Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

TẠ PHONG TẦN ĐÃ ĐƯỢC XUẤT KHẨU SANG MỸ

Khoai@


Đúng như anh LâmTrực@ nhận định trong bài Tạ Phong Tần và Quy trình để được đi Mỹ, hôm nay, theo một nguồn tin tin cậy, Tạ Phong Tần đang trên đường tới Mỹ. 

http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2015/08/ta-phong-tan-va-quy-trinh-e-uoc-i-my.html

Tạ Phong Tần quê, Bạc Liêu, đã từng có thời gian công tác tại ngành công an, sau bị buộc thôi việc vì vi phạm kỷ luật, rồi chuyển sang công tác tại Sở Thương mại Du lịch của tỉnh Bạc Liêu và sau đó lại tiếp tục bị đuổi việc do liên tục vu cáo, bôi xấu đồng nghiệp. 

Sau khi thất nghiệp, gặp Nguyễn Văn Hải tức Điếu Cày và trở thành "cặp đôi bất hảo" tham gia các hoạt động chống phá nhà nước trên các trang mạng xã hội. 

Khi bị bắt, Tạ Phong Tần khai: "Nhiều lần viết bài, trả lời phỏng vấn của báo, đài nước ngoài. Nội dung nói xấu ngành Công an, nói xấu Nhà nước". Thị cũng thừa nhận rằng, vào tháng 3/2009 đã trả lời phỏng vấn PV Anh Trinh, của Đài Hoa mai, thuộc đảng Vì dân; trả lời phỏng vấn của PV Bảo Khánh của Đài Sydney Radio (của tổ chức khủng bố Việt Tân ở Australia); trả lời phỏng vấn PV Hoàng Hà của Đài Chân trời mới (Một tổ chức của Việt Tân). Những nội dung trả lời phỏng vấn đều được dàn dựng nhằm thóa mạ chính quyền và bôi nhọ chế độ.

Chính thị cũng khai: "Tính đến tháng 5/2009, tôi đã viết 864 bài trên blog Công lý – Sự thật. Viết và trả lời cho các đài phát thanh BBC, RFI, RFA trên 100 bài. Cứ mỗi bài, BBC trả tôi 28 bảng Anh (khoảng 40 USD). Tổng cộng từ năm 2007 đến nay, tôi đã nhận được gần 15.000 USD từ nhiều báo, đài như vừa kể…". Thực tế cho thấy, mọi hoạt động chống phá nhà nước của Tạ Phong Tần và đồng bọn đều nằm trong kịch bản lợi dụng quyền "tự do báo chí", "tự do ngôn luận", gây bất ổn chính trị ở Việt Nam của các thế lực thù địch chống Việt Nam.

Tạ Phong Tần và đồng phạm bị truy tố theo điều 88 Bộ Luật HÌnh sự. Tại phiên sơ thẩm gày 25/9/2012, Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh đã tuyên phạt Tạ Phong Tần 10 năm tù giam. Phiên tòa phúc thẩm sau đó vẫn giữ nguyên bản án đối với Tạ Phong Tần. 

Như vậy, Tạ Phong Tần sẽ chính thức gia nhập hàng ngũ của Cù Huy Hà Vũ, Bùi Kim Thành, Trần Khải Thanh Thủy và Nguyễn Văn Hải Điều Cày.

Tiền lệ Bùi Kiều Nhi

Khoai@


Trước tiên, xin chúc mừng em Bùi Kiều Nhi và gia đình đã được Bộ Công an chiếu cố xét tuyển vào ngành công an. 

Có thể nói, việc làm của Bộ Công an thể hiện tính nhân văn và linh hoạt trong tuyển sinh tuyển dụng, và được dư luận ủng hộ.

Như đã phân tích ở bài viết"Trường hợp của em Bùi Kiều NHi và Luật sư Trần Vũ Hải", việc công an Quảng Bình thông báo em Nhi không đủ điều kiện học tập trong các trường công an và Học viện Chính trị Công an nhân dân chưa thể tiếp nhận em vào học là hoàn toàn đúng đắn. Việc của em Nhi là do lỗi của chính em và gia đình, và việc chấp nhận cho em vào học rõ ràng là sự chiếu cố dựa trên cơ sở tình cảm.

Tuy nhiên, sự phá lệ ấy có nguy cơ tạo tiền lệ xấu và dưới đây là một trường hợp tương tự.

Đó là trường hợp của em Nguyễn Đức Ngà (18 tuổi, ở huyện Nam Đàn, Nghệ An, trúng tuyển Học viện Cảnh sát nhân dân) đang có nguy cơ không được nhập học vì bố từng bị tù treo.

Trong kỳ thi vừa qua, thí sinh này đạt 29 điểm (Toán: 9, Vật Lý: 9,5 điểm, Hóa học: 9,5 điểm và một điểm ưu tiên). Xem ảnh bên.

Ngày 14/9, Ngà cùng bố là ông Nguyễn Đình Hóa (53 tuổi) lên Công an huyện Nam Đàn làm các giấy tờ thủ tục chuẩn bị cho việc nhập học. Qua kiểm tra, đơn vị này xác định ông Hóa từng bị Tòa án nhân dân huyện Nam Đàn kết án 9 tháng tù treo năm 1993.

Theo người đàn ông này, năm 1993, ông vướng vào một vụ đánh nhau. Sau khi tòa xét xử, ông Hóa bị kết án treo rồi ở nhà lao động sản xuất bình thường.
Hai năm sau tôi lấy vợ, sinh con. Tôi hoàn toàn không nhớ đến vụ việc năm xưa nữa nhưng giờ các anh công an nói vì tôi có án tích nên cháu không được vào học ở trường cảnh sát. Tôi bị suy sụp hoàn toàn. Chỉ vì tuổi trẻ của mình bồng bột mà giờ ảnh hưởng đến tương lai sự nghiệp của con thật sự không biết nói gì.

Ông Hóa tâm sự
Người cha này còn nói, nếu biết như vậy, ông đã đi xóa án tích rồi. Sau khi hết án treo, người nông dân này cứ nghĩ thế là đã giải quyết xong nên không để ý.

Chính vì bố từng bị kết án nên việc làm thủ tục nhập học của Nguyễn Đức Ngà bị dừng lại.

Đại tá Cao Tiến Mai – Trưởng Công an huyện Nam Đàn, Nghệ An, cho biết, sau khi nhận được giấy báo nhập học của Học viện Cảnh sát nhân dân đối với thí sinh Nguyễn Đức Ngà, Công an huyện đã xác minh, thẩm tra lý lịch của Ngà theo quy định của ngành và phát hiện, ông Nguyễn Đình Hóa từng có tiền án, bị tuyên phạt 9 tháng tù cho hưởng án treo về tội Cố ý gây thương tích. Theo quy định thì Ngà không đủ tiêu chuẩn chính trị để vào học ngành công an.

Vậy em Bùi Kiều Nhi đã được chấp nhận thì em Nguyễn Đức Ngà giải quyết ra sao, và liệu có còn những trường hợp khác tương tự?

LÝ LỊCH VÀ CHÍNH SÁCH

Nhắc chuyện lý lịch vào ngành Công An, sau năm 1975 có 3 thứ xảy đến với người trong hàng ngũ và con em của người trong hàng ngũ chế độ cũ.

Một là cải tạo. Trước khi quân giải phóng vào Sài Gòn, VNCH đã tuyên truyền về 1 cuộc tắm máu. Nhưng điều đó không xảy ra, vậy thì cải tạo là vượt quá sự mong đợi rồi còn đéo gì nữa?

Trong các cuộc cách mạng hoặc chiến tranh trên thế giới thường được kết thúc bằng những cuộc thanh trừng. Chuyện đó bình thường, người ta buộc phải loại bỏ những kẻ có tư tưởng chống đối để trừ hậu họa. Hoặc nhẹ hơn là thay đổi tư tưởng của những kẻ đó, tức là cải tạo.

Đặc biệt sau 1975, Việt Nam rất rối ren, giặc ngoài có TQ, Ponpot, nếu không bắt nhốt những kẻ có khả năng nổi loạn thì ngoài phá trong chống chịu gì thấu? Đứng về mặt quản lý đất nước, việc đó hoàn toàn đúng đắn.

Hai là thuyền nhân. Cũng giống như mấy bố bị đi cải tạo, các thuyền nhân người Việt vượt biên ra nước ngoài sau đó quay lại chửi bảo ở trong nước khổ quá nên phải vượt biện.

Thời đó cả nước khổ chứ riêng đéo gì ai, ở trong trại ăn bo bo thì ở ngoài được ăn thịt chắc? Đám vượt biên thì thấy đất nước nghèo, qua nước ngoài tìm cái sướng, chúng nó bỏ tổ quốc mà đi có ai bắt ép mà kêu la bị chết trên biển quá trời. Đéo có thương cảm bòi gì bọn đấy.

Chỉ có 1 loại thuyền nhân bị ép rời VN bằng các chính sách khác nhau đó là Hoa Kiều. Bọn này chiếm đa số trong các thuyền nhân. Không ép chúng nó đi lúc đấy chết với chúng nó rồi.

Ba là xét lý lịch. Là con em những người trong hàng ngũ chế độ cũ thì là một vết đen trên lý lịch khiến cho nhiều người không thể tiến thân, đặc biệt là vào trong các cơ quan nhà nước.

"Tôi liên quan gì đến bố tôi?" Hỏi ngược thế đéo đúng, mày là con bố mày chứ liên quan gì nữa. Chẳng có ai muốn biết về thằng con mà không quan tâm tìm hiểu về thằng bố cả.

70% bố tồi thì con tồi, vì gen vì môi trường trưởng thành...30% còn lại thằng con có thể khác với thằng bố, nhưng kẻ làm chính sách nguyên tắc bất di bất dịch là chữ "đa số", "khả năng lớn".

Theo thời gian thì vấn đề xét lý lịch đã thoải mái hơn rất nhiều. Còn ai đó chịu thiệt thòi vì chính sách này thì hãy nhớ chính sách sinh ra nhắm đến đa số, chứ không bao giờ là tất cả.

Nguồn: Kẻ du đãng

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

THỔ DÂN THỜI @

Khoai@

Thú thật, mình cũng không biết thổ dân này ở đâu. Chôm được trên mạng, bê về cho anh em ngắm.








Cực nóng: ĐANG KHÁM NHÀ CỰU CHỦ TỊCH TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ

LâmTrực@ 


Một sự kiện nóng đang diễn ra tại Hà Nội. Một động thái cho thấy quyết tâm của đảng và nhà nước trong phát hiện và ngăn chặn tình trạng tham nhũng ở nước ta hiện nay. 


Vào hồi 16 giờ tối nay, 21/7/15, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đang thực hiện lệnh khám xét nhà riêng ông Nguyễn Xuân Sơn, cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam), tại khu D2, khu đô thị Ciputra, Hà Nội. 

Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can với ông Sơn. Và quyết định này đã được Viện Kiểm sát tối cao phê chuẩn với tội danh "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây hậu quả nghiêm trọng"; "Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".  


Trước đó, vào hôm 19/7/2015, TT Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 1105/QĐ-TTg về việc cho thôi giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đối với ông Nguyễn Xuân Sơn để nhận nhiệm vụ tại Bộ Công Thương.


Biệt thự của gia đình ông Nguyễn Xuân Sơn tại Khu đô thị Ciputra, Hà Nội. Ảnh chụp tối 20/7. Ảnh: Thanh Hà 

Ông Nguyễn Xuân Sơn sinh năm 1962 tại Hà Tĩnh, tốt nghiệp các trường Đại học Nam Carolin (Mỹ), chuyên ngành Quản trị kinh doanh; Đại học Kinh tế Quốc dân, chuyên ngành Vật giá và Trường Đào tạo cán bộ Dầu khí. 


Ông Nguyễn Xuân Sơn công tác tại ngành Dầu khí Việt Nam từ năm 1984, tại Vụ Tài chính kế toán thuộc PVN. 


Từ năm 2003 đến tháng 10/2006, ông giữ chức Phó TGĐ Công ty Tài chính Dầu khí (PVFC) rồi Tổng GĐ PVFC đến tháng 5/2007, sau đó được bổ nhiệm chức vụ Tổng GĐ Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương vào tháng 12/2008. 


Ông Sơn giữ vị trí Phó TGĐ PVN từ năm 2010, phụ trách các lĩnh vực tài chính kế toán, kế hoạch chiến lược. 


Ông Sơn mới đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐTV PVN từ ngày 8/7/2014 theo Quyết định số 1123/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trước khi được bổ nhiệm, ông Sơn là Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

NẠN GÁI GÚ TRONG "LÀNG DÂN CHỦ" TRONG CON MẮT NGUYỄN CHÍ ĐỨC

LâmTrực@


Trong entry trước, LâmTrực đã nói, Nguyễn Chí Đức khác hẳn những "nhà dân chủ cuội" khác bởi tính tình thẳng thắn, khảng khái và có mục đích rõ ràng. Số còn lại, có lẽ vì mục đích làm tiền, đánh bóng tên tuổi bản thân, hoặc tham gia vì mục đích sâu thẳm nơi đũng quần.

Người viết tuy không hoàn toàn nhất trí với quan điểm của anh Nguyễn Chí Đức về những vấn đề chính trị, nhưng những nhận xét, đánh giá của anh về nạn gái gú, chim chuột trong làng dân chủ rất đáng để suy nghĩ.

Ảnh bên: Trần thị Nga (Nga Phủ Lý) - người đàn bà nổi tiếng vì chuyện lang chạ tình dục và cướp chồng người khác.

Thực tế, có thể chỉ ra hàng loạt vụ bê bối tình dục, kể cả nạn ấu dâm, hiếp dâm, bất chấp luân thường đạo lý, và cả các quy định của tôn giáo. Có thể kể ra trường hợp của Ngô Nhật Đăng, Lã Dũng, Dũng Mai, Bùi Hằng, TS Nguyễn Xuân Diện, Trần Thị Nga, Hoàng Vy, Đoan Trang.v.v..

Công bằng mà xét, hình như chỉ có duy nhất Nguyễn Chí Đức dám công khai những điểm yếu của làng dân chủ xứ ta, trong đó có "khoản dân chủ tình dục". Trong entry "Nồi lẩu thập cẩm "dân chủ mạng" có tất cả những gì mà tôi đã phân loại dưới 10 dạng dưới đây". Post ngày (03/09/2014), anh viết: "Không những phong trào đã xa rời con đường dân tộc-dân chủ chân chính mà đã biến thái thành cặn bã của xã hội làm băng hoại xã hội cổ súy tình trạng vô chính phủ, vô tổ quốc, tự do chửi bậy, tự do tình dục... Với sự tiếp tay nòng cốt của BBC, VOA, RFA, RFI và đảng Việt Tân (mồi chài bằng tiền, du lịch sang Mỹ). Ở khía cạnh này, anh Đức đã đúng, dẫu chỉ là một điểm yếu trong 10 điểm yếu của làng dân chủ, nhưng dưới góc độ đạo đức và văn hóa nó hoàn toàn không phù hợp với những ai muốn trưởng thành về chính trị.

Nhận xét về những kẻ bệnh hoạn, lợi dụng hoạt động "dân chủ" để chim chuột, gái gú, Nguyễn Chí Đức cũng khá thẳng thắn khi đưa ra những lời khuyên chân tình: "Những đứa có nhu cầu sinh lý, tìm bạn tình thì thiếu gì CLB, người quen giới thiệu. Bí quá thì tìm cave mà giải quyết! Đừng vào hoạt động dân chủ mà làm bê bối phong trào dân chủ. Nếu trai chưa vợ gặp gái chưa chồng hoặc trai bỏ vợ gặp gái ly di chồng thì đi một nhẽ. Tối thiểu là đúng chuẩn mực pháp lý có tính phổ quán toàn thế giới đã. ĐM chúng mày, chán vợ chê chồng thế nào lại sang chán chế độ? Chúng mày fuck nhau không thỏa mãn cũng đổ tại chế độ à?".

Thú thật, lúc ban đầu, nhìn Nguyễn Chí Đức với thân hình cao to, vạm vỡ, mang đậm chất phủi, với những stt ngang tàng trên facbook, người viết không nghĩ rằng anh lại có thể là người trách nhiệm và thẳng như "ruột ngựa" với người khác đến thế. Hãy nghe anh khuyên nhủ lúc làm dân chủ vì mục đích gái gú: "Chúng mày nên nhớ sau chúng mày còn có những em sinh viên, những người vì hoạt động (lao tù) mà lỡ giở tuổi xuân. Chúng mày có fuck nhau thì nên kín kín chứ đừng tô hô, khoe khoang vớ vẩn trên FB để AN vồ, hay tụm năm tụm ba bàn chuyện gái gú, khoe địt em này, cua em kia mà để cho thanh niên chạnh lòng. Từ năm 2011 tao đã linh cảm rất sớm vài tay...chán quá nên tao cũng không quan tâm đến chúng mày nữa. Nhưng phải lên tiếng vì chúng mày đóng góp cho phong trào dân chủ thì ít mà làm ô uế thì nhiều".

Trong entry bình luận về "Tin hót lúc 0 giờ: Nhà "dân chủ" bị bắt quả tang vì chim chuột vợ người của Vietvision, phản ánh chuyện "nhà dân chủ Mai Xuân Dũng bị bắt vì chim chuột với thủ quỹ hội là Cẩm Hường" bị công an bắt quả tang trong tình trạng lõa thể, Nguyễn Chí Đức đã viết: "từ dạo 2005 khi động lực muốn hoạt động xã hội mạnh mẽ thì mình nhìn chân dài, váy ngắn mình không còn hứng khởi. Cũng vượt thoát đựoc chuyện này. Đàn ông (ko phải biến thái) nếu hoạt động chính trị mà dính phải gái gú, bồ bịch làm chính trị, suy nghĩ về chính trị rất khó. Ở bên Tây tự do là thế mà ông nào "ăn vụng không biết chùi mép" kể như là rồi xong. Anh em có nhu cầu hoạt động chính trị chú ý điều rất bình thường này nhé: "Chết vì gái là cái chết thể xác rất sảng khoái nhưng sự nghiệp thì tê tái". 


Thực tế, những gì đang diễn ra trong làng dân chủ cuội đã chứng minh những điều mà anh Nguyễn Chí Đức đã phán.


Còn nữa...

LẠM BÀN VỀ MẠNG LƯỚI BLOGGER VIỆT NAM

Lạm bàn về Mạng lưới Blogger Việt Nam



Các nhà tự nhận đấu tranh dân chủ Việt Nam từ trước đến nay có rất nhiều phong trào, chiến dịch, mỗi phong trào thường gắn với sự ra đời một tổ chức với bộ máy chiến tuyến, hậu cần rất rõ ràng. Quy luật của nó là lúc mới khai sinh được quảng cáo rất ồn ào, khí thế với sự nô nức và tự hào của anh A chị B, chiến lược ngắn dài hạn được tô vẽ bằng bức tranh tương lai sáng sủa, tuy nhiên thời gian tồn tại được tính bằng năm (số này rất hiếm), tháng (cái này phổ biến hơn), tuần (cái này không hiếm) thường kết thúc bằng sự cãi vã, chia rẽ, phủi tay, thậm chí không còn muốn bị dính líu đến nó nữa. Ở đây tôi muốn dẫn chứng từ một phong trào mang tên “Mạng lưới Blogger Việt Nam” (MLBVN) hiếm hoi có tuổi thọ được tính bằng năm.

Tổ chức này khai sinh từ chiến dịch vận động Tuyên bố 258 do nhóm Phạm Thị Đoan Trang, Nguyễn Anh Tuấn (các đệ tử của MC Trịnh Hội, VOICE) khởi xướng từ cuối năm 2013. Ban đầu bắt nguồn từ việc vận động ký Tuyên bố 258, gửi Tuyên bố này đến các tổ chức nhân quyền quốc tế, Chính phủ các nước phương Tây... rầm rộ với sự tự hào của những người trong cuộc. Nguyễn Lân Thắng với hình ảnh “siêu nhân” thể hiện sự tự hào về tài “đu tường” các tổ chức quốc tế, chấp cả trăm công an bắt nguồn từ đây. Đoan Trang thách thức cả Bộ công an Việt Nam ngăn cản được thành viên MLBVN “đu tường” các ĐSQ và tổ chức quốc tế. Hầu hết các thành viên tham gia ký tên đều rất tự hào và viên mãn vì được các chính khách phương Tây tiếp đón long trọng, được các nhà hoạt động nhân quyền quốc tế nể phục. Điều này khiến các anh chị khởi xướng rất tự tin tuyên bố ra đời tổ chức “Mạng lưới Blogger Việt Nam” ở Hà Nội, Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh vào đúng ngày Nhân quyền quốc tế 10/12/2013.

Chạy vạy khắp các đại sứ quán với Tuyên bố 258

Cũng từ lúc chính thức công khai tổ chức, dư luận đã thấy nội bộ phong trào này không còn hào hứng, khí thế nữa. Có lẽ các thành viên khởi xướng đã bắt đầu thấy xấu hổ vì bị dư luận và cộng đồng mạng có hẳn chiến dịch “Phản bác Tuyên bố 258” lên án cách làm, quy trình và hành xử của MLBVN này là tiếm danh cộng đồng, học đòi Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống cầu viện ngoại bang can thiệp vào ban hành luật pháp do Quốc hội một đất nước có chủ quyền và quyền tự quyết dân tộc ban hành, tức vấn đề nội bộ dân tộc. Lúc đó, những chiếc áo có gắn logo MLBVN chỉ còn thấy những anh chị nòng cốt trưng trổ, cả năm 2014 èo uột được mỗi chiến dịchTôi muốn biết với việc đòi Bạch hóa Hội nghị Thành Đô, nhưng đến ngày đưa Kiến nghị tới trụ sở Quốc hội thì bị phơi bày toàn bộ mưu đồ, chiêu trò mượn cớ để ăn vạ, gây rối, đuối lý, chỉ còn nhóm Hà Nội vội đến và vội rút chạy khi bị các bạn sinh viên trẻ đến “bạch hóa ý đồ”, còn ở miền Nam những người khởi xướng, tổ chức còn không dám lộ diện, bỏ mặc nhóm “Phong trào liên đới dân oan” chơ vơ như rắn mất đầu. Lúc này gần như không còn anh chị nào muốn nhắc đến, gợi nhớ mình từng tự hào vì là thành viên của MLBVN nữa. Dư luận chỉ ồn ào chút ít khi chứng kiến Nguyễn Chí Đức tuyên bố và kiên quyết “khủng bố” nếu bậu xậu cầm đầu tổ chức không rút tên ông này, thậm chí còn dọa sẽ tố cáo với cơ quan công an xử lý cả ban bệ. Năm 2014, MLBVN chủ yếu ồn ào ở hải ngoại do nương nhờ bậu xậu của VOICE, Dân làm báo có “sức mạnh hậu thuẫn từ Việt Tân” nên ầm ĩ với chiến dịch liên minh với các tổ chức ảo của Việt tân phản đối Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ, vận động các nước phương Tây đấu tố Việt Nam tại phiên UPR2014... nhanh chóng xẹp lép vì Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền với số phiếu áp đảo, cao nhất, phiên UPR như là một thủ tục mang tính khuyến cáo giữa các quốc gia có chủ quyền và quyền tự quyết dân tộc với nhau không gắn với bất kỳ chế tài và sự áp đặt nào của quốc gia nọ đối với quốc gia kia nên xem như toàn là những chiến dịch có giá trị màu mè cho truyền thông chém gió không đem lại giá trị thực tế nào.

Đến năm 2015, MLBVN khai sinh chiến dịch Nhân quyền 2015 với quy mô, cách thức lập lại của chiến dịch Tuyên bố 258 xem ra đã đến thời kỳ khai tử khi “bộ máy” của tổ chức này trong nước chỉ còn nổi lên 3 nữ lưu vật lộn, bên ngoài chỉ còn Việt Tân với tài thao diễn của Trúc Hồ cùng Dân Làm Báo, VOICE đạo diễn với đủ trò hát hò, hội chợ khắp các châu lục mà chưa quyên nổi 1/3 chữ ký ủng hộ cho mục tiêu 100 ngàn chữ ký để khởi xướng Chiến dịch này. Nhìn trước sự thất bại thảm hại, một thành viên chủ chốt nhất là Nguyễn Hoàng Vi chính thức tuyên bố rời khỏi tổ chức mà các chủ chốt còn lại cũng chẳng buồn chia tay, chia chân, dư luận thậm chí chẳng buồn quan tâm vì chẳng ai nghĩ MLBVN còn tồn tại trên thực tế, trừ Việt tân.

Đến nay, Đặng Bích Phượng như dội thêm gáo nước lạnh lên đốm tro tàn của MLBVN với bài “Mạng lưới Blogger Việt Nam là gì”, không khác gì bài thanh minh, chối bay chối biến mình từng có duyên nợ với cái tên MLBVN khi bao biện rằng, mình ký tên vào Tuyên bố 258 không hề có ý niệm về việc đã bị mặc định là thành viên tổ chức MLBVN và những người khởi xướng MLBVN đã chính thức trả lời bà này, việc bà ta ký tên vào Tuyên bố 258 không đồng nghĩa với việc bà ta đã là thành viên tổ chức này, thậm chí còn hạ bệ nó chỉ mang tên một blog, không là cái đinh gỉ gì (trích nguyên văn “Tôi được một bạn giải thích, khi tôi ký vào bản tuyên bố đó, không có nghĩa đương nhiên tôi là một thành viên của MLB, và MLB thực chất là một trang blog như mọi blog khác. Tuy nhiên, tôi nghĩ bản thân cái tên Mạng lưới Bloggers này dễ khiến dư luận hiểu nhầm, là nó đại diện cho các bloggers, trong khi chính các họ lại không hề biết”). Đúng là nhục nhã cho ai đã từng khoác cái áo MLBVN với biểu tượng là cây bút bẻ gập hình chữ W, trong đó có bà Bích Phượng với các bài viết từng tràn trề tự hào vì được đứng trọng hàng ngũ đại diện tổ chức đến “vấn an” các ĐSQ Tây phương.

Mời xem lại bài của chính bà này thời điểm tháng 8 năm 2013

Sôi máu nghĩa khí giang hồ và lòng tự trọng của một cựu thành viên MLBVN, đã làm là không hối tiếc, chỉ độc Nguyễn Chí Đức lên bóc mẽ, chửi lại Đặng Bích Phượng sau bài “cáo chung” kia, nguyên văn:

“Công thì chúng mày hưởng cả từ Tiến Nam, Mẹ Nấm trước đây là Đoan Trang. Nếu bị đàn áp hay có chiều hướng "tuột xích" thì chúng mày né hạ ngay? Há há! Giờ thì chúng mày bỏ của chạy lấy người loạn xạ, bèo dạt hết nhóm này đến nhóm nó khai sinh chưa được dăm bữa, nửa tháng là tự tan vì không có tiền hoặc tranh nhau vì tiền.

Mấy cái trò khôn lỏi "của người phúc ta" là tao đã nhận ra từ cái dạo rộ lên vụ trang danquyen của Quang A và các vị cộm cán trí thức muốn "giang hồ nhất thống". Gần đây lại giở vẹo cũ là Hiến Chương thổ tả vừa trình còi mà dễ lộ hàng kinh.

Nhất là thằng Phạm Chí Dũng cùng với truyền thông bưng bô có trò vun vào của những người bỏ ĐCS đứng dưới trướng chúng mày. Xin lỗi chúng mày đi. Chúng mày có thể hơn tuổi đời tao, nhưng kinh nghiệm về ĐCS chúng mày chỉ là "đàn em" của tao thôi.

Muốn giang hồ nhất thống thì chí khí phải hơn người, tư cách cá nhân phải ở mức tối thiểu (ko bị phốt gì) thâm niên (ko phải tuổi đời) dấn thân phải có.

Chúng mày đấu tranh dân chủ nhưng không hề chân thật, chân chính và vô tư. Đặc biệt lòng tự tôn dân tộc cực kì thấp khi lê la các ĐSQ để xin xỏ nhân quyền hoặc là xuất du lịch nước ngoài để chém gió chính trị”.

Ít nhất người ta cũng thấy được Nguyễn Chí Đức dù tuyên bố dứt tình với tổ chức MLBVN nhưng không đến nỗi cạn tàu ráo mạng, đạp luôn công lao người khởi xướng, hành xử mạt hạng như bà Bích Phượng này.

Đúng là giờ chỉ tội cho mấy chị, mấy anh vẫn còn cố sống cố chết giương cái tên MLBVN lên lúc này cho “nhục mặt” như Nguyễn Tiến Nam, hay cố thực hiện nốt kế hoạch đã khởi xướng vì cái thể diện như Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (hiện chỉ hai cô này đang hô hào tuyệt thực, tức giai đoạn 2 của Chiến dịch Nhân quyền 2015). Dù sao thì phong trào MLBVN cũng là một trong những phong trào hiếm hoi có tuổi thọ được tính bằng năm, mà người viết dám chắc ngày 10/12/2015 tới đây, chẳng còn ma nào muốn “tưởng niệm” ngày sinh nhật của nó nữa.

Nguyên nhân gốc rễ đều bởi tại sự phi nghĩa, không hề gắn với lợi ích dân tộc của kẻ khởi xướng nếu không muốn nói là bản chất bán rẻ TINH THẦN DÂN TỘC của phong trào này cũng như vô khối phong trào khác, nên kết cục luôn là: có tuổi thọ rất ngắn ngủi!