Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2014

RA HÒN ĐỎ XEM LỄ TỤC LỖ LƯỜNG

Bài cũ đã đăng ở đây


Nhân đọc được bên Giao Blog đoạn này: Ra đảo Hòn Đỏ, xem chọc khe bà và tục thờ sinh thực khí". Và: Sở dĩ gọi là Hòn Đỏ là vì đá ở trên đó cứ vào buổi chiều sẽ ngả màu đỏ. Nhân dân quanh vùng có tục thờ sinh thực khí. Dĩ nhiên là với mục đích mưa thuận gió hòa, trời êm bể lặng, nhân khang vật thịnh. Cũng nhân chuyện Hòn Đỏ và nghi án của nhà sư Thích Chúc Minh. Tre làng cho đăng lại.
***
Ngoài những lệ cúng chung như các nghề biển khác, ngư dân đảo Hòn Đỏ (thuộc tỉnh Khánh Hòa) còn có tục thờ cúng Lỗ Lường, tương tự tục thờ sinh thực khí - một biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực từng tồn tại trong nền văn minh Việt cổ cũng như trong nhiều nền văn minh cổ đại ở vùng Đông Nam Á.

1. Ở Khánh Hòa cách đây hàng trăm năm, nghề lưới đăng xuất hiện cùng bước chân di cư của các ngư dân gốc Bình Định, với các làng chài tiên khởi ở Đầm Môn, Khải Lương nằm trong vịnh Vân Phong, làng Bích Đầm ở phía đông nam đảo Hòn Tre thuộc vịnh Nha Trang và thôn Phường Củi bên ngư cảng Bến Cá sầm uất một thời.

Thời bấy giờ ngư dân dùng thuyền nan, chạy buồm, lưới đan bằng xơ dừa hoặc sợi mấu trên rừng, nghề hạ bạc đầy cực nhọc, nguy hiểm. Trong lúc hành nghề giữa biển khơi bao la hoặc trên các gành đảo xa xôi, ngư dân như những sinh linh nhỏ bé chỉ biết cầu xin chư vị “Thần linh biển cả” phù hộ cho được trúng mùa nhiều cá, bình yên khỏe mạnh, tai qua nạn khỏi.

Nghề lưới đăng làm theo mùa vụ (mỗi năm chỉ làm một mùa 5 hoặc 6 tháng), hơn nữa do giăng lưới tại sở đầm cố định (chờ cá đến với lưới chứ không phải dùng lưới đi tìm cá), không thể đang giữa mùa di chuyển đến nơi khác (vì đầm nào cũng có chủ) nên tính may rủi là rất lớn. Nếu lâu ngày không đạt năng suất đánh bắt, “biển đói” người cũng đói, không có tiền đóng thuế, trả công thợ bạn... vì thế ngư dân đặt hết hy vọng vào việc thờ phụng, cúng kiến thần linh từ lúc dọn nghề đến ngày mãn mùa cá.

Nhiều đầm đăng trong tỉnh Khánh Hoà trước đây có tục thờ cúng một số khe đá tự nhiên gọi là Lỗ Lường gần nơi kết gang lưới. Tục này có lẽ chịu ảnh hưởng từ tục thờ linga - yoni (sinh thực khí nam nữ), một biểu tượng phổ biến trong các công trình kiến trúc tôn giáo của người Chăm xưa trên dải đất miền Trung.

Vùng Vạn Ninh, Ninh Hoà xưa có câu tục ngữ: “Gió Tu Hoa, cọp Ổ Gà, ma Hòn Lớn”. Theo các bô lão kể lại, đảo Hòn Lớn nằm trong vịnh Vân Phong ngày xưa nổi tiếng có nhiều “ma Hời” quấy phá, do đó ngư dân lưới đăng có lệ thờ cúng Lỗ Lường từ khi bắt đầu khai thác đầm đăng Bãi Dầm.

Cũng theo lời các lão ngư kể lại, trên đảo Hòn Nhàn ngoài khơi vùng Bãi Dài thuộc hải phận Cam Ranh, ngày xưa thường xảy ra nhiều hiện tượng ma quái dị thường nên ngư dân lưới đăng hành nghề tại đảo này cũng có lệ thờ cúng Lỗ Lường.

Sau này do cá ít, lại ngại vào sát bờ, nên nhiều đầm đăng đã bị bỏ hoang không còn khai thác. Mặt khác, nghề lưới đăng được tổ chức thành tập đoàn rồi hợp tác xã với các thế hệ ngư phủ mới, việc cúng kiếng theo cổ lệ chỉ còn thực hiện đơn giản. Riêng có sở đầm Hòn Đỏ là còn duy trì lễ tục độc đáo này cho đến ngày nay.

2. Hòn Đỏ, thuộc xã Ninh Phước, là một đảo nhỏ nằm ở phía đông bắc bán đảo Hòn Hèo, ngoài khơi thị xã Ninh Hòa, cách đất liền - Nhà máy đóng tàu Huyndai Vinashin và bờ biển thôn Mỹ Giang - khoảng 10 km, chừng 1 giờ đi đò. Người dân địa phương nói rằng, sở dĩ đảo có tên Hòn Đỏ vì vào đầu mỗi sáng sớm hoặc lúc chiều tà, các khối đá trên đảo thường chuyển từ màu vàng nhạt sang màu đỏ sậm. Đây là một hòn đảo xinh đẹp với những bãi cát trắng hoang sơ, những gành đá thiên tạo muôn màu muôn vẻ, những giếng trữ nước ngọt tự nhiên, những ngôi miễu thờ và những câu chuyện linh thiêng, huyền bí gắn liền với nghề lưới đăng truyền thống.

Đảo Hòn Đỏ ngoài khơi hải phận Ninh Hòa (Khánh Hòa), nơi ngư dân lưới đăng có tục thờ cúng Lỗ Lường.

Phía bắc và phía đông đảo là vịnh nước sâu, có nhiều gành đá cao lớn, mang nhiều hình thù, màu sắc thật kỳ vĩ. Phía nam đảo là một mũi đá rất đẹp, có tên là mũi Chầm Vọng. Bên trong mũi Chầm Vọng là một trảng đất nhỏ, tại đây có một hốc đá lớn hình chiếc máng chứa đầy nước ngọt vào mùa mưa, gọi là Giếng Máng. Từ mũi Chầm Vọng đi về hướng tây khoảng 1 cây số sẽ gặp một bãi cát rộng tên là Bãi Trường, nước biển trong xanh, phẳng lặng. Tại đây có miễu Hội Đồng và hai cái miễu nhỏ thờ Các Bác, ngư dân quen gọi là miễu Cô, miễu Cậu. Phía sau miễu có đường mòn dẫn lên vại thờ Bà Chúa Đảo trên đỉnh núi. Ở hướng đông nam đảo có bãi và gành thấp dần, là nơi đóng lưới đăng của HTX nghề cá Mỹ Giang, đầm đăng duy nhất của thị xã Ninh Hòa.

Phía nam đảo là một mũi đá rất đẹp, có tên mũi Chầm Vọng.
Tại Bãi Trường ở hướng tây nam đảo có miễu Hội Đồng và hai cái miễu nhỏ thờ Các Bác, ngư dân quen gọi là miễu Cô, miễu Cậu.

Trên gành từ chỗ móc gang lưới men theo triền núi nghiêng xuống về hướng Tây chừng 80 mét đến một cái hang đá nhỏ, miệng hang rộng trên 2 mét, cao gần 1 mét, sâu hơn 3 mét, ở độ cao cách mặt biển khoảng 15 mét. Đáy hang là một tảng đá thật to, với một kẽ nứt ở giữa giống hình âm vật của người phụ nữ. Thực ra nếu nhìn kỹ, đây không phải là khe đá bị nứt mà là sự sắp xếp tự nhiên của hai khối đá nằm liền kề nhau tạo thành khe rãnh. Hai đầu khe rãnh hẹp khít rồi mở rộng dần ở giữa, nơi rộng nhất cỡ chừng một gang tay. Nếu đứng cách xa khoảng vài ba mét nhìn vào hang, không cần phải là người giàu tưởng tượng ta cũng thấy rõ ràng đây là hình tượng một bộ phận sinh dục nữ đầy đặn, tròn trịa và thật cân đối, quả là một tuyệt tác của Tạo Hóa!

Đã bao đời nay, ngư dân lưới đăng trên đảo xem tảng đá có khe nứt nói trên là hiện thân bộ phận kín của thần linh mà họ gọi trại đi một cách tôn kính là Lỗ Lường, còn cái hang có tảng đá đặc biệt này gọi là hang Lỗ Lường.

Hướng đông nam đảo là nơi đóng lưới đăng của sở đầm Hòn Đỏ. Trên gành, gần nơi móc gang lưới đăng có hang Lỗ Lường. Cạnh đó có miễu Bà Lường là nơi thờ cúng của ngư dân.

Đáy hang là tảng đá lớn với khe nứt ở giữa giống hình âm vật của người phụ nữ, ngư dân gọi trại đi một cách tôn kính là Lỗ Lường.

Ngày xưa, ngư dân dùng vôi trắng bôi quanh khoảng khe rộng. Ngày nay, ngư dân dùng sơn đỏ bôi lên và viền màu vàng xung quanh như muốn tô điểm cho rõ ràng hơn. Phía trên bờ mô cao nhất của tảng đá có một bệ thờ nhỏ bằng xi măng. Bên cạnh bệ thờ là 5 thanh gỗ tròn to bằng bắp tay, dài từ 2 đến 3 tấc, sơn đỏ, tạc hình dương vật - ngư dân gọi trại là “bộ đồ”. Trước đây các thanh này được thờ trong miễu Bà Lường, khi hành lễ mới thỉnh ra hang Lỗ Lường. Ngày nay, các thanh này được đặt luôn tại bệ thờ trong hang để tiện cúng tế. Điều đáng chú ý là 5 “bộ đồ” được đẽo gọt theo những kiểu dáng và kích cỡ khác nhau, dường như để những người đến cúng tùy theo tuổi tác mà chọn lựa cho phù hợp.

Bên cạnh bệ thờ trong hang là 5 thanh gỗ tạc hình dương vật - còn gọi là “bộ đồ” - dùng vào việc cúng lễ.

Cách hang Lỗ Lường khoảng chục mét có miễu Bà Lường. Miễu nằm trên gành đá cách mặt biển khoảng 20 mét, ngay trước mặt đầm đăng. Nguyên trước đây ngư dân dựng miễu bằng ván gỗ, mái lợp tôn, trong miễu có thờ chân dung Bà Lường vẽ trên tấm vải trắng, hai bên có ghi tước hiệu bằng chữ Hán: Nương Nương Chi Thần và Chúa Xứ Long Thần. Do lâu ngày bị hư hỏng đổ nát, năm 1989 ngư dân Hòn Đỏ trùng tu lại miễu bằng vật liệu bền chắc, quét vôi, mái lợp ngói, bên trong có xây bệ thờ. Đến năm 2005, ngư dân làm lễ thỉnh tượng Bà bằng gốm sứ và cặp ngựa hồng đứng chầu hai bên về đặt trong miễu để thờ thay cho hình vẽ.

Hàng trăm năm qua, ngư dân lưới đăng sở đầm Hòn Đỏ thờ cúng Bà Lường tại miễu và hang Lỗ Lường, vì “lệ xưa ông bà” để lại và cũng vì lòng tin tưởng tuyệt đối vào sự linh ứng sau những buổi lễ cầu ngư. Theo lời các cụ cao niên kể lại, trước đây vào những ngày “biển đói” không đánh được cá, người đại diện đầm đăng hoặc ông Chèo dọc phải khăn áo chỉnh tề vào hang cúng bánh trái, chè xôi rồi cầm “bộ đồ” chọt vào khe Bà Lường 3 cái. Nhiều lần sau nghi thức này, dân đã đánh được cá.

Tượng Bà Lường bằng gốm sứ thờ trong miễu.

Ngày nay, vào những dịp cúng Xuân và cúng Thu ở đình làng Mỹ Giang, sau khi cúng ở đình xong, Ban tế lễ và bà con ngư dân lên thuyền ra đảo, mang theo lễ vật cúng tại miễu Hội Đồng, miễu Các Bác, miễu Bà Lường và hang Lỗ Lường. Sau khi cúng ở miễu xong, người chủ tế ra hang Lỗ Lường van vái, khấn nguyện rồi kính cẩn dùng thanh dương vật chọt vào khe Bà Lường 9 cái. Đây là động tác nghi lễ tượng trưng cho sự giao phối, dâng hiến để Bà vui lòng, thoả mãn, ban cho ngư dân ước nguyện “biển no”, trúng mùa nhiều cá.

Tháng Giêng âm lịch khi mới ra quân xuống lưới cũng như đến ngày mãn mùa cá, sở đầm đăng đều làm lễ cúng Bà. Ngày xưa họ làm gà quay hoặc gỏi cá, cúng xong để nguyên lễ vật tại hang. Ngày nay họ cúng heo, gà, cá, hoa quả, bánh trái các loại... Cúng xong, ngư dân thụ lộc tại chỗ và có thể mang về, không kiêng kỵ như xưa.

Những ngày “biển đói”, người đại diện đầm đăng hoặc ông Chèo dọc đến hang Lỗ Lường van vái cầu xin.

Khấn vái xong, ông Chèo dọc cầm “bộ đồ” chọt vào khe Lỗ Lường 9 cái, tượng trưng động tác giao phối.

HẠNH NGUYÊN - NGUYỄN MAN NHIÊN

Vụ Hồ Duy Hải: PHÓ THỦ TƯỚNG GỬI CÔNG VĂN HỎA TỐC

Vụ tử tù Hồ Duy Hải: Phó Thủ tướng gửi công văn hỏa tốc


(VTC News) - Văn phòng Chính phủ gửi công văn hỏa tốc đến Viện kiểm sát Nhân dân tối cao yêu cầu xem xét lại bản án hình sự vụ tử tù Hồ Duy Hải.

Ngày 12/12 bà Nguyễn Thị Loan (SN 1963, ấp 1, xã Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An) cho biết, bà vừa nhận được công văn phản hồi của Văn phòng Chính phủ thừa lệnh Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét giải quyết đơn khiếu nại của bà đối với con trai là tử tù Hồ Duy Hải (SN 1985) trong vụ án cướp của, giết người tại bưu điện Cầu Voi (Long An) khiến 2 cô gái thiệt mạng.

Công văn được đóng dấu “hỏa tốc” và đồng chuyển đến Tòa án nhân dân tối cao, đề nghị giải quyết theo luật định.

Công văn hỏa tốc Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo Tòa án nhân dân tối cao làm rõ vụ án tử tù Hồ Duy Hải (Long An). Ảnh: Phan Cường 

Trước đó, ngày 7/12 bà Loan cũng đã gửi Đơn kêu oan khẩn cấp đến Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Trương Tấn Sang. Nội dung đơn cho rằng quá trình điều tra, xét xử có nhiều sai phạm, không khách quan, trong khi con bà có dấu hiệu oan sai, ngoại phạm rất rõ ràng.

Đơn nêu rõ 5 vấn đề, thứ nhất, trong vụ án này Hồ Duy Hải không bị bắt quả tang, mà chỉ bị bắt sau hơn hai tháng, khi bắt không có nguyên nhân liên quan. Vụ án cũng không có nhân chứng nào nhìn thấy kẻ gây án hay xác nhận nhìn thấy Hồ Duy Hải tại bưu điện Cầu Voi.

Thứ hai, theo kết quả giám định pháp y cả 10 dấu vân tay của Hồ Duy Hải không phải là dấu vân tay của hung thủ được thu giữ tại hiện trường. 

Thứ ba, mặc dù bản án kết luận Hồ Duy Hải đã dùng hung khí là dao, thớt và ghế cắt cổ hai nạn nhân đến chết và để lại hung khí ngay tại hiện trường. Nhưng trong quá trình khám nghiệm hiện trường sau khi vụ án xảy ra, không hề thu giữ được hay phát hiện bất kỳ tang vật nào như vậy. Không hiểu vì lý do gì cơ quan điều tra lại tự ý mua dao, thớt ở chợ mang về làm tang vật và kết tội Hải.

Thứ tư, quá trình điều tra cho thấy, có rất nhiều sai sót, vi phạm như điều tra tự ý chỉnh sửa các bản khai, tiến hành nhận dạng người, tang vật nhưng không có người chứng kiến theo quy định… Dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án rất rõ ràng. 

Thứ năm, Hồ Duy Hải kêu oan tại cả hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm. Và hơn suốt 6 năm qua mỗi lần gai đình vào thăm Hải, Hải đều khẳng định mình bị oan, mong mỏi gia đình nhờ Chủ tịch nước cứu giúp.

Bà Loan và chị gái Hồ Duy Hải liên tục kêu oan cho Hải. Ảnh: Phan Cường 

Theo cáo trạng Viện KSND tỉnh Long An, vào lúc 19h30 ngày 13/1/2008 Hồ Duy Hải có mặt tại Bưu điện Cầu Voi (tại ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An). 

Do nảy sinh ý định quan hệ tình dục với Nguyễn Thị Ánh Hồng (23 tuổi) - nhân viên bưu điện Cầu Voi, Hải đưa tiền cho Nguyễn Thị Thu Vân (21 tuổi) - cũng là nhân viên bưu điện, đi mua trái cây. Khi Vân vừa đi khỏi, Hải kéo Hồng vào buồng và đẩy nằm ngửa xuống đi-văng. Hồng phản ứng, dùng chân đạp vào bụng Hải rồi đi về phía cầu thang.

Hải đuổi theo đẩy vào góc tường nhưng Hồng kêu la. Sợ bị phát hiện, Hải dùng tay bóp cổ, đẩy nạn nhân ngã xuống sàn rồi lấy tấm thớt gỗ đập vào đầu Hồng nhiều lần đến khi bất tỉnh. Sau đó vào bếp lấy con dao inox ra cắt cổ nạn nhân rồi lôi xác vào giấu ở góc cầu thang.

Khi Vân mua trái cây về, Hải núp vào một góc và cầm ghế inox thủ sẵn. Khi phát hiện thi thể Hồng, Vân hoảng hồn quay đầu bỏ chạy thì Hải đuổi theo, dùng ghế đập vào đầu làm nạn nhân ngã xuống sàn gạch bất tỉnh.

Tiếp theo, Hải kéo xác Vân để nằm cạnh Hồng, dùng dao cắt cổ nạn nhân rồi ra phòng vệ sinh rửa dao, rửa tay. Sau đó đem dao bỏ vào trong kẹt giữa tấm bảng và vách tường.

Gây án xong, Hải lục tủ lấy 1,4 triệu đồng, khoảng 40 simcard, thẻ cào điện thoại di động, điện thoại Nokia, lột hết dây chuyền, nhẫn, bông tai của 2 nạn nhân rồi ra phía sau đóng cửa lại, leo cửa rào ra sân trước lấy xe gắn máy chạy về nhà. Sợ bị phát hiện, khoảng một tuần sau Hải lấy quần áo mặc lúc gây án và sợi dây nịt đem đốt để phi tang.

Qua nhiều lần xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, vụ án kéo dài hơn 6 năm và đến phút chót dư luận lại bất ngờ khi ngay trước ngày thi hành án tử hình, tử tù Hồ Duy Hải được tạm hoãn thi hành án khi có chỉ đạo hỏa tốc kịp thời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Ngày 4/1/2015 là thời hạn cuối tạm hoãn thi hành án tử, đồng thời, cũng là hạn chót vụ án phải có kết luận điều tra mới để báo cáo lên Chủ tịch nước.

Phan Cường

HẮN CÓ CÀ LÀ NHỜ “BỘ ẤM CHÉN”

Sáng nay trời mưa phùn và giờ thì sửng hơn tí rồi. Không nắng nhưng vẫn phải đảo cà cho nó khỏi nóng, mốc và đen nhân. Phơi gió được chừng nào hay chừng ấy. Cà tràn sân và lớp cà có độ sâu quá mắt cá chân nên cày hơi mệt. Đang ngực tấn công, mông phòng thủ (cái tư thế phổ biến khi xát chân trên lớp cà phê dày) thì có mẹ của con bạn cùng xóm đi ngang qua nói ra quét ngoài đường đi kìa, cà lăn bây bả ra đường rồi. Sáng nay bố mẹ đi rẫy, lội giày lên sân nên cà dính chân ra đường đó mà. Nhìn thấy cô kia là mình hay tủm tỉm cười vì nhớ chuyện hốt cà trôi ngoài đường. Cười quên cả mệt. Năm ngoái kể rồi, năm nay treo lại cho nó vui. Chuyện là...

