Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

ÔNG ĐỘ, CÙ HUY HÀ VŨ VÀ BÁC SỸ NGUYỄN ĐAN QUẾ ĐANG BỊ THƯƠNG HẠI

Kể từ lúc Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ từ chối thẳng thừng khi được đề cử là người nhận Giải thưởng Nobel Hòa bình cho những cống hiến đặc biệt trong cuộc kháng chiến Chống Mỹ cứu nước và đàm phán tại hiệp định Pari năm 1973, Bác sỹ Nguyễn Đan Quế là người thứ ba có được "vinh dự" đặc biệt này. Cùng với ông Quế còn có Hòa thượng Thích Quảng Độ, tuy nhiên, khác hẳn với vinh dự của ông Lê Đức Thọ, hai niềm vinh dự còn lại có thể xem là trò đùa hơn là niềm vui thật. 

Về trường hợp của Hòa thượng Thích Quảng Độ chắc không nói thì bất cứ ai cũng có thể hiểu đôi phần về một "đấng chân tu xôi thịt" này. Ông Độ đã làm những câu chuyện khuất tất xung quanh cái chết của Hòa thượng Huyền Quang và cả những nỗ lực công khai hóa cái gọi là "Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất" - một tổ chức trá hình của những kẻ "cố giữ khư khư cái quyền lợi riêng có của mình, không vì sự phát triển chung của đạo Pháp và sự đóng góp của tôn giáo này vào dòng chảy của dân tộc Việt Nam. 

Khác với ông Độ, Bác sỹ Nguyễn Đan Quế lại là một trí thức, một người được đào tạo bài bản và chuyên sâu về lĩnh vực y học. Tuy nhiên, vị Bác sỹ này không học ra để phục vụ người dân như sự kỳ vọng của những người đã đặt niềm tin vào họ, ông chỉ cần có một tấm bằng và tận dụng cơ hội được ra ngoài học tập để tìm cho mình những "chỗ dựa", những "mạnh thường quân" cho những dự án mà ông cho nó sẽ góp phần thúc đẩy nền dân chủ trong nước. Cho nên, hẳn nhiều người đã bất ngờ khi sau những năm tháng học tập và tu nghiệp tại nước ngoài, khi được đề bạt và sự kỳ vọng về những đóng góp trong tương lai tới cho nền y học nhưng ông Quế đã kiên quyết từ chối để chuyển hướng ngã rẽ cuộc đời. 

Từ một bác sỹ lẽ ra có thể cống hiến, chăm sóc cho những con người cần đến ông thì con người này chỉ biết đến với những chuyến vận động "dân chủ"trong nước và cả những năm tháng triền miên trong nhà tù vì những hành động thiếu suy nghĩ và kiềm chế của con người này. Với tổng cộng hơn 20 năm trong tù với các tội danh như "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước", hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân....gắn với các hoạt động thành lập các tổ chức chính trị đối lập như cái gọi là "Mặt trận dân tộc tiến bộ" và "Cao trào nhân bản". Đó có thể xem là cái giá tương đối công bằng cho những gì mà Bác sỹ này đã làm. 

Và lẽ ra khi nghe cái tên của ông Quế được đề cử cho Nobel Hòa bình với 278 người, trong đó có những nhân vật nổi tiếng như Giáo hoàng Francis, Tổng thống Nga Vladimir Putin, nhân viên tình báo Mỹ đã đào tẩu, Edward Snowden chúng ta nên vui và vinh dự khi có một công dân Việt có được niềm vui ấy. Song, công bằng mà nói đây là sự đùa giỡn thái quá hơn là một sự xem xét công bằng và đúng đắn bởi nếu chúng ta có sự so sánh khách quan thì ông Quế sẽ không có cửa cho giải thưởng danh giá này. Điều này được xét trên hai góc độ là tiếng tăm và danh tiếng; tên tuổi của ông Quế hình như đã lẩn khuất và xa xăm tận một chốn hoang vu nào đó. Tất nhiên, là một kẻ hoang tưởng nên ông Quế khó lòng nhận thấy niềm vui cùa mình đang gắn với những toan tính ban ơn của một ai đó đang cần ông cho những hoạt động trong thời gian tới. 

Có thể hôm nay đây, khi niềm vui cơ hồ đang lan tỏa và đậm sâu thì ông Quế có thể xem đó là vinh dự và không ngại khi cho rằng: “Đây là một vinh dự cho cá nhân tôi. Tôi nghĩ rằng việc đề cử là sự khích lệ cho những anh em cùng hoạt động với chúng tôi vận động cho nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam”. Đặc biệt hơn, ông Quế bộc lộ "ông được tin này từ tổ chức Tập hợp vì nền Dân chủ ở thủ đô Washington của Mỹ. Ông Quế cho biết ông được hai dân biểu Mỹ, một thượng nghị sỹ Canada và vị chủ tịch của Tổ chức Sáng kiến Á-Mỹ, một tổ chức phi chính phủ ở Washington, đề cử cho giải Nobel Hòa bình năm nay". (Theo BBC). Nhưng thử hỏi khi cuộc bình bầu và đề cử kết thúc thì ông Quế sẽ hiểu mình đang ở đâu trong 278 con người được đề cử còn lại. Chắc khi đó ông cũng mờ mờ hiểu được đó chỉ là cái ban ơn mà những kẻ đề cử và thông tin cho ông đang muốn gửi tới ông. Họ cứ đề cử và chuyện được nhận giải thưởng danh giá này là một chuyện hoàn toàn khác. 

Cách làm này đối với ông Quế không khác là mấy so với trường hợp của Cù Huy Hà Vũ. Những người Mỹ đã từng hứa với Vũ về một tương lai tươi sáng trên đất Mỹ và điều đó đã mê hoặc Vũ. Cho nên, rất dễ hiểu vì sao Vũ sẵn sàng nhận lời sang Mỹ chữa bệnh không do dự nhưng chính Vũ cũng không thể hiểu nổi một đặc ân bình thường ấy đối với Vũ người Mỹ đã làm ấm lòng những con người như Vũ tại quê nhà. Sau Vũ, những người Mỹ (hai dân biểu Mỹ, một thượng nghị sỹ Canada và vị chủ tịch của Tổ chức Sáng kiến Á-Mỹ, một tổ chức phi chính phủ ở Washington) tiếp tục làm ấm lòng những con người như ông Quế. Và sau những thông tin về niềm vui ngắn ngủi đến với ông Quế, một thông điệp không bỏ rơi đến với "dân chủ" trong nước đến một cách bình thường và tự nhiên. 

Song cả ông Độ, Cù Huy Hà Vũ và ông Quế đều không biết mình đang bị thương hại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét