Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

DƯƠNG CHÍ DŨNG: MONG ĐƯỢC SỐNG ĐỂ MINH OAN

Nói lời sau cùng tại toà, Dương Chí Dũng mong mình được sống. Dự kiến, chiều 25.4, toà sẽ tuyên án đối với Dương Chí Dũng và đồng phạm.

Nói lời sau cùng, Dương Chí Dũng khẳng định bản thân không sợ chết, dù rất yêu cuộc sống. Bị cáo vẫn tin mình không có tội thì sẽ được minh oan. Bị cáo xin được hoãn thi hành án để có thể sống đến lúc tội trạng được chứng minh. Dũng cho biết mình không trốn tội. Nếu có lấy đồng nào thì bị cáo nhất định sẽ trả đủ đồng đó. Bị cáo sẽ vận động vợ con, bán bằng hết, bằng đủ mọi giá để bồi thường, mong được sống.

Còn bị cáo Mai Văn Phúc đề nghị VKS xem xét lại đánh giá vai trò cầm đầu của Phúc trong vụ án vì bị cáo về Vinalines muộn, khi mọi sự đã rồi. “Bị cáo vừa về 2 tháng mà không thân với anh Dũng, ghét nhau như vậy, bị cáo lại là người thật thà, làm sao chấp nhận."

Trước đó, vợ bị cáo Dương Chí Dũng phát biểu: “Gia đình có gì đã bán hết để nộp được 5,2 tỉ đồng. Chồng tôi đã thế chúng tôi muốn cứu anh ấy khỏi tội chết thôi. Còn về ý kiến xin hủy kê biên 3 căn nhà, bà Phạm Thị Mai Phương vẫn giữ nguyên quan điểm để còn bán lấy tiền trả nợ trong hoàn cảnh đã vay nợ rất nhiều để lo cho chồng".

Cùng quan điểm này, vợ bị cáo Mai Văn Phúc, bà Ngô Thị Vân cũng cho rằng, không tiếc cả ngôi nhà đang bị kê biên, “có gì cũng có thể trao hết” để có thể cứu chồng khỏi tội chết.

NGÀNH Y - ÁO GẤM ĐI ĐÊM

Ngành Y- Áo gấm đi đêm


Tôi là một bác sỹ đã có gần mười năm tuổi nghề, và như vậy, tôi đã chứng kiến nhiều sự thay đổi trong ngành Y tế Việt Nam qua các đời Bộ trưởng. Hôm nay tôi viết vài dòng để bảo vệ một người đồng nghiệp của chúng tôi, đó là Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến.

Do mải mê công kích ngành Y và Bà Bộ trưởng quá, nên một vài cây viết đã quên mất “tác dụng phụ” của nó đã tạo ra một tâm lý hoang mang, không dám đưa con đi tiêm chủng trong cộng đồng. Ảnh Internet.

Trước hết, động cơ tôi viết bài này không phải để được nhận những ưu đãi đặc biệt của các sếp lớn, sếp bé, cũng không vì bất kỳ mục đích cá nhân nào. Tôi hi vọng bài viết sẽ đem lại cái nhìn khách quan về Bà, một nhà khoa học đích thực và một nhà quản lý công tâm.

Áo gấm đi đêm, không ai biết

Công việc của tôi, vừa là nhà khoa học, vừa là một bác sỹ, vừa có các công việc khác liên quan đến PR – Marketing. Hẳn mọi người sẽ thắc mắc vì sao tôi đa năng thế. Thú thật, làm khoa học trong ngành Y và làm Bác sỹ không đủ thu nhập cho cuộc sống hiện tại, vì vậy tôi phải làm kinh doanh thêm vào buổi tối và cuối tuần.

Cũng chính vì có kiến thức trong PR-Marketing, ngay từ khi Bà Bộ trưởng mới lên nhận chức, tôi đã thấy một vấn đề lạ lùng: truyền thông không đứng về Bà. Điển hình là tôi đã được gặp Bà bên ngoài, thấy hình ảnh khá thân thiện, có cá tính nhưng là một người có tâm. Vậy mà các bạn nhà báo lại thường chọn những bức ảnh mang đầy tính “châm biếm” để đưa lên mỗi khi viết về Bà Bộ trưởng.

Đến khi tôi được nghe một cán bộ ngành xây dựng đã về hưu nhắc đến Bà với sự thiếu tôn trọng, tôi đã rất sửng sốt và chợt hiểu ra rằng: Bà Bộ trưởng đã không chú ý đến việc PR của chính bản thân mình. Nói một cách khác, Bà đã không biết “nịnh” truyền thông.

Là một người trong ngành, tôi biết rõ Bà có tiểu sử khoa học rất tốt: cựu bác sỹ nội trú (một chương trình đào tạo chuyên môn dành cho các sinh viên ưu tú nhất sau tốt nghiệp đại học Y), Viện trưởng viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, rồi sau đó là Bộ trưởng Bộ Y tế. Bà có thể nói tiếng Pháp, tiếng Anh trôi chảy và ở hầu hết các buổi làm việc với đoàn nước ngoài, Bà thường tự đàm phán chứ không qua phiên dịch.

