Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

GIẢI MẬT CHIẾN TRANH ĐIỆN TỬ CỦA MỸ Ở VIỆT NAM

Giải mật chiến tranh điện tử Mỹ ở Việt Nam (Kỳ 1)

TPO - Trang thiết bị khí tài điện tử được triển khai trên mọi phương tiện tác chiến, bao gồm từ không quân, không quân hải quân, bộ binh, trên tất cả các không gian tác chiến, từ trên không, trên mặt đất và trên mặt nước...

TPO - Trang thiết bị khí tài điện tử được triển khai trên mọi phương tiện tác chiến, bao gồm từ không quân, không quân hải quân, bộ binh, trên tất cả các không gian tác chiến, từ trên không, trên mặt đất và trên mặt nước...

Sự xuất hiện trong lực lượng vũ trang và hạm đội các trang thiết bị điện tử (trang thiết bị thông tin liên lạc, các đài radar, các thiết bị dẫn đường, định vị, trang thiết bị điều khiển hỏa lực và các phương tiện tác chiến khác…), các hoạt động và khả năng của trinh sát, tình báo điện tử trong mọi lĩnh vực cũng như các hoạt động đánh lừa, gây nhiễu loạn hoặc chế áp ngày càng được tăng cường cả về chiều rộng và chiều sâu.

Các hành động công kích hay phòng ngự trong lĩnh vực điện tử có ảnh hưởng mang tính quyết định đến hiệu quả tác chiến trên chiến trường. Ngày này, trong lĩnh vực tác chiến không gian ảo ngày càng hoàn thiện hơn các phương pháp và trang thiết bị, khí tài nhằm tăng cường hay bảo vệ các hoạt động tác chiến của các lực lượng trinh sát điện tử và chế áp điện tử đối phương. Trong lĩnh vực radar – điện tử, thông tin và truyền thông hàng ngày (thời bình và thời chiến) đang diễn cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt, cuộc đấu tranh trong không gian điện tử được gọi là “chiến tranh điện tử” các hoạt động nhằm dành quyền thống trị trong không gian electron được gọi là “tác chiến điện tử”.

Các cường quốc quân sự thế giới phát triển mạnh các phương pháp và các phương tiện, khí tài trang bị trinh sát điện tử và chế áp điện tử nhằm mục đích tấn công chiếm đoạt thông tin và gây tổn thất nặng nề cho các phương tiện, vũ khí, khí tài của đối phương, bao gồm các phương tiện điện tử. Các lực lượng đối kháng cũng sử dụng các phương tiện, vũ khí và trang thiết bị khác nhau nhằm chống lại các hoạt động công kích điện tử của đối phương. Cuộc đấu tranh này được mang thuật ngữ “Chiến tranh điện tử”. Như vậy, chiến tranh điện tử là “ tập hợp các hoạt động tác chiến nhằm giảm thiểu tối đa hiệu quả sử dụng không gian điện từ để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu của đối phương đồng thời đảm bảo hoạt động hiệu quả các trang thiết bị, khí tài điện tử của phía bên mình” trích điều lệ tác chiến của quân đội Mỹ. Theo quan điểm của Bộ tổng tham mưu liên quân Mỹ, các hoạt động tác chiến được thực hiện trong “chiến tranh điện tử” là:

- Trinh sát điện tử, nắm bắt thông tin, phát hiện mục tiêu và chỉ thị dẫn đường các lực lượng hoặc hỏa lực tiêu diệt mục tiêu.

- Làm đứt đoạn và làm rối loạn các hoạt động điều hành lực lượng chiến đấu và vũ khí trang bị đối phương;

- Giảm hiệu quả trinh sát của địch và hiệu quả sử dụng vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh;

- Duy trì và đảm bảo khả năng hoạt động ổn định của các trang thiết bị, khí tài điều hành tác chiến và điều khiển hỏa lực.

Như vậy: “Tác chiến điện tử” được hiểu là tập hợp tất cả những hành động theo mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ, vị trí và thời gian cùng với các lực lượng tham gia chiến đấu phát hiện được hệ thống và các phương tiện, khí tài điều hành các đơn vị chiến đấu và các phương tiện tác chiến của đối phương, thực hiện các đòn tiến công tiêu diệt các tranh thiết bị, khí tài điều hành tác chiến và điều khiển hỏa lực, chiếm đoạt thông tin và chế áp thông tin đối phương, gây nhiễu loạn và mất khả năng hoạt động của hệ thống điều hành binh lực và điều khiển hỏa lực. Cùng lúc bảo vệ các trang thiết bị, khí tài của hệ thống điều hành tác chiến và điều khiển hỏa lực quân ta, ngăn chặn mọi khả năng trinh sát điện tử, dẫn đường hỏa lực và chỉ thị mục tiêu của đối phương.

Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Tác chiến điện tử (TCĐT):

1- Tình báo, trinh sát, cảnh báo sớm phát hiện mục tiêu đối phương, thu thập thông tin, chỉ thị dẫn đường lực lượng hoặc vũ khí, phương tiện chiến đấu tiêu diệt mục tiêu.

2- Chế áp điện tử - đánh lừa, gây nhiễu , phá hủy hoặc làm nhiễu loạn, đứt đoạn hệ thống điều hành tác chiến và điều khiển hỏa lực đối phương.

Các cuộc chiến tranh hiện đại từ sau đại chiến thế giới lần thứ II, cùng với những diễn biến căng thẳng của chiến tranh lạnh mà trong cuộc đối đầu giữa hai hệ tư tưởng, cả hai phía đã tiến hành một cuộc chiến tranh điện tử - thông tin với cường độ rất cao, huy động hầu hết những thành tựu khoa học công nghệ đương thời vào cuộc chiến hiện đại nay. Những tổn thất cho cả hai bên hầu như không được tuyên bố, nhưng kết quả cuối cùng hầu như toàn thế giới đều đã rõ ràng. Cũng trong thời gian này, đã có nhiều cuộc xung đột vũ trang, chiến tranh khu vực xảy ra trên toàn thế giới, mà trong đó, chiến tranh điện tử đóng vai trò trọng yếu trong mọi hoạt động của chiến trường. Cuộc chiến tranh điện tử phức tạp nhất, đa dạng nhất và cũng là cuộc đối đầu không cân sức nhất giữa lực lượng tham chiến hiện đại nhất thế giới và lực lượng vũ trang nhân dân non trẻ nhất tại Việt Nam.Cuộc chiến trên đường Trường Sơn và chiến trường miền Nam

Cuộc chiến tranh ở Việt Nam là cuộc đối đầu tàn khốc giữa ý chí của một dân tộc chống ngoại xâm – thống nhất đất nước và một lực lượng quân sự hùng mạnh nhất trên thế giới. Để phá hoại phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, tiêu diệt lực lượng vũ trang nhân dân non trẻ, đồng thời ngăn chặn con đường vận chuyển vũ khí trang bị, phương tiện chiến đấu, binh lực và cơ sở vật chất từ miền Bắc vào Miền Nam, quân đội Mỹ đã sử dụng những phương tiện trinh sát điện tử hiện đại chưa từng có với những quy mô sử dụng cũng chưa từng có trong lịch sử chiến tranh.

Trang thiết bị khí tài điện tử được triển khai trên mọi phương tiện tác chiến, bao gồm từ không quân, không quân hải quân, bộ binh đến những người lính cuối cùng, trên tất cả các không gian tác chiến, từ trên không, trên mặt đất và trên mặt nước. Trinh sát điện tử trong chiến tranh ở Việt Nam đã phát triển lên đến đỉnh cao nhất của khoa học công nghệ cả về tốc độ nghiên cứu cũng như tốc độ ứng dụng. Những hoạt động trinh sát điện tử diễn ra rộng rãi cả trên hai miền Nam Bắc Việt Nam, một trong những chiến trường dữ dội nhất và cũng tàn bạo nhất là trên tuyến đường Trường Sơn “đường mòn Hồ Chí Minh” anh hùng.

Tác chiến điện tử trên đường mòn “Hồ Chí Minh” chiến dịch Igloo Whate

Giai đoạn những năm 1960-x đến 1970-x, những cuộc tấn công liên tiếp của Quân giải phóng đã đập tan huyền thoại sức mạnh quân sự Mỹ, lực lượng vũ trang miền Nam càng ngày càng lớn mạnh. Để ngăn chặn những đoàn quân và những chuyến hàng vận tải vào Nam dọc tuyến Trường Sơn, người Mỹ đã triển khai một chiến dịch tác chiến điện tử rộng khắp trên toàn bộ tuyến đường Trường Sơn. Bước đầu tiên, để phát hiện được những đoàn xe và các đơn vị hành quân vào Nam, không quân hải quân Mỹ sử dụng các sensors thu âm, được dùng trong các phao thủy âm chống ngầm.

Những chiếc sensor thu âm "Akvabuy" có chiều dài 91 cm đường kính 12 cm và nặng 12 kg. Các cảm biến âm thanh này được ném xuống từ máy bay bằng dù ngụy trang xuống các cánh rừng nhiệt đới. Dù sẽ treo lơ lửng các khí tài thu âm này trên cây, thu âm thanh tiếng động và truyền về trung tâm xử lý thông tin của Hải quân Mỹ, bình điện ắc quy cho phép nuôi khí tài trong 30 – 45 ngày. Nhưng do dù bay thường không định hướng nên các thiết bị này rơi tản mát, hiệu quả trinh sát rất thấp. Chương trình trinh sát điện tử được phát triển tiếp theo với phương án sử dụng rộng rãi các sensor được đặt mật danh là Igloo White nhưng nổi tiếng với tên gọi thông thường là Hàng rào điện tử McNamara, sensor được nâng cấp và cải tiến là thiết bị tổ hợp đo địa chấn, từ trường và tiếng động "ADSID" (Air Delivered Seismic Intrusion Detector) - Cây nhiệt đới, có khối lượng 11 kg được ném xuống bằng dù định hướng. Các Cây nhiệt đới (ADSID) này cắm sâu xuống đất, xòe các ăn ten thu tín hiệu được sơn mầu ngụy trang. Thế hệ thứ 3 của “ADSID” là các cây nhiệt đới thu cả âm thanh, địa chấn và từ trường có khối lượng đến 17 kg. Micro được tự động bật lên khi có từ trường hoặc địa chấn tương đương xe ô tô chạy, từ đó đã tăng được thời gian bình điện ắc quy lên đến 90 ngày liên tục truyền tín hiệu.

Chương trình "Igloo White "hoặc “Hàng rào điện tử McNamara” ban đầu được nghiên cứu triển khai dọc khu phi quân sự đến tận biên giới Việt Nam – Lào một hệ thống hàng rào điện tử dày đặc bao gồm tất cả các loại radars, cảm biến điện từ, âm thanh và nhiệt độ kết hợp với hàng rào dây thép gai, các trận địa mìn và các cụm hỏa điểm dày đặc. Hàng rào điện tử dưới sự chi viện mạnh mẽ của các căn cứ và lực lượng quân đội Mỹ và Sài Gòn được cơ giới hóa và trực thặng vận cấp độ cao.

Dự án hàng tỷ USD này được hy vọng có thể chặn đứng sự chi viện của miền Bắc XHCN cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Miền Nam Việt Nam.

Hệ thống các sensors trinh sát, bãi mìn và hàng rào dây thép gại trong “Hàng rào điện tử McNamara”.


Chương trình này bắt đầu từ năm 1966 khi tình hình cách mạng Miền Nam phát triển mạnh, với chi phí lên tới 2 tỷ USD đã nhanh chóng bị hủy bỏ do sự vô dụng trong việc ngăn chặn các lực lượng chi viện Miền Bắc vào miền Nam. Người Mỹ đã phát hiện ra những tuyến đường vận chuyển của binh đoàn 559 thông qua Lào và Campuchia. Điều này gây sốc nặng nề cho Bộ tham mưu liên quân Mỹ khi họ nhận được những bức ảnh chụp và nghe được âm thanh cơ giới từ những đoạn đường dưới tán cây rừng. Buộc người Mỹ phải có kế hoạch khẩn cấp đối phó.

Sơ đồ hệ thống chống vận tải cơ giới và hành quân chi viện Miền Nam.

Sự phát triển và mở rộng con đường Trường Sơn với mật độ xe cơ giới và binh lực lớn đe dọa một sự thảm bại đến gần. Quân đội Mỹ phải tiến hành tiếp theo chiến dịch tác chiến điện tử quy mô dọc tuyến đường Hồ Chí Minh, chiến dịch đánh phá tuyến đường giao thông anh hùng có tên là Operation Commando Hunt do lực lượng Hải quân hạm đội 7 của Mỹ kết hợp với tập đoàn không quân Hải quân số 77 tiến hành từ 11.11.1968 đến 29.3.1972 và một gian đoạn tiếp theo cho đến khi Mỹ quyết định rút quân khỏi Việt Nam, trong chiến dịch này đã sử dụng rộng rãi các thiết bị trinh sát điện tử như ADSID với nhiều chủng loại khác nhau như:

Air Delivered Seismic Intrusion Detector (ADSID) Thiết bị thám sát địa chấn thả từ trên không.

ACOUBOUY; Acoustic Seismic Intrusion Detector (ACOUSID)Thiết bị thám sát âm thanh; .

Fighter Air-Delivered Seismic Intrusion Detector (FADSID)Thiết bị thám sát âm thanh thả bằng máy bay phản lực; .

Helicopter-emplaced Seismic Intrusion Detector (HELOSID). Thiết bị dò tìm âm thanh của trực thăng; .

Hand-emplaced Seismic Intrusion Detector (HANDSID) Thiết bị dò tìm âm thanh, địa chấn của thám báo; .

Hai loại Cây nhiệt đới ADSID II and ACOUSID III; .

Vùng tác chiến điện tử và không kích đường Trường Sơn bằng không quân..

Thời gian đầu tiên, những cảm biến kiểu Cây nhiệt đới này được thả xuống các khu vực đường vận tải bằng máy bay hải quân OP -2 Neptune, do cấu trúc nặng nề và tốc độ bay chậm, hay bị lực lượng phòng không mặt đất của bộ đội Trường Sơn bắn rơi.

Các cảm biến này được rải bằng nhiều loại phương tiện khác nhau như máy bay phản lực, máy bay trực thăng, một số các loại cảm biến khác còn do lực lượng thám báo Mỹ (SOG). Số lượng các cảm biến điện từ trường và âm thanh tính chỉ riêng năm 1969 là 5.000 chiếc, đến năm 1972, số lượng lên đến 40.000 chiếc được rải xuống.

Sơ đồ tác chiến điện tử khu vực Khe Sanh – A shau, A Lưới. Các điểm chấm là tuyến rải các sensors.

Máy bay tác chiến điện tử EC -121R.

Hệ thống radars thu tín hiệu chuyển tải về trung tâm tác chiến điện tử ICS ở Thái Lan.

Trung tâm tác chiến điện tử chống thâm nhập ICS ở Thái Lan.

Các sensors được rải xuống các tuyến đường vận tải Trường Sơn cũng chỉ là một phần công việc. Sau khi các sensors được rải và kích hoạt, thông tin từ các sensors được truyền tải qua các máy bay tác chiến điện tử của hãng Lockheed EC-121R và hãng Beach "Deboneyrs" cho máy bay EU-121 "Paiva Eagle" về các trung tâm chỉ huy, trong đó có trung tâm tác chiến điện tử Mỹ đặt tại Trung tâm Giám sát Thâm nhập (Infiltration Surveillance Center - ICS) ở Thái Lan, sử dụng máy tính IBM 360 – 65.

Từ những thông tin thu thập được, người Mỹ xác định những tuyến đường vận tải, kho tàng và khu vực tập trung xe máy kỹ thuật, từ đó ra quyết định công kích đường không. Do độ sai lệch trong xác định vị trí các cảm biến rất lớn (khoảng vài trăm mét), không quân Mỹ thường tiến hành các đợt không kích ồ ạt với số lượng bom đạn không hạn chế. Trong mỗi mùa khô vận tải, mỗi ngày địch sử dụng từ gần 200 đên 400 lần không kích bằng máy bay phản lực, 10 – 12 các chuyến bay tuần thám và tấn công các đoàn xe vận tải AC-130, khoảng từ 20 đến 30 lần không kích bằng máy bay ném bom chiến lược B-52.

(còn nữa)Trịnh Thái Bằng
Nguồn: Tiền phong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét