Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

BÀN VỀ VỤ PHÓNG VIÊN PHẠM THANH TÀU TỐ BỊ CÔNG AN ĐÁNH

Ong Bắp Cày


Nghe tin anh PV Thanh Tàu của báo Hà Nội Mới tố công an phường 11, Q. Gò Vấp đánh tại hiện trường vụ tai nạn, ngay tại trụ sở công an chị phẫn uất lắm. Mà nghe đâu anh bị hành hung trong khi đang "tác nghiệp" nữa cơ.

Anh Ngô Sơn - Phụ trách văn phòng đại diện báo Hà Nội Mới tại TP.HCM cho biết, vừa có báo cáo gửi Ban biên tập và Chi hội nhà báo báo Hà Nội Mới về vụ việc liên quan đến phóng viên (PV) Phạm Thanh Tàu của văn phòng trình báo bị công an P.11, Q.Gò Vấp, TP.HCM hành hung khi tác nghiệp tại hiện trường vụ tai nạn giao thông xảy ra đêm 10/9. Anh cũng cho biết thêm, sẽ kiến nghị Ban biên tập báo Hà Nội Mới có ý kiến bằng văn bản đến Hội Nhà báo Việt Nam, Công an TP.HCM để làm rõ vụ việc, xử lý nghiêm bên sai phạm, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho PV.

Anh Ngô Sơn làm thế để bảo vệ nhân viên của mình và trên hết để bảo vệ nhà báo là đúng và chị ưng.

Căn cứ vào báo cáo của CA Phường và những câu trả lời của anh Trưởng CA Phường với PV báo chí, chị thấy có nhiều khả năng các anh công an đã làm đúng và không hề có chuyện hành hung phóng viên ở đây.

Ai cũng hiểu và có lẽ chỉ có anh PV Thanh Tàu là không hiểu, rằng khi có một vụ tai nạn giao thông, căn cứ vào mức độ nghiêm trọng và hiện trường vụ tai nạn, cơ quan công an sẽ phong tỏa để bảo vệ hiện trường. Việc phong tỏa hiện trường phục vụ cho công tác khám nghiệm và điều tra làm sáng tỏ bản chất vụ việc. Vì thế, sẽ không có ai được phép vào khu vực đang bị phong tỏa nếu không có nhiệm vụ. 

Anh Thanh Tàu, theo mô tả của công an và ngay cả của những PV báo chí khác, đang trong tình trạng nồng nặc mùi rượu, thiếu kiểm soát, và có những lời lẽ, cử chỉ (hành động) lệch chuẩn, và nói thẳng ra là rất khó chấp nhận.

Khi được hỏi, anh Thanh Tàu trả lời là PV báo Hà Nội Mới, nhưng lại không xuất trình được thẻ nhà báo và ngay cả giấy giới thiệu cũng không có. Kết hợp với lời nói và thái độ của anh với công an và dân phòng, người ta không cho anh vào là đúng. Vì chống đối nên anh bị dẫn giải về trụ sở để giải quyết lại càng đúng.

Anh Trưởng CA Phường đã nói rõ: "Khi cán bộ công an hỏi, anh này không xuất trình được thẻ nhà báo, giấy giới thiệu của cơ quan báo chí... Do thanh niên này có mùi rượu bia, có những lời lẽ không đúng mực và để bảo vệ cho việc giải quyết hiện trường vụ tai nạn, cũng như tránh ùn tắc tại khu vực, cán bộ công an đã mời người này về cơ quan làm việc. Tôi khẳng định không có việc cán bộ công an đánh người thanh niên này".

Các bạn có tin anh này lúc đó đang tác nghiệp không?

Chị thì không tin bởi anh Thanh Tàu không có thẻ nhà báo và cũng không xuất trình được giấy giới thiệu theo quy định của pháp luật, hơn nữa anh "tác nghiệp" bằng máy điện thoại và trong tình trạng say rượu. Sẽ chẳng có PV nào đi tác nghiệp bằng điện thoại di động và cũng sẽ chẳng có PV nào được phép uống rượu bia khi tác nghiệp cả. 

Lưu ý là, anh PV khai báo rằng, anh "nhờ người thân chở đến hiện trường". Trường hợp này phản ánh phương tiện đưa anh ta đến (xe máy) không phải là của anh ta. Như vậy, anh ta nói rằng giấy giới thiệu để ở cốp xe là không hợp lý. Bởi, trong lúc anh đang vội đi tác nghiệp, thông thường, giấy tờ anh sẽ cầm trên tay, hoặc nhét trong ví cắm mông để xuất trình cho thuận lợi.

Hãy đặt câu hỏi: Nếu chiếc xe máy là tài sản của anh ta và giấy tờ để trong cốp xe thì tại sao lại phải "nhờ người chở"? Phải chăng anh ta mất khả năng điều khiển xe hoặc say rượu như bên CA phản ánh?

Thực tế cho thấy, không có PV nào lại không biết đến nguyên tắc và quy trình tác nghiệp là phải mang được giấy tờ chứng minh mình là PV khi được yêu cầu xuất trình.

Làm gì có PV nào đi điều tra lại chưa biết mô tê sự việc ra sao đã xông vào chụp ảnh vụ tai nạn bằng máy điện thoại?

Làm gì có PV nào ngu tới mức không hiểu được quy định của pháp luật về bảo vệ hiện trường, có phỏng?

Một chi tiết quan trọng là anh Ngô Sơn nói rằng PV đi tác nghiệp có sự đồng ý của anh, nhưng chị tin đó là việc "Hợp thức hóa" sự có mặt củ anh Thanh Tàu ở hiện trường. Vì thời điểm PV nhận được tin báo về vụ TNGT là 21h00, vì tác nghiệp nhanh nên có lẽ anh Ngô Sơn cùng lắm là cho phép anh Thanh Tàu làm việc qua điện thoại chứ không có giấy tờ gì. 

Các bạn có tin rằng sau khi nhận tin báo có vụ TNGT vào lúc 21h00, anh Thanh Tàu quay lại Tòa soạn để xin giấy giới thiệu và được anh Ngô Sơn đồng ý rồi mới đến hiện trường? Thật không thể tin nổi.

Mời các bạn xem bằng chứng của anh Thanh Tàu, gồm ảnh trên đầu bài viết và ảnh này.
   
Với nhiều năm kinh nghiệm bán nước trên tàu hỏa, được chứng kiến ti tỉ vụ oánh nhau trên giang hồ, chị tin vết xước này không phải là vết của dùi cui điện do công an dí vào. Nhìn kỹ, chị thấy đây là vết xước giống như bị móng tay cào. Bạn Chung Nguyên hài hước nói rằng, "nhiều khả năng không phải do roi điện mà là vết móng tay cào của mấy chị cave cuối dốc Xây". Vết roi điện của CA là loại gậy dài, đầu tù sẽ không có khả năng gây ra vết xước như vậy. Nếu là roi điện, sẽ không có màu ố vàng như trong hình mà thay vào đó là vết lấm chấm kiểu sung huyết, nhưng trên hình ảnh mà PV Thanh Tàu cung cấp cho các báo lại hoàn toàn không có. 

Riêng vết tím trên mắt trái của Thanh Tàu, chị nghĩ cần có bằng chứng rõ ràng để cung cấp cho công luận.

Một câu hỏi cuối cùng để bạn đọc kết luận sự việc: Anh Thanh Tàu khi được yêu cầu xuất trình giấy tờ, anh lục ví và chỉ đưa ra được cái gọi là "danh thiếp công tác". Cái "danh thiếp công tác" này có đủ để chứng minh anh Thanh Tàu là phóng viên "đang tác nghiệp"?

********************************
Bổ sung: Bài báo trên Báo Giao thông: Luật sư vào cuộc...
http://www.baogiaothong.vn/luat-su-vao-cuoc-vu-phong-vien-bao-ha-noi-moi-to-bi-danh-d120424.html

Trích: "Tại buổi làm việc, Đại úy Nguyễn Văn Dũng, Phó trưởng công an phường 11 (người trực chỉ huy ngày 10/9) cho biết, Công an Phạm Minh Phúc được cử ra hiện trường bảo vệ vụ TNGT đêm 10/9. Theo báo cáo của ông Phúc thì anh Phạm Thanh Tàu không xuất trình được giấy tờ tác nghiệp, có mùi bia rượu, lời lẽ thái độ không chuẩn mực nên đã mời về phường. Anh Tàu có xuất trình danh thiếp nhưng đó không phải giấy tờ để chứng minh là nhà báo.

Cũng theo ông Dũng, khi tiếp xúc với anh Tàu tại công an phường (lúc vụ việc gần xong), không thấy dấu vết thương tích trên mặt. Trong bản tường trình, anh Tàu cũng không nói là mình bị đánh. Ông Dũng đề nghị báo cho biết các quy định khi phóng viên tác nghiệp
.".

Thiếu tá Nguyễn Tấn Đức, Trưởng Công an phường 11 nêu ý kiến: "Khi phóng viên đến hiện trường tác nghiệp có lực lượng bảo vệ hiện trường, có cần xuất trình các giấy tờ liên quan chứng minh là phóng viên và được sự đồng ý của lực lượng bảo vệ hiện trường thì mới được tác nghiệp".

Trích tiếp: "Ông Sơn cũng yêu cầu phóng viên Tàu báo cáo rõ tại sao trong bản tường trình với Văn phòng, phóng viên này nói bị hành hung tại hiện trường và tại trụ sở Công an nhưng trong bản tường trình với cơ quan Công an đêm 10/9 lại không có nội dung này".

Luyện ơi, ngày xưa mày đọc báo gì?

Một bài đáng đọc để suy ngẫm của cô Phú. Đó cũng là một cách nhìn nhận vấn đề về không chỉ vụ em Nhi ở Quảng Bình dù đạt 29 điểm (cả điểm ưu tiên) cũng không thể vào học các trường công an, quân đội.


Xin giới thiệu cùng các cô.

Ở đây xin nói rõ, quan điểm của tôi là tạo điều kiện để em Nhi được vào học tại HVCT CAND. Và đây chỉ là bài tham khảo.

Bài sau sẽ mang tên: Nhân Tài?

****************************

Về chuyện chị Nhi 29 điểm trượt học viện Công An Nhân Dân.

Chị Nhi ở Quảng Bình trong đợt xét tuyển đại học vừa rồi đã đạt 27,5 điểm, cộng với 1,5 điểm iu tiên khu vực là 29 điểm nhưng cuối cùng vẫn bị chầu rìa vì khai gian lý lịch.

Chuyện là bố chị Nhi tức anh Tường (đã mất, RIP anh) từng dính án chống người thi hành công vụ và bị phạt 9 tháng tù treo. Xét về lý lịch, Nhi không bao giờ có cửa vào ngành công an, an ninh nói thế cho nhanh.

Bố chị Nhi là một tay buôn lậu gỗ, thu mua của lâm tặc đem bán. Báo Dân Trí mô tả anh như sau: "thời đang còn là thanh niên, do gia đình đói kém nên anh Tường có hùn vốn với một số người nữa mua lại gỗ của người dân đi rừng về sau đó đem lên tàu đưa ra TP Vinh bán kiếm lời. Lúc đó, có đoàn thanh tra đến kiểm tra và hai bên có lời qua tiếng lại với nhau nên anh Tường đã bị đoàn liên ngành lập biên bản và xử phạt."

Anh Tường buôn lậu gỗ, tiếp tay cho lâm tặc phá rừng và chống người thi hành công vụ, nhưng báo Dân Trí cố lái giọng văn để việc này trở thành tự nhiên nhất có thể, kiểu như anh chỉ là một người-nhặt-củi lương thiện và cần mẫn.

Nếu Nhi thi vào trường báo thì với lý lịch này, nhiều khả năng còn được cộng thêm điểm (theo logic của báo chí thì bất kì ai chống người thi hành công vụ đều là người tốt).

Nhưng rất tiếc, Nhi đã chọn nhầm ngành đòi hỏi lý lịch cực kỳ trong sạch. Nhi sinh ra trong bùn, nhưng muốn chứng tỏ mình thơm như sen, thế mới đen.

Và báo Dân Trí, như thường lệ, mở hết công suất loa để khóc mướn cho kiếp người cùng khổ bị vùi dập. Sẽ không ngạc nhiên nếu ngay hôm sau có một tâm thư thống thiết kêu gọi thay đổi quy chế tuyển sinh ngành công an, để những lý lịch như Đoàn Văn Vươn hoa cải có thể khoác áo xanh đi canh giữ giấc ngủ cho nhân dân.

Hẳn các bạn còn nhớ anh ngáo đá suýt cắt cổ và dìm chết trẻ sơ sinh bị bắn hạ được bốc thơm là người bố tốt khiến vợ con anh thơm lây được kêu gọi chế độ tốt hơn liệt sĩ, hay anh ngáo khác xách dao xiên chết cha mẹ ruột được báo chí phong là người con hiếu thảo số 1 Thành Nam. Phong trào cổ vũ noi gương tội phạm với ngọn cờ đầu là báo chí đang dẫn dắt xã hội viết thêm những trang sử mới.