Nhưng hầu như rất ít người biết đến các điểm tốt của Bà. Ngược lại, hình ảnh của Bà ngày một bị bóp méo bởi sự ác ý của một số tờ báo. Điều đó khiến tôi không khỏi suy nghĩ. Phải chăng truyền thông khoa học tại Việt Nam hoàn toàn đang bị bỏ ngỏ, khiến cho những tay viết không chuyên thoải mái hoành hành và bôi nhọ những người làm khoa học như chúng tôi - các bác sỹ, và buồn thay - như Bà, người lãnh đạo mà tôi trân trọng ?

Bà và chúng tôi dường như đang có một điểm chung: mặc áo gấm, nhưng đi đêm một cách âm thầm để canh gác cho dân, không may dẫm phải chân chó khiến cho dân làng vì nghe tiếng chó sủa mà tưởng nhầm thành trộm cướp. Bà còn bị hiểu nhầm như vậy, huống chi những kẻ như chúng tôi???

Sự nhầm lẫn giữa trách nhiệm các bên

Tôi nhận ra một sự bài bản đến đáng kinh ngạc trong việc xây dựng hình ảnh xấu của Bà. Từ các bài báo lá cải không mang tính chỉ trích nhưng có hình ảnh xấu, tô đậm các nhược điểm trên khuôn mặt bà, dần dần đến khai thác các vụ việc trong ngành Y một cách mải miết bất chấp hậu quả để lại trong tư tưởng người dân về công tác phòng bệnh, đến việc cố gắng gắn kết một thông điệp: Bộ trưởng Tiến phải từ chức!

Các bạn đâu biết rằng, trên con đường gắn kết thông điệp đó, nhiều người am hiểu về truyền thông sẽ nhận ra ngay ý đồ. Động cơ của ý đồ đó chỉ có thể có hai khả năng xảy ra: một là Bà Tiến đúng là kém thật, chuyên môn không biết, quản lý không tốt; hai là: đằng sau đó có một âm mưu bôi nhọ hình ảnh Bà một cách bài bản. Hãy hỏi tất cả những người được làm việc trực tiếp với Bà Tiến, được thấy những nỗ lực của Bà trong việc phát triển Y tế, tôi cam đoan rằng các bạn sẽ loại trừ ngay khả năng thứ nhất, bởi Bà ấy là một người có thực lực và làm việc công tâm không vì lợi ích riêng.
Trở lại với các thông điệp gần đây của các bạn đang có chủ đích và động cơ thứ hai, đó là sự gắn kết gượng ép giữa dịch sởi và khả năng quản lý của Bà. Tôi khẳng định đang có sự nhầm lẫn trách nhiệm ở đây.

Thật buồn cười là khi dịch bùng phát, người ta lại quay sang đổ tội: Tại sao ngành Y không công bố dịch? Trong khi đó, công văn khuyến cáo của Bộ Y tế đã được gửi đi đến các tỉnh được vài tháng rồi. Công bố dịch sởi – một loại dịch bệnh lây qua đường hô hấp, đồng nghĩa với việc các trường học, nhà trẻ phải đóng cửa, các bệnh viện thực hành cách ly, tăng cường máy thở cho tất cả các tuyến, các nhân viên Y tế và bệnh nhân phải đeo khẩu trang than hoạt tính…

Hệ lụy xã hội của công bố dịch còn là tâm trạng hoang mang chộ tất cả các gia đình, không dám đưa con ra ngoài. Trong khi đó, thực chất sởi là một bệnh có thể nằm điều trị được ở tuyến dưới, chỉ khi biến chứng nặng nề mới chuyển lên tuyến trên khắc phục. Chính tâm lý hoảng loạn đã khiến các ông bố bà mẹ khi con có vài triệu chứng bệnh đã hoang mang đưa con đi lên tuyến trung ương, để rồi không may lây chéo các bệnh hô hấp khác, đồng thời tạo ra một đợt “dịch sởi” có quy mô giả tạo.

Tại sao dịch bùng phát? Dịch bệnh chỉ bùng phát khi phòng bệnh không tốt.

Tại sao phòng bệnh không tốt? Khi người dân không đi phòng bệnh theo đúng chương trình quốc gia và khuyến cáo của Bộ Y tế về công tác phòng bệnh.

Tại sao đang tin tưởng đi phòng bệnh mà người dân lại thay đổi suy nghĩ? Đó là do mải mê công kích ngành Y và Bà Bộ trưởng quá, nên một vài cây viết đã quên mất “tác dụng phụ” của nó đã tạo ra một tâm lý hoang mang, không dám đưa con đi tiêm chủng trong cộng đồng. “Đi nhỡ chết nó thì sao?” Thậm chí, các bạn thành công đến mức ngay cả một số đồng nghiệp của chúng tôi cũng hoang mang vì không nắm chắc kiến thức tiêm chủng.

