Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

ĐỔ VỠ KHÔNG ĐÁNG SỢ NHƯ EM NGHĨ

Đổ vỡ không đáng sợ như em nghĩ

Đổ vỡ sẽ cho em thấy điều gì đáng để dứt bỏ, điều gì đáng để em níu giữ.

Không phải cứ đổ vỡ là điều đáng sợ. Chỉ sợ là cứ mãi sợ những đau đớn, tổn thương mà không dám sống theo xúc cảm của trái tim.

Đổ vỡ là điều gì đó đáng sợ không em? Có người cứ sợ đổ vỡ rồi sống bằng một tình yêu hời hợt. Họ hời hợt nói yêu, hời hợt sống bên nhau, đến những cái hôn cũng hời hợt.

Họ sợ khi trao đi quá nhiều nhưng nhận lại chẳng được bao nhiêu, rồi lại phải ôm vào mình những đớn đau.

Họ sợ tình cảm là hữu hạn, mà lòng người thì cứ mãi đổi thay, cứ chân thành rồi lại phải vá víu với những tổn thương.

Cũng có người sợ đổ vỡ đến nỗi chẳng thể can đảm nói thêm một lời yêu. Họ sợ đổ vỡ đến nỗi trái tim đầy rẫy những lý trí điều khiển thay vì cứ để nó đập nhịp theo cảm xúc.

Nhưng em ơi, cuộc đời có bao lâu mà hững hờ. Cứ sống thật bằng trái tim mình đi. Đã trao đi tất cả đâu mà sợ chẳng nhận được điều gì em hỡi.

Trái tim mà, phải đập mạnh chứ, phải dũng cảm lên, phải yêu dù cho có tổn thương. Trái tim mà đầy rẫy những nỗ sợ hãi phải tổn thương thì rồi cũng sẽ... chết yểu mất.

Vậy cho nên nếu yêu thì hãy yêu cuồng nhiệt đi em nhé. Yêu thật sự để rồi kết quả có ra sao thì em cũng không phải hối tiếc khi đã để trái tim mình “lạc đúng hướng” thay vì "đúng nhưng lạc hướng”.

Và em hỡi, kết quả có ra sao thì em vẫn sẽ mỉm cười chứ, khi em đã yêu bằng trái tim mình, bằng trái tim thực sự, chứ không phải là lý trí! Hãy để trái tim đập và làm theo những điều nó muốn. Em sẽ thấy hạnh phúc!

Đổ vỡ là điều gì đó không đáng sợ như em vẫn nghĩ đâu. Đi qua những đổ vỡ, em sẽ lại thấy mình mạnh mẽ và đầy hạnh phúc. Em có tin không, bản năng của trái tim là tự làm lành vết thương và kiếm tìm những hạnh phúc. Chẳng ai có thể mãi đắm chìm trong khổ đau đâu em. Họ sẽ lại đứng lên và yêu đời hơn trước.

Đổ vỡ rồi em cũng sẽ thấy có những thứ tuyệt vời hơn. Cuộc đời công bằng lắm. Cứ đổ vỡ rồi đời sẽ ban cho em người đến nhặt những đỗ vỡ cùng em. “Khi em can đảm nói lời tạm biệt thì cuộc đời cũng sẽ nhanh chóng tặng em câu xin chào” mà thôi!

Hơn nữa, một lần đi qua đổ vỡ, đời lại dạy ta thêm một bài học: Tình cảm là điều đáng quý. Hãy yêu nhau khi còn có thế. Đã yêu nhau xin hãy chân thành và say đắm. Xin đừng toan tính, hờ hững.

Và em hỡi, chẳng ai có thể đổ vỡ mãi đâu mà em sợ không kiếm tìm ra hạnh phúc vẹn nguyên. Những điều đẹp đẽ luôn ở cuối con đường em nhé!

Dương Thị Hoàng Anh

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

THAY CHỊ YÊU ANH EM NHÉ!

Thay chị yêu anh, em nhé!

Tin anh, tin em, tin vào tình cảm hai người dành cho nhau đủ lớn để xóa đi khoảng cách xa xôi chị sẽ cuộn lại những yêu thương và ấp ủ cho riêng mình vì với chị nó là khoảng ký ức đẹp và hạnh phúc dù là đơn phương thôi. Chị sẽ sống cùng kí ức!

Chào em - người yêu của người chị yêu!

Em, cô bé đáng yêu ngay trong lòng chị. Khi viết những dòng này là lúc chị trải lòng cho nhẹ vơi đôi chút.

Biết anh sắp có chuyến đi Đà Nẵng, nơi có em đang nôn nao chờ đợi, tự dưng lòng ích kỉ nhỏ nhen lại nhen nhóm nhưng rồi chị buộc mình phải trả lời câu hỏi "Chị là gì trong anh?". Chị chỉ là cô học trò rất rất đặc biệt của anh thôi. Không hơn chút chút nào. Trong nhiều tháng qua, chị cố lẩm nhẩm câu trả lời ấy những lúc nơi ngực trái cồn cào cuộn sóng như mùa nước lớn.

Có lẽ chị không may mắn, có lẽ chưa phải duyên phận, có lẽ em là người anh ấy cần hơn chị, có lẽ em quá duyên dáng, dịu dàng, ngây thơ, thánh thiện đến nỗi anh chẳng dám nói lời làm em tổn thương... nên anh chọn cách nhẹ nhàng từ chối và khéo léo cạnh chị trong "giai đoạn bấn loạn".

Chị, một cô gái có vỏ bọc mạnh mẽ có thừa - lỡ mang tình yêu chân thành nhất gửi vào anh. Có thể em sẽ chưa hiểu? Vì cùng là con gái nhưng em là người được yêu thương, còn chị người đem lòng yêu anh như cái kiểu lập kế hoạch chinh phục và từng bước hoàn thành các mục tiêu bằng cách cố gắng ngay từ khi gặp anh. Tới phút này chị đã thật sự thất bại, thất bại cay đắng vì trái tim anh lỡ trao em mất rồi!

Một đứa con gái cá tính, chị đã thay đổi bao nhiêu sự áp đặt của ba mẹ, chị đi qua những khó khăn của cuộc sống tự lập xa nhà, chị đã từng là "siêu nhân" trong lòng nhiều đứa bạn, đứa em... Còn giờ, chị đã thất bại, thất bại đó là quá lớn cho đến hiện tại. Vì dù chị có cố gắng thêm nữa chị cũng được quy về - người dự bị/ người đến sau/ kẻ đi trộm nhân duyên:

"Em - Kẻ thứ 3 đi trộm nhân duyên

Mơ cái đã thuộc về quyền của người khác"

Nhưng chị tin em. Thoạt nhìn em, bản thân chị đã không cho phép mình làm tổn thương em, không được phép bước thêm bước nào nữa để em phải lo lắng, phải hờn ghen. Chỉ khi em buông tay anh vì lí do nào đó chị mới trở về bên anh nếu anh còn chút tình thừa trong khi bản thân chị đầy ắp yêu thương và chị tin là đủ để xoa dịu được nỗi đau mất em. Tin chị đi nhé!

Như thế là thiệt thòi lắm, như thế là ngu ngốc lắm, như thế là bất hiếu lắm nhưng chị là con người của "duy nhất". Chắc hẳn rằng chị sẽ không yêu thêm được một ai khác ngoài anh. Chị biết mình sẽ phải làm gì, chị vẫn sẽ yêu anh, chị vẫn quan tâm theo cách riêng của chị nhưng chị nghĩ nó - không - làm - anh - và - em - có - một phút - bận- lòng vì chị biết sống, biết cho đi và nhận về. Chắc chắn là vậy, em đừng quá lo lắng hay khờ khạo hờn ghen mà vô tình đẩy anh ra xa em nhé.

Vậy nên, em hãy thay chị yêu anh ấy em nhé!

Và nhớ, đừng hờn ghen hay làm bất cứ điều gì vì khi ấy có thể em vô tình đẩy anh rời xa em hơn đó.
...

Vien Anh

HỌ CÓ THỰC QUAN TÂM ĐẾN NHÂN QUYỀN?

Khoai@


Suy cho cùng. cái gọi là Cà Phê Nhân Quyền cũng chỉ là cái cớ để đánh bóng tên tuổi và câu tiền hải ngoại của mấy "nhà" dân chủ rởm, kiểu như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trinh Kim Tiến, Nguyễn Hồ Nhật Thành...

Họ có thực quan tâm đến nhân quyền?

Câu trả lời là họ hoàn toàn không quan tâm đến nhân quyền, chính xác hơn họ lợi dụng, hay núp bóng cái mác nhân quyền để mưu cầu lợi ích cá nhân của mình. Cái đích nhắm đến chính là kiếm tiền thông qua các hoạt động vu cáo, xuyên tạc sự thật về nhân quyền ở Việt Nam và "Cà Phê Nhân Quyền" chỉ là một phương thức tập hợp lực lượng.

Câu hỏi đặt ra, nếu thực họ quan tâm đến nhân quyền, đấu tranh vì nhân quyền thì sao họ lại coi thường quyền con người của các cá nhân khác trong cộng đồng? Vì sao họ thường xuyên tụ tập, kích động bạo loạn tại đường phố, hay nơi vui chơi công cộng làm ảnh hưởng đến quyền được nghỉ ngơi, du ngoạn của ngừoi dân khác? Tại sao họ lôi kéo xúi bẩy người dân tham gia vào các vụ việc phức tạp về an ninh trật tự, để rồi khi có sự vụ vi phạm pháp luật thì họ chạy mất tăm?

Và đây, bài báo sau sẽ góp phần làm sáng tỏ một phần về cái gọi là "Cà Phê Nhân Quyền".

Sự ngộ nhận có chủ ý của các nhà "cà phê nhân quyền"

Dư luận vẫn đang hết sức quan tâm vụ gây rối trật tự công cộng của một nhóm người xảy ra sáng 19-4, tại một quán cà phê trên đường Lý Tự Trọng, TP. Nha Trang. Công an phường Lộc Thọ và dân phòng của phường đã có mặt kịp thời mời cả nhóm về trụ sở làm việc. Tại cơ quan công an, sự việc mới rõ ra là nhóm blogger do bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh xướng xuất, tổ chức “Cà phê Nhân quyền lần 3” nhằm kêu gọi ngăn chặn hành vi công an dùng nhục hình với dân. Để cho “Cà phê Nhân quyền lần 3” có tiếng vang, nhóm này đã mời chị Ngô Thị Ánh Tuyết và chị Trần Thị Tâm là thân nhân của Ngô Thanh Kiều - nghi can trong vụ trộm cắp bị 5 Công an TP. Tuy Hòa, Công an Phú Yên bắt và "dùng nhục hình" dẫn đến chết (vụ án “dùng nhục hình” vừa được Tòa án nhân dân thành phố Tuy Hòa, Phú Yên đưa ra xét xử). Thông tin cụ thể, Báo Khánh Hòa đã đưa trên số báo Thứ hai ngày 21-4 hoặc vào:
http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2014/04/lo-mat-lua-ao-cua-ke-tu-xung-au-tranh.html

Các đối tượng tại Công an phường Lộc Thọ.

Ở đây chỉ xin bàn về việc làm của các nhà “cà phê nhân quyền” có thực sự là hành động bảo vệ nhân quyền hay là sự ngộ nhận về nhân quyền một cách có chủ ý?

Thứ nhất, luật pháp của Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đều nghiêm cấm cảnh sát dùng nhục hình đối với người dân. Tuy nhiên, cảnh sát cũng là con người. Trong lực lượng cảnh sát ở đâu trên thế giới cũng có một bộ phận khi thi hành công vụ có xu hướng lạm dụng quyền lực, xử lý hơi thái quá với đối tượng trấn áp.


Mỹ là quốc gia hàng năm vẫn thực hiện báo cáo đánh giá tình hình nhân quyền của các quốc gia khác trên thế giới. Thế nhưng cảnh sát của Mỹ có thực sự không dùng bạo lực với đối tượng không? Hẳn các nhà “cà phê nhân quyền” còn nhớ vụ bạo động ở Los Angeles ngày 29-4-1992. Khi ấy một tòa án xử trắng án cho 4 cảnh sát trong khi một đoạn video cho thấy các cảnh sát này từng đánh Rodney King, một người Mỹ gốc Phi. Hàng nghìn người phản đối quyết định của tòa án và bạo loạn nổ ra ở khắp Los Angeles trong vòng 6 ngày. Cướp bóc, tấn công, đốt phá, giết người tràn lan trong thời điểm trên. 53 người chết và hơn 2.000 người bị thương, hàng trăm ô tô bị đốt cháy. Người ta nhận định, bạo động ở Los Angeles là vụ lớn nhất nước Mỹ kể từ những năm 1960.

Hay là vụ bạo động nổ ra ở thành phố Oakland, bang California ngày 12-7-2010 sau khi thẩm phán kết tội Johannes Mehserle, sĩ quan cảnh sát da trắng phạm tội ngộ sát trong vụ bắn chết Oscar Grant - một thanh niên da đen không vũ trang khi anh đang nằm úp mặt xuống tại sân ga Oakland. Trong cuộc biểu tình phản đối này, ít nhất hàng chục doanh nghiệp bị thiệt hại, những cửa kính ngân hàng bị đập vỡ, lửa cháy khắp nơi và một quả bom nhỏ nổ gần một đồn cảnh sát…

Còn rất nhiều ví dụ khác nữa ở Pháp, ở Anh, ở Đức… Những thông tin này, trong thời đại số hóa này, ai cũng có thể kiểm chứng được! Các nhà “cà phê nhân quyền” nói sao về điều này?

Thứ hai, phải khẳng định một điều rất rõ ràng là, những vụ việc công an dùng nhục hình với dân bị đưa ra dư luận từ trước đến nay đều là do báo chí phát hiện. Một điều chắc các nhà “cà phê nhân quyền” đều hiểu là báo chí Việt Nam hoàn toàn do các cơ quan tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội là chủ quản. Việt Nam không có báo tư nhân. Như vậy chứng tỏ báo chí trong nước đã làm tốt chức năng phát hiện, giám sát của mình và điều này luôn được Đảng và Nhà nước khuyến khích. Các vụ việc khi được đưa ra đều được các cơ quan bảo vệ pháp luật xét xử nghiêm minh. Chưa vụ nào thấy các blog hay trang mạng của các nhà “cà phê nhân quyền” phát hiện và đấu tranh mà chỉ là té nước theo mưa, “ăn theo” thông tin từ báo chí chính thống.

Như vậy, cớ sao mà các nhà “cà phê nhân quyền” này lại tự nhận cho mình cái trách nhiệm là đấu tranh bảo vệ nhân quyền trong việc phản đối công an bạo hành, một việc làm giống như cố gắng xông vào một căn phòng với cánh cửa đã mở rất rộng? Họ có ngộ nhận về vai trò của họ trong bảo vệ nhân quyền không?

Cái nhìn về một số vụ công an dùng nhục hình của các nhà “cà phê nhân quyền” thực chất là cái nhìn méo mó, đầy thiên kiến. Bao nhiêu tấm gương chiến sĩ công an hy sinh dũng cảm trong khi thi hành nhiệm vụ, bảo vệ nhân dân thì không hề nhìn thấy, chỉ nhăm nhăm nhìn vào những vụ việc đơn lẻ vốn đã bị pháp luật nghiêm cấm và pháp luật đang xử lý. Tại sao họ cố tình chọn cái nhìn đó, tự phong cho mình chức năng bảo vệ nhân quyền, có cần phải nói thẳng ra hay không?

THỦY NGÂN

KHAI MẠC HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ BIỂN ĐÔNG TẠI MYANMAR

Ngày 24/4, Hội thảo quốc tế về Biển Đông 2014 với chủ đề “Thách thức hàng hải đối với ASEAN và triển vọng giải quyết tranh chấp Biển Đông” đã diễn ra tại thành phố Yangon, Myanmar.

Hội thảo do Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế Myanmar (MISIS) phối hợp với Tổ chức Stratcore Group, Ấn Độ tổ chức.

Tham dự hội thảo có hơn 150 đại biểu là các quan chức Myanmar, quan chức ngoại giao đoàn và học giả, nhà nghiên cứu đến từ các quốc gia như Mỹ, Australia, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Singapore, Indonesia, Malaysia, Việt Nam..., trong đó có Tổng Thư ký ASEAN, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Myanmar, Tư lệnh Hải quân Myanmar, Đại sứ Mỹ, Ấn Độ tại Myanmar... cùng phóng viên nhiều hãng thông tấn, báo chí.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Ngoại giao Myanmar U Thant Kyaw khẳng định mục đích của hội thảo là cung cấp những thông tin đầy đủ, chính xác và khách quan về thực trạng tranh chấp Biển Đông, những thách thức hàng hải đối với ASEAN và sự ổn định của khu vực; vai trò của ASEAN cũng như của các nước trong và ngoài khu vực trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. 

Theo ông U Thant Kyaw, hội thảo là cơ hội để các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và dư luận quốc tế hiểu được và cùng nhau đưa ra những giải pháp giúp giải quyết tranh chấp Biển Đông, góp phần bảo vệ môi trường hòa bình, an ninh hàng hải ở Biển Đông nói riêng và hòa bình, ổn định ở khu vực và thế giới nói chung. 

Cũng tại phiên khai mạc, Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh khẳng định vai trò và trách nhiệm của ASEAN trong việc thúc đẩy giải quyết hòa bình tranh chấp Biển Đông, đặc biệt là quyết tâm thúc đẩy hoàn thiện việc ký kết Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), tạo cơ chế pháp lý góp phần giải quyết hòa bình các tranh chấp trên Biển Đông.

Hội thảo quốc tế về Biển Đông tại Myanmar diễn ra trong một ngày với hai phiên thảo luận chính. Các báo cáo tham luận của các học giả tập trung đề cập và phân tích làm rõ thực trạng tranh chấp Biển Đông trong thời gian gần đây giữa Trung Quốc và một số nước trong ASEAN; tính phi lý trong yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc; tác động của việc Trung Quốc thiết lập khu vực nhận diện phòng không (ADIZ); các thách thức an ninh hàng hải ở Biển Đông.

Các tham luận nhấn mạnh việc giải quyết tranh chấp tại Biển Đông bằng giải pháp hòa bình, trong đó có việc ký kết và thực thi COC và vai trò, trách nhiệm của cộng đồng quốc tế cũng như các quốc gia liên quan trong và ngoài khu vực trong việc bảo vệ hòa bình và an ninh ở Biển Đông. 

Sau hội thảo, Ban tổ chức sẽ xây dựng Kết luận hội thảo và gửi đến Chính phủ, Bộ Ngoại giao Myanmar, Đại sứ quán các nước tại Myanmar và Ban Thư ký ASEAN.

Hội thảo quốc tế về Biển Đông 2014 là sự kiện lớn nhất được tổ chức ở Yangon kể từ khi Myanmar đảm nhận chức Chủ tịch ASEAN vào đầu năm nay. 

Hội thảo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy sự đồng thuận và đoàn kết của ASEAN trước những thách thức về an ninh hàng hải ở Biển Đông nói riêng cũng như đối với hòa bình, ổn định ở khu vực nói chung.

Nguồn: AFP/TTXVN

NGHI ÁN HÔN NHÂN GIẢ LỚN NHẤT CỦA SHOWBIZ VIỆT

Nghi án "hôn nhân giả" lớn nhất của showbiz Việt

Cặp đôi được cho là đẹp nhất trong Showbiz Việt cũng không tránh khỏi tin đồn kết hôn vì bản "hợp đồng".

Trên mặt báo, trên các phương tiện truyền thông, họ vẫn là cặp đôi đẹp và ăn khách vào bậc nhất. Tại mỗi sự kiện lớn hay nhỏ, chỉ cần sự xuất hiện của cặp đôi này cũng đủ để vô vàn bài báo "giật title" và câu khách. Nhưng đằng sau sự hào nhoáng và xứng đôi ấy, những đồn đại và nghi ngờ vẫn phủ đầy lên cuộc hôn nhân tốn nhiều giấy mực...

Nghi án "hôn nhân giả" lớn nhất của showbiz Việt

Nàng được mệnh danh là ngọc nữ - dù thật sự thì cuộc sống bôn ba của nàng cũng chẳng xứng đáng lắm với cái biệt danh mà giới truyền thông ưu ái ban cho. Chàng là con của một vị doanh nhân khá nổi tiếng - dù rằng cái sự nổi tiếng ấy chỉ được nhiều người biết đến sau khi con trai ông ... lấy vợ. Bố chồng của H, mẹ chồng của H, thậm chí là em chồng của H là những biệt danh hoàn toàn mới mẻ gắn liền với gia đình vị doanh nhân nọ, sau khi có một cô con dâu thuộc hàng "sao lớn" về nhà...

Nổi tiếng theo cách "dựa hơi" nàng dâu ắt hẳn không phải là cách nhiều người mong muốn, trong đó đặc biệt là bà mẹ chồng cũng từng một thời "sao xẹt". Những thông tin thân cận cho biết, bà ghét cay ghét đắng việc bị gọi là "mẹ chồng của ngôi sao", bởi dẫu sao trong quá khứ bà cũng có một thời đình đám. Bà vẫn thích được gọi bằng cái tên của chính mình, dù rằng có lẽ thế hệ khán giả nhớ tới bà chỉ đếm được trên những ngón tay...

Tuy nhiên, những câu chuyện lùm xùm phía sau tấm màn nhung lụa của cuộc hôn nhân ấy chỉ là một phần rất nhỏ trong những lời đồn đại. Mỗi gia đình đều có những câu chuyện của riêng mình và cả những ngôi sao cũng vậy. Những đồn đoán bủa vây cuộc sống hôn nhân của cặp đôi đẹp lại nằm ở một điểm hoàn toàn khác: Giới tính thật của chàng rể bảnh bao...

Không khó để nhận ra sự khác biệt giữa hai anh em chú rể: Người em mạnh mẽ, nam tính bao nhiêu thì người anh lại ... dịu dàng và nhỏ nhẹ bấy nhiêu. Sự khác biệt một trời một vực đó khiến cho người ta cứ cảm thấy có điều gì đó rất khó giải thích, nhất là khi họ lại là anh em ruột thịt. Tất nhiên, đó có thể là phong cách sống riêng của mỗi người, nhưng nhìn cách anh chàng say ngất ngây trong đám cưới, không ít phóng viên văn hóa đã cảm thấy có chút gì đó hơi gờn gợn. Trong thế giới của những người giới tính thứ 3, họ có thể gồng mình trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh, trừ lúc ... say sưa. Đó cũng là lúc họ khó giấu diếm con người thật của mình nhất và dù chỉ tiếp xúc trong ít phút ngắn ngủi, chàng rể hào hoa của showbiz cũng đã kịp tạo dựng một ấn tượng khá sâu sắc về giới tính của mình...

Tất nhiên, tất cả những điều đó đều chỉ là nghi ngờ và suy đoán từ một phía. Cuộc sống vợ chồng của cặp đôi vẫn vô cùng hạnh phúc, ít nhất là trên mặt báo hay các phương tiện truyền thông. Nhưng - lại thêm một chữ nhưng, cách mà cô nàng chăm sóc cho "người đàn ông" của đời mình mọi lúc, mọi nơi hệt như em bé cũng dường như không giống lắm với cách cư xử của người vợ đối với một "đấng mày râu" chân chính. Lo lắng cho chàng từng ngụm nước, chăm chút từng giọt mồ hôi trên gương mặt, cô nàng có vẻ giống như một ... bảo mẫu nhiều hơn là người vợ - dù là trên danh nghĩa.

Dù vậy, vẫn có rất nhiều ý kiến bênh vực cuộc hôn nhân của cặp vợ chồng đình đám này. Lý do thuyết phục nhất là với tiếng tăm cũng như vị trí trong showbiz của mình, cô dâu thừa sức có một đấng lang quân không hề thua kém một ai, tại sao lại phải chọn lựa cho mình một tấm chồng "nửa này nửa nọ"? . Không những vậy, người bạn thân kiêm người quản lý lâu năm của cô cũng là người của thế giới thứ 3 chắc hẳn đủ kinh nghiệm và sự tinh tường để đo độ "chuẩn men" của người mà cô sắp sửa lấy làm chồng. Và chắc hẳn, với kinh nghiệm tham gia showbiz từ thuở 18, đôi mươi thì chắc chắn bản thân cô cũng đủ tinh tường để nhận xét về ông xã của mình.

Hào quang, tên tuổi và địa vị luôn là những thứ đi kèm theo màn sương mù đồn đoán, nghi ngờ. Sống chung với nó là điều mọi người nổi tiếng phải học và chấp nhận. Có điều, có những sự chấp nhận khó tin tới mức những người hiểu chuyện cũng phải cười ra nước mắt...

Kỳ sau: Những cuộc hôn nhân sặc mùi "chấp nhận"

Nguồn Đời Sống Pháp Luật

CAFÉ NHÂN QUYỀN LẦN 3 CÓ PHẢI LÀ THẢM HỌA CỦA MLBVN?

Buổi café Nhân quyền lần 3 tổ chức dưới hình thức hội thảo với chủ đề “Công ước chống Tra tấn và vấn nạn công dân chết trong đồn công an” vẫn do Paulo Thành Nguyễn và Mẹ Nấm Gấu Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tổ chức được quảng cáo có “sự tham dự của gia đình các nạn nhân để nhiều người có thể lắng nghe, chia sẻ câu chuyện của mình và cùng nhau thảo luận nghiêm túc về việc đưa vấn nạn này ra trước công luận để chấm dứt tình trạng sử dụng bạo lực của công an với công dân” vào 9h30 sáng thứ Bảy ngày 19 tháng 04 năm 2014 tại quán Café Swing - Khu trung tâm thương mại Nha Trang Center - 20 Trần Phú, phường Lộc Thọ, thành phố Nha Trang, đã khiến dư luận sốc với bài báo nhanh nhạy của Khánh Hòa Điều tra gây rối, phát hiện lừa đảo”, “Lộ bộ mặt lừa đảo của kẻ luôn tự xưng là “người đấu tranh cho dân chủ”, trong đó cho biết, vợ chồng Paulo Thành Nguyễn đã đến lừa phỉnh chị ruột và vợ của nạn nhân Ngô Thanh Kiều (nạn nhân vụ án “dùng nhục hình” vừa được Tòa án nhân dân thành phố Tuy Hòa, Phú Yên đưa ra xét xử), đến Nha Trang dự cái gọi là “Cà phê Nhân Quyền lần 3” với lời hứa cho tiền đi lại, ăn ở khách sạn, khi về còn có tiền trang trải cuộc sống và mua bò.

Sau khi những bài báo này đưa lên, những người trong cuộc cho đến nay, chỉ có bài phỏng vấn chị Trần Thị Tâm, vợ nạn nhân Ngô Thanh Kiều của RFA Tiếng Việt, thừa nhận việc được “ mời tới để nói việc cái hội những người bị công an đánh chết…nhưng mà chưa vô thì họ bị bắt rồi.". Trên facebook của chị Tâm được Mẹ Nấm Gấu chia sẻ ngoài phủ nhận một số nội dung báo Khánh Hòa nêu, có thừa nhận được Paulo Thành Nguyễn mời vào, đính chính không phải vào Khánh Hòa nhận tiền về mua bò mà chỉ nhận lời HỨA CHO VAY VỐN LÀM ĂN (?). 

Về chị Ngô Thị Ánh Tuyết, chị ruột nạn nhân kia, chỉ có Paulo Thành Nguyễn phản ánh chị này bức xúc với nội dung bài báo, đưa số điện thoại chị Tuyết “mời” RFA phỏng vấn nhưng tiệt không thấy thông tin gì trực tiếp từ chị này, một điều khá lạ lùng trong thời đại truyền thông thuận tiện này(?). Như vậy, nhiều khả năng nhóm MLBVN mới chỉ tác động được chị Tâm lên tiếng phủ nhận một số nội dung của bài báo, biện hộ lời khai của chị Tuyết với công an, tiệt nhiên không đả động được đến những nội dung các chị này trình bày/tố cáo với cơ quan công an về việc bị lừa phỉnh, hứa hão, mặc dù hình chụp báo Khánh Hòa đưa lên có đầy đủ hai bên và các chị trên (?) 

Qua hai ngày, chỉ thấy các anh chị MLBVN này trả lời BBC tố cáo công an đánh người trong lúc đưa về đồn và làm việc với những màn rất kịch tính như “đánh đập, bóp cổ, bẻ quặt tay trên xe, bị tát”, đến mức anh Thành phải lấy mình che cho vợ… nhưng tiệt nhiên không thấy “vết thương”, “vết bầm” nào được khoe ra, không “chớp lấy cơ hội” đi thẳng đến bệnh viện “chứng thực” thương tích hay bạo hành (!?!). Đây là điều rất hiếm có trong khi các anh chị này đều tuyên bố sẽ kiện công an bạo hành (?).

Kỳ lạ hơn, nội dung cốt yếu trong bài báo phản ánh công an đang điều tra hành vi lừa đảo từ nhân chứng là hai người phụ nữ trên thì tiệt nhiên bị các anh chị “đấu tranh nhân quyền” đánh bài ngơ (?) trong khi các hệ thống quyền thông cuốc tế BBC, RFA … đều sẵn sàng 24/24h phục vụ “ghi nhận”, “phản ánh” mọi lời tố cáo công an mà không cần kiểm chứng, không cần xác thực từ bất cứ nguồn nào khác, chuyển đến bạn đọc một cách “vô tư” một chiều, tốc độ đưa bài xem ra nhanh không thua gì phóng viên báo Khánh Hòa.

Xem ra lần này, Công an Khánh Hòa vốn được chị Mẹ Nấm Gấu, các bạn bè chị từ Nam chí Bắc đều hết lòng khen ngợi về độ “tử tế”, lịch thiệp, nhã nhặn, mềm mỏng, thân thiện đã hạ gục các anh chị Mạng lưới Blogger Việt Nam bằng đòn chí tử!

Cả một tập tư liệu tố cáo “công an giết hại người dân” mà chỉ lôi kéo, lừa phỉnh được thân nhân một nạn nhân, lại bằng thủ đoạn không đường hoàng này xem ra câu “sinh nghề tử nghiệp” đã linh ứng. Với rất nhiều chứng cứ, như “18 áo màu đen, mặt trước áo có ghi dòng chữ STOP POLICE KILLING CIVILIANS (Chấm dứt tình trạng cảnh sát giết người) và mặt sau áo ghi dòng chữ JUSTICE FOR ALL (Công lý cho tất cả); 1 quyển sách “Câu chuyện về con người”; 14 tập tài liệu có in ngoài bìa bằng tiếng Anh dòng chữ STOP POLICE KILLING CIVILIANS, bên trong in bằng tiếng Việt nội dung phản ánh trường hợp bị chết tại các đồn Công an…” cộng với lời đơn thư trình báo của thân nhân Ngô Thanh Kiều mà công anthu được thì xem ra Điều 258 BLHS có nhiều khả năng sẽ được công an áp dụng trong trường hợp này. Còn nếu vận mạng các anh chị này lớn, số có đại quý nhân phù trợ thì nhẹ nhất vài cái Nghị định vi phạm hành chính đều thừa khả năng vận dụng với tính khả thi rất cao.

Bài tiếp theo Võ Khánh Linh sẽ tiếp tục bàn về các hành vi vi phạm pháp luật công an Khánh Hòa có thể áp dụng trong vụ việc này. Trước khi kết thúc bài viết, tôi dành lời khen ngợi cho công an Khánh Hòa đã nắm được “điểm yếu” có tính quy luật, vạch trần thủ đoạn KHÔNG THỂ KHÔNG DÙNG này của các zận chủ mỗi khi có việc cần đến “quần chúng” mà công an các tỉnh thành phố khác chưa chịu làm tới nơi tới chốn.

ĐƯỜNG CAO TỐC H-3-HAWAII

Ngắm con đường cao tốc ngoạn mục ở Hawaii

Đường cao tốc H-3 còn được gọi là John A. Burns nằm trên đảo O'ahu, được xem là một trong những con đường cao tốc đẹp nhất, đắt nhất và cũng gây tranh cãi nhất ở Hawaii.

Được hoàn thành vào năm 1997, đường cao tốc H-3 dài 25 km kết nối khu căn cứ hải quân Trân Châu cảng ở Pu'uloa, nằm trên bờ biển phía nam O'ahu với khu căn cứ thủy quân lục chiến Mỹ đặt tại Hawaii, nằm trên bán đảo Mokapu, thuộc bờ biển phía đông của O'ahu. 


Con đường cao tốc H-3 bắt đầu tại giao điểm Hālawa với hai xa lộ H-1và H-201 sau đó đường H-3 chạy dọc theo một cây cầu cạn xuyên qua thung lũng Hālawa khoảng 10 km, qua nhiều đường hầm xuyên núi Ko'olau rồi chạy qua một cầu cạn khác nữa, được xây dựng dọc bên thung lũng Haiku cho đến khi con đường tiếp giáp thị trấn Kaneohe, đến giao điểm Halekou và cuối cùng chấm dứt tại khu căn cứ Thủy quân lục chiến Mỹ tại Hawaii.


Đường cao tốc H-3 uốn khúc quanh co, băng qua nhiều nơi có phong cảnh tuyệt đẹp, từ đầu hướng gió Oahu qua thung lũng Halawa. Trong thực tế, cung đường này rất ngoạn mục, nó chiếm lấy sự quan tâm đặc biệt của những người lái xe mô tô, họ thường lái rất chậm nhiều khi lại ngừng hẳn để ngắm nhìn quanh cảnh tuyệt đẹp xung quanh, mà điều này đã gây ra không ít nguy hiểm cho giao thông. 


Chỉ thị về việc xây dựng tuyến đường cao tốc đã được cấp vào năm 1960, nhưng công việc không thể bắt đầu ngay cho đến cuối những năm 1980 vì vấp phải sự phản đối kịch liệt của giới môi trường, họ muốn bảo vệ môi trường tự nhiên và đặc tính độc đáo của vùng nông thôn Hawaii. Những khiếu nại về môi trường và những phản đối gay gắt của pháp luật khiến công trình tạm dừng xây dựng tại nhiều điểm.