Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

NHẬT KÝ CỦA NGƯỜI MẸ LÀ PHÓNG VIÊN TỪ TÂM DỊCH SỞI

Con trai của mẹ ạ!

Ngày hôm nay, sau 2 tuần mệt mỏi túc trực ở trong viện, chạy lên Bộ Y tế, phỏng vấn người nhà bệnh nhân… về dịch sởi. Mẹ mới có thời gian ngồi viết những dòng này gửi đến con.

Có một vài đồng nghiệp nói với mẹ hãy ghi lại những thời khắc này, để sau này con lớn lên, có đọc lại, con cũng biết rằng, đã có thời gian, ở giữa thời đại của thế kỷ 21 này, con người hoang mang, lạc lối, sợ hãi, cô đơn, hoảng loạn và chỉ biết cầu trời hoặc họ hy vọng vào một điều gì đó không có thật ở trên đời. Họ tin vào phép màu. Mẹ cũng nghĩ rằng, ước gì có một phép màu ở đây có thể xóa tan đi những nỗi khổ đau, những vết thương, và những giọt nước mắt cứ thi nhau chảy trên má của mỗi gia đình bệnh nhân.

Chưa bao giờ mẹ được chứng kiến, hàng trăm người nhà bệnh nhân ôm nhau khóc lóc và hoảng loạn khi bác sỹ lần lượt đọc tên những em bé… bị bệnh viện trả về. Họ ước rằng, họ cầu trời rằng, tên con cái của họ, cháu của họ không nằm trong danh sách dài dằng dặc mang màu sắc nhuốm đen, tang tóc đó đang bao trùm lên sự sợ hãi của chính họ.

2 tuần, là 14 ngày… hơn! Có lẽ mẹ trực trong bệnh viện này hơn con số đó. Nhưng con số đó chẳng thấm tháp gì so với những ông bố, bà mẹ có con nằm trong phòng cấp cứu, trong khoa lây, khoa truyền nhiễm mấy tháng trời. Hơn ai hết, chờ đợi là một điều gì đó khó thở đến vô cùng, huống gì cái họ chờ đợi gần như là không lối thoát.

Mẹ biết, họ không biết bám víu vào đâu, giữa trung tâm dịch sởi đang hoành hành, các bác sỹ, y tá, y sĩ dường như làm việc gấp 3-4 lần nhưng vẫn không giảm tải được số lượng người tử vong, nhập viện vì sởi, lây nhiễm chéo.

Mẹ cảm nhận như cái bệnh viện Nhi nơi mẹ đang đứng đây, nơi mà hàng ngày có những em bé luôn luôn vui vẻ và yêu thương, chỉ bị những căn bệnh nhẹ nhàng đã trở thành nơi gần với cánh cửa tử hơn bao giờ hết.

Con trai của mẹ à! Con có nghe thấy không? Tiếng khóc, tiếng gào thét, tiếng nói thều thào của những người nhà bệnh nhân gần như đã kiệt sức cứ vang lên mãi.

Con trai của mẹ à?! Cón có biết không? Chân tay mẹ bất lực, người mẹ như nhũn ra khi có 3 người phụ nữ, cũng như mẹ, cũng có những người con thiên thần như con. Nhưng giờ đây, có lẽ sẽ chẳng còn những nụ cười hạnh phúc nữa. 3 người phụ nữ bám lấy mẹ, gào lên khóc “Chị hãy làm gì đi, chị nói gì đi, chị nói lên Bộ, lên Trung ương đi... con chúng tôi chết rồi. Tại sao??? Tại sao nó lại chết???”

Những câu hỏi đó, bản thân mẹ làm sao trả lời được, khi mẹ đích thân đi gặp bác sỹ, chính các bác sỹ còn cảm thấy tuyệt vọng: “Bệnh nhân chuyển biến nhanh quá, vi rút đã ăn vào phổi. Chúng tôi rất tiếc, các cháu chỉ còn thở được vài tiếng đồng hồ nữa thôi.”

Con trai của mẹ à?! Có có hay, ở giữa thế kỷ 21, ở giữa nơi đô thị phồn hoa, mọi thứ đều tiên tiến, mọi thứ đều trở nên hào hoa, bóng loáng và là những nơi đẹp đẽ nhất mà con người mơ ước và hướng tới, lại là nơi trung tâm của ổ dịch. Một con đường đến mà ít có tỷ lệ đường về. Nó đau đớn, tang thương – Nhưng có thật.

Con trai của mẹ à?! Con nhìn kìa, ông bố kia dường như đã phát điên. Đàn ông luôn mạnh mẽ, đàng ông luôn là cứng cỏi nhất trong những tình huống dường như trở nên xấu nhất. Nhưng có lẽ, anh ấy cũng đã không chịu đựng được khi các bác sỹ hô lên: Cấp cứu..! Thôi... thở được rồi...

5 phút sau lại: Cấp cứu... Nhanh, nhanh.... Từ từ... cuống phổi vẫn thở được rồi.... Rồi lại... Cấp cứu gấp...! Nhanh nhanh. Ông bố như phát điên, con có biết ông bố đó đã gào lên: Trời ơi... Giết tôi đi... Con tôi ơi.. con ơi..! Người mẹ đâu??? Nước mắt mẹ chảy dài, trái tim mẹ dường như bị ai bóp nghẹt. Mẹ tự hỏi mình: Mẹ em bé đâu? Trong lúc này, có lẽ em bé cần nhất là người mẹ.

Khi mẹ hỏi những người xung quanh, họ bảo: Mẹ cháu bé túc trực 20 ngày ở đây, hôm qua nghe bệnh viện nói có khả năng con họ không qua khỏi. Nó đã về nhà, bảo trực sẵn ở nhà, được tin là “đi theo” con luôn... 2 đứa rồi. Sao có thể thế được? Làm sao có thể suy nghĩ ấu trĩ như thế?

Nhưng con trai à?! Con biết không?

Nếu đặt vào hoàn cảnh của mẹ, có lẽ mẹ cũng chẳng thiết sống trên đời nếu như hai người con của mẹ đã lần lượt “ra đi” như người phụ nữ kia. Mẹ có đủ mạnh mẽ để vượt qua hay không? Hay mẹ lại về nhà để rồi nhìn vào mắt con, mẹ biết được rằng, con là tất cả của mẹ.

Hôm nay, sau những ngày căng thẳng, viết bài về dịch sởi ngay tại trung tâm “bão sởi”.

Mẹ căng thẳng vô cùng, mẹ sợ hãi vô cùng. Con số tiết lộ tỷ lệ tử vong của các em bé quá cao làm mẹ lúng túng. Quyết định gọi điện về tòa soạn xin ý kiến chỉ đạo để đăng con số thực đó lên, mẹ đã đấu tranh rất nhiều. Sự động viên của anh Thư ký tòa soạn khiến mẹ mạnh dạn lên rất nhiều. Con số hơn 100 bệnh nhân tử vong vì sởi và những bệnh biến chứng sởi đã được tung ra.

QUYỀN CỦA DÂN MÀ CỨ "TẾ NHỊ"

Dự án luật về hội, luật Trưng cầu ý dân, Tiếp cận thông tin, Biểu tình đã được giao cho các bộ xây dựng nhưng liên quan vấn đề nhạy cảm, nhiều ý kiến khác nhau nên chưa đưa vào chương trình của QH.

Hội Luật gia Việt Nam đề nghị bổ sung dự án luật Trưng cầu ý dân vào chương trình cho ý kiến của kỳ họp thứ 9 và được UB Pháp luật tán thành. Nhưng một số luật khác về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân thì chưa.

Ông Phan Trung Lý: Khó thì cũng phải đưa ra bàn để xem cái gì được cái gì không. Ảnh: Lê Anh Dũng

Tại phiên họp của Thường vụ sáng nay về chương trình xây dựng luật của QH, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường giải trình: Các luật này đang được Chính phủ triển khai xây dựng, như luật về hội giao Bộ Nội vụ, luật Tiếp cận thông tin giao Bộ Tư pháp, luật Biểu tình giao Bộ Công an, nhưng do đây là các vấn đề nhạy cảm, còn nhiều ý kiến khác nhau nên chừng nào đồng thuận, chín muồi mới đề nghị đưa vào chương trình cụ thể.

Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý không hài lòng: "Quyền của dân mà lúc nào cũng kêu 'tế nhị', không thấy Chính phủ nêu rõ lý do hay đốc thúc gì cả, khó thì cũng phải đưa ra bàn để xem cái gì được cái gì không chứ".

Sửa luật Quốc tịch ngay kỳ họp tới

Theo luật Quốc tịch 2009, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam trong thời hạn 5 năm kể từ ngày luật có hiệu lực, nếu không sẽ mất quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên hạn chót 1/7/2014 sắp đến mà mới có khoảng 6.000 trong số hơn 4,5 triệu Việt kiều đăng ký.

Vì thế Thủ tướng đã đồng ý với đề xuất của Bộ Tư pháp gia hạn đăng ký thêm 5 năm, đến ngày 1/7/2019. Thường vụ tán thành trình QH thông qua sửa luật Quốc tịch theo thủ tục rút gọn tại kỳ họp thứ 7. 

Chính phủ cũng đề nghị bổ sung dự án luật Hộ tịch để cho ý kiến tại kỳ họp tới và thông qua tại kỳ họp tiếp theo. Đây là dự án điển hình "đưa vào rút ra" do không thuyết phục được UB Thường vụ về chất lượng chuẩn bị.

Dự án luật Hộ tịch do Bộ Tư pháp soạn thảo từng bị Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng phê gay gắt là "cải lương", "giấy gì cũng giữ mà bảo cải cách hành chính cho dân". Hiện dự án đã được trình lại và được đồng ý đưa vào chương trình.

Để cụ thể hóa Hiến pháp, một loạt luật về tổ chức bộ máy nhà nước được xếp hàng năm nay và năm sau: luật Tổ chức Quốc hội, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân, đều sửa đổi, sẽ được cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7. Luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi và Tổ chức chính quyền địa phương sẽ được cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8.

Bộ Y tế chưa nghiên cứu xong luật phòng chống dịch 

Chính phủ cũng cho biết 6 dự án luật và pháp lệnh do cá nhân ĐBQH đề xuất đều chưa đủ điều kiện triển khai, trong đó dự án luật Phòng, chống dịch bệnh vẫn đang được Bộ Y tế nghiên cứu.

5 dự án còn lại đã được các bộ báo cáo kết quả nghiên cứu. Luật Bảo vệ an toàn lãnh thổ chủ quyền quốc gia chưa phù hợp thời điểm hiện nay vì đã có nhiều luật, pháp lệnh liên quan như luật Biên giới quốc gia, An ninh quốc gia, Biển, Quốc phòng, pháp lệnh Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển… Thế giới cũng chưa có quốc gia nào ban hành luật Bảo vệ an toàn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia.

Luật Hành chính công do ĐB Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) đề xuất là "chưa cần thiết" vì đã có đủ luật quy định về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức... Luật Nhà giáo cũng lùi sang khóa sau vì đã có luật Giáo dục, Giáo dục đại học, Dạy nghề, Viên chức…

Chung Hoàng

ĐỪNG ĐỂ DÂN THAN PHIỀN "GẶP LÃNH ĐẠO KHÓ QUÁ"

Đó là nhắc nhở của bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP.HCM, ĐBQH khóa 13 tại buổi tiếp xúc cử tri quận 2, TP.HCM diễn ra vào sáng 23.4.

Sau buổi tiếp xúc cử tri, nhiều người dân tiếp tục phản ảnh ý kiến với bà Nguyễn Thị Quyết Tâm (ngoài cùng bên trái), Chủ tịch HĐND TP.HCM, ĐBQH khóa 13 - Ảnh: Đình Phú 

Vấn đề an sinh xã hội liên quan đến dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm (gọi tắt là dự án Thủ Thiêm) được rất nhiều cử tri phản ánh với những góc nhìn khác nhau.

Cử tri Nguyễn Thị Kim Chi cho biết nhà bà thuộc diện giải tỏa khi thành phố triển khai dự án Thủ Thiêm, hiện được bố trí tái định cư ở phường Bình Trưng Đông. “Được sự quan tâm của thành phố, nơi ở hiện tại (tái định cư) của gia đình tôi tốt hơn nơi ở cũ (khi chưa bị giải tỏa). Gia đình tôi còn được vay vốn làm ăn”, bà Chi cho biết.

Cũng thuộc diện giải tỏa, tái định cư, cử tri Lê Thị Bạch Tuyết (ở phường Bình Trưng Tây) cho biết cũng đã nhận được sự quan tâm thường xuyên của lãnh đạo phường trong việc chăm lo, ổn định cuộc sống cho gia đình, “nhưng sự quan tâm, giúp đỡ của phường cũng có giới hạn vì điều kiện, khả năng có hạn. Đề nghị thành phố tìm một phương cách nào đó để giúp đời sống người dân tái định cư khấm khá hơn vì họ đã bị thu hồi đất rồi”.

Trong khi đó, cũng như những lần tiếp xúc cử tri trước tại quận 2, nhiều cử tri tiếp tục bày tỏ bức xúc vì cho rằng có sự mập mờ trong xác định ranh dự án Thủ Thiêm (vì có trực tiếp ảnh hưởng đến số lượng nhà, đất bị giải tỏa); nhà cửa, đất đai bị giải tỏa mà quyền lợi của họ không được giải quyết thỏa đáng... 

Cử tri Trần Trúc Hương ở phường Bình Khánh rất bức xúc khi trình bày về hoàn cảnh của mình. Thuộc diện giải tỏa, bà Hương nộp hồ sơ từ năm 2003 nhưng đến giờ vẫn không được giải quyết quyền lợi một cách rốt ráo.

Cho biết hồ sơ của bà bị thay đổi diện tích, địa chỉ không đúng như trên thực tế, bà Hương bức xúc: “Tôi đã khiếu nại nhiều lần, kéo dài 5 năm rồi, không làm ăn được gì cả, đó là một điều bức xúc trong dân”.

“Thưa bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, mong bà quyết tâm nói lên tiếng nói của dân để dân bớt khổ, chứ bây giờ những người trong diện chờ giải tỏa rất lo sợ, vì không biết ở hôm nay rồi ngày mai sẽ thế nào”, bà Hương bày tỏ, và đề nghị cán bộ, công chức “hãy làm bằng cái tâm cho người dân được nhờ”.

Tình cảnh tương tự như bà Hương, cử tri Lê Thị Nga cũng bức xúc: “Đơn thư khiếu nại của tôi đã quá nhiều rồi”. Theo bà Nga, bà nhiều lần đề nghị đối thoại với lãnh đạo để tìm ra đúng - sai trong sự việc có liên quan cụ thể đến bà, nhưng không được như mong muốn.

“Nếu chủ trương được thực hiện đúng thì tôi sẽ chấp hành, dù có đi ăn xin cũng sẽ chấp hành”, bà Nga quả quyết, và nói thêm: “Cán bộ làm việc thì phải gần dân, đừng để dân ngắc ngoải”.

Gặp lãnh đạo là yêu cầu chính đáng của dân

Trả lời chất vấn của cử tri, Phó chủ tịch UBND quận 2 Huỳnh Thanh Khiết cho biết quận đã nhiều lần giải thích với người dân về vấn đề ranh dự án Thủ Thiêm. Theo ông Khiết, bà con cử tri có thể khiếu nại, hoặc kiện ra tòa nếu cứ cho rằng có sự không rõ ràng trong việc xác định ranh dự án.

“Thành phố đã khẳng định thống nhất từ trước đến nay là chỉ có một ranh dự án để thực hiện di dời, giải tỏa mà thôi”, ông Khiết nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Cư, Chủ tịch UBND quận 2, tiếp lời: “Quận đã trả lời, giải thích cho người dân rất nhiều lần nhưng có nhiều trường hợp vẫn chưa đồng tình”.

Ông Cư thừa nhận “có sự chậm trễ” trong việc tổ chức đối thoại với người dân, và cho biết sau ngày 30.4.2014 sẽ tổ chức đối thoại “vì có những vấn đề phải có sự phối hợp của sở ngành liên quan mới giải quyết được”.

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP.HCM, ĐBQH khóa 13, cho rằng gặp gỡ, đối thoại với lãnh đạo là yêu cầu chính đáng của người dân.

Bà Tâm đề nghị những cá nhân có liên quan phải quan tâm, chú ý hơn trong vấn đề này nhằm kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, giải quyết bức xúc của người dân, đừng để người dân than phiền “gặp lãnh đạo sao khó quá”.

“Hi vọng tiếp xúc cử tri kỳ tới sẽ không còn nghe cử tri than phiền là không được gặp lãnh đạo nữa”, bà Tâm nói.

Đình Phú

TINHG VỢ CHỒNG DƯƠNG CHÍ DŨNG TRONG CƠN SÓNG GIÓ

Khi vụ án xảy ra, cũng là lúc bà Phạm Thị Mai Phương-vợ ông Dương Chí Dũng biết được chồng mình có “bồ nhí”. Hơn thế, ông còn mang tiền của gia đình đi mua 2 căn hộ cao cấp giá hàng chục tỷ đồng cho "bồ nhí" đứng tên.

Không nói thì ai cũng biết, là người vợ trong hoàn cảnh này đau đớn đến thế nào.

Tuy nhiên, trong suốt quá trình điều tra, đưa vụ án ra xét xử, người ta vẫn thấy bà Phương nhẫn nhịn đồng hành bên chồng. Bà vẫn chạy ngược, xuôi để lo tiền nộp khắc phục lỗi lầm chồng mình đã gây ra hòng mong chồng được giảm án.

Tại phiên tòa phúc thẩm, phát biểu trước tòa ông Dũng vẫn cho biết đến giờ cũng không nhớ đã đưa bao nhiêu tiền cho “bạn gái” mua nhà vì chị này đứng tên mua. Tuy nhiên, Dương Chí Dũng lại nhớ việc “bạn gái” đã góp 600 triệu đồng trong khoản tiền mua nhà và đã không quên đề nghị tòa xem xét chi tiết này để trừ ra cho “bạn gái”.

Ông Dũng bảnh bao và tha thiết trước tòa khi yêu cầu tòa khấu trừ tiền mua nhà cho "bạn gái" 

Được mời phát biểu, bà Phương đã nhắc lại phần kháng cáo của mình, yêu cầu Tòa hủy quyết định kê biên 3 căn nhà. Theo bà Phương, 2 căn hộ cao cấp ông Dũng cho “bạn gái” đứng lên là do Dương Chí Dũng lấy tiền của bà (tiền bà Phương vay người khác, cần phải trả) đưa cho bạn gái. 

Còn căn nhà 2 vợ chồng ở là do tiền chung 2 vợ chồng, tiền bố mẹ bà Phương cho và cũng một phần do bà tự kinh doanh có tiền mà mua được, phần tiền của ông Dũng trong đó không nhiều.

Về khoản tiền mua 2 căn hộ ông Dũng cho “bạn gái” bà Phương nói đưa cho chồng hơn 10 tỷ đồng. Khoản này bà Phương mượn của ông Vũ Tiến Sơn (CA Hải Phòng, cấp dưới của cựu Đại tá Dương Tự Trọng, bị cáo trong vụ đưa Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài).

Trong lúc giải lao, hai vợ chồng ông Dương Chí Dũng tranh thủ tâm sự. Ảnh chụp qua màn hình: TN

Chiều qua, khi phiên tòa kết thúc, các bị cáo được dẫn giải ra xe về trại giam. Bà Phương (vợ ông Dương Chí Dũng) cũng vội vã bước ra đi theo chồng.


Ngóng chồng. Ảnh: Thu Nguyệt

Bà Phương ngóng tìm chồng khi các bị cáo chuẩn bị được dẫn giải ra xe. Ảnh: Thu Nguyệt 

"Quay mặt lại một cái xem nào". Ảnh: Thu Nguyệt

Bà ngóng nhìn không rời mắt khỏi ông Dũng. Khi cánh cửa xe sắp đóng lại, không kìm được bà đã nói với theo: “quay mặt lại một cái xem nào".

ĐL

TRAO ĐỔI VỚI ÔNG NGUYỄN NHÃ – KHÔNG ÔM LẤY QUÁ KHỨ NHƯNG ĐỪNG XUYÊN TẠC LỊCH SỬ

Sắp đến ngày 30/4 ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước nên có vẻ như tần suất xuất hiện của các bài viết liên quan sự kiện này cũng ngày càng nhiều. Bên cạnh phần lớn bài viết khách quan, phản ánh chính xác về sự kiện này, về cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam thì cũng có một số bài viết cố tình xuyên tạc lịch sử, đưa ra một cách nhìn nhận, phán xét hoàn toàn sai lệch về vấn đề này. Nhân đọc được bài viết “Bỏ qua đau thương xây dựng đất nước” của ông Nguyễn Nhã trên trang mạng của đài BBC, tôi thấy cần phải trao đổi với ông mấy lời.

Trước hết tôi nhất trí với ông rằng không nên ôm mãi lấy quá khứ mà phải biết khép lại quá khứ, hướng tới tương lai, cùng chung tay góp sức, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả những người Việt trong nước và cả những người Việt Nam ở hải ngoại, những người đã từng một thời là ngụy quân, ngụy quyền của chế độ cũ. Chiến tranh đã lùi xa 39 năm, không ai muốn chiến tranh, không ai muốn sống mãi với quá khứ mà phải biết chung tay xây dựng đất nước, hướng tới tương lai tươi đẹp, xây dựng nước Việt Nam hùng cường.

Tuy nhiên tôi lại không đồng tình với cách đặt vấn đề của ông Nguyễn Nhã khi mở đầu bài viết ông cho rằng: “Bên Thắng Cuộc, lúc đầu khi giương ngọn cờ Dân tộc và Cách mạng xã hội chủ nghĩa cho là đó Ngày Giải phóng Sài Gòn, Ngày Giải phóng miền Nam, Ngày hòa bình lập lại và Thống nhất đất nước và cả nước bước sang Cách mạng xã hội chủ nghĩa. Bên Thua Cuộc cho là Ngày 'mất nước', ngày 'quốc hận', ngày 'mất tự do'” Như vậy ông Nguyễn Nhã cũng như ông Huy Đức và một số người khác vẫn cho rằng có bên thắng cuộc và bên thua cuộc và hai bên này đều là người Việt Nam (theo như cách đặt vấn đề của ông Nhã)

Với cách đặt vấn đề này khiến người ta dễ lầm tưởng bên thắng cuộc là miền Bắc và bên thua cuộc là miền Nam và đây là cuộc chiến bắc-nam, “huynh đệ tương tàn”. Tuy nhiên cần khẳng định lại rằng thực chất cuộc chiến từ năm 1954 tới 1975 là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của toàn thể nhân dân Việt Nam. Đây là cuộc chiến đấu đầy quả cảm của toàn dân tộc Việt Nam chống lại một cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ bảo vệ độc lập chủ quyền. Điều này đã được minh chứng qua một loạt các số liệu về cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.

Năm đời tổng thống Mỹ, từ D. D. Eisenhower, John K. Kennedy đến Lyndon Johnson, Richard Nixon rồi Gerald Ford đã nối chân nhau điều hành bốn chiến lược chiến tranh thực dân mới ở chiến trường VN, từ chiến tranh đơn phương, chiến tranh đặc biệt đến chiến tranh cục bộ, (và chiến tranh phá hoại miền Bắc VN lần thứ nhất) rồi VN hóa chiến tranh (và chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai). Bên cạnh đó là những “bộ óc nước Mỹ” luôn luôn sát cánh cùng những người đứng đầu Nhà nước Mỹ để “bày binh, bố trận” như Henry Kissinger, người được xem là “cây đại vĩ cầm về địa-chính trị” của Mỹ, Z. Bigniew Brzezinski, một chiến lược gia chống cộng nổi tiếng thế giới...

Có đến 77% lục quân, 66% thủy quân lục chiến và không quân, 40% hải quân, 6,5 triệu lượt binh sĩ, 22.000 xí nghiệp của nước Mỹ đã được huy động để phục vụ chiến tranh Việt Nam. Chừng như chưa đủ, Mỹ còn lôi kéo năm nước đông minh bao gồm Úc, New Zealand (châu Đại Dương), Hàn Quốc (Đông Bắc Á) và Thái Lan, Philippines (Đông Nam Á) với số quân lúc cao nhất hơn 70.000 cùng tham chiến với 550.000 quân viễn chinh Mỹ, làm nòng cốt cho hơn 1 triệu quân ngụy Sài Gòn.

Theo thống kê chưa đầy đủ, Mỹ đã chi trực tiếp cho cuộc chiến tranh VN tới 676 tỉ USD, so với 341 tỉ USD trong Chiến tranh thế giới thứ hai và 54 tỉ trong chiến tranh Triều Tiên, và nếu tính cả chi phí gián tiếp thì lên tới 920 tỉ USD (VN, con số và sự kiện (1945-1989), 1990-Sức mạnh VN, 1976). Những chi phí khổng lồ này tính theo thời giá hiện nay đủ sức vực cả các nước thế giới thứ ba vượt qua đói nghèo, lạc hậu để rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước thuộc “câu lạc bộ nhà giàu” như các nhóm G7, OECD... (!).

Qua các số liệu trên có thể khẳng định đây là cuộc chiến tranh qui mô nhất trong lịch sử 200 năm của nước Mỹ chống Việt Nam. Đương nhiên bên cạnh việc trực tiếp xâm lược thì Mỹ cũng dựng nên chính quyền Việt Nam cộng hòa tay sai để phục vụ cho mưu đồ xâm lược của mình.

Như vậy không thể nói rằng đây là cuộc “nội chiến” của người Việt mà đây chính là cuộc kháng chiến của toàn dân tộc Việt Nam chống lại sự xâm lược của Mỹ. Do đó nếu có bên thắng cuộc và bên thua cuộc ở đây thì cần phải nói rằng Việt Nam là bên thắng cuộc và Mỹ là bên thua cuộc chứ không phải như cách đặt vấn đề của ông Nguyễn Nhã.

Chúng ta không ôm lấy quá khứ nhưng cũng không được phép xuyên tạc lịch sử, cần tôn trọng sự thật lịch sử.

Nguồn: Viễn/Việt Nam Cộng Hòa

ĐÂU MỚI LÀ BÁN NƯỚC?

Philipines là một quần đảo của người bản đia sinh sống từ lâu đời, có nền văn hóa riêng và đăc sắc. Tuy nhiên, đất nước này đã sớm rơi vào tay thực dân Tây Ban Nha và sau đó là Mỹ trong một cuộc chiến tranh giành thuộc địa giữa hai nước này.

Ngày nay, các nhà rân chủ của chúng ta ngợi ca đất nước Philipines như thần thánh, rằng họ "dân chủ" rằng họ "dám chống lại TQ" ( bằng mồm). Lấy Philipines như một bằng chứng hùng hồn để so sánh với sự "bán nước, bạc nhược của CSVN. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu như thế nào là bán nước.

Ngay từ thời Philipines còn là một thuộc địa của Mỹ ( xin nhấn mạnh là thuộc địa- nghĩa là chính quyền nằm dưới sự quản lý trực tiếp của người Mỹ) những ilustrados (tầng lớp thượng lưu người Philippines) đã ủng hộ việc sáp nhập Philipines vào Mỹ nhưng không thành công.

Phong trào này tiếp tục tồn tại đến tận năm 1946 khi Mỹ "trao trả độc lập cho Philipines. Được tổ chức quy củ tuy nhiên chưa mang đến "hiệu quả". Sau đây là một số tóm tắt về "chương trình" hoạt động của họ:

Ngày 19 tháng 9 năm 1971 - Cựu nghị sĩ Rufino Antonio, công bố một bản tuyên bố đòi sáp nhập Philipines vào Hoa Kỳ. Ông này cho rằng danh sách có 1,25 triệu chữ ký. Mục tiêu của phong trào này là đạt 10 triệu chữ ký ủng hộ để thực hiện một cuộc trưng cầu dân ý. Họ cho rằng sự sáp nhập sẽ "cứu Philipines khỏi tham nhũng và chia cắt.

Ngày 8 tháng 5 năm 1972:- Dân biểu Joaquin Roces yêu cầu một cuộc điều tra của Quốc hội về phong trào này, nhưng hầu hết các nhà lập pháp đều bác bỏ như trò đùa.

Ngày 14-5-1972, The Statehood Philippines Movement ( tên phong trào ủng hộ sáp nhập) tuyên bố sẽ ra tranh cử chính thức nếu cuộc trưng cầu dân ý ( về việc sáp nhập) năm 1973 không thành hiện thực.

Năm 1981- Federalist Party’s Bartolome Cabangbang- đại diện của phong trào này đã chính thức chạy đua tranh cử tổng thống. Kết quả dành được 4% số phiếu trong khi đối thủ là Ferdinand Marcos nhận được 88% số phiếu. (Ferdinand Marcos sau này bị giới chức Mỹ cho là "độc tài và thiếu dân chủ)

30 tháng tám năm 1986, hội nghị quốc tế đầu tiên thảo luận về việc sáp nhập được tổ chức tại Arizona. Hội nghị này đã thảo luận về việc Philipines và Puerto Rico trở thành bang thứ 51 và 52 của Hoa Kỳ.

Ngày 30 tháng một năm 1988, phong trào tại Mỹ và Philipines đã chính thức đề nghị Quốc Hội Mỹ công nhận Philipines là bang thứ 51 của hoa kỳ kèm theo một bản kiến nghị với các chữ ký.

Ngày 04 tháng 7 năm 1988, những người ủng hô phong trào đã đưa một kiến nghị trong một hội nghị Quốc tế để chính thức hóa các điều khoản hỗ trợ sáp nhập

18 tháng 10 năm 2003, một nhóm người của phong trào đã vận động người Philipines có quốc tịch Mỹ tuần hành đến đại sứ quán Mỹ ( để thể hiện sự ủng hộ sáp nhập) trước tổng thống G.Bush nhưng bị cảnh sát chặn lại.

05 Tháng 12 năm 2003 - nhà lãnh đạo Hoa Kỳ Elly Pamatong trong cuộc vận động tranh cử vào ghết tổng thống của mình đã hứa sẽ cho Philipines là một bang của Hoa Kỳ nếu ông trúng cử ( rất may là không).

Tháng 3 năm 2004, Đảng The Third Option Proponents (TOP)- một đảng nữa của những người ủng hộ sáp nhập được thành lập.
17 tháng 1 năm 2007, Chủ tịch Đảng TOP Brigido Asuncion Buenafe đứng ra tranh cử trong cuộc bầu cử nghị viện. Ông đã hứa rằng sẽ sáp nhập Philipines vào Hoa Kỳ nếu trúng cử. ( Rất may lại là không).

Ngày 25 tháng 11 năm 2013, phong trào ủng hộ sáp nhập chính thức ra một bản kiến nghị để yêu cầu mọi ng ủng hộ sáp nhập vào Hoa Kỳ, hiệu lực của kiến nghị kéo dài đến năm 2016...

Với các nhà Râm Trụ, Philipines đã dạy cho VN một bài học về "dũng cảm". Giờ thì họ lại dạy cho chúng ta một bài học nữa: THẾ NÀO LÀ BÁN NƯỚC??"

Nguồn biên niên : 
VJ

ÔNG ĐỘ, CÙ HUY HÀ VŨ VÀ BÁC SỸ NGUYỄN ĐAN QUẾ ĐANG BỊ THƯƠNG HẠI

Kể từ lúc Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ từ chối thẳng thừng khi được đề cử là người nhận Giải thưởng Nobel Hòa bình cho những cống hiến đặc biệt trong cuộc kháng chiến Chống Mỹ cứu nước và đàm phán tại hiệp định Pari năm 1973, Bác sỹ Nguyễn Đan Quế là người thứ ba có được "vinh dự" đặc biệt này. Cùng với ông Quế còn có Hòa thượng Thích Quảng Độ, tuy nhiên, khác hẳn với vinh dự của ông Lê Đức Thọ, hai niềm vinh dự còn lại có thể xem là trò đùa hơn là niềm vui thật. 

Về trường hợp của Hòa thượng Thích Quảng Độ chắc không nói thì bất cứ ai cũng có thể hiểu đôi phần về một "đấng chân tu xôi thịt" này. Ông Độ đã làm những câu chuyện khuất tất xung quanh cái chết của Hòa thượng Huyền Quang và cả những nỗ lực công khai hóa cái gọi là "Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất" - một tổ chức trá hình của những kẻ "cố giữ khư khư cái quyền lợi riêng có của mình, không vì sự phát triển chung của đạo Pháp và sự đóng góp của tôn giáo này vào dòng chảy của dân tộc Việt Nam. 

Khác với ông Độ, Bác sỹ Nguyễn Đan Quế lại là một trí thức, một người được đào tạo bài bản và chuyên sâu về lĩnh vực y học. Tuy nhiên, vị Bác sỹ này không học ra để phục vụ người dân như sự kỳ vọng của những người đã đặt niềm tin vào họ, ông chỉ cần có một tấm bằng và tận dụng cơ hội được ra ngoài học tập để tìm cho mình những "chỗ dựa", những "mạnh thường quân" cho những dự án mà ông cho nó sẽ góp phần thúc đẩy nền dân chủ trong nước. Cho nên, hẳn nhiều người đã bất ngờ khi sau những năm tháng học tập và tu nghiệp tại nước ngoài, khi được đề bạt và sự kỳ vọng về những đóng góp trong tương lai tới cho nền y học nhưng ông Quế đã kiên quyết từ chối để chuyển hướng ngã rẽ cuộc đời. 

Từ một bác sỹ lẽ ra có thể cống hiến, chăm sóc cho những con người cần đến ông thì con người này chỉ biết đến với những chuyến vận động "dân chủ"trong nước và cả những năm tháng triền miên trong nhà tù vì những hành động thiếu suy nghĩ và kiềm chế của con người này. Với tổng cộng hơn 20 năm trong tù với các tội danh như "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước", hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân....gắn với các hoạt động thành lập các tổ chức chính trị đối lập như cái gọi là "Mặt trận dân tộc tiến bộ" và "Cao trào nhân bản". Đó có thể xem là cái giá tương đối công bằng cho những gì mà Bác sỹ này đã làm. 

Và lẽ ra khi nghe cái tên của ông Quế được đề cử cho Nobel Hòa bình với 278 người, trong đó có những nhân vật nổi tiếng như Giáo hoàng Francis, Tổng thống Nga Vladimir Putin, nhân viên tình báo Mỹ đã đào tẩu, Edward Snowden chúng ta nên vui và vinh dự khi có một công dân Việt có được niềm vui ấy. Song, công bằng mà nói đây là sự đùa giỡn thái quá hơn là một sự xem xét công bằng và đúng đắn bởi nếu chúng ta có sự so sánh khách quan thì ông Quế sẽ không có cửa cho giải thưởng danh giá này. Điều này được xét trên hai góc độ là tiếng tăm và danh tiếng; tên tuổi của ông Quế hình như đã lẩn khuất và xa xăm tận một chốn hoang vu nào đó. Tất nhiên, là một kẻ hoang tưởng nên ông Quế khó lòng nhận thấy niềm vui cùa mình đang gắn với những toan tính ban ơn của một ai đó đang cần ông cho những hoạt động trong thời gian tới. 

Có thể hôm nay đây, khi niềm vui cơ hồ đang lan tỏa và đậm sâu thì ông Quế có thể xem đó là vinh dự và không ngại khi cho rằng: “Đây là một vinh dự cho cá nhân tôi. Tôi nghĩ rằng việc đề cử là sự khích lệ cho những anh em cùng hoạt động với chúng tôi vận động cho nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam”. Đặc biệt hơn, ông Quế bộc lộ "ông được tin này từ tổ chức Tập hợp vì nền Dân chủ ở thủ đô Washington của Mỹ. Ông Quế cho biết ông được hai dân biểu Mỹ, một thượng nghị sỹ Canada và vị chủ tịch của Tổ chức Sáng kiến Á-Mỹ, một tổ chức phi chính phủ ở Washington, đề cử cho giải Nobel Hòa bình năm nay". (Theo BBC). Nhưng thử hỏi khi cuộc bình bầu và đề cử kết thúc thì ông Quế sẽ hiểu mình đang ở đâu trong 278 con người được đề cử còn lại. Chắc khi đó ông cũng mờ mờ hiểu được đó chỉ là cái ban ơn mà những kẻ đề cử và thông tin cho ông đang muốn gửi tới ông. Họ cứ đề cử và chuyện được nhận giải thưởng danh giá này là một chuyện hoàn toàn khác. 

Cách làm này đối với ông Quế không khác là mấy so với trường hợp của Cù Huy Hà Vũ. Những người Mỹ đã từng hứa với Vũ về một tương lai tươi sáng trên đất Mỹ và điều đó đã mê hoặc Vũ. Cho nên, rất dễ hiểu vì sao Vũ sẵn sàng nhận lời sang Mỹ chữa bệnh không do dự nhưng chính Vũ cũng không thể hiểu nổi một đặc ân bình thường ấy đối với Vũ người Mỹ đã làm ấm lòng những con người như Vũ tại quê nhà. Sau Vũ, những người Mỹ (hai dân biểu Mỹ, một thượng nghị sỹ Canada và vị chủ tịch của Tổ chức Sáng kiến Á-Mỹ, một tổ chức phi chính phủ ở Washington) tiếp tục làm ấm lòng những con người như ông Quế. Và sau những thông tin về niềm vui ngắn ngủi đến với ông Quế, một thông điệp không bỏ rơi đến với "dân chủ" trong nước đến một cách bình thường và tự nhiên. 

Song cả ông Độ, Cù Huy Hà Vũ và ông Quế đều không biết mình đang bị thương hại.