Ong Bắp Cày
Đúng quá đy. Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ sợ gì phải núp, có phỏng?
Một câu hỏi ngược lại là: Nếu ta là người đàng hoàng, ta chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông thì việc gì phải sợ "núp"?
Chị biên entry này cho các bạn ném gạch, quăng quả nổ.
Khỏi phải nói, ai cũng biết rõ rằng, nhiệm vụ của CSGT không phải chỉ là đi tìm người vi phạm để bắt và xử phạt, mà còn là hướng dẫn để người dân tham gia giao thông đúng luật, đảm bảo trật tự và an toàn. Ở đây có 2 nội dung mà CSGT phải làm: (1) Hướng dẫn, và (2) xử phạt người vi phạm. Nhưng, ta ít thấy CSGT hướng dẫn, ngoại trừ trường hợp họ đứng múa gậy tại các bục giữa ngã ba, ngã tư đường phố. Sự mất cân bằng giữa hai chức năng này, cần được xem xét và chỉnh sửa.
Một thực tế rất không đẹp, là CSGT núp sau chỗ khuất rồi bất ngờ lao ra, chặn người vi phạm để phạt. Nhưng có một thực tế không đẹp khác, là thái độ của người dân khi tham gia giao thông.
Ai cũng rõ, nghề CSGT là một trong những nghề nguy hiểm và độc hại vào bậc nhất ở Việt Nam. Các anh phải làm việc trong môi trường cực kỳ ô nhiễm bất kể nắng mưa, gió rét và thứ ô nhiễm đáng sợ nhất lại đến từ người dân. Từ cái nhìn hằn học khi bị xử phạt; những lời chửi bới nhục mạ của đám lưu manh; những lời bỉ bôi của báo chí, cho đến những hành động tấn công bằng gậy gộc, đao búa...Tất tần tật, các anh phải hứng chịu. Điều cực đoan mà lãnh đạo CSGT thường đưa ra là, cứ cãi vã, xô xát, không đẹp thì lỗi đầu tiên thuộc về chiến sĩ làm nhiệm vụ. Những "lỗi" kiểu ấy có khi dẫn đến mất nghề vĩnh viễn.
Ấy là chưa kể đến các mối nguy hiểm từ những gã say rượu, những kẻ đang trốn chạy pháp luật, đám hư hỏng ngông cuồng, có thể tước đi tính mạng của các anh bất cứ lúc nào.
Chị nói không ngoa là dân ta ghê gớm lắm. Cứ bị CSGT thổi dừng lại thôi là đã mồm năm miệng mười cãi, cãi lấy được, bất chấp đúng sai. Không cãi được thì gọi điện cầu cứu. Không cầu cứu được thì nổi xung, gây sự.
Người khác biết mình sai thì xin, không xin được thì lật mặt đòi hối lộ (chung chi), không hối lộ được thì chấp nhận nộp phạt, nhưng về nhà vẫn mang cái ấm ức trong lòng mà thù ghét CSGT.
Nói thật, chị đây cũng bị thổi phạt vì đè vạch, chị nộp phạt, nhưng về nhà ăn cơm mất ngon và cứ nhìn thấy CSGT là ghét...hehe. Chị ghét vì nó động chạm đến đồng tiền bát gạo của gia đình. Nhưng đó là tâm sự rất thật.
Nhiều người bảo rằng, CSGT không được đứng sau gốc cây, chị chẳng hiểu quy trình công tác của các anh ấy như thế nào, nhưng ở những tuyến phố hẹp, nhiều cây thì tại sao lại không được đứng gần gốc cây hưởng bóng mát, nếu vị trí làm việc theo quy định tại đó? Tại sao phố hẹp, lượng người và phương tiện tham gia giao thông đông thì CSGT lại phải đứng dưới lòng đường mà không phải trên hè? Chị tin, đó là câu hỏi không ngu, mà rất thực tế. Không có ai ngu mà đứng dưới lòng đường như thế cả, muốn làm được việc, thì trước tiên anh phải sống sót đã.
Còn nữa, lý do để nhiều trường hợp phải núp không đến từ môi trường công tác, hay khí hậu mà nó đến từ điều tế nhị khác. Không núp thì không bắt được người vi phạm và anh ta sẽ không hoàn thành "chỉ tiêu" công tác. Tất nhiên, câu trả lời này không hoàn toàn đúng bởi nhiều tổ công tác không núp mà vẫn tóm được người vi phạm.
Bây giờ, bạn thử nghĩ đi, nếu đang lưu thông trên đường và đang chạy quá tốc độ, bất chợt bạn nhận ra, phía trước có CSGT đang đứng làm nhiệm vụ. Bạn sẽ làm gì? Chắc chắn bạn sẽ điều chỉnh hành vi bằng cách giảm tốc, đi đúng phần đường...nhằm không bị thổi phạt. Bản tưởng rằng, khi đó bạn không bị phạt ư? Bạn đã nhầm, trường hợp này, CSGT sẽ vẫn thổi phạt vì lỗi chạy quá tốc độ trước đó của bạn. Ở đây sẽ có một câu hỏi dành cho bạn: có phải bạn chỉ chấp hành khi nhìn thấy CSGT hay không, và khi không nhìn thấy họ thì bạn lai vi phạm?
Đừng tự ái khi chị hỏi như thế.
He he, chị không bênh gì CSGT, nhưng trách họ, thì trước tiên hãy tự trách mình đi. Tại sao bạn luôn đòi hỏi CSGT phải thế này thế nọ với bạn, trong khi ý thức chấp hành luật giao thông và thái độ ứng xử với tình huống bị xử phạt của bạn lại cực kỳ tồi tệ?
(còn nữa, tối hứng thì biên tiếp...)
Một câu hỏi ngược lại là: Nếu ta là người đàng hoàng, ta chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông thì việc gì phải sợ "núp"?
Chị biên entry này cho các bạn ném gạch, quăng quả nổ.
Khỏi phải nói, ai cũng biết rõ rằng, nhiệm vụ của CSGT không phải chỉ là đi tìm người vi phạm để bắt và xử phạt, mà còn là hướng dẫn để người dân tham gia giao thông đúng luật, đảm bảo trật tự và an toàn. Ở đây có 2 nội dung mà CSGT phải làm: (1) Hướng dẫn, và (2) xử phạt người vi phạm. Nhưng, ta ít thấy CSGT hướng dẫn, ngoại trừ trường hợp họ đứng múa gậy tại các bục giữa ngã ba, ngã tư đường phố. Sự mất cân bằng giữa hai chức năng này, cần được xem xét và chỉnh sửa.
Một thực tế rất không đẹp, là CSGT núp sau chỗ khuất rồi bất ngờ lao ra, chặn người vi phạm để phạt. Nhưng có một thực tế không đẹp khác, là thái độ của người dân khi tham gia giao thông.
Ai cũng rõ, nghề CSGT là một trong những nghề nguy hiểm và độc hại vào bậc nhất ở Việt Nam. Các anh phải làm việc trong môi trường cực kỳ ô nhiễm bất kể nắng mưa, gió rét và thứ ô nhiễm đáng sợ nhất lại đến từ người dân. Từ cái nhìn hằn học khi bị xử phạt; những lời chửi bới nhục mạ của đám lưu manh; những lời bỉ bôi của báo chí, cho đến những hành động tấn công bằng gậy gộc, đao búa...Tất tần tật, các anh phải hứng chịu. Điều cực đoan mà lãnh đạo CSGT thường đưa ra là, cứ cãi vã, xô xát, không đẹp thì lỗi đầu tiên thuộc về chiến sĩ làm nhiệm vụ. Những "lỗi" kiểu ấy có khi dẫn đến mất nghề vĩnh viễn.
Ấy là chưa kể đến các mối nguy hiểm từ những gã say rượu, những kẻ đang trốn chạy pháp luật, đám hư hỏng ngông cuồng, có thể tước đi tính mạng của các anh bất cứ lúc nào.
Chị nói không ngoa là dân ta ghê gớm lắm. Cứ bị CSGT thổi dừng lại thôi là đã mồm năm miệng mười cãi, cãi lấy được, bất chấp đúng sai. Không cãi được thì gọi điện cầu cứu. Không cầu cứu được thì nổi xung, gây sự.
Người khác biết mình sai thì xin, không xin được thì lật mặt đòi hối lộ (chung chi), không hối lộ được thì chấp nhận nộp phạt, nhưng về nhà vẫn mang cái ấm ức trong lòng mà thù ghét CSGT.
Nói thật, chị đây cũng bị thổi phạt vì đè vạch, chị nộp phạt, nhưng về nhà ăn cơm mất ngon và cứ nhìn thấy CSGT là ghét...hehe. Chị ghét vì nó động chạm đến đồng tiền bát gạo của gia đình. Nhưng đó là tâm sự rất thật.
Nhiều người bảo rằng, CSGT không được đứng sau gốc cây, chị chẳng hiểu quy trình công tác của các anh ấy như thế nào, nhưng ở những tuyến phố hẹp, nhiều cây thì tại sao lại không được đứng gần gốc cây hưởng bóng mát, nếu vị trí làm việc theo quy định tại đó? Tại sao phố hẹp, lượng người và phương tiện tham gia giao thông đông thì CSGT lại phải đứng dưới lòng đường mà không phải trên hè? Chị tin, đó là câu hỏi không ngu, mà rất thực tế. Không có ai ngu mà đứng dưới lòng đường như thế cả, muốn làm được việc, thì trước tiên anh phải sống sót đã.
Còn nữa, lý do để nhiều trường hợp phải núp không đến từ môi trường công tác, hay khí hậu mà nó đến từ điều tế nhị khác. Không núp thì không bắt được người vi phạm và anh ta sẽ không hoàn thành "chỉ tiêu" công tác. Tất nhiên, câu trả lời này không hoàn toàn đúng bởi nhiều tổ công tác không núp mà vẫn tóm được người vi phạm.
Bây giờ, bạn thử nghĩ đi, nếu đang lưu thông trên đường và đang chạy quá tốc độ, bất chợt bạn nhận ra, phía trước có CSGT đang đứng làm nhiệm vụ. Bạn sẽ làm gì? Chắc chắn bạn sẽ điều chỉnh hành vi bằng cách giảm tốc, đi đúng phần đường...nhằm không bị thổi phạt. Bản tưởng rằng, khi đó bạn không bị phạt ư? Bạn đã nhầm, trường hợp này, CSGT sẽ vẫn thổi phạt vì lỗi chạy quá tốc độ trước đó của bạn. Ở đây sẽ có một câu hỏi dành cho bạn: có phải bạn chỉ chấp hành khi nhìn thấy CSGT hay không, và khi không nhìn thấy họ thì bạn lai vi phạm?
Đừng tự ái khi chị hỏi như thế.
He he, chị không bênh gì CSGT, nhưng trách họ, thì trước tiên hãy tự trách mình đi. Tại sao bạn luôn đòi hỏi CSGT phải thế này thế nọ với bạn, trong khi ý thức chấp hành luật giao thông và thái độ ứng xử với tình huống bị xử phạt của bạn lại cực kỳ tồi tệ?
(còn nữa, tối hứng thì biên tiếp...)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét