Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

TẢN MẠN VỀ VỤ CSGT SÓC TRĂNG 'ĐÁNH DÂN"!

Cuteo@

Không thể phủ nhận vai trò của báo chí, luật sư, và của người dân trong việc phát hiện, chấn chỉnh những việc làm sai trái của lực lượng CSGT. Đã có nhiều vụ, qua thông tin từ báo chí, người dân và luật sư, các lực lượng chức năng đã vào cuộc và những việc làm sai trái của lực lượng này bị đưa ra ánh sáng. Nhờ đó, góp phần xây dựng lực lượng công an nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Mới đây, báo Tuổi Trẻ, Pháp luật TP HCM, báo SohaNews và vài báo khác đăng bài phản ánh "CSGT Sóc Trăng đánh dân". Bản chất vụ việc đúng, sai như thế nào còn phải chờ cơ quan công an vào cuộc xác minh. 

http://soha.vn/phap-luat/truong-ca-o-soc-trang-noi-gi-ve-clip-canh-sat-danh-dan--20141226205457777.htm

Chả phải bây giờ, mà từ lâu, khi định lên án một việc gì đó, báo chí thường có xu hướng lôi "dân" vào nhằm tăng sức nặng của thông tin. Về ngôn ngữ, gọi người bị đánh là "dân" không sai, nhưng cách lạm dụng từ này dường như có ý lên án CSGT và đẩy họ đến chỗ đối nghịch với dân. 

Đây là cách viết bài hết sức nguy hiểm, một mặt nó làm cho người dân mất thiện cảm với CSGT, mặt khác nó dường như cổ súy cho những hành động chống đối CSGT nếu họ có vi phạm. 

Hệ lụy là về phía người dân, họ tận dụng triệt để lợi thế là "dân" để cãi cự (cãi cùn) và "thoải mái gây sự", thậm chí là sẵn sàng hành hung lực lượng CSGT (có thể cả các lực lượng khác trong các vụ tương tự) mà không hề sợ. Bởi nếu có sai, họ không mất nghề như CSGT. Ngược lại, CSGT sẽ"chùn tay" với những trường hợp này, dẫn đến trật tự giao thông bị buông lỏng. Đã có quá nhiều bài báo, giật tít, viết bài tỏ ra hả hê khi người vi phạm cãi lý làm CSGT "thua" được đăng tải trên các trang mạng, thậm chí họ còn bày nhau các bước xử lý khi CSGT yêu cầu dừng xe kiểm tra. Người viết bài này cho rằng, đó là cách hành xử lưu manh hạ đẳng và cổ vũ cho những hành vi chống đối, bất tuân luật pháp. 

Từ góc độ khác, trong mọi trường hợp có xung đột, CSGT đều là người "chịu thiệt". Cái chịu thiệt đầu tiên là thiệt với người "dân". Bị "dân" vặn vẹo, hay chửi bới họ chỉ biết đứng im chịu trận, bởi họ không được làm thế. Cái thiệt thòi thứ hai lại đến từ chính cơ quan của họ. Thực tế là, bất kể đúng sai thế nào, nếu có sự ẩu đả, hoặc nói tục với người dân...ngay lập tức CSGT sẽ bị kỷ luật, nặng hơn thì có thể sẽ phải ra khỏi ngành. Cách hành xử lúng túng của các lãnh đạo công an khi bị báo chí chất vấn về các hiện tượng tương tự đã bộc lộ rõ điều này.

Trở lại với vụ việc báo nêu, đọc kỹ các bài báo, xem đi xem lại nhiều lần clip được người dân cung cấp, tôi thấy có vẻ như chúng ta đã vội vàng kết luận rằng, CSGT đánh "dân". Đọc đến từ "đánh dân" nghe nó to tát, nghiêm trọng và rõ ràng (từ nay trở đi), CSGT sẽ là kẻ thù của dân.

Ngoài lề môt chút, nếu là nhà báo có lương tâm, có trách nhiệm, người viết có thể sẽ đặt tên bài báo khác hẳn: "Có hay không việc CSGT Sóc Trăng đánh người vi phạm"? hoặc: "Bản chất vụ ẩu đả giữa CSGT với người vi phạm"...Ở đây, cụm từ "người vi phạm" sẽ được thay thế cho từ "dân". Cách viết như thế sẽ trách nhiệm hơn nhiều và mang ý nghĩa giáo dục.

