an phường Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM phát tờ rơi để du khách nâng cao tinh thần cảnh giác trước nạn cướp giật, trước thực trạng số ít lái xe taxi không trung thực khi tính cước…, là hành động “sỉ nhục”, “bôi xấu” đất nước.

Trước hết, hãy nhìn vào nội dung tờ rơi:

“Violent crime is very often in Ho Chi Minh City. Keep your bags close to your body, avoid wearing precious jewelry and try not to be too flashy with your camera and phone” (Tội phạm bạo lực rất hay xảy ra tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hãy giữ túi xách của bạn luôn bên người, không đeo các đồ trang sức quý và cố gắng không để lộ máy ảnh và điện thoại di động).

Và “Do not trust the taxi meter (đừng tin vào đồng hồ trên xe taxi). Ripping off unsuspecting passengers is an art form for dishonest driver. Stisk to reliable companies such as Vinasun taxi and Mailinh taxi. (Đây là hành động móc túi hành khách của lái xe không trung thực. Hãy lựa chọn các hãng taxi đáng tin cậy như Vinasun và Mai Linh).

Là một người dân thành phố, tôi nghĩ lời cảnh báo trên không có gì là quá. Điều đó hoàn toàn càng không có gì là “bôi đen” cả. Thực tế thì tình trạng tội phạm bạo lực, cướp giật trên đường phố, lái xe taxi không trung thực khiến du khách bị “móc túi” dường như đã trở thành “chuyện thường ngày”. Người dân đã phải tự mình tập dần thói quen “sống chung” với nó rồi mà.

Có thể nói Q.1 là nơi kinh tế sầm uất nhất thành phố. TP.HCM lại đứng đầu cả nước về việc làm ra nhiều tiền bằng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Lẽ thường giàu thì phải sang. Sự “sang” đó thể hiện không nhỏ thông qua đời sống người dân, thông qua việc ăn, việc mặc mỗi ngày; và việc trang sức mỗi khi ra đường. Ví như du khách đến Sài Gòn tham quan trong một vài lần, cảm nhận về độ sang, độ giàu có của Sài Gòn, thì ngoài việc nhìn vào nhà cửa, cơ sở hạ tầng…, có lẽ một phần không nhỏ là họ nhìn vào hình ảnh người dân, đặc biệt là những chị em phụ nữ luôn thoải mái trên đường với nhiều đồ trang sức làm đẹp cho mình.

Nhưng thực tế thì chuyện chị em làm đẹp ở “nơi giàu nhất nước” như là một điều rất… xa xỉ. Ở đây nói xa xỉ là vì rất nhiều người chẳng bao giờ nghĩ đến, hoặc dẫu có nghĩ đến rồi nhưng lại không dám làm đẹp mỗi khi ra đường. Lý do đưa ra cũng vì… sợ cướp giật. Ai đó trong lúc này hoặc lúc nọ có mang đồng hồ, dây chuyền, túi xách hàng hiệu nhưng khi đi trên đường thì cũng luôn che bịt kín mít từ cổ đến chân, và khi đến “điểm hẹn” an toàn rồi thì mới được làm đẹp. Như vậy cũng tội cho chị em lắm chứ!

Về nguyên tắc, công an là lực lượng tiên phong có nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội cho người dân và du khách. Một khi sự đảm bảo an toàn trên thực tế chưa được như mong muốn, thì việc đưa ra lời cảnh báo, nhắc nhở cho du khách cẩn thận là hoàn toàn cần thiết. Tờ rơi cũng hướng dẫn khách nước ngoài một số điểm đáng lưu ý khi sử dụng dịch vụ xích lô, xe ôm… Có thể nói, đây là một hành động có trách nhiệm, thân thiện, tích cực ở chỗ chủ động không muốn để cho du khách “sống chết mặc kệ”.

Thực tế thời gian qua, người dân thành phố cũng hay được khuyến cáo: đừng có khơi khơi mang tài sản có giá trị mỗi khi đi trên đường đó sao, vì “lỡ” mấy tên cướp giật ngó thấy được rồi ra tay, thì công an dẫu có tuần tra, mật phục thường xuyên cũng chưa chắc kịp trở tay để bảo vệ được cho người dân.

Không thể quy chụp cho việc cảnh báo, nhắc nhở ấy là “sỉ nhục”, là “bôi xấu”, không thể nói đó là việc làm phản cảm, hay tạo tâm lý lo sợ, bất an cho du khách.

Hai tình huống đặt ra:

1. Công an cảnh báo, nhắc nhở để du khách biết có nguy cơ và bảo vệ được tài sản của mình để chuyến tham quan của họ có được những trải nghiệm trọn vẹn, cảm nhận được sự quan tâm của chính quyền sở tại để sau đó có dịp sẽ quay trở lại “làm giàu cho du lịch Việt Nam”.

2. Công an, dù đã biết có nguy cơ, nhưng lại che giấu đi để rồi du khách bị “sa bẫy cướp giật”, không thu hồi lại được tài sản bị cướp giật cho du khách, sau chuyến tham quan họ luôn bị ám ảnh về một nơi không an toàn rồi chẳng bao giờ trở lại, rồi họ còn kể lại cho bạn bè, đưa thông tin lên mạng xã hội.

Trong lúc vấn đề an ninh, trật tự ở thành phố “chưa được đẹp như viên pha lê”, thì tình huống nào sẽ mang lại ý nghĩa, kết quả tốt hơn, hẳn là chuyện không khó để nhận ra khi xét vấn đề trên nhiều góc độ một cách hợp lý.

Sẽ là việc rất đáng trách, rất đáng lên án khi anh vì thành tích, vì danh hiệu, vì sợ trách nhiệm… mà anh “giấu trong cặp” chuyện tội phạm để rồi tội phạm càng “có đất để sống”!

Nói lên sự thật (đặc biệt là cơ quan công quyền) về bất cập, tồn tại để cùng nhau xử lý sẽ luôn tốt hơn là “giấu hết mọi chuyện trong cặp” rồi tất cả không biết đâu mà lần.

Hẳn mọi người cũng hay nghĩ và luôn mong muốn là thực tế trong cuộc sống bây giờ sẽ được như thế đó sao(?!).

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

CÙ HUY HÀ VŨ: NGƯỜI TRONG NHÀ NÓI GÌ?

Cù Huy Hà Vũ: Người trong nhà nói gì?


Dân Luận: Mấy ngày trước chúng tôi đã đăng bài về việc chính quyền thực hiện cưỡng chế và xây tường ngăn trong khu vực nhà số 24 Điện Biên Phủ, liên quan đến luật sư Cù Huy Hà Vũ. Gần đây chúng tôi đã nhận được thông tin trái chiều dưới đây, và để đảm bảo tính đa chiều của Dân Luận, chúng tôi xin đăng tải để độc giả tham khảo.

Ngôi nhà "tranh chấp" 24 Điện Biên Phủ

"Tôi cũng tin rằng chân dung Cù Huy Hà Vũ trong mắt bà Trần Lệ Thu (vợ kế ông Cù Huy Cận) là chân thực". VM

Chủ nhật hôm ấy (28/03/2010) sau khi đã hẹn trước qua điện thoại chúng tôi, cán bộ hưu trí cũng là đồng nghiệp, đến thăm bà Trần Lệ Thu (vợ cố nhà thơ Cù Huy Cận) ở 24 Điện Biên phủ, Hà Nội. Đúng hẹn, chúng tôi đến cổng nhà bà. Cổng khóa, gọi điện thì bà bảo cổng ấy bị khóa rồi, nhà mình phải đi phía phố Trần Phú kia. Vòng sang phố Trần Phú cũng thấy để biển hiệu: “VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CÙ HUY HÀ VŨ”.

Chờ ít phút thì tấm cửa cuốn nặng nề cũng được kéo lên. Khi nó cách mặt đất chừng một mét, chúng tôi thấy bà Lệ Thu từ từ chui ra. Bà tỏ ra áy náy khi cho chúng tôi biết, bà không thể tiếp chúng tôi tại nhà mình, nơi bà cùng chồng và các con sống đã hơn 40 năm. Bà mời chúng tôi cùng vào quán Café gần ngay đó để nói chuyện, hỏi thăm nhau…

Khuôn mặt bà Lệ Thu không khác mấy so với thời còn làm việc ở Khoa Lưu học sinh tiếng Nga, thuộc Trường ĐH Ngoại ngữ (Thanh Xuân) Hà Nội. Duy mái tóc bà giờ đã bạc trắng, còn lưng đã còng rạp xuống, đi lại chậm chạp, khó khăn.

Bà Lệ Thu kể, hàng ngày vẫn phải uống thuốc và tập thể dục bằng cách đi bộ. Bà giải thích lí do vì sao không thể tiếp chúng tôi trong nhà mình.

Bà Trần Lệ Thu đang phải gồng mình đẩy tấm cửa cuốn này để đi "nhờ" ra khỏi nhà mình.

Bà Trần Lệ Thu chào khách sau khi phải gồng mình đẩy tấm cửa cuốn lên. Vì lòng tự trọng, không muốn phiền luỵ tới gia đình con riêng của nhà thơ Huy Cận đang sống cùng trong khu biệt thự, bà vẫn hẹn tiếp khách ở quán nước đầu phố.(10/03/2012)

Hàng ngày bà Trần Lệ Thu phải đi chợ và thể dục chống loãng xương như thế này. (10/03/2012)

Chính quyền cưỡng chế phá tường rào nhà 24 Điện Biên Phủ xây không đúng quy cách, thực hiện vào sáng thứ Tư 27/01/2010.

Bên trong nhà bà Lệ Thu (Tầng 2) 24 Điện Biên Phủ. HN.(10/2009)

Vài năm trước khi chồng bà mất, người con trai riêng của ông là Cù Huy Hà Vũ đã đưa đơn kiện, đòi chia đôi chủ quyền căn nhà ông bà cùng các con đang ở. Người con riêng này đã cùng vợ bịt lối đi vào nhà từ phía 24 Điện Biên Phủ, thuộc quyền sử dụng hợp pháp của 2 vợ chồng bà và gia đình. Căn nhà sinh thời, nhà nước cấp cho 2 ông Xuân Diệu và Huy Cận...

Bà nói, căn biệt thự 24 Điện Biên Phủ giờ đã bước sang tuổi 100, mọi thứ ở đây đã cũ nát, xuống cấp trầm trọng. Sở dĩ ngôi nhà hầu như vẫn nguyên trạng về hình dáng, kết cấu vì nó vẫn đang thuộc nhà nước quản lý. Nó vẫn chưa được cấp sổ đỏ cho gia đình theo Nghị định 61/ CP. Hiện tại bà và những người đang sống ở đây vẫn không phải trả tiền nhà…

Kể tới đây, bà Lệ Thu chợt như xa xăm… Nhìn bà, thấy rõ dáng hình còm cõi, gương mặt, đôi mắt phảng phất nỗi buồn của bao nỗi phiền toái, đắng cay trong nỗi đau của nhân tình, thế thái xung quanh chuyện nhà cửa, không có lối đi.

Không phải bà Lệ Thu không nhiệt tình với khách, chỉ vì bà đã không còn lối đi đã hơn chục năm nay, nhà cửa thì cũ nát, chật chội. Sân, vườn nhà bà giáp cả hai phía phố rộng rãi, mà bà không còn chỗ để đi lại, thư giản; xe máy nhà bà vẫn phải gửi nhà khác. Muốn ra ngoài phải “đi nhờ” qua Văn phòng Luật sư Cù Huy Hà Vũ, vốn là diện tích chung đã bị “người nhà” chiếm dụng cho riêng mình. Không những thế, mỗi khi phải ra vào nhà bà phải oằn người đẩy tấm cửa cuốn lên để chui ra và kéo xuống để đóng lại. Công việc này còn khó đối với đàn ông khỏe mạnh, nói chi tới người già cả như bà.

Gần cuối buổi thăm hỏi, tôi có xen vào chuyện mới đây về ông Cù Huy Hà Vũ. Rằng đọc trên mạng thấy ông Vũ này nổi lắm, như một người dám tranh đấu cho dân chủ, ông ta còn đâm đơn kiện cả Thủ tướng nữa đấy…

Bà Lệ Thu khẻ cười… Một lúc sau bà nói: “Anh Vũ này, từ nhỏ đã là một người hoang tưởng. Anh ấy luôn coi mình là người giỏi nhất. Xứng đáng làm thủ tướng. Lòng tham thì…”.

Tôi có ý hỏi bà Lệ Thu về ông Cù Huy Hà Vũ, nhưng thấy bà cũng không muốn nói nhiều về chuyện này. Bà chỉ nói thêm, rằng bà về nhà này làm vợ ông Huy Cận khi cậu Vũ mới 7 tuổi, ăn ngủ sinh hoạt cùng trong ngôi nhà này, cộng thời gian cũng đã hơn 40 năm. Kể cả sau này cậu Vũ lấy vợ, có con, đi làm…cũng ở đây, làm sao bà không biết cậu Vũ là người như thế nào?

Khi được hỏi về việc cưỡng chế phá tường rào nhà 24 Điện Biên Phủ mới đây, bà cho biết: “Bức tường hiện nay là do Chính quyền phường Điện Biên mới xây lại theo đúng nguyên bản cũ trước đây đã bị cây ngã đổ vì mưa bão phá sập. Ông Cù Huy Hà Vũ xây lại tường rào bị đổ nhưng vì lại xây bịt kín bằng gạch, không có chấn song sắt, phá vỡ cảnh quan… nên chính quyền mới cưỡng chế, việc này đã được thông báo trước”.

Chia tay bà Lệ Thu, chúng tôi không khỏi áy náy, lo lắng cho sức khỏe và cuộc sống tù túng hiện nay của bà. Nhưng chúng tôi biết làm gì hơn, ngoài sự cảm thông và lời chúc bà được sống vui, sống khỏe trong những năm còn lại của cuộc đời.

Vài lời nói thêm:

Sau lần ấy tôi còn vài lần đến thăm bà Lệ Thu hay trao đổi qua điện thoại. Cuộc sống của bà vẫn căng thẳng, không gian sống vẫn bị chiếm dụng, tù túng, tranh chấp. Thời gian qua tôi cũng để ý tìm đọc một số bài của Cù Huy Hà Vũ và nhiều bài viết về ông. Tôi cũng được bà Lệ Thu cung cấp một số tờ photo (Bà Lệ Thu không sử dụng internet) mấy bài báo viết về ông Cù Huy Cận, về mối tình đầy sôi nổi, thơ mộng nhưng không khỏi truân chuyên của hai ông bà.

Hỏi thăm về con cái, bà nói còn một người con trai đang ở với bà, hiện làm ở Bộ Tư pháp, đã ngoài 40, vẫn chưa lấy vợ. Thấy tôi tỏ ra chia sẻ về sự muộn màng này, bà Lệ Thu thở dài: “ Anh bảo, nhà cửa như thế thì biết làm thế nào được, nó đi suốt ấy mà...”

Tôi đã chứng kiến sự thương mến xen lẫn ái ngại dành cho bà Lệ Thu của những bà tiểu thương ở chợ cóc nơi bà hay đến, những bà hàng nước giải khát nơi bà tiếp khách và của những người hàng phố nơi bà thường đi qua mỗi ngày. Họ luôn sẵn sàng giúp đỡ bà khi cần thiết.

Bà Lệ Thu nói, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo UBND TP Hà Nội có biện pháp cụ thể, tích cực tổ chức thực hiện nghiêm các quyết định của Thủ tướng, cắm mốc giới nhà, đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà cho gia đình bà; chỉ đạo UBND quận Ba Đình xử lý kịp thời, kiên quyết việc lấn chiếm đất công, xây nhà và các công trình trái phép của của ông Cù Huy Hà Vũ. Song, đến nay tất cả vẫn nằm trên giấy. Trong khi đó, gia đình ông Cù Huy Hà Vũ vẫn lấn chiếm toàn bộ đất và diện tích sử dụng chung, bịt lối đi trái phép, gây khó khăn trở ngại trong sinh hoạt cho gia đình bà vì nhà không có lối đi vào.

Nguyện vọng của bà hiện nay là Chính quyền phải nhanh chóng thực hiện chỉ đạo của Thủ Tướng đã nêu trên, hoặc cấp cho cho gia đình bà một nơi ở mới, trả lại ngôi nhà này để làm nhà lưu niệm hai nhà thơ Xuân Diệu và Huy Cận, như đúng nó phải thế.

Tôi cũng đã được một số bạn bè, đồng nghiệp của bà Lệ Thu kể thêm về cuộc sống riêng tư của bà…về gia đình Cù Huy Hà Vũ. Tôi nói “riêng tư” vì có những tâm sự thầm kín bà Lệ Thu chỉ có thể chia sẻ cho một hai người bạn “ruột” của mình. Trong đó có người từng là “phù dâu” cho bà Lệ Thu, đến chơi nhà bà nhiều lần suốt mấy chục năm qua, từng được chứng kiến những bữa cơm gia đình nhà bà Lệ Thu có cả Xuân Diệu. Có người từng được biết cả những chuyện thuộc loại "Thâm cung" không thể kể ra ở đây về những người đã và đang sống tại ngôi nhà này.

Bà Lệ Thu là người quá hiền lành. Tôi nhớ thời còn cùng Khoa LHS, bà Lệ Thu không mấy khi phát biểu trong các cuộc họp, không mất lòng ai. Dù rất giỏi Nga ngữ và Pháp ngữ, vững chuyên môn lại có “thế” nhưng bà Lệ Thu có vẻ không muốn “phấn đấu” theo con đường sự nghiệp. Cứ dạy học xong là bà vội vã ra về. Một bà bạn rất thân của bà Lệ Thu mới đây còn nhận xét, “chị Lệ Thu hiền quá, hiền đến nỗi nhu nhược”.

Qua tìm hiểu, tôi thấy cậu Hà Vũ lớn lên trong một đại gia đình có mối quan hệ khá phức tạp, cậu có nhiều người ruột thịt nhưng tình cảm yêu thương, sự quan tâm dạy dỗ dành cho cậu không phải là đủ đầy...Trong mắt vợ chồng bà Nguyễn Thị Dương Hà và ông Cù Huy Hà Vũ, bà Lệ Thu chỉ là “mẹ ghẻ” và là “người tranh chấp quyền lợi” của họ mà thôi.

Ông Cù Huy Hà Vũ từng thổ lộ: “Tôi biết, cái chất quyết liệt, ‘bùng bùng” ấy tôi thừa hưởng từ “gien” của đằng ngoại, mà gần nhất là của bác tôi, nhà thơ Xuân Diệu chứ không phải từ cụ Cận”. Đúng vậy! Bà Lệ Thu cũng từng nói: “ Ông Huy Cận hiền lành lắm”. Chính vì những kiện cáo, những hành động phi đạo lý của con trai cả gây ra cho ông những bất tiện, không lối thoát trong cuộc sống mà vài năm trước khi mất, ông Huy Cận đã phải đến tá túc “bất đắc dĩ” nhà con gái.

Nhiều người chắc đã đọc "Mẹo Cứt gà" của Cu Vinh. Cù Huy Hà Vũ cũng hay sử dụng mẹo này. Nếu ai đã từng đến Văn phòng Luật sư Cù Huy Hà Vũ, hay ghé thăm hôm nay sẽ thấy "Mẹo Cứt gà" vẫn đang hiện hữu nơi đây.

Đã có nhiều nhận xét, đánh giá về ông Cù Huy Hà Vũ, bạn đọc có thể tìm đọc trên mạng. Tôi, người viết bài này đã từng ủng hộ Cù Huy Hà Vũ trong vụ Đồi Vọng Cảnh (ông kiện UBND tỉnh Thừa Thiên Huế) và trong vụ Bauxite ở Tây nguyên.

Xét từ góc độ lợi ích của chính quyền, vụ bắt Cù Huy Hà Vũ mất nhiều hơn được. Qua vụ án và phiên tòa, Chính quyền vô tình đã nâng Cù Huy Hà Vũ lên thành “anh hùng” trong mắt nhiều người. Bloger Huy Đức đã bình về ông CHHV:

“Nếu cứ để ông Cù Huy Hà Vũ nghênh ngang bên ngoài, có lẽ ông khó lòng tập hợp được sự quan tâm của quần chúng tới mức dấy lên sự sợ hãi cho chính quyền. Nếu để ông Cù Huy Hà Vũ tự do ngôn luận, có lẽ ông khó lòng thu hút được sự chú ý của giới bloggers, báo chí và khó lòng trở thành một nhân vật được đề cập trong một bài feature của tờ New York Times. Nếu để ông Cù Huy Hà Vũ tự do kiện tụng có lẽ người dân sẽ thấy Chính quyền tự tin và mạnh mẽ. Và có lẽ, nếu thả ngay ông Cù Huy Hà Vũ sau cái hôm ở khách sạn, hình ảnh một người đàn ông 50s bụng phệ sẽ được nhớ lâu hơn, và khó có thể bị thay thế bởi hình ảnh một tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ, comple, cavat, trán rộng, đầu ngửng cao, ngạo nghễ đi giữa hai hàng cảnh sát”.

Muốn làm cách mạng vì dân vì nước, nhất là muốn làm lãnh đạo, phải là người có tài, có trí nhưng trước hết phải là người có tâm và đức. Qua những gì được biết, tôi thấy ông Cù Huy Hà Vũ không phải là người con hiếu thảo, người anh biết nhịn nhường…trong gia đình; không là người có thể noi theo ở ngoài đời.

Tôi từng ghi vào sổ tay câu nói của ông Lê Kiên Thành (con trai cố Tổng bí thư Lê Duẩn): “Một người đàn ông có thể diễn kịch với cuộc đời nhưng chân dung họ hiện lên trong mắt con cái là chân thực nhất”.

Mượn ý của câu nói trên, tôi cũng tin rằng chân dung Cù Huy Hà Vũ trong mắt bà Trần Lệ Thu (vợ kế ông Cù Huy Cận) là chân thực.

Chỉ Việt Nam mới có Tiến sĩ rởm?

Khoai@


Đọc báo thấy buồn chuyện phản ánh Tiến sĩ rởm và Tiến sĩ thật ở Việt Nam. Và dựa vào đó, cánh zân chủ lá đa lá mít ra sức đả phá hệ thống giáo dục nước nhà. 

Những người này cho rằng, chỉ có Việt Nam mới sản sinh ra thứ Tiến sĩ rởm ấy.

Công bằng mà nói, ngoài các Tiến sĩ thật thì vẫn còn Tiến sĩ rởm. Đó là một thực tế không thể chối bỏ.

Nhưng thử hỏi, nếu hệ thống giáo dục nước nhà mà sai hoàn toàn thì làm sao Việt Nam mở mặt được như hôm nay? Làm sao lại có thể sản sinh ra những nhà khoa học, nhà báo, nhà văn, doanh nhân nổi tiếng thế giới?

Đã có ý kiến cho rằng, họ nổi tiếng được là nhờ học ở nước ngoài. Điều này chỉ đúng một phần, vì trước khi họ học ở nước ngoài, họ đã học ở Việt Nam. Nếu không được thụ hưởng những sản phẩm giáo dục ấy liệu họ có thể đi học ở nước ngoài?

Một thực tế rõ ràng là, nhiều người học ở nước ngoài, nhưng về Việt Nam họ không làm được việc và cũng có rất nhiều bằng Tiến sĩ rởm. Vì thế, trước khi đi học ở nước ngoài theo các chương trình quảng cáo, người học thường phải nhờ đến tư vấn của những người có kinh nghiệm.

Sau đây là nội dung một entry tư vấn (*) về học Thạc sĩ, Tiến sĩ ở Mỹ, nó cho thấy sản phẩm Tiến sĩ rởm không chỉ có ở Việt Nam như các nhà zân chủ tự phong rêu rao.

Hỏi:
*** Bác ơi ở Việt nam đang quảng cáo lấy bằng thạc sĩ luật tại Mỹ online. Theo bác có tin họ được không ạ?

Beo giả nhời:
Hệ thống văn bằng luật tại Mỹ, lần lượt các cấp như sau. Lưu ý tên văn bằng chính thức dùng tiếng latin, viết đầy đủ trong ngoặc đơn. Beo giải nghĩa bằng tiếng Anh đi kèm.

LL.B (Legum Baccalaureus) Bachelor of Law. Bằng này hiện Mỹ không còn sử dụng (không cấp) nữa.

LL.M (Legum Magister) Master of Law. Dịch là thạc sĩ, nhưng thực chất, đây là dạng bổ túc kiến thức luật cho người đã có 1 bằng đại học. Thời gian học 1 năm. Hầu hết các tiểu bang, nếu chỉ có bằng LL.M này, không được dự kì thi để hành nghề luật sư. (chỉ có 4/51 bang chấp nhận là California, Alabama, New Hampshire và New York).

J.D (Jurist Doctor) Jurist Doctor. Dịch là tiến sĩ, nhưng bằng này ngang Thạc sĩ. Học 4 năm. Bắt buộc phải có 1 bằng đại học trước đó.

J.S.D (Scientiae Juridicae Doctor) Doctor of the Science of Law. Bằng này mới thực sự là tiến sĩ Luật. Tuy nhiên, người có bằng này không hành nghề luật sư, mà chủ yếu làm nghiên cứu.

Luật và Y là hai trường danh giá nhất nước Mỹ. Beo nói danh giá là bởi thi vào rất khó, học rất khó ( 30% sinh viên thi đỗ trường luật chuyển trường ngay sau năm đầu), thời gian học dài và học phí rất cao so với các ngành khác.

Beo chưa tìm được thông tin trường nào dạy luật online.

Với những gì Beo viết ở trên, cháu tự xem xét có nên tin vào quảng cáo hay không nhé.

(*) Entry có sử dụng tư liệu được trích từ "Từ A tới Z -3" trên Blog Beo

CSGT LÀM VIỆC NÀY THÌ CÓ TỰ VẢ VÀO MẶT MÌNH KHÔNG HẢ ÔNG TS NGUYỄN XUÂN DIỆN?

Lâm Trực@



Vụ công an TP HCM phát tờ rơi cảnh báo tội phạm bị báo Giáo Dục Việt Nam (GDVN) và ông TS Nguyễn Xuân Diện xuyên tạc nhằm bôi nhọ hình ảnh các chiến sĩ công an đã bị dư luận phản ứng dữ dôi. Hành vi của phóng viên và Nguyễn Xuân Diện không chỉ cho thấy đạo đức nhà báo, tâm địa đen tối của những kẻ chỉ trực chờ bới lông tìm vết, kiếm cơ xuyên tạc bôi nhọ chính quyền. Xa hơn nữa, nó cũng phản ánh trình độ của phóng viên và trình độ "gà mờ" của TS Nguyễn Xuân Diện.


Nhìn những hình ảnh CSGT lội ngập giúp đỡ người dân như trong clip sau, liệu các ông có cho rằng đó là hình ảnh bôi nhọ dân tộc?

Ông TS Nguyễn Xuân Diện hãy chứng tỏ rằng mình là người biết suy nghĩ đi!


TỜ RƠI CẢNH BÁO TỘI PHẠM - SAO LẠI XUYÊN TẠC?

Khoai@


Chủ đề về "tờ rơi cảnh báo tội phạm" của công an TP HCM được dư luận chú ý. Theo mình, sự việc chả có gì ồn ào. Việc phát tờ rơi cảnh báo tội phạm cho đến nay không chỉ có công an TP HCM tiên hành, mà nó còn được nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác triển khai từ lâu.

Việc làm này hoàn toàn không thể hiện sự yếu kém của CATP HCM, hay bôi nhọ đất nước như báo GDVN rêu rao với dụng ý đen tối. Ngược lại nó thể hiện sự quan tâm của đơn vị CATP HCM tới việc đảm bảo an toàn cho du khách trong bối cảnh tội phạm rất phức tạp, và rộng hơn là thể hiện phương châm "phòng hơn chống" của CA TP HCM. Mặt khác, điều này thể hiện tính minh bạch trong việc quản lý nền an ninh trật tự ở cơ sở.

Trao đổi với các PV bên hành lang Quốc hội chiều 27.10, ông Đỗ Văn Đương – Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, ĐBQH đoàn TP.HCM cho rằng việc phát tờ rơi cảnh báo tình trạng tội phạm của Công an TP.HCM là điều hết sức bình thường. “Nước nào chẳng có tội phạm, việc tuyên truyền cho người dân nâng cao cảnh giác là đúng. Trước tình trạng tội phạm hoành hành như vậy thì việc đưa ra lời khuyến cáo là tất yếu. Chỉ khi khách du lịch nước ngoài bị mất ví thì người ta mới thấy đó là hình ảnh xấu của TP, chứ còn được khuyến cáo để họ cảnh giác hơn thì họ thấy tốt chứ sao?”.

ĐB Đỗ Văn Đương cũng phân tích thêm: Việc đấu tranh phòng chống tội phạm phải dựa vào dân, mà muốn dựa vào dân thì phải tuyên truyền cho họ biết thủ đoạn để nâng cao cảnh giác. Tư tưởng phòng ngừa là quan trọng nhất.

Tuy nhiên, những kẻ chống phá chế độ lại vin vào đó để xuyên tạc. Ông TS Nguyễn Xuân Diện, giật tít trên trang Tễu của mình: "Công an TP HCM tự vả vào mặt chính mình, ngành mình". Theo tôi, hành vi này chỉ có thể là của kẻ cơ hội chính trị. Tính phản văn hóa và vô giáo dục của cách giật tít cho bài viết, phản ánh tâm địa đen tối và sự xuẩn ngốc của anh ta. (Xem hình trên).

Ông TS Nguyễn Xuan Diện có thể thấy, Cảnh sát ở nhiều nước như Pháp, Na Uy và cả Mỹ thường đưa ra cảnh báo an toàn cho các các du khách, bao gồm cả phát tờ rơi, để họ có thể bảo vệ bản thân mình tốt hơn, bên cạnh nhiều biện pháp khác.

Theo tờ Connexion của Pháp, từ sau khi xuất hiện hàng loạt vụ du khách bị móc túi, cướp tài sản và bị tấn công, lực lượng cảnh sát Pháp đã tăng cường tuần tra tại các điểm du lịch để bảo vệ an toàn cho du khách. Họ cũng phát các tờ rơi cảnh báo người dân và du khách không nên để lộ các tài sản có giá trị, đề phòng trò lừa bịp của kẻ xấu ở nơi công cộng.

Ngoài tiếng Anh, tiếng Pháp, các thông điệp được viết bằng cả tiếng Nhật và tiếng Trung Quốc và được phát liên tục trên các tuyến xe buýt đi từ sân bay Roissy đến trung tâm Paris, các hệ thống tàu điện ngầm. 

Biện pháp phát tờ rơi cũng được lực lượng cảnh sát Oslo, Na Uy áp dụng từ nhiều năm nay để cảnh báo nạn móc túi nhằm vào các du khách.

Tại Mỹ, cảnh sát cũng phát tờ rơi cảnh báo bạo lực. 

Hồi cuối năm 2012, tờ Daily Mail đưa tin, nhiều cảnh sát tại thành phố Detroit bang Michigan đã phát tờ rơi cảnh báo các cổ động viên tới đây xem bóng đá. 

Tờ rơi có tiêu đề: “Vào Detroit, bạn sẽ gặp nguy hiểm”. Tờ rơi cảnh báo rằng Detroit là thành phố bạo lực nhất của nước Mỹ, với tỉ lệ giết người cao nhất, trong khi đó, số lượng cảnh sát thì quá ít ỏi.

Chủ tịch công đoàn cảnh sát thành phố, ông Joe Duncan nói: “Chúng tôi không ngăn cản mọi người tới đây. Tôi yêu thành phố này. Tôi chỉ muốn họ nhận ra rằng chúng tôi không có đủ người tuần tra”.

Tại Thái Lan, Cảnh sát phát tờ rơi cảnh báo nạn lái xe bất cẩn: Ông Thaweesak Taekratok thuộc Dự án Điều tra Hiện trường Tai nạn tại Đại học Naresuan nói: "Họ nên biết giao thông tại Thái Lan không giống với quốc gia khác. Chúng ta phải cảnh báo với du khách về những hành vi điều khiển phương tiện giao thông sai hoặc nguy hiểm của các tài xế người Thái”.

Ông cho rằng, làm như vậy không thể bị coi là phá hủy hình ảnh đất nước. Ông nói: “Bạn phải so sánh ảnh hưởng của việc cảnh báo du khách trước khi tai nạn xảy ra với việc các vấn đề giao thông Thái Lan bị đưa lên mặt báo sau khi tai nạn xảy ra. Cái nào sẽ gây ra ảnh hưởng tồi tệ hơn?"

Thậm chí, ông Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha đã ngầm khuyên du khách không nên ăn mặc mát mẻ để tránh bị kẻ xấu tấn công. Ông nói: "Các du khách nghĩ đất nước chúng ta an toàn và xinh đẹp nên họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn, họ mặc bikini và đi khắp nơi. Nhưng liệu họ có an toàn khi mặc bikini?”.

Về câu chuyện này, Tre Làng thấy trên trang "Dọc bằng đòn gánh có bài rất hay, rất xác đáng. Do đó, bê về đây cho anh em đọc.




Ngày 27/10/2014, trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam (GDVN) có đăng 1 bài viết của tác giả Xuân Dương với nhan đề ""Tờ rơi" - Vũ khí bôi nhọ đất nước của công an Thành phố Hồ Chí Minh". Sau đó, tiêu đề này được sửa lại thành : ""Tờ rơi" – Vũ khí mới chống tội phạm của công an thành phố Hồ Chí Minh".

Nội dung bài báo đề cập đến việc công an phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh tổ chức phát tờ rơi (bằng tiếng Anh) với mục đích cảnh báo khách du lịch, đặc biệt là người nước ngoài tự bảo vệ tài sản cá nhân nhằm chống lại các tệ nạn xã hội nơi công cộng.

Bài báo chú trọng khá kỹ về nội dung tờ rơi. Đặc biệt, phần cuối, tác giả bài báo còn thể hiện sự so sánh đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Công an Tp HCM với cách phân cấp trong Quân độinhằm chứng tỏ một đội ngũ cán bộ lãnh đạo cao cấp (?) Tiếp tác giả đánh giá sự bất lực, yếu kém của đội ngũ CA Tp HCM khi cho rằng với đội ngũ đông đảo như vậy nhưng tình hình tội phạm vẫn diễn biến tồi tệ. Nội dung bài viết như sau:

"So sánh quân hàm và chức vụ công an với bên quân đội, bốn đại tá tương đương bốn sư đoàn trưởng, bốn thiếu tướng tương đương bốn tư lệnh/chính ủy quân đoàn hoặc tư lệnh/chính ủy binh chủng. Giả thiết một quân đoàn gồm 3 sư đoàn thì cấp bậc của lãnh đạo Công an TP.HCM tương đương với cấp chỉ huy 16 sư đoàn chính quy!

Với đội ngũ lãnh đạo cao cấp như thế, bên dưới là một lực lượng hùng hậu gồm công an phường, quận, thành phố, cảnh sát cơ động, cảnh sát trật tự, cảnh sát giao thông, các đội săn bắt cướp và còn một trung đoàn cơ động (khoảng 600 chiến sĩ) từ Bộ Công an chi viện, vậy tại sao tình hình vẫn tồi tệ, không được cải thiện?"

Thứ nhất, tác giả bài báo không hiểu những khái niệm cơ bản về phân cấp trong LLVT, vì thế, sự so sánh như vậy là ấu trĩ và hoàn toàn khập khiễng. Một cách hiểu đơn giản nhất, đối với những thành phố có vị trí đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn về chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì cán bộ lãnh đạo trong LLVT luôn có số lượng đông hơn và cấp hàm cao hơn những tỉnh, thành khác.

Thứ hai, việc phát tờ rơi là công an phường Phạm Ngũ Lão triển khai. Đặc điểm của phường Phạm Ngũ Lão là địa bàn có nhiều khách du lịch người nước ngoài tạm trú. Do đó, hoạt động của tội phạm khu vực này có nhiều diễn biến phức tạp hơn các khu vực khác. Việc phát tờ rơi của một phường (có thể) là triển khai thử nghiệm, chưa phải là chủ trương chung của công an thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, tác giả cố tình không nhắc đến bản chất của vấn đề mà cố tình xuyên tạc cho rằng đó là sự yếu kém chung của công an thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, ở đây có thể quy tác giả bài viết về hành vi vi phạm theo điều 258 của Bộ luật hình sự
Một minh chứng cho vấn đề "triển khai thử nghiệm" có thể thấy qua trường hợp Công an thành phố Thanh Hoá thử nghiệm quăng lưới chặn bắt người vi phạm giao thông, chống đua xe là thử nghiệm của một đơn vị cấp huyện, chưa phải là chủ trương chung của cơ quan công an cấp tỉnh. Do đó, không thể nói đây là phương pháp mà công an tỉnh Thanh Hoá đưa ra.

Thứ ba, như nhiều báo chí khác đã đưa tin, vấn đề phát tờ rơi, hoặc cảnh báo cho người dân, khách du lịch đã được nhiều quốc gia triển khai. Ngay tại Việt Nam, cơ quan công an cấp phường xã cũng thường xuyên thông báo cho người dân về các thủ đoạn tội phạm, in ấn các biển cảnh báo tại các tụ điểm đông người, công cộng hoặc tại các cơ sở kinh doanh để người dân có thể chủ động phòng tránh, đối phó với các loại tội phạm. Như vậy, việc phát tờ rơi nhằm cảnh báo đối với khách du lịch là việc hoàn toàn nên làm. Qua đó, giúp nâng cao nhận thức trong khách du lịch về những hình thức tội phạm mà họ dễ gặp phải để chủ động xử lý khi có tình huống xảy ra.

Vì vậy, việc làm của Công an phường Phạm Ngũ Lão là việc làm đáng hoan nghênh, chứ không phải là đáng lo ngại hay bôi xấu thực trạng xã hội mà nhà báo cố tình xuyên tạc. Có chăng, vấn đề sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh trong "tờ rơi" có thể chưa chuẩn theo văn phạm và cần phải điều chỉnh cho phù hợp hơn.

Vai trò của nhà báo khi lên tiếng cần phải công tâm, giữ được sự ngay thẳng trong bài viết của mình. Đáng tiếc rằng tác giả Xuân Dương và ban biên tập GDVN không tôn trọng những nguyên tắc cơ bản nhất trong đạo đức của người làm báo. Trong bài viết của mình, với thái độ hằn học, tác giả đã cố tình lợi dụng tự do báo chí, tự do ngôn luận để suy diễn, xuyên tạc, bôi đen hình ảnh của lực lượng CAND thành phố Hồ Chí Minh. Đây là hành vi cần lên án và có biện pháp xử lý thích đáng làm gương cho những trường hợp khác.

Để có được sự tôn trọng của độc giả, ngoài sự khách quan, trung thực trong phản ánh sự việc, người cầm bút cần phải có những phông nền kiến thức nhất định về vấn đề mà mình viết. Khi viết về vấn đề cụ thể, ngoài tổng hợp, phân tích những kiến thức xung quanh vụ việc... 

Hơn ai hết, bản thân mỗi nhà báo cần phải xác định trách nhiệm định hướng dư luận xã hội của chính mình, cũng như cơ quan báo chí nơi nhà báo đang công tác. Do vậy rất cần có sự thận trọng trong việc đánh giá những tác động của bài báo đối với dư luận xã hội; tuyệt đối tránh những cảm xúc cá nhân làm ảnh hưởng tới định hướng của bài báo, dễ dẫn đến những sai lầm đáng tiếc trong vụ việc nêu trên.