Luyện ơi ngày xưa anh đọc báo gì?

Nguồn: Phú

TẠ PHONG TẦN ĐÃ ĐƯỢC XUẤT KHẨU SANG MỸ

Khoai@


Đúng như anh LâmTrực@ nhận định trong bài Tạ Phong Tần và Quy trình để được đi Mỹ, hôm nay, theo một nguồn tin tin cậy, Tạ Phong Tần đang trên đường tới Mỹ. 

http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2015/08/ta-phong-tan-va-quy-trinh-e-uoc-i-my.html

Tạ Phong Tần quê, Bạc Liêu, đã từng có thời gian công tác tại ngành công an, sau bị buộc thôi việc vì vi phạm kỷ luật, rồi chuyển sang công tác tại Sở Thương mại Du lịch của tỉnh Bạc Liêu và sau đó lại tiếp tục bị đuổi việc do liên tục vu cáo, bôi xấu đồng nghiệp. 

Sau khi thất nghiệp, gặp Nguyễn Văn Hải tức Điếu Cày và trở thành "cặp đôi bất hảo" tham gia các hoạt động chống phá nhà nước trên các trang mạng xã hội. 

Khi bị bắt, Tạ Phong Tần khai: "Nhiều lần viết bài, trả lời phỏng vấn của báo, đài nước ngoài. Nội dung nói xấu ngành Công an, nói xấu Nhà nước". Thị cũng thừa nhận rằng, vào tháng 3/2009 đã trả lời phỏng vấn PV Anh Trinh, của Đài Hoa mai, thuộc đảng Vì dân; trả lời phỏng vấn của PV Bảo Khánh của Đài Sydney Radio (của tổ chức khủng bố Việt Tân ở Australia); trả lời phỏng vấn PV Hoàng Hà của Đài Chân trời mới (Một tổ chức của Việt Tân). Những nội dung trả lời phỏng vấn đều được dàn dựng nhằm thóa mạ chính quyền và bôi nhọ chế độ.

Chính thị cũng khai: "Tính đến tháng 5/2009, tôi đã viết 864 bài trên blog Công lý – Sự thật. Viết và trả lời cho các đài phát thanh BBC, RFI, RFA trên 100 bài. Cứ mỗi bài, BBC trả tôi 28 bảng Anh (khoảng 40 USD). Tổng cộng từ năm 2007 đến nay, tôi đã nhận được gần 15.000 USD từ nhiều báo, đài như vừa kể…". Thực tế cho thấy, mọi hoạt động chống phá nhà nước của Tạ Phong Tần và đồng bọn đều nằm trong kịch bản lợi dụng quyền "tự do báo chí", "tự do ngôn luận", gây bất ổn chính trị ở Việt Nam của các thế lực thù địch chống Việt Nam.

Tạ Phong Tần và đồng phạm bị truy tố theo điều 88 Bộ Luật HÌnh sự. Tại phiên sơ thẩm gày 25/9/2012, Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh đã tuyên phạt Tạ Phong Tần 10 năm tù giam. Phiên tòa phúc thẩm sau đó vẫn giữ nguyên bản án đối với Tạ Phong Tần. 

Như vậy, Tạ Phong Tần sẽ chính thức gia nhập hàng ngũ của Cù Huy Hà Vũ, Bùi Kim Thành, Trần Khải Thanh Thủy và Nguyễn Văn Hải Điều Cày.

Tiền lệ Bùi Kiều Nhi

Khoai@


Trước tiên, xin chúc mừng em Bùi Kiều Nhi và gia đình đã được Bộ Công an chiếu cố xét tuyển vào ngành công an. 

Có thể nói, việc làm của Bộ Công an thể hiện tính nhân văn và linh hoạt trong tuyển sinh tuyển dụng, và được dư luận ủng hộ.

Như đã phân tích ở bài viết"Trường hợp của em Bùi Kiều NHi và Luật sư Trần Vũ Hải", việc công an Quảng Bình thông báo em Nhi không đủ điều kiện học tập trong các trường công an và Học viện Chính trị Công an nhân dân chưa thể tiếp nhận em vào học là hoàn toàn đúng đắn. Việc của em Nhi là do lỗi của chính em và gia đình, và việc chấp nhận cho em vào học rõ ràng là sự chiếu cố dựa trên cơ sở tình cảm.

Tuy nhiên, sự phá lệ ấy có nguy cơ tạo tiền lệ xấu và dưới đây là một trường hợp tương tự.

Đó là trường hợp của em Nguyễn Đức Ngà (18 tuổi, ở huyện Nam Đàn, Nghệ An, trúng tuyển Học viện Cảnh sát nhân dân) đang có nguy cơ không được nhập học vì bố từng bị tù treo.

Trong kỳ thi vừa qua, thí sinh này đạt 29 điểm (Toán: 9, Vật Lý: 9,5 điểm, Hóa học: 9,5 điểm và một điểm ưu tiên). Xem ảnh bên.

Ngày 14/9, Ngà cùng bố là ông Nguyễn Đình Hóa (53 tuổi) lên Công an huyện Nam Đàn làm các giấy tờ thủ tục chuẩn bị cho việc nhập học. Qua kiểm tra, đơn vị này xác định ông Hóa từng bị Tòa án nhân dân huyện Nam Đàn kết án 9 tháng tù treo năm 1993.

Theo người đàn ông này, năm 1993, ông vướng vào một vụ đánh nhau. Sau khi tòa xét xử, ông Hóa bị kết án treo rồi ở nhà lao động sản xuất bình thường.
Hai năm sau tôi lấy vợ, sinh con. Tôi hoàn toàn không nhớ đến vụ việc năm xưa nữa nhưng giờ các anh công an nói vì tôi có án tích nên cháu không được vào học ở trường cảnh sát. Tôi bị suy sụp hoàn toàn. Chỉ vì tuổi trẻ của mình bồng bột mà giờ ảnh hưởng đến tương lai sự nghiệp của con thật sự không biết nói gì.

Ông Hóa tâm sự
Người cha này còn nói, nếu biết như vậy, ông đã đi xóa án tích rồi. Sau khi hết án treo, người nông dân này cứ nghĩ thế là đã giải quyết xong nên không để ý.

Chính vì bố từng bị kết án nên việc làm thủ tục nhập học của Nguyễn Đức Ngà bị dừng lại.

Đại tá Cao Tiến Mai – Trưởng Công an huyện Nam Đàn, Nghệ An, cho biết, sau khi nhận được giấy báo nhập học của Học viện Cảnh sát nhân dân đối với thí sinh Nguyễn Đức Ngà, Công an huyện đã xác minh, thẩm tra lý lịch của Ngà theo quy định của ngành và phát hiện, ông Nguyễn Đình Hóa từng có tiền án, bị tuyên phạt 9 tháng tù cho hưởng án treo về tội Cố ý gây thương tích. Theo quy định thì Ngà không đủ tiêu chuẩn chính trị để vào học ngành công an.

Vậy em Bùi Kiều Nhi đã được chấp nhận thì em Nguyễn Đức Ngà giải quyết ra sao, và liệu có còn những trường hợp khác tương tự?

LÝ LỊCH VÀ CHÍNH SÁCH

Nhắc chuyện lý lịch vào ngành Công An, sau năm 1975 có 3 thứ xảy đến với người trong hàng ngũ và con em của người trong hàng ngũ chế độ cũ.

Một là cải tạo. Trước khi quân giải phóng vào Sài Gòn, VNCH đã tuyên truyền về 1 cuộc tắm máu. Nhưng điều đó không xảy ra, vậy thì cải tạo là vượt quá sự mong đợi rồi còn đéo gì nữa?

Trong các cuộc cách mạng hoặc chiến tranh trên thế giới thường được kết thúc bằng những cuộc thanh trừng. Chuyện đó bình thường, người ta buộc phải loại bỏ những kẻ có tư tưởng chống đối để trừ hậu họa. Hoặc nhẹ hơn là thay đổi tư tưởng của những kẻ đó, tức là cải tạo.

Đặc biệt sau 1975, Việt Nam rất rối ren, giặc ngoài có TQ, Ponpot, nếu không bắt nhốt những kẻ có khả năng nổi loạn thì ngoài phá trong chống chịu gì thấu? Đứng về mặt quản lý đất nước, việc đó hoàn toàn đúng đắn.

Hai là thuyền nhân. Cũng giống như mấy bố bị đi cải tạo, các thuyền nhân người Việt vượt biên ra nước ngoài sau đó quay lại chửi bảo ở trong nước khổ quá nên phải vượt biện.

Thời đó cả nước khổ chứ riêng đéo gì ai, ở trong trại ăn bo bo thì ở ngoài được ăn thịt chắc? Đám vượt biên thì thấy đất nước nghèo, qua nước ngoài tìm cái sướng, chúng nó bỏ tổ quốc mà đi có ai bắt ép mà kêu la bị chết trên biển quá trời. Đéo có thương cảm bòi gì bọn đấy.

Chỉ có 1 loại thuyền nhân bị ép rời VN bằng các chính sách khác nhau đó là Hoa Kiều. Bọn này chiếm đa số trong các thuyền nhân. Không ép chúng nó đi lúc đấy chết với chúng nó rồi.

Ba là xét lý lịch. Là con em những người trong hàng ngũ chế độ cũ thì là một vết đen trên lý lịch khiến cho nhiều người không thể tiến thân, đặc biệt là vào trong các cơ quan nhà nước.

"Tôi liên quan gì đến bố tôi?" Hỏi ngược thế đéo đúng, mày là con bố mày chứ liên quan gì nữa. Chẳng có ai muốn biết về thằng con mà không quan tâm tìm hiểu về thằng bố cả.

70% bố tồi thì con tồi, vì gen vì môi trường trưởng thành...30% còn lại thằng con có thể khác với thằng bố, nhưng kẻ làm chính sách nguyên tắc bất di bất dịch là chữ "đa số", "khả năng lớn".

Theo thời gian thì vấn đề xét lý lịch đã thoải mái hơn rất nhiều. Còn ai đó chịu thiệt thòi vì chính sách này thì hãy nhớ chính sách sinh ra nhắm đến đa số, chứ không bao giờ là tất cả.

Nguồn: Kẻ du đãng

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

THỔ DÂN THỜI @

Khoai@

Thú thật, mình cũng không biết thổ dân này ở đâu. Chôm được trên mạng, bê về cho anh em ngắm.








Cực nóng: ĐANG KHÁM NHÀ CỰU CHỦ TỊCH TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ

LâmTrực@ 


Một sự kiện nóng đang diễn ra tại Hà Nội. Một động thái cho thấy quyết tâm của đảng và nhà nước trong phát hiện và ngăn chặn tình trạng tham nhũng ở nước ta hiện nay. 


Vào hồi 16 giờ tối nay, 21/7/15, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đang thực hiện lệnh khám xét nhà riêng ông Nguyễn Xuân Sơn, cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam), tại khu D2, khu đô thị Ciputra, Hà Nội. 

Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can với ông Sơn. Và quyết định này đã được Viện Kiểm sát tối cao phê chuẩn với tội danh "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây hậu quả nghiêm trọng"; "Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".  


Trước đó, vào hôm 19/7/2015, TT Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 1105/QĐ-TTg về việc cho thôi giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đối với ông Nguyễn Xuân Sơn để nhận nhiệm vụ tại Bộ Công Thương.


Biệt thự của gia đình ông Nguyễn Xuân Sơn tại Khu đô thị Ciputra, Hà Nội. Ảnh chụp tối 20/7. Ảnh: Thanh Hà 

Ông Nguyễn Xuân Sơn sinh năm 1962 tại Hà Tĩnh, tốt nghiệp các trường Đại học Nam Carolin (Mỹ), chuyên ngành Quản trị kinh doanh; Đại học Kinh tế Quốc dân, chuyên ngành Vật giá và Trường Đào tạo cán bộ Dầu khí. 


Ông Nguyễn Xuân Sơn công tác tại ngành Dầu khí Việt Nam từ năm 1984, tại Vụ Tài chính kế toán thuộc PVN. 


Từ năm 2003 đến tháng 10/2006, ông giữ chức Phó TGĐ Công ty Tài chính Dầu khí (PVFC) rồi Tổng GĐ PVFC đến tháng 5/2007, sau đó được bổ nhiệm chức vụ Tổng GĐ Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương vào tháng 12/2008. 


Ông Sơn giữ vị trí Phó TGĐ PVN từ năm 2010, phụ trách các lĩnh vực tài chính kế toán, kế hoạch chiến lược. 


Ông Sơn mới đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐTV PVN từ ngày 8/7/2014 theo Quyết định số 1123/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trước khi được bổ nhiệm, ông Sơn là Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.