Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

GIÀN XE BỌC THÉP "KHÔNG ĐỠ NỔI" CỦA UKRAINE

Ngắm dàn xe thiết giáp “không đỡ nổi” ở Ukraine

Cả quân ly khai và quân đội Ukraine đều độ xe tải, xe thiết giáp của mình “hệ thống giáp bảo vệ” kỳ cục, khiến người xem cười lăn lộn.


Do thiếu thốn về phương tiện cơ giới, “trong cái khó ló cái khôn”, phe ly khai miền đông Ukraine đã cải tiến nhiều loại xe vận tải mang thêm tấm giáp bảo vệ tự chế làm phương tiện chở quân chiến trường hoặc “lô cốt” di động. Vô hình chung, sự cải tiến này đã tạo ra những loại xe kỳ quái.

 
Phương án cải tiến được dùng thân xe tải (dân sự, chở hàng hóa, đất đá), lắp thêm các tấm giáp bảo quanh để chống đạn.

 
Một chiếc xe tải lắp tấm thép ở trước cabin buồng lái.

 
Xe vận tải quân sự được lắp tấm thép bao quanh thùng hàng, trước mũi động cơ, quanh cabin.

 
Một chiếc xe Uaz-452 được “mặc” áo giáp quanh cabin.

 
Ô tô con với kiểu giáp “một bên đóng, một bên mở”.

 
“Ngôi nhà thép” di động.

 
Chưa rõ kiểu giáp này có thực sự hiệu quả nhưng ít ra nó đem lại cho các binh sĩ sự an tâm nhất định.


 
Thực tế, không chỉ phe ly khai mà ngay cả Quân đội chính qui Ukraine cũng tìm đến kiểu cải tiến này. Trong ảnh, một chiếc BTR-80 được lắp thêm giáp lồng chống đạn RPG bao quanh xe.

 
Một chiếc BTR-80 khác với tấm lưới bảo vệ.

 
Nhưng không ít xe có kiểu “độ” không mấy thẩm mỹ thế này.

 
Bao cát, thùng đạn được đem ra để bảo vệ BTR-80.

 
Xấu chưa từng thấy.

 
Công nông bọc thép, gắn súng máy 12,7mm.

Bựa Văn: TAY EM


Em có đôi bàn tay xấu xí
Đã nhăn nheo, còn ngón ngắn ngón dài 
Mấu lại to, vết chai đỉêm một vài
Đánh dấu thời em cầm liềm, cầm cuốc

Bàn tay em...người đàn bà đi ngược
Ngược cuộc đời, ngược cả những khát khao
Ngược lời ru, ngược mưa nắng hanh hao
Ngược đêm đông mịt mùng về tăm tối
Bàn tay em in một thời nông nổi
Vẫn vụng về vun vén yêu thương

Nấu ăn, cắm hoa...và những thứ đời thường
Hay cả hót cứt gà, cứt chim, cứt mèo cũng thế 
Ngâm rượu cho ba, nhổ tóc sâu cho mẹ
Dắt bà lão qua đường - kể cả lúc bả hổng thích sang 
Gãi ngứa cho các em, nhổ lông nách cho chàng 
Vỗ vỗ mông con hàng đêm ru ngủ
Muối những hũ dưa mặc dù tuyền bị khú
Cầm dưa chuột mỗi ngày, đan áo ấm tặng ai
Nhặt sợi tóc vương trên cửa mỗi sớm mai 
Em vẫn dùng đôi bàn tay vụng dại
...
Anh cứ đi đi, đi hết thời mê mải
Khi trở về...em vẫn dành đôi bàn tay xấu xí này nhưng ấm áp đón anh.

P/s: Hát: Ôi bàn tay em cũng giống như bàn chân. Hí hí

***
Bựa văn @ Xuân Hương Rách đít

ĐIẾU CÀY KHÔNG CUỐN CỜ BA QUE THÌ CẠP ĐẤT MÀ ĂN À?

Ong Bắp Cày

Rút cuộc, Nguyễn Văn Hải Điếu Cày đã bộc lộ bản lĩnh, và chứng tỏ tư cách của anh ta khi chấp nhận tham dự lễ chào cờ VNCH tại Washington DC với tấm vải vàng 3 sọc đỏ cuốn vào cổ ngày 23/11/2014.

Còn nhớ, sự kiện Điếu Cày được phóng thích tới Mỹ đã làm cho cộng đồng chống cộng cực đoan ở đây chưa kịp sướng đã phải thất vọng vì chi tiết Điếu Cày gạt phăng chiếc cờ vàng do đám Trúc Hồ, Võ Thành Nhân SBTN ấn vào tay. 

Ngay và luôn là những đòn tấn công chí mạng từ Việt Tân và từ những kẻ vong nô phản quốc nhằm vào Điếu Cày, kèm theo những lời tẩy chay nặng nề, thậm chí là đe dọa. Động thái trên đã làm cho Điếu Cày luống cuống, tâm thần hoảng loạn, không ổn định. Các bạn có thể thấy rõ, những biểu hiện của anh ta, và sự hung bạo của những kẻ chống cộng cực đoan thể hiện trên trang của Châu Xuân Nguyễn.

Hình ảnh Điếu Cày quàng khăn cuốn cổ mình bằng tấm vải cờ ba que, một lần nữa chứng minh bản chất tráo trở, lật lọng của con người này.

Còn nhớ, khi Điếu Cày mới đặt chân tới Mỹ, trên các trang của Diện Hán Nôm, Quê Choa, Dân Luận...đều đồng loạt cho rằng chính quyền Việt Nam buộc hoặc trục xuất Hải Điếu Cày phải tị nạn lưu vong tại Mỹ. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phát biểu: Chính ông Điếu Cày muốn đi Mỹ. Ngược lại, Điếu Cày lại trả lời phỏng vấn báo chí rằng: Quyết định đi Mỹ không phải là do anh ta, mà là quyết định của Chính phủ Hoa Kỳ. Trong khi đó, Chính phủ Việt Nam không bình luận gì. Vậy ta tin vào ai đây?

Tại một cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Marie Harf nói: "Chúng tôi hoan nghênh quyết định của giới hữu trách Việt Nam, trả tự do cho tù nhân lương tâm này. Ông đã quyết định lên đường sang Hoa Kỳ sau khi được phóng thích khỏi nhà tù, và sẽ tới Hoa Kỳ vào ngày hôm nay, thứ Ba 21 tháng 10. Chính ông đã quyết định sang Hoa Kỳ". Như vậy đã rõ, chính Điếu Cày đã quyết định đi Mỹ chứ không phải Hoa Kỳ.

Đó mới là một khía cạnh nhỏ của sự lật lọng, hàm chứa trong đó ý đồ ăn vạ chính phủ Mỹ (bằng sức mạnh truyền thông), phòng khi có chuyện xấu xảy ra. Và thực tế thật phũ phàng, ngay tại xứ sở tự do, khi anh ta bị chèn ép, đã không có một bàn tay nào từ chính phủ Mỹ chìa ra. Người Mỹ sẽ không thể có thêm một hành động nào nữa để rồi kẻ được cứu thoát không một lần cảm ơn mà lại có thái độ tráo trở. Mặt khác, đưa được Điếu Cày sang Mỹ, chính phủ Mỹ đã hoàn tất công việc đánh bóng bộ mặt nhân quyền vốn không mấy sáng sủa của mình.

Trở lại câu chuyện Điếu Cày chào cờ VNCH. Mặc nhiên, anh ta công nhận một "tổ quốc" (chỉ là cái thây ma) khác, nói chính xác hơn là anh ta đã chĩa súng bắn lại tổ quốc mình, bắn vào nhân dân mình, dân tộc mình. Chính cái quyết định chào cờ, quàng khăn ba que kia đã vĩnh viễn xóa bỏ ý tưởng hoàn lương, trở về đất mẹ của anh ta. Nó, cái câu chuyện ấy đã minh chứng cho những cáo buộc của pháp luật đối với những tội danh mà anh ta đã vi phạm tại Việt Nam.

Lác đác đây đó những lời bào chữa cho Điếu Cày về hành động trên, rằng anh ta muốn sinh tồn, muốn có miếng cơm manh áo trên xứ sở tự do nên buộc phải thế. Nếu không làm thế, anh ta không thể sống, và rất có thể anh ta sẽ bị những kẻ chống cộng cực đoan đe dọa đến sự an toàn của tính mạng. Sự miệt thị của những người tử tế dành cho Hải Điếu Cày là: "Cày từng không chịu khuất phục trước pháp luật Việt Nam, nhưng nay phải quì gối trước Bolsa gió tanh mưa máu. Bolsa chứ có phải Việt Nam đâu. VN còn giáo dục răn đe, còn ở Bolsa thì chỉ có chết nếu là tay ngang dám chống lại. Suy cho cùng Cày quá đáng khinh”. 

Vâng, Nguyễn Văn Hải thật đáng khinh.

Tuy nhiên, hầu hết các ý kiến đều nhận ra chất lươn lẹo của con người này. Thực ra, chính anh ta, qua lời nói và hành động đã hiện nguyên hình là kẻ có nhân cách tầm thường, tráo trở và lật lọng.

Bạn Hanh Lê có bình luận: "Thôi nhé dẹp hết mấy luận điệu xằng bậy mà CCCĐ và rận chủ lu loa Hải Điếu Cày không chống Nhà nước Việt Nam, chống Trung cộng mà bị bắt (!?). Một sự hèn nhát hạ đẳng như nhau của những kẻ cô hồn chính trị chính em. Đối diện với sự đe dọa cô lập và cả sự chèo kéo để đổi lại sự yên thân, kẻ hèn Hải Điếu Cày không còn cách nào khác phải thúc thủ bởi cờ vàng. Thế thì nay lão ta hết cửa về quê mẹ rồi. Nhà nước Việt Nam không bao giờ bắt oan bọn phản nghịch chống phá chế độ. Chi tiết này chắc hẳn là điều tốt cho Nhà nước Việt Nam khi Hải Điếu Cày chả phải cái gọi là tù nhân lương tâm hay nhà đấu tranh dân chủ. Chính phủ Mỹ đương nhiên muối mặt với đối tác Việt Nam".

Trên trang CXN, bạn Tony Doan cho rằng Điếu Cày đã thất bại: "Khi anh Điếu Cày từ chối cầm cờ vàng và giải thích lý do/quan điểm của mình. Tui nghĩ, anh này được đấy và thầm hy vọng anh có thể dùng trí tuệ và tâm huyết của mình cho nền dân chủ – nhân quyền ở Việt nam cũng như làm cầu nối hòa giải dân tộc thực sự dựa trên sự thật và lòng bao dung như Ấn Độ, Nam Phi, Myama đã thực hiện trước đây. Nhưng khi nhìn thấy anh quàng khăn cờ vàng, tui lại giật mình “Điếu Cày ơi! Anh đã thất bại rồi” - thất bại không phải vì anh chọn lá cờ nào, đứng dưới lý tưởng nào mà là anh đã khuất phục bởi “Nhập gia tùy tục” - một ý thức đầy tính an phận còn hơn là ‘chiến thuật hai lòng’ bởi thời thế thế thời phải thế. Nhìn khắp cộng đồng mạng, diễn đàn và facebook mấy ngày qua càng thấy rõ sự nghi kỵ trong chính cộng đồng cờ vàng, sự cười khẩy mỉa mai của cộng đồng cờ đỏ và sự im lặng hay nói vuốt đuôi của những ‘nhà dân chủ’ trong nước.. Rõ ràng Điều cày đã thất bại, thật tiếc cho những nỗ lực và cả nghị lực trải qua hai năm cầm tù của anh.

Bạn Hồ Minh Khanh: Mr Điếu Cày có vẻ mâu thuẫn trong lời nói của mình, tôi nhớ không nhầm khi ông ta chân ướt chán ráo từ Việt Nam sang Mỹ ông ta đã từ chối không cầm lá cờ vàng ba sọc và tuyên bố sẽ chiến đấu dưới ngọn cờ dân chủ và lời tuyên bố của ông ta rất mâu thuẫn với hành động của ông ta!không hiểu ông ta có suy nghĩ như thế nào về hành động của mình khi mà lời nói không thể đi đôi với việc làm

Việc Điếu Cày cuốn khăn ba que và chào cờ VNCH làm cho người ta nhớ đến Bùi Tín. Để được sống yên thân nơi đất khách quê người, Bùi Tín đã phải chứng tỏ khả năng chống nhà nước Việt Nam bằng cách tương tự, với lá cờ to vẫy ào ào trong đoàn biểu tình tại Pháp. Nhưng khi xuất hiện tại Mỹ, chính Bùi Tín đã phải chạy mất dép vì sự quá khích của những người chống cộng cực đoan. Người ta cũng nhớ đến hình ảnh LS Bùi Kim Thành, một kẻ tâm thần hoang tưởng thể chống cộng, đi đâu cũng cuốn cờ ba que quanh cổ, nhặt lon bia, đá ông bơ như một phương thức mưu sinh và là thứ bảo bối để tự bảo vệ an toàn tính mạng.

Không xa nữa, sẽ có thêm hình ảnh một người đàn ông gầy guộc, lưng còng, với sự ẩn hiện của đôi tay, chiếc điếu cày mất nõ và chiếc khăn quàng ba que lầm lũi, cô độc kéo dài danh sách những homeless nhặt cơm thừa canh vãi trên đường phố Mỹ.

Nhưng...xin hãy rủ lòng thương, bởi không cuốn cờ ba sọc thì lấy gì mà bỏ vảo mồm?

DÂN BIỂU ZOE LOFGREN HÃY XEM XÉT LẠI MÌNH

Khoai@

Mới đây trên một trang web có tên “Hãy bảo vệ người bảo vệ nhân quyền” có đăng bài nói chuyện giữa Đoan Trang với bà dân biểu Hoa Kỳ Zoe Lofgren. Bài viết có tên "Dân biểu Hoa Kỳ Zoe Lofgren cảnh báo về vụ Ba Sàm" bàn về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam và chốt lại ở việc đòi thả những tên tội phạm cộm cán ở Việt Nam mà bà gọi là “tù nhân lương tâm”. 

Tôi không người làm báo, cũng không rõ về pháp luật Hoa Kỳ lắm, nhưng tôi thấy đòi hỏi mang màu sắc cảnh báo, và có phần đe dọa của bà Zoe rất không phù hợp với tư cách của một dân biểu.

Xin hỏi bà Zoe, chúng tôi có quyền đòi hỏi bà phải thả một phạm nhân của nước Mỹ không? Và bà (xin lỗi) là cái thá gì mà đòi hỏi Việt Nam phải thả những tên tội phạm đã được pháp luật Việt Nam xét xử bởi những hành vi làm tổn hại tới an ninh quốc gia, lợi ích dân tộc?

Xin hỏi bà Zoe, thế nào là "tù nhân lương tâm"? Lương tâm của những kẻ dùng ngòi bút để kích động bạo loạn, gây chia rẽ tôn giáo, đòi lật đổ thể chế? Lương tâm gì ở những tên trốn thuế, ăn cắp tiền của dan, gây rối trật tự xã hội? Phải chăng, đó là thứ lương tâm của bà? Nói luôn cho bà hiểu, Việt Nam không có cái gọi là "tù nhân lương tâm", chỉ có những kẻ vi phạm pháp luật và bị pháp luật trừng trị.

Hầu như ai cũng rõ Zoe Lofgren là một chính khách và hiểu biết về luật pháp Hoa Kỳ. Nhưng điều kì lạ là, những hiểu biết của bà được thể hiện trong bài viết lại vô cùng nghèo nàn dẫn đến những kết luận cảm tính. 

Việc thiếu khảo sát khoa học, trong khi đó chỉ dựa vào miệng lưỡi của Đoan Trang - một kẻ luôn hằn học và thường xuyên có những lời lẽ vu cáo, xuyên tạc, thóa mạ với chính đất nước đã sinh ra mình - thì liệu có khách quan và đáng tin?

Nói rõ hơn cho bà Zoe Lofgren biết, trong lòng người dân nước tôi, ả Đoan Trang kia chỉ là loại lang bạt kỳ hồ, ăn tàn phá hoại và không hề đáng tin.

Còn một điều nữa, bà Zoe Lofgren tỏ ra khá kệch cỡm khi đưa ra lời cảnh báo với chính phủ Việt Nam rằng: "Nhà cầm quyền Việt Nam nên biết: Nhiều người đang theo dõi họ!"

Xin lỗi, câu nói của bà làm tôi liên tưởng đến Bin Laden khi cảnh báo nước Mỹ.

Câu nói ấy, chỉ có thể là của một kẻ khủng bố!

Tôi viết những dòng này không phải để hạ thấp uy tín của bà hay ả Đoan Trang kia, cái chính là để bà xem xét lại mình và nghiêm túc hơn nữa với tư cách là một dân biểu của nước Mỹ, thay vì can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia khác.

NHÀ ĐÀI VTV LẠI SAI RỒI

VTV lại "ngu dân" nữa rồi!

Hồi nhỏ trước nhà có con mương mà tụi trẻ con chúng tôi lao xuống bơi mỗi ngày. Có một hôm, tắm xong, lên nhà tắm lại nước sạch, lơn tơn đi mặc quần áo thì thấy giữa nhà có một con đỉa no căng đang nằm thư giãn trên nền đất. Giật bắn cả mình. Không hiểu vì sao nó có thể bò lên tận nhà kiếm mình. Nhìn xuống bẹn bỗng thấy một vệt máu tươi roi rói rỉ ra từ cái vết tròn đặc trưng của "nụ hôn đỉa". Hóa ra nó đeo theo mình bấy lâu mà mình không biết. Và khi lên đến nhà thì nó no căng bụng, buông mình xuống đất nghỉ ngơi. Hú hồn, nó mà leo thêm tí nữa thì biết đâu lại có cuộc đại chiến giữa 2 con đỉa rùi!

Loài vật có sức sống mãnh liệt này quả là đáng sợ, không chỉ vì nó hút máu người mà còn đáng sợ hơn vì cái cơ thể dẻo hơn kẹo kéo của nó có thể kéo dãn ra như sợi cước và chui vào bất cứ ngóc ngách nào nó vớ được. Không những thế người ta còn đồn thổi về khả năng tái sinh từ đống tro tàn của nó, hệt như truyền thuyết về phượng hoàng của phương Tây. À, thậm chí còn hơn phượng hoàng vì theo thuyết tái sinh của đỉa thì 1 con bị đốt thành tro có thể tái sinh thành hàng trăm con đỉa con. Chỉ cần có nước!

Tuổi thơ mình cũng tin sái cổ vào cái thuyết này và con đỉa trở thành nỗi ám ảnh lớn nhất!

Thời gian như đưa nôi, trải qua 3 - 4 đời nhà đỉa (tuổi thọ trung bình của đỉa khoảng 6 năm nhưng có thể sống đến 20 năm), khi thế kỷ thứ 21 trôi qua được cả chục năm, bỗng dưng rộ lên tin đồn có đỉa trong sữa, trong bim bim, mì tôm,... làm thiên hạ náo loạn. Các loại "nhà" phải vào cuộc để giải oan cho đỉa.

Ngỡ như chuyện đã qua, ấy vậy mà hôm nay truyền thuyết về đỉa tưởng đã chôn vùi cùng tuổi thơ dại khờ lại được tái sinh trong chương trình "Đấu trường 100" (ngày 24/11/2014) trên kênh VTV3 của đài truyền hình quốc gia VN. Trong chương trình "đấu trí" này, ban tổ chức đã đưa ra câu hỏi là: "Loài động vật nào dù bị đốt thành than chỉ còn lại vài tế bào vẫn có thể phát triển thành một cá thể mới?" với 3 đáp án trả lời là: A - Nghêu ; B - Cua ; C - Đỉa. Lẽ tất nhiên, người chơi sẽ chọn câu trả lời C theo đúng "truyền thuyết".

Câu hỏi trong chương trình "Đấu trường 100" của VTV

Phải chăng VTV có vẻ vẫn đang thăng hoa trên con đường "ngu dân" của mình?

Trích 1 tí thông tin trên từ điển mở Wikpedia cho nhà đài thưởng lãm nhé: "Đỉa là một bộ sinh vật sống dưới nước thuộc ngành Giun đốt (Annelida) với đặc trưng cơ bản nhất là tổ chức cơ thể đã xuất hiện xoang cơ thể chính thức, cơ thể có phân đốt, hô hấp bằng mang. Cơ thể của Giun đốt nói chung cũng như Đỉa nói riêng gồm một chuỗi các đơn vị giống nhau được gọi là các đốt. Giữa các đốt có vách ngăn. Với cấu trúc này khiến cho mỗi đốt là một phần của cơ thể, có thể điều chỉnh ở một mức độ nhất định hoạt động chung của cơ thể. Đó là lý do chủ yếu cho việc khi cắt/gây tổn thương cá thể ở một số vị trí nhất định thì cá thể đỉa cũng như giun đốt có khả năng tái sinh và hình thành nên cá thể mới. Tuy nhiên, sự tái sinh này là hữu hạn, nếu làm phá vỡ cấu trúc thể xoang thì dù chỉ cắt cá thể ra làm đôi thì cá thể cũng không có khả năng tái sinh. Mặt khác, ngành Giun đốt đã xuất hiện hệ thống tuần hoàn kín, nên nó cũng sẽ không có khả năng tái sinh trong điều kiện đã phơi khô hoặc đốt cháy."

Và MC Thái Tuấn của chương trình này có vẻ như đã đọc qua thông tin này trên Wikipedia nên trông anh không tự tin và ngượng ngập khi giải thích về đáp án này.

Nếu ai còn chưa yên tâm về những thông tin mà trang Wiki này đưa ra thì có thể tự trả lời câu hỏi này: Trong Đông Y, đỉa được phơi khô, xắt thật nhỏ, sao vàng đậm mà dùng. Vị thuốc này gọi là "thủy điệt" hoặc "mã hoàng", có tác dụng làm tan huyết khối, trị mụn nhọt, phong lở... Vậy thì, người ta dám làm và uống vào cơ thể một thứ thuốc từ loài động vật mà "dù bị đốt thành than chỉ còn lại vài tế bào vẫn có thể phát triển thành một cá thể mới"?

Ngoài ra còn rất nhiều thông tin thú vị về loài động vật này mà các bạn có thể tham khảo tại trang web: 
http://www.impe-qn.org.vn/impe-qn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=936&ID=2437

Rõ ràng truyền thuyết về đỉa có thể sẽ còn gây tranh cãi dài dài trong thiên hạ nhưng sự xuống cấp về trình độ chuyên môn, kiến thức và đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận không nhỏ những người làm truyền hình của VTV, qua những sự kiện liên tiếp gần đây, là bất khả phủ nhận.

Nguyễn Thanh Tùng

DỰ ÁN TRUNG QUỐC TẠI ĐÈO HẢI VÂN - BÓNG ĐANG TRONG CHÂN BỘ QUỐC PHÒNG

Khoai@

Dư luận đang ầm ầm phản đối dự án của Trung Quốc ở đèo Hải Vân, thế nhưng, mọi việc vẫn chưa ngã ngũ.

Đã có những phản ứng quyết liệt của người dân và những người có trách nhiệm. Về cơ bản, những ý kiến trên là đúng và trách nhiệm. Những lo lắng của người dân là có cơ sở, đặc biệt là với Trung Quốc.

Ngày 25-11, báo điện tử VNExpress dẫn lời của Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Nguyễn Kim Khoa, khi trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội cho hay khu vực Cửa Khẻm, nơi được Thừa Thiên-Huế cấp phép cho doanh nghiệp nước ngoài xây dựng khu nghỉ dưỡng, "được xác định là biên giới trên biển" (Khái niệm "biên giới trên biển" trong trường hợp này, người viết không chắc chắn rằng nó đúng). Do đó phải đảm bảo yêu cầu quản lý theo quy định của Luật Biên giới quốc gia và quy chế về quản lý biên giới trên biển. “Để xác định khu du lịch nghỉ dưỡng này có đảm bảo yêu cầu hay không, trước hết phải xem xét trên cả hệ thống pháp luật. Nếu không đảm bảo quy trình thủ tục thì nó không đảm bảo tính pháp lý để xây dựng ở khu vực đó. Còn để phục vụ phát triển kinh tế, đảm bảo lợi ích quốc gia thì phải không được phương hại đến nhiệm vụ quốc phòng an ninh” - ông Khoa nói.

Theo ông Khoa, trường hợp Cửa Khẻm phụ thuộc vào quyết định của Bộ Quốc phòng về vai trò, vị trí khu vực phòng thủ trên đèo Hải Vân. “Đây là vị trí hết sức quan trọng về phòng thủ và nhiệm vụ phòng thủ của Quân khu V, Quân khu IV, cũng như thế trận phòng thủ của cả nước. Nếu địa phương làm không đúng thì trách nhiệm thuộc về chính quyền do không nắm rõ và không thực hiện đúng thủ tục, quy trình theo quy định” - ông Khoa nhấn mạnh.

Trước đó, phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, lãnh đạo Quân khu V, các tướng lĩnh… đã lên tiếng mạnh mẽ phản đối dự án này. Tuy nhiên, lãnh đạo của Thừa Thiên-Huế cho rằng mình không sai và cho biết chỉ dừng dự án khi có chỉ đạo từ Thủ tướng Chính phủ. Hiện Huế đã báo cáo vấn đề này lên Thủ tướng.

Không chỉ có các tướng lĩnh quân đội, những nhà quản lý ở các tỉnh mà còn có rất nhiều ý kiến của những nhà khoa học, giới trí thức. 

Phía quân đội đã có đoàn đến kiểm tra, và hiện nay, quả bóng đang nằm trong chân Bộ Quốc phòng.

GỬI NHỮNG ĐỒNG NGHIỆP ĐANG ĐI TÌM "SỰ THẬT" VỀ CÔNG PHƯỢNG

Gửi những đồng nghiệp đang đi tìm 'sự thật về Công Phượng'

Nhà báo Vũ Hoàng Nguyên thú nhận rằng anh "ít khi thất bại" khi cố dùng các biện pháp nghiệp vụ để truy tìm "sự thật" về đời tư của một con người. Nhưng rồi đến một ngày nhìn lại, anh lại ân hận vì cái kỹ năng ấy. Đến hôm nay, khi "nghi án" tuổi thật của Công Phượng và những lùm xùm quanh nó đã phần nào lắng xuống, chuyên mục "Thư gửi một người" xin đăng tải lá thư của Vũ Hoàng Nguyên, gửi cho các đồng nghiệp, và nói về thái độ với sự thật, với đời tư của nhân vật báo chí.

Các bạn đồng nghiệp của tôi,

Cho đến hôm nay, tôi vẫn ân hận về một số bài báo mình viết. Một số bài "đi tìm sự thật" mà không nghĩ đến hậu quả của nó. Như có lần, đi tìm sự thật về một gia cảnh bi đát của một ca sĩ nổi tiếng. Sau đó, cô gần như trốn tránh truyền thông. Tôi đã làm cái việc không phải đi tìm sự thật, mà đào bới vào vết thương của người khác. Tôi đã nhầm lẫn khái niệm là "đi tìm sự thật", và nhân danh nó để làm việc kia.

Đó là một bài phỏng vấn, trong đó người ca sỹ đã tự nói hoàn cảnh gia đình của mình. Sau này, đồng nghiệp hỏi tôi: “Đó là cô ca sỹ tự nói ra, tại sao anh phải ân hận?”. Thật ra tôi đã dùng kỹ năng của mình để “moi” lời lẽ từ cô ấy. Mục đích của tôi ngay từ đầu là muốn cô ấy nói về chủ đề đó. Tôi đã từng tự hào về kỹ năng ấy, hiếm khi thất bại.

Tôi cũng đã từng cố đi tìm danh tính của một người phụ nữ trong một mối tình bi đát với người nổi tiếng. Đó có phải là “sự thật” không? Đó là sự thật. Nếu hỏi công chúng rằng họ có muốn biết điều đó không thì rất nhiều người sẽ trả lời rằng họ muốn, và cả biên tập viên cũng sẽ muốn. Cũng là một lần tôi tự hào về kỹ năng săn tin của mình. Nhưng rồi người được công khai danh tính ấy rơi vào cảnh khốn đốn. Cô ấy đáng lẽ có thể được bỏ quá khứ lại đằng sau.

Bây giờ nghĩ lại, tôi ước rằng mình chưa bao giờ viết những bài báo ấy.

Có thể bạn cũng giống tôi, có chút tự hào hăm hở về việc mình đang tìm ra một sự thật nào đó, và tham vọng để thay đổi điều gì đó. Có ba thứ nên tách bạch: 1- Không phải mọi sự thật bản chất đều giống nhau, cũng như dư luận tác động lên nó đều giống nhau. 2 - Bạn có thể sẽ không thay đổi được gì hết, đừng tự quá đề cao bản thân mình. 3-Bạn có thể “qua mặt” được công chúng về những mục đích về việc tìm sự thật, rằng họ sẽ phải tin bạn về những sự thật bạn đi tìm đều vì mục đích và động cơ tích cực? Riêng về điều thứ ba, rất nhiều đồng nghiệp của tôi đang vô tình hoặc cố tình mắc phải. Họ đi tìm bằng nhiều mục đích khác nhau mà hiện nay, trong môi trưòng truyền thông hỗn độn này, tôi thấy cái mục đích không tốt đang chiếm ưu thế. Họ vì tiền, vì sự nổi tiếng, và có thể, vì sự gây chú ý cho một sản phẩm mới.

Đừng thuyết phục tôi rằng, các bạn thực hiện vụ Công Phượng là do đứng về phía sự thật để làm trong sạch thể thao. Vì những gì trên sản phẩm của các bạn không hề đi đến cái đích đó mà ngược lại, làm cho công chúng nghĩ đến những cái đích khác rất phản cảm bằng cái kiểu làm, cách làm và thái độ của chính các bạn trước, trong và sau chương trình. Cũng có thể rằng bạn có cái đích “vĩ mô” như bạn đề ra (mà đã rất nhiều vụ tiêu cực bị phanh phui không thể giải quyết), nhưng trước khi điều ấy đạt được, thì bạn đã hủy hoại một con người.

Đồng nghiệp của tôi ơi, đừng xây dựng sự nghiệp trên nỗi đau của người khác. Cũng như, đừng tạo ra một sản phẩm báo chí bằng sự đánh đổi cuộc đời và sự nghiệp của những người mà các bạn nhắm tới sau cái chủ đích “đi tìm sự thật”. Tôi chắc rằng các bạn biết rõ sự thật của việc các bạn làm là gì. Một sự nghiệp được xây dựng như vậy sẽ không bao giờ bền vững, nếu không muốn nói là một vết nhơ lớn. Hãy rửa nó trước khi nó thành mãn tính.

Làm sáng tỏ sự thật về cơ bản đều có giá trị tích cực, nếu xét trên góc độ mang lại sự công bằng, an ủi những người bị tổn thương, và thay đổi mọi việc theo chiều hướng tươi sáng. Nhưng có những sự thật bạn tìm thấy lại lăn bánh số phận con người theo chiều dốc bi thảm. Bạn còn nhớ có người đã bị báo chí đẩy đến đường cùng, gia đình tan nát, con cái tự tử để chú phải chọn cách trốn đời? Bạn còn nhớ có người đã treo cổ tự tử chỉ vì báo chí đẩy đến ngõ cụt?

Nếu bạn là người làm báo có tâm, tôi tin rằng bạn vẫn nhớ những con người ấy, những bài báo ấy dù chuyện đã từ nhiều năm trước.

Tôi chọn cách quên để tha thứ. Quên cho người ta cũng là một cách tha thứ lỗi lầm cho họ, và tha thứ cho sự sân si của chính mình. Có những lúc tôi thấy sợ khi thấy đồng nghiệp của tôi sẵn sàng lôi tội lỗi của những người trái chiến tuyến từ một cuộc chiến quá khứ ra nói lại lần nữa. Tôi thấy nổi da gà vì một số người viết cứ thiếu đề tài thì lôi Yến Vy, Mỹ Xuân ra nhiếc móc mặc dù họ đã trải qua quá nhiều đau đớn vì lỗi lầm của họ và vì báo chí đẩy họ đến đau đớn.

Đành rằng có những ký ức hằn sâu trong đời thành ám ảnh, muốn quên không dễ. Thì thôi, quên hay nhớ lả việc của bạn, nhưng nó chỉ là việc của bạn thôi, đừng hành hạ người khác, đặc biệt là những người thân yêu bạn, bằng những ký ức của bạn. Nhưng tôi nghĩ nên quên, vì đời sống ngắn ngủi lắm, bởi đưa nhau chìm trong đau khổ để được gì?