Theo một người bạn công tác trong ngành công an tại Sóc Trăng (đề nghị dấu tên), việc vật lộn giữa CSGT, tổ dân phòng với một người đàn ông tại quán là có thật, việc 2 bên đấm và chửi nhau cũng có thật. Nhưng sự việc không phải bắt đầu từ trong quán nhậu, mà nó được bắt nguồn từ ngoài đường, khi người đàn ông kia chở bạn nhậu bằng xe máy tham gia giao thông, có dấu hiệu của việc không làm chủ tay lái. Khi bị kiểm tra, họ quay đầu chạy, và chạy thẳng vào quán. Lực lượng CSGT làm nhiệm vụ đuổi theo đến tận quán và câu chuyện cãi vã, rồi ẩu đả đã xảy ra.

Theo các bạn, vụ việc ở ngoài đường, trong phạm vi xử lý của CSGT, nhưng người vi phạm chạy vào trong nhà, nơi có vẻ như luật pháp còn bỏ trống, không quy định rõ lực lượng CSGT có được xử lý hay không (báo Pháp Luật đặt tít: CSGT được vào quan nhậu kiểm tra?) thì các bạn sẽ xử lý thế nào nếu là CSGT?

Chả lẽ, khi "dân" tham gia giao thông, có vi phạm, khi bị phát hiện, họ chỉ cần vào nhà ai đó ven đường thì họ sẽ không bị pháp luật trừng trị? và CSGT bó tay?

Câu hỏi này xin dành cho luật sư Nguyễn Văn Hậu, là Phó Chủ tịch hội Luật gia TP HCM và báo Pháp Luật: 
http://plo.vn/thoi-su/csgt-duoc-vao-quan-nhau-kiem-tra-520019.html

Trở lại vụ ẩu đả được clip ghi lại, sau khi xem, nếu là người công tâm chắc chắn bạn sẽ khẳng định là có chuyện đánh nhau thật, và cả hai bên đều rất đáng trách. Tất nhiên, một ông nông dân thì không bị ai xử lý kỉ luật ngoài việc xử vi phạm hành chính, nhưng CSGT có thể vì việc này mà mất nghề.

Cá nhân người viết bài căn cứ vào những thông tin trên báo và người bạn cung cấp thông tin thì cho rằng, trường hợp này rất có thể (chỉ là có thể, không chắc chắn) là "trấn áp kẻ chống người thi hành công vụ".

Không bao giờ có chuyện tự nhiên, lực lượng CSGT lại đi vào tận quán để đo nồng độ cồn của người nhậu, vì họ có vô khối việc làm ở ngoài đường. Họ cũng không tự nhiên đánh một ai đó, bởi hơn ai hết, họ hiểu rõ pháp luật và ý thức được rằng nếu có hành vi côn đồ đó, họ sẽ bị pháp luật và cả những quy định của ngành công an trừng trị.

Kiến nghị:

Người viết chỉ có một kiến nghị duy nhất, bổ sung vào quy trình làm việc của mọi tổ công tác của CSGT: Phải ghi được hình bằng chụp ảnh hoặc quay phim làm bằng chứng chứng minh ai đó đã vi phạm luật giao thông đường bộ hoặc các vi phạm khác. 

Tôi nghĩ, làm điều này không khó và kinh phí trang bị các loại máy ảnh kỹ thuật số cho lực lượng này không lớn. Ngược lại, nó là phương tiện tác nghiệp rất hiệu quả, có tác dụng chứng minh lỗi của người vi phạm, có tác dụng răn đe, và giáo dục. Mặt khác lại là cơ sở để bảo vệ chính lực lượng CSGT khi làm nhiệm vụ, tránh được các hiện tượng lợi dụng sự việc để vu cáo, nói xấu chế độ.

NỮ SINH HÀ NỘI BỊ "ĐÒI PASS IPHONE" ĐÃ TÌM LẠI ĐƯỢC GIẤY TỜ VÀ ĐIỆN THOẠI

Nữ sinh Hà Nội bị "đòi pass iPhone" đã tìm lại được giấy tờ và điện thoại

Tên kia đúng kiểu sắp bị chặt đầu mà vẫn cố nuốt cái ip trong miệng . Công an chứ ko phải trẻ con , chú em ngây thơ quá

Cách đây ít phút, Hà My đã đăng tải một status lên trang cá nhân với nội dung: "Mình cảm ơn mọi người đã quan tâm, chia sẻ và cho mình 1 số lời khuyên hữu ích. Mình vừa từ chỗ công an về và mọi việc đã giải quyết xong hết rồi. Mình cũng đã lấy được đủ giấy tờ và cả điện thoại luôn nhưng hiện tại vẫn làm tang vật ở chỗ công an. Mình xin lỗi nhưng mình muốn giữ bí mật về danh tính người đó. Mình sẽ không chia sẻ thêm chi tiết gì hơn".

Hà My đã làm việc với cơ quan công an và thông báo sự việc và đến tối qua (26/12), công an đã tìm ra người nhặt được túi của Hà My và triệu tập về đồn để xử lý.

Được biết, khi được triệu tập, người nhặt được túi chỉ trả đồ và nói là điện thoại đã bị mất. Tuy nhiên công an đã tới nhà và tìm được chiếc điện thoại iPhone 5s của Hà My. Hiện tại, mọi đồ đạc vẫn được giữ lại để làm vật chứng và cơ quan công an vẫn đang tiếp tục điều tra.

Chia sẻ với chúng tôi, Hà My cho biết: "2 ngày qua mình cảm thấy rất mệt mỏi, lo lắng, nhất là sau khi nhận được tin nhắn của người nhặt được đồ, lại càng bức xúc hơn. Điện thoại quan trọng đã đành, nhưng việc mất hết giấy tờ đã khiến các hoạt động cá nhân của mình bị ảnh hưởng khá nhiều. Rất may là cơ quan công an đã tìm lại được đồ và giấy tờ giúp mình. Đến hiện tại, mọi thứ đã ổn hơn rồi. Bên cạnh mình có bạn bè và người thân quan tâm nên mình cũng thấy yên tâm. Nhận được giấy tờ, mình sẽ quay lại Singapore ngay khi mọi thứ bình thường trở lại".

Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

TUYỆT ĐỐI KÍN!

Vừa bước vào phòng, sếp đã nhào đến ôm chặt lấy tôi nức nở: "Ôi Xúc Xích!... Vận mệnh công ty đang nằm trong tay cậu..."

Tôi xúc động đến ứa nước mắt! Chao ôi! Nếu công ty mà có mệnh hệ nào quả tình tôi sẽ phải... thất nghiệp đến hết cả cuộc đời.

- Con bé Chả Quế nó kiểm hóa...

Thì ra là vậy! Mấy ngày nay hoạt động ở cảng kẹt cứng ngắc. Nhưng khổ nỗi cứ “kẹp” vào là bị đẩy ra. Mà lô hàng này đối với công ty rất dầu sôi lửa bỏng... Vì vậy sếp mới cần đến thằng Xúc Xích này. Chả Quế là người yêu của tôi. Nói cho chính xác hơn, nàng là người tôi yêu. Còn nàng có yêu tôi không?! Đó là một bí mật chỉ mình nàng biết!

- Nhớ nhé! Bằng mọi giá, tiền cũng được mà tình cũng xong. Tớ duyệt tất!...

Cuối cùng tôi cũng gặp được nàng ở cảng sau cả buổi sáng chờ đợi.

- Em kiểm lô hàng này hộ anh nhé! Hì hì...! Bi nhiêu thì bi...

- Đề nghị anh nói chuyện nghiêm túc!

Nhìn nàng lạnh lùng săm soi hồ sơ, tôi biết ngay kế hoạch chi đã phá sản. Điều đó có nghĩa là vận mệnh của mình cũng sắp biên theo. Không thể được! Còn tình yêu của tôi, chắc cũng chẳng còn nếu tôi mất việc. “Bây giờ hoặc không bao giờ cả!” - tôi nhủ thầm, rồi thu hết can đảm... lắp bắp:

- Trưa nay... đi ăn nhé... Anh muốn... nói... điều này...

Nàng thoáng đỏ mặt, liếc mắt nhìn quanh. Không ai để ý chúng tôi cả nhưng nàng vẫn giữ kẽ, chỉ nhìn tôi và khe khẽ gật đầu.

Thú thật, đến giờ tôi cũng chẳng biết cái quán ăn nổi tiếng kia nấu ngon hay dở. Mọi suy nghĩ của tôi đều dồn vào việc làm thế nào để ngỏ lời. Tặng hoa ư?! Hồng Kông quá!... Quỳ xuống và thành khẩn “Anh yêu em!”? Sao nghe sặc mùi Hàn Quốc!... Hét lên...!? Không được, có vẻ rất... tâm thần! Nàng đã bỏ nĩa xuống. Quá bối rối, tôi “cổ điển” thăm dò:

- Anh... anh định...

- Đừng anh!- Nàng thỏ thẻ - Ở đây không tiện đâu. Kiếm chỗ nào kín đáo, vắng vẻ...

Tôi ngây ngô:

- Mình ra... công viên nhé!?

- Không được đâu anh! Ở đó vắng nhưng không kín...

Vẻ mặt của tôi lúc ấy chắc chắn rất “thiếu iốt”. Nàng bẽn lẽn gợi ý:

- Hay... khách sạn đi... Em biết có chỗ này an toàn lắm. Nhớ thuê hai phòng liền nhau nhé!