Công tác phòng bệnh về phía ngành Y, thực chất chúng tôi đã nhận được thông báo theo ngành dọc về nguy cơ dịch sởi từ cuối năm 2013 và đã thực hiện các biện pháp phòng chống dịch ngay từ thời điểm đó, không cần đợi gì đến thông báo của chính quyền. Vậy mà một số trang mạng cứ leo lẻo nói rằng Bộ Y tế chậm chạp. Xin thưa rằng ở thời điểm đó, Bộ Y tế có tạo ra lo lắng hay đưa ra khuyến cáo: không nên đi tiêm chủng hay không? Chính một số tờ bào trước đó đã reo rắc suy nghĩ ấy cho người dân.

Thật buồn cười là khi dịch bùng phát, người ta lại quay sang đổ tội: Tại sao ngành Y không công bố dịch? Trong khi đó, công văn khuyến cáo của Bộ Y tế đã được gửi đi đến các tỉnh được vài tháng rồi. Công bố dịch sởi – một loại dịch bệnh lây qua đường hô hấp, đồng nghĩa với việc các trường học, nhà trẻ phải đóng cửa, các bệnh viện thực hành cách ly, tăng cường máy thở cho tất cả các tuyến, các nhân viên Y tế và bệnh nhân phải đeo khẩu trang than hoạt tính… Hệ lụy xã hội của công bố dịch còn là tâm trạng hoang mang cho tất cả các gia đình, không dám đưa con ra ngoài. Trong khi đó, thực chất sởi là một bệnh có thể nằm điều trị được ở tuyến dưới, chỉ khi biến chứng nặng nề mới chuyển lên tuyến trên khắc phục. Chính tâm lý hoảng loạn đã khiến các ông bố bà mẹ khi con có vài triệu chứng bệnh đã hoang mang đưa con đi lên tuyến trung ương, để rồi không may lây chéo các bệnh hô hấp khác, đồng thời tạo ra một đợt “dịch sởi” có quy mô giả tạo.

Vậy mà, một số tờ báo lại được thể công kích Bà, sao chậm chạp vậy? Xin thưa, các bạn gán như vậy thật quá buồn cười, trong khi các bạn chưa tự vấn lại bản thân: Vì đâu mà người dân mất niềm tin vào tiêm vắc xin, để rồi ra nông nỗi này?

Cuối cùng, tôi cũng giống như nhiều đồng nghiệp khác, hi vọng Bà hãy bỏ ngoài tai ngoài mắt những thị phi xã hội, mà tiếp tục công tâm như hiện nay, tiếp tục chỉ đạo dập dịch hiệu quả. Giả như Bà có bị dân làng hiểu lầm đến mức đánh đuổi thậm tệ, thì cũng chỉ là một minh chứng cho thấy: ngành Y tại Việt Nam quả là ngành bạc nhất, bất hạnh nhất, như các đồng nghiệp của chúng ta đã từng viết. Giả như vậy, thì có lẽ tôi sẽ chuyển hẳn sang một công việc kinh doanh lâu dài, để còn lo đủ cho gia đình mình, bởi lỡ một ngày, Bà bị người ta hắt hủi chán chê rồi, họ lại đè chúng tôi ra mà oán thán. Nhưng dẫu sao, Bà còn đứng vững thì chúng tôi còn tận tâm.

Kính chúc Bà sức khỏe.

Theo: Suckhoedoisong.vn

TT NGUYỄN TẤN DŨNG: BÙNG PHÁT DỊCH SỞI CÓ KHUYẾT ĐIỂM CỦA CHÚNG TA!

Thủ tướng Chính phủ: “Bùng phát dịch sởi có khuyết điểm của chúng ta”


Dịch sởi đã qua đỉnh, nguyên nhân tổng quát được nhận định là do yếu kém trong công tác tiêm chủng.

Tối 23-4, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có buổi làm việc với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về diễn biến dịch sởi cũng như kết quả triển khai công điện phòng, chống dịch của Thủ tướng phát đi bảy ngày trước.

Dịch đã qua đỉnh

Theo báo cáo của Bộ Y tế, dịch sởi đã qua đỉnh, từ giữa tháng 4 bắt đầu chững lại và giảm dần. Tại một số bệnh viện tuyến trung ương, số bệnh nhân mới nhập viện mỗi ngày chỉ còn 5-10 trường hợp, cao điểm là 30 ca. Trong số bệnh nhân đang điều trị, số trường hợp tử vong hoặc tiên lượng xấu gia đình xin về giảm hẳn.

Phân tích diễn biến dịch sởi, Bộ trưởng Tiến cho biết những bệnh nhân đầu tiên được ghi nhận từ cuối năm 2013 tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Sơn La và nghi nguồn bệnh từ Trung Quốc sang. Đến nay, sởi đã xuất hiện ở 61/63 tỉnh, thành, với hơn 3.560 trường hợp khẳng định là sởi, trong tổng số hơn 9.930 trường hợp sốt phát ban dạng sởi. Trong số này đã có 25 bệnh nhân tử vong do sởi và 94 ca tử vong có liên quan đến sởi.

Gián tiếp dẫn tới tình trạng trên là sự quá tải ở bệnh viện tuyến trung ương, gây khó khăn cho cách ly, phòng lây nhiễm, dẫn tới lây chéo trong bệnh viện, làm bệnh nặng hơn, tử vong cao hơn.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang nghe báo cáo của bộ trưởng Bộ Y tế. Ảnh: NGHĨA NHÂN

Công tác tiêm chủng yếu kém


Tuy nhiên, nguyên nhân tổng quát nhất của dịch sởi lần này là yếu kém trong công tác tiêm chủng. “Có tới 86,4% các ca mắc sởi chưa hề được tiêm chủng hoặc không rõ tình trạng tiêm chủng. Chỉ có 9,9% là đã tiêm chủng được một mũi, trong khi yêu cầu là phải hai lần” - Bộ trưởng Tiến nói.

Nhận định này càng được củng cố qua kết quả hạn chế của đợt tiêm vét bệnh sởi hai tháng 3 và 4 vừa qua. Tỉ lệ tiêm chủng cả nước chỉ đạt 65,3%, trong đó 11 tỉnh chỉ đạt dưới 50%, như Lâm Đồng, Hòa Bình, An Giang, Tiền Giang; 23 tỉnh ở mức 50%-70% như Hải Dương, Khánh Hòa, Bình Định, Điện Biên; và chỉ năm địa phương đạt trên 90%.

“Kết quả này là rất thấp so với mục tiêu 95%. Mà có đạt 100% thì 5% trong số đã tiêm chủng vẫn có thể bị mắc sởi” - Bộ trưởng Tiến nói thêm.

Bộ trưởng thừa nhận công tác truyền thông của bộ kém hiệu quả mặc dù đã lập hẳn vụ mới, tăng cường con người, bộ máy. “Từ cuối năm 2013, đã băng rôn, loa đài kêu gọi tiêm phòng nhưng người dân chưa quan tâm. Phải vào dịch sởi, báo chí cảnh báo nhiều mới ùn ùn đi tiêm. Khi mắc bệnh thì ùn ùn kéo lên Viện Nhi Trung ương. Tới khi công bố nguy cơ lây nhiễm chéo cao thì một ngày sau số nhập viện giảm hẳn” - bà Tiến nói.

Giảm tử vong bất kể tốn kém

Nghe báo cáo của Bộ Y tế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặt câu hỏi về tình trạng máy thở huy động từ kho dự trữ quốc gia, để lâu đưa ra vận hành có trục trặc gì không. Bộ trưởng Tiến cho biết có hỏng hóc nhỏ nhưng đã được khắc phục. “Vậy giờ còn thiếu gì không?” - Thủ tướng hỏi tiếp. “Thưa không. Kể cả thuốc đắt nhất, tốt nhất đều có. Viện Nhi Trung ương đang điều trị hai ca rất nặng, rất tốn kém nhưng quan điểm của Bộ là cố gắng giảm tử vong tối đa, bất kể tốn kém thế nào” - bộ trưởng đáp.

Trả lời câu hỏi về tình hình tai biến do tiêm vaccine của Thủ tướng, Bộ trưởng Tiến đáp: “Dạ, ít và nhẹ thôi. Vaccine ta tự sản xuất được, không thiếu. Tất cả đều theo dây chuyền, công nghệ của Nhật. Phía Nhật cũng đang đề nghị ta xuất khẩu vaccine sang họ”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận định: “Nguyên nhân chính là tiêm chủng thì vừa qua có khuyết điểm tuyên truyền chưa tốt. Không trách dân được, mà phải thấy khuyết điểm của chúng ta. Tuyên truyền chưa đủ nên dân cứ rỉ tai nhau mua hạt mùi phòng sởi mà có ích gì đâu. Tuyên truyền không tốt nên bà con mới dồn lên trung ương chứ sởi thì bệnh viện tuyến tỉnh, huyện cũng điều trị được mà”.

“Vừa qua mà chỉ đạo tốt thì tỉ lệ tiêm chủng đã cao, đã không để dồn bệnh nhân một chỗ gây lây chéo”.

NGHĨA NHÂN

CÙ HUY HÀ VŨ: ĐƯỜNG VỀ CÒN XA LẮM

Trong khi nhiều "dân chủ" đang tiếc cho vợ chồng Vũ vì một quyết định có phần vội vàng của họ. Bởi, từ sau cái quyết định ấy, đường về và hành trình phía trước của họ đã trở nên hẹp hơn, thậm chí còn bị che khuất. Và hiện nay, dù những gì đã dự báo chưa ập xuống chính cuộc sống của họ nhưng những người hiểu chuyện ít nhiều có thể dự báo chuyện xảy ra tiếp theo. Ấy vậy nhưng, ở đâu đó người ta đang cố tình luận suy, gán ghép cho sự kiện ra đi của Vũ với những mỹ từ có cánh. Có thể xem đây là những lời động viên và ân huệ cuối cùng đến với Vũ. 

Trên VOA tiếng Việt, tác giả Thiện Ý viết:
Luật sư Cù Huy Hà Vũ là một nhà bất đồng chính kiến hàng đầu tại Việt Nam đã bị công an bắt giữ vào ngày 5 tháng 11 năm 2010 tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 6 tháng 11 cùng năm, Bộ Công an Việt Nam tổ chức họp báo và cáo buộc ông Hà Vũ đã thực hiện và phát tán các tài liệu chống lại nhà nước Việt Nam, tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý, đòi lật đổ chế độ, thực hiện đa nguyên đa đảng, đi ngược lại với quyền lợi dân tộc, kêu gọi nước ngoài can thiệp.Tại phiên xử sơ thẩm ngày 04/04/2011, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên phạt Ls. Cù Huy Hà Vũ 7 năm tù giam và 3 năm quản chế tại địa phương với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”. Tòa án Tối cao Việt Nam xử phúc thẩm hôm 02/08/2011 đã quyết định giữ y bản án sơ thẩm 7 năm tù và 3 năm quản chế đối với Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ.
Nếu những gì Thiện Ý viết dừng lại đó thôi thì đây có thể xem là một đoạn tổng kết khúc chiết và đầy đủ cho những năm tháng vừa qua của một "nhà dân chủ xôi thịt" như Vũ. Và đó cũng có thể xem là một dấu chấm hết của một con người từng có tội với tổ quốc và dân tộc. Nhưng tác giả này đã rất thiếu những căn cứ khi cho rằng:
Giờ đây Luật sư Cù Huy Hà Vũ đang được đoàn tụ với gia đình có mặt trước đó tại Hoa Kỳ, được hít thở bầu không khí tự do sau những năm tháng tù đầy. 
Phải chăng, với những ý tứ này thì Thiện Ý đang nhìn lầm bản chất thật của những người Mỹ và vô số những hành động động viên được người Mỹ phát đi. Sau sự ra đi chóng vánh của Vũ, nhiều người đã khẳng định rằng, người Mỹ cần Vũ khi ở trong nước, còn khi đã đưa Vũ ra nước ngoài để chữa bệnh hay định cư gì đấy thì nên xem đó là hành động trả ơn và thông qua đó để củng cố niềm tin cho những người như Vũ. 

Bản thân Vũ là một người học Luật, nhưng thực sự thì dấu ấn để lại với cái học vị Tiến sỹ Luật là việc rơi vào những tình huống dở khóc, dở cười vì mớ kiến thức luật hết sức nghèo nàn và ấu trĩ. Và liệu rằng, từng ấy năm trong tù và việc không chăm lo đúng nghĩa với nghề thì liệu Vũ có thể sử dụng được những kiến thức mà anh từng học. Người Mỹ đa tiếp nhận Vũ như một đặc ân nhưng họ không bao giờ nuôi không một kẻ mà không làm lợi cho đất nước của họ. Khoảng cách địa lý, mối liên hệ với đất nước Việt Nam sẽ bị hạn chế đi nhiều, đây được xem là một khó khăn cho Vũ thực hiện những trò hề như trong quá khứ. Vũ sẽ làm gì để cho ra những nguồn tư liệu "được cắt gọn, mài dũa" để vu cáo, xuyên tạc tình hình trong nước để trình lên những ông chủ giàu có và sẵn sàng chi tiền USD cho những phi vụ thành công và đình đám. Và như vậy, nguy cơ Vũ bị thất nghiệp và vứt ra ngoài đường như Trần Khải Thanh Thủy là rất gần. 

Khi đấy Vũ sẽ dựa vào Vợ và những người thân trên đất Mỹ để sống sao. Đây lại là một điều hết sức vô lý bởi ngay từ thời còn sính sống trong nước, họ đã phải dựa vào những đồng tiền do Vũ kiếm ra; không lẽ sang Mỹ đã làm họ có những khả năng đặc biệt trong kinh doanh hay làm một cái nghề gì đó để cưu mang được người như Vũ.

Đó là chưa kể, "trên thực tế,những người đựợc phóng thích từ nhà tù ra thẳng nước ngoài trước luật sư Cù Huy Hòa Vũ, đa phần đã sống tại Hoa Kỳ, đều đã bị những người quốc gia chống cộng đa nghi và cực đoan tố cáo, chụp mũ, nhục mạ như những tên cộng sản giả vờ “phản tỉnh”, trá hình nằm vùng, được nhà cầm quyền CSVN dùng “khổ nhục kế” đưa ra nước ngoài mai phục chờ thời cơ đánh phá các tổ chức cộng đồng, các đảng phái chính trị quốc gia, thi hành Nghị quyết 36 của đảng CSVN.v.v…" (Theo Thiện Ý).

Phía trước Vũ là một tiền đồ đen tối và khổ cực.

Nguồn: Mõ Làng

CHỌN GÁI ĐẸP HAY GIỎI

Khi quyết định tiến tới quyết định hôn nhân, thằng đéo nào cũng đều băn khoăn về tính đúng đắn của quyết định. Liệu rằng mình có chọn sai không hay đúng? Giữa ranh giới sai và đúng thật mỏng manh và mơ mồ. Ngày yêu thì nó nhí nhảnh đáng yêu ngoan ngoãn thế, lấy xong về thì cắn cảu như chó mắc ghẻ, bật lại phụ huynh như tôm...Anh thấy lấy vợ như đánh bạc, khôn ăn dại chết, đéo biết đằng nào mà nần. Gạt vấn đề tính tình sang một bên, tiêu chí đẹp và giỏi cũng làm bọn đực suy nghĩ nát óc, cân đo đong đếm vãi đái mà đéo biết làm thế nào? Mà vừa xinh vừa giỏi (kiếm tiền) thì đào đéo đâu ra nhỉ? Nếu không phò đĩ thì cũng thuộc loại cơ khủng với đéo tới như con anh Tô. Anh đang băn khoăn quá các bạn ạ! Nửa đời người rồi cũng là lúc phải lấy vợ @Bố anh bảo thế!

Hôm nay, đọc bài của Thằng Hoàng chuột chù nói cũng có điều đáng suy ngẫm, gái khôn thì đéo nên thể hiện dẫu rằng có đẹp như Ngọc Trinh, vứt tạm ra đây cho bạn có cùng cảnh ngộ tham khảo. 

Chỉ có kẻ điên mới nghi ngờ câu nói đó. Đơn giản, vì nó do hoa hậu phát ngôn ra. Muốn trở thành hoa hậu đâu có đùa. Trên đất nước khác cả triệu cô gái tốt nghiệp đại học, cả ngàn cô tốt nghiệp tiến sĩ trong khi hoa hậu ngoảnh đi ngoảnh lại chỉ vài chục cô, đủ biết khó khăn phức tạp như thế nào.

Chưa kể thi đại học còn gian lận hồ sơ, quay cóp bài vở chứ thi hoa hậu diễn ra hết sức công khai, đến thân thể còn nhiều lúc lộ thiên nói gì tới kiến thức. Hoa hậu nói là phải tin thôi.

"Tôi phụ thuộc và cảm thấy thoải mái, thấy mình may mắn hơn những phụ nữ khác vì có được người đàn ông thương mình và lo lắng cho mình. Mọi thứ có số hết. Khi chị giỏi, chị sẽ không gặp được những người đàn ông lo lắng cho mình” - Ngọc Trinh

Thứ hai, không lo thì thôi, đã lo phải lo cho gái xinh, dù bản thân mình có xấu. Chả thế mà có phim Quái Vật với Người Đẹp hoặc có truyện thằng gù Quasimodo với cô gái dễ thương Esmeralda.

GÁI XINH VÀ GÁI XẤU

LâmTrực@

# 1. Ý kiến của anh

Mấy ngày hôm nay đầu óc cứ vơ vơ vẩn vẩn. Không làm được gì nên hồn. VnExpress, Dân Trí đọc mãi đến mòn cả chữ. Các diễn đàn toàn thấy đấu tố mới lại chiến nhau một cách hết sức salut. Chạy qua blog của các bạn, thì thấy bạn nào cũng kín cổng cao tường, không có giấy mời đặc biệt là không được vào. Đành đứng ngoài kiễng kiễng cái chân lên nhìn qua rào nhưng chỉ thấy thiên địa mù mờ, bên trong thì tiệc tùng vui chơi sơn hào hải vị đàn ca sáo nhị không gì không có chẳng gì không hay, tủi thân không phím nào tả xiết. 

Có một bạn duy nhất thương tình cho vào nhà chơi thì lại đang xì chét còn hơn cả mình. Đâm ra mình từ chỗ cần người ta an ủi biến thành người đi an ủi ủi an. Lại tủi thân thêm một lần nữa. (Dạo này mình mong manh quá. Hic!) 

Đã thế cáu lên không nói về chuyện mình xì chét nữa. Đi nói chuyện người. Số là bạn kia, cái bạn tốt bụng cho mình vào nhà chơi ấy, bạn ấy đang quyết định sống nội tâm. Lý do đưa ra là “gái xấu thì phải sống nội tâm”. Mình thì mình chả đồng ý với điều ấy, và cả những điều khác tương tự. Cứ làm như xấu gái thì thiệt thòi lắm ấy. Vô lý hết mức. 

Chính ra nhé, gái xấu có nhiều lợi thế cực.

Mình biết nói như trên thể nào các bạn cũng bảo mình ngu mới chã. Vì thế, để kỷ niệm cái sự chán chả buồn ngu nữa này, mình sẽ chứng minh cho các bạn thấy là cùng một hiện tượng, thì gái xấu bao giờ cũng có lợi hơn gái đẹp. 

Ví dụ I: Một cú điện thoại:

- Em à, mai anh sẽ đi câu cá cả các bạn, em đi cùng nhé. Just for fun thôi mà.

- Em xin lỗi, nhưng mai em bận mất rồi.”

(Dập máy. Lẩm bẩm)

Nếu là gái xinh: Mịa! Biết ngay mà! Chảnh vớ chảnh vẩn. Già kén kẹn hom thôi con ơi.

Nếu là gái xấu: Con bé này không đú đởn. Thế cũng hay. 

Ví dụ II: Đi ăn, gọi nhân viên ra trả tiền

- Cho em share với.
- Thôi! Để anh trả được rồi.
- Không! Cứ cho em share. Không có lần sau em không đi nữa.”

- (Lẩm bẩm)

Nếu là gái xinh: Mịa! Làm hàng vớ vẩn.

Nếu là gái xấu: Con bé này rất biết cư xử.

Ví dụ III: Ai đó kể chuyện buồn cười. Gái chỉ hơi tủm tỉm chứ không cười phá lên.

Nếu là gái xinh: Con này đe’o có cái vẫn gọi là sense of humour thì phải.

Nếu là gái xấu: Con bé này công nhận có duyên thầm.

Ví dụ IV: Ai đó kể chuyện cười. Gái cười phá lên.

Nếu là gái xinh: Con gái đe’o gì mà vô duyên chưa nói đã cười.

Nếu là gái xấu: Sống chan hòa, tự nhiên, không kiểu cách vớ vẩn.

Ví dụ V: Chẳng may có thai ngoài ý muốn.

Nếu là gái xinh: Đm! Đú cho lắm vào. Giờ biết thân chưa con.

Nếu là gái xấu: Khổ thân con bé bị lừa! Bố thằng chó nào ăn bẩn quá.

Còn nhiều VD nữa, các bạn tự thêm vào. Nhưng chỉ qua mấy VD trên cũng đã có thể rút ra kết luận. Chính gái xinh mới là bọn cần sống nội tâm, chứ không phải gái xấu. Nhờ, các bạn nhờ?

CON GÁI ĐẸP

Mình đọc được bài này, xuất phát từ lời yêu cái đẹp của chàng trai người Pháp qua cô bạn gái gốc Hà Nội. Mình không chốt vào chữ 'con gái Hà Nội gốc', đơn giản là hoàn toàn ưng cái đẹp con gái trong bài này - cái đẹp mà mỗi cô gái đều có thể tự trau dồi được, với thời gian, miễn là biết để ý, có sự tinh tế, ham đọc hiểu và được sự hướng dẫn chỉ bảo ban đầu.

"Con gái đẹp đi đâu cũng chẳng lẫn, không phải vì mầu da trắng như trứng gà bóc hay dáng người thanh mảnh mà vì cốt cách thanh tao, lịch lãm của một cô con gái gia đình nền nếp, được giáo dục từ gốc. Con gái đẹp mềm mỏng, ý nhị, tươi tắn, ăn mặc không cầu kỳ nhưng nền nã, trang nhã, lịch sự chứ không phải những bộ đồ model hở trước hở sau.

Con gái đẹp cáu giận cũng biết nói lời chua cay nhưng không tục tằn thô lỗ, không đay đả, lắm điều.

Con gái đẹp ngày nay mang tác phong công nghiệp nhanh nhẹn, gọn gàng, ngăn nắp. Họ mạnh dạn, tự tin, cũng điệu đà thích làm đẹp, làm duyên nhưng không quá lố hở hang khêu gợi, không sặc sỡ..."

Lẽ đương nhiên quan niệm thế nào là đẹp có thể khác nhau. Mình chỉ mong thấy các con gái đều biết hướng bản thân trở nên đẹp, làm đẹp cho cuộc sống.

---------------------
Một chàng trai người Pháp nghiên cứu văn hóa Việt, nhìn máy cô sinh viên tập quân sự về rửa chân bên máy nước, anh chỉ một cô gái da màu bánh mật nhỏ nhắn bảo: "Cô gái ấy là dân Hà Nội xịn đấy, còn các cô kia là dân ngoại tỉnh hết...". Rồi anh gọi to: "Cô gái Hà Nội ơi!". Cô gái hơi giật mình, quay lại, ngơ ngác. Anh cười đắc thắng: "Thấy chưa. Mình đoán sai bao giờ, không tin ra hỏi mà xem..."

Anh bảo: "Con gái Hà Nội xịn (là Hà Nội gốc đấy) đặc biệt lắm. Nhìn mà xem, cô ấy rất ý tứ, không chen lấn tranh giành máy nước như mấy cô kia, mà cô ấy kéo cái ống quần lên cũng rất ý tứ, không kéo cao như mấy cô kia, cũng không cười nghiêng ngả, hô hố, như mấy cô kia...".

Chàng trai Pháp ấy khoe, anh có cô bạn gái người Hà Nội xịn rất quyến rũ. Cô ấy lúc nào cũng sạch sẽ, gọn gàng, ăn mặc không cầu kỳ nhưng nền nã. Dáng đi của cô cũng rất duyên, nhẹ nhàng cứ như lướt, dù cô đi giầy hay đi dép cũng không cành cạch, chát chúa. Anh thích nhất tiếng nói của cô, cứ ngọt lịm, dịu dàng, rõ ràng, chuẩn xác khác hẳn các cô gái khác...

Anh bảo: "Ở trên đất Hà Nội nhưng nhìn những cô gái model, phấn son lòe loẹt, quần áo diêm dúa, sặc sỡ thì đừng tưởng đó là con gái Hà Nội xịn. Mình chắc chắn, đó là các cô nguồn gốc tỉnh lẻ, chứ con gái Hà Nội xịn ăn mặc rất trang nhã, lịch sự bởi họ có khiếu thẩm mỹ bẩm sinh, được cha mẹ truyền con nối..."

Anh phân tích: Con gái Hà Nội đi đâu cũng chẳng lẫn. Không phải vì mầu da trắng như trứng gà bóc hay dáng người thanh mảnh, mà vì cốt cách thanh tao, lịch lãm của một cô con gái gia đình nền nếp, được giáo dục từ gốc. Con gái Hà Nội thanh lịch từ cách ăn uống. Cho dù đói đến mấy cũng ăn từ tốn, chậm rãi từng miếng nhỏ, khi nhai không phát ra tiếng kêu chóp chép. Cho dù khát đến mấy cũng uống từng ngụm nhỏ chứ không ngửa cổ tu ừng ực...

Con gái Hà Nội cáu giận cũng biết nói lời chua cay nhưng không tục tằn thô lỗ, không đay đả, lắm điều, không văng tục, chửi thề... Con gái Hà Nội nói lời dịu dàng mà không đong đưa giả dối. Con gái Hà Nội điệu đà, thích làm đẹp làm duyên nhưng không quá lố, không hở hang khêu gợi, không sặc sỡ lòe loẹt.

Cái duyên ngầm của người con gái Hà Nội nhìn càng đắm ngắm càng say, chính là những bộ trang phục nền nã may rất khéo, rất hợp với thân hình, dáng vóc họ chứ không phải ở những bộ đồ model hở trước hở sau. Thế nên anh chàng người Pháp kia nể con gái Hà Nội lắm, vì ở môi trường nào họ cũng mang tác phong công nghiệp nhanh nhẹn, gọn gàng, ngăn nắp. Họ mạnh dạn, tự tin.

Dù Hà Nội nghìn năm muôn vàn thay đổi thì con gái Hà Nội vẫn tiếp thu được nếp sống của mẹ, mềm mỏng, ý nhị, tươi tắn, lịch sự… Con gái Hà Nội không chém to kho mặn, mà rất cầu kỳ từ cách chọn mớ rau miếng thịt cho đến cách nhặt rau thái thịt, cách nấu nước, cách bầy biện… Bữa cơm của người Hà Nội không chỉ ngon mà còn đẹp mắt, sạch sẽ. 

Con gái Hà Nội chẳng lẫn vào đâu được bởi giọng nói chuẩn xác, ngọt ngào, rất thanh và cũng rất dịu của đất kinh kỳ.

Chàng trai người Pháp ấy rất tự hào vì cô bạn gái người Hà Nội xịn của mình. Nhưng ở Việt Nam này, không chỉ con gái Hà Nội xịn mới đẹp, mới duyên mà tất cả những cô gái được giáo dục nề nếp đều duyên, đều đẹp. Nhiều gia đình Việt kiều sống trên đất nước tự do, hiện đại, tiên tiến nhưng vẫn giữ nếp nhà, lễ giáo của một gia đình gốc Việt. Con cái sinh ra trên đất khách nhưng họ vẫn dạy con tiếng Việt, về nhà vẫn nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt. bố mẹ kể cho con cái nghe những câu chuyện về gia đình, nếp sống Việt Nam, kể cho con nghe về họ hàng để con cái không quên cội nguồn. Mẹ nấu những món ăn của người Việt để con không xa lạ với quê hương. Dạy con phong tục của người Việt cưới xin, cúng giỗ để để con mãi mãi vẫn là người Việt, đẹp người đẹp nết...

(Nguồn: Chôm từ Blog Lana:- hcm.24h.vn)