Có một ngày nọ, cũng tầm khoảng thời gian này hằng năm, vì ảnh hưởng bão nên trời mưa to đến độ mờ nhân ảnh đằng xa luôn. To quá nên cà “phê” theo dòng nước cuốn ra khỏi sân. Cô hàng xóm ấy và lão già nhà bên cạnh chạy ra đường cào cà phê vào sân. Nước chảy từ hai sân nhập về một dòng ngay giữa đường khiến cho hai người phải giành nhau. Lão ấy “tuổi cao sức yếu” lại có tí tham nên sợ thua thiệt, chẳng biết làm sao có thể giành được hết cà trong dòng nước lớn. Trong lúc cấp bách, lão quyết định chơi hạ sách “nồng nỗng khoe rồng”. Cô kia thấy “bộ ấm chén” của lão được phô ra, ngại quá nên chạy ù té vào nhà. Cuối cùng lão ấy có thêm cà là nhớ kế ấy. Cô kia kể sinh động hơn nhiều. 

He he. Lão ấy đúng là gừng càng già càng cay.

Cuối tuần, biên như thế đã nhé các bạn blog. Mấy nay mình hơi mệt và bận nên ít đăng bài hơn, Phấn đấu mọt ngày một bài nhưng mà nghe chừng phải cách quãng ra. Chúc các bạn cuối tuần vui vẻ, nạp đầy năng lượng cho tuần tiếp theo!

Buôn Ama Thuột, 12/12/2014
Tây Nguyên Xanh

Võ Khánh Linh: SINH VIÊN VẠCH MẶT TRÒ "BIỂU TÌNH NHÂN QUYỀN"

Sinh viên vạch mặt trò biểu tình nhân quyền


Nguyễn Quang Bách, sinh viên Học viên Báo chí cùng với Kybo đã vạch mặt trò lợi dụng dân khiếu kiện biểu tình vì “nhân quyền”, “công lý” ngày 9/12/2014 của đám phản động khác áo “dân chủ” Trương Văn Dũng đầy ngoạn mục. Clip “Phản động No-U Trương Văn Dũng kích động, chỉ đạo "dân oan" kéo về HN gây rối” của Việt Vision bị tắc ngẽn tối ngày 9/12/2014 vì lượng người xem quá tải, đã gây sốc trên mạng Internet!


Nghe nói để có những thước phim này, “phóng viên” của Việt Vision đã vận dụng đủ chiêu kế “lừa” những nhân viên an ninh, bảo vệ ở đó. Bạn Nguyễn Quang Bách (facebooker Phích Nước Nóng) tiếc hùi hụi vì bị nhân viên an ninh xóa mất đoạn clip ghi lại bằng chứng vạch mặt “dân oan”. Nhưng khác với đám rận chủ, họ thông cảm và chia sẻ với lực lượng bảo vệ ở đây.

Trong bài tường thuật Rắn giả lươn” của mình, facebooker Phích Nước Nóng đã làm sáng tỏ bản chất “biểu tình vì nhân quyền” này của những người tham gia:

- Lực lượng “dân oan” hôm nay chủ yếu mặc ĐỒNG PHỤC là áo đỏ in dòng chữ “Dương Nội Hà Đông kêu cứu” , nhưng gần nửa số đó nói giọng Nam, đó là còn chưa kể “dân oan” mặc áo khác đến từ các tỉnh Hải Phòng và lân cận???

- Bà “dân oan” Đinh Thị Hòa cho biết, bánh mỳ và cơm là do mọi người tự chuẩn bị ở nhà mang đi, nhưng chắc bà không phải là “cư dân mạng” thế nhưng trên FB Fanpage của “Cơm Dân Oan” có đăng tải hình ảnh bánh mỳ chả chuẩn bị cho “dân oan” ăn trưa do đám “dân chủ” Lý Quang Sơn, Mai Thanh…phục vụ từ nhiều ngày nay???

- “Dân oan” Nguyễn Bá Phương trả lời phỏng vấn, cho cả phường Dương Nội đều đứng lên đấu tranh là 356 hộ dân, vậy tại sao “chỉ có được vài người đi kêu oan, trong đó hơn nửa là người từ vùng khác tới”, phải chăng “Dân oan” Dương Nội thuê “dân oan” cả nước gia nhập, mặc ĐỒNG PHỤC cho đông???

- Trương Văn Dũng núp giữa đám “dân oan”, gọi từng người ghé tai “chỉ đạo” rất oách, điều khiểu họ cách đối phó với 2 thanh niên trẻ, kiên quyết không chịu “trả thù” như hắn hô hào trên facebook trước đó??? Trong clip khác do chính tay Dũng quay, cảnh bà diễn viên điện ảnh Kim Chi phân phát tiền của “đồng bào yêu nước hải ngoại” cho từng “dân oan”, nội bộ Hội Bầu Bí tương thân của ekip Trương Dũng-Trần Thị Nga đang tan nát chỉ vì nghi ngờ nhau trí trá, ăn tiền “hỗ trợ dân oan” của Nguyễn Tường Thụy - Nguyễn Thị Huần. Khi bị 2 bạn trẻ này vạch mặt, Trần Thị Nga ở Hà Nam cập nhật diễn biến qua mạng Internet làm ngay bảng biển vu cáo công an “côn đồ” đàn áp nhân quyền (chúng phong ngay cho sinh viên Nguyễn Quang Bách, Kybo là công an côn đồ?). Đồng bọn của Nga tag cây bút Dân làm báo Ngọc Nhi Nguyễn vào cuộc “bút chiến”.


Trong vài tích tắc sau đó, Ngọc Nhi Nguyễn cho ra sản phẩm “Cần phải vô hiệu hóa những tên tay sai này” , song cách duy nhất mà tay “bút chiến” này có thể hiến kế được là phải có những những trí thức như nhà văn, nhà báo, blogger “khóa” miệng những “tay sai” này, còn nếu không có “trí thức” nào chịu đi cùng thì các “dân oan” chỉ còn cách “đừng để ý”, “quay lưng” để họ “tự bỏ về thôi”!!!

Tội nghiệp “dân oan”, “dân chủ”, mới trước đó không lâu chúng đã chửi đám “nhân sỹ trí thức” là trí ngủ, đám blogger là anh hùng bàn phím, hèn nhát chứ không dám đấu tranh, gây chiến, khiêu khích với chính quyền, công an như chúng. Cộng đồng blogger hiến kế rằng, đám No-U Trương Văn Dũng, Thúy Nga nên có chiến lược “tuyển lựa, huấn luyện dân oan” từ đủ hạng người du thủ, du thực, thần kinh, già cả ốm yếu không còn khả năng lao động…đang cư trú ở Hà Nội, sử dụng theo “hạng mục đầu tư” và “dự án” được quan thầy duyệt cấp USD sẽ hiệu quả hơn, đỡ bô nhếch và lố lăng hơn!!

Nguồn: Võ Khánh Linh

VIỆT NAM ĐỪNG MƠ TRỞ THÀNH "ÔNG TRƯỞNG HỌ THỨ 6"

Việt Nam đừng mơ trở thành "ông trưởng họ thứ 6"


Ngọc Quang

(GDVN) - Người ta nói rằng có thể tham gia biên soạn 1 cuốn sách là nói chơi, vì chỉ viết có 1 cuốn thôi thì làm sao biết các lớp trước và sau dạy gì, học gì?

GS.TSKH Nguyễn Xuân Hãn đã nhận định như vậy khi trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam về việc đổi mới chương trình - sách giáo khoa.

Phải hướng học sinh tới Havard, Cambride…

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết đổi mới chương trình – sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Giáo sư còn băn khoăn điều gì không?

GS.TSKH Nguyễn Xuân Hãn: Đổi mới chương trình – sách giáo khoa phổ thông là một việc cần thiết, tuy nhiên tôi rất tiếc vì Nghị quyết của Quốc hội không đề cập tới hai vấn đề: Thứ nhất, việc này nên đưa về Ủy ban đổi mới giáo dục quốc gia do Thủ tướng chủ trì; Thứ hai là phải làm rõ người chỉ huy việc đổi mới chương trình – sách giáo khoa lần này là ai.

Lần đổi mới này so với cách đây mười mấy năm có gì khác? Ngày nay, chúng ta làm có gì khác với bố mẹ mình trước đây? Phải trả lời được những câu hỏi rất cụ thể như vậy, để đi đến mục tiêu lớn nhất là có một quyển sách theo chuẩn quốc tế nhưng lại phải phù hợp với Việt Nam.

Hiện nay, chúng ta mới chỉ nói về những vấn đề nội tại thôi, trong khi chương trình - sách giáo khoa phải mang tính quốc tế. Tôi đã nói nhiều về chuyện này, rằng trên thế giới chỉ có 5 quốc gia dẫn đầu về giáo dục, ví như 5 ông “trưởng họ” của thế giới, đó là Mỹ, Anh, Đức, Nga, Pháp. Đây cũng là những quốc gia có nền kinh tế, khoa học rất mạnh.

Học sinh của Việt Nam học thế nào thì cuối cùng cũng phải đến một cái đích cao nhất đấy là vào Đại học Harvard, Yale (Mỹ), Cambridge (Anh) hay Lomonoxop (Nga)… Sách giáo khoa là biên soạn chứ không phải sáng tác, mà theo tôi cách làm tốt nhất và nhanh nhất là kế thừa của một trong các nước đứng đầu nói trên và phải rất rõ ràng ngay từ đầu. Nghị quyết chỉ nói định hướng thôi, còn khi làm thì phải rất cụ thể, phải chỉ ra được kế thừa được gì và cái mới là gì.

Tôi nói rõ là ngay cả những nước trước đây đã từng có lịch sử giáo dục huy hoàng như Trung Quốc, Ấn Độ... từ lâu đã phải chuyển sang học tập các nền giáo dục kể trên, vì vậy Việt Nam đừng mong trở thành ông trưởng họ thứ 6, mà hãy học tập người ta làm cho tốt.

GS.TSKH Nguyễn Xuân Hãn - Giảng viên ĐH Quốc gia Hà Nội.

Nhưng thưa Giáo sư, cho tới khi Quốc hội thông qua Nghị quyết thì vẫn chưa biết ai sẽ là Tổng chủ biên đổi mới chương trình – sách giáo khoa?

GS.TSKH Nguyễn Xuân Hãn: Đây là vấn đề rất hệ trọng nhưng rất ít người quan tâm, tôi ví nó như một trận đánh, khi ra chiến trường anh phải có một ông tướng để chỉ huy, vậy đổi mới cả chương trình và bộ sách giáo khoa ở 3 cấp, có ảnh hưởng trực tới hàng triệu học sinh và nói rộng ra là ảnh hưởng tới tương lai của dân tộc này mà lại không tìm ra được tổng chỉ huy thì hỏng.


Tôi đặt ra các tiêu chuẩn cho một Tổng chủ biên đổi mới chương trình – sách giáo khoa như sau: Là người biết cách làm chương trình-SGK, biết trả lời công luận làm chương trình-SGK như thế nào để học sinh tốt nghiệp đạt chuẩn quốc tế? Học xong phổ thông có thể vào học ở Harvard hay Lomonosov? Ngoài những môn tự nhiên, người tổng chủ biên cũng phải biết chỉ đạo sách giáo khoa Văn, Sử, Địa... viết theo hướng nào? Người đó cũng phải đối thoại công khai với công luận tại sao làm thế này chứ không làm theo kiểu khác?

Khuyến khích cá nhân viết một cuốn sách là… nói vui

Giáo sư nghĩ sao khi lần đổi mới này khuyến khích cá nhân, tổ chức tham gia biên soạn cả bộ sách hoặc một cuốn sách đơn lẻ?

GS.TSKH Nguyễn Xuân Hãn: Nếu bảo người ta có thể tham gia biên soạn cả bộ sách thì được chứ biên soạn một cuốn thì chẳng qua chỉ là nói đùa. Trước hết, chúng ta phải làm rõ được chương trình, đấy là điều quan trọng nhất, sau đó mới đến biên soạn sách. Chương trình này cần phải được công khai để toàn xã hội biết và phản biện, góp ý để hoàn chỉnh ở mức độ tốt nhất.

Biên soạn cả 3 cấp thì rõ ràng phải có sự phân chia các tầng kiến thức để vừa phù hợp với từng cấp lại vừa có tính kết nối từ cấp 1 lên cấp 2 rồi chuyển sang cấp 3. Vì vậy, người ta nói rằng có thể tham gia biên soạn 1 cuốn sách là nói chơi, vì chỉ viết có 1 cuốn thôi thì làm sao biết các lớp trước và sau dạy gì, học gì? Và như vậy, anh viết ra chẳng ai dùng được.

Mấy chục năm qua, Việt Nam đã phải gánh chịu hậu quả vì không tìm ra được một bộ sách chuẩn, cho nên lần đổi mới này nhất thiết phải giải quyết triệt để vấn đề này. Một dân tộc không có một bộ sách giáo khoa chuẩn thì không thể có một nền trí thức hưng vượng được, cái gốc không chuẩn thì không thể phát triển ở tầm cao được. Trước kia, GS Hoàng Xuân Hãn hay GS Hoàng Tụy đã từng thành công khi biên soạn sách giáo khoa trong điều kiện kinh tế đất nước rất khó khăn, nhưng tiếc là sau này lại tụt lùi.

GS.TSKH Nguyễn Xuân Hãn cho rằng, không ai có thể viết 1 cuốn sách giáo khoa, vì cuốn sách ấy không thể ăn nhập với cả bộ sách. Ảnh: TNO.

Giáo sư thiên về phương pháp giáo dục của nước nào: Anh, Đức, Mỹ hay Nga, Pháp?

GS.TSKH Nguyễn Xuân Hãn: Nền giáo dục của 5 nước kể trên là những nền giáo dục gốc, còn các nền giáo dục khác là phiên bản. Trong 5 nước này thì chỉ có Pháp phân ban ở PTTH, 4 nước còn lại không thực phân ban. Một thời gian Việt Nam là một thuộc địa của Pháp, sau khi giành độc lập, theo tư tưởng của Bác Hồ, vào năm 1950 ta bỏ phân ban mà Pháp để khẳng định giáo dục nước ta là giáo dục toàn diện.

Tuy nhiên, đến năm 1993 thì chế độ phân ban thời thuộc Pháp lại được khôi phục, chia thành ba ban A (tự nhiên), ban B (khoa học tự nhiên – kỹ thuật), ban C (xã hội). Năm 1998, chế độ phân ban bị xóa bỏ khi thông qua luật giáo dục, vì xã hội không chấp nhận. Nhưng tới năm 2002, chế độ phân ban lại một lần nữa được khôi phục, chỉ còn ban A và ban C. Và lúc này xuất hiện một thực tế là có tới 50% học sinh không vào ban nào cả, do đó tới năm 2003, Quốc hội đã cho phép dừng phân ban 2 năm để thiết kế lại phương án phân ban.

Năm 2005, Bộ Giáo dục trình phương án ba ban: A (tự nhiên), ban B (xã hội) và ban C (cơ bản). Tuy nhiên, trên thực tế xuất hiện tới 5 ban, đó là: Tự nhiên A, Xã hội C và CB, CB hướng A, CB hướng C. Đến nay, xã hội không chấp nhận bất cứ phương án phân ban mà Bộ Giáo dục đưa ra.

Nói như GS Nguyễn Cảnh Toàn, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục, nguyên Phó Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam thì chúng ta đã mang học sinh ra làm “chuột bạch” để thí nghiệm các loại chương trình, SGK. Tôi nghĩ lần đổi mới này cũng cần phải làm rõ vấn đề trên.

Trân trọng cảm ơn Giáo sư

Nguồn: GDVN

KIÊN BẠC KHÓC

Khoai@

Thông Minh, cứng rắn và mưu lược như Kiên Bạc cũng phải khóc.

Chiều 11/12/14, phiên toà phúc thẩm xử Kiên Bạc và đồng phạm đã kết thúc tranh tụng, chuyển sang nghị án. Trước khi nghị án, Kiên Bạc được nói lời sau cùng.

Khác với ngày thường, Kiên Bạc phải cầm giấy đọc: "35 năm làm việc, tôi chưa bao giờ cầm giấy để nói. Nhưng để tránh không kìm nén cảm xúc, tôi xin được đọc lời cuối cùng của tôi. Tôi không nói về nhân thân, về những việc đã làm vì tôi tin tôi hoàn toàn không có tội. Tôi chỉ xin cám ơn bố mẹ tôi những nhà giáo đã nuôi tôi khôn lớn. Tôi tự hào vì những đóng góp của bố mẹ tôi cho sự nghiệp nước nhà".

Nhắc đến bố mẹ và người vợ xinh đẹp: "Con cảm ơn bố vì những trận đòn mà nhờ nó con đã trưởng thành, đứng vững đến hôm nay. Xin cảm ơn bạn bè đã giúp đỡ trong lúc khó khăn nhất. Đặc biệt, tôi xin cám ơn vợ tôi là người chưa bao giờ kinh doanh đã phải đứng ra gánh vác công việc, chăm lo gia đình, con nhỏ".

Bị cáo tiếp lời: "27 tháng qua, kể từ ngày tôi bị bắt đến nay, tôi luôn khẳng định tôi vô tội. Tôi bị bắt, kết án vì những tội tôi không làm. Tôi đã gửi nhiều đơn song không nhận được hồi đáp.

Trong phiên sơ thẩm, hàng trăm tài liệu, dẫn chứng, tôi và luật sư đưa ra không được xem xét. Tại phúc thẩm, tôi đã đưa ra những chứng cứ gỡ tội song đáng buồn là viện kiểm sát tiếp tục không xem xét đến".

Bị cáo "đầu bạc" tiếp tục phân tích ngắn gọn các hành vi, khái quát việc bào chữa của mình.

"Tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi tôi bức xúc nhất. Toà sơ thẩm đã kết án tôi 20 năm cho tội danh này khi tôi không có ý định lừa đảo, không có động cơ lừa đảo, tôi không bao giờ lừa đảo bạn bè tôi, anh Long, một người bạn lâu năm của tôi. Tôi rất đau xót khi anh Thanh, chị Yến bị ngồi tù oan. Tôi với anh Long là hai người bạn thân, giờ một người tù oan bị đẩy vào tù, người bị mang tiếng oan đẩy bạn vào tù. Tôi khẩn thiết đề nghị HĐXX xem xét kỹ" - bị cáo tiếp tục sụt sịt.

Với HĐXX, Kiên Bạc nói: "Tôi lấy lại niềm tin vào toà phúc thẩm, các vị thẩm phán đã quan tâm hỏi han sức khoẻ của tôi. Cách điều hành điềm tĩnh của HĐXX đã giúp tôi lấy lại bình tĩnh, bào chữa cho mình…Trong quá trình xét xử, nếu có lời lẽ, thái độ nào đó ngoài ý muốn vì tôi muốn nói lên sự thật" và "Tôi không phải là sân sau của bất kỳ ai, tôi chỉ làm ăn và đam mê bóng đá. Tôi chỉ mong HĐXX huỷ bản án sơ thẩm tuyên tôi vô tội".

HĐXX tuyên bố sẽ tuyên án vào 14 giờ 15/12/14.

Đắng lòng vì bóng đá: TAMPHAN TÍ

Ở Thụy Sỹ, có một cô bồi bàn Việt kiều thích chủ nghĩa Naturism (Chủ nghĩa khỏa thân).

Một hôm, cô khoe mấy tấm ảnh khỏa thân của cô lên fây búc cho hội bạn bia rượu ở Việt Nam xem.

Một anh cầm cốc bia nhìn trân trân rồi rồi uống cạn, sau đó comment:

- Cô có cặp nhũ quá mẩy, ai cũng thích nắn bóp.

- Đồ tồi! Không được ăn nói kiểu đấy với tôi!

- Xin lỗi cô! Có lẽ vì bia nói.

Gã rót một cốc bia nữa, nhìn ảnh rồi lại trăm phần trăm. Sau đó comment:

- Cô có cặp mông tuy nhỏ nhưng tròn! Ai cũng thích vỗ chúng!

- Đồ khốn nạn! Còn nói thêm một lần nữa tôi sẽ bảo chồng tôi bay về Việt Nam nện cho một trận!

Gã rót thêm cốc bia nữa! nhìn bộ ảnh, dốc ngược cốc bia uống sạch rồi lại comment:

- Cô có cái "ấy" quá to! Giá nó được rót đầy bia, tôi sẽ uống sạch không bỏ sót giọt nào…

Cô bồi bàn ức quá chạy về mách chồng:

- Anh xem, có thằng giai Việt dám quấy rối tình dục em.

- Nó nói gì?

- Nó nói em ngực to và muốn bóp!

Anh chồng xắn tay áo: để anh mua vé máy bay về Việt Nam dạy cho nó một bài học. Nó còn nói gì nữa không?

- Nó nói mông em tròn và đòi vỗ mông em!

Anh chồng gào lên:

- Nó có nói thêm gì nữa không?

- Nó nói cái "ấy" em to! Nó đòi đổ đầy bia vào đấy rồi uống hết !

Anh chồng thả lại tay áo xuống mặt buồn thỉu buồn thiu:
Cô bồi bàn ngạc nhiên.

- Anh không định dạy cho nó một bài học sao?!

- Không! Anh GATO với những thằng đàn ông uống được nhiều bia đến như thế, dễ phải cả bom bia chứ ít gì! 

Nguồn: Nguyen Minh