Không còn nghi ngờ gì nữa, tôi sắp lên thiên đàng. Chao ôi! Khách sạn mini... hai phòng liền...

Nhận phòng xong, tôi vội xách đồ qua phòng nàng sau khi quan sát rất kỹ! Cánh cửa chỉ he hé:

- Có ai thấy không?... Trời ơi! Sao mang đồ qua đây? Anh bỏ hết ở bển đi! - Nàng đột nhiên lạc giọng - Cả... quần áo nữa nhé!

Tôi vội bước về phòng mình và nhanh chóng trở lại. Nàng khép cửa ngay, quay lại nhìn và lắc đầu nguầy nguậy:

- Sao lại còn quần đùi... Thôi anh vào buồng tắm cởi nốt ra...

Tôi bay ngay vào phòng tắm và bước ra với chiếc khăn quấn quanh.

“Con gái vưỡn là con gái”! Lúc nào cũng kín đáo. Đã thuê hẳn hai phòng. Cửa đã kín, rèm đã che. Toàn bộ căn phòng chỉ mập mờ trong ánh sáng ngọn đèn ngủ. Thế mà vẫn chưa chịu thay quần áo... Nàng e ấp ngồi ở đầu chiếc salông dài và rộng như một cái giường. Tôi cũng ngồi xuống một đầu. Đối với phụ nữ nên từ từ, đừng vội vàng mà hỏng.

- Bây giờ anh muốn gì nè?

Chao ôi! Nàng nũng nịu đến chiếc khăn lông cũng... nhúc nhích!

- Anh... anh...

- Thôi được để em nói!

Nàng nhích lại kề sát vào tai tôi. Hương thơm và hơi thở nóng ấm phả ra theo tiếng thì thào:

- Anh muốn “áp” thấp hay “áp” cao nè?

Tôi phều phào:

- Thấp... đi... em!

- Nếu “áp” thấp... Mỗi “công” dôi ra 10 vé... Cưa đôi nhé?!...

Nhìn thân hình Adam của mình, tôi uất ức:

- Nhưng... sao lại... làm thế này?

- Tuyệt đối an toàn... Không ai quay phim, chụp hình, ghi âm gì được... Kể cả anh!

Nàng bước ra và đóng sầm cửa lại.

@copy từ Liên danh Bựa của cụ Fa mồm hồng!

KHÔNG GHEN KHÔNG PHẢI ĐÀN BÀ

Không ghen không phải đàn bà!

THANH HẢI

PNO - Hồi nhỏ khi xem bức tranh Đông Hồ nổi tiếng "Đánh ghen", chỉ có khái niệm giản đơn trong đầu: À, ghen là thế. Là những gì thuộc về tay chân, mồm miệng. Là chiếc kéo trong tay người vợ, là hình ảnh người chồng chăm chăm bảo vệ cho ả nhân tình, là ả nhân tình nép vào người đàn ông ấy.

Câu chuyện thứ nhất: Một chiều yên bình, khu xóm nhỏ bỗng dưng ồn ào khi một phụ nữ trẻ lạ mặt chặn đường hành hung một cô gái ở trọ trong xóm. Chị ta lôi cái kéo từ trong túi xách mang bên vai ra, túm lấy tóc cô gái kia cắt cái xoẹt. Ai nấy bàng hoàng chưa kịp can ngăn hay hiểu ra chuyện gì thì chị ta vừa vứt nắm tóc trong tay xuống đất, vừa hét “Mày tránh xa chồng tao nghe chưa!”. Những người đàn bà đi cùng cũng chửi rủa vang dội, trong đó có cả mẹ chồng của chị ta. 

Bà không làm gì cô gái, nhưng lời lẽ rất gay gắt, đại ý là cảnh cáo cô ta rằng con trai bà đã có vợ con đề huề, và “vợ nó đây, cô đừng phá hoại gia đình con tôi”. Ai cũng thấy, người mẹ đã tỏ rõ lập trường là đứng hẳn về phía con dâu, nhưng có người cũng tinh ý nhận ra bà đã nắm tay con dâu lại khi chị định đánh cô gái, sau khi cắt phăng mái tóc của cô ta. Phải chăng, dù thấu hiểu nỗi đau của người vợ bị chồng lừa dối, bà cũng dành chút cảm thông cho cô gái kia.

Sáng hôm sau, nhìn cô gái ấy cúi gằm mặt dắt xe ra khỏi nhà trọ, mái tóc chỗ ngắn chỗ dài nham nhở khó coi… bất giác chạnh lòng nghĩ rằng sẽ có một người mẹ đau lòng lắm nếu biết rằng mái tóc dài mượt mà bà hằng nâng niu, thương mến đã bị xén đi tàn nhẫn như thế. Chắc hẳn bất cứ người mẹ nào có con gái cũng từng răn dạy con về bài học đoan chính, thủy chung và ước mơ con mình sẽ lấy được tấm chồng tử tế và ăn đời ở kiếp với nhau. Chắc chẳng có bà mẹ nào dạy con mình phản bội hay chen chân phá vỡ hạnh phúc nhà người. Cô ta đáng trách, chẳng ai phủ nhận điều đó, nhưng ẩn sâu trong lòng mỗi người chứng kiến câu chuyện, hẳn cũng có xót xa thương cảm.

Câu chuyện thứ hai: Một người đàn bà khác lại có kiểu ghen rất thâm trầm, tế nhị. Nhận “hung tin” chồng có bồ, dù đau đớn tưởng chết được, nhưng cô vẫn rất nhẹ nhàng đằm thắm. Cô chẳng hề lôi kéo đồng minh hay nói xấu chồng với bất cứ ai. Một mình cô đến quán nước nơi chồng cô và người phụ nữ kia hẹn hò, đợi họ gọi nước xong xuôi thì cô bước đến trong lúc họ đang tay đan tay, nhẹ nhàng nói với chồng: “Em nghĩ chúng ta cần nói chuyện, em sẽ về nhà trước đợi anh”. Tất nhiên, người chồng lập tức nối gót theo sau vợ và sau đó ông đã rất ăn năn, không bao giờ tái phạm nữa.

Câu chuyện thứ ba: Một người bạn kể tôi nghe câu chuyện của bà ngoại bạn. Biết rõ chồng đã có người đàn bà khác, bà lặng lẽ dắt con bỏ đi xứ khác, một mình nuôi con. Thời đó phương tiện liên lạc và đi lại không dễ dàng như bây giờ nên đến khi ông tìm thấy bà thì tóc bà đã bạc trắng, tóc ông cũng chẳng còn sợi đen nào. Cho đến khi trút hơi thở cuối cùng, bà vẫn không tha thứ cho ông. Dù bà biết, ông cũng còn tử tế chứ chưa đến mức vui mừng khi vợ con bỏ đi và tạo lập gia đình mới, lẽ ra ông đã sung sướng tận hưởng tự do chứ chẳng chịu bỏ công đi tìm bà cả đời như thế. Qua đó mới thấy được nỗi ghen của đàn bà còn sâu hơn cả biển đông.

Câu chuyện thứ tư: Một người đàn bà vừa hân hoan đón chồng trở về hẳn sau một thời gian dài đi học xa nhà thì cũng là lúc hay tin chồng đã kịp lập phòng nhì. Chị buộc chồng phải lựa chọn giữa gia đình và người tình, chồng chị đã chọn gia đình. Sau khi về tỉnh nhà, anh cũng đã cắt đứt liên hệ với người đàn bà kia, nhưng nỗi đau một lần bị lừa dối không hề tắt trong tâm trí người vợ. Chị hận vì mình đã hy sinh cho chồng, quán xuyến trong ngoài, chăm lo cho cha mẹ chồng chu đáo, con ốm đau tự thân xoay sở, làm lụng vất vả để chu cấp cho chồng ăn học, một lòng một dạ chung thủy với chồng… để rồi anh sinh tâm phản bội.

Sau khi chồng ổn định việc làm, chị cũng thu vén lại công việc để không vất vả ngược xuôi theo từng chặng buôn chuyến nữa mà để chồng gánh vác chi tiêu chủ yếu của gia đình. Chỉ thời gian ngắn sau chị lại mang thai đứa thứ hai, lần này chị sinh được một bé trai kháu khỉnh. Thằng bé không chỉ là cháu đích tôn của nhà anh mà còn của cả họ nên được quý hơn vàng. Anh càng yêu quý vợ hơn và công việc làm ăn ngày càng phất lên nên anh mang tiền về cho chị ngày một nhiều. Chị đã chia sẻ bí mật khủng khiếp của mình với những người thân thiết: Đó là lần duy nhất trong đời chị cắm sừng chồng, chỉ để có con với người đàn ông khác - người mà chị chẳng chút tình cảm gì. Chị khéo léo dọn sạch mọi chứng cứ và những gì có liên quan. Chị cười khẩy: Chị muốn gì ư? Chị chỉ muốn 1 điều đơn giản: bắt anh nuôi con của kẻ khác. Đó là đòn ghen của chị.

Câu chuyện thứ năm: Là câu chuyện “ghen ngược” của người phụ nữ dan díu với chồng người khác rồi còn cấm đoán người chồng về nhà, và mạnh dạn đến gặp người vợ bảo hãy ly hôn đi, nếu không thì đừng trách. Mà có lẽ, câu chuyện này cũng chẳng phải quá xa lạ khi có rất nhiều người vợ đã rơi vào hoàn cảnh này. Nếu những người vợ, người chồng có cái quyền “ghen hợp pháp”, thì những kẻ thứ ba cũng có thể “ghen bất hợp pháp” như thế.

Lời kết: Ghen có khi chỉ là những hành động và trạng thái tâm lý đơn giản, nhưng cũng có thể là một chuỗi hành vi phức tạp. Và ghen không chỉ được coi là biểu hiện mà còn là “văn hóa”. Trên thực tế, dù là người học thức hay giới bình dân thì chẳng ai chấp nhận được việc san sẻ tình cảm. Có người còn thẳng thắn: Thà là mất cả cái nhà, chứ quyết không chia sẻ cái giường. Tất nhiên, ghen không là thuộc tính của riêng ai. Dù là giới tính nào, ở địa vị đẳng cấp nào, lứa tuổi nào… thì người ta vẫn yêu và ghen. Thế nhưng nói đến ghen, nhiều người thường nghĩ đến đàn bà. Điều đó cũng đúng một phần, có thể vì “ đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”, hay bởi đàn bà thường có khuynh hướng chung thủy hơn nên căm ghét sự phản bội. 

Khi nào trái đất vẫn còn quay, khi đó con người vẫn yêu và ghen. Tuy nhiên, trong mối quan hệ vợ chồng, nếu mỗi người đều cư xử đúng mực và “ngay hàng thẳng lối” thì khó mà xảy ra những điều đáng tiếc... để ghen chỉ như chút gió thổi mát cho cuộc hôn nhân đang độ oi nồng, để sau cơn ghen người ta vẫn say đắm yêu nhau mà không có những ám ảnh, đau thương.

THIẾU PHỤ MÙA ĐÔNG...!


Em hát trên cánh đồng
Cánh đồng không còn hoa cúc vàng mới nở...
Bàn tay người trong gió
Quờ nắm sương mai trắng tóc trên đầu...

Đôi mắt lạnh thuyền câu
Nắng chiều nhạt chỉ còn tình ấm lửa?
Sông dài hút gió
Miền hư vô cũng hóa bồng bềnh...

Em hát cho một miền xanh
Rừng đã thắm môi hồng lên như lửa...
Anh nhặt từng lá khô trong gió
Thắp yêu thương
Để sưởi ầm hồn người...

Miền xa cũng là miền khát trong đời
Miền gần cũng là miền chân trần tắm gội
Phù sa ngấn sương đêm ùa tới
Và bao nhiêu hoang vắng bỗng úa vàng...

Ai là cơn gió rét đi hoang?
Thổi mải miết giữa đời em mắc nợ?
Đi tìm hoa giữa nghìn
ngày sương gió
Mùa đông tràn những dự cảm vu vơ...

Thiếu phụ mùa đông
Đong đầy sương trắng
Em hát cho hoa vàng nắng...
Anh với Mùa đông
Rủ lá khô về...

16-12-2014
(Thơ: Thái Thăng Long)

Vụ án oan ông Chấn: KỶ LUẬT GIÁM ĐỐC, PHÓ GIÁM ĐỐC CÔNG AN BẮC GIANG

Vụ án oan ông Chấn: Kỷ luật Giám đốc, Phó giám đốc Công an Bắc Giang

Đó là thông tin được lãnh đạo Bộ Công an cho biết tại buổi họp báo thông báo tình hình kết quả, công tác công an năm 2014, sáng 26.12.

Vấn đề được báo chí quan tâm đặt câu hỏi tới lãnh đạo Bộ Công an là giải pháp để hạn chế oan sai trong bắt giữ, điều tra? Trung tướng Trần Trọng Lượng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm, Bộ Công an - cho biết: Bộ Công an không nương nhẹ với cán bộ, chiến sĩ khi để xảy ra những vụ việc oan sai. 

Trung tướng Lượng đã dẫn chứng 3 vụ án được dư luận quan tâm là vụNguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang); vụ 5 công an dùng nhục hình ở Phú Yên và vụ bắt oan 7 thanh niên ở Sóc Trăng. Những vụ này đã được Bộ Công an chỉ đạo xử lý nghiêm các cán bộ để xảy ra oan sai. 

Về vụ ông Nguyễn Thanh Chấn, theo Trung tướng Lượng, Bộ Công an đã tiến hành điều tra lại vụ án để xử lý đối tượng phạm tội. Bên cạnh đó đã kỷ luật Giám đốc và Phó giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, cho nghỉ sớm (đó là đại tá Phạm Văn Minh và đại tá Nguyễn Văn Dư - PV). 

Ông Nguyễn Thanh Chấn (SN 1961, ở thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, Bắc Giang) là người bị kết án và ngồi tù oan 10 năm, vì cơ quan tố tụng Bắc Giang cho rằng ông là hung thủ gây ra cái chết của chị Nguyễn Thị Hoan (cùng thôn). Trong khi đó, hung thủ thực sự là Lý Nguyễn Chung. Vụ án của Lý Nguyễn Chung đang được xử lý.

Vụ bắt giam oan 7 thanh niên ở Sóc Trăng, theo Trung tướng Lượng, cơ quan điều tra đã khởi tố, xử lý 25 cán bộ công an có liên quan. Còn vụ công an dùng nhục hình dẫn đến chết người ở TP.Tuy Hòa (Phú Yên), ngoài 5 cựu công an đã hầu tòa, cựu Phó trưởng Công an TP.Tuy Hòa cũng bị đề nghị truy tố trước pháp luật.

6 cựu công an ở TP.Tuy Hòa đã có hành vi “Dùng nhục hình” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, xảy ra vào tháng 5.2012. Bị hại là Ngô Thanh Kiều (SN 1982, trú ở xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, Phú Yên) – nghi can trong một vụ án trộm cắp tài sản. Kiều đã bị các cựu công an TP.Tuy Hòa bắt và dùng nhục hình dẫn đến tử vong.

Thượng tướng Đặng Văn Hiếu trả lời báo chí.

Bổ sung thêm ý kiến, Thượng tướng Đặng Văn Hiếu - Ủy viên T.Ư Đảng, Thứ trưởng thường trực Bộ Công an - nhấn mạnh: "Với những vụ để xảy ra oan sai, Bộ Công an đều xử lý rất nghiêm, không có nương nhẹ. Thủ trưởng trực tiếp của những cán bộ làm sai cũng phải chịu trách nhiệm". 

Lãnh đạo Bộ Công an cũng thông tin về những giải pháp của ngành để chống việc xảy việc bắt oan sai như sắp xếp lại cơ quan điều tra theo hướng chuyên trách. Thanh tra pháp luật của Bộ Công an sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý phát hiện như vụ có dấu hiệu sai phạm...

Nguồn: Dân Việt

No-U BIỂU TÌNH DƯỚI GÓC NHÌN CỦA NGƯỜI DÂN

FB Hoàng Lê Vũ cho rằng, NoU kêu gọi biểu tình cho tử tù Nguyễn Văn Chưởng chỉ là màn khởi đầu, sắp tới nhóm này đang ấp ủ ý đồ tổ chức biểu tình đòi trả mạng sống cho Nguyễn Đức Nghĩa-kẻ đã ra tay tàn độc giết chết người yêu sau khi làm tình với nhau, cắt đầu vứt đi nơi khác (mặc dù Nghĩa đã thành ma rồi) và đòi trả tự do cho Lê Văn Luyện-một tên tội phạm máu lạnh và bao kẻ tội phạm khác vì cho rằng tất cả số này đều bị oan. FB Nguyễn Hoàng Thế Đức bình phẩm rằng, vậy là "NO U ÉP XÊ CHUYỂN SANG "DÂN OAN ÉP XÊ"...


Nhưng buồn thay cho zận, dự án khởi đầu chúng chọn là tử tù Hồ Duy Hải, chuẩn bị tươm tất đến phút chót Chủ tịch nước ra quyết định hoãn thi hành án, xem xét lại vụ án, thế là xịt ngòi. Vụ án tử tù Nguyễn Văn Chưởng đã chuẩn bị cả tuần nay, thăm dò đông tây kim cổ, thấy chính quyền không động tĩnh gì nên chúng quyết tâm tổ chức vào ngày 25/12/2014 thì lực lượng tham gia èo uột, chưa đầy hai chục mống lác đác, giương băng rôn làm kiểu ảnh, gương mặt như đưa đám nên chẳng buồn hô với hào mặc dù lực lượng trị an thưa thớt, chả chụp được anh công an mặc quân phục nào. 

Bình luận về vụ biểu tình này, một facebooker khác tiết lộ, “dự án” biểu tình hôm nay Trần Thị Nga (Hà Nam) chủ xị, chắc tiền hẻo nên chỉ huy động được dăm ba đầu nậu, cái bang chuyên ăn cánh với người đàn bà này tham gia:

“Hôm nay không có ăn nên người tham gia èo uột quá, mấy chú Lờ Ngu Fc nên đăng thông báo kiểu sau biểu tình có búp phê miễn phí thì không những kéo thêm được mấy pà dân oan mà còn được thêm cả mấy pác Nhơn xí chí phèo như Diện ái và Quang A tham gia, có thêm đất cho nhiều công dân ưu tú của thủ đô ta diễn nhẩy. Trông chú Lân Thắng mọi khi hùng hổ lắm, hôm nay đứng ở tít tít tận đằng xa mặt tiu ngỉu như chó bị cắt tai nhìn dúm người diễn trò chán không buồn chết. Thế mới biết sức mạnh của đồng tiền, vì mấy xu mà một con đàn bà lăng loàn học chưa hết lớp 3 Nga Thúy ( Trần Thị Nga - Hà Nam) có thể sai khiển và điều khiển từ xa từ Kỹ sư Cơ điện Lê Dũng đến Kiến trúc sư chưa từng vẽ cái nhà nào - Lân Thắng, con cháu của một dòng họ danh giá bậc nhất nước Việt, hay Giám đốc Doanh nghiệp dâm dê có máu mặt theo đúng nghĩa đen ( vì dâm ô với trẻ Thu Trang nên bị đánh máu me đầy mặt) Lã Dũng,....ra giữa trung tâm thủ đô diễn ba trò vớ vẩn, gây cười cho thiên hạ. Cũng vì mấy đô la lẻ mà 1 gia đình có cả bố và con tham gia ( Mai Dũng và Mai Thảo) với mộng làm nhà rân chủ để ngày nào đó được đi tị nạn ở tận Ca Na Đa, Mai Thảo đi diễn trò kêu oan cho con nhà người, trong khi mặc mẹ con mình gãy tay nằm nhà phải ăn bằng chân. Đủ hiểu NoU tự biến mình thành Lờ Ngu kiểu gì”.

Xem clip ghi lại cảnh một người phụ nữ phản đối đám biểu tình làm “trò mèo”, “làm xấu mặt Thủ đô”, “gây rối”, “đứng đây, chụp ảnh, quay phim để rồi đi nhận tiền” và giật những tấm băng rôn của đám này mới thấy người dân Hà Nội chán ngán vì quá quen thuộc cảnh diễn trò của đám lưu manh này. Sau khi dùng đủ chiêu vu cáo, bôi nhọ bà này không thành công thì một rận chủ (khả năng là Trương Văn Dũng) cho rằng, “cứ để cho bà ấy nói tí nữa cho bà ấy ít tiền”! Thật kinh tởm với đầu óc “sặc mùi tiền” luôn trực chờ xì hơi, nhả khói mọi chỗ, vào bất cứ ai của đám này. Chúng nghĩ ai cũng như chúng vì tiền mới ra đây quấy rối, còn người dân phản đối chúng đều là “dư luận viên” hay “vì tiền” mà cản trở chúng “làm tiền”!

Vậy nên facebook Hoàng Lê Vũ đánh giá về việc này: “Có thể nói sau cuộc biểu tình ngày 11/5/2014, Bộ mặt thật của các zận đã bị vạch trần trước bàn dân Thiên hạ, hoạt động tụ tập biểu tình đã bị chính quyền dẹp bỏ, các zận đang lâm vào tình trạng thiếu đói vì không được Việt Tân và bọn lưu vong tài trợ. Ta thấy các zận tăng cường chuyển hướng lợi dụng bà con ở các tỉnh kéo về Hà Nội khiếu kiện để kiếm tiền, nào là phát động "phong trào cứu lấy dân oan", nào là kêu gọi biểu tình kêu oan cho tử tù... Mục đích chính cũng không ngoài "kiếm tiền cứu đói" cho bản thân mình. 

Hầu hết các zận hiện nay đều không có việc làm, không có thu nhập, chỉ còn mỗi một cửa trông chờ sự "Hà hơi, tiếp sức" từ bên ngoài. Trái lại bên ngoài trả công cũng rất sòng phẳng, các zận có cựa quậy thì mới được trả công, do đó lựa chọn "tối ưu" nhất của các zận là dựa vào "bầu sữa" dân oan vừa đánh vào lòng hảo tâm của mọi người dốc hầu bao ủng hộ dân oan, vừa chứng tỏ cho bên ngoài thấy sự tồn tại và hoạt động của các zận để trả công”. 

Có vẻ như con đường kiếm tiền của giới zận chủ ngày càng nhọc nhằn, khó khăn và …cô độc!

Bài được copy bên blog Tôi là người lính